MỞ ĐẦU .i
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU.3
1.1. Nghiên cứu về khả năng sản xuất sữa của giống bò Holstein
Friesian.3
1.1.1. Khả năng sản xuất sữa của giống bò Holstein Friesian nuôi tại
Việt Nam. 3
1.1.2. Nghiên cứu về khả năng sản xuất sữa của giống bò Holstein
Friesian nuôi tại một số nước trên thế giới . 9
1.2. Các thành phần phương sai và hệ số di truyền về sản lượng sữa.10
1.2.1. Các thành phần phương sai về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày
của đàn bò Holstein Friesian. 10
1.2.2. Hệ số di truyền về tính trạng sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày. 13
1.2.2.1. Khái niệm về hệ số di truyền. 13
1.2.2.2. Tính chất của hệ số di truyền. 16
1.2.2.3. Ứng dụng của hệ số di truyền. 17
1.3. Giá trị giống ước tính về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của đàn bò
Holstein Friesian.20
1.3.1. Khái niệm chung về giá trị giống. 20
1.3.1.1. Giá trị giống về sản lượng sữa của bò Holstein Friesian . 22
1.3.1.2. Mức độ tin cậy của giá trị giống về sản lượng sữa . 22
1.3.1.3. Một số phần mềm sử dụng BLUP để ước tính giá trị giống. 23
1.3.1.4. Những nghiên cứu về giá trị giống của sản lượng sữa bò
Holstein Friesian . 24
1.3.2. Ứng dụng của giá trị giống đối với tính trạng sản lượng sữa . 26
1.4. Khuynh hướng di truyền về sản lượng sữa của bò Holstein Friesian.30
53 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tiềm năng di truyền về sản lượng sữa của đàn bò holstein friesian tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại Việt Nam, nghiên cứu về các thành phần phương sai di
truyền, môi trường, kiểu hình và còn lại của các tính trạng kinh tế quan trọng trên
tất cả các giống vật nuôi nói chung vẫn còn rất hạn chế. Đối với tính trạng sản
lượng sữa chu kỳ 305 ngày trung bình của giống bò sữa HF thì hầu như không được
quan tâm đến ngoài mới được nghiên cứu trong những năm gần đây trên đàn bò sữa
HF nuôi tại Mộc Châu và Tuyên Quang của Phạm Văn Giới và cs. (2013). Công
trình này của Phạm Văn Giới và cs. (2013) đã xác định được đầy đủ các thành phần
phương sai di truyền, môi trường, kiểu hình và còn lại đối với tính trạng sản lượng
sữa chu kỳ 305 ngày trên đàn bò sữa HF nuôi tại Mộc Châu và Tuyên Quang.
12
Thành phần phương sai di truyền Va về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày trung
bình biến động trong phạm vi 218117-251835 kg2, tùy theo mô hình phân tích mà
tác giả đã sử dụng (Phạm Văn Giới và cs., 2013).
Thành phần phương sai môi trường (Ve) về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày
cũng có ảnh hưởng đến tính trạng SLS của đàn bò sữa HF, song tỷ lệ cao hay thấp
phụ thuộc vào yếu tố môi trường của từng đàn.
Thành phần phương sai phương sai kiểu hình (Vp) về sản lượng sữa chu kỳ
305 ngày trung bình được xác định biến động lớn trên các đàn bò sữa HF nuôi ở các
quốc gia khác nhau trên thế giới, nhưng thường thường biến động trong phạm vi rất
lớn: 1.724.000-1.730.000 kg2 trên đàn bò HF ở New York (Albuquerque và cs.,
1998); 603.709 kg
2
trên đàn bò HF ở Quebec, Canada (Parke và cs., 1999); 693.020
kg
2
trên đàn bò HF ở Ireland (Olori và cs., 2002); 862.369-865.838 kg2 trên đàn bò
HF nuôi tại Mộc Châu và Tuyên Quang (Phạm Văn Giới và cs., 2013); 1.071.527
kg
2
trên đàn bò HF ở Pennsylvania (Campos và cs., 1994); 1.039.704-1.160.952 kg2
trên đàn bò HF ở Ai Cập (Adel và cs., 2005).
Đối với thành phần phương sai còn lại về SLS305 ngày (Vape) trong nghiên
cứu của Phạm Văn Giới và cs. (2013) trên đàn bò HF nuôi tại Mộc Châu và Tuyên
Quang đã được xác định biến động trong phạm vi 109061-122709 kg2, tùy theo mô
hình phân tích được sử dụng. Kết quả này cũng cho biết thành phần phương sai còn
lại trên đàn bò HF nuôi tại Mộc Châu và Tuyên Quang đóng góp cho phương sai
kiểu hình rất nhỏ, chỉ từ 12,6% đến 14,2%. Như vậy, thành phần phương sai còn lại
ở nghiên cứu này đóng góp cho phương sai kiểu hình với tỷ lệ rất thấp (7,5%).
Trong lúc đó, thành phần phương sai còn lại ở một số nghiên cứu trên thế giới về
SLS tuy cũng không lớn, song hầu hết đều cao hơn kết quả nghiên cứu của Phạm
Văn Giới và cs. (2013) trên đàn bò HF nuôi tại Mộc Châu và Tuyên Quang, đó là 32-
35% được xác định bởi Schutz và cs. (1992) và 24-25% được xác định bởi
Albuquerque và cs. (1998) trên các đàn bò sữa HF nuôi tại Hoa Kỳ.
Từ các thành phần phương sai được xác định trong mỗi đàn hay mỗi quần
thể này, chúng ta có thể xác định được giá trị các tham số thống kê cơ bản để đánh
13
giá bản chất di truyền của mỗi tính trạng trên mỗi đàn bò như hệ số di truyền, hệ số
môi trường thường trực và hệ số môi trường dư thừa để làm căn cứ khoa học cho
việc xác định phương pháp chọn lọc thích hợp nhằm mang lại hiệu quả chọn lọc cao
nhất cho mỗi đàn bò.
Mục đích của việc xác định các thành phần phương sai là để sử dụng chúng
vào việc ước tính các tham số thống kê mà hệ số di truyền của mỗi tính trạng là
thành phần quan trọng nhất. Từ hệ số di truyền, tiếp tục xác định GTG của tính
trạng này để từ đó sử dụng GTG vào công tác chọn lọc giống.
1.2.2. Hệ số di truyền về tính trạng sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày
1.2.2.1. Khái niệm về hệ số di truyền
Hệ số di truyền (h2) được Wright đề cập đến từ năm 1921. Lush (1949) đã sử
dụng khái niệm "hệ số di truyền theo nghĩa rộng". Về bản chất, hệ số di truyền theo
nghĩa rộng là hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền theo giá trị kiểu hình (bGP).
Trên thực tế, việc ước tính phương sai di truyền chỉ có thể đuợc thực hiện thông qua
việc phân tích các cặp anh chị em sinh đôi cùng trứng, do vậy khái niệm "hệ số di
truyền theo nghĩa rộng" ít được sử dụng. Lusch (1949) cũng đã sử dụng khái niệm
"hệ số di truyền theo nghĩa hẹp". Về bản chất, hệ số di truyền theo nghĩa hẹp là hồi
quy tuyến tính của giá trị di truyền cộng gộp (giá trị giống) theo giá trị kiểu hình
(bAP). Trên thực tế, hệ số di truyền theo nghĩa hẹp được sử dụng rộng rãi hơn và
được ký hiệu là h2A. Như vậy, có thể định nghĩa hệ số di truyền theo các cách sau:
- Hệ số di truyền là tỷ số giữa phương sai di truyền và phương sai kiểu hình
(định nghĩa hệ số di truyền theo nghĩa rộng), hoặc là tỷ số giữa phuơng sai di truyền
cộng gộp và phuơng sai kiểu hình (định nghĩa hệ số di truyền theo nghĩa hẹp);
- Ngoài ra, còn có thể xem hệ số di truyền nhu là bình phuơng của hệ số tuơng quan
giữa giá trị di truyền và giá trị kiểu hình (định nghĩa hệ số di truyền theo nghĩa rộng), hoặc
bình phuơng của hệ số tuơng quan giữa giá trị di truyền cộng gộp (giá trị giống) và giá trị
kiểu hình (định nghĩa hệ số di truyền theo nghĩa hẹp).
Theo di truyền học số lượng, hệ số di truyền của một tính trạng là bình
phương tương quan kiểu hình và giá trị giống đối với tính trạng đó. Hệ số di truyền
14
của các tính trạng biến động trong phạm vi 0-1 (Falconer và Mackay, 1996; Nguyễn
Văn Đức và cs., 2006).
Giá trị đo lường của tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi là giá trị
kiểu hình (P) đó là kết quả đóng góp của kiểu gen và môi trường. Giá trị có liên hệ
với kiểu gen là giá trị kiểu gen (G) và giá trị có liên hệ với môi trường là sai lệch
môi trường (E). Quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình theo biểu thức:
P = G + E
Nhưng, khi phân tích chi tiết trong thành phần của kiểu gen cho thấy giá trị
kiểu gen gồm có các tác động cộng gộp (A), tác động của ảnh hưởng trội (D) và tác
động của tương tác và át chế (I). Như vậy, thành phần kiểu gen được thể hiện một
cách chi tiết là G = A + D + I.
Hệ số di truyền là tỷ lệ của phần do gen quy định trong việc tạo nên giá trị
kiểu hình. Có thể hiểu hệ số di truyền theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
a. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng
Hệ số di truyền theo nghĩa rộng (heritability in broad sense) (h2G) được biểu
thị bằng tỷ số giữa phương sai di truyền ( 2
G ) và phương sai kiểu hình (
2
P ), hoặc
được biểu thị bằng hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền theo giá trị kiểu hình,
hoặc được biểu thị bằng bình phương của hệ số tương quan giữa giá trị di truyền và
giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng được biểu diễn bằng công thức:
2
2 G
G 2
P
h
Hệ số di truyền theo nghĩa rộng ít được sử dụng trong công tác giống vật
nuôi vì việc ước tính phương sai di truyền chỉ có thể thực hiện được thông qua việc
phân tích các cặp anh chị em sinh đôi cùng trứng và thường ở mức cao nên không
phản ánh đúng khả năng di truyền của tính trạng được xác định qua đời sau.
Hơn nữa, cả hai thành phần phương sai về giá trị kiểu gen VG và phương sai
của sai lệch môi trường VE đều không thể trực tiếp xác định được từ các quan sát
của một quần thể bình thường, mà chúng chỉ xác định được trong các quần thể thực
nghiệm nhất định. Như vậy, nếu một trong hai thành phần trên có thể loại bỏ hoàn
15
toàn thì phương sai của giá trị kiểu hình sẽ là giá trị xác định của thành phần còn lại.
Vì lẽ đó, hệ số di truyền theo nghĩa rộng hầu như không được sử dụng trong công
tác giống động thực vật nói chung nên người ta ít quan tâm.
b. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp
Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp (heritability in narrow sense) được ký hiệu
bằng h2A, biểu thị giá trị kiểu hình được quyết định bởi các gen truyền đạt từ bố mẹ
cho đời con. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp được ký hiệu là h2A. Công thức tính hệ
số di truyền theo nghĩa hẹp được thể hiện như sau:
2
2 A
A 2
P
h
Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp quyết định mức độ giống nhau giữa các thân
thuộc, được sử dụng trong chương trình cải tiến di truyền giống vật nuôi. Trong thực
tế, đối với các nghiên cứu sử dụng hệ số di truyền thì đều được thực hiện theo nghiã
hẹp. Thông thường, hệ số di truyền theo nghĩa rộng được sử dụng khi biểu thị trên lý
thuyết và mang tính chất chung (Nguyễn Hải Quân và cs., 1995; Nguyễn Văn Thiện,
1995; Falconer và Mackay, 1996; Nguyễn Văn Đức và cs., 2006).
Tính di truyền có thể hiểu như một phần của những biến dị của một tính trạng
có nguồn gốc di truyền cộng tính (có nghĩa phù hợp với những sai khác giữa các cá
thể về giá trị cộng tính của chúng) giá trị này có thể chuyển thành kỳ vọng ở một
nửa số con cái. Đó là một tỷ số nằm trong khoảng từ 0 đến 1 (hoặc giữa 0 và 100%).
2222
2
2
2
2
EIDA
A
P
Ah
Hệ số di truyền của một tính trạng càng chặt chẽ hơn khi điều kiện môi
trường càng đồng nhất (2e thấp). Người ta có thể thu lợi từ tính chất này nếu nuôi
các gia súc vào cùng một khu vực và tìm cách làm đồng dạng đến tối đa các điều
kiện môi trường (Etienne Verrier và Nguyễn Văn Đức, 2004).
Để ước tính được hệ số di truyền có một số phương pháp như: Phương pháp
quần thể, phương pháp tương quan - hồi quy, phương pháp phân tích phương sai
(ANOVA) và phương pháp kết hợp (Restricted Maximum Likelihood: REML)
16
(Nguyễn Hải Quân và cs., 1995; Nguyễn Văn Thiện, 1995; Falconer và Mackay,
1996; Nguyễn Văn Đức và cs., 2006).
Hiện nay, do thuật toán ước lượng hệ số di truyền phát triển mạnh và hầu hết
các đàn bò sữa đều có sự theo dõi một cách cẩn thận, ghi chép khá đầy đủ về hệ phả
và các thông tin liên quan đến các chỉ tiêu năng suất sữa, chăm sóc nuôi dưỡng và
quản lý. Do đó, để tính hệ số di truyền về tính trạng sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày
trong giai đoạn hiện nay nên dùng các phương pháp hiện đại nhất mà REML là một
trong những phương pháp đó. Có thể dùng phương pháp này trong các phần mềm
DFREML, MTDFREML, VCE.
1.2.2.2. Tính chất của hệ số di truyền
Hệ số di truyền của các tính trạng có độ lớn từ 0 đến 1 hoặc từ 0% đến
100%. Hệ số di truyền của một tính trạng càng lớn thì hiệu quả chọn lọc của tính
trạng đó càng cao, ngược lại, hệ số di truyền của một tính trạng càng nhỏ thì hiệu
quả chọn lọc của tính trạng đó càng thấp. Độ lớn của hệ số di truyền thường được
phân chia làm 3 mức: nhỏ hơn 0,2 (h2<0,2) là thấp; 0,2-0,4 (0,2<h2<0,4) là trung
bình và lớn hơn 0,4 (h2>0,4) là cao. Tính trạng SLS của bò sữa có độ lớn trung bình
và thường dao động trong phạm vi 0,2-0,4.
Hệ số di truyền phụ thuộc vào bản chất di truyền của tính trạng, cấu trúc di
truyền của quần thể, mức độ đồng nhất của môi trường và cách đo lường giá trị kiểu
hình cùng với kỹ thuật ước lượng. Khả năng di truyền của một tính trạng được
quyết định bởi hiệu ứng của các gen. Tính trạng SLS của bò sữa bị ảnh hưởng của
hiệu ứng hỗn hợp cả hiệu ứng cộng gộp, trội và át gen.
Hệ số di truyền của tính trạng SLS của bò có thể thay đổi tuỳ theo cấu trúc di
truyền của quần thể (giống, dòng, gia đình) và mức độ chọn lọc. Quần thể được duy
trì lâu dài và được chọn lọc với cường độ cao sẽ làm cho quần thể đồng nhất về mặt
di truyền và đưa đến làm giảm phương sai di truyền cộng gộp và làm giảm hệ số di
truyền. Ngược lại, quần thể mới được hình thành và cường độ chọn lọc thấp sẽ làm
cho quần thể kém đồng nhất về mặt di truyền và đưa đến làm tăng phương sai di
truyền cộng gộp và làm tăng hệ số di truyền. Trong một quần thể nhỏ, hiệu ứng cận
17
thân kéo theo làm tăng các cặp đồng hợp tử từ đó làm cho phương sai di truyền
cộng gộp nhỏ và hệ số di truyền sẽ thấp.
Thường thường, hệ số di truyền của một tính trạng trong cùng một giống
khác nhau từ quần thể này với quần thể khác là do môi trường khác nhau. Trong
thành phần phương sai kiểu hình có thành phần phương sai của môi trường, do đó
hệ số di truyền phụ thuộc vào mức độ đồng nhất của môi trường. Khi môi trường
đồng nhất tức là khi các cá thể đều được nuôi ở cùng một khu vực, ăn cùng số
lượng và chất lượng thức ăn, được chăm sóc cùng một quy trình kỹ thuật, ... phương
sai sai lệch môi trường sẽ giảm và làm cho hệ số di truyền tăng. Khi môi trường
không đồng nhất, thành phần phương sai môi trường tăng (VE tăng) và hệ số di
truyền sẽ giảm. Sự khác nhau về độ lớn của hệ số di truyền giữa các quần thể có lúc
do sự thiếu chính xác về cách tính. (Nguyễn Văn Thiện, 1995; Falconer và Mackay,
1996; Etienne Verrier và Nguyễn Văn Đức, 2004; Nguyễn Văn Đức và cs., 2006;
Phạm Văn Giới, 2008).
1.2.2.3. Ứng dụng của hệ số di truyền
Ứng dụng chính của hệ số di truyền là cho ta biết bản chất di truyền của mỗi
tính trạng nghiên cứu. Do hệ số di truyền phụ thuộc vào bản chất di truyền của tính
trạng, cấu trúc di truyền của quần thể, mức độ đồng nhất của môi trường và cách đo
lường giá trị kiểu hình cùng với kỹ thuật ước lượng. Ví dụ, khi tính trạng sản lượng
sữa chu kỳ 305 ngày của đàn bò sữa HF có hệ số di truyền thấp thì khả năng biến
đổi theo chiều tăng về sản lượng sữa dưới ảnh hưởng của chọn lọc sẽ thấp và ảnh
hưởng của môi trường, nhất là nuôi dưỡng chăm sóc sẽ lớn. Do đó, để cải tiến nâng
cao năng suất sữa đàn bò này, cần chú trọng đến cải thiện chế độ chăm sóc nuôi
dưỡng là chính, bên cạnh đó vẫn phải chọn lọc những cá thể có năng suất sữa cao.
Đối với những đàn bò mà tính trạng sản lượng sữa có hệ số di truyền cao, thì khả
năng biến đổi về sản lượng sữa dưới ảnh hưởng của chọn lọc là lớn hơn so với việc
cải thiện chế độ nuôi dưỡng chăm sóc. Vì vậy, muốn cải tiến nâng cao năng suất sữa
những đàn bò này cần tập trung vào chọn lọc, nhưng bên cạnh đó vẫn phải cải tiến
chế độ chăm sóc nuôi dưỡng.
18
Khi tính trạng SLS305 ngày của đàn bò sữa HF có hệ số di truyền thấp thì
hiệu quả chọn lọc theo gia đình hoặc trong gia đình sẽ mang lại hiệu quả cao. Do
vậy, để nâng cao năng suất sữa, nên chú ý vào chọn lọc nguồn bò đực giống từ quần
thể có chất lượng giống tốt.
Đối với những đàn bò sữa mà tính trạng SLS305 ngày có hệ số di truyền cao,
nên chọn lọc theo cá thể thì hiệu quả chọn lọc cao dẫn đến năng suất sữa đàn bò sẽ
được nâng cao (Falconer và Mackay, 1996; Nguyễn Văn Đức và cs., 2006). Hệ số
di truyền giúp ta dự đoán được năng suất đời con theo công thức sau:
Ptrung bình đời con = Ptrung bình bố mẹ + h
2
.SD
Trong đó:
- Ptrung bình đời con là sản lượng sữa trung bình đời con.
- Ptrung bình bố mẹ là sản lượng sữa trung bình đời bố mẹ.
- h
2
là hệ số di truyền của tính trạng sản lượng sữa.
- SD là ly sai chọn lọc của tính trạng sản lượng sữa.
(SD = Trung bình của bố mẹ chọn lọc – Trung bình của quần thể)
Các kết quả nghiên cứu về hệ số di truyền SLS305 ngày trên bò HF của các
tác giả cho biết:
- Hệ số di truyền của tính trạng sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày được xác
định nằm trong phạm vi giá trị thấp (h2<0,2) như Weller và Ezra (2004).
- Hệ số di truyền của tính trạng sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày nằm trong
phạm vi giá trị trung bình (0,2-0,4) ở Việt Nam: Võ Văn Sự và cs. (1996a); Nguyễn
Văn Đức và cs. (2002); Nguyễn Văn Đức và cs. (2006); Phạm Văn Giới và cs.
(2006); Nguyễn Văn Đức và cs. (2011) và trên thế giới: Weigel và cs. (1999);
Abdallah và McDaniel (2000); Zwald và cs. (2003); Bethany Lynn Muir (2004);
Weller và Ezra (2004); Weller và cs. (2006).
- Hệ số di truyền của tính trạng sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày trung bình
nằm trong phạm vi giá trị cao (h2>0,4) được xác định bởi Zwald và cs. (2003);
Tsuruta và cs. (2005); Weller và cs. (2006); Phạm Văn Giới, 2008; Lê Văn Thông
và cs. (2014); Phạm Văn Tiềm (2015).
19
Một ứng dụng quan trọng khác của hệ số di truyền là một chỉ số đóng góp
vào chương trình chọn lọc giống mà nổi rõ nhất là tham gia vào việc xác định giá trị
giống và tiến bộ di truyền của chọn lọc.
Hệ số di truyền tham gia vào xác định hiệu quả chọn lọc được tính theo:
∆G = SD.i. h
2
Trong đó:
- ∆G là tiến bộ di truyền,
- SD là ly sai chọn lọc,
- i là cường độ chọn lọc, và
- h
2 là hệ số di truyền của tính trạng chọn lọc.
Khi đề cập đến thế hệ thì tiến độ di truyền được tính theo công thức sau:
h
2
iP
G = –––––
L
Trong đó:
- L là khoảng cách thế hệ,
- p là độ lệch chuẩn kiểu hình,
- i là cường độ chọn lọc, và
- h
2
là độ hệ số di truyền.
Từ công thức đó, tiến bộ di truyền phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản sau:
- Độ lệch chuẩn di truyền (A)
- Khoảng cách thế hệ (L)
- Cường độ chọn loc (i)
- Độ chính xác của chọn lọc (r)
Tiến bộ di truyền có thể tính cho 1 thế hệ hoặc cho một đơn vị thời gian
(thường được sử dụng là năm).
Hiệu quả chọn lọc cho một năm cho toàn đàn sẽ bằng ∆G cho một thế hệ chia
cho cho khoảng cách thế hệ (t).
m
∆G =
t
20
Trong đó:
- m là giá trị tăng trung bình của toàn đàn cho 1 năm,
- t là khoảng cách thế hệ, và
- t được tính theo công thức sau đây:
∑ ( tm + tb )
2 1 ∑( tm + tb )
t = = x
n n 2
Ghi chú:
- tm là thời gian từ khi mẹ được sinh ra cho tới khi thế hệ con của mẹ đẻ con,
- tb là thời gian từ khi bố sinh ra cho tới khi thế hê con của bố được sinh ra,
- n là số lượng chung gia súc mà chúng ta xác định thời gian.
1.3. Giá trị giống ƣớc tính về sản lƣợng sữa chu kỳ 305 ngày của đàn bò
Holstein Friesian
1.3.1. Khái niệm chung về giá trị giống
Giá trị giống ước tính (GTG) của cá thể được xác định bởi những gen mà
chúng có khả năng truyền lại cho thế hệ con (Phạm Văn Giới, 2008). Mỗi cá thể con
nhận được một bộ gen từ bố và mẹ chúng. Xác định GTG của con vật có nghĩa là
đánh giá được kiểu gen của nó. Vì tính trạng được hình thành trong sự tương tác
giữa tính di truyền với môi trường nên kiểu gen của cá thể ở mức độ nhất định phản
ánh trong kiểu hình của nó.
Người ta sử dụng giá trị di truyền để đánh giá giá trị các gen của bản thân
con vật, song điều này ít có ý nghĩa thực tiễn. Giá trị giống, ký hiệu là Â, là các gen
mà con vật truyền đạt cho đời con, khái niệm này có ý nghĩa quan trọng đối với việc
đánh giá chọn lọc gia súc giống (Nguyễn Hải Quân và cs., 1995; Nguyễn Văn Đức,
2005; Lê Bá Quế, 2012; Lê Văn Thông và cs., 2014; Phạm Văn Tiềm, 2015).
Gía trị giống ước tính của một cá thể là đại lượng biểu thị khả năng truyền
đạt các gen từ cá thể đó cho đời con. Vì các gen quy định tính trạng số lượng rất
nhiều, do đó, không thể biết được một cách chính xác GTG của một cá thể. Trong
thực tế, chỉ có thể xác định được giá trị gần đúng của chúng từ các nguồn thông tin
21
khác nhau, tức là GTG ước lượng (Estimated breeding value). Gía trị giống ước tính
còn được gọi là GTG dự đoán (Nguyễn Văn Thiện, 1995).
Gía trị giống ước tính của một tính trạng nào đó của một cá thể vật nuôi là
một đại lượng biểu thị mức độ về giống đối với tính trạng đó. Nói một cách khác,
đối với tính trạng số lượng, GTG của một cá thể bằng 2 lần giá trị trung bình của
quần thể với số lượng lớn của thế hệ con của cá thể đó xa rời từ quần thể hoặc trung
bình đàn của tính trạng đó (Nguyễn Văn Đức và cs., 2006).
Nếu chỉ sử dụng số liệu về giá trị kiểu hình của tính trạng SLS.305 ngày thu
được trên một con vật ta ước tính được GTG đơn giản của cá thể a.
PPbAP ˆ
Trong đó:
-
ˆ
là GTG của cá thể a
- bAP: là hệ số hồi quy của giá trị di truyền cộng gộp của a theo giá trị
kiểu hình của con vật thu được số liệu.
- P: là giá trị kiểu hình của con vật thu được số liệu.
- P : là giá trị kiểu hình trung bình của quần thể.
Chú ý rằng, bộ số liệu có thể là của chính bản thân con vật a hoặc của một
con vật họ hàng đối với con vật a. Nếu sử dụng nhiều số liệu khác nhau về giá trị
kiểu hình của tính trạng thu được trên các con vật khác nhau có thể ước tính được
GTG phức của cá thể a.
n
i
iinn PPbPPbPPbPPb
1
2211 ...
ˆ
Trong đó:
-
ˆ
là GTG của cá thể a
- bi là hệ số hồi quy riêng của giá trị di truyền cộng gộp của cá thể a
theo giá trị kiểu hình của con vật thứ i mà ta sử dụng số liệu.
- Pi là giá trị kiểu hình của con vật thứ i.
- P là giá trị kiểu hình trung bình của quần thể.
22
Những con vật i có thể là bản thân con vật a, các con vật i khác là họ hàng
của con vật a (Nguyễn Văn Thiện, 1995; Nguyễn Hải Quân và cs., 1995; Etienne
Verrier và Nguyễn Văn Đức, 2004; Nguyễn Văn Đức và cs., 2006).
1.3.1.1. Giá trị giống về sản lượng sữa của bò Holstein Friesian
Muốn đánh giá giá trị giống về sản lượng sữa của đàn bò sữa, tối thiểu phải
có đủ thông tin về hệ phả và số liệu của tính trạng sản lượng sữa. Hiện nay, phương
pháp BLUP đã được ứng dụng rộng rãi để đánh giá GTG của vật nuôi. Chương
trình BLUP có độ tin cậy cao vì sử dụng hầu hết các nguồn thông tin hệ huyết thống
của các cá thể và số liệu của tính trạng nghiên cứu. Đơn vị sử dụng cho GTG là đơn
vị đo lường của tính trạng. Ví dụ, đơn vị của giá trị giống đối với tính trạng SLS
chu kỳ 305 ngày là kg sữa/chu kỳ (Nguyễn Văn Đức và cs., 2006).
Giá trị giống thực không bao giờ biết, nhưng giá trị giống ước tính sẽ đạt tới
mức gần đúng với giá trị giống thực khi số lượng mẫu thế hệ con lớn. Giá trị giống
ước tính được xác định từ phân tích tất cả các nguồn thông tin có thể có của chính
cá thể đó và các cá thể thân thuộc. Nguồn thông tin càng nhiều thì độ chính xác của
giá trị giống ước tính càng cao. Độ tin cậy có giá trị từ 0 đến 100 và đó là hệ số
tương quan giữa GTG và GTG thực.
Để xác định độ tin cậy của gía trị giống ước tính, cần xác định được sai số chuẩn.
AV
PEV
r 1
VA = h
2
.Vp
1.3.1.2. Mức độ tin cậy của giá trị giống về sản lượng sữa
Mức độ tin cậy của gía trị giống ước tính thường được chia thành 5 mức: rất
thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao (Nguyễn Văn Đức và cs., 2006). Giá trị giống
được ứng dụng trong chọn lọc gia súc giống cũng như dự đoán năng suất của thế hệ
sau khi sử dụng con vật làm giống nếu độ tin cậy cao thì giá trị chuẩn đoán càng sát
giá trị thực tế. Khi tăng thêm các nguồn thông tin để đánh giá giá trị giống, độ tin
cậy của chọn lọc sẽ tăng thêm.
23
Lợi nhuận kinh tế có thể thu được từ việc sử dụng giá trị giống. Gía trị giống
ước tính cung cấp một cách chính xác và rõ ràng cho các nhà tạo giống để chọn lọc
chính xác con giống và các nhà sản xuất để giúp cho việc bán và mua các cá thể vật
nuôi về làm giống một cách chính xác. Chiến lược này cho phép chúng ta xác định
được các sai khác về bản chất di truyền tạo nên mà nhìn bằng mắt thường không thể
đánh giá được. Mức độ tin cậy của giá trị giống ước tính được thể hiện bằng 5
khoảng xác định:
- Rất thấp: GTG từ 0 đến 40%.
- Thấp: GTG từ 41 đến 60%.
- Trung bình: GTG từ 61 đến 75%.
- Cao: GTG từ 76 đến 95%.
- Rất cao: GTG từ 96 đến 100%.
Như vậy, đối với bò sữa khi so sánh độ lệch trung bình về sản lượng sữa chu
kỳ 305 ngày của thế hệ con gái được sinh ra từ bò đực giống có GTG về tiềm năng
sữa là một trị số dương, ví dụ 100 kg sữa/chu kỳ so với thế hệ đàn con gái tương
đồng sinh ra từ những bò đực giống có GTG là 0 kg sữa/chu kỳ thì thấy rõ sự đóng
góp quyết định của GTG vào công tác chọn lọc giống. Giả sử, giá sữa bò là 1
USD/kg thì bò cái của thế hệ con được sinh ra từ bò đực giống có GTG là 100 kg
sữa/chu kỳ sẽ có giá trị là 50 USD cao hơn so với thế hệ con tương đồng của các bò
đực sinh ra từ các đực giống có GTG là 0 kg sữa/chu kỳ với giả thiết độ tin cậy
100%. Từ ví dụ đó chứng tỏ lợi nhuận của việc chọn lọc giống hoặc mua những cá
thể bò đực giống về làm giống là phải căn cứ vào giá trị giống về SLS. Như vậy,
đây là một kết luận hết sức quan trọng cho các chủ trang khi mua bò đực giống
chuyên sữa cần hết sức lưu ý quan tâm đến GTG về sản lượng sữa.
1.3.1.3. Một số phần mềm sử dụng BLUP để ước tính giá trị giống
DFREML, MTDFREML là những phần mềm có thể ước tính được GTG,
phương sai sai số của GTG và độ tin cậy (RTI) của GTG. Chương trình này có thể
24
phân tích cùng lúc được một hay hai tính trạng. Các phần mềm này được sử dụng
khá phổ biến ở nước ta bắt đầu từ những năm 1990.
PEST là chương trình chuyên biệt ước tính các ảnh hưởng cố định, GTG và
PEV của các tính trạng ở con vật. Chương trình này có thể cùng lúc phân tích được
nhiều tính trạng, thường được sử dụng từ 3 đến 10 tính trạng, với những bộ số liệu
lớn và các sơ đồ hệ phả đồ sộ. Chương trình này hiện đã được cập nhật và ứng dụng
ở Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực giống vật nuôi.
1.3.1.4. Những nghiên cứu về giá trị giống của sản lượng sữa bò Holstein Friesian
Các nghiên cứu của các tác giả đối với giá trị giống ước tính về sản lượng
sữa chu kỳ 305 ngày của bò HF cho biết giá trị giống ước tính là khác nhau khi thực
hiện trên các đối tượng, đàn, địa điểm và thời gian khác nhau. Các nghiên cứu vê
giá trị giống SLS chu kỳ 305 ngày của bò HF được thực hiện từ lâu, nhất là các
quốc gia có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Hà Lan,
và thực sự các công trình đó đóng góp đáng kể cho sự thành công to lớn của họ.
Khởi nguồn tại Việt Nam, Nguyễn Văn Đức (1991) đã nghiên cứu xác định
được giá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01050003363_437_2002663.pdf