Luận văn Đánh giá thực tế hoạt động tái bảo hiểm thiết bị điện tử ở công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện

Trong số các nghiệp vụ BH đang triển khai của PTI thì nghiệp vụ BH TBĐT luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm (thường là hơn 50% tổng doanh thu kinh doanh BH). Đây cũng là nghiệp vụ đang chiếm vị trí số một trên thị trường BH phi nhân thọ Việt Nam.

Hoạt động hợp tác kinh doanh rất được công ty chú trọng vì khi hợp tác với các công ty tái BH lớn trên thế giới như Munich Re, Swiss Re, Hannover Re, Colloge Re, sẽ giúp công ty không chỉ học hỏi được kinh nghiệm mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh. PTI cũng chú trọng tăng cương trao đổi dịch vụ với các công ty BH gốc trong nước trên cơ sở đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người tham gia BH.

Bên cạnh các nghiệp vụ BH truyền thống, PTI rất tích cực nghiên cứu triển khai các dịch vụ BH mới như BH vệ tinh, BH bưu phẩm, bưu kiện,

Việc cải tổ cơ cấu các phòng ban cũng như chức năng, nhiệm vụ từng phòng cũng được công ty triển khai theo hướng chuyên ngiệp hoá, gọn nhẹ mà hiệu quả nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường.

 

doc74 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực tế hoạt động tái bảo hiểm thiết bị điện tử ở công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dạng, từ các rủi ro thiên tai như: mưa, bão, lũ, lụt, hoả hoạn, sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm,… cho tới các rủi ro do con người gây ra như sơ suất và bất cẩn của nhân viên vận hành, hành động ác ý, trộm cắp,… - Do đặc tính nhỏ gọn nên trong một phạm vi nhỏ hẹp có thể tập trung một khối lượng TBĐT có giá trị rất cao. Khi xảy ra tổn thất thì giá trị thường rất lớn. - Chi phí cho việc khôi phục, tạo lập lại những chương trình dữ liệu rất cao, đặc biệt là đối với những thiết bị vừa được tung ra thị trường hoặc những thiết bị phục vụ cho một mục đích chuyên biệt nào đó mà rất khó mua được thiết bị thay thế mới - Để có thể tự chủ về mặt tài chính trong cơ chế thị trường, mỗi một doanh nghiệp phải có cách khắc phục những tổn thất xảy ra. Mỗi một sự cố xảy ra đối với TBĐT đều dẫn đến những tổn thất lớn cho doanh nghiệp bởi giá trị rất lớn của cả TBĐT lẫn dữ liệu chứa trong nó. Bằng cách đóng một sô phí nhỏ cho công ty BH, doanh nghiệp có thể yên tâm sản xuất kinh doanh và có thể tự chủ tài chính khi có sự cố xảy ra. - Do TBĐT là loại thiết bị có hàm lượng công nghệ cao nên nó đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ cao về khoa học kỹ thuật cũng như tính cẩn thận. Trong thực tế, không phải người sử dụng nào cũng đáp ứng được yêu câu này nếu như không có sự tư vấn của các nhân viên của công ty BH. Vì vậy, việc tham gia BH TBĐT lại càng trở nên cần thiết hơn. Khi tham gia BH TBĐT, người được BH sẽ được tư vấn các biện pháp đề phòng rủi ro cũng như ngăn ngừa tổn thất xảy ra thêm, từ đó mà nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn cho công việc của mình. 2. Đặc điểm của BH TBĐT Do những đặc điểm riêng của TBĐT như đã nêu trong phần 1 về sự cần thiết của BH TBĐT mà BH TBĐT cũng có những đặc điểm riêng khác biệt ngoài những đặc điểm chung của các loại hình BH tài sản là: hình thức tự nguyện, áp dụng nguyên tắc thế quyền hợp pháp,… Dưới đây là các đặc điểm riêng đó. - Một là, đơn BH TBĐT có phạm vi rất rộng, thông thường là dạng đơn BH “mọi rủi ro”. Dựa trên đơn BH mọi rủi ro với rất ít các điều kiện loại trừ, nó bảo đảm việc bồi thường sau khi có tổn thất xảy ra thậm chí cả trong các trường hợp không đáng quan tâm hoặc không quan trọng đối với các tài sản khác, ví dụ như: việc vận hành thiếu chuyên môn, dao động điện áp, ám khói, ẩm ướt và nổ đèn chân không. Tuy nhiên, các hiểm hoạ ấy đã gây ra một rủi ro rất lớn, nghiêm trọng cho TBĐT có độ nhạy cảm cao cả về tần số cũng như tính khốc liệt. Tương tự như vậy, một nguyên nhân tương đối nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng lớn về tài chính do sự đình trệ trong kinh doanh bởi vì hoạt động này có thể hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng của TBĐT. - Hai là, điều khoản chuẩn trong đơn BH TBĐT có đưa ra điều khoản hoàn trả tiền trên cơ sở giá trị thay thế mới. Điều này đặt người được BH vào vị trí có sẵn nguồn tiền đầy đủ để thay thế ngay lập tức mà không có sự khấu trừ nào theo điều kiện “mới thay thế cũ”. - Ba là, trong BH TBĐT không nhận BH dưới giá trị thay thế mới đầy đủ của nó và người được BH phải điểu chỉnh lại số tiền BH trong trường hợp có bất kỳ biến động lớn nào về tiền lương hoặc giá cả. - Bốn là, BH TBĐT mở rộng cả với thiệt hại đối với mọi lĩnh vực phần mềm và sự ứng dụng của nó. Ngày nay, dữ liệu gốc và dữ liệu giao dịch được lưu trữ vào máy tính là nguồn thông tin chủ yếu của mỗi công ty. Do đó, cả phần mềm dữ liệu là tài sản có giá trị lớn đối với mọi doanh nghiệp. Sự tồn tại và tính chính xác của chúng bị đe doạ bởi rất nhiều rủi ro và hiểm hoạ, các hoạt động có thể bị gián đoạn cho tới khi việc khôi phục đầy đủ thông tin được hoàn thành. - Năm là, do đặc tính kỹ thuật nhỏ gọn, trong một đơn vị diện tích có thể tập trung nhiều TBĐT có giá trị lớn, khi xảy ra tổn thất thì hậu quả sẽ nghiêm trọng. 3. Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm thiết bị điện tử Đối tượng BH TBĐT được chia thành các loại thiết bị sau: - Hệ thống và thiết bị xử lý dữ liệu điện tử như: các hệ thống EDP, các thiết bị ngoại vi, các máy tính xử lý, bộ đếm, máy đếm thời gian dùng trong các cuộc thi thể thao. - Thiết bị thu phát thanh, truyền hình, điện ảnh, và thiết bị thu phát âm bao gồm: thiết bị thu phát (như các hệ thống phát vô tuyến định hướng, thiết bị Rađa, trạm vệ tinh mặt đất, Anten ngoài trời, Anten khối, các bộ phận kính thiên văn, bộ phản xạ vô tuyến); thiết bị phát thanh như: thiết bị ghi và tạo âm, phòng phát âm, thiết bị phát âm tại các trường học và các trung tâm hội họp bao gồm các phương tiện thu và phân phối; thiết bị truyền hình như: Camera, thiết bị ghi hình, phòng quay truyền hình, phòng ghi và sao Video, thiết bị sao, ghi và kiểm tra truyền hình…; thiết bị điện ảnh; thiết bị dùng trong các xe phát thanh lưu động. - Thiết bị chiếu sáng và thiết bị hàng hải: thiết bị chiếu sáng, các hệ thống tín hiệu, các hệ thống vô tuyến điện thoại và thiết bị hàng hải bằng điện tử. - Thiết bị nghiên cứu và thử vật liệu: các hệ thống nghiên cứu loại lớn như máy gia tốc hạt…, thiết bị thử vật liệu, thiết bị quang điện, thiết bị thí nghiệm. - Thiết bị viễn thông bao gồm thiết bị điện thoại, thiết bị truyền xa, thiết bị chụp ảnh từ xa, máy sao bản từ xa. - Thiết bị y tế bằng điện tử: thiết bị tia X dùng tron chẩn đoán bệnh, thiết bị bức xạ đẳng hướng dùng để trị liệu, thiết bị y tế sử dụng hạt nhân, thiết bị phân tích dùng trong y học, thiết bị y học vật lý và các thiết bị y tế điện tử khác. - Các bộ truyền dẫn tín hiệu: các hệ thống báo động, các hệ thống đồng hồ đo, máy dò tìm nhân viên và các hệ thống liên lạc bên trong. - Máy móc thiết bị dùng trong văn phòng, các bộ phận vẽ và sao chép dữ liệu: thiết bị tạo khuôn in tự động để minh hoạ, thiết bị điện, điện tử dùng trong văn phòng. - Bộ ghi và kiểm tra: hệ thống đo lường và điều khiển, hệ thống thử động cơ, thiết bị tự động hoá bằng máy tính, máy ghi bằng tín hiệu điện. 4. Phạm vi bảo hiểm Phạm vi BH TBĐT được quy định cho 3 phần. Người tham gia BH có thể tham gia một hoặc cả ba phần này, và khi đó, mức phí và quyền lợi của người được BH sẽ phụ thuộc tương ứng vào cách lựa chọn các phần này. Phần I: Tổn thất vật chất đối với TBĐT Công ty BH sẽ bồi thường cho người được BH những thiệt hại vật chất bất ngờ không lường trước xảy ra đối với TBĐT do các nguyên nhân như: cháy, sét đánh trực tiếp hoặc gián tiếp, đoản mạch, nước, sơ suất của người sử dụng và các sự cố ngẫu nhiên khác không bị loại trừ theo các điều kiện của đơn BH. Nếu các TBĐT đã được BH theo phần I nói trên thì người được BH có thể mua thêm cho các phần II và III như đề cập dưới đây: Phần II: phương tiện lưu trữ bên ngoài Công ty BH sẽ bồi thường cho người được BH những chi phí để sửa chữa hoặc thay thế các phương tiện lưu trữ bên ngoài trong trường hợp chúng bị tổn thất do các rủi ro được BH như quy định ở phần I gây ra và các chi phí để khôi phục lại những thông tin đã mất. Phần II chỉ có hiệu lực khi người được BH tham gia cả phần i của đơn BH này. Phần III: chi phí gia tăng Nếu hệ thống xử lý dữ liệu (EDP) bị tổn thất thuộc phạm vi BH I, công ty BH sẽ bồi thường cho người được BH các chi phí cho việc tạm thời thuê mướn các thiết bị thay thế cũng như các chi phí về nhân viên và các chi phí gia tăng khác theo quy định của đơn BH nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của người được BH không bị gián đoạn khi tổn thất xảy ra. 5. Những điểm loại trừ Nếu như phạm vi BH quy định các rủi ro có thể được BH thì ngược lại, những điểm loại trừ lại quy định các rủi ro mà khi xảy ra, công ty BH sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường. BH TBĐT có quy định những điểm loại trừ chung và các điểm loại trừ riêng áp dụng tương ứng cho 3 phần nêu trên. 5.1. Điểm loại trừ chung: Công ty BH không bồi thường những thiệt hại là hậu quả trực tiếp của sự hao mòn hay hư hỏng dần theo thời gian, chiến tranh, bạo lực, hành động ác ý hoặc có chủ ý của người được BH, phản ứng hạt nhân và nhiễm phóng xạ, lập trình sai, các chi phí để thực hiện công tác bảo dưỡng nhằm mục đích hạn chế và ngăn ngừa tổn thất và đảm bảo cho các TBĐT hoạt động an toàn. 5.2. Các điểm loại trừ riêng 5.2.1. Đối với tổn thất vật chất của TBĐT Công ty BH sẽ không chịu trách nhiệm với: - Mức khấu trừ theo quy định trong bản tóm tắt điều kiện BH mà người được BH phải chịu trong mọi sự cố. Tuy nhiên, nếu trong một sự cố có từ hai hạng mục trở lên thì người được BH chỉ phải chịu mức khấu trừ cao nhất trong các mức khấu trừ áp dụng cho các hạng mục bị tổn thất đó. - Tổn thất trực tiếp hay gián tiếp gây nên bởi núi lửa hay động đất, sóng thần, gió xoáy và bão mạnh từ cấp 8 trở lên. - Tổn thất mà hậu quả của nó là tác động của sự hao mòn, nứt vỡ, ăn mòn kim loại, mài mòn, đóng cặn, hư hỏng theo thời gian do các yếu tố bên ngoài tác động. - Tổn thất trực tiếp hay gián tiếp do các dịch vụ hoặc nguồn cung cấp, ví dụ: điện, nước, khí ga bị hỏng,… - Tổn thất do sư sai sót trong đơn BH tại thời điểm có hiệu lực mà người được BH nhận ra điều đó cho dù công ty BH có nhận ra hay không. - Tổn thất thuộc trách nhiệm của các nhà chế tạo hoặc các nhà cung cấp các hạng mục thiết bị được BH theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng. - Bất cứ khoản phát sinh nào có liên quan đến việc bảo dưỡng cho các hạng mục được BH. - Bất cứ các chi phí nào bỏ ra có liên quan tới việc khắc phục những trục trặc về các chức năng hoạt động trừ khi các hạng mục đó là do một tổn thất có thể được bồi thường theo đơn BH đó gây ra. - Tổn thất đối với các thiết bị cho thuê hay được thuê mà người chủ các thiết bị đó phải có trách nhiệm theo luật định hoặc theo một thoả thuận thuê mướn, bảo dưỡng nào đó. - Tất cả các tổn thất có tính chất hậu quả. - Tổn thất đối với các bộ phận như: bóng đèn, đèn điện tử, ống điện tử, ruy băng, cầu chì, vòng điện kín, dây đai, dây dẫn hoặc dây thép, xích, lốp cao su, các dụng cụ có thể thay đổi được, xilanh, các vật bằng thuỷ tinh, gốm,sứ, lưới lọc hoặc lưới thép hay bất kỳ chất liệu sử dụng nào (ví dụ như dầu bôi trơn, nhiên liệu, các loại hoá chất). - Các khuyết tật ảnh hưởng tới thẩm mỹ như: các vết tì xước trên bề mặt đã được đánh bóng, sơn hoặc tráng men. 5.2.2. Đối với phương tiện lưu trữ dữ liệu bên ngoài Công ty BH sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường đối với: - Mức khấu trừ quy định trong bảng tóm tắt điều kiện BH mà người được BH phái chịu trong mọi sự cố (giống như được quy định trong 5.2.1.) - Các chi phí phát sinh do lập chương trình, đục lỗ ghi nhãn hoặc chèn thông tin sai, xoá thông tin do nhầm lẫn hoặc loại bỏ (không dùng) các phương tiện chứa dữ liệu hoặc mất thông tin do tác động của từ trường. - Tất cả các loại tổn thất có tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào. 5.2.3. Đối với chi phí gia tăng Công ty BH sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường cho bất cứ chi phí gi tăng nào phát sinh do: - Có những quy định về hạn chế, do các nhà chức trách ban hành, liên quan đến việc thiết kế, chế tạo lại thiết bị EDP được BH hoặc hoạt động của các thiết bị đó. - Người được BH không có sẵn các quỹ cần thiết nhằm đáp ứng kịp thời việc sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị hư hại hay phá huỷ. CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TÁI BẢO HIỂM THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ TẠI PTI I. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY PTI 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty PTI 1.1. Sự ra đời Được sự đồng ý của cơ quan chức năng và Bộ Tài Chính, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện đã chính thức thành lập vào ngày 01/08/1998, gọi tắt là PTI (Posts & Telecommunications Joint – Stock Insurance Company), và đi vào hoạt động ngày 01/09/1998 theo quyết định thành lập: Số 3633/GP – UB ngày 01/08/1998 của UBND Thành phố Hà Nội. Giấy chứng nhận kinh doanh: Số 055051 ngày 12/08/1998 của Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Vốn điều lệ: 70.000.000.000 VND Trụ sở chính:134 Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội Các cổ đông chính của PTI là: - Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); - Công ty tái BH Quốc gia Việt Nam (Vina Re); - Công ty BH thành phố Hồ Chí Minh; - Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam; - Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam; - Tổng Công ty xây dựng Hà Nội; - Công ty vật tư Bưu điện I; Sự kết hợp hài hoà giữa các tổng công ty có dịchvụ dồi dào với các doanh nghiệp có kinh nghiệm về BH, tái BH trong và ngoài nước đã tạođiều kiện vững chắc cho hoạt động của PTI. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty PTI: Phó giám đốc Phòng Bảo hiểm Tài sản – Kỹ thuật Phòng Bảo hiểm phi hàng hải Các chi nhánh và văn phòng đại diện Giám đốc Phó giám đốc Phòng kinh tế kế hoạch Phòng Tái bảo hiểm Phong Bảo hiểm Hàng hoá Phòng Tổng hợp Giám đốc Hội đồng quản trị 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty: - kinh doanh trực tiếp các dịch vụ BH phi nhân thọ trong phạm vi trong nước và quốc tế; - Kinh doanh nhận tái và nhượng tái BH liên quan tới các nghiệp vụ BH phi nhân thọ; - Tham mưu, tư vấn cho các tổ chức kinh tế xã hội trong việc đánh giá và quản lý rủi ro; - Thực hiện các dịch vụ liên quan như: giám định, điều tra, tính toán nghiệp vụ, phân bổ tổn thẩt, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thức ba; - Hoạt độngđầu tư tài chính theo quy định của pháp luật; - Giúp các tổ chức, khách hàng BH, đào tạo cán bộ chuyên ngành BH. 1.3. Lĩnh vực kinh doanh: - BH tài sản-kỹ thuật; - BH hàng hoá; - BH xe cơ giới và con người; - Tái BH; - Đầu tư vốn. 1.4. Các nghiệp vụ BH của công ty Nhóm nghiệp vụ BH tài sản- kỹ thuật: * BH tài sản * BH kỹ thuật - BH mọi rủi ro cho tài sản - BH thiết bị điện tử - BH cháy và các rủi ro đặc biệt - BH xây dựng - BH gián đoạn trong kinh doanh - BH lắp đặt - BH trộm cắp - BH máy móc - BH tiền - BH thiệt hại kho lạnh * BH trách nhiệm * Các nghiệp vụ BH khác về tài sản - BH trách nhiệm với người thứ ba - BH trách nhiệm công cộng - BH trách nhiệm sản phẩm Nhóm nghiệp vụ hàng hoá - BH hàng hoá xuất khẩu; - BH hàng hoá nhập khẩu; - BH hàng hoá vận chuyển nội địa; Nhóm nghiệp vụ BH con người: - BH sinh mạng; - BH tai nạn con người (24/24); - BH y tế tự nguyện; - BH con người theo điều khoản kết hợp; - BH khách du lịch; - BH bồi thường chon người lao động; - BH toàn diện đối với học sinh; Nhóm nghiệp vụ xe cơ giới: - BH trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba; - BH vật chất xe cơ giới; - BH tai nạn, lái, phụ xe và hành khách trên xe; - BH kế hợp xe cơ giới. 1.5. Vài nét về hoạt động của PTI Do có định hướng đúng đắn nên mặc dù ra đời muộn hơn các công ty BH gốc khác, PTI bước đầu đã tạo chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường BH phi nhân thọ. Với gần 30 sản phẩm BH được triển khai rộng khắp trong phạm vi cả nước, thông qua 4 chi nhánh ở Hải Phòng, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và mạng lưới hệ thống đại lý tại 61 tỉnh thành phố, PTI về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phong phú của khách hàng, duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong số các nghiệp vụ BH đang triển khai của PTI thì nghiệp vụ BH TBĐT luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm (thường là hơn 50% tổng doanh thu kinh doanh BH). Đây cũng là nghiệp vụ đang chiếm vị trí số một trên thị trường BH phi nhân thọ Việt Nam. Hoạt động hợp tác kinh doanh rất được công ty chú trọng vì khi hợp tác với các công ty tái BH lớn trên thế giới như Munich Re, Swiss Re, Hannover Re, Colloge Re,…sẽ giúp công ty không chỉ học hỏi được kinh nghiệm mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh. PTI cũng chú trọng tăng cương trao đổi dịch vụ với các công ty BH gốc trong nước trên cơ sở đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người tham gia BH. Bên cạnh các nghiệp vụ BH truyền thống, PTI rất tích cực nghiên cứu triển khai các dịch vụ BH mới như BH vệ tinh, BH bưu phẩm, bưu kiện,… Việc cải tổ cơ cấu các phòng ban cũng như chức năng, nhiệm vụ từng phòng cũng được công ty triển khai theo hướng chuyên ngiệp hoá, gọn nhẹ mà hiệu quả nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của PTI Bắt đầu hoạt động từ năm 1998, kết quả doanh thu mà công ty đạt được qua các năm từ 1999- 2002 được thể hiện trong Bảng sau: Bảng 1: Tình hình thu kinh doanh của PTI từ 1999 – 2002 Đơn vị: triệu đồng Nội dung 1999 2000 2001 2002 Doanh thu % tăng Doanh thu % tăng Doanh thu % tăng I. Doanh thu kinh doanh BH 47.323 57.260 21,00 97.636 70,51 127.555 30,64 1. Doanh thu BH gốc 44.323 53.630 21,00 92.783 73,01 120.296 29,65 2. Doanh thu nhận tái BH 3.000 3.630 21,00 4.853 33,69 7.259 49,58 Doanh thu hoạt động đầu tư 4.166 5.240 25,78 7.300 39,31 10.180 39,45 Tổng 51.489 62.500 21,39 104.936 67,90 137.735 31,26 Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy 3 loại doanh thu là doanh thu BH gốc, doanh thu nhận tái BH, doanh thu từ hoạt động đầu tư đều tăng rất mạnh qua các năm đặc biệt là doanh thu BH gốc năm 2001 tăng hơn 73% so với năm 2000 chứng tỏ hiệu quả của công tác khai thác BH gốc cũng như uy tín mà công ty có được đối với khách hàng ngay từ những năm đầu hoạt động. Doanh thu nhận tái BH cũng như doanh thu từ hoạt động đầu tư đều tăng qua các năm với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Điều này có được là do công ty có định hướng đúng trong lĩnh vực đầu tư nên đã đem lại hiệu quả cao trong hoạt động này và đem lại lợi ích cho xã hội, công tác nhận tái BH cũng như công tác đánh giá rủi ro ngày càng hoàn thiện làm tăng khả năng nhận tái. Doanh thu nhận tái tăng mạnh còn chứng tỏ các công ty BH gốc như tái BH trong nước và quốc tế ngày càng tin tưởng vào khả năng của PTI và PTI có quan hệ tốt với họ. Doanh thu từng hoạt động đều tăng làm tổng doanh thu toàn công ty tăng nhanh ở mức bằng và hơn mức chung của toàn thị trường BH phi nhân thọ. Đây là dấu hiệu đàng mừng đối với một công ty trẻ như PTI. Để có thể có thấy rõ hơn tình hình kinh doanh của công ty, ta hãy xem xét bảng chi tiết các nghiệp vụ BH năm 2002: Bảng 2: Doanh thu chi tiết theo từng nghiệp vụ – năm 2002 Nội dung Kế hoạch Thực thu Tỷ lệ hoàn thành KH (%) Tỷ trọng (%) I. Doanh thu BH gốc 113.280 120.296 106,19 94,31 1. Hàng hoá 7.144 8.323 117,00 6,53 - Hàng nhập khẩu - Hàng xuất khẩu - Hàng V/C nội địa 4.747 1.039 1.328 5.910 1.082 1.331 124,50 104,14 100,23 4,63 0,85 1,05 2. Tài sản – kỹ thuật 81.231 85.293 105,00 66,87 - TBĐT - Cháy - XDLĐ - Các loại BHTS khác 64.944 5.051 6.921 4.315 70.361 4.420 6.035 4.477 108,34 87,50 87,20 103,75 55,16 3,47 4,73 3,51 3. Phi hàng hải 24.935 26.680 107,00 20,91 - BH xe cơ giới - BH con người 16.004 8.931 18.808 7.872 117,52 88,14 14,74 6,17 II. Nhận tái BH 5.902 7.259 123,00 5,69 Tổng cộng 119.182 127.555 107,03 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2002 – PTI) Nhìn vào Bảng 2, một điều dễ nhận thấy là nghiệp vụ BH TBĐT chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 55%) doanh thu kinh doanh BH + doanh thu nhận tái BH toàn công ty). Đây cũng là điều dễ hiểu bởi cổ đông lớn nhất của PTI la Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) với hệ thống Bưu điện rộng khắp trong toàn quốc, trong quá trình hoạt động cần đến rất nhiều TBĐT hiện đại, giá trị lớn. Nghiệp vụ này được dự đoán là còn có khả năng phát triển mạnh và lâu dài vì theo thống kê, tính đến năm 2002, tỷ lệ giá trị tài sản tham gia BH của VNPT mới đạt 61%. Như vậy la còn 31% chưa được BH. Về giá trị thì đây là một số rất lớn. Nhìn chung, các nghiệp vụ đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Điều này thể hiện sự phấn đấu và quyết tâm không ngừng của tập thể cán bộ công ty trong việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Nghiệp vụ BH hàng hoá xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu nhưng đó là tình trạng chung của thị trường bởi một thực tế là tỷ lệ kim ngạch hàng xuất khẩu được BH so với tổng kim ngạch hàng xuất khẩu toàn quốc năm 2002 theo thống kê là quá thấp: 0,25%. Nghiệp vụ BH xe cơ giới chiếm tỷ trọng khá cao (14,74%). Đây là một nghiệp vụ còn có nhiều hứa hẹn cùng với việc ban hành nghi định 13 của Chính phủ về bắt buộc tham gia BH trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Hiện tại, PTI có 4 chi nhánh hoạt động trên khắp các vùng trong toàn quốc. Chi nhánh tại Tp. HCM phục vụ khách hàng trên địa bàn thành phố và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Chi nhánh tại Cần Thơ triển khai kinh doanh BH tại các tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ. Các tỉnh miền Trung do chi nhánh tại Đà Nẵng đảm nhận. Chi nhánh Hải Phòng có phạm vi là các tỉnh miền Đông Bắc Bộ. Văn phòng Công ty (trụ sở chính) cùng hai văn phòng khu vực Hà Nội trực tiếp phục vụ khách hàn tại Hà Nội và các vùng lân cận. Số liệu về doanh thu chi tiết theo từng đơn vị được trình bày trong bảng sau: Bảng 3 doanh thu chi tiết theo từng đơn vị Tên đơn vị Năm 2001 Năm 2002 % tăng trưởng Tỷ trọng trong năm 2002 (%) 1. Văn phòng Công ty 46241 64597 39,70 50,64 2. Chi nhánh Tp. HCM 28521 33941 19,00 26,61 3. Chi nhánh Đà Nẵng 10441 13386 28,21 10,49 4. Chi nhánh Hải Phòng 5685 7460 31,22 5,85 5. Chi nhánh Cần Thơ 6748 8171 21,09 6,41 Tổng 97636 127555 30,64 100 Qua Bảng 3 ta thấy, các đơn vị đều có tốc độ tăng trưởng rất cao. Văn phòng Công ty có tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng cao nhất đã thể hiện được vai trò của mình. Chi nhánh Tp. HCM có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với các chi nhánh khác song về mức tăng tuyệt đối nó lại là chi nhánh tăng cao nhất. Chi nhánh Hải Phòng tuy có tỷ trọng thấp nhưng đầy hứa hẹn bởi tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai. II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ CỦA PTI Nghiệp vụ BH TBĐT của PTI được xếp trong nhóm BH Tài sản - Kỹ thuật và từ trước tới nay đều chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của nhóm nghiệp vụ cũng như trong tổng doanh thu toàn công ty. Ví dụ như năm 2002, trong Bảng 2, doanh thu nghiệp vụ BH TBĐT chiếm 55,16% tổng doanh thu kinh doanh BH (doanh thu phí BH gốc + doanh thu nhận tái BH), và chiếm 82,49% doanh thu của nhóm Tài sản - Kỹ thuật. Thông thường, nhóm Tài sản - Kỹ thuật có tỷ lệ bồi thường thấp hơn nhiều so với các nhóm khác. Để có thể thấy được hiệu quả của nghiệp vụ BH TBĐT trong nhóm Tài sản - Kỹ thuật, trước hết hãy theo dõi tình hình bồi thường của nhóm, sau đó so sánh tình hình bồi thường của riêng nghiệp vụ BH TBĐT với nhóm. Bảng 4: Tình hình triển khai nhóm nghiệp vụ BH Tài sản - Kỹ thuật của PTI từ năm 1998 – 2002 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng 1. Doanh thu phí 2.004 33.051 49.982 61.411 85.293 231.741 2. Số tiền bồi thường 589 1.339 8.422 14.763 16.769 41.882 3. Tỷ lệ bồi thường 29,40% 4,05% 16,85% 24,04% 19,66% 18,07% Bảng 5: Tình hình triển khai nghiệp vụ BH TBĐT của PTI từ năm 1998 – 2002 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng 1. Doanh thu phí 1.679 27.841 42.797 52.639 70.361 195.317 2. Số tiền bồi thường 443 1.072 6.107 11.602 12.201 31.425 3. Tỷ lệ bồi thường 26,38% 3,85% 14,27% 22,04% 17,34% 16,09% Vì doanh thu phí BH TBĐT luôn chiếm tỷ trọng lớn (hơn 80%) trong nhóm BH Tài sản - Kỹ thuật nên giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cả về doanh thu phí, số tiền bồi thường, tỷ lệ bồi thường. Doanh thu phí cũng như số tiền bồi thường của nhóm và của riêng nghiệp vụ BH TBĐT đều tăng hoặc giảm với tỷ lệ xấp xỉ như nhau. Đồng thời, tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ BH TBĐT cũng tăng hoặc giảm cũng với tỷ lệ này của nhóm nhưng luôn ở mức thấp hơn. Điều này chứng tỏ hiệu quả của nghiệp vụ này: Khả năng đem lại lợi nhuận cao do chỉ phải bồi thường ít so với số phí thu được rất cao. Từ hai Bảng trên dễ nhận thấy tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ TBĐT luôn thấp hơn của nhóm Tài sản - Kỹ thuật. Nguyên nhân là do kinh nghiệm của cán bộ khai thác, đánh giá, quản lý rủi ro,… rất tốt, một phần cũng là do đặc thù của nghiệp vụ này thường có tỷ lệ bồi thường thấp. Năm 1998, doanh thu phí (của nhóm cũng như của riêng TBĐT) thấp do công ty mới đi vào hoạt động được 4 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12), tỷ lệ bồi thường cao là do mới lần đầu triển khai nên công ty còn thiếu kinh nghiệm về công tác khai thác, công tác giám định và tính phí. Sang năm 1999, doanh thu phí BH TBĐT tăng xấp xỉ 1658% (tức là 16,58 lần) do công ty đã bước đầu ổn định hoạt động, nhân sự, tích lũy kinh nghiệm. Cũng vì lý do này mà tỷ lệ bồi thường của nhóm Tài sản - Kỹ thuật cũng thấp theo(4,05%). Năm 2000 và năm 2002 có tỷ lệ bồi thường ở mức trung bình và ổn định. Chỉ có năm 2001 có tỷ lệ bồi thường cao do trong năm này có nhiều vụ tổn thất lớn xảy ra và do công ty tiến hành giải quyết dứt điểm những khiếu nại bồi thường còn tồn đọng trong năm 2000 chuyển sang. Điều này thể hiện quyết tâm của công ty trong phục vụ khách hàng tuy mới chỉ đi vào hoạt động được ít năm. Tỷ lệ bồi thường tăng cao trong năm 2001 song nếu so với các nghiệp vụ khác thì tỷ lệ này còn rất thấp: BH hàng hoá (70% –80%), BH con người (48%), BH xe cơ giới (30%). Năm 2002, doanh thu phí nhóm Tài sản - Kỹ thuật của PTI chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường (khoảng29%) trong đó phí BH TBĐT chiếm 82,49%. Bảo Việt là công ty đứng thứ hai trên thị trường BH trong nhóm nghiệp vụ này (chiếm 27%) tuy nhiên phí BH TBĐT chỉ chiếm khoảng 2% - 3%, các công ty khác cũng vậy. Như vậy, có thể nói rằng tỷ lệ bồi thường của PTI nghiệp vụ TBĐT l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá thực tế hoạt động tái Bảo Hiểm thiết bị Điện tử ở công ty Cổ phần Bảo Hiểm Bưu Điện.doc
Tài liệu liên quan