CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU đÁNH GIÁ . 4
TÀI NGUYÊN VỊ THẾ . 4
1.1.1. Tài nguyên thiên nhiên truyền thống . 4
1.1.2. Tài nguyên vị thế. 4
1.1.3. Gía trị tài nguyên vị thế. 10
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về TNVT . 15
1.2.1. Trên thế giới. 15
1.2.2. Ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu. 17
1.3. Quan điểm tiếp cận và phýõng pháp nghiên cứu đánh giá tài nguyên vị thế 19
1.3.1 Quan điểm tiếp cận. 19
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu đánh giá tài nguyên vị thế . 21
CHƯƠNG 2: đIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ KINH
TẾ XÃ HỘI HUYỆN đẢO CÔ TÔ . 23
2.1. Vị trí địa lý, số lương và đặc điểm phân bố của các đảo thuộc huyện đảo Cô
Tô . 23
2.2. đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện đảo Cô Tô. 25
2.2.1. địa chất . 26
2.2.2. địa hình- địa mạo. 32
2.2.3. Đặc điểm khí hậu . .36
2.2.4. Thủy vãn và hải vãn . 42
2.2.5. Thổ nhýỡng . 44
2.2.6. Thảm thực vật . 49
2.3. Tài nguyên sinh vật . 51
2.3.1. Tài nguyên rừng . 51
2.3.2 Tài nguyên biển. 52
2.4. Tài nguyên phi sinh vật. 53
2.4.1. Tài nguyên khí hậu. 53
2.4.2. Tài nguyên khoáng sản . 55
2.4.3. Tài nguyên nýớc mặt. 57iii
2.4.4. Tài nguyên nýớc ngầm. 57
2.4.5. Tài nguyên du lịch. 59
2.5. đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện đảo Cô Tô. 60
2.5.1. Lịch sử vãn hóa- xã hội. 60
2.5.2. Dân cý, dân số và nguồn lực . 61
2.5.3. Tãng trýởng và phát triển kinh tế. 65
2.5.4. Chuyển dịch cõ cấu kinh tế . 66
2.6. Tiềm lực cho phát triển kinh tế, bảo tồn đảo biển và an ninh quốc phòng
huyện Cô Tô. 72
CHƯƠNG 3. đÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VỊ THẾ VÀ MỘT SỐ đỀ XUẤT SỬ
DỤNG HIỆU QUẢ TNVT HUYỆN đẢO CÔ TÔ. 74
3.1. Các yếu tố tài nguyên vị thế. 74
3.1.1. Vị trí gần bờ và tập trung thành từng cụm . 74
3.1.2. Vị trí cửa ngõ của đất liền . 74
3.1.3. Vị trí tiền tiêu – biên giới trên biển. 75
3.2. đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo Cô Tô. 75
3.2.1 Vị thế và lợi ích về lãnh thổ quốc gia trên biển . 75
3.2.2 Vị thế và những lợi ích về an ninh quốc phòng . 76
3.2.3. Vị thế và những lợi ích cho phát triển kinh tế - xã hội . 79
3.3. Một vài đề xuất phục vụ sử dụng hiệu quả TNVT huyện đảo Cô Tô. 81
3.3.1 Những thách thức của huyện đảo Cô Tô. 81
3.3.2 Một số đề xuất sử dụng tài nguyên vị thế huyện đảo Cô Tô . 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 96
110 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo Cô Tô phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biển.
Độ che phủ của rừng thưa, các cây cao 2m – 5m có diện tích không lớn, thành phần
loài đơn giản gồm: họ Bàng, họ Đước. Ven mép triều là các cây cỏ mọc kín, chỉ cao
0,1m – 0,3m với các loài cỏ cựa gà, cói đầu tròn, cỏ gấu.
- Thảm thực vật ở bãi triều: Thảm thực vật ở đây đơn giản và thưa thớt.
Cây phổ biến ở bãi biển là Rau muống biển. Sát ven bờ có một số cây bụi và cỏ
như: cỏ chông, diệp xoan, phong ba, dừa cạn,...
b. Thảm thực vật cây trồng:
- Rừng trồng: Được trồng với mục đích phòng hộ trên các cồn cát hay trên
các đồi sau khi rừng bị phá huỷ. Đó là các loài Phi lao, Bạch đàn và Thông.
- Lúa nước: Lúa được trồng ở các vùng trũng ngập nước ngọt. Ở đảo Cô Tô có
diện tích là 304,4ha. Ở đảo Thanh Lam lúa nước có diện tích đáng kể, tập trung ở
thung lũng của đảo và rải rác ở các vùng trũng sau các đụn cát. Do điều kiện khí hậu
thuận lợi, nguồn nước đảm bảo quanh năm, nên lúa được trồng 2 vụ.
- Các cây trồng ở khu dân cư: Phân bố xung quanh khu dân cư ở vùng thấp
ven đồi, xen lẫn vào đó là các vườn cây ăn quả và cây màu. Các cây trồng ở đây
được trồng với nhiều mục đích khác nhau, cụ thể: cây lấy gỗ và bóng mát (bàng, phi
lao, tre, xà cừ, xoan); cây thực phẩm, lương thực (khoai, sắn, rong riềng và các loại
rau, đậu); cây ăn quả có (cam, nhãn, na, chuối, mít).
51
2.3. Tài nguyên sinh vật
2.3.1. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của huyện đảo Cô Tô được đánh giá theo diện tích và giá trị
của thảm thực vật. Năm 2013, huyện Cô Tô có 2.090,57 ha rừng, chiếm 44% tổng
diện tích tự nhiên huyện giảm 237,8 ha so với năm 2005, trong đó rừng tự nhiên là
1080 ha, rừng trồng 100,6 ha. So với năm 2005 thì diện tích rừng tự nhiên hiện nay
có xu hướng tăng lên và diện tích rừng trồng giảm xuống [43].
Giá trị tài nguyên của thảm thực vật: hiện nay rừng trên đảo đa số là rừng
non phục hồi sau những giai đoạn bị chặt phá trước năm 1979. Có 817 loài có ích
chiếm 92% số loài có mặt trên đảo; trong đó 34 loài cho gỗ thuộc các họ trầm, họ
bứa, họ thân dầu, họ đậu, long não, lim, giao, bồ hòn, thông, keo; 182 loài cho củi
đốt, làm các vật dụng trong cuộc sống hàng ngày ; loài cho lương thực, thực phẩm,
rau, đồ uống, quả; 631 loài có thể sử dụng chữa bệnh hay cung cấp dược liệu như
hương nhu, sâm đất, thầu dầu tía trên các đảo; 46 loài cho tanin, chất nhuộm; 73
loài cho dầu, nhựa, hương thơm; 48 loài cho nguyên liệu làm giấy sợi; 155 loài
cung cấp thức ăn cho gia súc; 236 loài cây cảnh, bóng mát, hàng rào; 85 loài có
công dụng khác như làm thuốc sâu sinh học, duốc cá, gây nghiện, phân xanh, chữa
bệnh gia súc [43].
Rừng Cô Tô thuộc loại rừng 3 tầng. Dưới tán rừng là tầng cây bụi với các họ
sim, mua, xoài muối, sơn rừng, ngũ gia bì, chân chim Dưới tầng cây bụi là tầng
cỏ quyết với các họ ráy, cau, cỏ dương, thài lài, xa cạn, rẻ quạt. Ngoài ra trên đảo
còn có cây bụi, trảng cỏ trên cồn cát với các loài họ phong ba, dừa cạn, xương rồng,
rau muống biển; Rừng trồng với các loài chính như thông, phi lao, bạch đàn. Cây
rừng có độ cao trung bình 10-12m, có nhiều loài cây xanh quanh năm, nhưng cũng
có loài cây “thanh ngạch” là loài rụng lá vào mùa đông.
Động vật rừng: từ xa xưa có khá nhiều loài động vật hoang dã với các loài
thú lớn; nhưng hiện nay ở đảo Thanh Lam còn có đàn khỉ vàng, một số loài trăn,
tắc kè
52
2.3.2 Tài nguyên biển
Vùng biển Cô Tô có 127 loài thực vật phù du thuộc 31 chi, 3 ngành tảo.
Động vật phù du có 54 loài thuộc 2 giống của 4 nhóm vỏ giáp, chân chèo. Động vật
đáy ở độ sâu 5 đến 20m; đã phát hiện được 100 loài chủ yếu là giun tơ, giáp xác,
thân mềm, da gai. Các loài có giá trị kinh tế cao bắt gặp như bào ngư, trai ngọc,
ốc nón, tôm hùm, hải sâm [43].
Cô Tô rất phong phú và đẹp nổi tiếng với rừng san hô Bắc Vàn, phát triển
rộng lớn ở độ sâu 10-20m có 70 loài, 28 giống, 12 họ; trong đó có nhiều loài quý
hiếm như san hô đỏ, san hô sừng. Rong biển có 74 loài, thuộc 51 giống, 30 họ, 18
bộ, 5 lớp, 4 ngành; trong đó có nhiều loại làm thực phẩm, phân bón với diện tích
phân bố khoảng 250 ha, sản lượng có thể khai thác vào khoảng 2.100 tấn/năm.
Nguồn lợi cá có 120 loài, trong đó có 13 loài có giá trị kinh tế cao, bao gồm
cá nổi và cá đáy.
Cá nổi phân thành 2 nhóm: nhóm cá ít di chuyển và nhóm cá di cư xa. Trong
đó cá ít di chuyển có cá trích xương (Sardinella jusieu), cá lầm (Dussumieri hasseltii),
cá cơm (Engraulidate), cá nục (Decapterus)... chúng tạo thành những đàn cá địa
phương. Cá di cư xa như cá ngừ, cá bạc má, cá nhám... Từng loài cá di chuyển theo
các mùa khác nhau. Cá trích xương có thời gian xuất hiện rộ vào vụ Nam. Cá lầm,
cá nục có thời gian xuất hiện gần như quanh năm và xuất hiện rộ vào cuối vụ Bắc
đến đầu vụ Nam. Cá bạc má, cá dầu, cá chỉ vàng, cá lẹp thời gian xuất hiện chính là
vào vụ Nam. Cá ngừ có hiện tượng di cư xa nhất, mùa đông chúng sống ở những
khu vực phía Nam biển Đông, tháng 4 các đàn cá ngừ di chuyển vào vịnh Bắc Bộ
và đi lên phía Bắc vịnh. Cá chuồn và một số loài thuộc họ cá khế khi nhiệt độ hạ
thấp vào mùa đông, chúng rời khỏi vịnh Bắc Bộ.
Cá đáy có nhiều loài như họ cá phèn (Mullidae), họ cá mối (Symodidae), họ
cá lượng (Nemipteridae), họ cá trác (Pricanthis), họ cá miễn sành (Spridae), họ cá
hồng (Lutjanidae), họ cá sạo (Pomadasyidae), v.v.
Ngoài ra còn có Cá mực gồm 6 loài, mực ống chủ yếu là mực Trung Hoa tập
trung nhiều ở đông nam đảo Thanh Lam, sản lượng khai thác có thể đạt 50 tấn/năm. Cô
53
Tô có bãi tôm với diện tích khoảng 200 hải lý vuông, độ sâu 11-23m, đáy tương đối
bằng phẳng, chất đáy cát pha bùn. Tôm bị khai thác quá mức nên nguồn lợi suy giảm
nhanh, hiện tại tôm còn rất ít. Cô Tô có trai ngọc là một đặc sản quý, phù hợp với điều
kiện tự nhiên của Cô Tô nên trong tự nhiên trai ngọc phát triển tốt. Hiện nay trai ngọc
tự nhiên vẫn tồn tại ở Cô Tô, nhưng trữ lượng chưa được điều tra để xác định. Hải sâm
và bào ngư cũng là hai loài đặc sản của Cô Tô. Ở phía Đông quần đảo có điều kiện tự
nhiên phù hợp với sự phát triển của cả 2 loại hải sản này. Tuy nhiên, trữ lượng tự nhiên
chưa được điều tra xác định [43].
Ở vùng biển Cô Tô và xung quanh có 3 bãi cá điển hình là: bãi cá đáy và bãi
cá nổi Bạch Long Vĩ, bãi cá nổi ven bờ Quảng Ninh [43].
Bãi cá đáy Bạch Long Vĩ có phạm vi từ 19030’N - 20030’N và 107000E -
108
030’E độ sâu trên dưới 50m chất đáy là bùn cát, cát bùn. Diện tích bãi
7.254,2km
2
, trữ lượng 39.128 tấn, khả năng khai thác 19.562 tấn, mật độ 5,39
tấn/km2. Các loại cá tầng đáy chủ yếu: cá miễn sành, (Paragryrops edita), cá mối
thường (Saruidatum), cá lượng (Nemipterus), cá phèn khoai (Upeneusbensasi), cá
nục sồ (Desapterus maruadsi), cá trác (Priacanthus).
Bãi cá nổi Bạch Long Vĩ nằm chủ yếu ở Đông và Đông Bắc đảo Bạch Long
Vĩ ở độ sâu 35-55m và đây là bãi cá nổi tốt nhất cho vụ Bắc ở vịnh Bắc Bộ. Các
loại cá nổi chủ yếu: cá nục sồ, cá trích, cá lầm; mật độ cá phân bố dầy ở phía Bắc
bãi cá.
Bãi cá nổi ven bờ Quảng Ninh có phạm vi từ Nam quần đảo Long Châu kéo
đến khu vực Thượng Mai, Hạ Mai và Thanh Lam - Cô Tô lên tới đảo Vĩnh Thực. Cá
tập trung tương đối dày trong vụ Nam, ở độ sâu từ 10-30m. Trong vụ Nam ở khu vực
liền bờ thường gặp các đàn cá nổi. Các loại cá nổi chủ yếu: cá mực sồ (Decapterus
hasselti), cá cơm (Engraolidea), cá trích xương (Sardinella jussieu).
2.4. Tài nguyên phi sinh vật
2.4.1. Tài nguyên khí hậu
- Đối với nuôi trồng thuỷ hải sản:
54
Các đặc trưng khí hậu ở Cô Tô nằm trong ngưỡng thích nghi của nhiều loài thuỷ
hải sản, có thể nuôi trồng quanh năm. Vào các tháng mùa đông, do nhiệt độ hạ thấp nên
có thể tiến hành nuôi trồng các loại thích nghi chịu rét tốt.
- Đối với sản xuất nông nghiệp:
Nhiệt độ mùa đông ở Cô Tô hạn chế sự phát triển của cây trồng nhiệt đới (lúa,
cói và một số cây nhiệt đới khác ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ không khí xuống dưới
12
0C) nhưng có thể canh tác một số cây rau màu có xuất xứ ôn đới như khoai tây, cà
chua, súp lơ, cải bắp, xu hào. Đây là nét đặc sắc của tài nguyên khí hậu các đảo
Vịnh Bắc Bộ mà không thể tìm thấy ở các khu vực đảo ven bờ khác của Việt Nam
cũng như ở các vùng biển nhiệt đới khác. Chế độ mưa thuận lợi cho việc trồng trọt
quanh năm. Vụ xuân hè và hè thu có thể trồng các loại cây nhiệt đới như lúa, khoai
lang, lạc, một số loại đậu đỗ hay cây thuốc lá; vụ đông là các cây rau, màu chịu lạnh
như đã nêu ở trên.
+ Đối với du lịch: Khí hậu là một nhân tố có vai trò quan trọng. So sánh với các
chỉ tiêu sinh khí hậu người và phân loại thời tiết tốt xấu đối với sức khỏe [25] có thể
thấy về tổng thể khí hậu ở Cô Tô khá thích nghi với sức khỏe con người.
Phân tích các kết quả tính toán nhiệt độ hiệu dụng - một chỉ số phản ánh ảnh hưởng
tổng hợp của nhiệt độ, độ ẩm không khí và tốc độ gió lên cơ thể con người cũng cho
thấy điều kiện khí hậu tại quần đảo Cô Tô nhìn chung khá thuận lợi cho các hoạt
động tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng (bảng 6).
Bảng 6: Nhiệt độ hiệu dụng trung bình tháng và năm tại trạm Cô Tô.
Nguồn: Đề tài KC.09.20, Nguyễn Khanh Vân
Tuy nhiên, mức độ phù hợp này lại có sự phân hoá theo thời gian trong năm:
- Thời kỳ từ tháng V đến tháng IX: khí hậu thuận lợi đối với sức khoẻ. Vào
thời kỳ này cơ thể con người cảm thấy dễ chịu, thích hợp với du lịch nghỉ mát, tắm
biển. Trong thời kỳ này tồn tại nhiều này mưa, dông và bão, cần phải lưu ý trong
khi tổ chức các hoạt động du lịch.
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII N¨m
14.5 14.8 17.7 21.6 25.8 26.9 27.4 27.0 26.0 23.7 20.3 16.7 21.8
55
- Thời kỳ các tháng X, XI, IV: là thời kì khí hậu khá thuận lợi đối với
sức khoẻ con người, thích hợp cho loại hình du lịch tham quan kết hợp leo núi,
dã ngoại. Nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển đều hơi lạnh, ít thích hợp
với du lịch nghỉ mát và tắm biển.
- Thời kỳ từ tháng XII đến tháng III: thời kỳ này khí hậu ít thích hợp với
sức khoẻ và việc tổ chức các hoạt động du lịch.
2.4.2. Tài nguyên khoáng sản
Trên các đảo thuộc huyện Cô Tô chỉ có mặt khoáng sản kim loại đen (sắt-
limonit) và khoáng sản vật liệu xây dựng: sét, kaolin, đá vôi san hô cát, cát kết.
- Kim loại đen (sắt -limonit)
Khoáng sản sắt thuộc loại limonit, chúng lộ rải rác ở nhiều nơi thường ở
những vết lộ đá gốc bờ biển nơi có mực nước thuỷ triều lên xuống. Quặng sắt
(limonit) thường lấp đầy các khe nứt hoặc bám vào bề mặt bóc mòn của đá gốc.
Hàm lượng quặng nghèo limonit chiếm 1%, 2% hoặc 3%. Nguồn gốc phong hoá
thấm đọng. Tuy hàm lượng tổng sắt cao hơn chỉ tiêu công nghiệp, nhưng hàm lượng
lưu huỳnh (S) cao hơn chỉ tiêu công nghiệp nên chất lượng quặng không cao. Trữ
lượng không đáng kể nên điểm quặng ít có triển vọng.
- Khoáng sản vật liệu xây dựng
+ Kao Lin: có
Quặng lộ rải rác ở nhiều nơi, chúng là sản phẩm phong hoá tại chỗ của đá bột
kết, sét kết thuộc hệ tầng Cô Tô. Các lớp kaolin phong hoá chỉ dày 2-5cm, nhưng có
nhiều lớp nằm xen trong cát kết. Các vết lộ kaolin phong hoá thường lộ ra ở phần
địa hình thấp, thoải ven thung lũng. Hầu hết các vết lộ thường có quặng kém chất
lượng, màu trắng vàng, lẫn nhiều sạn thạch anh. Điển hình cho loại hình khoáng sản
kaolin có điểm quặng bắc TT. Cô Tô; phía đông Cầu Cảng và ven rìa bờ biển phía
đông bắc đảo Trần. Nhìn chung chất lượng quặng không cao, quy mô điểm khoáng
hoá không lớn, nên ít có triển vọng.
+ Sét gạch ngói:
56
Khoáng sản sét gạch ngói phân bố tập trung xung quanh thung lũng Vàn
Chảy gồm 3 điểm quặng hoá: đông Vàn Chảy, bắc Vàn Chảy, nam Vàn Chảy. Các
điểm quặng sét gạch ngói thường phân bố trong diện lộ các trầm tích cát, sét, đôi
khi tảng có nguồn gốc sườn tích lũ tích. Bề dày thân khoáng sản 1-2m. Sét có màu
nâu vàng, nâu tím, dẻo, mịn. Thành phần hoá học (%) quặng không đồng nhất ở tất
cả các điểm khoáng hoá, nhưng đều đạt chất lượng cho sản xuất gạch ngói. Loại sét
này đã được nhân dân địa phương khai thác sản xuất gạch ngói ở vùng nam Vàn
Chảy, chúng cần được nghiên cứu tiếp theo.
+ Đá vôi xây dựng (đá vôi san hô):
Đá vôi san hô phân bố rải rác ở một số hõm núi ở phía nam cầu Thủ Mỹ. Các
cuội san hô do sóng đẩy trôi dạt vào các hõm núi tích tụ thành từng đống dài 6-10m,
rộng 2-3m, cao 0,5-3m. Điển hình cho loại hình khoáng sản vừa mô tả có điểm
quặng nam cầu Thủ Mỹ.
Điểm quặng tập trung trong hẻm núi và các cuội san hô tập trung thành dải
dài 1-30m, rộng 2-5m, dày 1-3m phủ trên trầm tích bở rời nguồn gốc biển tuổi
Holocen muộn (mQ2
3
). Quặng đá vôi san hô sử dụng để sản xuất vôi.
+ Cát kết, sạn kết
Khoáng sản cát kết, sạn kết có diện lộ khá rộng lớn, chúng tập trung ở tập 1
của các phân hệ tầng dưới, phân hệ tầng giữa và phân hệ tầng trên hệ tầng Cô Tô.
Cát kết đa khoáng hạt thô, đôi khi là sạn kết, phân lớp dày 1-4m, màu xám đen cứng
rắn, ngoài ra còn có cát kết hạt nhỏ phân bố xen kẽ trong suốt mặt cắt của hệ tầng,
phân lớp vừa, màu xám sang. Các đá cát kết, sạn kết có trữ lượng lớn, có thể sử
dụng để rải đường hoặc cưa cắt thành từng tấm để xây nhà.
+ Cát:
Có nguồn gốc biển phân bố trên thềm biển bậc I thường tập trung trong diện
tích khoảng 1km2 ở vùng Ngầu Phi Long. Cát có màu trắng, trắng phớt vàng hạt
nhỏ. Dân địa phương cũng đã từng khai thác để xây dựng.
57
2.4.3. Tài nguyên nước mặt
Diện tích thu nước trên các đảo thường bị hạn chế, hơn nữa, theo điều tra
mặt đệm dưới thảm rừng cũng như lớp thổ nhưỡng đã từng bị phá hủy, bào mòn sâu
sắc, ít có giá trị giữ, tích trữ nước, điều tiết dòng chảy mặt, nên mạng lưới dòng
chảy trên các đảo rất nghèo nàn, hầu hết chỉ có dòng chảy tạm thời.
Một số đảo lớn do diện tích thu nước khá rộng nên đã hình thành suối, độ dài
0,5-1,0km. Tuy nhiên, chỉ một vài trong số chúng có nước vào mùa khô, nhiều suối
do nằm trong địa hình trũng, bằng phẳng nên thường bị nhiễm mặn khi thuỷ triều
nên.
- Đảo Cô Tô có hệ thống suối ngắn, thoải và phân bố ở vùng bằng phẳng. Trừ
suối Hồng Vàn có nước vào mùa khô, phần lớn khe, suối chỉ có nước trong mùa mưa.
Đảo Thanh Lam có 3 suối, tập trung ở phía Tây Bắc của đảo là: Ngọc Mai,
Cáp Cháu và Bắc Bàn Xín. Mật độ sông suối trung bình trên đảo Thanh Lân là
0,23km/km
2, tương ứng với tổng chiều dài toàn bộ sông suối khoảng 4,0km.
Đảo Trần có địa hình chia cắt mạnh, gradient địa hình lớn, hình thành hàng
loạt các khe rãnh thoát nước mặt, theo hướng từ dải trung tâm đảo ra biển với tốc độ
khá cao. Các dòng chảy chỉ mang tính tạm thời vào mùa mưa.
Do mạng lưới sông suối kém phát triển nên nước phục vụ sinh hoạt của nhân
dân trên đảo phụ thuộc nhiều vào các hồ chứa. Trên toàn huyện đảo Cô Tô có
khoảng 22 hồ chứa nhỏ, tuy nhiên các hồ này chỉ có khả năng cung cấp nước vào
mùa mưa. Vào mùa khô, nước cho sinh hoạt và sản xuất khá khan hiếm. Nhiều gia
đình phải sử dụng các giếng bị nhiễm mặn ở sát biển.
Hiện tại, nhu cầu sử dụng nước của huyện là 2,14 triệu m3/năm. So với tiềm
năng tổng lượng nước năm và lượng nước mùa cạn là thoả mãn [43].
2.4.4. Tài nguyên nước ngầm
Trên quần đảo Cô Tô tồn tại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_tai_nguyen_vi_the_huyen_dao_co_to_phuc_vu.pdf