Luận văn Đánh giá tiềm năng thị trường và các biện pháp mở rộng thị trường của công ty TNHH Thương mại Dược mỹ phẩm Thanh Bình

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC MỸ PHẨM THANH BÌNH 4

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 4

1.2. Chức năng và các lĩnh vực kinh doanh của Công ty 5

1.2.1. Chức năng 5

1.2.2. Các lĩnh vực kinh doanh 5

1.3. Tổ chức quản trị của Công ty 6

1.4. Các nguồn lực của công ty 9

1.4.1. Nguồn tài chính 9

1.4.2. Nguồn nhân lực 10

1.4.3. Cơ sở vất chất 12

1.5. Các yếu tố của môi trường vĩ mô tác động tới hoạt động của Công ty 13

1.5.1. Môi trường kinh tế 13

1.5.2. Môi trường văn hoá xã hội 14

1.5.3. Môi trường chính trị - luật pháp 14

1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH TM DƯỢC MỸ PHẨM THANH BÌNH 18

2.1. Thực trạng thị trường tiêu thụ của công ty TNHH Thương mại Dược mỹ phẩm Thanh Bình 18

2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty một số năm gần đây 18

2.1.2. Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty hiện nay 21

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của công ty 23

2.1.3.1. Chủng loại sản phẩm và chất lượng sản phẩm 23

2.1.3.2. Giá cả sản phẩm 24

2.1.3.3. Phương thức tiêu thụ 24

2.1.3.4. Hình thức thanh toán 25

2.1.3.5. Khách hàng 26

2.1.3.6. Các nhà cung ứng 26

2.1.3.7. Các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ. 27

2.2. Đánh giá tiềm năng thị trường của công ty TNHH TM Dược mỹ phẩm Thanh Bình 29

2.2.1. Thực trạng và tiềm năng thị trường Dược phẩm Việt Nam 29

2.2.1.1. Thực trạng thị trường Dược phẩm Việt Nam 29

2.2.1.2. Đánh giá tiềm năng thị trường Dược phẩm Việt Nam 34

2.2.2. Tiềm năng thị trường Dược ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Công ty 40

2.3. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh mặt hàng Dược của Công ty 47

2.3.1. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngành Dược 47

2.3.1.1. Thuận lợi 47

2.3.1.2. Khó khăn 47

2.3.2. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Công ty 48

2.3.2.1. Những thành công 48

2.3.2.2. Những hạn chế 49

2.3.2.3. Những nguyên nhân cơ bản của hạn chế 50

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC MỸ PHẨM THANH BÌNH 52

3.1. Dự báo sự phát triển của ngành DượcViệt Nam 52

3.1.1. Chiến lược phát triển của ngành Dược Việt Nam 52

3.1.2. Dự báo sự phát triển của ngành Dược Việt Nam 53

3.2. Phương hướng phát triển của Công ty Thanh Bình trong thời gian tới 54

3.3. Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường của công ty TNHH TM Dược mỹ phẩm Thanh Bình. 56

3.3.1. Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường 56

3.3.2. Xây dựng chính sách sản phẩm, giá cả và phân phối một các hợp lý 58

3.3.2.1. Chính sách sản phẩm 58

3.3.2.2. Chính sách giá cả 59

3.3.2.3. Chính sách phân phối 61

3.3.3. Tận dụng tối đa và hiệu quả tất cả nguồn lực của Công ty 62

3.3.3.1. Tăng cường các biện pháp huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. 62

3.3.3.2. Nâng cao hiệu quả làm việc của các nhân viên trong Công ty 63

3.3.4. Nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ bán hàng 64

KẾT LUẬN 69

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tiềm năng thị trường và các biện pháp mở rộng thị trường của công ty TNHH Thương mại Dược mỹ phẩm Thanh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a sản xuất thuốc cũng thay đổi do có Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, Luật Doanh nghiệp, gần đây là Nghị quyết Trung ương III về đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất thuốc được thu hẹp về số lượng để tập trung đầu tư về chiều sâu, nâng cấp nhằm thực hiện các quy định về thực hành tốt sản xuất thuốc GMP (Good Manufacturing Pratice - Tiêu chuẩn Thực hành tốt Sản xuất). Các doanh nghiệp cổ phần ngày càng phát triển, thu hút được nguồn vốn của xã hội, đề cao trách nhiệm người lao động và phát huy hiệu quả quản lý. Một số đơn vị mạnh dạn đầu tư sản xuất và đã có những doanh nghiệp đầu tư theo hướng thực hành nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng chậm, một số đã đạt GMP, có sản phẩm tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy tỉ trọng doanh thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất thuốc hiện còn khiêm tốn, nhưng sẽ tăng nhanh khi các doanh nghiệp này hoàn thành quá trình đầu tư và đi vào sản xuất. Những chính sách về đổi mới cơ chế kinh tế cùng với việc thực hiện chủ trương sắp xếp lại và đổi mới quản lý doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho sự khởi sắc của công nghiệp dược Việt Nam. Đặc biệt, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách quốc gia về Thuốc năm 1996, công nghiệp dược Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Trong vòng 13 năm (1995 - 2008), tổng giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam đã tăng gấp 5 lần, từ 280 triệu USD năm 1995 lên đến 1400 triệu USD năm 2008. Mức tiêu thụ thuốc bình quân đầu người đã tăng gấp 3,92 lần; từ 4,2 USD năm 1995 lên đến 16,45 USD năm 2008 và tăng gấp 16,5 lần so với năm 1990. Bảng 8: Kết quả sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc giai đoạn 2001 - 2005 Năm Tổng trị giá tiền thuốc sử dụng (triệu USD) Thuốc sản xuất trong nước Trị giá (triệu USD) Tỉ lệ trên tổng giá trị(%) Tăng trưởng(%) 2001 472,356 170,39 36,10 100 2002 525,807 200,29 38,10 117,55 2003 608,699 241,87 39,74 120,76 2004 707,535 305,95 43,24 126,48 2005 817,396 395,157 48,34 129,16 (Nguồn: Cục quản lý Dược Việt Nam) Cuối năm 2006, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đây là sân chơi đấy thách thức nhưng cũng có rất nhiều cơ hội với Việt Nam. Khi gia nhập WTO, chúng ta có cơ hội là có môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch và thuận lợi hơn; được tiếp cận với nhiều thị trường lớn, đa dạng với các điều kiện kinh doanh, cạnh tranh công bằng, có nhiều thuận lợi trong tiếp cận với các đối tác kinh doanh để hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm có quyền lựa chọn nguyên liệu đầu vào đa dạng hơn, mức chi phí và chất lượng cũng hợp lý hơn. Tuy nhiên, ngành dược Việt Nam cũng đứng trước không ít những thách thức và khó khăn như ít hiểu biết về thị trường thế giới và pháp luật quốc tế, năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh trạnh còn yếu kém nên dễ dẫn tới nguy cơ bị mất thị phần, thị trường; nhiều doanh nghiệp sẽ bị phá sản do không cạnh tranh được với hàng hóa nhập khẩu. Bảng 9: Quy mô ngành dược giai đoạn 2006 - 2008 Năm Tổng giá trị thuốc ( triệu USD) Giá trị sản xuất trong nước(triệu USD) Tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước trên tổng giá trị(%) 2006 970 475 49 2007 1136 571 50,27 2008 1400 719 51,39 ( Nguồn: Cục quản lý Dược Việt Nam) Bảng trên cho thấy tổng giá trị tiền thuốc năm 2008 là 1,4 tỉ USD, tăng 23,24% so với năm 2007, trong đó, giá trị sản xuất thuốc trong nước đạt 719 triệu USD, tăng 26% so với năm 2007, đáp ứng được 51,39 % nhu cầu sử dụng thuốc tính theo trị giá tiền thuốc. Tổng giá trị thuốc, giá trị sản xuất thuốc trong nước tăng dần theo các năm; giá trị sản xuất thuốc trong nước ngày càng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu sử dụng, năm 2006 sản xuất thuốc trong nước đáp ứng được 49% nhu cầu sử dụng thuốc của người dân, chưa được nửa nhu cầu nhưng từ năm 2007 trở đi đáp đáp ứng được hơn 1/2 nhu cầu, năm 2007 là 50, 27%; năm 2008 là 51,39%. Nhưng với đặc điểm là một ngành chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào, phải nhập khẩu tới hơn 90%, biến động giá nguyên vật liệu cũng là một trở ngại, tăng cao chi phí trong sản xuất.  Bảng 10: Chỉ số giá nhóm hàng Dược phẩm, y tế so với chỉ số giá tiêu dùng(CPI) giai đoạn năm 2006 - 2008 Đơn vị: % Năm 2006 2007 2008 CPI 6,6 12,63 19,89 Chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế 4,3 7,05 9,43 Tỷ lệ chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế so với CPI 65 55 47,41 ( Nguồn: Tổng cục Thống kê ) Năm 2008, kinh tế Việt Nam khủng hoảng, lạm phát là vấn đề nhức nhối , tỉ lệ lạm phát là 8,11%; khá cao so với các nước khác, đòi hỏi cần nhiều biện pháp kiềm chế từ phía Chính phủ. Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Quản Lý Dược, thị trường dược phẩm năm 2008 nhìn chung ổn định, không có hiện tượng tăng giá đồng loạt, đột biến, hoặc tăng giá bất hợp lý. Điều này được thể hiện qua: chỉ số nhóm hàng dược phẩm, y tế năm 2008 là 9,43% bằng 47,41% của chỉ số giá tiêu dùng chung của xã hội (19,89%) và đứng thứ 7/10 về chỉ số giá của các nhóm hàng chủ yếu. Tính đến hết năm 2008 số lượng doanh nghiệp nước ngoài đăng ký là 438 đơn vị, tăng 68 đơn vị doanh nghiệp so với năm 2007 (370 doanh nghiệp). Hiện các doanh  nghiệp Ấn Độ, Hàn Quốc chiếm 34,5% tổng số doanh nghiệp đăng ký. Trị giá nhập khẩu thuốc năm 2008 đạt 923.288 triệu USD (tăng 13,8% so với 2007). Trong năm 2008 do sự biến động mạnh về tỷ giá ngoại tệ nên ảnh hưởng nhiều tới hoạt động nhập khẩu thuốc.Tổng số sổ đăng ký thuốc nước ngoài còn hiệu lực là 10.339 sổ đăng ký; các hoạt chất đã đăng ký gần 900 hoạt chất; các hợp chất có nhiều sổ đăng ký chủ yếu là kháng sinh, kháng viêm; 20 hoạt chất có nhiều sổ đăng ký chiếm 19% tổng số sổ đăng ký. Trong năm 2008, có 2.300 thuốc nước ngoài được cấp sổ đăng ký; các thuốc đăng ký nhiều là kháng sinh, kháng viêm; một số hoạt chất đăng ký nhiều trong năm là Glimepiride, Metformin, Rabeprazole. Tính đến 31/12/2008, toàn quốc có 37 dự án đầu tư vào lĩnh vực dược. Trong năm 2008 có 1 dự án được cấp giấy phép đầu tư vào sản xuất thuốc. Số dự án đã triển khai hoạt động là 25 dự án. 32 dự án với tổng số vốn là 282.6 triêu USD; 192.9 triệu USD là 25 dự án đã hoạt động; 22 nhà máy dược phẩm FDI đầu tư vào 40 dây chuyền sản xuất thuốc (trên tổng số 230 dây chuyền của các nhà máy GMP). Trị giá thuốc sản xuất của các nhà máy dược phẩm FDI chiếm khoảng 22% tổng trị giá thuốc sản xuất của các nhà máy dược phẩm trong cả nước.   Như vậy là cho đến nay, kể từ khi gia nhập WTO, ngành Dược Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu đáng kể. Nhưng ngành Dược vẫn còn những điểm yếu hạn chế nhất định, đòi hỏi phải khắc phục những nhược điểm, tồn tại sau: - Hầu hết các nguyên liệu sản xuất đều phải nhập khẩu. - Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất thuốc còn thấp. Ngành công nghiệp Dược vẫn dựa vào bào chế các thuốc gốc là chủ yếu, chưa có khả năng sản xuất các thuốc mới công nghệ cao, chưa đầu tư tạo dựng thương hiệu. Do đó sản phẩm thường trùng lặp, giá trị gia tăng thấp. - Đầu tư sản xuất ở từng doanh nghiệp còn mang tính tự phát, dàn trải, thiếu sự phối kết hợp giữa các doanh nghiệp và Hiệp hội sản xuất kinh doanh. - Đầu tư nước ngoài vào sản xuất thuốc chưa tương xứng với tiềm năng thị trường, kể cả về số dự án và vốn đầu tư, chưa thu hút được đầu tư vào các mục tiêu ưu tiên, chưa giữ chân được các hãng dược phẩm lớn trên thế giới. - Các doanh nghiệp Dược Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kém năng lực cạnh tranh, đặc biệt khả năng tổ chức marketing. Những yếu kém thể hiện trong việc tổ chức kênh phân phối sản phẩm, hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu, v.v... dẫn tới ngành Dược thiếu các nguồn lực bí quyết lẫn kinh phí dành cho nghiên cứu. - Tình trạng thiếu vốn, kỹ thuật, công nghệ cũng như năng lực quản lý làm hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến và trình độ quốc tế. Phân loại mức độ phát triển của công nghiệp dược quốc gia theo tổ chức Y tế thế giới WHO Mức độ 1: Phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. Mức độ 2: Sản xuất được một số Generic, đa số phải nhập khẩu. Mức độ 3: Có công nghiệp dược nội địa sản xuất Generic, xuất khẩu được một số dược phẩm. Mức độ 4: Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới. Theo đánh giá của các chuyên gia của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển, một cơ quan chính phủ trực thuộc Bộ Ngoại giao thì công nghiệp dược Việt Nam đang ở mức độ phát triển từ 2,5 – 3 theo thang phân loại từ 1-4 của WHO. Đây là mức độ được đánh giá là có công nghiệp dược, đã sản xuất được thuốc generic (thuốc có gốc hóa học giống thuốc phát minh) nhưng đa phần vẫn nhập khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp trong nước mới chỉ tập trung vào công nghiệp bào chế chứ chưa chú trọng đầu tư vào các loại thuốc chuyên khoa đặc trị, dạng bào chế đặc biệt, tỷ lệ đầu tư nghiên cứu thuốc mới chỉ chiếm khoảng 5% doanh thu so với 10 - 15% của các công ty nước ngoài, và để đạt được cấp độ 4 là cả một quá trình phấn đấu của các doanh nghiệp dược Việt Nam 2.2.1.2. Đánh giá tiềm năng thị trường Dược phẩm Việt Nam Việt Nam với dân số trên 86 triệu người, là nước đông dân thứ 12 trên thế giới(sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Indonesia, Brazil, Pakistan, Bangladesh, Nigeria, Nhật Bản, Mexico,Philippines), mật độ dân số đạt 260 người/km2, cao gấp trên 5 lần và đứng thứ 41 trong 208 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; cao gấp hơn 2 lần và đứng thứ 8/11 nước ở Đông Nam Á, cao gấp đôi và đứng thứ 16/50 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở Việt Nam ở mức 1,2%; cao thứ 8 ở Đông Nam Á; cao thứ 32 ở châu Á và đứng thứ 114 trên thế giới. Đây là thị trường tiềm năng cho ngành y tế nói chung và ngành Dược nói riêng. Biểu đồ 3: Dân số trung bình Việt Nam qua một số mốc thời gian (Nguồn: Kết quả các cuộc điều tra dân số các năm) Khi kinh tế phát triển và mức sống người dân được nâng cao, ý thức về chăm sóc sức khỏe ngày càng được nhận thức sâu sắc hơn, có thể thấy điều này khi chi phí y tế tính trên đầu người tăng dần qua các năm từ 26 USD/người/năm năm 2003 đến 61USD/người/năm năm 2008 và dự báo sẽ đạt được 148 USD/người/năm năm 2013 Biểu đồ 4: Tiềm năng thị trường Dược phẩm Việt Nam ( Nguồn:Trang thông tin điện tử -Cục quản lý Dược Việt Nam) Biểu đồ 5: Chi phí y tế tính trên đầu người qua các năm( từ năm 2009 là dự báo) ( Nguồn: Trang thông tin điện tử - Bộ Y tế) Cùng với tốc độ tăng trưởng GDP, chi tiêu bình quân đầu người tăng lên hàng năm dẫn đến tiền thuốc bình quân theo đầu người cũng có xu hướng tăng lên; từ 4,2 USD năm 1995 lên 8,6 USD năm 2004. Từ đó đến nay tiền thuốc bình quân đầu người đã tăng lên với tốc độ nhanh hơn và đạt  13,4 USD năm 2007. Năm 2008, tiền sử dụng thuốc bình quân đầu người đã đạt mức 16,45 USD, tăng 3,05 USD so với năm 2007 và tăng 11,15 USD so với năm 2000. Dự báo năm 2009, tiền thuốc bình quân đầu người sẽ là 18 USD/ năm. Tuy nhiên đây là mức thấp so với trung bình 40 USD/người/năm của thế giới. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe là bền vững ngay cả trong thời kỳ kinh tế khủng khoảng. Hiện tại, sản xuất thuốc nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu thực tế. Tốc độ tăng trưởng doanh thu sản xuất của ngành khoảng 10 năm trở lại đây vào khoảng từ 15% đến 20% một năm. Có thể nói nhu cầu sử dụng thuốc rất tiềm năng. Bảng 11: Tiền thuốc bình quân đầu người ở Việt Nam giai đoạn 1995 - 2008 Đơn vị: USD/người/năm Năm Tiền thuốc bình quân đầu người Năm 1995 4,2 Năm 1996 4,6 Năm 1997 5,2 Năm 1998 5,5 Năm 1999 5 Năm 2000 5,4 Năm 2001 6 Năm 2002 6,7 Năm 2003 7,6 Năm 2004 8,6 Năm 2005 9,85 Năm 2006 11,17 Năm 2007 13,4 Năm 2008 16,45 ( Nguồn: Cục quản lý Dược Việt Nam) Mức tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ y tế của người dân Việt Nam còn rất thấp, so với các nước trong khu vực và trên thế giới nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ y tế trong tương lai cùng với mức sống ngày càng được cải thiện, hiện nay, tiền thuốc bình quân đầu người tăng trung bình là 7,4%/năm( nguồn Cục quản lý Dược ), như vậy, ngành Dược là ngành công nghiệp còn non trẻ nhưng tiềm năng tăng trưởng trong tương lai là rất cao. Bảng 12: Chỉ tiêu liên quan tới cổ phiếu của ngành Dược và của toàn thị trường giai đoạn 2006 - 2008 Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Thu nhập trên mỗi cổ phần(EPS) 1.1. Ngành Dược 6,355 5,086 5,323 1.2. Toàn thị trường 3,056 3,325 2,570 2. Giá trị sổ sách của cổ phiếu 2.1. Ngành Dược 22,986 32,797 34,090 2.2. Toàn thị trường 14,614 18,248 17,989 (Nguồn: Vietstock Finance) Đặc điểm của các doanh nghiệp ngành Dược là có tỷ suất lợi nhuận gộp biên cao. Qua ba năm 2006, 2007, 2008, tỷ lệ này lần lượt đạt mức 33,9%; 35,2%; 34,4%; cao gấp hơn hai lần so với mức trung bình của toàn thị trường. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 3 năm 2006, 2007, 2008 đạt mức cao; lần lượt là 6,355%; 5,086%; 5,323%; và cũng gấp đôi trung bình toàn thị trường. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA khá cao và giữ ở mức ổn định, năm 2007 là 13,75%; năm 2008 là 11,49%. Tuy nhiên, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) lại có xu hướng giảm, năm 2007 là 19,33%; năm 2008 là 15,94%. Giá trị sổ sách của cổ phiếu của các công ty ngành Dược cũng rất cao so với mức trung bình của thị trường. Các chỉ tiêu về thanh toán của nhóm doanh nghiệp ngành dược này lại rất an toàn, cao hơn hẳn so với mức trung bình của toàn thị trường. Biểu đồ 6: Tỷ số thanh toán ngắn hạn của các công ty ngành Dược so với toàn thị trường (Nguồn: VietstockFinance) Như đã phân tích ở trên, về cơ bản, tiềm năng phát triển của ngành dược là rất cao. 2.2.2. Tiềm năng thị trường Dược ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Công ty Là một công ty vừa và nhỏ, công ty không đủ sức cạnh tranh ở những thị trường lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nên công ty đã tập trung phát triển thị trường ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi mà tính cạnh tranh ít khốc liệt. Hơn nữa cũng do nguồn lực công ty có hạn, nguồn vốn không lớn, công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng thuốc nội, với giá bình dân, phục vụ được tất cả các đối tượng nhân dân. Vì vậy, thị trường hiện nay của công ty chủ yếu ở các tỉnh miền núi như Tuyên Quang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Yên Bái… Nguyên nhân là do sản phẩm chủ yếu của công ty đều là hàng nội, với giá bình dân, phù hợp với những người dân có thu nhập trung bình. Theo các tài liệu nghiên cứu đánh giá hiện nay, vùng miền núi phía Bắc Việt Nam bao gồm 14 tỉnh, đó là các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Bắc Giang, vùng có diện tích đất tự nhiên trên 95 ngàn Km2, dân số trên 11 triệu người; chiếm 28,8% diện tích và 13,1% dân số của cả nước, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 50%. Trong vùng có 43 dân tộc anh em sinh sống với nền văn hóa đa dạng, giầu bản sắc văn hóa dân tộc, có 1300km đường biên tiếp giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và trên 600km với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; có nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng đang được đầu tư phát triển theo tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Đặc biệt, vùng miền núi này có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về an ninh quốc phòng; là “ phên dậu” bảo vệ vùng biên cương của tổ quốc. Bảng 13 : Diện tích và dân số trung bình các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2003 - 2007 Tỉnh Diện tích (km2) Dân số trung bình( nghìn người) 2003 2004 2005 2006 2007 I. Đông Bắc 64025,2 9220,1 9244 9354,7 9453,6 9543,9 Hà Giang 7945,8 648,1 661,9 673,1 683,8 694,0 Cao Bằng 6724,6 503 508,2 514,2 518,7 523,0 Bắc Kạn 4868,4 291,7 295,1 298,6 302,1 306,0 Tuyên Quang 5870,4 709,4 718,1 726,2 732,2 737,7 Lào Cai 6383,9 639,3 565,7 575 583,3 589,5 Yên Bái 6899,5 713 722,7 731,8 740 749,1 Thái Nguyên 3546,6 1085,9 1095,4 1110 1125,6 1137,7 Lạng Sơn 8331,2 724,3 731,4 739,1 746 751,8 Quảng Ninh 6099 1055,6 1067,4 1079,2 1090,6 1097,8 Bắc Giang 3827,4 1547,1 1563,5 1580,7 1594,3 1608,5 Phú Thọ 3528,4 1302,7 1314,5 1326,8 1337 1348,8 II. Tây Bắc 37533,8 2390,2 2524,6 2563,1 2607,9 2650,1 Điện Biên 9562,9 ….. 440,9 449,9 459 467,8 Lai Châu 9112,3 642,5 308 314,7 323,6 330,5 Sơn La 14174,4 955,4 972,6 988,4 1005,2 1022,3 Hòa Bình 4684,2 792,3 802,5 810,1 820,1 829,5 III.Cả nước 331211,6 80902,4 82031,7 83106,3 84136,8 85154,9 (Nguồn: Dân số trung bình phân theo địa phương - Tổngcục thống kê) Các tỉnh miền núi phía Bắc có đặc điểm chung là: có địa hình chia cắt mạnh, hạ tầng cơ sở còn yếu, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu và nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú; có tiềm năng về đất đai để phát triển các cây công nghiệp; nông sản phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến...có tài nguyên khoáng sản, nhiều loại đã và đang trở thành thế mạnh của địa phương. Với hệ thống sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác nghềnh tạo cho vùng này có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp thủy điện. Xong để biến tiềm năng thành lợi thế phát triển công nghiệp, vùng còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế các tỉnh chủ yếu ở mức thấp kém, thu nhập bình quân đầu người thấp; ngân sách nhà nước chủ yếu do Trung ương cân đối, nhiều tỉnh xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực, trình độ dân trí thấp hơn nhiều so với mặt chung của cả nước. Giá trị sản xuất Công nghiệp Thương mại, dịch vụ của các tỉnh trong vùng nhìn chung còn nhỏ. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành một số chính sách hỗ trợ đầu tư ưu đãi nhằm phát triển kinh tế – xã hội của vùng như chương trình 135, 186, 120, 159, 134… đã giúp kinh tế vùng phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 10,33%; thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 4,51 triệu đồng, tăng hơn 1,76 lần so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng năm 2007 đạt 12,8%. Tuy nhiên đóng góp của vùng cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vẫn còn thấp, tốc độ tăng trưởng và giảm nghèo đã có nhiều tiến bộ song đến nay tỉ lệ đói nghèo của vùng còn rất cao,  gần 27% - tỷ lệ cao nhất so với các vùng miền trên toàn quốc. Bảng 14: Tỷ lệ nghèo chung và nghèo lương thực thực phẩm các vùng Đông Bắc và Tây Bắc Đơn vị:% Vùng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 2002 Năm 2004 Năm 2006 I. Đông Bắc Tỷ lệ nghèo chung 62 38,4 29,4 25 Tỷ lệ nghèo lương thực thực phẩm 14,1 9,4 II. Tây Bắc Tỷ lệ nghèo chung 73,4 68 58,6 49 Tỷ lệ nghèo lương thực thực phẩm 28,1 21,9 III. Cả nước Tỷ lệ nghèo chung 37,7 28,9 19,5 16 Tỷ lệ nghèo lương thực thực phẩm 9,9 6,9 ( Nguồn: Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê) Bảng 15: Thu nhập bình quân đầu người một tháng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Đơn vị: Nghìn đồng Tỉnh Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng Năm 2002 Năm 2004 Năm 2006 I. Đông Bắc 268,8 379,9 511,2 1. Hà Giang 195,6 247,1 329 2. Cao Bằng 210,1 278,7 395 3. Lào Cai 205,9 280,1 400 4. Bắc Cạn 191,3 272 388 5. Lạng Sơn 270,4 348,7 455 6. Tuyên Quang 250,1 341,4 450 7. Yên Bái 252,8 327,9 424 8. Thái Nguyên 269,3 396,8 555 9. Phú Thọ 256,2 370,1 520 10. Bắc Giang 270,3 392,4 490 II. Tây Bắc 197,6 265,7 372,5 1. Lai Châu 173,1 215,7 273 2. Điện Biên ----- 224,2 305 3. Sơn La 209,6 277,1 394 4. Hòa Bình 204,5 292 416 III. Cả nước 356,1 484,4 636,5 ( Nguồn: Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm các năm 2002, 2004, 2006 - Tổng cục thống kê) Từ bảng trên ta thấy thu nhập bình quân đầu người ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc thấp hơn hẳn so với trung bình cả nước. Năm 2002, thu nhập bình quân đầu người ở Tây Bắc chỉ bằng đạt 197,6 nghìn đồng/tháng; bằng 56,28% so với thu nhập bình quân đầu người cả nước, đến năm 2006 đã tăng lên, đạt 372,5 nghìn đồng/tháng. Thu nhập bình quân đầu người vùng Đông Bắc cũng tăng từ 268,8 nghìn đồng năm 2002 lên đến 511,2 nghìn đồng năm 2006. Ta thấy thu nhập bình quân đầu người các tỉnh này đều tăng lên qua các năm, có thể thấy mức sống người dân không ngừng được nâng cao, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cũng như các mặt hàng thuốc ngày càng tăng lên. Bảng 16: Chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khỏe bình quân một người một tháng các vùng Đông Bắc và Tây Bắc Chi tiêu bình quân một người một tháng (nghìn đồng) Chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khỏe bình quân một người một tháng (nghìn đồng) Tỷ lệ chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khỏe bình quân một người một tháng trong tổng số chi tiêu bình quân một người một tháng(%) Vùng Năm 2002 Năm 2004 Năm 2006 (1) (ngđ) (2) (ngđ) (3) (%) (1) (ngđ) (2) (ngđ) (3) (%) (1) (ngđ) (2) (ngđ) (3) (%) Đông Bắc 240,8 9,9 4,11 324,9 14 4,3 414,6 18,9 4.56 Tây Bắc 192,4 8,6 4,47 250,8 14,7 5,86 324,7 13,3 4,1 Cả nước 293,7 15,2 5,12 396,8 25,3 6,37 511,4 29,3 5,73 ( Nguồn: Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm các năm 2002, 2004, 2006 - Tổng cục thống kê) Như đã phân tích ở trên, thu nhập người dân các tỉnh miền núi phía Bắc ngày càng cao, mức sống của họ không được cải thiện, vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng được người dân quan tâm hơn. Chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khỏe bình quân 1 người 1 tháng ở các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc qua các năm đều tăng lên. Ở vùng Đông Bắc, năm 2002, chi tiêu cho y tế và chăm sóc sức khỏe là 9,9 nghìn/người/tháng nhưng đến năm 2006; đạt 18,9 nghìn/người/tháng, tăng gấp 2 lần. Còn ở vùng Tây Bắc, chi tiêu cho y tế và chăm sóc sức khỏe năm 2002 là 8,6 nghìn/người/tháng, tăng lên đến 13,3 nghìn/người/tháng năm 2006. Tuy chi tiêu cho y tế và chăm sóc sức khỏe có xu hướng tăng lên nhưng so với trung bình cả nước thì vẫn còn thấp hơn rất nhiều. Năm 2002, chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe cả nước là 15,2/người/tháng; gấp 1,78 lần so với vùng Tây Bắc; gấp 1,53 lần so với vùng Đông Bắc. Đến năm 2006, chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe đạt 29,3/người/tháng; gấp 1,55 lần vùng Đông Bắc và gấp 2,2 lần vùng Tây Bắc. Tỷ lệ chi tiêu cho y tế và chăm sóc sức khỏe trong tổng chi tiêu cũng vẫn còn thấp, từ 4 - 5%. Bảng 17: Chi tiêu y tế bình quân 1 người có khám chữa bệnh trong 12 tháng Đơn vị: Nghìn đồng Vùng Chi tiêu y tế bình quân 1 người có khám chữa bệnh trong 12 tháng Năm 2002 Năm 2004 Năm 2006 Đông Bắc 578,1 466,5 481,8 Tây Bắc 444,9 478 342,7 Cả nước 699,6 660,9 601,9 ( Nguồn: Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm các năm 2002, 2004, 2006 của tổng cục thống kê) Những phân tích trên cho thấy tiềm năng kinh doanh dược phẩm ở thị trường các tỉnh miền núi phía Bắc là rất lớn. Do nguồn lực công ty có hạn nên chiến lược của công ty là chỉ tập trung kinh doanh với các công ty mua với số lượng lớn. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh mặt hàng Dược của Công ty 2.3.1. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngành Dược Thuận lợi Theo nghiên cứu gần đây, thị trường Dược trong nước có tiềm năng phát triển rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất cũng như kinh doanh thương mại đơn thuần. Ngành dược của Việt Nam đang có mức tăng trưởng rất tốt, và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ theo đà tăng trưởng thu nhập của người dân trong bối cảnh kinh tế nước nhà ngày càng đi lên. Nước ta mới ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, vì vậy ngành dược Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển đó là chúng ta sẽ có môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch và thuận lợi hơn; được tiếp cận với nhiều thị trường lớn, đa dạng với các điều kiện kinh doanh, cạnh tranh công bằng. Chúng ta sẽ có nhiều thuận lợi trong tiếp cận với các đối tác kinh doanh để hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ. Khi gia nhập WTO, các nước thành viên sẽ được giảm thuế suất đối với tất cả các loại mặt hàng, thuộc mọi lĩnh vực (trong đó có dược phẩm) nhằm đảm bảo sự thuận lợi và dễ dàng trong lưu thông hàng hóa. Khó khăn Trong nền cơ chế thị trường hiện nay, công ty dược phẩm thành lập rất nhiều dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về gía cả, khách hàng. Thị trường trong nước bị chi phối bởi các công ty phân phối, trong khi năng lực sản xuất của ngành còn nhiều hạn chế, quy mô nhỏ và công nghệ lạc hậu, việc quản lý kinh doanh lại mang nặng tính địa phương, điều này cũng ảnh hưởng xấu đến công ty. Bên cạnh những thuận lợi cho ngành Dược khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, ngành dược trong nước cũng đã bắt đầu phải chuẩn bị để đối diện với những thách thức khó khăn. Năng lực cạnh tranh yếu, thiếu hiểu biết các quy định về sở hữu trí tuệ; thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ, do chúng ta còn ít hiểu biết về thị trường thế giới và pháp luật quốc tế, năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh trạnh còn yếu kém ... là những bất lợi của ngành dược VN khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nên dễ dẫn tới nguy cơ bị mất thị phần, thị trường; nhiều doanh nghiệp sẽ bị phá sản do không cạnh tranh được với hàng hóa nhập khẩu . Các DN phải đối mặt trực tiếp với DN nước ngoài trên một sân chơi bình đẳng khi hầu hết các “hàng rào” thuế quan bị hạ thấp. Không dừng lại ở việc giảm thuế mà các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm nước ngoài ở Việt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21294.doc
Tài liệu liên quan