Luận văn Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.1

Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA.5

1.1. Khái quát về đất nghĩa trang, nghĩa địa.5

1.1.1. Khái niệm đất nghĩa trang, nghĩa địa.5

1.1.2. Phân loại .6

1.1.3. Khái niệm về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa.7

1.1.4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa.7

1.1.5. Nội dung quản lý Nhà nước về nghĩa trang.8

1.1.6. Các hành vi bị cấm trong quá trình quản lý, sử dụng nghĩa trang.9

1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa .9

1.1.8. Vai trò của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa .11

1.2. Cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa.12

1.2.1. Trước khi có Luật đất đai năm 2003.12

1.2.2. Từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay .14

1.3. Những phong tục, tập quán về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa .16

1.3.1. Ở một số nước trên thế giới .16

I.3.2. Ở Việt Nam.19

Chương 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA

ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.23

2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội23

2.1.1. Điều kiện tự nhiên .23

2.1.2. Kinh tế - xã hội .26

2.1.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.29

2.1.4. Phong tục, tập quán của người Hà Nội trong việc tang và sử dụng đất nghĩa

trang, nghĩa địa.34

2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn

thành phố Hà Nội. .36

pdf120 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang liệt sĩ, nghĩa trang người nước ngoài cấp thành phố và nghĩa trang quốc gia; - UBND các cấp huyện, xã giao cho các đơn vị có đủ thẩm quyền, năng lực quản lý trực tiếp các nghĩa trang thuộc cấp mình quản lý; - Các tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp hoặc thuê quản lý nghĩa trang do mình đầu tư xây dựng theo phương thức xã hội hóa. Nội dung quản lý trực tiếp nghĩa trang nhân dân (Điều 10) * Đối với nghĩa trang đang được sử dụng a) Phổ biến, giám sát việc thực hiện những quy định về quản lý và sử dụng nghĩa trang; 41 b) Định kỳ chăm sóc cây xanh, bảo quản phần mộ, tro cốt, duy tu bảo dưỡng các công trình trong nghĩa trang; c) Hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về vệ sinh trong các hoạt động táng; d) Bảo đảm về vệ sinh môi trường trong nghĩa trang. đ) Trang bị các thiết bị bảo hộ cá nhân như: khẩu trang, quần áo, ủng, găng tay cho nhân viên và yêu cầu sử dụng khi trực tiếp thực hiện công việc táng; e) Giám sát, quản lý hoặc trực tiếp cung cấp các dịch vụ nghĩa trang; g) Lập và lưu trữ hồ sơ nghĩa trang; h) Rà soát việc đánh số, xác định vị trí khu mộ, hàng mộ, ngôi mộ trong nghĩa trang, đưa ra phương án điều chỉnh thích hợp (nếu cần thiết); i) Lập các bảng chỉ dẫn, sơ đồ vị trí các khu chức năng, khu mộ, hàng mộ, phần mộ và vị trí các ô lưu trữ tro cốt phục vụ cho người thăm viếng; k) Xử lý các hành vi vi phạm; báo cáo cho các cơ quan chức năng các hành vi vi phạm nghiêm trọng để giải quyết kịp thời; l) Thực hiện báo cáo định kỳ (6 tháng, một năm) về tình hình quản lý sử dụng nghĩa trang. (Đơn vị quản lý nghĩa trang được đầu tư theo phương thức xã hội hóa báo cáo với UBND cấp xã, nơi xây dựng nghĩa trang). * Đối với nghĩa trang đã đóng cửa: thực hiện quản lý theo các nội dung về nghĩa trang đang được sử dụng trừ 2 điểm c và đ. Về xác định vị trí các phần mộ, các ô lưu trữ tro cốt trong nghĩa trang (Điều 14) * Tất cả các phần mộ, các ô lưu trữ tro cốt trong nghĩa trang đều phải được đánh số. * Việc xác định vị trí các phần mộ, các ô lưu trữ tro cốt trong nghĩa trang phải đảm bảo mục tiêu rõ ràng, thuận tiện cho người sử dụng và người quản lý. * Phương pháp xác định vị trí các phần mộ. a) Vị trí của ngôi mộ trong nghĩa trang được tạo thành bởi: khu mộ/hàng mộ/số mộ; 42 b) Trong hồ sơ lưu trữ cần ghi đầy đủ khu mộ/hàng mộ/số mộ; trên mộ chỉ ghi số mộ. Số của các phần mộ trong nghĩa trang phải tương ứng với hồ sơ lưu; c) Sử dụng các chữ cái A, B, C, đặt tên cho các khu mộ; d) Sử dụng các số tự nhiên 1, 2, 3, để đánh số cho các hàng mộ trong khu mộ dọc theo các trục đường chính; đ) Sử dụng các số tự nhiên 1, 2, 3, để đánh số liên tiếp cho các mộ trong khu dọc theo các hàng (dự kiến cả số của những mộ chưa được xây dựng); e) Trong trường hợp các ngôi mộ hiện hữu không được xây theo dãy, hàng thì sử dụng các chữ cái A, B, C, để phân khu và sử dụng các số tự nhiên 1, 2, 3, đánh số liên tiếp các ngôi mộ trong khu. * Phương pháp xác định vị trí các ô lưu trữ tro cốt. a) Sử dụng các chữ cái A, B, C, đặt tên cho các khu, các phòng lưu trữ tro cốt; b) Sử dụng các số tự nhiên 1, 2, 3, để đánh số thứ tự cho các tầng (nếu có) và cho các ô lưu trữ tro cốt; c) Tùy theo cách bố trí các ô lưu trữ tro cốt, đơn vị quản lý nghĩa trang chủ động đưa ra phương pháp phân khu các ô lưu trữ cho phù hợp thuận tiện cho người tìm kiếm và người quản lý. * Ghi tên khu mộ, đánh số ngôi mộ, vị trí ô lưu giữ tro cốt phải rõ ràng, đảm bảo sử dụng lâu dài. * Khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến vào việc xác định vị trí các phần mộ và các ô lưu trữ tro cốt trong các nghĩa trang. 2.2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa Theo số liệu kiểm kê năm 2010, tính đến ngày 01/01/2010 thành phố Hà Nội có tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 2848,87ha (chiếm tỷ lệ 0,85% diện tích đất tự nhiên), bình quân diện tích đất nghĩa trang trên đầu người đạt 4,42m2/người. So với một số tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, mặc dù Hà Nội có tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa lớn nhất (gấp từ 2 đến 4 lần diện tích đất nghĩa trang, nghĩa 43 địa các tỉnh) nhưng do dân số Hà Nội cao gấp từ 3,5 đến 6 lần dân số các tỉnh lân cận nên diện tích đất nghĩa trang bình quân đầu người lại thấp nhất, điều này cho thấy vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội tiết kiệm và hiệu quả hơn so với các tỉnh lân cận (Bảng 2.2). 44 Bảng 2.2: Bình quân diện tích một số loại đất trên đầu người của Hà Nội và một số tỉnh lân cận năm 2010 Tổng diện tích đất tự nhiên Đất ở Đất nghĩa trang, nghĩa địa Tỉnh, thành phố Dân số (triệu người) Diện tích (ha) Cơ cấu % Tỷ lệ % so với vùng Diện tích bình quân đầu người (m2/người) Diện tích (ha) Cơ cấu % Tỷ lệ % so với vùng Diện tích bình quân đầu người (m2/người) Diện tích (ha) Cơ cấu % Tỷ lệ % so với vùng Diện tích bình quân đầu người (m2/người) Hà Nội 6,4472 332888,99 100,00 22,25 516,33 35688,62 26,45 28,94 55,36 2848,87 2,11 21,01 4,42 Vĩnh Phúc 1,014 123176 100,00 8,23 1214,75 7579 21,51 6,14 74,74 820 2,33 6,05 8,09 Bắc Ninh 1,022 82271 100,00 5,50 805,00 9914 30,74 8,04 97,01 780 2,42 5,75 7,63 Hải Dương 1,745 165022 100,00 11,03 945,68 14221 24,54 11,53 81,50 1508 2,60 11,12 8,64 Hải Phòng 1,845 152215 100,00 10,17 825,01 13098 20,76 10,62 70,99 1099 1,74 8,10 5,96 Hưng Yên 1,167 92345 100,00 6,17 791,30 9371 28,74 7,60 80,30 962 2,95 7,09 8,24 Nam Định 1,990 165253 100,00 11,04 830,42 10409 22,19 8,44 52,31 1752 3,74 12,92 8,80 Ninh Bình 0,936 138907 100,00 9,28 1484,05 5882 19,30 4,77 62,84 1408 4,62 10,38 15,04 (Nguồn: Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường) 45 Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa được phân bổ theo đơn vị hành chính, cụ thể như sau: Bảng 2.3: Phân bổ diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đơn vị hành chính STT Tên quận, huyện, thị xã Diện tích tự nhiên (ha) DT đất nghĩa trang, nghĩa địa (ha) Cơ cấu sử dụng đất (%) 1. Ba Đình 924,95 0,21 0,02 2. Hoàn Kiếm 528,76 0 0 3. Tây Hồ 2400,81 9,5 0,40 4. Long Biên 5993,03 41,58 0,69 5. Cầu Giấy 1202,98 11,57 0,96 6. Đống Đa 995,76 1,14 0,11 7. Hai Bà Trưng 1008,86 0 0 8. Hoàng Mai 4043,38 34,25 0,85 9. Thanh Xuân 908,32 4,75 0,52 10. Hà Đông 4833,66 54,14 1,12 11. Sóc Sơn 30651,3 217,41 0,71 12. Đông Anh 18213,9 173,53 0,95 13. Gia Lâm 11472,99 94,13 0,82 14. Từ Liêm 7562,83 84,14 1,11 15. Thanh Trì 6292,71 118,13 1,88 16. Mê Linh 14250,92 112,36 0,79 17. Sơn Tây 11353,22 87,36 0,77 18. Ba Vì 42402,69 285,08 0,67 19. Phúc Thọ 11719,27 100,28 0,86 46 20. Đan Phượng 7735,48 60,26 0,78 21. Hoài Đức 8246,77 76,81 0,93 22. Quốc Oai 14700,62 93,06 0,63 23. Thạch Thất 18459,05 111,19 0,60 24. Chương Mỹ 23240,92 264,42 1,14 25. Thanh Oai 12385,56 152,85 1,23 26. Thường Tín 12738,64 152,65 1,20 27. Phú Xuyên 17110,44 155,09 0,91 28. Ứng Hòa 18375,25 173,39 0,94 29. Mỹ Đức 23146,93 177,59 0,77 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) Quan bảng trên chúng ta có thể thấy, đất nghĩa trang, nghĩa địa chủ yếu tập trung ở các huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội, tổng diện tích đất đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn 19 huyện, thị xã lên chiếm 94,5% diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa toàn thành phố (tương ứng 2698,73ha), trong đó Chương Mỹ, Ba Vì, Sóc Sơn, Đông Anh, Ứng Hòa, Mỹ Đức là những huyện có diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa lớn. Còn lại 10 quận nội thành Hà Nội, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa chỉ có tổng 157,14ha (chiếm 5,5% diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa toàn thành phố), trong đó quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng không có đất nghĩa trang, nghĩa địa, quận Long Biên và Hà Đông là hai quận mới thành lập diện tích đất nghĩa trang chiếm chủ yếu, chiếm 95,72ha tương ứng với 60,09% diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của 10 quận nội thành). 47 Bảng 2.4: Bình quân diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đơn vị hành chính STT Tên quận, huyện, thị xã Dân số (người) DT đất nghĩa trang, nghĩa địa (ha) Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa bình quân theo đầu người (m2/người) 1. Ba Đình 225910 0,21 0,01 2. Hoàn Kiếm 147334 0 0 3. Tây Hồ 130639 9,5 0,73 4. Long Biên 226913 41,58 1,83 5. Cầu Giấy 225643 11,57 0,51 6. Đống Đa 370117 1,14 0,03 7. Hai Bà Trưng 295726 0 0 8. Hoàng Mai 335509 34,25 1,02 9. Thanh Xuân 223694 4,75 0,21 10. Hà Đông 233126 54,14 2,32 11. Sóc Sơn 282536 217,41 7,69 12. Đông Anh 333337 173,53 5,21 13. Gia Lâm 229735 94,13 4,10 14. Từ Liêm 392558 84,14 2,14 15. Thanh Trì 198706 118,13 5,94 16. Mê Linh 191490 112,36 5,87 17. Sơn Tây 125749 87,36 6,95 18. Ba Vì 246120 285,08 11,58 19. Phúc Thọ 159484 100,28 6,29 20. Đan Phượng 142480 60,26 4,23 21. Hoài Đức 191106 76,81 4,02 22. Quốc Oai 160190 93,06 5,81 23. Thạch Thất 177545 111,19 6,26 24. Chương Mỹ 286359 264,42 9,23 48 25. Thanh Oai 167250 152,85 9,14 26. Thường Tín 219246 152,65 6,96 27. Phú Xuyên 181388 155,09 8,55 28. Ứng Hòa 182008 173,39 9,53 29. Mỹ Đức 169999 177,59 10,45 (Nguồn: Cục Đăng ký thống kê Hà Nội) Qua bảng 2.4 chúng ta có thể thấy, mặc dù một số quận nội thành có dân số lớn hơn từ 1 đến 3 lần dân số của một số huyện, thị xã ngoại thành nhưng bình quân diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đầu người tại các huyện ngoại thành lại lớn hơn đến hàng chục lần so với quận nội thành . Điều này được giải thích theo các lý do sau: Thứ nhất, một số quận nội thành không có hoặc có rất ít diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa (như quận Hai Bà Trưng và Hoàn Kiếm không có đất nghĩa trang, nghĩa địa; quận Ba Đình có 0,21ha) Thứ hai, các quận nội thành là nơi được đô thị hóa trước (chủ yếu là các quận cũ của Hà Nội), được quy hoạch phân khu chức năng rõ ràng do đó việc tổ chức quản lý, sử dụng các nghĩa trang, nghĩa địa tốt hơn so với các huyện ngoại thành. Thứ ba, ở khu vực ngoại thành do có diện tích đất tự nhiên khá lớn (nhiều huyện có đồi núi) nhưng công tác quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa chưa được quan tâm, trong khi đó diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa ngày càng được mở rộng theo thời gian và có tính lịch sử lâu dài, bên cạnh đó việc buông lỏng quản lý của cơ quan có thẩm quyền cùng với tập quán táng người chết lãng phí đất đã dẫn đến bình quân diện tích nghĩa trang, nghĩa địa theo đầu người ở khu vực ngoại thành càng lớn (lớn hơn diện tích bình quân chung của thành phố từ 1,5 đến 2,6 lần). 2.2.2.1. Đối với nghĩa trang liệt sỹ Theo số liệu thống kê sơ bộ của Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội, Thành phố hiện có 344 nghĩa trang liệt sỹ với tổng diện tích 20ha (chiếm 0,7% diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa toàn thành phố, tổng số mộ được quy hoạch tại các nghĩa trang liệt sỹ là 57011 mộ, được phân bổ theo các đơn vị hành chính như sau: 49 Bảng 2.5: Phân bổ diện tích đất nghĩa trang liệt sỹ theo đơn vị hành chính STT Tên quận, huyện, thị xã Số nghĩa trang liệt sỹ Tổng diện tích (ha) Số mộ 1 Đông Anh 18 1.66 4672 2 Sóc Sơn 17 1.44 3202 3 Gia Lâm 4 0.82 2143 4 Từ Liêm 2 0.39 274 5 Thanh Trì 10 0.4 1414 6 Hoàng Mai 1 0.08 167 7 Mê Linh 17 0.96 3393 8 Hoài Đức 15 1.13 2469 9 Thanh Oai 20 1.44 2483 10 Thạch Thất 4 0.76 985 11 Chương Mỹ 32 1.67 2531 12 Ứng Hòa 27 1.49 2379 13 Hà Đông 12 0.86 1964 14 Sơn Tây 9 1.14 2973 15 Quốc Oai 15 1.24 2119 16 Phú Xuyên 29 2.11 4991 17 Đan Phượng 7 1.1 1246 18 Phúc Thọ 19 1.11 3589 19 Mỹ Đức 22 1.19 2332 20 Ba Vì 30 1.92 7584 21 Thường Tín 29 1.98 3967 22 Hoàn Kiếm 0 23 Tây Hồ 0 24 Ba Đình 0 25 Đống Đa 0 50 26 Thanh Xuân 3 0.08 211 27 Hai Bà Trưng 0 28 Cầu Giấy 0 29 Long Biên 2 0.19 134 Tổng 344 20.00 57011 (Nguồn: Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội) Trung bình mỗi xã, thị trấn có một nghĩa trang liệt sỹ, đối với các quận nội thành của Hà Nội cũ hầu như không có nghĩa trang liệt sỹ riêng mà được táng tập trung tại nghĩa trang liệt sỹ của các huyện ngoại thành, tùy nhu cầu cầu của thân nhân liệt sỹ. Các nghĩa trang này do Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố hoặc Ban lao động, Thương binh Xã hội thành phố hoặc Phòng Lao động, Thương binh Xã hội huyện quản lý. Nhìn chung các nghĩa trang liệt sỹ đều được quy hoạch và quản lý khá chặt chẽ, 100% các nghĩa trang liệt sỹ có tường bao và đài tưởng niệm, quy hoạch xây dựng thống nhất về hướng, kiểu dáng, kích thước mộ, quy mô diện tích mộ (trung bình dưới 2m2/mộ), chiều cao mộ, trong nghĩa trang có bố trí cây xanh, có đường nội bộ và được các phần mộ được chăm sóc chu đáo nhưng ít nghĩa trang có hệ thống thoát nước. Mặc dù vậy, do đặc thù, hài cốt liệt sỹ đã được chôn tại các chiến trường hoặc nghĩa trang khác nên sau khi chuyển về táng tại các nghĩa trang liệt sỹ của Hà Nội ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Tuy nhiên, qua khảo sát một số nghĩa trang liệt sỹ do xây dựng lâu năm và ít được chăm sóc, tu sửa nên đã xuống cấp, cần được cải tạo, nâng cấp kịp thời đảm tính tôn nghiêm , trang trọng và lòng biết ơn đến các những anh hùng đã ngã xuống vì độc lập dân tộc và tự do của tổ quốc. 2.2.2.2. Đối với nghĩa trang nhân dân Nghiên cứu Bảng 2.6 tổng hợp các số liệu về nghĩa trang, nghĩa địa nhân dân trên trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, qua các số liệu đã điều tra, khảo sát, thu thập và tổng hợp tác giả tiến hành phân tích nhằm làm rõ thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau: 51 Bảng 2.6: Bảng tổng hợp nghĩa trang nhân dân trên địa bàn các quận, huyện, thị xã - Thành phố Hà Nội năm 2010 Số nghĩa trang, nghĩa địa phân theo quy mô diện tích STT Tên quận, huyện, thị xã Số ĐVHC cấp xã DT đất nghĩa trang, nghĩa địa (ha) Tổng số nghĩa trang Bình quân số nghĩa trang trên một ĐVHC cấp xã Diện tích bình quân (ha/nghĩa trang) Dưới 0.1ha Từ 0.1 đến 0.5ha Từ 0.5 đến 1.0ha Từ 1.0 đến 2.0ha Từ 2.0 đến 3.0ha Trên 3.0ha 1 Ba Đình 14 0,21 1 0,07 0,21 0 1 0 0 0 0 2 Hoàn Kiếm 18 0 0 0 0 3 Tây Hồ 8 9,5 16 2,00 0,59 2 6 5 3 0 0 4 Long Biên 14 41,58 23 1,64 1,81 3 5 8 2 4 1 5 Cầu Giấy 8 11,57 14 1,75 0,83 3 1 7 1 0 2 6 Đống Đa 21 1,14 2 0,10 0,57 2 0 0 0 0 0 7 Hai Bà Trưng 20 0 0 0 0 8 Hoàng Mai 14 34,25 38 2,71 0,90 0 8 16 14 0 0 9 Thanh Xuân 11 4,75 3 0,27 1,58 0 0 1 2 0 0 10 Hà Đông 17 54,14 56 3,29 0,97 1 23 14 10 8 0 11 Sóc Sơn 26 217,41 167 6,42 1,30 - - - - - - 52 12 Đông Anh 24 173,53 153 6,38 1,13 17 38 34 26 24 14 13 Gia Lâm 22 94,13 36 1,64 2,61 2 8 5 12 6 3 14 Từ Liêm 16 84,14 43 2,69 1,96 1 6 6 16 7 7 15 Thanh Trì 16 118,13 100 6,25 1,18 5 47 23 16 4 5 16 Mê Linh 18 112,36 120 6,67 0,94 12 60 22 16 5 5 17 Sơn Tây 15 87,36 63 4,20 1,39 1 25 21 10 2 4 18 Ba Vì 31 285,08 138 4,45 2,07 9 45 36 34 13 1 19 Phúc Thọ 23 100,28 114 4,96 0,88 2 47 38 23 2 2 20 Đan Phượng 16 60,26 64 4,00 0,94 3 23 23 9 5 1 21 Hoài Đức 16 76,81 83 5,19 0,93 - - - - - - 22 Quốc Oai 21 93,06 94 4,48 0,99 - - - - - - 23 Thạch Thất 23 111,19 183 7,96 0,61 38 42 84 16 3 0 24 Chương Mỹ 32 264,42 117 3,66 2,26 18 31 23 19 7 19 25 Thanh Oai 21 152,85 102 4,86 1,50 3 17 24 27 22 9 26 Thường Tín 29 152,65 145 5,00 1,05 4 52 45 30 8 6 27 Phú Xuyên 28 155,09 181 6,46 0,86 33 85 37 11 4 11 28 Ứng Hòa 29 173,39 139 4,79 1,25 29 32 47 29 2 0 53 29 Mỹ Đức 22 177,59 166 7,55 1,07 31 49 41 28 7 3 Toàn thành phố 577 2846.87 2361 3.77 0.014 219 651 560 354 133 93 Ghi chú: - Ký hiệu “-” là chưa có số liệu; - Số liệu trên được tổng hợp từ các Báo cáo của UBND quận, huyện, thị xã; - Thuật ngữ “Nghĩa trang nhân dân” bao gồm: nghĩa trang và nghĩa địa nhân dân. 54 Qua bảng tổng hợp 2.6, toàn thành phố hiện có 2361 nghĩa trang, nghĩa địa (chưa kể các mộ rải rác, nhỏ lẻ nằm xen kẹp trong khu dân cư hoặc trong các thửa đất có mục đích sử dụng đất khác) với tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa nhân dân là 2846,87ha, bình quân chung số nghĩa trang, nghĩa địa nhân dân trên một đơn vị hành chính cấp xã của thành phố là 3,77 nghĩa trang, nghĩa địa (bình quân các quận nội thành là 1,18 nghĩa trang, nghĩa địa/ĐVHC cấp xã; ngoại thành là 5,14 nghĩa trang, nghĩa địa/ĐVHC cấp xã), với diện tích bình quân một nghĩa trang là 1,12ha. Trong đó chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy: Các quận cũ của Hà Nội có bình quân số nghĩa trang, nghĩa địa nhân dân trên một đơn vị hành chính cấp xã là từ 1-2 nghĩa trang, nghĩa địa; một số quận như Đống Đa, Ba Đình, Thanh Xuân trung bình dưới 1 nghĩa trang trên một đơn vị hành chính cấp xã, riêng Hà Đông là quận mới thành lập có bình quân 3,29 nghĩa trang/phường - lớn nhất trong số các quận nội thành. Các huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Mê Linh, Phú Xuyên có trung bình hơn 6 nghĩa trang, nghĩa địa/ĐVHC cấp xã. Mỹ Đức và Thạch Thất là 2 huyện có số nghĩa trang, nghĩa địa bình quân của một ĐVHC cấp xã lớn nhất (từ 7,5 đến 8 nghĩa trang, nghĩa địa/ĐVHC cấp xã). Điều này phản ánh thực trạng phân tán manh mún, thiếu tính quy hoạch của các nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố hiện nay, đặc biệt ở các huyện ngoại thành. Qua các bảng trên cho thấy Ba Vì là huyện có diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa lớn nhất và bình quân đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đầu người cũng lớn nhất Hà Nội (tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 258,08ha; bình quân theo đầu người là 11,58m2/người). Tuy nhiên, trung bình mỗi ĐVHC cấp xã của Ba Vì có 4,45 nghĩa trang, nghĩa địa, thấp hơn so với bình quân của khu vực ngoại thành (5,14 nghĩa trang, nghĩa địa/ĐVHC cấp xã). Lý giải về điều này là do chủ trương xã hội hóa hoạt động đầu tư xây dựng và quản lý nghĩa trang của UBND thành phố đã có hiệu quả, với sự tham gia của Công ty CP tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh thực hiện dự án Xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng và Công ty CP Ao vua đối với dự án đầu tư xây dựng mở rộng Công viên nghĩa trang Vĩnh 55 Hằng. Theo kết quả kiểm kê 2010 (Phụ lục 01) về việc phân bổ diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đối tượng được giao quản lý và đối tượng sử dụng, chúng ta có thể thấy với các chính sách ưu đãi của Thành phố, các tổ chức kinh tế đã, đang và sẽ tích cực tham gia đầu tư xây dựng, quản lý nghĩa trang. Hình 2.6: Nghĩa trang Yên Kỳ với sự tham gia đầu tư xây dựng của Công ty CP tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh Hình 2.7: Nghĩa trang Vĩnh Hằng với sự tham gia đầu tư xây dựng của Công ty CP Ao Vua Do chưa điều tra, thu thập được quy mô nghĩa trang, nghĩa địa của một số quận, huyện nên số nghĩa trang, nghĩa địa phân bổ theo quy mô diện tích trong Bảng 2.6 còn ít hơn so với thực tế. Tuy nhiên, số liệu trong bảng thể hiện Hà Nội có 56 ít nhất 219 nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích nhỏ hơn 0,1ha; có 651 nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích từ 0,1 đến 0,5ha; 560 nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích từ 0,5 đến 1ha; 354 nghĩa trang, nghĩa dịa có diện tích từ 1 đến 2ha; 133 nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích từ 2 đến 3ha và 93 nghĩa trang, nghĩa địa có quy mô diện tích từ 3ha trở lên. Cũng quan điều tra, khảo sát và thống kê sơ bộ số thửa đất làm nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn 10 quận, huyện, thị xã cho thấy có tổng số 1045 NTNĐ được phân bố trên 2645 thửa đất, cụ thể: Hà Đông 104 thửa (56 NTNĐ), Ba Đình 02 thửa (01 NTNĐ), Ba Vì có 580 thửa (138 NTNĐ), Phú Xuyên 223 thửa (181 NTNĐ), Thanh Trì 423 thửa (100 NTNĐ), Thanh Oai 102 thửa (102 NTNĐ), Mê Linh 234 thửa (120 NTNĐ), Thường Tín 523 thửa (145 NTNĐ), Sơn Tây 90 thửa (63 NTNĐ), Ứng Hòa 364 thửa (139 NTNĐ). Điều này phản ánh được thực tế các nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn các huyện ngoại thành rất manh mún, quy mô nhỏ lẻ, tự phát và chưa có quy hoạch. Sau khảo sát thực địa tại hơn 200 nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn các quận, huyện và thăm dò ý kiến của 150 người dân về vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa nhân dân tại địa phương; kết hợp với việc tổng hợp số liệu thu thập từ các báo cáo mà UBND các quận, huyện đã báo cáo sở Tài nguyên và Môi trường, kết quả cho thấy: - Hơn 90% số người được hỏi chưa được nghe hay biết gì về những văn bản quản lý Nhà nước đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa, khoảng 6% số người được hỏi có biết nhưng chưa hiểu, chưa rõ về các văn bản (trong số đó có cả những cán bộ Địa chính thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất nghĩa trang, nghĩa địa), số còn lại gần 4% số người được hỏi nắm chắc nội dung các văn bản quy định về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa. Điều này cho thấy, việc ban hành có văn bản về vấn đề đất nghĩa trang, nghĩa địa đã rất khó khăn, nhưng khi thực thi vào cuộc sống thì còn chậm. Lý giải cho việc nhiều người dân và cả cán bộ không nắm được các văn bản quản lý trong lĩnh vực này là vì: + Việc triển khai tổ chức thực hiện các văn bản của các cấp, các ngành còn chậm (Năm 2003 Luật Đất đai ban hành có đề cập đến vấn đề quy hoạch, định mức, 57 quản lý nghĩa trang, năm 2008 Chính phủ ban hành Nghị định 35/2008/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang nhưng đến 4/2010 UBND thành phố mới ban hành Quyết định 14/2010/QĐ-UBND quy định về ban hành quy chế quản lý nghĩa trang và đến thời điểm kết thúc điều tra là 31/10/2010 nhiều người dân và cán bộ vẫn chưa biết, chưa nắm được nội dung các văn bản này). + Công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật đến cán bộ và nhân dân chưa tốt. + Ý thức quan tâm các vấn đề mang xã hội của người dân còn hạn chế; các cán bộ Nhà nước không chủ động cập nhật, học tập và nghiên cứu các văn bản. Đặc biệt nhiều người dân tỏ thái độ “luật không bằng lệ”. - Có đến 92% các nghĩa trang, nghĩa địa hiện nay được kế thừa từ các khu chôn cất tập trung của các thế hệ trước, sau này do nhu cầu táng người chết của nhân dân địa phương mà các khu chôn cất tập trung này được mở rộng và trở thành nghĩa trang, nghĩa địa như hiện nay. Chỉ có 8% số nghĩa trang được bố trí, lựa chọn địa điểm mới theo quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất (chủ yếu do di dời mồ mả thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội hoặc dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang do cấp có thẩm quyền phê duyệt). Hình 2.8: Dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang Vĩnh Hằng - Hầu hết các nghĩa trang, nghĩa địa được hình thành từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Đặc điểm địa hình của những khu đất được chọn làm nghĩa trang, nghĩa địa thường là các khu đất có địa hình bằng phẳng (như nghĩa trang Văn Điển, 58 nghĩa trang Mai Dịch,), địa hình cao hoặc vàn cao như nghĩa trang Yên Kỳ, nghĩa trang Vĩnh Hằng và nhiều nghĩa trang, nghĩa địa ở một số huyện như Ba Vì, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Sơn Tây, - Khoảng 80% số nghĩa trang, nghĩa địa đã khảo sát không có tường rào ngăn cách với khu đất khác. Hầu hết các nghĩa trang chưa có hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý rác thải và các công trình phụ trợ khác theo quy định, kể cả những nghĩa trang lớn như nghĩa trang Yên Kỳ. Hình 2.9: Nghĩa trang Yên Kỳ không có tường bao và hệ thống thoát nước Hình 2.10: Phế thải tại nhiều nghĩa địa không được xử lý (ảnh tại nghĩa địa Mô Đề, thôn Bài Hạ, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa) 59 - Bình quân diện tích mộ tại các nghĩa trang, nghĩa địa khảo sát là từ 4- 6m2/mộ hung táng; 3-5.5m2/mộ cát táng, chiều cao trung bình của mộ (tính từ mặt đất trở lên) từ 1 đến 2.5m. Trong cùng một nghĩa trang và giữa các nghĩa trang với nhau, quy mô diện tích của mộ, kiểu dáng, kích thước, chiều cao cũng khác nhau. Cá biệt có những mộ được xây dựng với diện tích lớn chiếm diện tích vài chục mét vuông. Hình 2.11: Mộ cụ Dương Khuê tại xã Tảo Dương Văn (Ứng Hòa) - Hướng đặt mộ tại hầu hết các nghĩa trang, nghĩa địa đều không thống nhất dẫn đến tình trạng lộn xộn và mất mỹ quan. 60 a) Nghĩa trang đạo giáo (Thanh Oai) b)Nghĩa trang họ Trương Đỗ (Ứng Hòa) Hình 2.12: Tình trạng thiếu thống nhất về hướng và quy mô diện tích mộ - Nhiều nghĩa trang, khu mộ qua khảo sát không còn phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và hoạt động sản xuất của nhân dân. Hình 2.13: Nghĩa trang Chùa Láng nằm giữa khu dân cư (người dân phải đi qua nghĩa trang để vào nhà) Hình 2.14: Nhiều mộ lẻ nằm trong đất canh tác của người dân Tình trạng mộ nằm rải rác trong đất canh tác của các hộ dân diễn ra phổ biến ở hầu hết các huyện ngoại thành. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy thực trạng này khi đi trên đường Quốc lộ 21B (Hà Đông - Chùa Hương), điển hình ở khu vực xã Trường Thịnh (Ứng Hòa) có thửa đất rộng khoảng 600m2 nhưng chứa đến 17 ngôi mộ, gây khó khăn cho hộ trong việc cày cấy và sản xuất. 61 Qua phân tích trên nhận thấy Hà Nội cần sớm có rà soát, tổng hợp, phân loại và có biện pháp kịp thời để

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvanthacsi_chuaphanloai_16_3916_1869968.pdf
Tài liệu liên quan