Luận văn Đánh giá tác động xã hội và môi trường trong quản lý sử dụng đất thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh

MỤC LỤC

 

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục ảnh viii

1. MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 3

2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

2.1 Tổng quan về đánh giá tác động xã hội 4

2.2 Tổng quan về đánh giá tác động môi trường 15

2.3 Những nghiên cứu về đánh giá tác động xã hội, tác động môi trường trong các phương án quy hoạch phát triển 21

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1 Đối tượng nghiên cứu 27

3.2 Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài 27

3.2.1 Phạm vi nghiên cứu 27

3.2.2 Giới hạn nghiên cứu 27

3.3 Nội dung nghiên cứu 27

3.3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, KTXH của thị xã Từ Sơn 27

3.3.2 Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý sử dụng đất theo 3 nội dung chính. 28

3.3.3 Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng KCN đến môi trường thị xã Từ Sơn. 28

3.3.4 Đề xuất một số giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực đến những vấn đề xã hội và môi trường. 28

3.4 Phương pháp nghiên cứu 28

3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu. 28

3.4.2 Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp tài liệu 29

3.4.3 Phương pháp kế thừa và chọn lọc tài liệu 29

3.4.4 Phương pháp lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá 29

3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu và minh hoạ trên bản đồ 30

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, KTXH thị xã Từ Sơn có liên quan đến đề tài. 31

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 31

4.1.2 Thực trạng phát triển KTXH 37

4.2 Tình hình thực hiện 3 nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại thị xã Từ Sơn 43

4.2.1 Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 43

4.2.2 Tình hình thực hiện giao đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 47

4.2.3 Tình hình phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản 51

4.3 Đánh giá tác động xã hội của việc quản lý sử dụng đất đai 54

4.3.1 Những tác động tích cực 54

4.3.2 Những tác động tiêu cực 55

4.4 Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng KCN đến môi trường thị xã Từ Sơn 66

4.4.1 Đánh giá khái quát về môi trường thị xã Từ Sơn khi hình thành, phát triển các khu, cụm công nghiệp và làng nghề 66

4.4.2 Đánh giá ảnh hưởng của một số khu cụm công nghiệp tới môi trường 70

4.5 Đề xuất một số giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực đến những vấn đề xã hội và môi trường. 82

4.5.1 Để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến những vấn đề xã hội cần có những giải pháp: 82

4.5.2 Để hạn chế ô nhiễm môi trường cần có những giải pháp. 85

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

5.1 Kết luận 87

5.2 Kiến nghị 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC 93

 

 

doc119 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2265 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tác động xã hội và môi trường trong quản lý sử dụng đất thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. c. Khu vực kinh tế dịch vụ Kinh tế dịch vụ có vai trò là cầu nối, giữa sản xuất và tiêu dùng, đồng thời cũng là một ngành có đóng góp lớn vào tổng thu nhập của thị xã. Cùng với CN-TTCN, ngành dịch vụ những năm gần đây càng có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, đời sống của nhân dân trong thị xã. Việc phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh đã đáp ứng tương đối đầy đủ và kịp thời nhu cầu của nhân dân. Ngoài ra hệ thống chợ, các điểm bán hàng cũng ngày càng được mở rộng và hoạt động sôi động. Có thể nói sự hình thành và phát triển các hoạt động thương mại dịch vụ đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của thị xã Từ Sơn, thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời nó cũng góp phần giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế của thị xã thời gian qua và trong tương lai không xa khi các khu dân cư, thương mại được mở rộng thì thị xã sẽ trở thành một địa phương giàu đẹp, văn minh. Năm 2008 toàn thị xã có 156 doanh nghiệp tư nhân, 932 công ty trách nhiệm hữu hạn, 62 công ty cổ phần, 121 HTX và 8.642 hộ cá thể tham gia vào hoạt động dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn năm 2008 đạt 1.298,3 tỷ đồng tăng 4,64 lần so với năm 2000. 4.1.2.4 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập. a. Dân số Theo kết quả thống kê, đến năm 2008 tổng dân số của toàn thị xã là 135.167 người. Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, UBND thị xã công tác dân số đã thu được một số kết quả nhất định, tỷ lệ phát triển dân số là 1,45%. Đây là tỷ lệ khá cao so với các huyện khác trong tỉnh. Bảng 4.1. Tình hình dân số thị xã Từ Sơn giai đoạn 2004 - 2008 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 2005 2006 2007 31/12/2008 1. Tổng số dân Người 121.840 123.874 127.412 129.452 135.167 - Dân số nông thôn Người 118.100 120.052 123.421 125.376 49.918 - Dân số thành thị Người 3.740 3.822 3.991 4.076 85.249 2. Tổng số hộ Hộ 30.710 31.017 31.535 32.274 32.804 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 879 890 910 928 957 - Hộ nông nghiệp Hộ 29.831 30.127 30.625 31.346 31.847 3. Tổng lao động Người 73.104 74.472 74.515 76.646 77.875 - Lao động phi NN Người 29.974 31.328 32.040 33.726 35.044 - Lao động nông nghiệp Người 43.130 43.190 42.475 42.920 42.831 4. Tỷ lệ sinh % 1,72 1,93 1,92 1,95 1,79 5. Tỷ lệ tử % 0,40 0,38 0,39 0,49 0,34 6. Tỷ lệ tăng dân số TN % 1,32 1,55 1,53 1,46 1,45 Nguồn: Phòng Thống kê thị xã b. Lao động, việc làm Lao động và việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn nhất của nhân loại, của hầu hết các quốc gia và địa phương, là yếu tố quyết định đến các vấn đề phát triển KTXH trong mỗi gia đình cũng như toàn xã hội. Những năm gần đây cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và của từng tỉnh, từng địa phương nói riêng đã và đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ ngày càng tăng đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Thị xã Từ Sơn trong 5 năm gần đây kinh tế phát triển với nhịp độ cao, việc xuất hiện các công ty, nhà máy chế biến ở KCN, các vùng quê đã thu hút và chuyển dịch lực lượng lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Bảng 4.2. Hiện trạng phân bố dân cư thị xã Từ Sơn đến 31/12/2008 Đơn vị: Người STT Xã, phường Tổng số Chia theo khu vực Thành thị Nông thôn Toàn thị xã 135.167 85.249 49.918 1 Đông Ngàn 9.379 9.379 0 2 Đồng Kỵ 13.587 13.587 0 3 Trang Hạ 4.641 4.641 0 4 Đồng Nguyên 14.119 14.119 0 5 Châu Khê 13.381 13.381 0 6 Tân Hồng 10.150 10.150 0 7 Đình Bảng 19.992 19.992 0 8 Tam Sơn 12.234 0 12.234 9 Hương Mạc 11.330 0 11.330 10 Tương Giang 9.825 0 9.825 11 Phù Khê 9.075 0 9.075 12 Phù Chẩn 7.454 0 7.454 Nguồn: Phòng Thống kê thị xã. Công tác giải quyết việc làm cũng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Thị ủy đã có Nghị quyết chuyên đề về giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động, khuyến khích mở rộng ngành nghề, mở rộng hình thức vay vốn để giải quyết việc làm. Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống, phát triển CCN, dịch vụ vận tải, thương mại và xuất nhập khẩu lao động …thu hút được nhiều lao động tham gia. c. Đời sống dân cư và thu nhập. Đời sống các tầng lớp dân cư từng bước dần được ổn định và cải thiện nhiều mặt. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và sự nỗ lực tạo việc làm của từng hộ gia đình, từng người lao động. Đời sống nông thôn ngày càng được nâng cao, diện đói nghèo ngày càng được thu hẹp, số hộ giàu tăng lên, những nhu cầu cơ bản về sinh hoạt của nhân dân như ăn, ở, mặc, đi lại ngày càng được cải thiện khá hơn. Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của nhân dân trong thị xã đã được nâng cao so với mức bình quân chung của tỉnh. 4.2 Tình hình thực hiện 3 nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại thị xã Từ Sơn 4.2.1 Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 4.2.1.1 Công tác lập QHSDĐ Sau khi tái lập huyện Từ Sơn (nay là thị xã Từ Sơn) năm 1999, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của thị xã và tất cả các xã, phường đã được triển khai. Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2002-2010 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số: 1546/QĐ-CT ngày 18/12/2003. Các xã trên cơ sở kết quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Từ Sơn thời kỳ 2002-2010 đã được phê duyệt, tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 theo quy định của Luật đất đai năm 2003. 4.2.1.2 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã và so sánh với chỉ tiêu đã được UBND tỉnh phê duyệt [23] (Đến đến hết năm 2008) Thực hiện Quyết định số 1546/QĐ-CT ngày 18/12/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt QHSDĐ huyện Từ Sơn thời kỳ 2003 - 2010 (nay là thị xã Từ Sơn). Đây là một trong những căn cứ pháp lý và cơ sở quan trọng để thị xã thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất...theo quy hoạch và pháp luật nhằm đảm bảo nhịp độ tăng trưởng KTXH và môi trường của thị xã đến năm 2010. Căn cứ QHSDĐ đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, trong giai đoạn 2003 đến hết năm 2008 thị xã Từ Sơn đã thực hiện được: chuyển mục đích sử dụng 974,32 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Cụ thể là: chuyển 232,2 ha đất nông nghiệp sang đất ở; chuyển 730,28 ha đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng; chuyển 1,06 ha đất nông nghiệp sang đất tôn giáo, tín ngưỡng; chuyển 10,78 ha đất nông nghiệp sang đất nghĩa trang, nghĩa địa. Kết quả thực các chỉ tiêu sử dụng đất trong giai đoạn 2003 đến hết năm 2008 như sau: a. Đất nông nghiệp Theo QHSDĐ của huyện giai đoạn 2003 - 2010 được duyệt thì chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp tăng 324,1 ha do các loại đất khác chuyển sang. Nhưng trong giai đoạn 2003 đến hết năm 2008 đã thực hiện được 106,66 ha đạt 32,91 % so với quy hoạch được duyệt. Cụ thể các loại đất như sau: + Đất trồng lúa: Theo QHSDĐ của huyện giai đoạn 2003 - 2010 được duyệt thì chỉ tiêu sử dụng đất trồng lúa tăng 9 ha, đã thực hiện được 22 ha, đạt 244,44% so với quy hoạch, trong đó: chuyển từ đất nông nghiệp khác 2,39 ha; đất lâm nghiệp 0,13 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 1,1 ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 18,38 ha. + Đất trồng cây hàng năm khác: Theo QHSDĐ của huyện giai đoạn 2003 - 2010 được duyệt thì chỉ tiêu sử dụng đất trồng cây hàng năm khác tăng 50 ha, đã thực hiện được 4,58 ha đạt 9,16% so với quy hoạch được chuyển từ đất trồng lúa. + Đất trồng cây lâu năm: Theo QHSDĐ của huyện giai đoạn 2003 - 2010 được duyệt thì chỉ tiêu sử dụng đất trồng cây lâu năm tăng 5,1 ha, đã thực hiện được 25,63 ha, đạt 502,55% so với quy hoạch trong đó chuyển từ đất phi nông nghiệp là 1,65 ha và chuyển từ đất nông nghiệp 23,98 ha. + Đất nuôi trồng thuỷ sản: Theo QHSDĐ của huyện giai đoạn 2003 - 2010 được duyệt thì chỉ tiêu sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản tăng 260 ha, đã thực hiện được 56,93 ha, đạt 21,90% so với quy hoạch trong đó chuyển từ các loại đất mặt nước chuyên dùng 17,1 ha, đất chưa sử dụng 0,53 ha và trong nội bộ đất nông nghiệp chuyển sang 39,3 ha (đất trồng lúa 39,11 ha; đất lâm nghiệp 0,19 ha). b. Đất phi nông nghiệp Trong giai đoạn 2003 - 2010 diện tích đất phi nông nghiệp theo quy hoạch được duyệt tăng 1.254,56 ha bao gồm: 108,71 ha đất ở nông thôn; 126 ha đất ở đô thị; 972,83 ha đất chuyên dùng; 6,33 ha đất tôn giáo, tín ngưỡng và 10,15 ha đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất phi nông nghiệp khác 30,54 ha. Kết quả thực hiện đến hết năm 2008 được 1.116,52 ha đạt 89% so với quy hoạch trong đó: * Đất ở nông thôn Diện tích theo quy hoạch được duyệt đến năm 2010 tăng 108,71 ha, kết quả thực hiện đến hết năm 2008 được 256,58 ha đạt 236,02% so với quy hoạch. Trong đó: chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp 220,86 ha, đất nuôi trồng thủy sản 7,45 ha, đất có mục đích công cộng 25,57 ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2,21 ha và đất phi nông nghiệp khác 0,49ha. * Đất ở đô thị Diện tích theo quy hoạch được duyệt đến năm 2010 tăng 126 ha, kết quả thực hiện đến hết năm 2008 được thực hiện 3,89 ha, đạt 3,09% so với quy hoạch được chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất ở nông thôn đến hết năm 2008 thực giảm 198,78 ha và đất ở đô thị thực tăng 379,57 ha là do huyện Từ Sơn chuyển thành thị xã Từ Sơn theo Nghị định số 01/QĐ-CP của Chính phủ về việc thành lập thị xã Từ Sơn với 7 phường và 5 xã, ngày 24 tháng 9 năm 2008. Nên diện tích đất ở nông thôn của một số xã được chuyển thành đất ở đô thị. * Đất chuyên dùng Diện tích theo quy hoạch được duyệt đến năm 2010 tăng 972,83 ha, kết quả thực hiện được đến hết năm 2008 là 843,44 ha, đạt 86,69% so với quy hoạch. Kết quả thực hiện một số loại đất chuyên dùng như sau: - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: Diện tích theo quy hoạch được duyệt đến năm 2010 tăng 615,23 ha, kết quả thực hiện đến hết năm 2008 là 529,36 ha, đạt 86,04% so với quy hoạch, cụ thể như sau: + Đất KCN: Diện tích theo quy hoạch được duyệt đến năm 2010 tăng 523,16 ha, kết quả thực hiện đến hết năm 2008 được 474,65 ha, đạt 90,73% so với quy hoạch. Trong đó, chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp 392,35 ha, đất nuôi trồng thủy sản 7,2 ha, đất có mục đích công cộng 65,91 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,61 ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 8,58 ha. + Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: Diện tích theo quy hoạch được duyệt đến năm 2010 tăng 92,07 ha, kết quả thực hiện đến hết năm 2008 được 54,71 ha, đạt 59,42% so với quy hoạch. Trong đó, chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp 51,4 ha, đất nuôi trồng thủy sản 0,96 ha, đất có mục đích công cộng 1,34 ha và đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1,01 ha. - Đất có mục đích công cộng: Diện tích theo quy hoạch được duyệt đến năm 2010 tăng 309,12 ha, kết quả thực hiện đến hết năm 2008 được 279,33 ha, đạt 90,36% so với quy hoạch. Trong đó, chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp 263,31 ha, đất nuôi trồng thủy sản 9,15 ha, đất lâm nghiệp 1,55 ha, đất ở nông thôn 2,38 ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1,7 ha và đất chưa sử dụng 1,24 ha. * Nhận xét chung về tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất: Thực hiện phương án QHSDĐ từ năm 2003 đến năm 2008. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh, đặc biệt là đất trồng lúa đã bị mất 978,57 ha. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng, trong đó tăng nhiều nhất là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 529,36 ha. Việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đã đáp ứng được quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế song cũng làm giảm đáng kể sản lượng lương thực trên địa bàn thị xã. 4.2.2 Tình hình thực hiện giao đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Cùng với tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã Từ Sơn mấy năm gần đây diễn ra với nhịp độ cao. Các CCN vừa và nhỏ, làng nghề, các khu dân cư và khu đô thị phát triển mạnh, công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử đất được thực hiện theo Luật đất đai. 4.2.2.1 Tình hình thực hiện giao đất, cho thuê đất Tình hình thực hiện giao đất, cho thuê đất cho các dự án những năm qua ở thị xã Từ Sơn đảm bảo đúng theo các quy định của pháp luật đất đai và các Nghị định, Thông tư, văn bản hướng đẫn thi hành. Tính từ 01/01/2003 đến hết tháng 12/2008 toàn thị xã Từ Sơn đã thực hiện giao đất 1.116,52 ha, trong đó: 529,36 ha đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, 307,79 ha đất có mục đích công cộng, 260,47 ha đất ở, 5,25 ha đất trụ sở, 1,04 ha đất an ninh quốc phòng, 1,06 ha đất tôn giáo, tín ngưỡng và 11,55 ha đất nghĩa địa. Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả giao đất, cho thuê đất của thị xã Từ Sơn. (Từ 01/01/2003 đến hết tháng 12/2008) STT Loại đất Tổng Dự án giao đất (hồ sơ) Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Đất sản xuất, kinh doanh 81 23 25 8 11 6 8 2 Đất mục đích công cộng 66 14 16 12 11 6 7 3 Đất ở 45 14 7 6 4 9 5 Cộng 192 51 48 26 26 21 20 Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn. Từ năm 2003 đến năm 2008 trên địa bàn thị xã Từ Sơn có 192 dự án được giao đất, trong đó: 81 dự án đất sản xuất, kinh doanh; 66 dự án đất có mục đích công cộng; 45 dự án đất ở. Quá trình thực hiện giao đất, cho thuê đất cho các đối tượng sử dụng đất đều được thực hiện công khai, dân chủ. Việc quản lý, sử dụng đất sau khi được giao đúng ranh giới và mục đích sử dụng. 4.2.2.2 Tình hình thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Trong quá trình thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN, CCN, khu đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH, các công trình công cộng là điều không tránh khỏi. Các văn bản liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phát triển quỹ đất được áp dụng: - Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. - Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 4/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. - Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Quyết định 144/QĐ-UB ngày 01/11/2005 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định cụ thể hóa một số nội dung thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Các văn bản quy định về đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi, nhà cửa, vật kiến trúc áp dụng cho công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tình hình thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất những năm qua ở thị xã Từ Sơn đảm bảo đúng theo các quy định của Luật đất đai và các Nghị định, Thông tư, văn bản hướng đẫn thi hành. Từ năm 2003 đến năm 2008 toàn thị xã đã thu hồi 972,77 ha đất nông nghiệp gồm 948,01 ha đất sản xuất nông nghiệp và 24,76 ha đất nuôi trồng thủy sản để xây dựng các KCN, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH và các công trình công cộng. Trong đó, đất dành cho đất ở là 232,2 ha, đất chuyên dùng 730,28 ha (đất trụ sở cơ quan 3,48 ha; đất quốc phòng an ninh 0,88ha; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là 451,91 ha; đất có mục đích công cộng là 274,01 ha), đất phi nông nghiệp khác là 11,84ha. Tất cả các diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi đều được bồi thường bằng tiền. Những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cơ chế chính sách thu hồi đất tại địa phương: - Việc thực hiện bồi thường đất dân cư dịch vụ theo Điều 48 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 là trái với Điều 42 Luật đất đai năm 2003 nên rất khó thực hiện. - Việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo diện tích đo đạc thực tế theo Điều 47 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 là chưa phù hợp, vì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước theo diện tích sổ bộ thuế hoặc theo diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Việc giao cho UBND tỉnh thực hiện việc quy định và công bố giá các loại đất vào ngày 01 tháng 01 hàng năm theo Luật đất đai năm 2003 đã tạo cho các hộ bị thu hồi đất có ý thức chờ đợi, trì hoãn việc làm các thủ tục hồ sơ bồi thường để chờ được bồi thường theo giá mới quy định vào năm sau. - Việc để các doanh nghiệp sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh phải thỏa thuận khi nhận chuyển quyền sử dụng đất gây khó khăn cho các doanh nghiệp (có tới 90-95% số hộ đồng ý chuyển nhượng, còn 5-10% số hộ không đồng ý chuyển nhượng, nhà thầu vẫn chưa thể thực hiện dự án), đồng thời những doanh nghiệp khi sử dụng đất ngoài KCN, CCN vào mục đích sản xuất, kinh doanh thường phải thỏa thuận với giá cao hơn giá quy định của tỉnh. * Nhận xét chung về tình hình giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: - Việc giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo đúng theo các quy định của Luật Đất đai và các Nghị định, Thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành. Các tổ chức, cá nhân được giao đất sử dụng đúng mục đích, diện tích và ranh giới được giao. - Việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển khu công nghiệp, đô thị... đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng đã ảnh hưởng mạnh tới sản xuất nông nghiệp, tình hình an ninh lương thực của thị xã cũng bị đe dọa. Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời KTXH của địa phương, việc phát triển KCN đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, nhất là việc chăm lo, ổn định đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất làm khu công nghiệp. Theo khảo sát trên địa bàn thị xã có khoảng trên 50% hộ dân bị thu hồi đất, nếu nhìn bề ngoài dễ có cảm giác người dân ở đó giầu lên trông thấy, nhưng tất cả những cái gọi là “khởi sắc” này hầu như đều bắt nguồn từ tiền đền bù thu hồi đất mà ra. Sẵn có ít tiền dư dật từ việc đền bù đất, nhiều người đã bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, bị tha hóa lối sống, từ đó gây ra nhiều vụ việc mâu thuẫn phức tạp trong nội bộ nhân dân. Bên cạnh đó, tình trạng tranh chấp, khiếu kiện về đất đai ở thị xã cũng diễn biến hết sức phức tạp, trong đó chủ yếu liên quan đến vấn đề bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng xây dựng kết cấu hạ tầng, KCN, khu đô thị mới. Các KCN đi vào hoạt động thải ra nhiều loại chất thải công nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. 4.2.3 Tình hình phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản Tình hình phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản mấy năm gần đây phát triển mạnh mẽ nhất là sau khi Luật đất đai sửa đổi bổ sung năm 2003 có hiệu lực. UBND tỉnh Bắc Ninh đã quyết định thành lập một số đơn vị có chức năng, nhiệm vụ quản lý và phát triển thị trường bất động sản như: Trung tâm tư vấn dịch vụ quản lý tài sản và bất động sản tỉnh Bắc Ninh trực thuộc Sở Tài chính, thành lập tháng 3 năm 2004; Hai đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, thành lập tháng 11 năm 2004, Trung tâm phát triển qũy đất thành lập tháng 12 năm 2004 (có chức năng cung cấp thông tin về đất đai, thực hiện quản lý quỹ đất sạch, đấu giá quyền sử dụng đất). UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành một số văn bản: Quy định về việc quản lý giá đất đối với các dự án xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê trên địa bàn tỉnh; Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất trong việc tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng; Quy định giá đất, giá thuê đất, giá tài sản, hoa màu và vật kiến trúc trên đất; Quy định nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về giá của các cơ quan nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực giá thuộc tỉnh Bắc Ninh; Quy định về thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng hạ tầng. Từ năm 2003 đến hết năm 2008 toàn thị xã có 11 dự án đấu giá quyền sử dụng đất trong việc tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Bảng 4.4. Tổng hợp các dự án đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thị xã Từ Sơn STT Năm Số dự án đấu giá quyền sử dụng đất 1 2003 2 2 2004 3 3 2005 2 4 2006 1 5 2007 1 6 2008 2 Tổng 11 Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn Tình hình chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở thị xã Từ Sơn những năm qua phát triển mạnh: - Năm 2006 có tổng số 1.675 hồ sơ, trong đó: tặng cho quyền sử dụng đất là 273 hồ sơ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 152 hồ sơ và thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất là 1.250 hồ sơ. - Năm 2007 có tổng số 2..668 hồ sơ, trong đó: tặng cho quyền sử dụng đất là 372 hồ sơ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 406 hồ sơ và thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất là 1.890 hồ sơ. - Năm 2008 có tổng số 3.055 hồ sơ, trong đó: tặng cho quyền sử dụng đất là 551 hồ sơ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 464 hồ sơ và thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất là 2.040 hồ sơ. Bảng 4.5. Tình hình chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. STT Năm Tổng (hồ sơ) Tặng cho quyền sử dụng đất (hồ sơ) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất (hồ sơ) Thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (hồ sơ) 1 2006 1675 273 152 1250 2 2007 2668 372 406 1890 3 2008 3055 551 464 2040 Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn * Nhận xét chung về tình hình phát triển thị trường quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã: - Những năm vừa qua, hoạt động của thị trường quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã bước đầu phát triển. Thị xã đã có quy hoạch quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. - Tình hình mua bán, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất diễn ra mạnh mẽ. Việc thế chấp quyền sử dụng đất để lấy vốn sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình ngày một tăng nhất là ở trong các làng nghề và KCN. 4.3 Đánh giá tác động xã hội của việc quản lý sử dụng đất đai 4.3.1 Những tác động tích cực Chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng KTXH đã có tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển thị xã Từ Sơn theo hướng công nghiệp, hóa hiện đại hóa và đô thị hóa. Những tác động tích cực này thể hiện ở những điểm sau: - Thứ nhất, nhờ có đất thu hồi thị xã đã xây dựng được các KCN, CCN và làng nghề, thu hút được hàng trăm dự án đầu tư với hàng ngàn tỷ đồng cho phát triển KTXH của thị xã. Việc phát triển mạnh các KCN vừa và nhỏ làm cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tốt hơn. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng cơ bản trong tổng GDP đã tăng mạnh từ 51,6% năm 2003 lên 58,72% năm 2008; dịch vụ từ 32,8% lên 36,8%; nông nghiệp giảm từ 15,6% năm 2003 xuống còn 4,48% vào năm 2008. - Thứ hai, nhờ có việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất nên quá trình đô thị hóa cũng được đẩy mạnh. Năm 1999 huyện Từ Sơn được tái lập diện tích đất đô thị chỉ có 29,44 ha, đến nay thị xã Từ Sơn đã có 3.208,19 đất đô thị, hệ thống kết cấu hạ tầng từng bước được hiện đại hóa. Điều đó thể hiện tốc độ đô thị hóa rất cao của thị xã. - Thứ ba, nâng cấp và xây dựng mới được khá đồng bộ và tương đối hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KTXH và an ninh quốc phòng. Bảng 4.6. Các hạng mục, công trình được nâng cấp và xây dựng mới giai đoạn 2003- 2008 của thị xã Từ Sơn. STT Hạng mục, công trình Đơn vị tính Số lượng 1 Trụ sở cơ quan Trụ sở 7 2 Trường học Trường 17 3 Đường giao thông Tuyến 21 4 Đường điện Tuyến 2 + Trụ sở Công an thị xã, Ban chỉ huy quân sự thị xã, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị và nhà liên cơ quan, trụ sở UBND xã Phù Chẩn... được xây mới và mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển chung. + Hệ thống đường bộ được xây mới, mở rộng và nâng cấp như tỉnh lộ 271, tỉnh lộ 295, hệ thống đường liên xã và khu dân cư mới, v.v., tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế của thị xã với các huyện, thành phố trong tỉnh và các tỉnh lân cận. + Hệ thống điện thường xuyên được nâng cấp, cải tạo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Xây dựng mới đường dây 110 kV vào CCN Châu Khê. + Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở của các xã, phường được xây dựng mới, nâng cấp và mở rộng như: trường mầm non Tam Sơn, trường mầm non thị trấn Từ Sơn, trường tiểu học Châu Khê 1, trường trung học cơ sở Đồng Nguyên, v.v., đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhân dân trên địa bàn thị xã. Việc lập QHSDĐ của huyện Từ Sơn và của các xã, thị trấn trong huyện được công khai theo quy định của Luật đất đai đã làm giảm nạn đầu cơ về đất đai, nhà ở và tình trạng sốt giá bất động sản. Khi KCN, làng nghề hoạt động thì nhu cầu về nhà ở và mức tiêu thụ hàng hoá sản phẩm trong vùng sẽ tăng lên, từ đó hình thành mạnh lưới dịch vụ ở địa phương có KCN sẽ phát triển. Do kinh tế phát triển nên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDanh gia tac dong xa hoi va moi truong trong quan ly su dung dat thi xa Tu Son tinh Bac Ninh.doc