* HồNúi Le
Nằm ởphía Tây của khu bảo tồn. Trong khu vực hồcó những đám cây rừng phân bốtựnhiên, kết
hợp với mặt nước rộng lớn của mặt hồtạo thành những không gian đóng, mởrất hấp dẫn. Hồcó chức
năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của các xã Phước Thuận, Phước Bửu;
Ngoài ra, hồcòn có khảnăng nuôi trồng thuỷsản và pháttriển LHDL dưới nước nhưbơi thuyền len lỏi
qua các đám cây trong hồcâu cá và ngắm cảnh những con chim nước, cò trắng bay về đậu trên những cây trong hồ, nghe tiếng kêu của bìm bịp, chim gõ kiến,
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3789 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2002, 2006,2007
Cùng với sự phát triển chung của tỉnh và chiến lược phát triển du lịch bền vững theo định hướng
phát triển DLST và du lịch văn hoá lịch sử theo quyết định số 97/2002/QĐ – TTg của Thủ tướng
Chính phủ, với tiềm năng sẵn có phục vụ cho phát triển du lịch của mình, khu DLST Bình Châu -
Phước Bửu nói riêng và du lịch huyện Xuyên Mộc nói chung có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó góp
phần làm phong phú và đa dạng thêm các nguồn lực và sản phẩm du lịch của tỉnh, góp phần giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động, khai thác tốt các tiềm năng phát triển kinh tế và tăng nguồn thu
nhập cho ngân sách của địa phương,…
Bảng 2.7: Số lượng khách và doanh thu của khu DLST Bình Châu - Phước Bửu
Số lượng khách Doanh thu
Năm Số lượng
(người)
Tỉ lệ % so
với toàn tỉnh
Doanh thu
(tỉ đồng)
Tỉ lệ % so với
toàn tỉnh
Tỉ lệ % so với
tổng GDP toàn
Huyện
2002 358.176 8,14 9,1 1,01 0,96
2004 427.112 8,74 21,78 2,33 1,92
2006 558.000 10,04 38,25 3,81 2,82
2007 659.700 11 40,47 3,76 2,77
Nguồn :- Báo cáo của phòng kinh tế huyện Xuyên Mộc năm 2002, 2005, 2008
- Xử lí số liệu %
Với số lượng du khách đến với khu DLST Bình Châu - Phước Bửu ngày càng tăng và chiếm tỉ
trọng ngày càng nhiều trong tổng số du khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu (năm 2007, số lượng du khách
đến khu DLST Bình Châu - Phước Bửu đã chiếm 11% tồng số du khách đến tỉnh) nên doanh thu du
lịch tại đây cũng không ngừng tăng (từ 9,1 tỉ đồng năm 2002 lên 40,47 tỉ đồng năm 2007, tăng 4,45
lần). Do đó, khu DLST Bình Châu - Phước Bửu đã không ngừng tăng doanh thu cho ngành du lịch
toàn tỉnh và GDP toàn huyện mặc dù tỉ lệ đóng góp chưa nhiều (Tỉ lệ % so với doanh thu du lịch toàn
tỉnh mặc dù tăng liên tục từ năm 2002 đến 2007 nhưng mới chỉ chiếm khoảng 3%, so với tổng GDP
toàn huyện Xuyên Mộc doanh thu cua khu mới chỉ đóng góp một phần rất khiêm tốn là 2,77% năm
2007). Song với xu hướng phát triển như hiện nay, khu DLST Bình Châu - Phước Bửu tất yếu sẽ giữ
một vị trí quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch toàn tỉnh nói riêng và góp phần xây dựng
Bà Rịa – Vũng Tàu thành một tỉnh công nghiệp mạnh về du lịch và kinh tế biển nói chung.
Mặt khác, khu DLST Bình Châu - Phước Bửu, là một trong 2 khu vực có tiềm năng phát triển
loại hình DLST lớn của cả Tỉnh. So với Côn Đảo, khu vực này có lợi thế hơn hẳn về vị trí địa lí, giao
thông, hệ sinh thái rừng, biển và suối nóng… sẽ là chỗ dựa quan trọng cho sự phát triển du lịch của
tỉnh.
Biểu đồ 2.1: Tỉ trọng khách du lịch đến khu DLST Bình Châu - Phước Bửu so với toàn tỉnh
8.74 10.04
91.26 89.96
118.14
91.86 89
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2002 2004 2006 2007
Khu du lịch Bình Châu - Phước Bửu Các khu du lịch khác
Từ khi hình thành và phát triển DLST tới nay, khu du lịch Bình Châu - Phước Bửu đã thu hút
được một lượng khách khá lớn, năm 2007 đón 659.700 lượt khách (chiếm 11% lượng khách toàn tỉnh),
và ngày càng tăng theo theo thời gian với tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,4%/năm, cao hơn tốc độ
tăng trưởng toàn tỉnh (7,46%). Điều này thể hiện khả năng thu hút, hấp dẫn khách của khu vực này là
rất lớn. Đặc biệt, các điểm du lịch trong khu vực này còn có khả năng phối hợp tốt với các điểm du lịch
khác trong tỉnh, cũng như liên tỉnh và liên vùng làm cho các tuyến du lịch càng phong phú, hấp dẫn
hơn.
Đặc biệt, thông qua hoạt động DLST được tổ chức trong khu vực này, đã và sẽ góp phần bảo vệ
môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực.
Qua đó, ta thấy khu DLST Bình Châu - Phước Bửu có một vị trí khá quan trọng trong sự phát
triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và huyện Xuyên Mộc nói riêng, nhất là đối với
loại hình DLST bởi tại Bà Rịa – Vũng Tàu, chỉ có một số điểm có khả năng tổ chức LHDL này trong
đó có lợi thế nhất là khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu.
2.4.2. Các loại hình du lịch
Căn cứ vào tính chất của HĐDL và những đặc điểm tự nhiên về địa hình và tài nguyên động thực
vật rừng, khu DLST Bình Châu - Phước Bửu có thể tổ chức các loại hình DLST như:
1. Du lịch nghỉ ngơi, thư giãn, thăm quan trong các ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ.
2. Du lịch kết hợp điều dưỡng, chữa bệnh.
3. Du lịch thể thao,cắm trại, tắm biển, leo núi.
4. Du lịch với kết hợp nghiên cứu khoa học, thực tập và khám phá mới.
Theo đánh giá của các chuyên gia, với tiềm năng hiện có, DLST tại khu vực này nếu được khai
thác tốt có thể đạt tầm cỡ khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, thực tế tại khu DLST Bình Châu - Phước Bửu, các loại hình DLST trên vẫn chưa phát
triển mạnh, chưa thu hút được nhiều du khách, trừ LHDL nghỉ ngơi, thư giãn, thăm quan, tắm biển,
cắm trại. Điều này được thể hiện rõ qua biểu đồ thể hiện mục đích đến du lịch tại khu DLST Bình
Châu - Phước Bửu và thực tế thu hút du khách của các loại hình DLST tại khu BTTN Bình Châu -
Phước Bửu trong những năm qua .
27.71
8.38
30.67
19.07
11.04
1.64 1.49
Thư giãn, nghỉ ngơi, thay đổi
không khí
Nghỉ dưỡng, chữa bệnh
Vui chơi, giải trí
Thăm quan, ngắm cảnh
Tìm hiểu giá trị tự nhiên
Quan sát các loài thú quý
hiếm
Khác
Biểu đồ 2.2: Mục đích đi du lịch của du khách đến khu DLST Bình Châu - Phước Bửu (%)
Bảng 2.8: Cơ cấu khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu phân theo mục đích
Đơn vị: %
Nơi du lịch
Mục đích
Bình Châu-
Phước Bửu
Côn
Đảo
Long
Sơn
Minh
Đạm
Núi
Dinh
1. Thư giãn, nghỉ ngơi, thay đổi
không khí.
2. Nghỉ dưỡng, chữa bệnh
3. Vui chơi giải trí
4. Thăm quan ngắm cảnh
5. Tìm hiểu giá trị tự nhiên
6. Quan sát các loài thú quý hiếm
7. Tìm hiểu các di tích lịch sử -
cách mạng
27.71
8.38
30.67
19.07
11.04
1.64
-
9.23
-
8.2
13.85
16.92
5.13
46.67
30.69
-
7.94
16.4
8.99
-
-
16.67
-
22
12.67
5.33
-
42.67
28.89
-
38.85
18.12
13.04
-
-
Nguồn: Công ty du lịch dầu khí Việt Nam, nghiên cứu DLST tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,năm 2004,
trang 61.
Như vậy, với lợi thế so sánh của mình, khu DLST Bình Châu - Phước Bửu có lợi thế hơn hẳn các
điểm DLST khác trong phạm vi tỉnh về tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh;
Thư giãn, nghỉ ngơi, thay đổi không khí; Tìm hiểu giá trị tự nhiên.
Thực tế những năm qua, tại khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu trong đã khai thác các hoạt động
DLST như:
- Du lịch kết hợp nghiên cứu thông qua chương trình điều tra nghiên cứu khoa học về rừng, phục
hồi đa dạng sinh học và cảnh quan trên phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ hành chính ven
biển, nghiên cứu các mối quan hệ và hợp tác trong phát triển DLST…
- Du lịch nghỉ dưỡng và thăm quan cảnh quan bằng các căn nhà nghỉ sinh thái trong vườn sưu
tập, mở các tuyến xuyên rừng để giới thiệu tài nguyên động thực vật của khu bảo tồn…
- Du lịch thể thao, leo núi Tầm Bồ, ngọn Hải Đăng.
Song, số lượng khách tham gia ít, lượng du khách đến chủ yếu là ngày nghỉ, ngày lễ cuối tuần;
Chủ yếu là khách du lịch đơn thuần, các đoàn học sinh, sinh viên đi thăm quan, cắm trại .
Như vậy, các loại hình DLST chưa thu hút, hấp dẫn được du khách. Du khách đến đây chủ yếu là
thư giãn, nghỉ ngơi là chủ yếu, chưa quan tâm nhiều đến các hoạt động DLST, đồng thời cũng chưa
quan tâm nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
2.4.3. Các điểm du lịch, tuyến du lịch
2.4.3.1. Điểm du lịch
Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô
nhỏ, trên bản đồ các vùng du lịch người ta có thể hiểu điểm du lịch là những điểm riêng biệt. Sự chênh
lệch về diện tích của các điểm du lịch là tương đối lớn.
Trong khu DLST Bình Châu - Phước Bửu tập hợp các điểm du lịch nổi bật sau:
* Vườn sưu tập cây gỗ rừng : Nằm cách Quốc lộ 55 khoảng 300m
Tại điểm này lấy không gian, cảnh quan của vườn thực vật và bàu Nhám làm trung tâm để bố trí các dịch
vụ du lịch. Tại đây có vuờn thực vật và khu nuôi động vật.
Vườn thực vật có diện tích 50,8ha, trong đó có khoảng 197 loài thực vật tự
nhiên, đại diện cho 732 loài thực vật bậc cao phân bố trong khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu. Trong
đó, các loài thực vật đã được định danh và đóng bảng tên.
Khu nuôi động vật với diện tích 8 ha, hiện đang nuôi một số loài thú móng guốc như hươu, sao,
nai, khỉ,…Đặc biệt là trong khu vườn có hồ Nhám có nước quanh năm, bao xung quanh hồ là rừng
nhiệt đới, phân bố từ sát mép nước là dải rừng tràm (Melalueca Cajuputi), đặc trưng của thành phần
thực vật hệ sinh thái đất ngập nước úng phèn, giữa hồ là sinh cảnh súng ma (Nymphaca nouchali) và
một số loài thuỷ sinh vật có lá mọc nổi trên mặt nước, cuống lá và cuống hoa dài dần khi nước lên. Đặc
trưng nhất của hồ là kể từ khi thành lập khu bảo tồn nhờ công tác quản lí bảo vệ chặt chẽ nên trên hồ
hình thành khu vực phân bố của một số loài chim nước, trong đó loài chiếm số lượng chủ yếu là Le nâu
(Dedrocygna javannia) với số lượng hàng trăm con, vào mỗi buổi sáng nhìn chúng nổi trên mặt hồ
giúp du khách cảm nhận được những giá trị tự nhiên đặc biệt của hồ.
Trong khu vườn đã xây 4 căn nhà nghỉ dưỡng cao cấp trên bờ hồ và hệ thống đường xi măng, hệ
thống điện, nước từ Bưng Riềng liên kết các khu vực với nhà nghỉ. Ngoài ra, trên những con suối đã
được cải tạo kết hợp du lịch nghỉ dưỡng trong những khu nhà rông lịch sự, thoáng mát, yên tĩnh, được trang
bị đầy đủ tiện nghi.
Như vậy, điểm du lịch này có điều kiện để phát triển các LHDL như: thăm quan, khám phá cảnh
quan tự nhiên của rừng nhiệt đới, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp nghiên cứu, sưu tầm về rừng và
tài nguyên môi trường ven biển.
* Suối khoáng nóng Bình Châu
Điểm du lịch này nằm ở xã Bình Châu, phía Đông Bắc của khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu
có diện tích 332.730,4m2 (trong dự án ghi tròn là 33 ha).
Điểm nổi bật của điểm du lịch này là trung tâm suối nước nóng, có công suất 8m3/s và 70 điểm
phun, nhiệt độ cao nhất trên bề mặt đạt 82oC, trong nước khoáng có chứa nhiều chất khoáng như silic,
nitơ , lưu huỳnh, natri, clo... có giá trị chữa các bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa, thấp khớp, các
bệnh mạch máu, phong thấp, mồ hôi chân tay, bệnh phù cổ trướng, bệnh nhiễm độc mãn tính và một số
loại bệnh khác. Xung quanh khu nước khoáng nóng được bao bọc bởi khu rừng mưa nhiệt đới. Điều
này, đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và khai thác có hiệu quả các công trình
nghỉ dưỡng, các khu điều dưỡng chữa bệnh, vật lý trị liệu, tắm bùn, đắp bùn, tắm nước khoáng nóng và
thăm cảnh quan rừng,…
* Bãi biển Hồ Cốc
Cách văn phòng khu bảo tồn 8 km đi về phía Nam, gồm bãi biển và khu rừng xung quanh.
Theo các trục đường dọc theo bãi biển, có thể đi xe đạp, mở tuyến đi bộ ra núi Tầm Bồ, tắm biển,
tổ chức các sân thể thao ven biển: bóng chuyền, cầu lông,… tổ chức các điểm bơi thuyền thúng, câu
mực trong các ngày tối trời, quan sát đời sống hoang dã của động vật rừng.
* Bãi biển Hồ Tràm
Nằm ở ranh giới phía Tây của khu bảo tồn, đây là bãi biển hoang sơ với các bãi cát vàng chạy dài
sát mép nước, bờ biển thoải dần, nước biển sạch không bị nhiễm bẩn bởi phù sa, các chất thải. Dọc
theo tuyến đường đi vào bãi biển là thảm thực vật rừng nhiệt đới với các ưu hợp Trường – Trâm - Thị
đặc trưng cho kiểu rừng kín thường xanh; ưu hợp Trâm – Thành Ngạnh - Bằng Lăng mang tính chất
của kiểu rừng bán rụng lá, quần hợp cây bụi sau cồn cát di động ven biển cao từ 20 – 30 m. Phía Tây
trục đường là các khu dân cư với những mảnh ruộng, vườn sản xuất nông nghiệp, hiện nay đã được cải
tạo thành những vườn cây ăn trái: vườn Nhãn tiêu, Nhãn xuồng cơm vàng, Nhãn da bò, Thanh long và
các ruộng dưa hấu,… Nằm sát biển là khu dân cư sống bằng nghề đánh bắt hải sản ven bờ và nghề câu
mực, câu ốc hương.
Tại đây tổ chức các hoạt động thể thao, đi xe đạp theo các trục đường dọc theo bãi biển, mở tuyến
đi bộ trong các ưu hợp lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá và rừng tràm, tắm biển, tổ chức các sân
thể thao ven biển: bóng chuyền, cầu lông,… tổ chức các điểm bơi thuyền thúng, câu mực trong các
ngày tối trời, quan sát đời sống hoang dã của động vật rừng, mở các tuyến du lịch vào trong các khu
vườn cây ăn trái trong các nhà dân, thăm làng chài Thuận Biên.
* Hồ Núi Le
Nằm ở phía Tây của khu bảo tồn. Trong khu vực hồ có những đám cây rừng phân bố tự nhiên, kết
hợp với mặt nước rộng lớn của mặt hồ tạo thành những không gian đóng, mở rất hấp dẫn. Hồ có chức
năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của các xã Phước Thuận, Phước Bửu;
Ngoài ra, hồ còn có khả năng nuôi trồng thuỷ sản và phát triển LHDL dưới nước như bơi thuyền len lỏi
qua các đám cây trong hồ câu cá và ngắm cảnh những con chim nước, cò trắng bay về đậu trên những
cây trong hồ, nghe tiếng kêu của bìm bịp, chim gõ kiến,…
* Khu vực núi Mộ Ông
Nằm ở phía Tây Nam của tiểu khu 49, tại điểm này có 3 quả núi nhỏ: núi Quạ, núi Kho, núi Mộ
Ông, trong đó núi Kho cao nhất với độ cao tuyệt đối là 109m, độ dốc từ 15 – 20o, có chỗ lên đến 25o.
Xung quanh các núi là những cánh rừng tự nhiên lá rộng thường xanh với các ưu hợp thực vật chủ yếu
là Trường – Trâm - Thị và Trâm – Thành Ngạnh - Bằng Lăng, trên núi là ưu hợp cây rụng lá theo mùa
Bằng lăng – Bình Linh – Cóc, trên sườn núi có các tảng đá lộ đầu, đá tảng và đá dựng, những hang hốc
tự nhiên thích hợp cho các HĐDL thể thao leo núi, khám phá tự nhiên, mạo hiểm. Từ trên đỉnh núi
Kho có thể quan sát toàn bộ quang cảnh phía Tây của khu bảo tồn gồm các khu rừng tự nhiên, các khu
dân cư, hồ Núi Le.
Nơi đây tổ chức các tuyến leo núi cho du khách, đi bộ trong các ưu hợp thực vật của các kiểu
rừng lá rộng thường xanh, nửa rụng lá, khám phá sự phân bố của thảm thực vật rừng trên tuyến đi,
phân bố trên núi, một số loài phong lan, cây thuốc, cây cảnh và quan sát các loài động vật hoang dã
sống trong khu rừng như: khỉ, sóc, tắc kè, các loài chim rừng.
2.4.3.2. Các tuyến du lịch
Theo Khoản 9, Điều 4, Chương I - Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005: “Tuyến du lịch là lộ trình
liên kết các khu du lịch gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng
không”.[23]
Trong không gian tổ chức du lịch, tại khu DLST Bình Châu - Phước Bửu đã tổ chức được các
tuyến du lịch trong nội khu vực và liên huyện, liên tỉnh sau:
* Các tuyến du lịch trong nội khu vực
- Tuyến Bưng Riềng đi Hồ Cốc
Đây là tuyến đi ở trung tâm khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu, chiều dài 8km với đường nhựa
rộng 6 – 8m. Nằm dọc theo trục đường là thảm thực vật rừng nhiệt đới với các ưu hợp cây họ Dầu
mang tính chất đặc trưng của các khu rừng của các tỉnh miền Đông Nam Bộ với những cây Dầu, Sến,
Sao, Trai, Vên Vên,… thân vươn thẳng cao từ 20 – 25m, đường kính từ 60 – 80cm, thỉnh thoảng gặp
các cây Dầu cổ thụ đường kính trên 1m và nhiều loài cây lá rộng quý hiếm khác : Giáng Hương, Cẩm
Lai Bà Rịa, Gõ Đỏ, Trắc,… bãi biển Hồ Cốc hoang sơ với các bãi cát chạy dài sát mép nước, bờ biển
thoải dần, nước biển sạch. Trong tuyến này, du khách có thể nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, tắm biển, thể thao
biển và nghiên cứu khoa học.
- Tuyến trạm số 4 đi núi Gái Ma – núi Mộ Ông
Xuất phát từ trạm kiểm lâm số 4 (tiểu khu 50) đi núi Gái Ma (Đá Dựng), núi Mộ Ông.
Đây là tuyến đi từ trung tâm về phía Tây của khu bảo tồn, xuyên qua khu bảo vệ nghiêm ngặt, bắt
đầu từ địa hình vùng đồi bằng phẳng qua các núi thấp, điểm cuối tuyến là đỉnh núi Kho nhìn toàn bộ
quang cảnh rừng tự nhiên phía Tây khu bảo tồn. Trên trục đường đi của tuyến sẽ qua 4 ưu hợp thực vật
chính phân bố từ Đông sang Tây: ưu hợp các lá rộng hỗn loài Trâm - Trường - Thị, phức hợp các loài
cây ưa sáng sau khai thác, ưu hợp Trâm – Thành ngạnh - Bằng lăng và ưu hợp Bằng lăng – Bình linh –
Cóc rừng. Ngoài thực vật thân gỗ trên tuyến đi còn gặp nhiều loài thực vật sống phụ sinh, Phong lan,
các loài cây dược thảo như: Sâm nam, dây cam thảo, dây kí sinh,… và nơi cư trú của nhiều loài động
vật rừng của khu bảo tồn, những loài thường gặp là sóc, chồn, khỉ và chim rừng.
Trong tuyến du lịch này, du khách được thăm quan, khám phá hệ động thực vật, tham gia các
hoạt động thể thao: leo núi, quan sát động vật rừng kiếm ăn vào ban đêm.
- Tuyến trạm số 4 đi núi Tầm Bồ - Hồ Linh
Xuất phát từ trạm kiểm lâm số 4 (tiểu khu 50) đi núi Tầm Bồ (từ đây có hai lựa chọn: (1) đi ra bãi
biển và trở lại Hồ Cốc;(2) đi tiếp đến bàu Đắng và chợ Bình Châu).
Tuyến này đi từ trung tâm về phía Đông Nam của khu bảo tồn, xuyên qua khu bảo vệ nghiêm
ngặt, trên tuyến từ địa hình vùng đồi lượn sóng đi qua các đồi núi thấp, điểm gần cuối tuyến là đỉnh núi
Tầm Bồ cao 153m nhìn toàn bộ quang cảnh rừng tự nhiên phía Đông Nam khu bảo tồn và vùng bờ
biển phía Nam. Trên trục đường, đi qua 5 ưu hợp thực vật chính phân bố từ Tây sang phía Đông Nam:
ưu hợp các lá rộng hỗn hợp loài Dầu - Trường - Thị, Vên Vên - Dầu - Sến, ưu hợp Trâm - Trường -
Thị, Bằng Lăng – Thành Ngạnh và sinh cảnh thực vật ưa sáng, chịu hạn trên cồn cát ven biển và sẽ gặp
các loài thú nhỏ, kiếm ăn vào ban ngày như sóc, chồn, khỉ và chim rừng.
- Tuyến Suối nước nóng Bình Châu đi núi Hồng Nhung
Xuất phát từ điểm du lịch Suối khoáng nóng Bình Châu đi theo 2 hướng lựa chọn: (1) đi theo tuyến
về phía tây đến núi Hồng Nhung, (2) đi về phía Bắc tới suối Bang.
Theo tuyến này, sau khi nghỉ ngơi, thư giãn trong các hồ nước khoáng nóng, quan sát, giới thiệu
một số loài động thực vật điển hình, cắm trại, học tập,… thăm cảnh quan khu du lịch suối khoáng nóng
Bình Châu sẽ đi thăm quan các khu rừng nhiệt đới, thăm các quần hợp rừng tràm tự nhiên hình thành
trên đất cát pha trũng, đọng nước mùa mưa, với những cây Tràm có đường kính từ 20 – 25cm và
những loài thực vật dưới tán tràm bạt ngàn như choại, mây nước, ráng đại thanh, lức,… Xuyên qua khu
rừng Tràm là tới rừng cây hỗn loài của phía Bắc của khu bảo tồn gồm thị rừng, dầu cát, những cây dầu
lông, dầu dồng và những trảng bằng lăng; Thăm các khu rừng trồng với các loại dầu rái, tràm bông
vàng…Trên tuyến đi, du khách còn đi qua những đám nương rẫy nằm rải rác trong rừng đang được
người dân địa phương canh tác các loại cây lúa, bắp, những vạt rau màu… Từ đó giúp du khách tìm
hiểu hệ thống canh tác cây nông nghiệp một điều mới lạ đối với những người dân sống tại các thành
phố công nghiệp.
Tuy nhiên, nếu du khách lựa chọn theo tuyến đi lên núi Hồng Nhung, cuối tuyến đi là núi Hồng
Nhung cao 112m, vượt lên núi khách có thể quan sát toàn bộ cảnh quan phía Bắc của khu bảo tồn và
một phần tài nguyên thiên nhiên của lâm trường Xuyên Mộc. Đối với khách lựa chọn theo tuyến đi lên
suối Bang, sau khi xuyên qua các cánh rừng khách đi đến dòng suối tự nhiên từ phía Bắc khu bảo tồn
chảy ra biển. Du khách được tổ chức đi bằng xe máy kéo, bằng xe bò.
* Các tuyến DLST từ các nơi đến khu DLST Bình Châu - Phước Bửu và ngược lại
Hiện tại, việc liên kết các tuyến du lịch nội tỉnh và liên tỉnh của khu DLST Bình Châu - Phước
Bửu chủ yếu gắn kết vào chương trình hoạt động của công ty cổ phần du lịch Sài Gòn – Bình Châu với
các tuyến cụ thể :
- Các tuyến du lịch nội tỉnh
+ Tuyến Vũng Tàu – Bình Châu - Suối Bang - biển Hồ Cốc – núi Tầm Bồ : Theo tuyến này, du
khách được dạo chơi trong rừng nguyên sinh, suối Bang, tắm suối nước khoáng nóng Bình Châu, biển
Hồ Cốc, chinh phục núi Tầm Bồ, ngắm cảnh biển Hồ Cốc.
+ Tuyến Vũng Tàu – Bình Châu - Suối Cát – sông Ray: Theo tuyến này, du khách sẽ xem đua
chó, tắm biển, thăm quan một số thắng cảnh ở Vũng Tàu, tắm suối khoáng nóng Bình Châu, tắm suối
Bang, đốt lửa trại ở Bến Cát, du thuyền câu và nướng cá trên sông Ray.
+ Tuyến Bình Châu - Phước Bửu - Lộc An – sông Ray: Theo tuyến này, du khách sẽ tắm suối
nước khoáng nóng Bình Châu, thăm quan khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu, đồi cát bay, tắm biển
Lộc An, trò chơi trên biển, sinh hoạt tập thể.
- Tuyến du lịch liên tỉnh
Tuyến du Iịch thành phố Hồ Chí Minh -Vũng Tàu - Đà Lạt - Phan Rang – Nha Trang. Đây là
tuyến DLST đang được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng, thu hút lượng khách khá lớn vào các
dịp tết, hè, lễ. Trong tuyến đi, du khách sẽ thăm quan: khu du lịch Suối Tiên, lâm viên Cần Giờ, cảnh
quan sông Đồng Nai, vườn Quốc gia Nam Cát Tiên, vòng quanh bãi biển Vũng Tàu, Núi Lớn, Núi nhỏ,
thăm quan các di tích: Đình Thần Thắng Tam, tượng chúa Ki tô, Hải Đăng, Niết Bàn Tịnh Xá, Bạch
Dinh, Thích Ca Phật Đài; Thể thao trên biển với trò chơi kéo dù, thăm quan rừng Bình Châu - Phước
Bửu, thưởng thức đặc sản biển tại Hồ Cốc, chinh phục đỉnh cao núi Tầm Bồ; vườn Quốc gia Nam Cát
Tiên (Đa Oai), thác Gugar (Bảo Lộc), thác Pren, cảnh quan Đà Lạt, tắm biển Ninh Chữ; Thăm quan
vịnh Vĩnh Hy, tháp Chàm Po KLong Grai (Phan Rang); Tắm và lặn biển Nha Trang; Thăm quan tháp
bà Ponagar, hòn Yến.
Chúng ta biết, tuyến điểm du lịch là những phân vị quan trọng trong tổ chức lãnh thổ du lịch ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh phát triển du lịch. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các chương
trình (tour) du lịch với những tuyến, điểm du lịch cụ thể trên đều na ná nhau (thăm quan, nghiên cứu,
khám phá hệ động thực vật; nghỉ ngơi, tắm biển, leo núi,….) chưa tạo nên được nét đặc trưng riêng của
từng tuyến, điểm du lịch. Tại các tuyến, điểm du lịch này chưa tạo được các sản phẩm đặc trưng, tương
xứng với nhu cầu đa dạng của các thành phần, lứa tuổi du khách tham gia du lịch. Thực tế trên đã hạn chế
đáng kể hiệu quả kinh doanh của khu du lịch.
2.4.4. Khách du lịch
Tại khu DLST Bình Châu - Phước Bửu, với tiềm năng phát triển du lịch hấp dẫn và đầu tư cho du
lịch ngày càng nhiều, hoàn thiện hơn đã thu hút được lượng lớn du khách đến: năm 2001 đạt 328.500
lượt khách đến 2007 đạt 659.700 lượt khách với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,4% . Trong khi lượng
khách tăng bình quân toàn tỉnh những năm qua chỉ đạt 7,46%. Như vậy, so với mặt bằng chung của
Tỉnh, khu DLST Bình Châu - Phước Bửu ngày càng thu hút nhiều khách, thể hiện khả năng thu hút
khách cũng như độ hấp dẫn và sự đầu tư ngày càng có hiệu quả hơn của Khu.
358.176
391.128
427.112
558.000
659.700
0
100
200
300
400
500
600
700
2002 2003 2004 2006 2007
Số lượng khách (người)
Biểu đồ 2.3: Số lượng khách đến khu DLST Bình Châu - Phước Bửu
Trong đó, điểm du lịch thu hút nhiều du khách nhất là Khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu,
chiếm trên dưới 40% lượng khách đến khu du lịch.
Bên cạnh đó, điểm có tiềm năng lớn nhưng thu hút khách đến thăm quan du lịch còn hạn chế là
khu vườn sưu tập cây gỗ rừng của khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu. Theo thống kê của khu bảo tồn
trong thời gian hoạt động từ 17/04/2004 đến 13/06/2007, tổng lượng khách đến nơi đây chỉ đạt 14.141
lượt khách và đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên, một số nhà nghiên cứu. Mặt khác, số lượng
khách nước ngoài đến với khu DLST Bình Châu - Phước Bửu, mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể
nhưng theo đánh giá sơ bộ của ban quản lí các khu du lịch huyện Xuyên Mộc là rất ít.
Qua đó, ta có thể nhận định: mục đích của du khách đến với khu DLST Bình Châu - Phước Bửu
chủ yếu là khách nội địa đến thăm quan, tắm biển, nghỉ ngơi cuối tuần và những ngày lễ, chưa quan
tâm đến vấn đề môi sinh, môi trường, bảo tồn thiên nhiên. Kết hợp với cơ cấu dịch vụ, sản phẩm du
lịch tại khu du lịch chưa được phong phú, đa dạng nên việc lưu giữ chân khách lại lâu hơn chưa đạt
được. Thể hiện ở số ngày lưu trú bình quân của du khách thấp: 1,1 – 1,4 ngày/người (Xử lí số liệu
thông qua công thức: số ngày lưu trú bình quân của du khách bằng tổng ngày khách chia cho tổng lượt
khách). Tại khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu, mặc dù là điểm du lịch có khả năng hấp dẫn rất
cao bởi lợi thế so sánh của nó so với các điểm DLST khác trong vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ
và Đồng bằng sông Cửu Long nhưng tổng số khách lưu trú lại so với tổng số khách đến rất thấp. Tỉ lệ
khách lưu trú lại tại khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu mặc dù có tăng lên theo thời gian nhưng
tốc độ gia tăng còn thấp (1,8%/năm) và chiếm tỉ lệ nhỏ (trung bình 12,2%/năm). Do đó, chi phí trung
bình của một ngày khách cũng rất thấp (khách quốc tế chỉ 20 – 30 USD/ngày.Trong đó, 60% cho lưu
trú, ăn uống; 17% cho vận chuyển; 23% cho vui chơi, giải trí, mua sắm quà lưu niệm và các dịch vụ
khác. Khách nội địa chỉ chi tiêu 130.000 – 140.000 đồng/ngày, trong đó cũng chi 60% cho lưu trú, ăn
uống và 40% cho các dịch vụ vận chuyển, vui chơi, giải trí, mua sắm quà lưu niệm và các dịch vụ khác
nhưng riêng với khách nội địa, chi tiêu cho vận chuyển là không đáng kể bởi các phương tiện vận
chuyển thông thường là do các cơ quan, đơn vị cung cấp, khách sử dụng giao thông công cộng như tàu
hoả, xe buýt hay phương tiện giao thông tư nhân chiếm tỉ lệ rất thấp).
60
40 Lưu trú, ăn uống
Các dịch vụ khác
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu chi tiêu của du khách tại khu DLST Bình Châu - Phước Bửu (%)
Do đó, doanh thu du lịch của khu DLST Bình Châu - Phước Bửu nhìn chung có phát triển theo
thời gian, tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 38%/năm nhưng vẫn chưa khai thác tương xứng với tiềm
năng vốn có bởi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVDLDLH008.pdf