Luận văn Đánh giá thực trạng huy động và cho vay vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn tại NHNo & PTNT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh

Nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Thuận Thành ngày càng tăng nhanh. Quán triệt phương châm đi vay để cho vay", Ngân hàng đã đặt nguồn vốn huy động lên hàng đầu, bằng mọi biện pháp để tăng nguồn vốn vì hoạt động của Ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn huy động được. Những năm qua ngân hàng đã áp dụng các mức lãi suất huy động linh hoạt, đa dạng hoá các hình thức huy động nên đã tự cân đối được lượng tiền mặt trên địa bàn để cho vay, chi trả tiền gửi và thanh toán sòng phẳng các khoản chi. Do đó đã tạo được lòng tin đối với khách hàng.

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng huy động và cho vay vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn tại NHNo & PTNT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớng CNH - HĐH đang ngày càng cho hiệu quả kinh tế hơn. Qua biểu 4 ta thấy, tổng giá trị sản xuất của huyện ba năm qua tăng trưởng khá cao và ổn định. Năm 2000 so với năm 1999 giá trị sản xuất tăng 11,72%, năm 2001 so với năm 2000 giá trị sản xuất tăng 8,91%, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 10,31%. Ngành nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho khu vực nông thôn. Năm 2000, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 312.499,6 triệu đồng, tăng 4,28% so với năm 1999; năm 2001là 327.343,5 triệu đồng, tăng 4,75% so với năm 2000. Tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 4,51%. Ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện có tốc độ tăng trưởng ổn định có sự đóng góp tích từ ngành chăn nuôi, còn ngành trồng trọt trong 3 năm qua tốc độ tăng trưởng ở mức thấp cho thấy tâm lý một số nông dân ngày càng ít coi trọng đến phát triển ngành trồng trọt. Tổng giá trị sản xuất ngành CN - TTCN tăng khá cao trong những năm qua, trung bình mỗi năm tăng 18,21% đã góp phần tích cực tạo nên sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của huyện, phù hợp với chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Còn lại ngành TM - DV có tốc độ tăng trưởngcao nhất, trung bình mỗi năm tăng 22,07%, cho thấy khi nền kinh tế thị trường phát triển càng cao thì ngành TM - DV ngày càng có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, cơ cấu giá trị sản xuất của ngành còn nhỏ ( năm 2001 là 20,28%) nên chưa thực sự ảnh hưởng lớn đến giá trị sản xuất chung của vùng. Tóm lại, tốc độ tăng trưởng của các ngành cao và ổn định chứng tỏ quá trình đổi mới của Đảng và Nhà nước ta ngày càng có tác dụng tích cực đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân. 3.2 Phương pháp nghiên cứu. 3.2.1 Phương pháp chung Dùng biện pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử khoa học để nhận, phân tích, đánh giá các vấn đề một cách khoa học và khách quan 3.2.2 Các phương pháp chuyên môn 3.2.2.1 Phương pháp thống kê kinh tế. Nguồn tài liệu thu thập được chúng tôi tiến hành tổng hợp các dạng thông tin cùng loại, số liệu thống kê thu được được lập thành bảng cho cả vùng cho hộ điều tra, tính bình quân các chỉ tiêu cho cả vùng và cho hộ điều tra. sau đó tiên hành phân tích mức độ của hiện tượng, mối tác động qua lại giữa các hiện tượng. Từ đó rút ra bản chất, quy luật của hiện tượng, dự báo xu thế phát triển của nó và đề ra các giải pháp có căn cứ khoa học để giải quyết vấn đề. 3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu. Việc nghiên cứu sẽ sử dụng hai loại số liệu để phân tích, đó là các số liệu thu thập từ những nguồn sẵn có và các số liệu do bản thân tác giả tự đi điều tra thu thập phân tích. * Số liệu thu thập từ nguồn sẵn có: - Các thông tin hoạt động của NHNo & PTNT được thu thập từ sách báo, tạp chí, luận văn tốt nghiệp về tín dụng Ngân hàng, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ tại Phòng tư liệu Khoa kinh tế và thư viện trường ĐHNNI. Các số liệu này thu thập nhằm nắm bắt thông tin sau: 1. Thông tin về nguồn vốn: khối lượng vốn, nguồn của vốn. 2. Các thông tin về việc sử dụng nguồn vốn: Doanh số cho vay, số lượt hộ vay vốn, tổng dư nợ, số hộ dư nợ. 3. Các thông tin về hiệu quả của nguồn vốn: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ hộ quá hạn, số hộ thoát khỏi nghèo đói. * Thu thập số liệu tại cơ sở - Các số liệu cô bản về tình hình kinh tế - xã hội của huyện được lấy từ Phòng nông nghiệp, Địa chính và Phòng thống kê của huyện. - Các số liệu về huy động vốn, cho vay vốn được thu thập tại Phòng kế toán, Phòng tín dụng ở NHNo & PTNT huyện Thuận Thành. - Lấy thông tin về hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng Ngân hàng qua phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo, cán bộ ngân hàng và thu thập ý kiến khách hàng thông qua phiếu điều tra. Phiếu điều tra bao gồm các bươc sau: 1. Chọn mẫu điều tra: Chọn 90 hộ điều tra, trong đó có 30 hộ gửi tiền vào ngân hàng và 60 hộ vay vốn ngân hàng tại 3 xã: Mão Điền, An Bình, Song Hồ 2. Xây dựng phiếu điều tra + Đối với người gửi tiền. Phần1: Thông tin cơ bản về hộ đựơc phỏng vấn: tên, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, số nhân khẩu và lao động, thu nhập của hộ. Phần 2: Tình hình gửi tiền tại Ngân hàng: lượng tiền gửi, thời gian, lãi suất tiền gửi. Phần 3: ý kiến khách hàng về việc huy động vốn. + Đối với người vay vốn. Phần 1: Thông tin cơ bản về hộ được phỏng vấn: tên, tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, số nhân khẩu và lao động, thu nhập của hộ. Phần 2: Tình hình vay vốn: số lượng, thời gian, lãi suất vay vốn, mục đích vay vốn Phần 3: ý kiến khách hàng về thủ tục cho vay của Ngân hàng, lãi suất cho vay của ngân hàng, mức cho vay của ngân hàng. Phần 4: Tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn vay của hộ: dùng vào mục đích gì, hiệu quả như thế nào, thu nhập của hộ sau khi sử dụng vốn vay. 3.2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu Sau khi thu thập được số cần thiết tiến hành xử lý số liệu bằng máy vi tính (chương trình EXCEL), máy tính bỏ túi. 3.2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu. * Các chỉ tiêu chủ yếu dùng để phân tích: - Chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn huy động: để xác định khả năng thu hút vốn của ngân hàng (vốn ngắn hạn, trung dài hạn) - Chỉ tiêu phân tích doanh số cho vay: Tổng dư nợ, nợ quá hạn. Từ đó phân tích kinh nghiệm sử dụng vốn của ngân hàng qua các năm. - Chỉ tiêu phân tích việc sử dụng vốn vay của hộ nông dân: Sử dụng theo ngành nghề, theo loại hộ, sử dụng đúng sai so với mục đích, việc hoàn trả vốn của hộ nông dân. Từ đó thấy được tinh thần trách nhiệm của hộ nông dân trong việc vay vốn. * Phương pháp phân tích: - Thống kê mô tả: tính toán chỉ tiêu số tuyệt đối và mô tả ý nghĩa của hiện tượng. - Thống kê so sánh: Xử lý các số liệu để tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối, chỉ rõ mức độ và nguyên nhân biến động của hiện tượng. Phần iv KếT QUả NGHIÊN CứU 4.1 Tình hình cơ bản của NHNo & PTNT huyện Thuận Thành 4.1.1 Mục tiêu kinh doanh của ngân hàng NHNo & PTNT huyện Thuận Thành là một chi nhánh trực thuộc NHNo &PTNT tỉnh Bắc Ninh. Quán triệt các nghị quyết của Đảng, của Hội đồng nhân dân huyện Thuận Thành, NHNo huyện đã tích cực huy động, khai thác mọi nguồn vốn để mở rộng các hình thức cho vay, làm sao cho vay phải đúng hướng, đúng mục đích, có hiệu quả. Cũng như bao NHNo & PTNT khác, NHNo & PTNT huyện Thuận Thành có mục tiêu chung đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hộ nông dân phát triển sản xuất, giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân trong huyện. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa nông nghiệp nông thôn đi lên. Ngân hàng hoạt động với phương châm ²đi vay để cho vay" cho nên ngân hàng phải tạo cho mình một sức cuốn hút với tư cách là người đi vay. Chỉ có như vậy thì mục tiêu đạt được lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh mới trở thành hiện thực. Quan điểm hàng đầu của ngân hàng là ²Sự thành công của khách hàng là sự thành công của ngân hàng" 4.1.2 Hệ thống tổ chức của NHNo & PTNT huyện Thuận Thành Ngân hàng là đơn vị kinh doanh tiền tệ. Trong mỗi nghiệp vụ đòi hỏi phải có tính logíc, chính xác. Để hoạt động ngân hàng đạt kết quả cao, đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho các hộ nông dân phát triển sản xuất Ngân hàng cần xây dựng một đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp, làm việc gắn kết nhịp nhàng theo hướng chuyên môn hoá. Hiện nay, tính đến thời điểm tháng 5/2002 đội ngũ cán bộ công nhân viên của NHNo & PTNT huyện Thuận thành có 33 người, trong đó: - Trình độ đại học 8 người - Trình độ cao đẳng 11 người - Trình độ trung cấp 14 người Bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT huyện Thuận Thành được bố trí gồm 3 phòng: Ban Giám Đốc (3 người) sơ Đồ Tổ Chức Của NHNo & PTNT huyện Thuận Thành Ngân hàng cấp IV Dâu (8 người) Phòng hành chính nhân sự (4 người) Phòng kế toán (8 người) Phòng kinh doanh (10 người) - Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, đồng thời kiêm về vấn đề kho và giao dịch, thu chi tiền mặt. - Phòng kinh doanh: làm nhiệm vụ chỉ đạo nghiệp vụ kinh doanh,theo dõi kế hoạch tổng hợp số liệu ngân hàng về nghiệp vụ kinh doanh - Phòng tổ chức: Chịu trách nhiệm theo dõi hồ sơ cán bộ, tổ chức hành chính và tiền lương cho cán bộ công nhân viên, các công việc hành chính cơ quan. Trung tâm gồm một giám đốc và hai phó giám đốc chịu trách nhiệm theo dõi và chỉ đạo chung Để tiện cho việc huy động và cho vay vốn NHNo & PTNT huyện Thuận Thành đã chia ra làm hai trụ sở giao dịch đặt tại hai nơi khác nhau trên địa bàn huyện: Ngân hàng trung tâm đặi tại thị trấn Hồ phụ trách 10 xã và một thị trấn gồm: thị trấn Hồ, Mão Điền, An Bình, Hoài Thượng, Gia Đông, Đại Đồng Thành, Ninh Xá, Nghĩa Đạo, Song Hồ, Đình Tổ, Trạm Lộ. Ngân hàng cấp 4 Dâu phụ trách 7 xã gồm: Thanh Khương, Hà Mãn, Trí Quả, Ngũ Thái, Nguyệt Đức, Xuân Lâm, Song liễu. 4.2 Hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Thuận Thành 4.2.1 Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Thuận Thành Nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Thuận Thành ngày càng tăng nhanh. Quán triệt phương châm ²đi vay để cho vay", Ngân hàng đã đặt nguồn vốn huy động lên hàng đầu, bằng mọi biện pháp để tăng nguồn vốn vì hoạt động của Ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn huy động được. Những năm qua ngân hàng đã áp dụng các mức lãi suất huy động linh hoạt, đa dạng hoá các hình thức huy động nên đã tự cân đối được lượng tiền mặt trên địa bàn để cho vay, chi trả tiền gửi và thanh toán sòng phẳng các khoản chi. Do đó đã tạo được lòng tin đối với khách hàng. Số dư nguồn vốn đến thời điểm 31/12 các năm 1999, 2000 và 2001 được thể hiện ở bảng 5. Qua bảng 5 ta thấy, ba năm qua tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng khá cao, năm 2000 tăng 28,12% so với năm 1999, năm 2001 tăng 25,75% so với năm 2000, bình quân ba năm tăng 26,93%. Tổng nguồn vốn tăng cao giúp cho ngân hàng chủ động trong kinh doanh, đáp ứng được nhiều nhu cầu về vốn cho hộ nông dân phát triển sản xuất. Trong tổng vốn thì nguồn vốn huy động tại địa phương luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn của ngân hàng và ngày càng tăng lên. Tính đến 31/12/1999 lượng vốn huy động tại địa phương là 23.696 triệu đồng, chiếm 73,84% tổng nguồn vốn; năm 2000 là 30.987 triệu đồng, chiếm 75,73% tổng nguồn vốn; đến năm 2001 là 40.420 triệu đồng, chiếm 78,18% tổng nguồn vốn. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 30,60%. Điều này chứng tỏ tiềm năng về vốn nhàn rỗi trong dân ở huyện Thuận Thành vẫn còn và chiến lược huy động vốn của Ngân hàng là khá tốt. Đạt được kết quả đó là do những năm qua ngân hàng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho khách hàng, trả lãi trước tiền gửi đã tạo ra sự hấp dẫn cho khách hàng Nguồn vốn TW trong ba năm qua có tăng nhưng ở mức không cao, bình quân 3 năm tăng 16,01%. Tốc độ tăng nguồn vốn TW thấp hơn tốc độ tăng nguồn vốn huy động ở huyện cho thấy NHNo & PTNT huyện Thuận Thành ngày càng chủ động trong việc kinh doanh, ít phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài, phù hợp với mục tiêu quản lý vĩ mô về tài chính (tiền tệ) của nhà nước ²khai thác sức dân tài chợ cho dân". Trong cơ cấu nguồn vốn của TW thì nguồn vốn ưu đãi cho họ nghèo chiếm tỷ lệ cao và tăng nhanh qua các năm. Năm 1999 nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo là 5.412 triệu đồng, chiếm 64,47% tổng nguồn vốn của TW; đến năm 2001 là 8.478 triệu đồng, chiếm 75,16% nguồn vốn của TW. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 25,51%. Nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao và tăng nhanh qua các năm cho thấy Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển kinh tế hộ nghèo trong huyện nhằm thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, thu dần khoảng cách giữa người giàu và người nghèo tạo công bằng trong xã hội. Hai nguồn vốn WB và ADB nằm trong cơ cấu nguồn vốn của TW được Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển châu á uỷ thác cho NHNo & PTNT huyện Thuận Thành đầu tư vào một số ngành sản xuất có trọng điểm, ưu tiên cho các dự án có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể nên trong thời gian qua hai nguồn vốn này ít có sự thay đổi. Trong những năm tới NHNo & PTNT huyện Thuận Thành cần có những biện pháp khai thác, thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn này để bổ xung vào nguồn vốn cho vay Tóm lai, nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Thuận Thành những năm qua tăng liên tục với tốc độ cao góp phần tích cực giải quyết vấn đề thiếu vốn phát triển sản xuất ở các hộ nông dân, đồng thời góp phần thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng. 4.2.2 Lãi suất tín dụng Lãi suất huy động là công cụ để Ngân hàng thu hút nguồn vốn của dân cư, khi lãi suất cao thì ngân hàng có khả năng thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Tuy nhiên, để đảm bảo được hoạt động kinh doanh của mình, ngoài việc phải áp dụng mức lãi suất huy động theo khung lãi suất của NHNN thì ngân hàng phải điều chỉnh sao cho lãi suất huy động hợp lý, vừa đảm bảo được hoạt động kinh doanh, vừa khuyến khích được người dân gửi tiền vào ngân hàng. Mức lãi suất huy động vốn theo thời gian của NHNo & PTNT huyện Thuận Thành được thể hiện qua bảng 6. Bảng 6: Lãi suất huy động của NHNo & PTNT huyện Thuận Thành. (ĐVT % /tháng) Thời hạn 1999 2000 2001 Tiền gửi * Không kỳ hạn 0,30 0,20 0,20 * Kỳ hạn 3 tháng 0,45 0,35 0,40 * Kỳ hạn 6 tháng 0,60 0,40 0,45 * Kỳ hạn 12 tháng 0,85 0,50 0,55 (Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT huyện Thuận Thành) Qua bảng 6 ta thấy, mức lãi suất huy động của Ngân hàng còn thấp, không ổn định qua từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Đây là một lý do lớn ảnh hưởng tới tốc độ huy động vốn của ngân hàng. Để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư thì công tác thông tin, tuyên truyền về mức lãi suất huy động là rất quan trọng. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, mức lãi suất chưa thực sự đến với người dân, số người biết mức lãi suất của Ngân hàng là rất ít, mà chỉ có những người có quan hệ thường xuyên với ngân hàng mới thực sự biết nó. Hiện nay, Ngân hàng mới chỉ niêm yết mức lãi suất huy động tại bàn gửi tiền. Vì vậy, người dân chưa nắm bắt được cụ thể về các mức lãi suất của ngân hàng và chỉ khi họ đến bàn huy động mới biết rõ mức lãi suất Ngân hàng đang áp dụng. Do vậy làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác huy động vốn của ngân hàng. Nhìn chung, mức lãi suất hai năm gần đây thấp hơn năm 1999 gây ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ huy động vốn của Ngân hàng, bên cạnh đó đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân hàng còn mỏng nên công tác tuyên truyền về sự biến động mức lãi suất qua từng thời kỳ chưa được tốt. Tuy nhiên lượng vốn mà NHNo & PTNT huyện Thuận Thành huy động được trong thời gian qua cũng là một cố gắng lớn. 4.2.3 Thủ tục nhận tiền gửi Khi khách hàng có tiền muốn gửi vào Ngân hàng dưới dạng kỳ phiếu hay tiết kiệm khách hàng phải đăng ký với nhân viên ở phòng kế toán. Sau khi khách hàng nhận được tờ kỳ phiếu hoặc sổ tiết kiệm và điền vào các mục: Họ tên: Địa chỉ: Số chứng minh thư: Số tiền gửi: Thời gian: Kế toán làm sổ ký và chuyển sang thủ quỹ để kiểm tiền sau đó ký vào sổ hoặc số tiền đã nhận và chuyển chứng từ cho kế toán để đối chiếu và ký vào sổ tiết kiệm hay kỳ phiếu. Với thủ tục nhận tiền gửi đôn giản cùng với thái độ làm việc, cởi mở của đội ngũ cán bộ đã tạo thuận lợi cho khách hàng đến gửi tiền. 4.3 Thực trạng cho vay vốn của NHNo & PTNT huyện Thuận Thành Những năm qua NHNo & PTNT huyện Thuận Thành đã phát huy khá tốt thế mạnh của một tổ chức tín dụng chính thống trên địa bàn huyện, đáp ứng nhu cầu về vốn cho hàng triệu lượt hộ với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Vốn vay giúp cho các hộ thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hộ, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Đặc biệt khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, sản xuất kinh doanh của các ngành, các thành phần kinh tế chủ yếu theo hướng hàng hoá thì nhu cầu về vốn để đầu phát triển sản xuất, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ. 4.3.1 Quy chế tín cho vay vốn của ngân hàng 4.3.1.1 Nguyên tắc và điều kiện cho vay vốn. a/ Nguyên tắc cho vay vốn Khách hàng vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp phải dựa trên các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng - Phải hoàn trả nợ gốc tiền vay đúng thoả thuận trong hợp đồng - Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện quy định của Chính phủ, Thống đốc NHNN và hướng dẫn về đảm bảo tiền vay của NHNo đối với khách hàng b/ Điều kiện vay vốn: NHNo & PTNT huyện xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể là: + Pháp nhân: Phải có đủ các điều kiện được công nhận là pháp nhân và năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân. + DNTN phải được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp tư nhân. Chủ DNTN phải có đủ hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự . + Hộ gia đình cá nhân: Cư trú tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố nơi chi nhánh Ngân hàng cho vay đóng trụ sở. Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với NHNo là chủ hộ hoặc người đại diện của chủ hộ; chủ hộ hoặc người đại diện phải có đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự. + Tổ hợp tác: Đại diện của tổ hợp tác phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. + Có vốn tự có tham gia vào dự án phương án sản suất kinh doanh dihj vụ đời sống. + Kinh doanh có hiệu quả: Có lãi, đối với khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống phải có nguồn thu ổn định để trả nợ ngân hàng. + Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại Ngân hàng. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh,dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi . - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của chính phủ, của thống đốc NHNN và hướng dẫn của NHNo . 4.3.1.2 Thủ tục cho vay và quy trình xét duyệt cho vay. a/ Thủ tục cho vay. Đối với hộ gia đình cá nhân, tổ hợp tác gồm những thủ tục sau : * Hồ sơ pháp lý : - CMTND, Hộ khẩu (các giấy tờ này chỉ xuất trình khi làm thủ tục vay vốn). - Giấy phép đăng ký kinh doanh (đối với các hộ kinh doanh). - Hợp đồng hợp tác(đối với tổ hợp tác). - Giấy uỷ quyền cho người đại diện nếu có. * Hồ sơ vay vốn: - Đối với hộ vay vốn không cần phải thực hiện thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thì hồ sơ vay vốn gồm giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh . - Đối với hộ vay vốn phải thực hiện thế chấp, cầm cố, bảo lãnh gồm : + Giấy đề nghị vay vốn . + Dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh . + Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định . - Đối với cho vay hộ gia đình, cá nhân qua tổ vay vốn ngoài các hồ sơ đã quy định như trên đối với từng hộ gia đình cá nhân phải có thêm : + Biên bản thành lập tổ vay vốn, danh sách thành viên có xác nhận của UBND phường xã . + Hợp đồng dịch vụ vay vốn . b/ Quy trình xét duyệt cho vay. * Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, có trách nhiệm đối chiếu danh mục hồ sơ theo quy định, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng loại hồ sơ và báo cáo trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng. * Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng trình, tiến hành xem xét tái thẩm định (nếu cần thiết ), hoặc trực tiếp làm thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng ghi ý kiến và báo cáo thẩm định và tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc xét duyệt. * Giám đốc NHNo nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có ) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay và giao cho phòng tín dụng: - Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết bằng văn bản. - Nếu cho vay thì NHNo nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng - Khoản vay vượt quá quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện hành của NHNo Việt Nam. * Sau khi hoàn tất các khâu công việc trên nếu khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay thì bộ phận tín dụng chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán thanh toán. thủ quỹ thực hiện giải ngân cho khách hàng cán bộ tín dụng vào sổ theo dõi cho vay thu nợ. 4.3.1.3 Cách thức cho vay và lãi suất cho vay. a/ Cách thức cho vay: NHNo & PTNT huyện Thuận Thành đang áp dụng cách thức cho khách hàng vay vốn như sau: - Cho vay trực tiếp tới khách hàng tại nơi giao dịch chính đặt tại thị trấn Hồ và tại ngân hàng cấp IV Dâu - Cho vay thông qua các tổ chức xã hội như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh... - Cho vay thông qua các tổ chức tài chính trung gian như: HTX tín dụng. Trong đó ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay trực tiếp tới hộ nông dân, ngoài ra Ngân hàng còn áp dụng nhiều cách thức cho vay khác. Qua đây cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tăng lên vì sự đa dạng hoá về cách thức cho vay đã tạo thuận lợi cho hộ nông dân đỡ mất thời gian đến điểm giao dịch chính. b/ Lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay là yếu tố nhạy cảm ảnh hưởng đến lượng vốn cho vay của Ngân hàng. Để kích thích các hộ nông dẫn các hộ nông dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, tăng thu nhập, đồng thời đem lại lợi nhuận cho hoạt động Ngân hàng thì việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay phù hợp là điều đáng quan tâm. Trước đây NHNo & PTNT huyện Thuận Thành luôn áp dụng mức lãi suất dập khuôn theo quy định của NHNN gây nên nhiều bất cập trong việc cho vay giữa các vùng kinh tế có điều kiện khác nhau. Nhưng hiện nay ngân hàng nông nghiệp huyện được phép điều chỉnh mức lãi xuất cho vay dao động xung quanh mức lãi xuất cơ bản một lượng theo quy định của ngân hàng nhà nước cho phù hợp với địa phương mình. Công thức tính lãi suất được Ngân hàng áp dụng như sau: Lãi suất cho vay = Lãi suất huy động + Chi phí quản lý hợp lý + Thuế + Bù đắp rủi ro + Có tích luỹ. 4.3.2 Thực trạng cho vay của NHNo & PTNT huyện Thuận Thành tới các hộ nông dân. NHNo & PTNT huyện Thuận Thành những năm qua đã đóng vai trò là tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hộ nông dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ. Qua bảng 7 ta thấy, tổng vốn Ngân hàng cho các hộ nông dân vay tăng khá cao qua mấy năm gần đây. Năm 2000, tổng vốn cho vay là 33.428 triệu đồng, tăng 29, 01% so với năm 1999; đến năm 2001 là 41.304 triệu đồng, tăng 23,58% so với năm 2000. Bình quân ba năm tăng 26,29%. Trong cơ cấu lượng vốn cho vay ta thấy ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất và đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 1999 lượng vốn vay đầu tư cho nông nghiệp là 16.946 triệu đồng, chiếm 65,41% tổng vốn vay; đến năm 2001 là 25.883 triệu đồng, chiếm 62,66% tổng vốn vay. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 23,65%. Lượng vốn vay đầu tư cho ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần qua các năm chứng tỏ trên địa bàn huyện chứng tỏ trên địa bàn huyện sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo. Ngành CN - TTCN là ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu vốn vay và có tốc độ tăng trưởng cao nhất, bình quân 3 năm tăng 34,02%. Tốc độ tăng trưởng cao chứng tỏ các nghề các nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và một số ngành nghề khác đang phát huy thế mạnh. Trong những năm tiếp bước cùng cả nước thực hiện công cuộc CNH - HĐH đất nước, Ngân hàng cùng các đơn vị chức năng cần có những chính sách thiết thực hơn nữa cho hộ nông dân vay vốn phát triển các ngành CN - TTCN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập. Ngoài hai ngành nông nghiệp và công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn vay, còn lại ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ song lượng vốn đầu tư cho ngành lại tăng khá cao qua các năm. Năm 2000 lượng vốn đầu tư cho nghành là 4.308 triệu đồng, tăng 25,12% so với năm 1999; đến năm 2001 lượng vốn này là 5.511 triệu đồng, tăng 27,92% so với năm 2000. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 26,52% Tóm lại, lượng vốn vay, số hộ vay vốn của NHNo & PTNT tăng khá nhanh trong mấy năm gần đây cho thấy hoạt động tín dụng trên địa bàn huyện ngày càng có hiệu quả. 4.3.2.1 Thực trạng cho vay vốn đến ngành nông nghiệp. Thuận Thành là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Sản xuất nông nghiệp là ngành chính tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho đại bộ phận dân cư trên địa bàn huyện. Phát huy lợi thế sẵn có những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư vào phát triển ngành nông nghiệp để làm nền móng cho quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Ngành nông nghiệp bao gồm hai ngành là trồng trọt và chăn nuôi có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Khi ngành trồng trọt phát triển tạo nguồn thức ăn phục vụ cho ngành chăn nuôi; ngược lại khi ngành chăn nuôi phát triển tạo một lượng phân hữu cơ phục vụ cho quá trình sinh trưởng, phát triển của các sinh vật, từ đó làm tăng năng suất cây trồng. Để nông nghiệp phát triển cân đối thì việc đầu tư cho mỗi ngành phải cân đối, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng dịa phương. Qua bảng 8 ta thấy, lượng vốn vay đầu tư vào ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn vay ngành nông nghiệp và có tốc độ tăng ở mức không cao. Năm 1999 lượng vốn vay đầu tư cho trồng trọt là 4.580 triệu đồng, chiếm 27,03% t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV8394.DOC
Tài liệu liên quan