MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT LUẬN VĂN iv
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ix
A - PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2
B - NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3
Chương 1 3
MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN 3
1.1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 3
1.2 TÊN DỰ ÁN 3
1.3 CHỦ DỰ ÁN 3
1.4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 4
1.5 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 4
1.6 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 5
1.4.1 Các hạng mục công trình chính của dự án 5
1.4.2 Các công trình phụ trợ 7
1.4.3 Yêu cầu về các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc 7
1.4.3.1 Quy hoạch sử dụng đất 7
1.4.3.2 Không gian quy hoạch kiến trúc 7
1.4.3.3 Đối với đất cây xanh – rừng thông hiện hữu 8
1.4.3.4 Các yêu cầu về kiến trúc xây dựng hạ tầng kĩ thuật, vệ sinh môi trường, quản lý xây dựng 8
1.4.4 Tiến độ thực hiện dự án 8
1.4.5 Vốn đầu tư 9
1.4.6 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 9
Chương 2 10
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG 10
VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 10
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 10
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 10
2.1.2 Điều kiện về khí tượng – thủy văn 10
2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 10
2.1.3.2 Hiện trạng môi trường nước 11
2.1.3.3 Hiện trạng tài nguyên sinh vật khu vực Dự án 15
Tài nguyên thực vật khu đất dự án 15
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 15
2.2.1 Điều kiện kinh tế 15
2.2.1.1 Sản xuất nông nghiệp 15
2.2.1.2 Chăn nuôi gia súc 15
2.2.1.3 Tiểu thủ công nghiệp 15
2.2.1.4 Hoạt động lâm nghiệp 15
2.2.1.5 Hoạt động du lịch 16
2.2.2 Điều kiện xã hội 16
2.2.2.1 Đặc điểm dân cư 16
2.2.2.2 Thu nhập và đời sống dân cư 16
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 17
3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 17
3.1.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 17
3.1.1.1 Giai đoạn chuẩn bị 17
3.1.1.2. Giai đoạn xây dựng 18
3.1.1.3. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 24
3.1.2 Nguồn tác động không liên quan đến chất thải 32
3.1.2.1 Giảm diện tích rừng và chất lượng rừng 32
3.1.2.2 Giảm chất lượng nước hồ 32
3.1.2.3 Sạt lở 33
3.1.2.4 Xói mòn và hoang hóa đất 33
3.1.2.5 Hoạt động tập trung công nhân 34
3.1.3 Đối tượng bị tác động 34
3.1.3.1 Môi trường tự nhiên 34
3.1.3.2 Giao thông vận tải 35
3.1.3.3 Ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, tín ngưỡng 35
3.1.3.4 Vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng 36
3.1.3.5 Kinh tế và xã hội 36
3.1.4 Dự báo những rủi ro và sự cố môi trường do dự án gây ra 37
3.1.4.1 Những rủi ro và sự cố do dự án gây ra trong quá trình xây dựng: 37
3.1.4.2 Những rủi ro và sự cố do dự án gây ra trong quá trình hoạt động 38
3.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 38
Chương 4 40
CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 40
4.1 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 40
4.1.1 Biện pháp giảm thiểu nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 40
4.1.1.1 Các biện pháp hạn chế các tác động có hại trong giai đoạn khảo sát – thiết kế 40
4.1.1.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn thi công xây dựng 41
4.1.1.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn hoạt động 44
4.1.2 Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải 52
4.1.2.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động đến chất lượng nước hồ 52
4.1.2.2 Biện pháp giảm thiểu sạt lở 53
4.1.2.3 Các biện pháp giảm thiểu xói mòn và hoang hóa đất 53
4.1.2.4 Các biện pháp giảm thiểu tác động từ lán trại công nhân 53
4.1.2.5 Một số biện pháp hỗ trợ 54
4.2 ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 54
4.2.1 Các biện pháp phòng ngừa các sự cố, rủi ro trong giai đoạn thi công xây dựng 54
4.2.1.1 Biện pháp phòng chống cháy rừng 54
4.2.1.2 Biện pháp an toàn lao động 55
4.2.1.3 An toàn giao thông trong giai đoạn xây dựng 56
4.2.2 Các biện pháp phòng ngừa các sự cố, rủi ro trong giai đoạn hoạt động 56
4.2.2.1 Biện pháp phòng chống cháy rừng 56
4.2.2.2 Chống sét và các phương pháp phòng ngừa sét 56
4.2.2.3 Phương hướng và biện pháp phòng chống cháy nổ 56
4.2.2.4 Sự cố ngập úng 57
Chương 5 58
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT 58
MÔI TRƯỜNG 58
5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 58
5.1.1 Trong quá trình thi công xây dựng các công trình cơ bản 58
5.1.2 Trong quá trình dự án đi vào hoạt động 59
5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 59
5.2.1 Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn xây dựng 59
5.2.2 Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động 59
5.2.2.1 Giám sát chất lượng không khí 59
5.2.2.2 Giám sát chất lượng nước 60
5.2.2.3 Giám sát môi trường chất thải rắn 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
1. KẾT LUẬN 61
2. KIẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 1 - MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHU ĐẤT DỰ ÁN 64
PHỤ LỤC 2 – CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 65
MÔI TRƯỜNG 65
PHỤ LỤC 3 – CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ CỦA 68
DỰ ÁN 68
P.3.1 Giao thông 68
P.3.3 Hệ thống truyền hình 69
P.3.4 Hệ thống thông tin liên lạc 69
P.3.5 Cấp nước 69
P.3.6 Hệ thống thoát nước 70
PHỤ LỤC 4 – BẢNG THỐNG KÊ PHÂN LÔ CHỨC NĂNG CỦA DỰ ÁN 72
PHỤ LỤC 5 – ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 73
KHU VỰC DỰ ÁN 73
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU 79
89 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3347 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tác động môi trường Khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế - Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sạch) được tổ chức thoát nước trực tiếp vào hệ thống thu gom nước mưa của khu vực và xả thẳng ra nguồn mà không qua xử lý. Ước tính lượng nước mưa chảy tràn từ khu vực dự án:
170.502m2 * 1.838 mm/năm = 313.383 (m3/năm) (tính trên toàn bộ diện tích dự án với tần suất mưa là 100%, số ngày mưa trong năm là 150 ngày)
Các nguồn phát sinh chất thải rắn
(1) Chất thải sinh hoạt
Rác phát sinh tại khu vực dự án chủ yếu là rác thải sinh hoạt của du khách và cán bộ nhân viên. Rác sinh hoạt bao gồm nhiều loại như giấy gói, bao nilon, chai, hộp, nhựa,… có nguồn phát sinh phân tán. Thành phần rác sinh hoạt được nêu chi tiết trong Bảng 3.10.
Bảng 3.10: Thành phần chất thải rắn
Stt
Thành phần
Tỷ lệ (% trọng lượng)
Sinh hoạt
Văn phòng
A
Hữu cơ
75,5
92,6
1
Thực phẩm
54,0
71,3
2
Giấy
6,3
10,6
3
Bìa carton
1,8
2,0
4
Gỗ
2,8
1,7
5
Vải
2,9
1,9
6
Nhựa
1,8
1,2
7
Da, giày da
2,2
2,2
8
Cao su cứng
1,7
0,6
9
Cao su mềm
2,0
1,0
B
Vô cơ
24,4
7,4
1
Nylon
11,0
5,3
2
Sành sứ
2,2
0,4
3
Thủy tinh
1,6
0,2
4
Lon đồ hộp
3,5
0,5
5
Sắt
2,6
0,4
6
Kim loại khác sắt
1,2
0,1
7
Tro, xà bần
2,4
0,6
8
Chất thải nguy hại như pin, ắc qui, sơn
0,1
0,0
Nguồn: Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư KDL Hồ Tuyền Lâm
Với số lượng công nhân viên làm việc và khách đến khu du lịch nhiều nhất dự kiến là 1.500 người. Lượng rác phát sinh ước tính trên một người: 0,5 kg/người.ngày đêm. Tổng lượng rác thải phát sinh: 0,5kg/người.ngày đêm*1.500 người = 750 kg/ngày đêm.
Nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn hằng ngày sẽ gây mất tình trạng vệ sinh tồn đọng, gây ảnh hưởng tới cảnh quan khu du lịch, đặc biệt là quản lý chặt chẽ tránh tình trạng bị xả thải vào khu vực hồ. Rác thải bị rớt xuống hồ hoặc theo nước mưa hay gió cuốn trôi xuống hồ ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh và gây mất mỹ quan khu du lịch.
(2) Chất thải từ làm vườn, chăm sóc cây và bùn thải
Chất thải làm vườn, chăm sóc cây cảnh, thảm cỏ gồm cành cây, hoa, lá, cỏ,… chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy. Loại chất thải cũng cần thu gom, đào hố chôn lấp hoặc vận chuyển đi xử lý, không đổ xuống hồ làm ô nhiễm nước hồ, bồi lắng lòng hồ hoặc tập trung thành từng đống làm mất mỹ quan.
Bùn dư tích lũy trong quá trình làm việc của hệ thống xử lý nước thải. Tổng lượng chất thải rắn có trong bùn dư: 300m3/ngày đêm * (500mg/l - 80mg/l)/1000 = 126kg/ngày. Nếu độ ẩm của bùn là 20% thì lượng bùn sẽ là: 141kg/ngày * (1+0,2) = 151,2 kg/ngày.
(3) Chất thải rắn nguy hại
Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các hoạt động trong du lịch rất ít, không đáng kể. Chất thải rắn nguy hại gồm:
Giẻ lau dính dầu nhớt, thùng đựng dầu nhớt từ quá trình bảo trì, vệ sinh máy móc và phương tiện đi lại…4-6 kg/tháng.
Các loại bao bì, chai lọ đựng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình chăm sóc cây cỏ… 5-10 kg/tháng.
Pin, vỏ bình hóa chất vệ sinh, bình xịt muỗi… trong hoạt động của dự án, lượng phát sinh khoảng 4 – 8 kg/tháng.
Các chất thải loại này mặc dù ít nhưng nếu không thu gom, xử lý đúng quy định sẽ gây ô nhiễm đất và dễ bị nước mưa cuốn trôi theo địa hình dốc của khu vực, dồn về lòng hồ là nơi chứa nước và gây ra ô nhiễm nguồn nước.
3.1.2 Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
3.1.2.1 Giảm diện tích rừng và chất lượng rừng
Công tác san ủi, dọn mặt bằng, xây dựng và hoạt động các công trình sẽ dẫn đến một số tác động đối với diện tích và chất lượng rừng như sau:
Chất lượng rừng : Chất lượng rừng bị suy giảm do một phần thảm thực vật bị phá hủy, giảm đa dạng sinh học; các loại động vật trong rừng trong dự án và các khu đất lân cận bị đe dọa, xua đuổi.
Tổng diện tích khu vực dự án là 17 ha, trong đó đất rừng là 12,6 ha chiếm 71% diện tích, phần còn lại là đất nông nghiệp. Khi dự án thực hiện sẽ có một số diện tích cây thông và cây trồng bị mất đi do phải dọn mặt bằng hoặc san ủi mặt bằng.
Số cây thông (thông 3 lá) trong diện tích khu vực dự án sẽ bị chặt hạ là 171 cây.
Tổng diện tích các loại đất, loại rừng bị tác động do xây dựng cơ sở hạ tầng, sân bãi là 16.514m2 chiếm 9,69% tổng diện tích khu vực dự án.
3.1.2.2 Giảm chất lượng nước hồ
Hồ Tuyền Lâm là hồ nhân tạo do đắp đập mà thành, nhằm trữ nước. Hồ được xây dựng năm 1985. Đây là hồ kín tự nhiên, nguồn nước sạch hàng năm được bổ cập cho hồ là nước mưa. Do đó, việc đảm bảo chất lượng nước hồ phải đạt tiêu chuẩn QCVN 08 : 2008/BTNMT, cột A2 để cung cấp nước sinh hoạt cho khu du lịch là rất quan trọng.
Các tác động đối với hệ sinh thái bắt nguồn từ ô nhiễm nguồn nước do các tác nhân sau: rò rỉ xăng dầu hoặc các vật liệu độc hại từ nước và rác thải sinh hoạt, nước thải xây dựng, nước mưa chảy tràn, nước rỉ bùn từ đó sẽ làm cho các loài động vật dưới nước có thể bị chết hay thay đổi nơi cư trú. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng có thể bị những tác động như: đất đá rơi, xói lở làm tăng độ đục hoặc làm giảm diện tích mặt nước nên một số loài động thực vật sống trong khu vực sẽ bị giảm hoặc không còn; Các tác động đối với hệ sinh thái nước diễn ra trong suốt quá trình thi công xây dựng dự án với thời gian khá dài.
Trong giai đoạn hoạt động của dự án phát sinh nhiều chất thải: chất thải rắn, nước thải,... nếu không được quản lý, thu gom, xử lý đúng mức, một phần không nhỏ chất thải này sẽ trôi xuống hồ Tuyền Lâm. Ngoài ra, do địa hình khu vực dự án dốc về phía hồ nên nếu công tác này được thực hiện trong mùa mưa sẽ dẫn đến việc cuốn trôi đất đá, cây cỏ xuống hồ Tuyền Lâm gây ảnh hưởng tới chất lượng của hồ, ảnh hưởng trực tiếp tài nguyên thủy sinh thủy sản trong hồ. Do đó, chủ đầu tư cần phải chú trọng đến các công quản lý chặt chẽ lượng chất thải này, giảm đến mức thấp nhất khả năng ảnh hưởng tới hồ Tuyền Lâm.
3.1.2.3 Sạt lở
Khu vực dự án với địa hình nhiều đồi núi nên sạt lở, trượt đất dễ xảy ra khi đất bị rửa trôi lớp thực vật bề mặt. Các hiện tượng này sẽ làm mất một khối lượng lớn đất do bị cuốn trôi xuống hồ dẫn đến bồi lắng lòng hồ, thay đổi dòng chảy của hồ, thay đổi địa hình tự nhiên khu vực trong qui mô nhỏ, tác động xấu đến tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật và chất lượng nước trong khu vực.
3.1.2.4 Xói mòn và hoang hóa đất
Trước khi triển khai dự án, thảm thực vật đóng vai trò vật cản, giảm tốc độ chảy tràn của nước mưa, đất vốn thấm nước rất tốt đã lưu giữ được một lượng lớn nước mưa. Khi thảm thực vật bị tróc bỏ thì đất rất dễ bị xói mòn. Vào mùa mưa, nước chảy tràn gây ngập úng và rửa trôi lớp đất mặt. Xói mòn và rửa trôi là hai yếu tố quan trọng làm cho đất vùng đồi núi bạc màu, thoái hóa, mất khả năng trồng trọt vì thiếu hụt các chất dinh dưỡng, mùn đạm, lân, kali. Tại khu đất dự án, xói mòn đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đất và gây bồi lắng lòng hồ Tuyền Lâm, về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng du lịch.
Tóm lại, khảo sát thực tế và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng xói mòn đất trong khu vực dự án cho thấy nguy cơ xói mòn đất tại khu du lịch dự án là khá cao. Do đó, trong quá trình san ủi, xây dựng các công trình nếu không chú ý đến việc đào đắp đất đúng quy định, cứ chặt phá cây rừng bừa bãi và mở rộng những đường mòn hiện hữu sẽ gây tác động xấu đến diện tích rừng thường xanh. Hậu quả làm mất đi lớp phủ thực vật, tăng tần xuất và cường độ dòng chảy tràn của lưu vực vào mùa mưa, kéo theo xói mòn và nhanh chóng vùi lấp lòng hồ.
Các loại chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng sản sinh ra trong quá trình thi công cũng như trong quá trình khai thác dự án, nếu không có các biện pháp thu gom, phân loại và bố trí nơi tập trung hợp lý cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như môi trường đất.
3.1.2.5 Hoạt động tập trung công nhân
Trong quá trình xây dựng tập trung số lượng lớn công nhân, việc này có thể gây ra một số ảnh hưởng nhu sau:
+ Tập trung lượng rác lớn gây mất vệ sinh trong khu vực dự án
+ Có thể phát sinh dịch bệnh
+ Phát sinh tệ nạn như rượu chè, bài bạc gây ảnh hưởng tới công việc, gây mất trật tự xã hội. Ngoài ra khi tập trung công nhân còn có thể phát sinh mâu thuẫn giữa các công nhân với nhau và giữa công nhân với dân cư trong khu vực.
3.1.3 Đối tượng bị tác động
3.1.3.1 Môi trường tự nhiên
Quá trình thi công công trình xây dựng chắc chắn sẽ tạo ra những tác động tiêu cực đến người lao động trực tiếp trên công trường cũng như đến môi trường xung quanh nếu không có các biện pháp kiểm soát hiện hữu. Tuy nhiên, các tác động này tương đối nhỏ, chỉ xảy ra trong giai đoạn xây dựng với phạm vi ảnh hưởng hẹp. Bụi phát sinh chủ yếu là đất, xi măng, cát, đá…thuộc loại bụi nặng, không phát tán đi xa, dễ sa lắng và gây tác hại chủ yếu cho các đối tượng ở gần khu vực phát sinh bụi. Khí thải từ hoạt động phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và máy móc thi công ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và dân cư hai bên đường. Điều này có nghĩa là các tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn xây dựng chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân tại công trường hơn là dân địa phương.
Diện tích rừng và chất lượng nước Hồ Tuyền Lâm được chú ý quan tâm nhất cả trong giai đoạn xây dựng và hoạt động. Trong trường hợp không có biện pháp quản lý kiểm soát các hoạt động phát triển du lịch tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến diện tích rừng và chất lượng nước Hồ Tuyền Lâm, đặc biệt là mối quan hệ hoạt động xả thải chất thải và nguồn tiếp nhận nước thải. Điều này sẽ kéo sự ảnh hưởng, xáo trộn đời sống quá trình sinh trưởng các loài động vật cạn và thủy sinh tại đây.
Từ đó cho thấy, các tác động tiêu cực phát sinh tương ứng sự phát triển của dự án, ban quản lý khu du lịch sẽ có những biện pháp giảm thiểu, khắc phục để hạn chế mức độ tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên vốn có tại đây.
3.1.3.2 Giao thông vận tải
Việc bắt đầu tiến hành xây dựng các hạng mục công trình của dự án với quy mô khá lớn có thể làm gia tăng mật độ của các phương tiện giao thông, chuyên chở đất và nguyên vật liệu xây dựng, điều động thêm máy móc thiết bị, tập kết thêm công nhân,… Nếu không có sự kết hợp hài hòa và việc sắp xếp cũng như quản lý khoa học thì các công đoạn sẽ gây ra ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường.
3.1.3.3 Ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, tín ngưỡng
Khi dự án đi vào hoạt động, có thể tác động tới phong tục, tập quán của người dân địa phương. Việc giao lưu, trao đổi văn hóa giữa du khách và người dân địa phương góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của cả hai phía, cũng như sự hiểu biết và hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, các chuẩn mực truyền thống, phong tục của người dân địa phương sẽ bị ảnh hưởng do sự giao lưu với du khách có phong tục tập quán khác nhau. Thương mại hóa hoạt động văn hóa truyền thống phần nào làm mất lễ nghi đối với các nghi tức tôn giáo, làm ảnh hưởng đến bầu không khí thiên liêng truyền thống trong các lễ hội. Hoạt động du lịch góp phần làm sống lại những nghề thủ công, tạo ra những vật lưu niệm và đồ mỹ nghệ truyền thống để đáp ứng thị trường, khuyến khích người thợ thủ công thay đổi kiểu cách, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của khách.
3.1.3.4 Vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng
Nếu điều kiện sống tại các Khu dự án không đạt tiêu chuẩn, môi trường bị ô nhiễm thì hoạt động du lịch không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của khách mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân địa phương.
Vệ sinh môi trường: Việc phát triển du lịch nếu không đi kèm với việc phân loại, thu gom và xử lý triệt để chất thải sẽ dẫn đến suy giảm điều kiện vệ sinh môi trường, là nguyên nhân làm bùng nổ các bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng tới khách du lịch cũng như người dân địa phương.
Vệ sinh thực phẩm: Hoạt động du lịch luôn đi kèm theo các dịch vụ ăn uống do vậy các quán ăn, quầy bia rượu, quầy bán thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng gói, đồ hộp nếu không được bảo quản tốt sẽ là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa.
3.1.3.5 Kinh tế và xã hội
Kinh tế
Dự án khu du lịch đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng nguồn thu về du lịch trong địa phương. Các loại hình dịch vụ phát sinh đi kèm với hoạt động du lịch sẽ thu hút người lao động không những tại địa phương mà còn từ các khu vực lân cận, góp phần đa dạng hóa ngành nghề, các loại dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển đa dạng này cũng kéo theo những vấn đề phức tạp mới gây khó khăn trong công tác quản lý nhân khẩu lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế - xã hội trong khu vực.
Xã hội
Tăng thêm thời gian lưu trú của khách khi đến tham quan, nghỉ ở Đà Lạt với những trò chơi hấp dẫn.
Trồng rừng, vườn hoa, cây cảnh trên diện tích đất trống của khu vực dự án với các chủng loại cây đặc chủng ở địa phương để phục vụ du khách tham quan, nghỉ dưỡng và nâng cao độ che phủ đất và chống xói mòn và bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái.
Giải quyết việc làm mới cho lao động.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
Khai thác lợi thế của khu đất, tăng giá trị sử dụng đất.
Đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc đóng thuế và trả tiền thuê đất.
Góp phần gắn kết với công tác quy hoạch tổng thể khu du lịch hồ Tuyền Lâm của tỉnh Lâm Đồng thành một khu du lịch vui chơi, giải trí, tham quan sinh thái và nghỉ dưỡng có chất lượng cao, có tầm cỡ trong khu vực quốc tế, xứng đáng là một trong những khu du lịch chuyên đề quốc gia.
3.1.4 Dự báo những rủi ro và sự cố môi trường do dự án gây ra
3.1.4.1 Những rủi ro và sự cố do dự án gây ra trong quá trình xây dựng:
Sự cố cháy rừng
Diện tích rừng và đất rừng trong khu vực dự án chủ yếu là rừng thông 3 lá thuần loại. Rừng thông phân bố rải rác, một số nơi tiếp giáp trực tiếp với các vườn cây, nương rẫy của dân cư. Có thể nói, rừng thông vào những mùa khô hanh có nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.
Trong quá trình dọn dẹp mặt bằng và thi công, nếu công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa…) khả năng cháy rất cao; đặc biệt là những ngày trời gió sẽ khiến lửa cháy lan nhanh.
Sự cố chảy nổ khi xảy ra có thể dẫn tới các thiệt hoại lớn về kinh tế- xã hội và làm ô nhiễm cả 3 hệ thống sinh thái nước, đất, không khí một cách nghiêm trọng. Hơn nữa, còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người, vật nuôi và tài sản của con người trong khu vực dự án và khu vực lân cận.
Tai nạn lao động
Các tai nạn có thể xảy ra trong quá trình xây dựng như:
Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn giao thông.
Việc thi công công trình trên cao sẽ làm tăng khả năng gây ra tai nạn lao động do trượt té trên dàn giáo, từ công tác vận chuyển vật liệu xây dựng,…
Thi công vào mùa mưa: đất trơn dẫn đến trượt té, các sự cố về điện dễ xảy ra, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thi công……
Tai nạn giao thông
Trong quá trình xây dựng các xe chở vật liệu tập trung với mật độ khá lớn nhưng do hệ thống đường chưa hoàn chỉnh, vật liệu và thiết bị xây dựng sắp xếp lộn xộn nên có khả năng sẽ gây ra tai nạn giao thông.
3.1.4.2 Những rủi ro và sự cố do dự án gây ra trong quá trình hoạt động
Sự cố cháy rừng
Các hoạt động vui chơi trong khu du lịch cũng có tiềm năng gây cháy nổ do khách tham quan vứt tàn thuốc hoặc đốt lửa trại không đúng chỗ, trong khi cành lá khô, thực bì chưa được thu dọn trong rừng thông rất dễ bắt cháy.
Các sự cố chập nổ điện, va chạm phát sinh lửa cũng là một trong những nguyên nhân phát sinh cháy nổ.
Tai nạn cho cho con người
Khi khu du lịch đi vào hoạt động, các sự cố tai nạn có thể xảy ra như:
Hoạt động câu cá, chèo thuyền, du ngoạn trên hồ và cắm trại trong rừng……dẫn đến các rủi ro có thể xảy ra như khách trượt chân ngã từ thuyền xuống hồ, hoặc trẻ em chơi bất cẩn ngã xuống hồ, .. nguy hiểm đến tính mạng.
Khu du lịch sử dụng dầu, gas……làm nhiên liệu, những rủi ro có thể xảy ra do có các hoạt động liên quan đến hệ thống vận chuyển, tồn trữ và sử dụng hoặc xảy ra trường hợp rò rỉ nhiên liệu hoặc do các điều kiện tự nhiên như sấm sét, nắng nóng.
Sấm sét
Theo báo cáo ĐTM Dự án “Khu du lịch hồ Tuyền Lâm“, dự án nằm ở khu vực có độ cao lớn, tập trung mật độ sét lớn, rất nguy hiểm cho người và thiết bị nên việc thiết kế hệ thống chống sét hoàn chỉnh rất được Chủ đầu tư quan tâm thực hiện.
Cháy nổ
Hoạt động của các máy móc, thiết bị điện khi dự án đi vào hoạt động có thể gây ra cháy nổ khi bị chạm mạch
Ngập úng
Khi dự án đi vào vận hành sự cố ngập úng có thể xảy ra do lũ đầu nguồn hay vào những ngày mưa to làm cho mực nước hồ dâng lên.
3.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ
Trong quá trình đánh giá tác động môi trường theo từng yếu tố thành phần, các phương pháp sử dụng ảnh hưởng trực tiếp đến độ tin cậy trong đánh giá:
Khí thải: Do đơn giản hóa các yếu tố của quá trình tính tải lượng ô nhiễm nên không thể mô phỏng đầy đủ các điều kiện hoạt động phức tạp (nhiệt độ, đặc điểm công nghệ, thiết bị,…) cũng là nguyên nhân quan trọng tạo nên độ không tin cậy trong đánh giá sự phát thải không ô nhiễm.
Tiếng ồn: độ không tin cậy trong đánh giá tiếng ồn liên quan đến sự dao động liên tục của mức độ ồn tùy theo chế độ làm việc. Tuy nhiên, đối với dự án này, độ không tin cậy khá nhỏ và có thể kiểm soát được dựa trên các kết quả đo đạc đối với các loại hình tương tự.
Nước thải và chất thải rắn: dự đoán về lưu lượng nước thải sinh hoạt và khối lượng chất thải rắn có độ tin cậy cao. Chi tiết lưu lượng nước thải và chất thải rắn được tính toán dựa vào số lượng khách đến mà dự án có thể tiếp nhận, tiêu chuẩn dùng nước và tiêu chuẩn thải. Chất lượng nước hồ Tuyền Lâm có độ tin cậy cao do số liệu chất lượng nước đã được lấy mẫu phân tích và có tham khảo số liệu quan trắc của Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư Khu du lịch hồ Tuyền Lâm.
Kinh tế - xã hội: các dự báo của dự án đối với điều kiện kinh tế, xã hội có độ tin cậy khá cao. Tác động kinh tế xã hội phần lớn phụ thuộc vào chính sách phát triển của khu du lịch hồ Tuyền Lâm. Các chính sách này đều cụ thể và chắc chắn.
Rủi co, sự cố: độ (không) tin cậy trong đánh giá rủi ro, sự cố môi trường liên quan đến độ (không) tin cậy trong đánh giá tần xuất xảy ra sự cố. Trong dự án này, việc đánh giá xảy ra sự cố dựa trên quan sát thực tế suốt thời gian hoạt động nhiều năm qua của Khu du lịch hồ Tuyền Lâm. Do đo, độ tin cậy của đánh giá này là khá cao.
Chương 4
CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
4.1 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU
4.1.1 Biện pháp giảm thiểu nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
Quá trình thi công xây dựng và hoạt động chắc chắn sẽ phát sinh các loại chất thải như khí thải, nước thải, chất thải rắn như đã trình bày trong Chương 3. Vì vậy, chủ đầu tư sẽ kết hợp với đơn vị thi công công trình thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ và hợp lý các nguồn phát sinh chất thải để tránh những tác động xấu đến sức khỏe công nhân cũng như đến môi trường xung quanh
4.1.1.1 Các biện pháp hạn chế các tác động có hại trong giai đoạn khảo sát – thiết kế
Đơn vị khảo sát cần khảo sát địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn, hiện trạng công trình …đủ và đúng tạo nền tảng cho việc thiết kế và xây dựng công trình tốt nhất có thể.
Đơn vị thiết kế dự án cần thực hiện thiết kế các hạng mục công trình sao cho đáp ứng các yêu cầu sau đây về môi trường:
Hiện trạng khu đất có 1.218 cây thông 3 lá. Chủ đầu tư sẽ bố trí các công trình xen kẽ nhằm hạn chế tối đa việc phải chặt hạ. Do đó, Đơn vị tư vấn thiết kế cần xác định rõ những vị trí cây xanh buộc phải chặt bỏ và di dời tạo điều kiện cho đơn vị thi công thực hiện nhằm đảm bảo thời gian thực hiện cũng như các công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh. Số cây dự kiến bị chặt hạ là 171 cây thông (Nguồn: Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng dự án “ Khu nghỉ dưỡng, hội thảo, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn thiết kế khu du lịch hồ Tuyền Lâm, TP Đà Lạt ”)
Thiết kế và quy hoạch tốt các vị trí nhạy cảm với cháy, nổ như kho nhiên liệu, xe bồn chở nhiên liệu, trạm cấp và tuyến dẫn khí hóa lỏng, khu vực cho phép hút thuốc…
Thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống an ninh, an toàn có hiệu quả nhất.
Quy hoạch, bố trí hợp lý tuyến giao thông vận chuyển vật liệu xây dựng, vị trí đặt lán trại cho công nhân và điểm chứa nguyên vật liệu sao cho ảnh hưởng của tiếng ồn, độ rung, ô nhiễm không khí do vận chuyển vật liệu và hoạt động xây dựng trong giai đoạn thi công sẽ nhỏ nhất. Các nhà thầu thiết kế phải chịu trách nhiệm về quy hoạch này.
4.1.1.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn thi công xây dựng
Trong quá trình thi công xây dựng không tránh khỏi việc phát sinh nhiều loại chất thải như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và các sự cố, tai nạn lao động,… Do đó, Chủ đầu tư sẽ có các biện pháp quản lý chặt chẽ và hợp lý các nguồn phát sinh chất thải cũng như các nguy cơ, rủi ro để tránh những tác động xấu đến sức khỏe công nhân cũng như đến môi trường xung quanh như sau:
Biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường không khí
Đối với môi trường không khí
Khí thải từ các phương tiện giao thông và các máy móc thi công hoạt động trong khu vực dự án là nguồn ô nhiễm phân tán và rất khó kiểm soát. Để hạn chế các nguồn ô nhiễm trên, đơn vị thi công sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Khu vực thực hiện dự án nằm ở trong khuôn viên khu du lịch nên biện pháp giảm tối đa nguồn gây ô nhiễm không khí là che chắn xung quanh công trình đang xây dựng nhằm ngăn ngừa bụi phát tán ra môi trường xung quanh.
Lắp đặt bộ phận che chắn bụi cho các xe vận chuyển vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển.
Các phương tiện giao thông vận tải và các máy móc thi công cơ giới phải sử dụng đúng với thiết kế của động cơ, không hoạt động quá công suất thiết kế.
Các phương tiện đi vào khu vực dự án phải đậu đúng vị trí, tắt máy xe và sau khi bốc dỡ các loại nguyên vật liệu xây dựng xong mới được nổ máy ra khỏi khu vực.
Quy định chế độ xe ra vào khu vực hợp lý.
Tưới nước trên mặt đất ở những khu vực phối trộn nguyên liệu và thực hiện che chắn công trình bằng các tấm bạt lưới chuyên dụng khi tiến hành xây tô sẽ giảm thiểu đáng kể lượng bụi phát sinh ảnh hưởng đến công nhân thi công cũng như hoạt động của khu du lịch Tuyền Lâm.
Bố trí công nhân dọn dẹp đất, đá rơi vãi và phế thải xây dựng cuối mỗi buổi làm việc.
Đối với tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh trong quá trình xây dựng là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, việc phá dỡ các công trình cũng gây tiếng ồn đáng kể trong khu vực. Vì vậy, việc khống chế tiếng ồn là một nhiệm vụ bắt buộc trong suốt quá trình xây dựng nên đơn vị thi công sẽ áp dụng một số biện pháp sau:
Điều phối các hoạt động xây dựng để giảm mức tập trung của các hoạt động gây ồn.
Tránh vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu cùng một lúc nhiều xe, như vậy sẽ giảm tiếng ồn do sự cộng hưởng của âm thanh.
Các đơn vị thi công sẽ sử dụng các phương pháp thi công hiện đại có độ ồn nhỏ để thi công nền móng, đào đắp.
Quy định chế độ vận hành của xe vận chuyển và chế độ bốc dở nguyên vật liệu hợp lý, tránh vận chuyển vào các giờ cao điểm để tránh ảnh hưởng về giao thông cũng như chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt của công nhân và người dân trong các khu vực lân cận.
Tiến hành các hoạt động thi công có độ ồn cao vào thời gian cho phép (từ 6h – 18h) và hạn chế tối đa các nguồn ồn vào ban đêm.
Các máy móc, thiết bị thi công có lý lịch kèm theo và được kiểm tra, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật.
Trang bị các thiết bị chống ồn như nút bịt tai cho công nhân xây dựng khi thi công gần các nguồn phát sinh độ ồn cao.
Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước
Trong quá trình thi công, vấn đề ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt của công nhân, nước thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng, nước mưa chảy tràn. Để giảm thiểu vấn đề này, cần tiến hành các biện pháp như:
Nước thải sinh hoạt của công nhân:
Sử dụng tối đa lực lượng lao động tại địa phương để giảm lượng nước thải sinh ra.
Trang bị các nhà vệ sinh có bể tự hoại di động hoặc tại công trường xây dựng các nhà vệ sinh có hầm tự hoại. Các hầm tự hoại này phải được xây dựng có kích thước phù hợp với số công nhân trên công trường. Sau giai đoạn thi công bùn sẽ được hút đi và phải san lấp các hầm tự hoại này. Ngoài ra việc giáo dục ý thức vệ sinh cho công nhân là cần thiết.
Nước thải xây dựng, nước mưa chảy tràn
Đào rãnh thu gom nước thải xây dựng và nước mưa chảy tràn xung quanh khu vực thi công. Lượng nước thải xây dựng và nước mưa này sẽ được dẫn theo tuyến mương thoát nước đến hố lắng trước khi chảy xuống hồ Tuyền Lâm nhằm đảm bảo hạn chế nước chảy tràn kéo theo đất cát, các chất cặn bã xuống hồ gây ô nhiễm chất lượng nước hồ.
Các biện pháp giảm thiểu tác động từ chất thải rắn
Chất thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công khoảng 100 kg/ngày, tương đương 3300 lít/ngày (khối lượng riêng của rác là 300 kg/m3), sẽ là nguồn gây nhiễm nếu không có biện pháp quản lý tốt. Vấn đề tồn đọng và không xử lý tốt lượng chất thải phát sinh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống và làm mất mỹ quan của khu du lịch. Do đó, chủ đầu tư sẽ trang bị thùng chứa rác di động tại công t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KL hoan chinh.doc