Luận văn Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty TNHH Phúc Sinh

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu đề tài 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Kết cấu đề tài 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Hoạt động kinh doanh xuất khẩu 4

1.1.1 Tổng quan về kinh doanh xuất khẩu 4

1.1.2 Kênh phân phối 10

1.1.3 Quản lý chất lượng 10

1.1.4 Điều kiện thương mại quốc tế - Incoterms 2000 13

1.2 Marketing quốc tế 16

1.3 Thanh toán quốc tế 17

1.4 Các chỉ số tài chính 23

1.4.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán 23

1.4.2 Các tỷ số về cơ cấu tài chính 23

1.4.3 Các tỷ số về hoạt động 24

1.5 Phân tích ma trận SWOT 25

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHÚC SINH 27

2.1 Quá trình hình thành và phát triển 28

2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục đích hoạt động 29

2.3 Sản phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh 31

2.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 33

2.5 Cơ sở vật chất 37

2.6 Phương hướng hoạt động của công ty trong năm 2009 37

2.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2006-2008 38

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH PHÚC SINH 41

3.1 Đánh giá tình hình mua hàng nội địa 41

3.1.1 Tình hình mua hàng theo mặt hàng kinh doanh 41

3.1.2 Tình hình mua hàng theo phương thức khai thác 42

3.1.3 Tình hình tồn kho phục vụ xuất khẩu 44

3.2 Đánh giá về tình hình xuất khẩu 48

3.2.1 Tình hình thực hiện kim ngạch 47

3.2.2 Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu 48

3.2.3 Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 49

3.2.4 Tình hình xuất khẩu theo thị trường 51

3.2.5 Tình hình xuất khẩu theo Incoterms 2000 55

3.2.6 Tình hình xuất khẩu theo phương thức thanh toán quốc tế 59

3.3 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh công ty năm 2006-2008 62

3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 62

3.3.2 Một số chỉ tiêu tài chính 65

3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty 69

3.4.1 Các yếu tố bên ngoài 69

3.4.1.1 Thuận lợi, khó khăn của nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO 69

3.4.1.2 Khủng hoảng tài chính thế giới 74

3.4.1.3 Chính sách chính phủ 75

3.4.1.4 Xu hướng sản xuất và trình độ công nghệ 77

3.4.1.5 Biến động tỷ giá hối đoái 79

3.4.2 Các yếu tố bên trong 80

3.4.2.1 Tiềm lực tài chính 80

3.4.2.2 Tiềm lực con người 81

3.4.2.3 Tiềm lực vô hình 83

3.5 Đánh giá một số chiến lược xuất khẩu của công ty 85

3.5.1 Chiến lược sản phẩm 85

3.5.2 Chiến lược giá 87

3.5.3 Chiến lược phân phối 88

3.5.2 Chiến lược xúc tiến tiêu thụ 89

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH

XUẤT KHẨU 90

4.1 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty 90

4.2 Phân tích ma trận SWOT trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty 92

4.3 Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 94

4.3.1 Đào tạo và quản lý nguồn nhân lực 94

4.3.2 Đẩy mạnh và phát triển chiến lược marketing 95

4.3.3 Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 99

4.3.4 Ứng dụng khoa học kỹ thuật 100

4.3.5 Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 102

4.3.6 Một số giải pháp đồng bộ khác 105

KẾT LUẬN

KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

 

 

 

 

 

 

docx124 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2767 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty TNHH Phúc Sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị trường qua từng năm có nhiều biến đổi, cụ thể là: + Năm 2006 tổng kim ngạch XK là 115,561 USD, kim ngạch dẫn đầu tập trung vào thị trường châu Âu đạt 70,510 USD chiếm tỷ trọng là 61%, sau đó là thị trường Châu Phi đạt 19,583 USD chiếm tỷ trọng 19%, kế đó là thị trường Châu Mỹ đạt 15,2610 USD chiếm 13% và cuối cùng là thị trường Châu Á đạt 10,258 USD chiếm 8% tổng kim ngạch. Tổng kim ngạch XK vào 4 thị trường chính của của công ty đều tăng qua các năm. Năm 2007 tăng 9% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 23% so với năm 2007. Chứng tỏ công tác mở rộng và bám vững thị trường của công ty thực hiện rất tốt. + Thị trường chủ yếu của công ty là thị trường châu Âu, luôn chiếm trên 50% tổng giá trị XK hàng năm, giá trị của năm sau đều tăng cao hơn năm trước. Năm 2007 kim ngạch XK đạt 75,120 USD tăng 7% so với năm 2006, nâng tổng kim ngạch XK tăng thêm 4%, và chiếm 60% tổng kim ngạch XK toàn khu vực. Năm 2008, kim ngạch đạt 90,150 USD, tăng 20% so với năm 2007, nâng tổng kim ngạch lên 11.9%. Thị trường châu Âu bao gồm Pháp, Đức, Canada, Hà Lan, Tây Ban Nha. Vương quốc Anh, Áo. Trong đó Pháp, Hà Lan là thị trường NK đều đặn, có thể nói là khách hàng quen thuộc. Bên cạnh đó Canada, Tây Ban Nha, Anh, Đức là những thị trường nhập khẩu khá cao nhưng không đều đặn, còn Áo là một nước mới thâm nhập nhưng không bền. Đây là những thị trường khó tính do đó đòi hỏi cần phải tốn nhiều thời gian, vốn để đầu tư mở rộng và công ty cần phải có chiến lược giá thích hợp, chiến lược sản phẩm với chất lượng cao, chiến lược bán hàng hấp dẫn để thu hút những khách hàng khó tính này. + Thị trường Châu Á: kim ngạch năm 2007 đạt 11,000USD tăng 7% so với năm 2006 chiếm tỷ trọng 9%. Năm 2008 thị phần bị thu hẹp và kim ngạch giảm mạnh. Nguyên nhân làm cho kim ngạch công ty giảm dáng kể do công ty gặp cạnh tranh gay gắt bởi một số đối thủ như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và các nước trong khu vực….kèm theo tình hình thế giới biến động, nhu cầu giảm thấp, dẫn đến việc XK giảm sút, thị trường lúng túng, bị động. Thị trường Châu Á bao gồm Singapore, Hồng Kông, Indonesia, Nhật, Hàn Quốc, Philipine. Do cùng tính chất là Châu Á nên sự cạnh tranh vô cùng gay gắt. Hồng Công là một nước NK thường xuyên của công ty, nhưng chủ yếu là Hồng Kông mua hàng rồi sẽ bán lại cho nước khác. Indonesia là một nước NK rất lớn, nhưng cũng chủ yếu mua đi bán lại (mặt hàng Indonesia NK nhiều nhất là tiêu trắng). + Châu Mỹ: năm 2007 đạt kim ngạch 16,210 USD tăng 7% so với năm 2006 . Năm 2008, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ Hoa Kỳ nên tình hình XK gặp khó khăn, tuy nhiên kim ngạch vào thị trường vẫn tăng 6% so với năm 2007. Châu Mỹ - cụ thể là Hoa Kỳ, đây là khách hàng trọng điểm mà công ty hướng đến. Một thị trường tiềm năng và cạnh tranh khắc nghiệt, nhưng để sống còn, các quốc gia lẫn DN đều phải tạo mối quan hệ tốt đẹp với thị trường này. Để tấn công vào Hoa Kỳ, công ty đã nghiên cứu rất kỹ về các khía cạnh liên quan đến thị trường này, đang thâm nhập vào nó và muốn thâm nhập sâu rộng hơn nữa. Do đó công ty cần phải có những chính sách ưu đãi đối với thị trường này như giảm giá khi mua với số lượng lớn, cho phép nới rộng thời gian thanh toán tiền hàng… để giữ vững thị trường. + Châu Phi : thị trường Châu Phi là thị trường khá trung thành với sản lượng nhập khẩu mỗi năm mỗi tăng cao, cụ thể năm 2007 kim ngạch đạt 23,917 USD tăng 22% so với năm 2006 góp phần nâng cao tổng kim ngạch là 3.8% và chiếm 19% tổng kim ngach . Năm 2008 kim ngach đạt 37,597 USD tăng 57% so với năm 2007 góp phần nâng tổng kim ngạch lên 10.8% và chiếm 24% tổng kim ngạch trong năm . Châu Phi – nói ở đây chính xác là khu vực Trung Đông – Israel, South Africa, U.A.E, Yemen, Iran, Ai cập, Dubai ... Đây là thị trường mà nguồn tiêu thụ gia vị rất lớn ngay cả Bộ công thương cũng khuyến khích nên XK. Kim ngạch của công ty vào thị trường ngày một tăng do do các biện pháp xúc tiến thương mại, nổ lực khai thác, phát triển thị trường của công ty nên một số thị trường mới được mở rộng như Congo, Cote d’lvoire, Kenya, Uganda, Switzerland làm cho sản lượng tăng cao. Mặt khác châu Phi còn là một trong những thị trường trung thành của công ty với lượng nhập khẩu đều đặn hàng năm góp phần làm tăng sản lượng XK của công ty do đó công ty cần phải đầu tư hơn nữa vào thị trường này để giữ vững thị phần và nâng cao sản lượng XK trong tương lai. Þ Tóm lại, thị trường chính của công ty là châu Âu, Châu Phi, Hoa Kỳ. Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường công ty muốn xâm nhập nhiều nhất, tỷ trọng tăng dần. Bên cạnh đó công ty cũng đang có nhiều biện pháp tránh lệ thuộc vào thị trường châu Âu và tiếp tục khai thác thị trường châu Phi- Trung Đông. Thị trường châu Á, ASEAN công ty bỏ ngỏ và giảm dần tỷ trọng qua các năm, điều này cũng có nguyên nhân vì cơ cấu hàng Việt Nam có điểm tương đồng với các nước trong Asean, không am hiểu luật canh tranh và phương thức làm ăn với khối Asean khiến hàng hóa Việt Nam khó cạnh tranh với hàng hóa cùng chủng loại của các nước trong khu vực này. Tương lai nên tập trung vào khối ASEAN để tận dụng các lợi thế mà ASEAN mang lại cho Việt Nam. Tuy nhiên, việc mua bán giữa công ty vào các quốc gia vẫn thông qua hệ thống trung gian. Trung gian thu gom hàng hóa rồi sẽ XK sang các nước khác. Hiên nay, công ty có hệ thống trung gian vững chắc tại các quốc gia như Mỹ, Hà Lan, Dubai. Việc mua bán trực tiếp (direct) với các quốc gia khác chiếm con số ít trong khi giao dịch qua hệ thống trung gian là chủ yếu. 3.2.5 Tình hình XK theo phương thức Incoterms 2000 Incoterms bao gồm 13 điều kiện giao hàng, sau đây ta sẽ phân tích cụ thể những phương thức nào hiện được công ty áp dụng và áp dụng như thế nào. Incoterms 2000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch ‘07/’06 Chênh lệch ‘08/’07 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) FOB 2,134,578 11.57 2,013,457 9.80 1,872,530 8.07 (121,121) (6) (140,927) (7) CFR 14,245,782 77.22 16,424,578 79.93 18,957,307 81.75 2,178,796 15 2,532,729 15 CIF 2,067,898 11.21 2,110,112 10.27 2,359,788 10.18 42,214 2 249,676 12 Tổng cộng 18,448,258 100 20,548,147 100 23,189,625 100 2,099,889 11 2,641,478 13 Đvt: USD Bảng 3.9 Tình hình XK theo phương thức Incoterms 2000 (Nguồn : P.Tài chính - Kế toán công ty TNHH Phúc Sinh ) Đvt: USD (Nguồn : P.Tài chính - kế toán công ty TNHH Phúc Sinh ) Đồ thị 3.3 Kim ngạch XK theo điều kiện Incoterms 2000 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty chủ yếu áp dụng điều kiện CFR luôn chiếm tỷ trọng trên 70% trong 3 điều kiện ( FOB, CFR, CIF) tỷ trọng tăng dần qua các năm. Hai điều kiện FOB, CIF được sử dụng ít hơn và chênh lệch giữa các năm không đáng kể. Công tác giao nhận do công ty đảm trách, không thuê dịch vụ ngoài do công ty có đội ngũ nhân viên giao nhận nắm vững nghiệp vụ thuê tàu, giỏi đàm phán các điều kiện thương mại với đối tác nước ngoài. Điều kiện FOB đang dần giảm tỷ trọng vì XK theo phương thức này lợi nhuận không cao. Xét trong Incoterms 2000 thì ba điều kiện này hoàn toàn giống nhau về nghĩa vụ và rủi ro chỉ khác nhau về phần chi phí thuê tàu (Freight) và bảo hiểm( Insurance). Người bán sẽ hết trách nhiệm (điểm chuyển rủi ro, tổn thất, chi phí) kể từ khi hàng hóa giao hẳn lan can tàu tại cảng xếp hàng. Tỷ trọng năm 2006 là 11.57%, năm 2007 là 9.8% và năm 2008 tiếp tục giảm chỉ chiếm 8.07%. CFR sẽ tính thêm phần cước tàu (Freight + THC). Trong vận tải biển, bên nào giành được quyền thuê tàu sẽ chủ động và đạt được lợi nhuận cao hơn. Cước phí là phần thỏa thuận giữa hãng tàu và người thuê tàu, các hãng tàu luôn được bí mật thông tin về giá cả. Công ty thường thuê tàu của những hảng tàu lớn như Maersk Sealand, APL, Benline, Emigrate, Hapag Lloyd, MSC, Kline, NYK, Yangming… Mỗi hãng tàu có điểm mạnh và yếu riêng. Trong đó Mearsk Sealand là hãng tàu uy tín nhất, ít chuyển tải và delay nhất nhưng Freght, THC charge, Doc Fee (phí BL) lại cao. Trung bình phí BL là 300,000 VND, nhưng Mearsk Sealand là 450,000 VND.Trong khi đó Yangming thì tàu hay bị delay nhất. Công ty khi thuê tàu chú ý giá All in, có nhiều hãng tàu cước rẻ nhưng phụ phí lại cao. Cũng cần cân nhắc về thời gian tàu chạy, đôi khi không cần tàu chạy nhanh vì không kịp gửi bộ chứng từ cho nhà NK sẽ mất thêm phí lưu bãi (Demurrage), hoặc chạy chậm quá cũng không nên- gây khó khăn cho người nhận hàng. Và do khách hàng quen nên công ty được các hãng tàu ưu đãi (phí tàu rẻ theo mùa, hưởng Refund, hoặc số lượng hàng nhiều hoặc cho nợ cước tàu + THC- thời gian nợ tùy từng hãng tàu quy định cụ thể ). Thông thường tối đa 15 ngày tính từ ngày tàu chạy hoặc một số hãng tàu, công ty sẽ quyết toán 1 lần vào cuối tháng. Nhưng cũng có một số hãng phải thanh toán ngay. Phần lợi nhuận này được phân bổ cho lợi nhuận công ty và cả nhà nước (đóng góp vào GDP quốc gia), cũng góp phần giúp đội tàu Việt Nam linh động hơn và sẽ chủ động hơn trong việc gửi chứng từ liên quan. Do ý thức được việc này và với đội ngũ nhân viên lành nghề, công ty luôn XK theo hình thức CFR năm 2006 tỷ trọng 77.22 %, năm 2007 là 79.93%, năm 2008 là 81.75%. Tuy bán theo CFR nhưng công ty vẫn mua bảo hiểm cho hàng hóa (công ty mua riêng cho mình) và không xuất trình trên bộ chứng từ gửi khách hàng. CIF giống như CFR nhưng công ty sẽ thêm trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa. Tuy nhiên một số nhà NK không tin tưởng vào tình hình bảo hiểm Việt Nam, nên vẫn giành quyền để mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Thế nhưng qua các năm tỷ trọng CIF lại tăng dần: năm 2006 là 11.21% ,năm 2007 là 10.27%, năm 2008 là 10.18%. Công ty mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) hoặc của VNPT Insurance và thường mua theo điều kiện “A” theo dẫn chiếu ICC. Tóm lại, qua phân tích ta thấy công ty bắt kịp với xu hướng mới (thói quen cũ mua CIF bán FOB), công ty tăng dần tỷ trọng bán theo CIF và CFR và giảm dần tỷ trọng bán FOB. ® Ngày nay, người ta khuyến cáo sử dụng Incoterms trong trường hợp hàng hóa chuyên chở bằng container và hàng hóa chuyên chở bằng vận tải thủy không lấy lan can tàu (ship’s rail) làm chuyển rủi ro thì nên thay điều kiện: FOB bằng điều kiện FCA Vì theo FCA, hàng có thể giao bất kỳ đâu, xưởng người bán, sân bay, sân ga…theo thỏa thuận giữa 2 bên. Nếu vận tải đa phương thức thì người chuyên chở đó là người đầu tiên của người bán giao. Người bán đưa hàng đến điểm giao hàng thỏa thuận để giao cho người chuyên chở và không chịu trách nhiệm dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải (địa điểm giao hàng ngoài cơ sở người bán), nếu địa điểm là cơ sở của người bán thì người bán chịu trách nhiệm lên bốc hàng lên phương tiện vận tải. FOB thì trách nhiệm kéo dài hơn: người bán phải giao hàng qua hẳn lan can tàu tại cảng xếp quy định. Điều này sẽ có lợi cho nhà XK bán hàng nhiều, vị trí tập kết tốt. CFR bằng điều kiện CPT CFR đơn giản là người bán chịu them chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng, còn chi phí dỡ hàng tại cảng dỡ quy định nếu chi phí đó được tính cho người bán theo hợp đồng chuyên chở. Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển) CPT= CFR + F (Cước phí từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người mua chỉ định). Đặc điểm nổi bật của CPT là chỗ giống hệt CFR, ngoài ra còn thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định. Nếu công ty có mạng lưới vận tải đa dạng, thông thạo địa hình nước nhập khẩu nên áp dụng hình thức này. CIF bằng điều kiện CIP Giá CIF=Giá FOB + F(cước vận chuyển) +(CIF x R) = (FOB+F)/(1-R) CIP = CFR + (I+F) (cước phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định) = CPT+I (cước phí bảo hiểm hàng hóa từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định). Đvt : USD 3.2.6 Tình hình sử dụng phương thức thanh toán quốc tế Trong thương mại quốc tế có rất nhiều hình thức thanh toán tiền hàng như: nhờ thu, chuyển tiền, L/C, CAD/COD…Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức thanh toán nào áp dụng là tùy thuộc mỗi doanh nghiệp, đặc điểm khách hàng, khu vực…Sau đây là bảng tình hình sử dụng phương thức thanh toán quốc tế đang được áp dụng tại công ty hiện nay. Đvt : USD Bảng 3.10 Tình hình sử dụng phương thức thanh toán (PTTT) quốc tế năm 2006-2008 (Nguồn: P.Tài chính-Kế toán công ty TNHH Phúc Sinh) Stt Các PTTT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch ‘07/’06 Chênh lệch ‘08/’07 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) 1 Nhờ thu 3,505,169 19 4,109,629 20 5,101,718 22 604,460 17 992,088 24 2 CAD 11,991,368 65 14,178,221 69 16,232,738 70 2,186,854 18 2,054,516 14 3 L/C 2,951,721 16 2,260,296 11 1,855,170 8 (691,425) (23) (405,126) (18) Tổng cộng 18,448,258 100 20,548,147 100 23,189,625 100 2,099,889 11 2,641,478 13 Đồ thị 3.4 Cơ cấu các phương thức thanh toán năm 2006-2008 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho phép ta đánh giá sơ bộ tình sử dụng phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động XK của công ty như sau: Việc đa dạng hóa các phương thức thanh toán quốc tế đã góp phần giúp công ty tăng kim ngạch XK qua các năm: năm 2006 đạt 18,448,258 USD, năm 2007 đạt 20,548,147 USD, năm 2008 đạt 23,896,754 USD. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được xem là phương thức thanh toán an toàn nhất đối với nhà XK lại dược công ty sử dụng rất ít, và giảm dần qua các năm. Loại L/C được sử dụng trong giao dịch là: thư tín dụng không được hủy ngang (Irrevocable letter of credit), thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirm Irrevocable letter of credit). Hình thức L/C được công ty sử dụng đối với những hợp đồng giá trị lớn và không tin vào khả năng tài chính của người NK. Ngân hàng xác nhận thường là thông báo L/C, hoặc ngân hàng khác. Ngân hàng càng lớn, càng nổi tiếng thì phí xác nhận càng cao. Do phương thức này chủ yếu dựa trên bộ chứng từ. Thời gian khi thực hiện bộ chứng từ, các nhân viên công ty phải gấp rút và theo đúng tiến trình, không chậm trễ và cảnh giác cao khi thực hiện L/C. Tuy nhiên, một số nước Châu Âu lại không chuộng vì thủ tục rườm rà, phức tạp, trải qua nhiều công đoạn, phí cao. Và thực tế vẫn có trường hợp giả mạo, trong trường hợp đối tác có ý đồ lừa đảo,ngân hàng mất khả năng thanh toán hoặc yếu kém về trình độ…thì phương thức này không còn là biện pháp hữu hiệu bảo vệ cho phía bên kia. Công ty giao dịch qua hệ thống ngân hàng Vietcombank (chi nhánh Hồ Chí Minh). Phương thức thanh toán CAD được áp dụng ở nước ta trong những năm gần đây,và đang được công ty áp dụng,luôn chiếm trên 50% trong giao dịch thanh toán và có có xu hướng càng ngày được sử dụng nhiều hơn. Năm 2008 tỷ trọng CAD chiếm 70% trên tổng phương thức thanh toán. Phương thức này có lợi cho công ty vì chắc chắn thu được tiền hàng nhanh chóng, thủ tục đơn giản không phức tạp như phương tức tín dụng chứng từ. Phương thức này được áp dụng khi mối quan hệ công ty và đối tác tốt,tin tưởng nhau,tuy nhiên người mua nên có đại diện bên nước XK để kiểm tra giám sát việc giao nhận hàng (nhằm tránh trường hợp người bán xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với hàng hóa thực giao). Tuy nhiên,tùy từng giai đoạn nên áp dụng CAD hoặc không, vì thời gian thực hiện hợp đồng dài, sự biến động tăng giá sẽ gây thiệt thòi hoặc bảo vệ cho công ty vì người mua đã đặt cọc theo giá lúc thỏa thuận hợp đồng. Bên cạnh đó, phương thức này cũng có bất lợi là chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng nếu có tranh chấp xảy ra thì việc xử lý rất phức tạp. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection), hình thức D/P được sử dụng nhiều hơn D/A. Tỷ trọng sử dụng nhờ thu cũng tăng qua các năm. Năm 2008 chiếm 22% tỷ trọng sử dụng. Tuy nhiên, phương thức này không đảm bảo quyền lợi cho công ty vì việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của người mua. Ngân hàng tham gia không chịu trách nhiệm thanh toán mà chỉ đơn thuần đóng vai trò trung gian trong thanh toán. Mặc dù trên tinh thần URC No 522, khi ngân hàng xuất trình chứng từ đòi tiền thì nhà nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán “ không chậm trễ “ mà không quy định cụ thể thời gian hiệu lực thanh toán,nên việc đồng ý thanh toán hay không sẽ so nhà nhập khẩu chủ động. Trong một số trường hợp công ty mắc phải rủi ro khi sử dụng nhờ thu, do thị trường diễn biến bất lợi: giá cả hàng hóa giảm xuống …., bên mua cố tình kéo dài thời gian thanh toán, hoặc từ chối thanh toán để ép công ty giảm giá… Phương thức chuyển tiền rất ít được áp dụng trong giao dịch (công ty chỉ sử dụng để thanh toán cước vận tải, bưu điện, hoa hồng, bảo hiểm ….). Mặc dầu các nước phương Tây áp dụng phương thức này rất nhiều, nhưng với điều kiện như Việt Nam, việc sử dụng phương thức này rất mạo hiềm. Khách hàng công ty đa phần là khách hàng quen, có uy tín thương hiệu, nên ít xảy ra tranh chấp trong việc thanh toán nên việc sử dụng các phương thức thanh toán trên là hợp lý, tuy nhiên cũng có một số khách hàng kéo dài thời gian thanh toán, dẫn đến nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng gây ra ứ tắc công tác lưu chuyển dòng tiền, công tác đòi nợ gặp nhiều khó khăn. Định hướng tương lại là mở rộng thị trường, công ty sẽ giao dịch với một số nước mới, thì phương thức tín dụng chứng từ L/C sẽ là phương thức hữu hiệu bảo vệ lợi ích cho công ty. 3.3 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh công ty năm 2006-2008 3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Tuy chương 2 có đưa ra một số chỉ tiêu để khái quát tình hình kinh doanh của công ty. Nhưng để hiểu rõ hơn, sâu hơn về từng nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty chúng ta cần phân tích rõ hơn từng nhân tố cấu thành đó và xem mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên lợi nhuận và doanh thu ra sao. Sau đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Phúc Sinh năm 2006-2008. Để phân tích bảng, ta sẽ dùng 2 phương pháp so sánh So sánh theo chiều dọc: thường được chọn một chỉ tiêu cơ bản làm gốc, sau đó chia giá trị của các chỉ tiêu còn lại cho chỉ tiêu gốc trong từng năm để thấy được cơ cấu phần trăm giữa các chỉ tiêu trong từng năm. Ta nên chọn “Doanh thu thuần” làm chỉ tiêu gốc với kết cấu 100%. Như vậy ta có thể tính được kết cấu % của các chỉ tiêu còn lại ở các năm liên tục. Sau đó so sánh sự biến động. So sánh theo chiều ngang: thường dùng bảng chia cột tuyệt đối và tương đối: Kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối: để thấy được sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích. Kỹ thuật so sánh bằng số tương đối: để thấy được thực tế so với kỳ gốc chi tiêu tăng hay giảm bao nhiêu Nhận xét: Năm 2006 doanh thu đạt 360,614,641,957 VND , nếu xét tỷ trọng các chỉ tiêu so với doanh thu thuần thì : trong đó giá vốn hàng là 335,873,379,544 VND chiếm tỷ trọng 93.14%, tổng chi phí là 360,017,762,678 VND chiếm tỷ trọng 99.8 % sẽ dẫn lợi nhuận sau thuế đạt 596,879,279 VND chiếm tỷ trọng 0.17% trên doanh thu. Năm 2007 doanh thu đạt 218,554,174,295 VND giảm 142.060.467.662 VND tương ứng giảm 39.4 % so với năm 2006. Giá vốn hàng bán đạt 199,081,257,502 VND tỷ trọng chiếm 91.1% trên doanh thu thuần và giảm 40.7% so với năm 2006. Chi phí là 217,892,002,752 VND chiếm tỷ trọng 99.7% so với doanh thu và giảm 39.5% so với năm 2006. Lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng 178.7% do có nguồn hỗ trợ từ nguồn thu nhập khác , dẫn đến thuế TNDN cũng tăng 11% và lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 662,171,543 VND chiếm tỷ trọng 0.3% trên doanh thu và tăng 11% so với năm 2006. Năm 2007 tình hình doanh thu giảm rất nhiều so với năm 2006 , công ty đã có biện pháp giảm được giá vốn hàng bán, tuy nhiên so tình hình biến động , số lượng hàng xuất khẩu đi sang các nước xảy ra sự cố, nguồn thu gom hàng hóa không ổn định, chi phí công tác bán hàng và quản lý doanh nghiệp bỏ ra tăng chiếm 8.13%, 0.82 % trên doanh thu….dẫn đến lợi nhuần thuần kết quả âm, công ty đã có biện pháp cải thiện bằng cách tăng khoản thu nhập khác lên dẫn đến kết quả khi tổng kết lợi nhuận trong năm 2007 vẫn tăng so với năm 2006. Năm 2008 đây là một năm gay go cho nên kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, đầu năm tình hình kinh doanh rất phát triển, tuy nhiên khoảng cuối năm tình hình kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Tổng doanh thu bán hàng đạt 790,388,225,857 VND trong đó chi phí các khoản giảm trừ là 843,753,804 VND. Đây là một con số không nhỏ dành cho khoản chi phí giảm trừ. Doanh thu thuần năm 2007 đạt 789,544,472,053 VND tăng 570,990,297,758 VND hay tăng 261.3% so với năm 2007. Trong đó giá vốn hàng bán đạt 736,721,713,050 VND tăng 537,640,455,548 VND hay tăng 270% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng 93.31% trên doanh thu. Bên cạnh đó tổng chi phí là 789,498,404,205 VND tăng 262% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng 99.9% trên doanh thu. Lợi nhuận gộp đạt 52,822,759,003 VND tăng 22.5% chiếm tỷ trọng 6.69% trên doanh thu. Doanh thu tài chính năm 2008 cũng tăng 49%, nhưng chi phí tài chính cũng tăng mạnh , trong đó có chi phí lãi vay tăng 621.3%. Lợi nhuận trước thuế đạt 889,821,652 VND tăng 34.4% và chiếm tỷ trọng 0.11% trên doanh thu thuần giảm so với tỷ trọng lợi nhuận / doanh thu năm 2007. Qua phân tích cho ta thấy: Năm 2007 doanh thu tuy giảm so với năm 2006, nhưng công ty đã chú ý rất nhiều đến vấn đề hiệu quả chi phí thông qua tỷ trọng giá vốn hàng bán giảm năm 2007 (91.1%) giảm so với 2006 (93.14%) sẽ dẫn đến lợi nhuận gộp tăng lên. Bên cạnh đó doanh thu tài chính trong năm tỷ trọng tăng lên so với 2006. Chi phí lãi vay từ ngân hàng cũng giảm chứng tỏ công ty cân nhắc trong việc đầu tư hạn chế vay vốn khi không cần thiết. Năm 2007, công ty dời trụ sở, tuy đã thông báo nhiều tháng trước với các đối tượng liên quan như khách hàng, ngân hàng và các đối tác trong và ngoài ngành nhưng công ty vẫn mất một thời gian ổn định tình hình nội bộ công ty. Công tác cử nhân viên đi tham dự các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, công ty cũng rất quan tâm. Chính những lý do này đẩy chi phí chi cho hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong năm 2007 chiếm tỷ trọng tăng trên doanh thu. Bên cạnh đó, năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập vào WTO , đây là giai đoạn Việt Nam thay đổi màu cờ sắc áo phù hợp với nên kinh tế toàn cầu dẫn đến một số vướng mắc về quy chế, đổi mới ảnh hưởng một phần không nhỏ đến tình hình của các Doanh nghiệp XNK. Năm 2008 doanh thu tuy có tăng nhưng tổng chi phí bỏ ra cũng tăng dẫn đến lợi nhuận sau thuế tuy có tăng hơn năm 2007, 2006 nhưng chiếm tỷ trọng trên doanh thu lại giảm vì tốc độ tăng của doanh thu bán hàng (261,3%) chậm hơn so hơn tốc độ tăng của tổng chi phí (263.3%). Năm 2008 ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái toàn cầu, lạm phát tăng, giá vàng và đồng USD tăng giảm bất thường theo giá dầu thế giới dẫn đến tình hình xuất khẩu hàng hóa bị trì trệ vào khoảng cuối năm 2008. Nguồn nguyên liệu đầu vào tăng, thu mua hàng hóa trong nước gặp nhiều khó khăn do tranh giá mua. Bên cạnh đó, công ty đầu tư mở rộng cho công tác nhà xưởng tại Bình Dương, chi phí bỏ ra chủ yếu là vốn vay ngân hàng dẫn tới khoản chi phí lãi vay vượt trội. Năm 2008 thì nhà máy chính thức đi vào hoạt động cải thiện tình hình thu mua nguyên vật liệu cho công ty rất nhiều sẽ giúp giảm được giá thành rất nhiều do viêc thu gom ngay tại nguồn nguyên liệu địa phương (tránh được trường hợp tranh mua khi giá cao). Do có hệ thống kho bãi, máy móc hiện đại thu gom và chế biến tiêu và café, rờ mooc … tình hình kinh doanh của công ty rất được hỗ trợ, công ty sẵn sàng ký kết hợp đồng lớn, giao hàng theo nhiều lot … Công tác quản trị cũng rất được quán triệt biểu hiện qua chi phí công tác bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trong giảm dần. Tuy kí kết hợp đồng nhiều, số lượng lớn nhưng chi phí giảm trừ trong năm lại đáng kể do một số lô hàng bị trục trặc dẫn đến công ty phải chiết khấu, giảm giá hàng bán…., do ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái vì một số nhà nhập khẩu kéo dài thời hạn thanh toán, công tác đòi nợ kéo dài. Đến khi thu hồi nợ thì chi phí phụ trội tăng thêm. Mỹ là thị trường mục tiêu công ty muốn nhắm đến nhất lại xảy ra hiện tượng khủng hoảng kinh tế, kèm theo đó khu vực Trung Đông liên tiếp xảy ra chiến tranh dẫn đến kim ngạch vào những thị trường này gặp nhiều khó khăn và rủi ro nhiều hơn. Nghĩa vụ đối với nhà nước hằng năm, công ty đều hoàn thành trách nhiệm. Các báo cáo tài chính, sổ sách kế toán, công tác hoàn thuế …công ty đều tuân theo chính sách của Nhà nước – Bộ Thương Mại. 3.3.2 Một số chỉ tiêu tài chính Công ty có quy mô hoạt động rộng lớn, xuất khẩu đa dạng, hàng hóa phong phú… hiện là một trong những công ty hoạt động có hiệu quả. Phân tích chung về tình hình hoạt động trên nhiều lĩnh vực của công ty để từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả hoạt động của công ty. Qua bảng kết quả kinh doanh cho thấy doanh thu năm 2006 là 360,614,641,957 VND; năm 2007 là 218,554,174,295 VND; đến năm 2008 doanh thu của công ty đạt 789,544,472,053 VND, tăng so với năm 2007 là 570,990,297,758 VND và tăng so với năm 2006 là 428,929,830,096VND. Doanh thu của công ty tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2008 tăng gấp 3.6 lần so với năm 2007 và gấp 2.8 lần so với năm 2001, điều này chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng phát triển, doanh thu ngày càng cao. Tuy nhiên để đánh giá tình hình h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNoi dung.docx
  • docxBia & MucLuc.docx
  • pptTot Nghiep.ppt
Tài liệu liên quan