MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu đồ, bản đồ
MỞ ĐẦU.1
Chương 1: CƠSỞLÝ LUẬN
1.1. Biển .7
1.2. Kinh tếbiển .9
1.3. Bảo vệmôi trường và phát triển bền vững .21
Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾBIỂN
HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG
2.1. Tổng quan vềhuyện Gò Công Đông .31
2.1.1. Vịtrí địa lý và đặc điểm vềtài nguyên tựnhiên .32
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội .35
2.2. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tếbiển của huyện
Gò Công Đông từ2001 – 2007 .45
2.2.1. Các nguồn lực phát triển .45
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tếbiển huyện Gò Công Đông .47
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG ĐẾN 2020
3.1. Định hướng phát triển kinh tếbiển của Tỉnh Tiền Giang và Huyện
Gò Công Đông .79
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tếbiển của Tỉnh Tiền Giang .79
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tếbiển của Huyện Gò Công Đông.82
3.2. Các định hướng phát triển kinh tếbiển cụthể.87
3.2.1. Định hướng tổchức lãnh thổkinh tếbiển.87
3.2.2. Định hướng cơcấu ngành kinh tếbiển .91
3.2.3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực .100
3.2.4. Định hướng đầu tưphát triển kinh tếbiển .101
3.3. Các chỉtiêu dựbáo .102
3.3.1. Dựbáo doanh thu của ngành kinh tếbiển .102
3.3.2. Dựbáo nguồn nhân lực .104
3.3.3. Dựbáo đầu tưphát triển kinh tếbiển .105
3.4. Các giải pháp chủyếu.106
3.4.1. Hoàn thiện hệthống chính sách quản lý và khai thác biển .106
3.4.2. Nâng cao năng lực quản lý của bộmáy chính quyền.107
3.4.3. Huy động nguồn vốn đầu tưtrong và ngoài huyện cho phát
triển kinh tếbiển.108
3.4.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.111
3.4.5. Quảng cáo, tiếp thịvà mởrộng thịtrường .113
3.4.6. Tổchức thực hiện quy hoạch kinh tếbiển .115
3.4.7. Đẩy mạnh hợp tác liên vùng.118
3.5. Kiến nghị.119
KẾT LUẬN.122
TÀI LIỆU THAM KHẢO.124
145 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3326 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông Đông có 32 km bờ biển, ngoài các khu vực gần bờ có tiềm
năng phát triển du lịch rất lớn là cồn Ông Mão, bãi biển Tân Thành (những vùng
này hiện đang nuôi trồng thuỷ sản), huyện còn có hệ sinh thái rừng ngập mặn phân
bổ ven biển và gần các cửa sông Soài Rạp, Vàm Cỏ Đông, Cửa Tiểu; đặc biệt có
rừng phòng hộ chạy dọc ven biển khoảng 20 km với nhiều hệ động - thực vật sinh
sống.
Biển Tân Thành
Với loại hình tham quan, giải trí, so với những “tên tuổi” như Mũi Né, Vũng
Tàu hay Nha Trang, bãi biển Tân Thành không phải là nơi tắm biển lý tưởng bởi
đây là một bãi cát đen pha bùn đặc trưng. Song bãi cát dài 7km này lại là một trong
những bãi biển cát đen được đánh giá là đẹp nhất đồng bằng sông Cửu Long..
Thời gian đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến biển Tân Thành chừng trên
dưới hai giờ đồng hồ theo quốc lộ 50, đi qua thị trấn Cần Giuộc, Cần Đước (thuộc
tỉnh Long An). Bỏ lại thị trấn Cần Giuộc, xa phố thị Cần Đước yên ả, tới bờ Bắc
sông lớn Soài Rạp. Đây là hợp lưu sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây để đổ ra
biển Đông. Vượt phà Mỹ Lợi là đặt chân qua đất Gò Công. Đi thêm chừng 10 km
nữa giữa bao la đồng ruộng vùng nước mặn nay đã được ngọt hóa, trù phú lắm.
Trước mắt hiện ra di tích lịch sử gò Sơn Qui, địa linh sản sinh nhân kiệt Gò Công.
Đây là khu lăng Hoàng Gia ẩn trong um tùm cây cối, yên tịnh. Phủ thờ Đức Quốc
công Phạm Đăng Hưng có kiến trúc đậm chất nhà rường pha lẫn nét chạm trổ cung
đình Huế, dựng lập từ thời vua Thành Thái. Một bên, lăng mộ Quốc công, kiến trúc
cổ kính, hoành tráng.
Đi chừng 15 km nữa, du khách ra tới biển Tân Thành dường như còn “trinh
nguyên”. Sông Soài Rạp chở sa bôi, am thầm bồi thành bãi cát dọc dài thoai thoải
lấn ra biển Đông. Nước triều xuống, bãi lộ ra, phơi mình, đi bộ ra mấy cây số mới
tới mép nước. Mặt biển lăn tăn sóng, hiền hoà. Bãi cát đen, nước biển đục ngầu thu
hút du khách bởi sự bình lặng của biển cả, khí hậu mát mẽ, gió biển trong lành, nhất
là vào mùa gió chướng tháng giêng đến tháng 3 hàng năm, đây là nơi lý tưởng để
vui chơi, giải trí vào những ngày cuối tuần, lễ, tết…Và để điểm vào nét yên bình,
tĩnh lặng của vùng biển là những hàng dương xanh ngắt, khi thì réo rắt vi vu theo
gió tạo một cảm giác thoải mái cho du khách khi đến đây thư giãn, nghỉ ngơi. Thêm
một thú vui nữa là khi du khách đến đây nhằm những lúc nước lớn, bạn có thể theo
thuyền thúng, bơi ra các chòi canh nghêu nằm rải rác trên biển, leo lên chòi nằm
ngắm ra khơi xa cũng hay hay. Nhìn lên phía Bắc, thấy núi Vũng Tàu mờ mờ ẩn
hiện.
Nước triều xuống, bãi lộ ra, phơi mình, đi bộ ra mấy cây số mới tới mép
nước. Mặt biển lăn tăn sóng, hiền hoà. Nước triều chưa lên, bãi rộng còn là sân
banh. Phía này, nhiều thanh niên chia phe đá bóng hào hứng. Bên kia, sôi nổi những
trận thi đấư bóng chuyền bãi biển. Ra biển, có những khách thả cánh diều sặc sỡ
bay cao trên bầu trời gió lộng. Từ đây, ngược lên hướng Bắc, thấy bên bãi Cần Giờ,
vịnh Gành Rái, núi Vũng Tàu xa mờ. Triều dâng, nước biên lên cao vào tận kè đá.
Biển Tân Thành cũng gợn sóng như các danh thắng. Du khách tắm biển, đi thuyền
thúng, bềnh bồng theo phao bơi... biển Gò Công còn sơ khai lắm. Cả bãi rộng chỉ có
dăm ba tư nhân dựng rạp che bán thức ăn hải sản, cho thuê võng... cốt lấy công làm
lời.
Có những bungalow dọc bờ biển để cho khách nghỉ lại. Bungalow đơn giản,
chỉ có cái giường nằm, điện chập chờn, khi có khi cúp phải xài đèn dầu. Vậy mà
hay. Phía sau là rừng đước rậm rịt. Gió biển thốc ù ù suốt đêm. Một đêm ngủ cũng
vài phen “đứng tim” với những người nhát cáy. Nhưng sáng ra, bãi biển tuyệt đối
yên tĩnh, đi ra cầu tàu ngắm mặt trời mọc. Cây cầu tàu 300m, vươn dài ra biển dành
cho khách đi dạo, lúc nào cũng đẹp, khi bình minh, hoàng hôn hay đêm xuống.
Các đặc sản vùng biển
Nghêu: khi trời chiều, nước triều xuống, bãi cát đen rộng mênh mông, đấy là
giờ dân biển đi cào nghêu. Khách tới chơi cũng đi theo, túm tụm trên bãi vừa xem
vừa cùng cào nghêu. Cào cả buổi chiều được chừng 1-2kg, cân ký rồi luộc ăn tại
chổ, đó là cái thú rất đặc trưng của vùng biển.. Du khách hòa lẫn với dân biển đi
xem cào nghêu, thỏa chí tò mò khám phá. Trên những khoảnh “sân” rộng còn sũng
nước, dân ra sức kéo cào sớt qua mặt cát, bật ra những con nghêu trắng được gom
đống trên những manh đệm. Chỗ nước sâu thì ngụp người, hốt nghêu.
Suốt con nước ròng người cào nghêu đông như trảy hội trên bãi Tân Thành
mênh mang. Một thoáng hòa mình sinh hoạt với dân địa phương thật hứng thú.
Nước biển còn xuống, nhiều du khách ngồi ghế dựa, túm tụm trên bãi biển. Phía
trên, lúp xúp mấy mái rạp che mất lợp bằng lá dừa nước. Nghe gió thổi vi vu giữa
bốn bề yên tĩnh. Từng nhóm khách ngồi ăn hải sản, nhàn nhã. Thưởng thức đồ biển
tại chỗ dường như có phong vị đặc trưng hơn chốn nhà hàng, quán xá thị thành!
Món chủ lực "nghêu luộc” ngon số “dách”. Nghêu Tân Thành to con, trắng phau,
thêm vào đó là vị mặn mòi của biển thấm vào con nghêu, là món ăn “chủ lực” nơi
đây. Còn đặc sản ghẹ, tôm, của, móng tay, chém chép, mực, vọp, ốc hương, ốc
mỡ… tươi ăn “khỏi chê”. Nhấm nháp thêm vài ly bia cảm thấy dâng lâng. Tính tiền,
giá cả hết sức bình dân khiến du khách càng thêm khoái chí vì được phục vụ thật
thà.
Sam: ngoài ra còn có con sam trộn với bưởi làm thành món gỏi sam đã làm
nên tên tuổi của xứ Tân Thành. Sam có thể chế biến thành nhiều món. Nhưng ngon
nhất là trứng sam nướng, vừa béo vừa thơm lại nhiều đạm. Sam có vỏ cứng như mai
cua, mình tròn dẹt, đường kính độ gang tay, tám chân càng nhỏ dưới bụng, phần
đầu là mũi nhọn ba cạnh dài cỡ 20cm. Sam cái nặng chừng 1 kg, sam đực chỉ bằng
nửa. Khoảng từ tháng 10 tới tháng 2 âm lịch, sam bắt cặp phối giống và sau đó sam
cái mang bụng đầy trứng nhỏ như hạt tiêu đợi ngày cho ra đời sam con. Sam đực
đeo cứng lưng sam cái không rời (có câu dân gian truyền khẩu "Đeo như sam").
Người ta bỏ con đực bởi ít thịt, chỉ bắt sam cái lấy trứng. Khách sành ăn thường
khoái món sam trứng nướng. Đốt bếp than miếng gáo dừa, đặt ngựa sam rồi trở đều
tới khi chín vàng. Chuẩn bị sẵn: bưởi chua tách múi, củ cải thái nhỏ ngâm giấm, rau
thơm gồm húng cay, răm, đậu phộng rang đập dập, hành phi, nước mắm chanh tỏi
ớt... Lật ngửa con sam nóng hổi tách yếm bỏ ruột, dùng dao bén rạch bụng sẽ thấy
trứng đầy ắp, vàng ươm bắt mắt. Phần thịt sống lưng và sát đuôi dai, ngọt. Trứng
sam béo, thơm, nhiều đạm và rất bổ dưỡng. Chưa muốn ăn ngay thì phơi sam vài
buổi nắng rồi treo giàn bếp để dành, lúc cần nướng lên ăn vẫn thơm ngon. Ngán
món nướng thì rửa sạch sam, chặt miếng to nấu canh chua với bạc hà, rau nhút hoặc
đậu rồng, rau om... lai rai lít rượu nếp là đúng điệu. Khách du lịch có thể cùng tham
gia đi “săn” sam, mùa của sam là từ tháng 10 cho đến tháng 2 âm lịch. Còn khi trái
mùa, sam ở ngoài biển xa, muốn săn phải lặn dưới đáy biển sâu. Trứng sam rất
ngon và bổ, máu sam có màu trắng, dân địa phương thường lấy máu sam pha với
rượu uống, cũng trở thành đặc sản của xứ này. Người dân ở đây nói với khách rằng,
đến Tân Thành mà chưa thưởng thức qua món nghêu và món gỏi sam thì kể như
chưa đến đây.
Còng: biển Gò Công còn có nhiều loại đặc sản khác phục vụ nhu cầu ẩm
thực phong phú của du khách như món mắm còng, ốc hương. Nhắc đến mắm còng
thì những du khách nào đã thưởng thức qua không khỏi “nức mũi” với mùi vị của
sản phẩm này. Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng/ Về sông ăn cá, về đồng ăn cua ...
Thứ sản vật xuất xứ từ miền Nam cứ làm cho người ta, một lần nếm món, thì không
thể nguôi ngoai... Hơn nữa, còng còn là nguồn thu nhập phụ một thời của người dân
Gò Công (ở xã Bình Đông, Bình Xuân, huyện Gò Công Đông ven sông Soài, cùng
hai xã cù lao Phú Đông, Phú Tân). Gặt lúa xong, còng bâu kín chân rạ, tha hồ mà
quơ bắt. Còng rang ăn với bần chua xắt lát chấm nước mắm tỏi ớt hoặc lăn chiên
giòn hay nấu canh chua lá me non chấm mắm ruốc... cũng đủ ấm cúng bữa cơm gia
đình. Đến mùng năm tháng năm là mùa còng lột, người Gò Công đã sáng chế ra
một món còng đó là mắm còng để ăn được rất lâu. Chẳng biết đức bà Từ Dũ khẩu vị
ra sao khi quy định món mắm tôm chà xứ Gò Công lên thành món hàng năm phải
đem về kinh đô. Chứ món ấy không thể vượt qua được món mắm còng Gò Công.
Mắm còng có cái vị rất riêng của nó. Ăn mắm tôm chà rồi ăn mắm còng, mới thấy
được mắm tôm có sắc nhưng thiếu hương, còn mắm còng tuy sắc có giống nữ
hoàng Xiba xứ châu Phi, tuy có nâu đen, nhưng hương lại rất thắm rất đượm. Bạn
hãy đem mắm còng trộn với khóm đã chao qua với một ít đường, thêm một ít thịt ba
chỉ luộc, ăn kèm với rau sống…thì còn gì bằng.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Gò Công Đông có hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bổ ven biển và gần các
cửa sông có rừng phòng hộ dọc bờ biển Gò Công Đông khoảng 20km dần dần đã
có sinh vật về trú ẩn.
Điểm du lịch Cồn Ngang
Từ biển Tân Thành, trải mắt nhìn xa xa là khu du lịch Cồn Ngang cách bờ
khoảng 1 giờ đi đò máy. Cồn Ngang có hình vòng cung với hai đầu là hai bãi cát
lớn, trải dài, vẫn còn giữ được nét nguyên sinh. Hiện nay, Cồn Ngang đang được
đầu tư trở thành khu du lịch với nhiều dịch vụ : nghỉ biển, tắm nắng, thể thao trên
nước...hứa hẹn là một điểm tham quan thú vị của du khách khi đến đây.
Chợ Vàm Láng
Nếu đi theo hướng ngược lại, bạn sẽ đến biển Vàm Láng cách thị xã 12 km.
Chợ Vàm Láng là chợ đầu mối chuyên mua bán hải sản với hầu hết là các sản
phẩm từ biển Gò Công, rất phong phú và giá cả phải chăng. Sau khi thăm chợ biển,
bạn có thể đến làng Kiểng Phước để xem bộ xương cá ông không còn nguyên vẹn
ở đình làng Vàng Láng. Vào ngày 16 đến 18 tháng 8 âm lịch hàng năm, tại đây
diễn ra lễ hội Nghinh Ông với sự góp mặt của hàng trăm ghe thuyền được trang trí
đèn hoa rực rỡ. Về lịch sử biển Tân Thành đã hình thành từ trước giải phóng, chưa
được đầu tư, khai thác đúng mức nên chưa thu hút được du khách. Trong những
năm gần đây đã được đầu tư bước đầu như xây dựng bờ kè theo công nghệ mới tại
khu vực biển Tân Thành, hiện nay vẫn tiếp tục thi công thêm 200m nhằm bảo vệ đê
biển và phục vụ du khách, các ngành chức năng đang có ý tưởng xây dựng Trung
tâm Thông tin du lịch tại đây với kinh phí trên 3,5 tỷ đồng. Có thể nói, lượng khách
du lịch đến biển Tân Thành ngày càng đông, chiếm tỷ lệ trên 50% tổng lượng
khách nội địa toàn tỉnh (bình quân trên 200.000 người/năm).
Và trong xu thế phát triển công nghiệp trên địa bàn, với nhiều dự án lớn, khu
du lịch biển Tân Thành lại nằm rất gần khu Công nghiệp vùng Gò Công và cảng
biển Hiệp Phước – TP. Hồ Chí Minh 28 km, Vũng Tàu 35 km và Bình Đại-Bến Tre
08 km sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút hàng ngàn công nhân, người lao động và
gia đình họ đến vui chơi, nghỉ dưỡng tại đây. Mặc khác, trong tương lai, sẽ còn
nhiều điều kiện thuận lợi giúp cơ sở hạ tầng phục vụ đi lại, du lịch ngày càng hoàn
chỉnh vào cuối năm nay. Chính phủ, bộ giao thông vận tải cho đầu tư nâng cấp quốc
lộ 50; trong đó xây dựng cầu Mỹ Lợi thay thế phà Mỹ Lợi hiện nay, nếu hai dự án
này sớm hoàn thành du khách từ TP. Hồ Chí Minh đến khu du lịch biển Tân Thành
chỉ mất khoảng 1 giờ 30 phút. Bên cạnh đó, Tỉnh đang đầu tư hệ thống chuyển tải
nước ngọt về huyện Gò Công Đông trong đó có biển Tân Thành, phục vụ nhu cầu
sinh hoạt người dân và cả du khách.
2.2.2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch biển
Bảng 2.12: Lượng khách du lịch biển huyện Gò Công Đông từ năm 2000 – 2007
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Khách tham quan 67657 68761 75750 80122 87925 97207 100817 104561
Khách lưu trú 643 739 850 978 1125 1293 1470 1671
Số ngày người 643 739 850 978 1125 1293 1485 1706
Vòng lưu khách
(ngày/người)
1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.01 1.02
Trong đó: khách
nội địa
1293 1470 1671
Số ngày người 1293 1485 1706
Vòng lưu khách
(ngày/người)
1.00 1.01 1.02
Nguồn:Niên giám thống kê năm 2007- Phòng thống kê huyện Gò Công Đông
67657 68761
75750 80112
87925
97207 100817
104561
1671147012931125978850739643
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
năm
ng
ườ
i
khách tham quan khách lưu trú
Biểu đồ 2.6: Lượng khách du lịch biển huyện Gò Công Đông
từ năm 2000 – 2007
Nhìn chung, lượng khách du lịch đến với huyện có chiều hướng gia tăng,
trong khoảng thời gian từ năm 2000-2007, tăng gần 37000 người, trong đó khách
lưu trú chỉ tăng hơn 1000 người và vòng lưu khách rất thấp (năm 2007 là 1.02
ngày/người). Đây là một khuyết điểm của ngành du lịch biển của huyện cần phải
thay đổi, tạo sức hút du khách đến tham quan thì chưa đủ mà điều quan trọng là
phải giữ được chân khách. Song, muốn làm được điều này không phải dễ và cũng
không thể thực hiện ngay trong một ngày, một giờ mà là cả một quá trình, trước tiên
là phải trả lời được những câu hỏi: khách sẽ ở đâu? Khách sẽ làm gì?,…
Tài nguyên biển được khai thác nhằm mục đích phát triển du lịch của địa bàn
chỉ hấp dẫn được du khách nội địa (chỉ một phần nhỏ dân số) và tập trung vào dịp
lễ, tết. Họ đến tham quan biển, ngắm nhìn biển, thưởng thức các đặc sản biển.
Những du khách có nhu cầu ở lại cũng chưa được đáp ứng một cách thõa
đáng vì số nhà trọ, khách sạn không nhiều. Đến năm 2007, trên địa bàn huyện chỉ
có 2 nhà trọ, khách sạn phục vụ cho nhu cầu lưu trú của khách tham quan, trong đó
chỉ có 1 khách sạn có thể tiếp khách quốc tế, nhưng lại cách biển gần 10km và chỉ
có 1 nhà hàng với khoảng 20 điểm ăn uống. Vào những dịp cao điểm như tết, lượng
khách tham quan biển tăng lên một cách đột biến (550-600 người/ngày) thì khả
năng “đáp ứng” của biển trở nên quá tải. Đa phần du khách nội địa tham gia hoạt
động du lịch ở đây đều diễn ra trong ngày, thường là vào dịp cuối tuần. Nếu được
hỏi tại sao lại có tình trạng trên xảy ra thì câu trả lời từ phía đấu tư là việc đầu tư
kinh phí xây dựng nhà hàng, khách sạn ở đây không hiệu quả, khả năng thu hồi vốn
rất chậm; còn về phía du khách thì ngược lại. họ nói rằng các nhà trọ ở đây không
tốt, khách sạn thì mắc và ở lại đây cũng không biết làm gì vì các sản phẩm du lịch
trên đị
hiều sản phẩm du lịch mang sắc thái riêng có khả năng hấp dẫn, lôi
cuốn du
Bảng 2. sở vật chất ngành h G g
2003 2004 2 2007
a bàn đã được tiêu thụ hết trong một ngày.
Vấn đề đặt ra hiện nay là phải khai thác tài nguyên du lịch biển một cách
hiệu quả, tạo ra n
khách.
13: Cơ du lịc huyện ò Côn Đông
Năm 005 2006
1. Số khách sạn, nhà trọ 1 1 1 2 2
Trong đ ốc tế ó: tiếp khách qu 1 1
a. Số phòng 5 5 5 25 25
Trong đ uốc tế ó: tiếp khách q 20 20
b. Số giường 10 10 10 60 60
Trong uốc tế 30 đó: tiếp khách q 30
2 . Số nhà hàng 1 1 1 1 1
Số chỗ ngồi 20 20 20 30 40
3. Số điểm ăn uống 15 15 15 18 20
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007- Phòng thống kê huyện Gò Công Đông
Do những nguyên nhân trên nên doanh số thu từ hoạt động du lịch biển trên
địa bàn huyện Gò Công Đông chưa cao. Năm 2007, doanh thu theo giá hiện hành
đạt 2809 triệu đồng và 2012 triệu đồng theo giá so sánh năm 1994. Mặc dù doanh
thu chưa cao nhưng so với 7 năm trước (năm 2000), doanh thu theo giá hiện hành
đã tăng 2,3 lần và tăng 1,8 lần theo giá so sánh. Những con số trên là tín hiệu vui
cho hoạt động du lịch biển trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Về giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành tăng từ 943 triệu đồng năm 2000
lên 1760 triệu đồng năm 2005 và 2184 triệu đồng năm 2007, tương đương với giá
so sánh 1994 là tăng từ 891 triệu đồng lên 1377 triệu đồng và 1564 triệu đồng., tăng
bình quân trên 9%/năm.
Về giá trị tăng thêm tăng từ 642 triệu đồng năm 2000 lên 1165 triệu đồng
năm 2005 và 1459 triệu đồng năm 2007, tương đương với giá so sánh 1994 là tăng
từ 607 triệu đồng lên 911 triệu đồng và 1045 triệu đồng, tăng bình quân trên
8%/năm.
Bảng 2.14: Doanh số thu từ hoạt động du lịch biển huyện GCĐ
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Giá HH 1208 1228 1441 1657 1893 2260 2517 2809 Doanh
thu Giá SS 1140 1189 1322 1426 1583 1768 1884 2012
Giá HH 943 958 1124 1292 1475 1760 1959 2184 GTSX
Giá SS 891 928 1031 1112 1234 1377 1466 1564
Giá HH 642 638 748 852 963 1165 1302 1459 GTTT
Giá SS 607 618 687 734 806 911 975 1045
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007- Phòng thống kê huyện Gò Công Đông
Nhìn chung, tuy phát triển, hiệu quả kinh tế có sự tăng trưởng khả quan, như
do đầu tư ít nên hoạt động du lịch còn quá nhỏ lẻ, hầu hết là do các hộ kinh doanh
tham gia cho thuê nhà trọ, cung cấp dịch vụ ăn uống, chất lượng phục vụ thấp.
Thêm vào đó là hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất ngành du lịch huyện còn
thiếu đồng bộ nên khó thu hút du khách và cả nhà đầu tư.
2.2.2.3. Phát triển ngành giao thông vận tải
Địa bàn huyện Gò Công Đông chưa có sự phát triển giao thông vận tải biển
như một số địa phương có biển khác, đại bộ phận là hoạt động giao thông trên các
sông thông ra biển. Huyện giáp với sông cửa Tiểu và hệ thống sông Vàm Cỏ - Soài
Rạp. Tổng chiều dài giao thông thủy theo phân cấp là 32,5km, bao gồm:
- Đường thủy do TW quản lý: 12,7km
- Đường thủy do địa phương quản lý: 19,8km.
Các tuyến giao thông trên sông chính và khu vực cửa sông khá phát triển. Về
giao thông nội vùng, nhìn chung ít phát triển do phần lớn các kênh rạch nhỏ.
Về phương tiện vận tải thủy có 296 ghe thuyền vận tải hàng hóa có năng lực
tổng cộng là 12644 tấn; 26 ghe tàu vận tải hành khách có 492 ghế.
Huyện có 11 bến đò chính, bao gồm 3 bến lớn là Bình Xuân, Phước Trung –
Phú Đông, Đèn Đỏ - Pháo Đài và 8 bến nhỏ là Vàm Láng, Gia Thuận, Tân Phước,
Tân Trung, Lý Quàn, Bà Tư, Phú Hữu, Cồn Cống. Tổng diện tích là 1760 m2, số
phương tiện là 26 chiếc, tổng lưu lượng khách có khả năng phục vụ vào khoảng
3800 – 3900 lượt người.
2.2.2.4. Môi trường sinh thái biển
Môi trường sinh thái biển chịu tác động của các hoạt động sản xuất của con
người. Hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy hải sản ven biển, hoạt động du lịch,
sự phát công nghiệp ven biển trong tương lai,… là những “con sâu” sẽ làm sầu “nồi
canh” biển cả nếu không có sự quan tâm bảo vệ ngay bây giờ.
_ Đối với các khu vực bãi triều ven biển, các vấn đề đáng lưu ý là việc khai
thác nguồn giống nghêu, tôm nuôi trong lâm phần, nước thải trong các vuông tôm
công nghiệp, dịch bệnh tôm biển, ô nhiễm mùi từ các bến cá…
_ Tác động của quá trình phát triển công nghiệp ven biển
Diện tích nuôi nghêu chỉ còn khoảng từ 600 – 900ha, giảm hơn một nửa so
với thời hoàng kim của nghề này. Nghề nuôi nghêu bây giờ không còn dễ ăn như
xưa, nhiều chủ sân nghêu đã mất bạc tỉ vì nghêu chết hàng loạt”. Theo ban Quản lý
cồn bãi huyện Gò Công Đông cho hay con số thiệt hại 20% chỉ là ước tính trên số
vỏ nghêu chết còn nằm lại trên bãi, số vỏ bị thuỷ triều, sóng biển cuốn đi nơi khác
thì vô phương thống kê. Theo số liệu thu được nếu tính năng suất 20 tấn nghêu
thịt/ha/vụ (12 tháng) và mức thiệt hại 20% sản lượng thì chỉ trong ba tháng trước và
sau tết Mậu Tý vừa qua, dân nuôi nghêu Tân Thành (khoảng 900ha) đã tổn thất
không dưới 900 tấn nghêu thịt. Với giá bán 10.000 đồng/kg tại sân thì dân Tân
Thành bị cướp trắng ít nhất 9 tỉ đồng.
Hiện nay đã có các dự án của nhà máy đóng tàu biển Vinashin, công nghiệp
hoá dầu, kho bãi, cảng biển… được tỉnh chấp thuận cho đầu tư dọc theo sông Soài
Rạp và vùng ven biển Gò Công. Trước viễn cảnh phát triển công nghiệp ồ ạt (dự án
phát triển khu công nghiệp rộng từ 5.000 – 6.000ha), người nuôi nghêu ở bãi bồi
Tân Thành bắt đầu nhận ra viễn cảnh ít nhất bãi nghêu 2.000ha của mình sẽ bị xoá
sổ vì… lượng chất thải của những nhà máy công nghiệp, hàng chục ngàn con người
sống bám vào sân nghêu này sẽ trắng tay”. Dân ở đây cho rằng vùng bãi bồi Tân
Thành giống như một cái túi chứa. Vào mùa gió chướng, dòng thuỷ triều từ Vũng
Tàu và cửa sông Soài Rạp luôn hướng thẳng vào bãi Tân Thành, khi đó những loại
chất thải công nghiệp của các nhà máy sẽ đổ vào, biến sân nghêu thành một bãi
chứa chất thải khổng lồ, nghề nuôi nghêu sẽ biến mất.
Trên thực tế, ngoài sân nghêu Tân Thành phải gánh chịu hậu quả nếu các
khu công nghiệp của vùng duyên hải Gò Công phát tán ô nhiễm xuống dòng hải
lưu, các vùng nuôi thuỷ sản cận kề cũng có nguy cơ ô nhiễm nặng. Mùa gió chướng
ngoài sân nghêu Tân Thành bị ô nhiễm thì các vùng nuôi thuỷ sản và sân nghêu ở
Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Bến Tre) cũng khó thoát khỏi ảnh hưởng nặng nề
(bằng chứng là vụ tràn dầu khiến nghêu chết hàng loạt năm 2007, các vùng biển Gò
Công, Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú đều chung số phận). Nhưng vào mùa gió nam
thì chắc chắn sân nghêu Cần Giờ của TP.Hồ Chí Minh sẽ “lãnh đủ” nguồn nước ô
nhiễm. Và theo lời của người dân tâm sự: “Chúng tôi đang tranh thủ thời gian các
nhà máy chưa hoạt động để thả nuôi thêm vài vụ nghêu gỡ vốn, đồng thời tìm kế
sinh nhai khác bởi chuyện sân nghêu bị xoá sổ gần như đã ngay trước mắt. Mấy
chục năm theo nghề, bây giờ lên bờ không biết làm gì để sống đây?”
_ Trồng rừng phòng hộ ven biển
Duy trì công tác bảo vệ rừng, đất rừng. Trồng mới rừng năm 2007 đạt diện
tích 54,1 ha, đồng thời thực hiện công tác vệ sinh rừng, trồng dặm diện tích rừng
trồng năm trước 27 ha. Tổ chức lễ phát động ra quân trồng cây năm 2007 đạt kế
hoạch.
Cùng với hệ thống đê biển, rừng phòng hộ là một “lá chắn” hữu hiệu khi có
bão, lũ, triều cường, sóng thần; là “lá phổi” của vùng gió mặn nước phèn ven biển,
góp phần giảm nhẹ thiên tai, hạn chế những thiệt hại tính mạng con người và của
cải vật chất. Hiện nay, “lá chắn” ấy đang ngày càng mỏng dần, không dứt nỗi lo
thường nhật trong lòng người dân nơi đây.
Rừng phòng hộ dọc tuyến đê biển từ xã Phước Trung tới xã Vàm Láng ngày
càng thưa, mỏng dần, có đoạn rừng đã vĩnh viễn bị xóa sổ. Một số đoạn bờ kè ở đây
hiện đã bị lún, sụt do không chịu nổi sức công phá của sóng biển. Riêng xã Kiểng
Phước, 27/75ha rừng đước và dừa nước tiếp tục bị vàng úa rồi chết khô. Người dân
ở xã Kiểng Phước, cho biết: Hàng chục năm nay chưa bao giờ thấy hiện tượng
nhiều cây rừng chết hàng loạt như hai năm trở lại đây. Chúng tôi cố gắng trồng cây
với hy vọng gây lại vốn rừng nhưng cây không sống được. Ngay cả dừa nước là cây
vốn dễ trồng nhất cũng chẳng sống nổi. Điều đáng lo ngại là ở chính những khu vực
rừng phòng hộ bị mỏng lại là nơi có các đoạn đê xung yếu. Nhiều đoạn đê không
còn một bóng cây rừng phòng hộ nào, triều cường cao, sóng biển đập vào chân đê
càng lúc càng dữ dội.
Diện tích rừng phòng hộ ven biển hiện chỉ còn hơn 1.600ha, chủ yếu gồm
các loại cây đước, mắm, bần và dừa nước. Trong đó, có 350ha giữ vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho 21km đê biển - có vai trò ngăn chặn xâm
nhập mặn, lấy ngọt tiêu úng, chống biển lấn do ảnh hưởng bão, lũ, triều cường, bảo
vệ, phát triển đời sống, sản xuất cho khu vực ngọt hóa, có diện tích tự nhiên hơn
60.000ha, trong đó có hơn 36.700ha đất canh tác và 500.000 người dân của các
huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công cùng một phần huyện Chợ
Gạo. Diện tích rừng phòng hộ còn lại tập trung ở các xã cù lao thuộc hai huyện Gò
Công Đông và Gò Công Tây cũng có chức năng tương tự bảo vệ, phát triển sản xuất
cho khoảng 7.800ha đất tự nhiên và hơn 23.000 người dân. Ước tính trung bình mỗi
năm rừng phòng hộ ven biển Gò Công bị thu hẹp diện tích 15ha mà chưa có biện
pháp ngăn chặn hiệu quả. Tình trạng rừng chết và bị biển xâm thực ngày càng
nghiêm trọng. Được biết, tuyến đê hiện nay được tập trung đầu tư xây dựng từ năm
1983, hằng năm tỉnh đều có kinh phí gia cố, bảo dưỡng. Chỉ tính từ năm 1991 đến
năm 1996, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng bức tường làm giảm sóng bằng đá hộc xếp,
đặt 212 khối tứ diện (bằng bê tông) dài 810m phía ngoài đoạn đê xung yếu, tu bổ
những đoạn đê xuống cấp. Tuy nhiên, tường giảm sóng chỉ phát huy tác dụng được
một thời gian ngắn. Sau 5 năm sử dụng, chúng đã bị hạ thấp hơn 1m do lún và phù
sa bồi lấp. Rừng phòng hộ hiện đang rất mỏng, một số đoạn rừng bị sóng biển tàn
phá, lấn vào đất liền 1km
Tốc độ suy thoái rừng hiện đang diễn ra quá nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là
do xâm thực của nước mặn, sự bào phá của sóng biển, kèm theo nạn chặt phá rừng
để sử dụng vào mục đích nuôi tôm, hoặc bị đốn trộm bừa bãi. Một nguyên nhân nữa
là do công tác quản lý rừng phòng hộ chưa được chính quyền cấp cơ sở quan tâm
đúng mức, thiếu biện pháp xử lý kiên quyết, chưa ngăn chặn kịp thời các hành vi
phá rừng phòng hộ. Nếu không kịp thời có giải pháp hiệu quả cứu rừng phòng hộ ở
khu vực này thì e rằng vài năm nữa đai rừng sẽ bị mất trắng, hậu quả cho con người
không thể lường hết.
Trước tình hình những khu rừng phòng hộ ven biển giảm dần diện tích, hàng
loạt biện pháp khắc phục: rừng suy thoái đến đâu thì làm kè đê biển đến đó; đầu tư
các công trình thủy lợi trong đai rừng chết do không tiêu thoát và bị nhiễm phèn để
trồng lại số diện tích rừng đã chết. Riêng các đoạn đê xung yếu ở những khu vực
không còn rừng phòng hộ, hoặc rừng phòng hộ mỏng, tỉnh đã tiến hành xây k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVDLDLH030.pdf