MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT 6
I. Khái niệm và vai trò đất đai. 6
1. Khái niệm. 6
2.Vai trò đất đai trong đời sống kinh tế xã hội. 6
3. Phân loại đất. 8
II. Nội dung quản lý sử dụng đất 10
1. Nắm vững tình hình sử dụng đất đai 10
a. Điều tra, khảo sát, đánh giá và phân hạng đất 10
b. Thống kê đất đai 11
c. Đăng ký đất đai 12
d. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 12
2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phân phối đất đai 12
a. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai 12
b. Về giao đất 14
c. Cho thuê đất 14
d. Về chuyển quyền sử dụng đất 14
e. Thu hồi đất và đền bù khi thu hồi đất 15
3. Ban hành các chính sách và lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng khi sử dụng đất đai 16
a. Ban hành các chủ trương chính sách 16
b. Xây dựng cơ sở hạ tầng khi sử dụng đất đai 17
4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát giải quyết các khiếu nại, tranh chấp, tố cáo và xử lý các vi phạm về đất. 17
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của Thành phố Hà Nội. 18
1.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường. 18
1.1. Điều kiện tự nhiên. 18
a. Vài nét về lịch sử Hà Nội. 18
b. Vị trí địa lý. 19
c. Về địa hình, địa mạo. 20
d. Khí hậu. 20
e. Thuỷ văn. 21
1.2. Các nguồn tài nguyên. 22
a. Tài nguyên đất. 22
b. Tài nguyên nước. 22
c. Tài nguyên rừng 22
d. Tài nguyên kháng sản. 23
e. Tài nguyên nhân văn. 23
1.3. Cảnh quan môi trường. 23
2. Khái quát tình hình phát triển kinh tế. 24
3. Khả năng phát triển du lịch. 27
II. Khái quát tình hình quản lý đất đai của Hà Nội. 28
1. Về địa giới hành chính. 28
2.Về đo đạc lập bản đồ địa chính. 29
3.Về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện chỉ thị 245/CP. 29
III. Hiện trạng quỹ đất đai và biến động đất đai. 31
1. Biến động đất đai giai đoạn 1995-2000. 36
a. Đất nông nghiệp. 36
b. Đất lâm nghiệp. 36
c. Đất chuyên dùng. 37
d. Đất ở. 38
e. Đất chưa sử dụng. 38
2. Đánh giá tình hình sử dụng quỹ đất Thành phố. 39
a. Đất nông nghiệp. 39
b. Đất lâm nghiệp. 43
c. Đất chuyên dùng. 44
d. Đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị. 49
e. Đất chưa sử dụng. 50
3. Tình hình sử dụng đất ở một số ngành 54
3.1 Giao thông. 54
3.2 Bưu chính viễn thông. 55
3.3 Thuỷ lợi. 55
3.4 Năng lượng. 55
3.5 Văn hoá- thể dục- thể thao. 56
3.6 Giáo dục. 56
3.7 Y tế. 56
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN CẤP TRÊN 58
I- Quan điểm khai thác sử dụng đất. 58
II. Kế hoạch sử dụng đất trong những năm tới. 69
1. Đất trồng cây hàng năm. 69
a. Đất ruộng lúa, lúa màu. 69
b. Đất trồng cây hàng năm khác. 69
2. Đất vườn tạp. 70
3. Đất trồng cây lâu năm. 70
4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi. 70
5. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. 70
6. Đất lâm nghiệp. 71
a. Đất rừng sản xuất 71
b. Đất rừng phòng hộ. 71
c. Đất có rừng đặc dụng. 71
d. Đất ươm cây giống. 71
7. Đất khu dân cư nông thôn. 71
8. Đất ở đô thị. 72
9. Đất chuyên dùng. 74
10. Đất giao thông. 78
a. Quốc lộ. 78
b.Tỉnh lộ. 78
c. Đường vành đai. 79
d. Các đường hướng tâm. 79
e. Đường liên quận huyện. 79
f. Giao thông nội bộ các quận- huyện. 79
g. Đường sắt. 79
h. Các nút giao thông. 79
11. Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng. 80
12. Đất di tích lịch sử- văn hoá. 80
13. Đất an ninh quốc phòng. 80
14.Đất khai thác khoáng sản. 80
15. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng. 80
16. Đất nghĩa trang, nghĩa địa. 81
17. Đất chuyên dùng. 81
18. Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá không có rừng cây. 81
a. Đất chưa sử dụng. 81
b. Đất có mặt nước chưa sử dụng. 82
c. Đất có mặt nước chưa sử dụng. 82
d. Đất sông suối. 82
e.Núi đá không có rừng cây. 82
f. Đất chưa sử dụng khác. 82
II- Một số giải pháp. 84
IV. Một số kiến nghị về tình hình sử dụng đất đối với các cơ quan cấp trên. 86
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5874 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho nông nghiệp toàn Thành phố là 43.612 ha, phân bố chủ yếu ở các huyện ngoại thành. Hiện có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất là Sóc Sơn 12.949 ha và huyện có diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất là huyện Từ Liêm 4.126 ha. Khu vực nội thành diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, bằng 4,63% diện tích đất nông nghiệp toàn Thành phố và bằng 21,02% diện tích đất tự nhiên khu vực nội thành. Còn ở các huyện ngoại thành đất nông nghiệp đều chiếm trên dưới 1/2 diện tích mỗi huyện. Tỷ trọng diện tích đất nông nghiệp so với diện tích đất tự nhiên toàn Thành phố là 47,29%, gấp hai lần mức chung của cả nước. Mức bình quân đất nông nghiệp trên đầu người của Thành phố Hà Nội thấp hơn 6 lần so với mức bình quân của cả nước. Đất nông nghiệp sử dụng chủ yếu trồng cây hàng năm với cây trồng chính là lúa và hoa mầu. Phần còn lại trồng cây lâu năm là cây công nghiệp và cây ăn quả.
Đất nông nghiệp của thành phố Hà Nội phân bố trên 18 loại thổ nhưỡng nằm trong 5 nhóm: nhóm đất cát, nhóm đất phù sa được bồi của các sông, nhóm đất phù sa cũ bạc màu, nhóm đất dốc và nhóm feralitic. Căn cứ chủ yếu vào đặc điểm và tính chất của các loại thổ nhưỡng để xác định độ phì tiềm năng của chúng cho phép phát triển cơ cấu cây trồng đa dạng, năng suất cao ổn định, có tính đến các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất với cây trồng như: hạn hán, úng ngập, bóc mòn, đầm lầy hoá... thì quỹ đất nông nghiệp của Hà Nội (trừ đất nông nghiệp của 4 quận nội thành cũ là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa) được phân ra các vùng sau:
* Vùng đất tốt.
Có diện tích 15.159 ha phân bố ở các huyện như sau: Huyện Đông Anh 1.558 ha, huyện Gia Lâm 6.499 ha, huyện Từ Liêm 3.156 ha, huyện Thanh Trì 3.428 ha và 518 ha ở Quận Cầu Giấy và Quận Thanh Xuân. Về bản chất thì đất này đều là phù sa mới của sông Hồng hoặc hệ thống sông Hồng bồi đắp lên. Hiện tại những khu đất này ít nhiều cũng được sông Hồng bồi đắp hoặc không được bồi đắp nhưng không bị các quá trình tự nhiên ảnh hưởng làm thoái hoá. Do vậy đất vẫn giữ được tính chất màu mỡ của phù sa sông Hồng, giàu chất dinh dưỡng có thể đảm bảo những cơ cấu cây trồng ổn định cho năng suất cao trong sự luân canh tăng vụ lớn. Hiện tại những khu đất này là trong điểm, lúa, rau màu và các cây công nghiệp ngắn ngày.
* Vùng đất trung bình.
Có diện tích 14.094 ha phân bố ở các huyện như sau: huyện Sóc Sơn 4.433 ha, huyện Đông Anh 3.300 ha, huyện Gia Lâm 2.346 ha, huyện Từ Liêm 1.134 ha, huyện Thanh trì 1.762 ha, quận Tây Hồ 1.119 ha. Về nguồn gốc chúng là lớp phù sa cũ của sông Hồng hoặc các sông khác, bị ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên hoặc tác động của con người gây nên sự thoái hoá đất đai. Loại đất này bao gồm: đất phù sa bị bạc màu, đất phù sa bị úng nước, đất phù sa bị glây, đất phù sa có tầng lớp loang lổ, thường phân bố ở địa hình hơi cao hoặc thấp. Do vậy, ở những nơi cao đất dễ bị xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng màu mỡ, còn ở những nơi thấp nước ngập thường xuyên làm cho đất bị glây từ trung bình đến mạnh, ở những nơi mực nước ngập dao động với biên độ đáng kể theo mùa, dưới ảnh hưởng của môi trường địa hoá (nhiệt độ, nước...) đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành tầng thổ nhưỡng có màu loang lổ nghèo chất dinh dưỡng. Đối với các loại đất này phải có các biện pháp cải tạo, bồi bổ và các biện pháp canh tác thích hợp mới có thể đảm bảo luân canh lúa, cho năng suất và hiệu quả cao. Hiện tại vùng đất này đang được khai thác chủ yếu để trồng 2 vụ lúa hoặc luân canh lúa với các cây công nghiệp ngắn ngày.
* Vùng đất xấu.
Có diện tích 14.181ha, phân bố tập trung ở các huyện: Sóc Sơn 8.723 ha, huyện Đông Anh 5.158 ha và huyện Gia Lâm 300 ha. Đất xấu bao gồm: đất bạc màu, đất bạc màu glây, đất dốc tự bạc màu, đất phong hoá màu nâu vàng trên các tầng đá cổ, đất phù sa úng ngập bị glây hoá. Trên những khu đất này không những quá trình tự nhiên đã và đang làm cho đất xấu đi một cách nghiêm trọng mà đồng thời bàn tay con người cũng là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình mạnh mẽ thúc đẩy quá trình đó. Trên những khu đất xấu việc lựa chọn sử dụng cơ cấu cây trồng thích hợp là việc làm hết sức khó khăn trong nhiều năm gần đây. Hiện tai trên vùng đất xấu đang được canh tác một vụ lúa năng suất không cao.
Như vậy trong đất trồng cây hàng năm thì đất ruộng lúa, lúa màu chiếm tỷ trọng lớn nhất, tới 86,98% với cây trồng chủ đạo là lúa và được phân bổ chủ yếu ở các huyện ngoại thành.
Hệ số sử dụng đất trên chân đất lúa của Hà Nội đạt xấp xỉ hai lần, tuy nhiên trên thực tế ở nhiều nơi nông dân tranh thủ làm vụ đông với cây trồng như rau cải, xu hào, khoai tây, khoai lang hoặc đậu đỗ góp phần tạo nguồn rau xanh cho Thành phố cũng như nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia đình. Cũng trên đất lúa ở Hà Nội từ lâu đã hình thành vùng trồng lúa nổi tiếng về chất lượng như nếp hoa vàng. Đây là loại nếp vàng có chất lượng đặc biệt, không có diện tích tập trung lớn nhưng được trồng nhiều ở vùng Dịch Vọng, Xuân Đỉnh, Minh Khai.
Đất chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm được tập trung ở 4 huyện Gia Lâm: 1.813 ha; Sóc Sơn: 847 ha; Đông Anh: 758 ha và Thanh Trì: 425 ha với các loại cây trồng chính như ngô, lạc, đậu, khoai được trồng trên đất cao ven sông và vùng đồi huyện Sóc Sơn. Thành phố có 721 ha chuyên rau. Những vùng rau xanh quan trọng nhất của Thành phố tập trung ở Gia Lâm 319 ha, Thanh Trì 200 ha và Từ Liêm 136 ha.
Hoa Hà Nội nổi tiếng trong cả nước với những vùng đất trồng hoa danh tiếng như Ngọc Hà, Nhật Tân, Quảng Bá, Tứ Liên. Đất trồng hoa có ngay trong vườn nhà, ngoài ruộng, đất bãi sông Hồng. Tuy nhiên diện tích đất trồng hoa quận Tây Hồ hiện nay bị thu hẹp dần do lấy đất xây dựng, ở Nhật Tân chỉ còn trên 30 ha trong khi đó diện tích trồng hoa lại tăng ở các vùng Cầu Giấy, Từ Liêm. Điển hình như ở xã Tây Tựu đã có trên 120 ha và đa số diện tích này được chuyển từ đất đang làm rau xanh sang.
Đất trồng cây lâu năm chiếm một tỷ trọng nhỏ trong đất nông nghiệp tập trung nhiều ở huyện Từ Liêm 106 ha, Sóc Sơn 78 ha, Gia Lâm 50 ha, Đông Anh 33 ha. Riêng đất trồng cây Công nghiệp lâu năm chỉ có ở huyện Sóc Sơn. Cây trồng chính có bưởi, gioi, hồng xiêm... trong đó hồng xiêm Xuân Điỉnh, bưởi Cầu Diễn là nổi tiếng.
Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 3.170 ha bao gồm chuyên nuôi cá 3.065 ha, nuôi trồng thuỷ sản khác 105 ha. Diện tích ao hồ phân bố ở các huyện ngoại thành và các quận nội thành phần lớn sử dụng vào mục đích nuôi trôngf thuỷ sản như Hố Tây, Hồ Thanh Nhàn, Hồ Bảy Mẫu...
b. Đất lâm nghiệp.
Diện tích rừng 6.128 ha chiếm diện tích 6,65% diện tích toàn Thành phố. Hà Nội không có rừng tưn nhiên, rừng trồng có diện tích 6.109 ha. Cây rừng chủyêú là bạch đàn, keo, tập trung ở Sóc Sơn, Gia Lâm, Từ Liêm. Trong đó Sóc Son chiếm 98,7 %diện tích đất lâm nghiệp toàn Thành phố.
Đất chưa sử dụng Thành phố Hà Nội là sông suối, núi đá có 10.135 ha. Có 1700 ha đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng trồng rừng. Trong những năm gần đây, chính sách giao đất, giao rừng cho dân lâu dài đã có ảnh hưởng tích cực đến công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Tuy nhiên, đay mới chỉ là bước đầu, được tiến hành ở những đồi thấp gần dân cư. ở những nơi đầu nguồn, rừng chẳng những không được bảo vệ mà ngược lại còn bị chặt phá và khai thác bất hợp lý. Sự bảo vệ và giữ rừng chưa hợp lý cón gây ra tình trạng cháy rừng. Vì vậy việc trồng rừng ở SDóc Sơn cần phải được đặt ra là vấn đề cấp bấch và có những chính sách đầu tư nhất định. Về việc này Hà Nội đã và đang có những chính sách ưu tiên để thực hiện trong kế hoạch tới. Việc trả lại thảm thực vật ở những nơi khu vực có địa hình cao tại huyện Sóc Son sẽ là biện pháp hạn chế tối đa quá trình xói mòn và thoái hoá đất ở đây.
Ngành lâm nghiệp năm 2001 tạo giá trị sản xuất 16,503 tỷ đồng. Hiện nay, Hà Nội đang quá trình đô thị hoá với tốc độ cao đặc biệt là mở rộng khu Công nghiệp về Sóc Sơn. Việc này cũng có tác động đáng kể làm giảm diện tích đất rừng của Thành phố Hà Nội.
c. Đất chuyên dùng.
Khả năng khai thác quỹ đất xây dựng.
Tiềm năng đất cho xây dựng được hiểu là diện tích của các vùng trong phạm vi lãnh thổ thành phố Hà Nội có các điều kiện tự nhiên tốt (thuận lợi), trung bình (kém thuận lợi) và xấu (không thuận lợi) đối với xây dựng (cho phát triển công nghiệp hoặc mở rộng đo thị hay khu dân cư nói chung). Những đặc điểm tự nhiên của vùng đất được xem xét đánh giá ở đây gồm: Địa hình- địa mạo, cấu trúc địa chất, nước dưới đất (Chiều sâu mực nước và đặc tính ăn mòn của nước), các quá trình và hiện tượng địa chất sự ngập lụt lãnh thổ. Theo đó diện tích, vị trí phân bố của các vùng trên của Hà Nội như sau:
* Vùng thuận lợi đối với xây dựng.
Tổng diện tích vùng khoảng 33.170 ha chiếm 36,02% diện tích tự nhiên của thành phố phân bố chủ yếu ở phía Bắc sông Hồng thuộc địa phận các huyện: Sóc Sơn khoảng 19.270 ha, Đông Anh khoảng 9.830 ha và một phần phía Nam cầu Thăng Long thuộc địa phận hyện Từ Liêm khoảng 3.640 ha, khu vực nội thành (Nghĩa Đô) khoảng 430 ha. Vùng này có địa hình bằng phẳng, cốt đất tương đối cao, có độ đốc nhỏ hơn 80, độ chia cắt sâu nhỏ hơn 10, chia cắt ngang yếu, phân bố các loại đất đồng nhất, trên là loại cát pha, cát sỏi thuận lợi cho nền móng tự nhiên, thông thường sức chịu tải lớn hơn 2km/cm2. Độ sâu mực nước dưới đất 3-10 m lớn hơn độ sâu đặt móng các ngôi nhà thấp tầng. Không có các quá trình địa chất động lực gây tai biến và không cần thiết phải tiến hành các biện pháp bảo vệ để tránh tác hại của chúng. Vùng này đất cao, nằm trong đê, thoát nước tốt, không bị ngập lũ lớn (lũ có chu kỳ 100 năm).
* Vùng kém thuận lợi cho xây dựng.
Tổng diện tích của vùng khoảng 28.000 ha chiếm 30,40% diện tích tự nhiên của thành phố Hà Nội, phân bố ở các huyện Sóc Sơn khoảng 5.260 ha, huyện Đông Anh khoảng 2.100 ha, huyện Gia Lâm khoảng 11.480 ha, huyện khoảng 3.060 ha, huyện Thanh trì khoảng 3.210 ha và khu vực nội thành bao gồm toàn bộ các quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, và một phần phía Nam quận Tây Hồ, Đông Nam quận Đống Đa và phía Bắc quận Hai Bà Trưng với tổng diện tích khoảng 2.890 ha. Vùng này có địa hình bằng phẳng trên tầng đất aluvi hệ Thái Bình (aQIVTb1). Vùng Đông Bắc- Tây Bắc nội thành hoặc có độ dốc 5-150 trên tầng đất sét lẫn dăm sạn, đá gốc (ed Q) ở vùng Sóc Sơn, chênh lệch độ cao 10-25 m độ chia cắt trung bình (0,5- 2km) đối với edQ. Đối với tầng đất aluvi hệ tầng Thái Bình độ chia cắt yếu. Cấu trúc trầm tích bề mặt bao gồm: trên cùng là sét có bề dày thay đổi tư 1-5m và tầng dưới là sét pha. Sức chịu tải của đất 0,5-2kg/cm2. Cần có các biện pháp để đảm bảo sự ổn định của các công trình tải trọng lớn như gia cố móng hay cải tạo tính chất của đất. Vùng này được bảo vệ khỏi sự ngập lụt của hệ thống đê vững chắc, có khả năng tránh được lũ lớn (lũ có chu kỳ 25 năm và lớn hơn).
* Vùng không thuận lợi cho xây dựng.
Tổng diện tích của vùng khoảng 30.927 ha chiếm 33,58% diện tích tự nhiên của thành phố gồm các khu vực ngoài đê sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và các khu vực trũng thâp trong đê ở trung tâm thành phố, huyện Thanh Trì, huyện Từ Liêm hoặc khu vực địa hình núi ở phía Bắc Sóc Sơn. diện tích của vùng phân bố ở các huyên và khu vực ngoại thành như sau: huyện Sóc Sơn khoảng 6.120 ha, huyện Đông Anh khoảng 6.300 ha, huyệnGia Lâm khoảng 5.950ha, huyện Từ Liêm khoảng 830 ha, huyện thanh Trì khoảng 6.620 ha và khu vực nội thành khoảng 5.170 ha gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và một phần quận Đống Đa, quận Tây Hồ, quận Thanh Xuân và phía Nam quận Hai Bà Trưng. Vùng có địa hình bằng phẳng bị ngập lụt hàng năm hoặc có độ dốc lớn hơn 300, bị ảnh hưởng mạnh bởi các quá trình dòng chảy, xói lở, xói mòn, và bù đắp phù sa. Phần trong đê thường bị ngập úng nghiêm trọng vào mùa mưa, phân bố trên tầng đất yếu(bùn sét, than bùn). Sức chịu tải kém nhỏ hơn 0,5 kg/ cm2, có khả năng lún mặt đất nếu khai thác nước ngầm dưới đất quá mức và dễ bị nhiễm bẩn nước dưới đất. Sóc Sơn chịu ảnh hưỏng bởi quá trình bóc mòn trượt lở, xâm thực mạnh trên nền địa hình, gây tai biến. Khi xây dựng trên vùng này cần sử dụng các loại móng đặc biệt các biện pháp cải tạo tính chất của đất, các biện pháp kết cấu và tuân thủ những điều kiện nhất định trong thi công để bảo vệ công trình khỏi ảnh hưởng của nước dưới đất.
Tình hình sử dụng quỹ đất.
Bình quân đất chuyên dùng theo nhân khẩu tự nhiên klà 76,39 m2/ người. Đất chuyên dùng tập trung chủ yếu ở 3 loại: đất xây dựng, đất giao thông, đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng.Đất chuyên dùng ở các huyện ngoại thành có sự đa dạng chủ yếu là do xuất phát từ tính chất kinh tế nông nhiệp thuộc vùng vành đai Thành phố. Trong vài năm gần đây đất chuyên dùng ở cac huyện ngoại thành có xu hướng tăng lên do việc mở mang nạng lưới giao thông, mạng lưới thuỷ nông và xây dựng các công trình chuyên dụng khác. Với tỷ trọng diện tích chiếm 80,20 %. Trong đất chuyên dùng, đất xây dựng là loại đất chiếm tỷ trọng lớn nhất và tạp trung nhiều hơn ở các quận nội thành so với huyện ngoại thành. Quận có tỷ lệ đất xây dựng so với đất chuyên dùng cao nhất là quận Đống Đa, tiếp theo là quận Hai Bà Trưng... Đây là khu vực đất đai đã được xây dựng các công ty, xí nghiệp, nhà máy, công sở của Nhà nước... thuộc quyền quản lý của các cấp. Tại các khu vực đã được xây dựng từ nhiều năm, các công trình cũ thường ít được tu tạo, xuống cấp. Còn trên lô đất mới được xây dựng trong những năm gần đây thì phần lớn vì kinh phí eo hẹp nên không ít những công trình chưa đáp ứng được tầm vóc của một Thành phố lớn. ở nhiều mặt phố, các trục đường giao thông chính, tình trạng xây dựng chen chúc, tầm nhìn bị hạn chế quá mức, đất xây dựng đền, chùa, di tích bị lấn chiếm. Thành phố còn ít những công trình cao tầng với quy mô lớn, cùng với sự chưn lấn của dân cư với những căn hộ, cửa hàng nhỏ bé tràn lan nên không tạo được vẻ đẹp bề thế của Thủ đô. Nhiều công trình thiết kế chưa đẹp, thi công vội vàng, vốn đầu tư ít, không tận dụng được không gian theo chiều cao và khoảng cách theo chiều ngang.
Hầu hết các khu Công nghiệp lớn, nhỏ nằm xen lẫn hoặc quá gần khu dân cư, chợ, cửa hàng... nhiều nơi ô nhiễm môi trường nặng. Rác thải Công nghiệp không được xử lý, các dạng khí đưa qua hệ thống ống khói không đúng quy định về chiều cao. Tình trạng này không chỉ dừng lại ở các phạm vi khu Công nghiệp mà còn tạo nên các vành đai ô nhiễm môi trường đến mức báo động ơqr một số nơi xung quanh. Hiện trạng đất sử dụng xây dựng chưa được quy hoạch theo chức năng rõ ràng, thường phân bố không hợp lý nên hiệu quả khai thác sử dụng những lô đất này chưa cao. Đất xây dựng có tỷ lệ thấp nhất là huyện Gia Lâm 22,39 %, Sốc Sơn 22,71%.
Đất giao thông và đất thuỷ lợi là hai loại đất chiếm tỷ trọng cao sau đất xây dựng nhưng so sánh trong cơ cấu đất chuyên dùng. Tỷ lệ hai loại đất này là thấp nhất so với các huyện ngoại thành là điểm khác với đất xây dựng. Quận có tỷ lệ loại này
nhỏ nhất là quận Cầu Giấy, quận Thanh Xuân... Đất giao thông nội thành chiếm 9,16% tổng diện tích nội thành. Đối với một Thành phố lớn đây là một tỷ lệ thấp. Mạng lươí giao thông Hà Nội hiện nay thiếu về số lượng và kém về chất lượng kể cả công trình giao thông động và tĩnh, thiếu công trình chức năng như đường vành đai, đường tránh. Trừ một số đường phố chính và một số đương mới nmở, còn lại đa số lòng đường hẹp, các nút giao cắt quá gần nhau. Tronh những năm gần đây sự tăng nhanh của các phương tiện giao thông làm cho hệ thống giao thông nội thành bị quá tải lmà cho tốc độ lưu thông chậm và thường xuyên bịu ách tắc, đặc biệt trong những giờ cao điểm. Đất giao thông và thuỷ lợi có tỷ lệ cao nhất tập trung ở các huyện ngoại thành: Đông Anh, Gia Lâm...ở khu vực này, tỷ lệ đất giao thông thấp khoảng 5%, trừ các đường quốc lộ lớn có đầu tư của Nhà nước, còn lại các đường liên huyện chất lượng kém. Về đất thuỷ lợi tính chung cho khu vực ngoại thành, cứ 8,30 ha đất nông nghiệp thì có 1 ha đất thuỷ lợi. Tỷ lệ đất thuỷ lợi so với đất nông nghiệp là lớn so với một số tỉnh trong vùng và vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên Hà Nội có sông Hồng chảy qua là con sông thường xuyênuy hiếp lũ lụt cho địa bàn vào loại ghê gớm nhất cả nước, vùng ngoại thành là vùng sản xuất rau xanh của Thành phố...vì thế yêu cầu sử dụng diện tích đất đai lớn để xây dựng hệ thống đê kè, mương máng với mục đích phòng chống lũ, cung cấp nước tưới...là thực tế. Nhiều vùng ở Sóc Sơn, Đông Anh và Thanh Trì vẫn còn nhiều đất đai bạc màu hoặc có xu hướng thoái hoá nhanh, do hạn hán hoặc úng lụt thường xuyên cần phát triển thuỷ lợi.
Nhìn chung đất chuyên dùng phân bố không đồng đều giữa nội thành và ngoại thành.Tỷ lệ diện tích đất chuyên dùng trong cơ cấu các loại đất ở các quận nội thành là 37,59% cao hơn hai lần so với các huyện ngoại thành là 20,08%.
Đạt được những thành tựu sau:
Đất công nghiệp thành phố dành cho các nhà máy, xí nghịêp quốc doanh, ngoài quốc doanh, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, hộ tiểu công nghiệp cá thể và tư nhân. Các cơ sở công nghiệp này đa phần được tập trung tại 9 khu vực, phần còn lại nằm xen kẽ giữa các khu dân cư trên địa bàn thành phố. Các khu công nghiệp hiện có được phát triển trong giai đoạn từ những năm 1960-1970. Trong các khu công nghiệp này đa phần là các doanh nghiệp Trung ương và địa phương (doanh nghiệp Nhà nước). (Xem biểu 05)
Biểu số 05: Phân bố Công nghiệp và tiểu thủ Công nghiệp tại 9 khu vực. Đơn vị tính ha
STT
Khu, cụm công nghiệp
Diện tích (ha)
Số
xn
Diện tích
bq/xn
(ha)
Số lđ
(người)
Các ngành công nghiệp chính
Đánh giá chung
1
Thượng Đình
76
27
2,81
17.270
Cơ khí, hoá chất,
da giày
-Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tốt
-Mức độ ô nhiễm môi trường cao
2
Cầu Bươu
12,4
06
2,06
1.390
Cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng
-Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đánh giá là thấp
- Mức độ ô nhiễm môi trường cao
3
Minh Khai- Vĩnh Tuy
81
29
2,79
15.910
Dệt, cơ khí, thực phẩm, vật liệu xây dựng.
-Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương đối tốt.
- Mức độ ô nhiễm môi trường không cao.
4
Trương Định- Giáp Bát
32
13
2,50
3.960
cơ khí, thực phẩm
-Có điều kiện thuận lợi về hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- Mức độ ô nhiễm môi trường không cao.
5
Văn Điển- Pháp Vân
39
11
3,54
59.000
cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng
-Có điều kiện về hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
-Còn một số nhà máy hoá chất có mức độ ô nhiễm môi trường tương đối cao.
6
Cầu Diễn- Mai Dịch
27
09
3,00
1.960
vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, cơ khí
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương đối tốt.
- Mức độ ô nhiễm môi trường không cao.
7
Đông Anh
68
22
3,09
8.280
Cơ khí,luyện kim, vật liệu xây dựng
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đánh giá là thấp.
- Mức độ ô nhiễm môi trường không cao.
8
Chèm
14
05
2,80
2.310
vật liệu xây dựng,dệt.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đánh giá là thấp.
9
Đức Giang- Gia Lâm
38
21
1,80
cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng
-Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương đối tốt.
-Mức độ ô nhiễm môi trường không cao.
Tổng
387,4
143
2,70
110.070
Công nghiệp tập trung trên, trên địa bàn thành phố Hà Nội còn hình thành các khu công nghiệp tập trung có vốn đầu tư nước ngoài trên cơ sở Nhà nuức cấp giấy phép hoạt động rtheo quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997.
- Sài Đồng B: Tổng diện tích 97 ha đã sử dụng 30 ha (gồm 8 doanh nghiệp: 3 liên doanh, 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài). Ngoài rac có 6 dụ án đã được cấp giấy phép sang chưa triển khai.
- Khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư: 100% vốn Đài Loan, tổng diện tích 40 ha, đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng, diện tích sử dụng 4 ha.
- Khu công nghiệp DEAWOO-HANEL:Tổng diện tích 240 ha, chưa xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Khu công nghiệp Thăng Long: tổng diện tích 121 ha, triển khai xong hạ tầng cơ sở hiện nay đã sử dụng 16 ha.
-Khu công nghiệp Nội Bài: Tổng diện tích 100ha, hiện nay đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng cho 60 ha và đã sử dụng 8 ha.
Trong tương lai, công nghiệp Hà Nội vẫn giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, là động lực của quá trình công nghiệp hoá vùng Bắc Bộ và cả nước. Để đạt mục tiêu này ngoài việc lấp kín các khu tập trung công nghiệp, các khu công nghiệp tập trung và phần còn lại, phải tiếp tục để giành đất phát triển công nghiệp để di dời các xí nghiệp doanh nghiệp đang gây ô nhiễm mmôi trường ra khỏi các khu tập trung công nghiệp. Hiện tại đất dành cho công trình công nghiệp của thành phố mới có 1.889 ha (số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2000 của Sở Địa chính- Nhà đất Hà Nội). Dự kiến đến năm 2010 sẽ phải tăng thêm 1.500- 1.800 ha nữa.
d. Đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị.
Đất khu dân cư nông thôn.
Đất khu dân cư nông thôn chỉ phân bố ở khu vực ngoại thành, chiếm tỷ lệ caop so với đất nông nghiệp và đất chuyên dùng, dao động từ 15% đến 23% tổng diện tích mỗi huyện. Tỷ lệ thấp nhất ở Đông Anh 15%, cao nhất ở mhuyện Từ Liêm23%. Phần lớn đất ở những nơi này là thổ cư lâu đời của nhân dân. Do tính chất của vùng ngoại thành phát triển kinh tế nông nghioệp là chínhnên các khu dân cư thưoừng không tập trung mà thường co cụm thành các làng, xã gần các khu đất đai để canh tác. Trong những năm gầnđây, cơ chế thị trường đã tạo nên hàng loạtổ chức ác khu dân cư mới, những nhà ở do dân cư xây cất bám theo các trục đường chính để buôn bán kin doanh dịch vụ. Việc mua bán và cấp đất đai khá phổ biến làm cho đất nông nghiệp đang có nguy cơ bị giảm dần. Bên cạnh đó gây nên sự xây nhà tự phát ở các trục đường liên huyện làm cho khi Nhà nước muốn mở rộng đuường theo quy hoạch đã được duyệt bị khó khăn.
Đất ở đô thị.
Bình quân đất ở đô thị 18,55 m2/người. 78,98 m2/hộ. Do sức ép về dân số ngày càng tăng, diện tích đất đai thì có hạn, vì vậy vấn đề đặt ra đất ở cho mkhu dân cư nhiều năm chưa được sử dụng thật hợp lý, trừ một số lô đất được xây dựng các khu tập thể cao tầng như khu Kim Liên, Trung Tự, Giảng Võ, Thành Công, Thanh Xuân...Tại các khu vực xây cũ hiện nhiều nhà đã bị xuống câps. Phần lớn các khu nhà thấp tầng do cơ quan quản lý hoặc nhà ơqr do mdân tự xây cácất. Vấn đề nhà ở đô thị là vấn đề nan giai triền miên đối với Thành phố trong nhiều năm nay và ngay cả hiện tại. Hiện trạng đất dân cư của Thành phố chưa được khai thác triệt để và hợp lý. Thành phố cần có những quy hoạch cụ thể chi tiết các khu dân cư với những khu nhà ở cao tầng để tiết kiệm đất đai. Phải có biện pháp bảo quản đất khu dân cư, ngăn chặn việc lấn chiếm đất đai trái phép để xây dựng nhà ở.
e. Đất chưa sử dụng.
Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 92.097 ha xếp thứ 58 trong số 61 tỉnh thành của cả nước. Hiện tại 89% diện tích tự nhiên của thành phố bằng 81.962 ha đã được đưa vào sử dụng, còn 11,00% diện tích đất tự nhiên hay 10.135 ha là đất chưa sử dụng vào sông, suối, núi đá. Trong quỹ đất chưa sử dụng và sông, suối, núi đá có 1.051 ha đất bằng chưa sử dụng và 1.700 ha đất đồi núi chưa sử dụng. Đây là hai nguồn đất chính có thể khai thác, sử dụng cho các mục đích kinh tế- xã hội nói chung và cho sản xuất nông- lâm nghiệp nói riêng. Tuy nhiên đất bằng chưa sử dụng phân bố rất tản mạn, manh mún ở tất cả các phường xã, rất khó khai thác có hiệu quả, Trung bình mỗi xã, phường chỉ có 4,61 ha đất bằng chưa sử dụng. ở 182/288 xã tổng diện tích đất bằng chưa sử dụng nhỏ hơn 5 ha, chỉ ở một vài xã đất bằng chưa sử dụng có diện tích tương đối lớn như phường Phú Thượng của Quận Tây Hồ 96,56 ha, xã Phù Đổng huyện Gia Lâm 84,67 ha hoặc xã Vĩnh Ngọc- Võng La Của huyện Đông Anh 40,62 ha và 149,18 ha thì hầu hết diện tích này là của các bãi bồi ven sông Hồng, sông Đuống có nền đất rất yếu và bị ngập nước hàng năm trong mùa lũ lụt, vì vậy ngay cả việc tận dụng cho sản xuất nông nghiệp cũng rất bị hạn chế.
Đất đồi núi chưa sử dụng chỉ có ở huyện Sóc Sơn tập trung 2 xã: Nam Sơn 674,78 ha và xã Minh Trí 237,34 ha chiếm tới 53,65% diện tích đất đồi núi chưa sử dụng, diện tích còn lại phân bố ở xã Bắc Sơn, Phù Linh, Trung giã, Hồng Kỳ, Minh Phúc, Quang Tiến. Xã có diện tích đất đồi núi chưa sử dụng nhỏ nhất là xã Hiền Minh 3,40 ha. Đây là những vùng đất dốcbị rửa trôi mạnh, đất bị thoái hoá ở giai đoạn cuối nên mức độ thuận lợi để sử dụng cho sản xuất nông- lâm nghiệp và các mục đích dân sinh kinh tế khác rất hạn chế cần có thời gian và sự đầu tư lớn.
Thống kê số xã, phường của các huyện, quận có tổng diện tích đất chưa sử dụng theo các mức.
(Xem biểu số 06)
Biểu số 06: Phân bố số xã phường theo quy mô diện tích đất chưa sử dụng
Đơn vị tính ha
Quận, huyện
Tổng số xã, phường
Xã, phường có tổng diện tích đất bằng chưa sử dụng theo các mức (ha)
0
>0-1
>1-5
>5-10
>10-20
>20-30
>30-40
>40-50
>50-100
>100-150
Hoàn Kiếm
18
16
02
Hai Bà Trưng
25
17
07
01
Ba Đình
12
09
02
Đống Đa
21
16
05
Cầu Giấy
07
02
01
04
Tây Hồ
08
05
01
01
01
Thanh Xuân
11
11
01
02
01
Từ Liêm
16
16
01
03
05
02
Thanh Trì
25
25
01
09
02
03
01
01
Gia Lâm
35
35
07
11
03
04
03
01
Đông Anh
24
24
00
04
02
05
01
01
01
Sóc Sơn
26
26
00
02
02
05
Tổng
228
118
28
36
15
21
05
01
01
02
01
Nguồn:Niên giám thống kê năm 1991-2001-cục Thống kê thành phố Hà Nội
Nhìn chung quỹ đất tự nhiên của thành phố Hà Nội cơ bản đã được sử dụng hết cho các mục đích kinh tế, xã hội...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 40698.DOC