Danh mục bảng . ii
Danh mục hình . iii
Danh mục chữ viết tắt . iv
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU . 3
1.1. Biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu . 3
1.1.1. Biến đổi khí hậu . 3
1.1.2. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu . 5
1.2. Các nghiên cứu đã tiến hành trên thế giới và Việt Nam . 8
1.2.1. Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam . 8
1.2.2. Các nghiên cứu về sinh kế trên thế giới và Việt Nam . 15
CHƯƠNG 2. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 23
2.1. Phạm vi nghiên cứu . 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu . 23
2.2.1. Phương pháp hồi cứu, tổng hợp tài liệu . 23
2.2.2. Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương biến đổi khí hậu . 23
2.2.3. Khung sinh kế bền vững . 25
2.2.4. Phương pháp khảo sát và điều tra thực địa . 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 29
3.1. Khái quát đánh giá các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên . 29
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội . 37
3.1.3. Các sinh kế chính người dân khu vực vùng đệm vườn Quốc gia Cát Bà . 39
3.2. Tác động biến đổi khí hậu tại khu vực nghiên cứu . 44
3.3. Năng lực thích ứng của cộng đồng ven biển khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia
Cát Bà . 62
3.3.1. Nguồn lực con người . 63
3.3.2. Nguồn lực xã hội . 65
3.3.3. Nguồn lực tự nhiên . 66
3.3.4. Nguồn lực tài chính . 68
3.3.5. Nguồn lực về vật chất – hạ tầng. 70
3.3.6. Các hoạt động tự thích ứng . 71
3.3.7. Phân tích các chính sách thích ứng . 72
3.4. Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân và
các giải pháp giảm thiểu . 74
3.4.1. Tình trạng dễ bị tổn thương của sinh kế do biến đổi khí hậu . 75
3.4.2. Các giải pháp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương . 77
KẾT LUẬN . 82
Tài liệu tham khảo . 83
Phụ lục . 88
106 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn quốc gia Cát Bà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chạy qua phía Tây, dốc Eo Bùa
đổ xuống Mốc trắng đến Phù Long đối diện với Bến Gót của đảo Cát Hải. Phía Tây
Nam đường giao thông liên xã ở ven đảo đang được hình thành và sẽ nối với con
đường trục chính ở khu vực bãi biển Hiền Hào, tạo ra tuyến đường du lịch đẹp ven
bờ biển. Hiện nay, một vài đoạn đường thuộc xã Hiền Hào đang có nguy cơ bị sạt lở
do hệ thống kè phía biển đã bị sạt do thiếu hụt cát nền phía ngoài. Một vài đoạn
đường chạy qua xã Trân Châu thường bị ngập trong một thời gian ngắn khi có mưa
lớn.
Giao thông đường thuỷ phát triển mạnh do xung quanh đảo có độ sâu lớn
hơn 10m nên tàu bè qua lại thuận lợi. Trên đảo có một số cảng như cảng Cát Bà,
cảng Cái Bèo, cảng Gia Luận. Trên địa bàn Cát Bà hiện có 6 đơn vị kinh doanh vận
chuyển thuỷ, bộ tham gia vận tải tuyến Cát Bà - Hải Phòng gồm đường thuỷ (tuyến
liên vận Cát Bà - Đình Vũ – Hải Phòng, tuyến Cát Bà – Tuần Châu – Hạ Long và
ngược lại) và tuyến xe buýt nội đảo. Theo quy hoạch phát triển chung của thành phố
Hải Phòng đến năm 2020, cầu Đình Vũ - Cát Hải trên tuyến đường xuyên đảo Hải
Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012
Nguyễn Văn Công – K18 39
Phòng - Đình Vũ - Cát Hải – Cát Bà sẽ phát huy hơn nữa hiệu quả khai thác hệ
thống đường xuyên đảo.
Về bưu điện đã đáp ứng kịp thời yêu cầu thông tin liên lạc và mạng lưới phát
triển tương đối tốt. Đến nay, tất cả các xã đã có hệ thống điện thoại. Kết nối mạng
Internet đã đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong nước cũng như nước
ngoài.
3.1.3. Các sinh kế chính người dân khu vực vùng đệm vườn Quốc gia Cát Bà
Khai thác thủy sản:
Nghề khai thác cá biển ở Cát Bà có truyền thống khá lâu. Trong cơ chế quản
lý nghề cá cũ trước đây, các hợp tác xã nghề cá đã một thời rất phát triển, là một
điển hình của miền Bắc. Đạt được thành tích đó là nhờ nghề cá lúc đó là nghề cá thủ
công, chỉ hoạt động đánh bắt ở vùng gần bờ, do ở vào vị trí tự nhiên thuận lợi,
nguồn lợi ven bờ còn rất dồi dào và đội ngũ ngũ dân lành nghề, thuyền lưới và công
cụ sản xuất được Chính phủ cho vay vốn....
Tuy nhiên khi chuyển sang cơ chế mới, kinh tế tập thể không còn, tàu
thuyền bị hư hỏng, người dân đánh cá lại trở về tình trạng đánh cá trong phạm vi
vùng biển ven bờ. Do sự phát triển ngư cụ theo hình thức tự phát theo mô hình kinh
tế hộ gia đình cho nên rất khó kiểm soát được phạm vi đánh bắt ở khu vực ven bờ
nói chung, khu vực Lạch Huyện nói riêng [7].
Theo kết quả điều tra thực địa kết hợp với số liệu thống kê thì các loại nghề
khai thác chính của xã Phù Long hiện nay như sau (Bảng 3.3):
Bảng 3.3. Cơ cấu nghề khai thác hải sản của xã Phù Long – Cát Hải
Loại nghề Loại lưới
sử dụng
Số
lượng
Số
vàng lưới
Tỷ lệ
(%)
Lưới ghẹ Rê trôi 29 44 37,2
Lưới mực Rê 3 lớp 18 43 23,0
Xăm Cố định 26 49 33,3
Câu Câu lưỡi 5 6,5
Tổng số
78
100.0
Trong số các loại nghề trên thì nghề xăm đáy và lưới ghẹ chiếm tỷ trọng lớn
hơn cả trong cơ cấu nghề khai thác hải sản của khu vực Lạch Huyện, thị trấn Cát
Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012
Nguyễn Văn Công – K18 40
Bà. Khu vực đánh bắt của nghề này thường là ở các lạch, bãi bồi, ven khu rừng
ngập mặn và sản phẩm đánh bắt thường là nhóm cá, tôm, cua sống ở đáy thu theo
con nước hàng ngày. Hình thức đánh bắt này đang có xu thế bị thu hẹp do làm cản
trở hoạt động của các tàu lớn và hủy diệt nguồn lợi nên chính quyền địa phương đã
ra các biện pháp hạn chế hoặc không khuyến khích phát triển (Hình 3.5).
Hình 3.5. Hiện trạng phân bổ ngư trường của nghề khai thác thủy sản
xã Phù Long
Nuôi trồng thủy sản
Khai thác và nuôi thủy sản trên đảo Cát Bà diễn ra khá sôi động. Phù Long là
xã có nhiều hình thức nuôi trồng thủy sản vùng ven bờ như: nuôi ngao, ngán, đầm
nuôi tôm tự nhiên, đầm quảng canh trong rừng ngập mặn và đầm tôm công nghiệp
(Công ty Sơn Trường). Hai xã Xuân Đám và Hiền Hào có một số bãi nuôi ngao với
diện tích không lớn lắm. Nuôi cá lồng bè rất phổ biến ở các khu vực vịnh kín thuộc
thị trấn Cát Bà, xã Việt Hải và Gia Luận. Vịnh Lan Hạ là khu vực hiện nay có nhiều
lồng bè nhất. Nuôi thủy sản trong các đầm, bãi bồi và lồng bè với mật độ lớn, thức
ăn công nghiệp đã tạo ra lượng chất thải, cát (như nuôi tu hài) khá lớn có thể gây ô
nhiễm môi trường, hủy hoại các hệ sinh thái. Hơn nữa, các lồng bè cũng ảnh hưởng
đến nơi neo đậu tầu thuyền an toàn khi có hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Một bộ
phận ngư dân, chủ yếu xuất phát từ khu vực thị trấn cát bà, đánh bắt ở vùng vịnh
đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long, khu vực huyện đảo Bạch Long Vỹ (6-8 tiếng chạy
thuyền). Một nhóm khác đánh bắt ở vùng gần sát ven bờ (1-2 tiếng chạy thuyền)
35.5
11.4
53.1
0
10
20
30
40
50
60
Khai thác ở các lạch ven rừng
ngập mặn
Khai thác trong rừng ngập mặn Khai thác xa bờ
Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012
Nguyễn Văn Công – K18 41
như khu vực sông Lạch Huyện.
Trong quá trình đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, người dân còn gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt về vốn và khoa học kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển sản xuất. Các dự án phát triển ngư trường còn chậm triển khai. Mặc dù được
tập huấn kỹ thuật song việc tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản
xuất còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển sản xuất thủy sản
ở khu vực nghiên cứu.
Trồng trọt và chăn nuôi
Các loại cây trồng không phong phú, số lượng ít, chỉ sản xuất được theo mùa
do phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên là chính. Hệ thống công trình thủy lợi còn
rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho cây trồng. Cây trồng chủ yếu trên
đảo bao gồm lúa, ngô, khoai, sắn, rau, của quả và cây ăn trái. Diện tích đất lúa nước
trên đảo tập trung ở các xã Xuân Đám, Hiền Hào, Trân Châu và Việt Hải. Lúa nước
thường được trồng một vụ phụ thuộc vào nguồn nước mưa. Riêng xã Việt Hải có
nguồn nước trồng hai vụ lúa, đảm bảo nước tưới cho 2/3 diện tích đất lúa nước
trong mùa khô. Các xã còn lại thường chỉ trồng được 1 vụ lúa mùa. Ngoài canh tác
lúa nước, người dân trên đảo còn canh tác trên các nương, rẫy trên các sườn đồi với
diện tích nhỏ. Trồng trọt trên đảo chỉ đóng góp một phần nhỏ vào việc ổn định
nguồn lương thực thường ngày trên đảo. Từ năm 2009, cây dược liệu Hibiscus
Sabdariffa Linn (cây hồng hoa) được trồng trên đảo theo hướng trở thành đặc sản
của du lịch Cát Bà trong thời gian tới. Diện tích trồng cây hồng hoa ngày càng tăng
(tập trung tại các xã Xuân Đám, Hiền Hào, Việt Hải) vì sức tiêu thụ loại dược liệu
này mạnh và được người tiêu dùng ưa chuộng. Huyện cũng trồng thử nghiệm cây ba
kích tím tại các xã Gia Luận, Việt Hải với mục đích đem lại sản phẩm mới cho Cát
Bà. Trồng cây hồng hoa trên đất gò đồi tại Cát Bà không chỉ giúp phủ xanh đất
trống đồi trọc, chống xói mòn, ngăn cản rửa trôi đất mà còn tăng thêm thu nhập cho
một bộ phận người dân địa phương.
Chăn nuôi trên đảo Cát Bà phát triển theo hướng kinh tế hộ gia đình, chủ yếu
là lợn, dê, gia cầm và nuôi ong. Đàn dê được nuôi rộng rãi ở tất cả các xã và thị trấn
Cát Bà. Cũng như trồng trọt, chăn nuôi trên đảo không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu
Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012
Nguyễn Văn Công – K18 42
thụ của người dân và khách du lịch. Một lượng lớn thực phẩm được chuyển từ đất
liền vào.
Hiện nay, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nông dân trên đảo được
hưởng chế độ chính sách hỗ trợ về cây, con giống, vay vốn với lãi suất ưu đãi để
mua máy cơ khí phục vụ sản xuất và được giao đất ổn định trong 20 năm. Hàng
năm, nông dân được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và công tác thú y. Đàn
gia súc, gia cầm được tiêm vắc xin phòng trừ dịch bệnh thường xuyên. Tuy nhiên,
người dân vẫn còn thiếu vốn sản xuất, con giống và khoa học kỹ thuật chưa được
đầu tư đúng mức.
Lâm nghiệp
Rừng Cát Bà được xem là một khu rừng tự nhiên khá độc đáo, lại nằm giữa
một vùng biển rộng. Rừng trên đảo có một kiểu chính là “kiểu rừng nhiệt đới
thường xuyên xanh tốt”. Cát Bà có nhiều hệ sinh thái khác nhau, vừa có rừng lại
vừa có biển cho nên quần thể động vật cũng có nhiều nét riêng đặc sắc phù hợp với
điều kiện tự nhiên của môi trường. Bên cạnh đó, Cát Bà còn có một diện tích khá
lớn rừng ngập mặn thuộc xã Phù Long.
Rừng quốc gia Cát Bà là rừng không được khai thác gỗ nhưng người dân địa
phương được phép khai thác tận thu lâm sản phụ. Khai thác mật ong từ rừng đem lại
giá trị kinh tế cao (giá 1 chai 0,65l có thể lên tới 1 triệu đồng), nhưng nếu sơ ý để
quên không dập tắt lửa có thể gây ra cháy rừng. Năm 2004 và 2005 đã có 2 vụ cháy
rừng do lấy mật ong gây ra, một vụ ở gần cảng Việt Hải và một vụ ở Hiền Hào.
Việc săn bắt động vật hoang dã (như tắc kè, kỳ đà, rắn, trăn) bằng bẫy thòng, bằng
lưới, bằng súng săn vẫn còn diễn ra.
Người dân địa phương đã và đang tham gia trồng và bảo vệ rừng ngập mặn.
Đồng thời người dân được giao hoặc thuê đất mặt nước trong nhiều năm để nuôi
thủy sản dạng quảng canh. Nhiều hộ dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm
từ việc nhận bảo vệ hàng chục ha rừng kết hợp nuôi thủy sản. Lợi ích thiết thực
khiến các hộ dân ý thức hơn, xem việc bảo vệ rừng ngập mặn là bảo vệ nguồn sống,
nguồn thu nhập của chính mình và gia đình. Bởi vậy, họ chủ động trong việc bảo
vệ, trồng và phát triển diện tích rừng mới.
Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012
Nguyễn Văn Công – K18 43
Do người dân địa phương được phép khai thác tận thu lâm sản phụ trong
rừng nên vô tình đã tạo ra kẽ hở pháp luật để một số đối tượng dựa vào đó khai
thác, phá rừng sau lưng các cơ quan chức năng. Tài nguyên rừng trên đảo Cát Bà
cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt hơn, bởi đây là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi,
thảm thực vật tăng trưởng rất chậm. Nếu bị chặt phá bừa bãi, rừng chỉ có thể phục
hồi sau nhiều thập kỷ.
Du lịch - thương mại
Du lịch dịch vụ : các loại hình dịch vụ du lịch như kinh doanh nhà hàng, khách sạn,
vận chuyển khách, hướng dẫn du lịch, dịch vụ cho khách ăn nghỉ tại nhà dânđang
ngày càng trở thành ngành nghề quan trọng của đảo. Theo các thống kê chưa đầy
đủ, hiện nay có trên 3000 người ở thị trấn Cát Bà tham gia vào dịch vụ du lịch dưới
nhiều dạng khác nhau. Ở khu vực nông thôn của Cát Hải như Gia Luận, Phù Long,
Hiền Hào, Xuân Đám, Trân Châu, Việt Hải cũng có tới 247 người tham gia. Điều
này thể hiện một xu hướng mới trong chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp ở khu vực.
Số lượng khách du lịch tới thăm đảo Cát Bà ngày càng tăng (đặc biệt vào các kỳ
nghỉ hè hoặc các lễ hội truyền thống của đảo) từ 25.000 khách năm 1996 lên tới
190.800 người năm 2002 và 500.000 người vào năm 2006. Tốc độ tăng trưởng bình
quân 37%/năm, trong đó khách du lịch quốc tế tăng trung bình 25,7%/năm (Bảng
2.4). Riêng tháng 1 năm 2009 lượng khách du lịch đến Cát bà đạt 32 nghìn lượt
người, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó khách quốc tế đạt 20 nghìn lượt
người, doanh thu đạt 8,3 tỷ đồng.
Du lịch, thương mại là ngành kinh tế mũi nhọn của đảo Cát Bà, đóng góp rất
lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của đảo. Cát Bà hội tụ đầy đủ các đặc trưng tạo nên
mảnh đất du lịch lý tưởng với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi núi non trùng điệp, rừng
sinh quyển vào loại hiếm của thế giới với những động vật nằm trong sách đỏ của thế
giới, đặc biệt nhất là khỉ đầu đỏ, voọc, bãi biển hòa quyện với núi rừng ở khu vực
Vườn Quốc gia Cát Bà. Hoạt động du lịch trên đảo Cát Bà hàng năm bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 8, sôi động nhất vào tháng 6 và 7. Lượng khách nước ngoài đến
Cát Hải ước đạt 1/3 tổng lượng khách du lịch. Vào các tháng mùa đông vẫn có
khách du lịch đến đảo, chủ yếu là khách nước ngoài. Hoạt động du lịch chủ yếu là
Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012
Nguyễn Văn Công – K18 44
leo núi, thăm quan hang động và Vườn Quốc gia.
Về bãi tắm, đảo Cát Bà có các bãi tắm chính ở tại thị trấn Cát Bà: Cát Cò1,
Cát Cò 2, Cát Cò 3. Ngoài ra, Cát Bà còn có các bãi tắm khác nằm rải rác trên một
số hòn đảo nhỏ lân cận. Đảo Khỉ có bãi tắm Cát Dứa với chiều dài khoảng 2 km.
Đảo Khỉ còn có một bãi tắm nhỏ hơn (Cát Dứa 2) chủ yếu dành cho khách du lịch ở
khu nghỉ dưỡng Monkey Island Resort với những khu nhà truyền thống làm từ các
nguyên liệu tranh, tre, nứa, lá...
Trên đảo có hệ thống các hang động như động Đá Hoa Gia Luận, động
Trung Trang, hang Quân Y, Dân Y, hang Eo Bùa, hang Tiền Đức, hang Mả, hang
Luồn, động Phù Long (Cái Viềng) .... và nhiều hang động nhỏ khác nằm rải rác trên
đảo. Cát Bà có những áng nước đẹp và có giá trị, như áng Tham, áng Vẹm, áng Cá
Bống, áng Cá Hồng ...Trong khu vực vịnh có những hòn đảo xinh đẹp như hòn Cặp
Gà, hòn Chét Sào, hòn Đố nháy, hòn Quay tơ, hòn Oản, hòn Gồ ... Nguồn nước
nóng quanh năm và suối nước khoáng làm phong phú thêm các điểm du lịch trên
đảo và tạo điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh (suối nước khoáng
Thuồng Luồng ở xã Trân Châu, nguồn nước nóng ở xã Xuân Đám). Những năm
gần đây phát triển thêm một số loại hình du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và
ngoài nước như khu du lịch sinh thái suối Gôi, làng sinh thái xã Xuân Đám.
Các dịch vụ phục vụ ăn uống, đi lại, tắm biển, vui chơi, giải trí có sự đổi mới và
đa dạng, phong phú hơn. Những năm gần đây mới phát triển dịch nhà hàng nổi trên
biển, tập trung chủ yếu ở vịnh Cát Bà và vịnh Cái Bèo. Tuy nhiên, một vấn đề không
thể tránh khỏi là lượng rác và nước thải sinh hoạt tăng lên khi lượng du khách đến càng
đông cũng như vấn đề quản lý và tổ chức hoạt động du lịch còn rất nhiều hạn chế nên
có thể gây nên những tác động xấu tới môi trường và các hệ sinh thái.
3.2. Tác động biến đổi khí hậu tại khu vực nghiên cứu
3.2.1. Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu khu vực đảo Cát Bà
Những nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cùng với các số liệu thực tế
cũng đã chứng minh rằng rõ ràng có sự biến đổi của nhiệt độ và mực nước biển
trong nhiều năm qua (Bộ TN và MT, 2009). Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của
Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012
Nguyễn Văn Công – K18 45
IPCC năm 2007, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0.74°C trong thời kì
1906 - 2005 và tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gấp đôi so với 50
năm trước đó. Nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh hơn so với trên đại dương.
Cát Bà là một đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, nằm ở phía Đông Bắc của thành
phố Hải Phòng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Đảo Cát Bà nằm ở ven thành phố
Hải Phòng, chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 30 km nên khí hậu mang đặc điểm
chung của vùng khí hậu Đông Bắc Bộ cộng thêm một số đặc điểm của một đảo đá vôi.
Hiện nay, do điều kiện về mạng lưới trạm quan trắc khí tượng hải văn còn thưa thớt
nên trong báo cáo này, các dữ liệu khí tượng, hải văn tại đảo Cát Bà được sử dụng
thông qua dữ liệu của trạm khí tượng Phù Liễn và trạm hải văn Hòn Dáu.
Theo số liệu quan trắc được tại các trạm Phù Liễn và Hòn Dáu, những biểu
hiện của biến đổi khí hậu (bao gồm biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa, xoáy thuận
nhiệt đới, mực nước biển) trên khu vực đảo Cát Bà có một số đặc điểm:
Hình 3.6. Diễn biến nhiệt độ tại Cát Bà thời kỳ 1961 - 2007
Nhiệt độ tăng khoảng 0,12°C mỗi thập kỉ, trong đó nhiệt độ mùa xuân tăng ít
nhất (khoảng 0,08°/thập kỉ), nhiệt độ mùa đông tăng mạnh nhất (khoảng
0,23°C/thập kỉ). Nhiệt độ trung bình năm của thời kì gần đây (1991-2007) tăng
0,4°C so với thời kì trước (1961-1990). Trong thời kì gần đây, tần suất mùa lạnh kết
thúc sớm (tháng 11) tăng lên và tần suất mùa lạnh kết thúc muộn giảm đi so với thời
kì 1961-1990.
Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012
Nguyễn Văn Công – K18 46
Hình 3.7. Diễn biến lượng mưa năm tại trạm Phù Liễn (1955 - 2005)
Trong thời kì 1960-2007, lượng mưa năm giảm (-6,99mm), lượng mưa mùa
khô tăng chút ít, hầu như không thay đổi, lượng mưa mùa mưa giảm từ 5-10%.
Trong thời kì gần đây (1991-2007), lượng mưa giảm (-168 mm) so với thời kì trước
(1961-1990), tuy nhiên số ngày mưa lớn lại có xu hướng gia tăng.
Độ ẩm tương đối có xu hướng khá ổn định (0,3%/năm), độ ẩm tương đối thời
kì gần đây (1991-2007) tăng 7% so với thời kì trước (1961-1990). Mức tăng độ ẩm
tương đối vào mùa hè lớn hơn vào các mùa còn lại.
Lượng bốc hơi trên khu vực cũng khá ổn định, tăng chút ít vào thời kì thu
đông, giảm nhẹ vào thời kì xuân, hè. Lượng bốc hơi có xu thế tăng 0,36%/năm
trong thời kì 1960-2007, thời kì gần đây (1991-2007) tăng 21% so với thời kì trước
(1961-1990).
Đối với xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ), trong 50 năm trở lại đây (từ 1960-
2009) có 381 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới Việt Nam, trung bình mỗi
năm có khoảng 7,62 cơn, trong đó có 5 cơn đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đất
liền nước ta, thường tập trung vào tháng 9 hằng năm gây ảnh hưởng lớn tới Việt
Nam, nhất là các khu vực ven biển. Tính trung bình cho khoảng thời gian từ 1961-
1990, tần số XTNĐ xuất hiện nhiều nhất trên đoạn bờ biển Bắc Bộ, khu vực có
chứa đảo Cát Bà. Tuy nhiên, so với thời kì 1961-1990, tần số XTNĐ xuất hiện trong
Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012
Nguyễn Văn Công – K18 47
khu vực bờ biển Bắc Bộ có xu hướng giảm đi và tăng lên tại các đoạn bờ biển khác.
Tần số XTNĐ xảy ra nhiều nhất tại đoạn bờ biển Bắc Bộ trong nửa thập kỉ 1976-
1980 (chiếm 44% lượng XTNĐ trên toàn dải ven biển Việt Nam), ít nhất vào nửa
thập kỉ 1996-2000 (chiếm 17% lượng XTNĐ trên toàn dải bờ biển). Tuy số lượng
XTNĐ tại đoạn bờ biển này có xu hướng giảm nhưng số bão mạnh và mức độ ảnh
hưởng của nó lại đang có xu hướng tăng lên [20].
Hình 3.8. Diễn biến mực nước biển tại trạm Hòn Dáu (1955 - 2007)
Mực nước biển trong khu vực đảo Cát Bà được tính theo số liệu quan trắc tại
trạm Hòn Dáu. Theo đó, mực nước biển trung bình năm có xu hướng tăng 3,88
mm/năm trong thời kì 1960-2007, mực nước biển cao nhất năm có xu hướng tăng
5,6 m/năm, mực nước biển thấp nhất năm tăng 2,15 mm/năm. So sánh thời kì gần
đây (1991-2007) với thời kì trước (1961-1990), mực nước biển trung bình năm tăng
7,2 cm, mực nước biển cao nhất năm tăng 7,8 cm, mực nước biển thấp nhất năm
tăng 2,7 cm.
3.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực đảo Cát Bà
Theo công bố của Bộ Tài nguyên và môi trường năm 2009, kịch bản biến đổi
khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam được xây dựng cho 7 khu vực khí hậu
Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012
Nguyễn Văn Công – K18 48
trong cả nước và kịch bản nước biển dâng được xây dựng cho toàn Việt Nam. Đến
năm 2011, Bộ tiếp tục công bố kịch bản lần thứ 2 và kịch bản lần này được xây
dựng bổ sung thêm phần cho các tỉnh thành. Kịch bản biến đổi khí hậu tại Việt Nam
được xây dựng dựa trên các kịch bản phát thải khí nhà kính được công bố bởi IPCC
bao gồm kịch bản phát thải cao (A2, A1FI), kịch bản phát thải trung bình (B2) và
kịch bản phát thải thấp (B1) [3].
Theo khuyến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc sử dụng kịch bản
biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam trong đánh giá tác động và xây
dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH cần được xem xét và lựa chọn phù hợp với từng
ngành, lĩnh vực và địa phương. Kịch bản BĐKH và nước biển dâng B2 được
khuyến nghị sử dụng trong việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển
dâng và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo đó, kịch bản biến đổi khí hậu bao gồm kịch bản về biến đổi nhiệt độ,
lượng mưa cho đảo Cát Bà được sử dụng từ kịch bản do Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Bên cạnh đó, kịch bản BĐKH của thành phố Hải Phòng đang trong quá
trình xây dựng, đây là nguồn số liệu rất tốt cho việc đánh giá và dự báo tác động của
BĐKH đối với đảo Cát Bà.
Mức tăng nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển dâng trong khu vực chứa
đảo Cát Bà theo kịch bản phát thải trung bình được so sánh với thời kì chuẩn 1980-
1999, đây cũng là giai đoạn được IPCC sử dụng trong báo cáo đánh giá lần thứ 4.
Bảng 3.4. Kịch bản BĐKH và nước biển dâng tại Hải Phòng
(theo kịch bản phát thải trung bình)
Các mốc thời gian
của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Nhiệt độ (oC) 0,5 0,7 1,0 1,3
(1,2 -
1,4)
1,6 1,9 2,1 2,3 2,5
(2,2 -
2,8)
% lượng mưa 0,9 1,3 1,8 2,3
(2,0 -
4,0)
2,8 3,3 3,7 4,1 4,4
(4,0 -
6,0)
Mực nước biển dâng
khu vực Móng Cái -
hòn Dáu (cm)
7-8 11-
12
15-
17
20-
24
25-
31
31-
38
36-
47
42-
55
49-
64
Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012
Nguyễn Văn Công – K18 49
Có thể thấy, trong nửa đầu thế kỉ, các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa và mực
nước biển tăng chậm hơn so với nửa cuối thế kỉ. Theo kết quả được công bố, vào
giữa thế kỉ 21, nhiệt độ có thể tăng lên 1.3°C, lượng mưa tăng từ 2,3% và mực nước
biển dâng lên 24 cm so với thời kì 1980-1999. Vào cuối thế kỉ 21, nhiệt độ có thể
tăng lên từ 2.5°C, lượng mưa tăng lên khoảng 4,4% và mực nước biển dâng lên từ
64 cm.
3.2.3. Tác động biến đổi khí hậu đến khu vực nghiên cứu
Biến đổi khí hậu tác động không chỉ đến tự nhiên, môi trường mà còn tác
động lên mọi mặt đời sống của con người khu vực vùng đệm vườn quốc gia Cát Bà.
Nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng đến mùa màng, các đợt hạn hán gia tăng làm suy giảm
sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa thay đổi thất thường, mưa nhiều hơn vào mùa
mưa gây ra ngập úng hơn 1/3 diện tích đất nông nghiệp trên đảo. Nước biển dân làm
gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng thấp như tại Phù Long, và Xuân Đám gây ra
giảm năng suất thủy sản và nông nghiệp. Đồng thời các hiện tượng thời tiết cực
đoan như bão đã và đang là đe dọa lớn đối với đời sống người dân trên đảo. Trong
nghiên cứu này, tác động BĐKH sẽ được đánh giá cụ thể trên các lĩnh vực và sinh
kế chính của người dân.
Tác động đến tài nguyên nước
Trên đảo Cát Bà, lượng nước ngọt rất khan hiếm và chủ yếu nguồn nước
ngầm ở đây bị nhiễm mặn và nhiễm đã vôi. Nước mưa được người dân sử dụng làm
nguồn nước ăn chính, nước mưa được dự trữ trong các bể chứa từ tháng 3 đến tháng
9 âm lịch. Dưới tác động của biến đổi khí hậu dòng chảy tạm thời trên các suối
trong mùa mưa có thể sẽ tăng lên do sự gia tăng lượng mưa và như vậy, lượng nước
này sẽ bổ sung cho nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể trữ nước khi nhu cầu nước tăng
cao do dân số và nhu cầu sử dụng nước của du lịch và các hoạt động kinh tế xã hội
khác tăng lên.
Hiện nay, trong mùa khô, đại đa số các khu vực của Cát Bà thiếu nước ngọt
trong các tháng 2, 3 và 4 âm lịch (trừ Việt Hải). Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,
cũng như nhiều đảo khác, ví dụ như Cù Lao Chàm (USAID, 2009;
Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012
Nguyễn Văn Công – K18 50
MONRE/PEP/UNDP, 2008), Cát Bà có nguy cơ thiếu nước ngọt trong mùa khô
trầm trọng hơn nữa do lượng mưa giảm và gia tăng lượng bốc hơi. Riêng Việt Hải,
mức độ thiếu nước sinh hoạt sẽ là không cao, nhưng sẽ ảnh hưởng nhất định đến
nguồn cung cấp nước cho một phần diện tích trong vụ đông.
Hiện nay, một số giếng khoan đã bị mặn hóa và không sử dụng được vào
mùa khô. Trong những năm tới, biến đổi khí hậu và nước biển dâng có khả năng
làm cho số lượng giếng bị mặn hóa trong mùa khô tăng lên, thậm chí một số giếng
khoan sẽ bị mặn hóa ngay trong cả mùa mưa.
Tác động đến tài nguyên đất
Nước biển dâng thường đe dọa tới tài nguyên đất ở các khu vực ven biển và
đảo thấp (Mimura, 2007; Carew-Reid, 2007). Đảo Cát Bà chủ yếu được cấu tạo chủ
yếu là núi đá vôi và được phủ một lớp thực vật dầy là các khu rừng tự nhiên, nên
khả năng tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên đất sẽ tập trung ở khu vực
thấp như Phù Long. Một vài vùng đất trống đồi trọc và các vùng đất ngập nước ven
biển sẽ chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Thiên tai, bão, lũ gia
tăng sẽ làm tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ biển, dẫn đến nguy cơ suy
giảm diện tích đất nông nghiệp và các vùng đất, bãi nuôi trồng thủy sản và diện tích
rừng ngập mặn [41].
Tại Phù Long, nơi mà đường bờ được cấu tạo bở trầm tích bở rời, xói lở đã
làm phá hủy và đẩy sâu vào lục địa các cồn cát cổ làm lộ ra mặt bãi nhiều đoạn là
trầm tích vụng biển xám xanh rắn chắc. Mép bãi trước kia thường rộng khoảng 500
- 600m, nhưng nay có những đoạn chỉ còn 150 - 200m. Đầu bãi Phù Long xuống
phía nam, năm 1965 vẫn còn tích tụ một doi cát chiều dài khoảng 2 km. Khi đó
hàng đáy cắm ở đầu doi cát cách bờ khoảng 500m nay bị xói lở hết và hàng đáy
phải cắm lùi vào sát bờ. Trên thực địa, tại khu vực bờ biển phía ngoài thôn Nam
(cạnh doi cát có trồng phi lao), bờ biển chỉ cách con sông Phù Long bởi một doi cát
mỏng, không có thảm phủ thực vật. Nếu có gió bão, mưa lớn, nước biển dâng, hiện
tượng xói mòn ở đây sẽ càng mạnh mẽ hơn, làm mất đất, đe dọa tới khu đầm nuôi
thủy sản và cả khu dân cư phía trong.
Một phần diện tích của hơn 40 ha đất thấp canh tác nông nghiệp thuộc các xã
Luận văn thạc sĩ Khoa Môi trường – năm 2012
Nguyễn Văn Công – K18 51
Hiền Hào, Xuân Đám đã bị nhiễm mặn và nguy cơ nhiễm mặn có thể sẽ tăng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_chuaphanloai_350_791_1870219.pdf