Luận văn Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội cho sử dụng và phát triển nông nghiệp bền vững dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

 1.1. Các khái niệm cơ bản 3

1.1.1. Dải ven biển 3

1.1.2. Phát triển bền vững 6

1.1.3. Nông nghiệp phát triển bền vững 8

 1.2. Các nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở dải ven biển Việt Nam 10

1.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên dải ven biển: 10

1.2.2. Các nghiên cứu về điều kiện kinh tế - xã hội ở dải ven biển 21

 1.3. Các nghiên cứu về sử dụng đất ở dải ven biển Việt Nam và Hà Tĩnh 26

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 29

2.2. Nội dung nghiên cứu 29

2.2.1. Đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường và tác động tới sản xuất nông nghiệp ở dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh. 29

2.2.2. Nghiên cứu xác định các loại sử dụng đất, hiệu quả của các phương thức canh tác hiện có ở dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh. 29

2.2.3. Xác định khả năng khai thác, sử dụng dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh cho phát triển nông nghiệp bền vững. 30

2.3. Phương pháp nghiên cứu 30

 

doc99 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội cho sử dụng và phát triển nông nghiệp bền vững dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa mạo, địa hình, đường đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đông Bắc... nên vùng biển này có đầy đủ thực vật phù du của Vịnh Bắc Bộ (có 193 loài tảo) và lượng phù sa của vùng sông Hồng, sông Cả, sông Mã tạo ra nhiều nguồn thức ăn cho các loại hải sản sinh sống, cư trú. Trữ lượng cá 8 - 9 vạn tấn/năm; tôm, mực, moi,... 7 - 8 ngàn tấn/năm nhưng mới khai thác được 20 - 30%. Biển Hà Tĩnh có 267 loài cá thuộc 97 họ trong đó 60 loài có giá trị kinh tế cao, có 27 loài tôm; vùng ven biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối và nuôi tôm, cua, ốc, nghêu, hàu... Thủy triều: Hà Tĩnh có chế độ nhật triều không đều, trong tháng có tới nửa số ngày có 2 lần nước lên và 2 lần nước xuống, biên độ triều từ 2 - 3m. Với biên độ triều của các sông vùng hạ du nhỏ nên không xuất hiện vùng nước cao do triều. Nước dâng cao chủ yếu do lũ từ thượng lưu các sông đổ về. Do đó, đầu tư về thuỷ lợi nhằm tiêu thoát lũ là vấn đề cấp thiết.[12][13] 3.1.1.4. Tài nguyên đất dải ven biển Hà Tĩnh Dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên (DTTN) là 64.570 ha được chia thành 3 nhóm: đất cát, đất mặn, đất phèn với 7 loại đất: đất cồn cát trắng vàng (Cc), đất cát biển (C), đất ngập triều (NT), đất mặn nhiều (Mn), đất mặn trung bình (M), đất mặn ít (Mi), đất phèn trung bình mặn ít (SMi).[17][23] a. Nhóm đất cát * Cồn cát trắng vàng (Cc) Đất cồn cát ở dải ven biển Hà Tĩnh có diện tích lớn với 12.340ha (19,11% diện tích tự nhiên). Đất cồn cát phân bố hầu hết ở các huyện thuộc vùng nghiên cứu trừ TP Hà Tĩnh trong đó huyện Thạch Hà có diện tích lớn nhất 3.384 ha chiếm 27,42% diện tích đất cồn cát của vùng. Bảng 7: Phân loại và quy mô diện tích các loại đất thuộc vùng nghiên cứu Đơn vị : Ha Huyện (thị) STT Tên đất Ký kiệu Tổng Nghi Xuân Can Lộc Lộc Hà Thạch Hà TP. Hà Tĩnh Cẩm Xuyên Kỳ Anh I Nhóm đất cát C 38.020 8010 1.740 1.755 11.889 1.240 5.890 7.500 1 Đất cồn cát Cc 12.340 2.110 600 522 3.384 3.020 2.740 2 Đất cát biển C 25.680 5.900 1.140 1.223 8.505 1.240 2870 4.760 II Nhóm đất mặn M 8.090 450 928 450 1.998 800 3.460 1 Đất ngập triều NT 2.880 450 80 119 891 420 1.010 2 Đất mặn nhiều Mn 840 72 648 120 3 Đất mặn trung bình M 1.570 80 27 63 1.400 4 Đất mặn ít Mi 2.800 768 232 396 380 930 III Nhóm đất phèn S 16.450 1.400 2.456 1.094 4.320 1.290 2.420 3.470 1 Đất phèn TB mặn ít SMi 16.450 1.400 2.456 1.094 4.320 1.290 2.420 3.470 Sông suối 2.010 360 105 135 450 960 Tổng 64.570 9.860 6.850 2.954 20.380 2.530 9.560 15.390 (Nguồn: Viện QH&TKNN, 2010) Cồn cát vàng có màu đặc trưng là màu vàng hoặc màu da cam và có sự phát triển yếu, mức độ ổn định cao hơn, ít di động. Cồn cát trắng gồm những đụn, cồn hoặc lượn sóng và trên xuống dưới là cát, màu xám trắng là chủ đạo. Phẫu diện đồng nhất về thành phần cơ giới từ trên xuống dưới là cát và thường có màu vàng. Nhiều nơi lẫn cả vỏ sò và san hô được xếp vào loại này. Cồn cát trắng vàng có độ dày lớp cát đến 15 - 20m. Cồn cát trắng có độ phì nhiêu thấp, hàm lượng sét trong đất rất thấp, dao động trong khoảng 8 - 15% và tăng dần theo độ sâu tầng đất. Đây chính là kết quả của quá trình rửa trôi mạnh theo chiều thẳng đứng. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất cồn cát hầu như không đáng kể (<0,1%). Các chất tổng số: đạm rất nghèo <0,05%. Lân, Kali đều nghèo đến rất nghèo (P2O5: 0,01 - 0,1% ; K2O < 0,08%). Các chất dễ tiêu đều rất nghèo, dung tích hấp thu <10me/100g đất. Hướng sử dụng: do có nhiều hạn chế nên đất cồn cát trắng vàng ở Hà Tĩnh thường được trồng phi lao tạo đai rừng chắn gió, cát bay đồng thời thu hoạch gỗ, giữ nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong vùng. * Đất cát biển (C): Đất cát biển ở vùng nghiên cứu có diện tích 25.680 ha (chiếm 39,77% DTTN), là loại đất chiếm diện tích lớn nhất và phân bố ở tất các các huyện chủ yếu ở huyện Thạch Hà với 8.505ha (chiếm tới 33,12% diện tích), phân bố sâu vào đất liền so với cồn cát, hình thành dải rộng khá bằng phẳng, kéo dài dọc theo quốc lộ 1A. Đất cát biển thường có hạt thô, phân lớp rõ, bề mặt có màu trắng hoặc xám trắng. Đất cát biển có thành phần cơ giới nhẹ trong đó cát chiếm ưu thế đặc biệt là cát mịn (d = 2 - 0,02mm) có thể đến 40 - 95%, trong khi d = 0,02 - 0,002 có 30 - 42%. Trong lúc đó, hàm lượng sét vật lý trong đất không lớn, ít khi vượt 10 - 15%. Sự thay đổi tỷ lệ các cấp hạt còn phụ thuộc vào khoảng cách đến bờ biển cũng như phụ thuộc vào thành phần các khoáng sơ cấp. Nhìn chung, đất cát biển điển hình có phản ứng ít chua (pHKCl 4 - 6), hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số tầng mặt nghèo (OM: 0,46% N: 0,5%) ở độ sâu 0 - 35cm; các tầng dưới rất nghèo, ở độ sâu 35 - 70cm; OM: 0,13%, N tổng số là 0,014%, hàm lượng chất dinh dưỡng khác như K, P dễ tiêu cũng đều thấp (K2O: 3 - 6 mg/100g; P2O5: 2 - 12 mg/100g). Hướng sử dụng: đất cát tuy nghèo dinh dưỡng và có thành phần cơ giới nhẹ nhưng khá thích hợp cho trồng lúa, lúa - màu đặc biệt là chuyên màu (vừng, lạc, đậu đỗ,...). Hình 2: Bản đồ đất dải ven biển Hà Tĩnh Việc đảm bảo tưới tiêu chủ động, tăng cường bón phân nhất là phân hữu cơ được coi là điều kiện cần thiết nhằm tăng sinh khối. Ngoài ra, để bảo vệ đất canh tác cần có đai rừng chắn cát bay bằng các vành đai phi lao, keo lá tràm. b. Nhóm đất mặn Nhóm đất mặn ở Hà Tĩnh có tổng diện tích là 8.090 ha, chiếm 12,52% DTTN. Có 3 loại đất mặn ở vùng ven biển Hà Tĩnh là: Đất mặn ngập triều (NT), đất mặn nhiều (Mn), đất mặn trung bình (M), đất mặn ít (Mi).[5] * Đất mặn ngập triều (NT): Diện tích 2.880ha chiếm 33,6% diện tích đất mặn, phân bố ở hầu hết các huyện trừ TP Hà Tĩnh. Là đất thường xuyên ngập nước biển và chỉ thích hợp với cây rừng ngập mặn như: đước, sú, vẹt, mắm, bần,... Tuy có diện tích không lớn nhưng vô cùng quan trọng trong việc trồng rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển và nuôi trồng thủy sản. * Đất mặn nhiều (Mn): Đất mặn nhiều có diện tích 840ha (chiếm 10,38% DTTN). Phân bố tập trung ở địa hình tương đối thấp, ven đầm phá, ảnh hưởng mặn do thủy triều gồm 3 huyện Lộc Hà, Thạch Hà, Kỳ Anh. Đất mặn nhiều có TPCG nặng, tỷ lệ sét tới 40 - 65%. Phản ứng đất mặn nhiều ở Hà Tĩnh hơi chua, pHKCl 5,9 - 6,2. Độ mặn trong đất rất cao ở các tầng đất thay đổi khoảng (EC: 0,76 - 1,83 mS/cm). CEC cao (17 - 20 me/100g đất ); trong đó Mg2+ đạt 6,5 - 10,7 me/100g đất và Ca2+ là 3,5 - 6,5 me/100g đất, làm cho bão hòa bazơ đạt 65 - 75%. Hàm lượng chất hữu cơ, đạm và lân tổng số đều ở mức trung bình (OM: 2,1 - 2,6%; N: 0,14 - 0,2% và P2O5: 0,05 - 0,11%); Kali tổng số trung bình (1,1 - 1,6%). Độc chất trong đất chủ yếu là độ mặn cao và sắt hòa tan khá cao: tổng số muối tan 1,2 - 2,2%; hàm lượng Cl- 0,1 - 0,3% và sắt hòa tan rất cao, 23 - 77 mg Fe2+/100g đất, ngoài ra còn có SO42- nhỏ 0,07 - 0,08%. Hướng sử dụng: hiện nay, đất mặn nhiều (Mn) thường được sử dụng chủ yếu để nuôi tôm, làm ruộng muối. Một số vùng có đất mặn nhiều có rừng tự nhiên hoặc rừng trồng nằm chủ yếu trong vành đai rừng phòng hộ ven biển, đất thích hợp cho nuôi tôm theo kiểu quảng canh. * Đất mặn trung bình và ít (M và Mi) : Đất mặn trung bình có diện tích 1.570 ha (chiếm 1,94% DTTN), đất mặn ít có diện tích 2.800 ha (chiếm 34,62% DTTN). Phân bố ở các huyện như Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Đây là vùng đất tương đối ổn định, gần khu dân cư, được cải tạo sử dụng nhiều năm, không bị ảnh hưởng của thủy triều. Đất mặn trung bình và ít có TPCG là cát pha, thịt nhẹ (tỷ lệ cát 50 - 76%) nên quá trình giữ nước và chất dinh dưỡng hạn chế, tỷ lệ sét ở tầng đất 36 - 46%. Đất có phản ứng hơi chua (pHKCl 5,8 - 6,6). Độ dẫn điện cũng có những thay đổi theo độ sâu tương quan với phản ứng đất; ở tầng đất mặt EC 0,07 - 0,28 mS/cm, ở các tầng sâu (>50cm) EC tới 0,4 mS/cm đất, CEC cao (8,98 - 9,94 meq/100g đất); trong đó Mg2+: 0,64 - 1,28 meq/100g đất và Ca2+: 2,08 - 3,2 meq/100g đất; độ bão hòa bazơ từ 55 - 70%. Hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân tổng số trong đất từ trung bình khá (OM: 0,59 - 2,24%; N: 0,056 - 0,095% và P205: 0,042 - 0,112%); Kali tổng số trung bình đến khá (1,3 - 1,9% ). Hướng sử dụng: đất mặn trung bình và ít thường sử dụng để nuôi trồng thủy sản, lúa và hoa màu, là loại đất khá tốt có thể sử dụng để trồng trọt, nuôi tôm cá tuỳ thuộc vào việc khống chế và điều tiết nguồn nước, tuy nhiên do thiếu nguồn nước ngọt vào mùa khô nên hiện nay một số diện tích vẫn còn là một vụ lúa. c. Nhóm đất phèn Dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh chỉ có đất phèn ít và trung bình, mặn ít (SMi) có diện tích 16.450 ha chiếm 25,47% DTTN vùng nghiên cứu. Đất có phản ứng chua (pHKCl 3,4 - 4,2), độ dẫn điện EC không cao (0,03 - 2,59 mS/cm), Cl-/SO42- 1,5 - 2. Độc Fe lớn với Fe2+ hòa tan 45 - 140 mg/100g đất (phụ lục 2). [4] Hướng sử dụng: loại đất này được sử dụng nhiều hơn đất phèn trung bình với các loại hình đa dạng như: lúa, màu... Một số nơi người dân đã chuyển sang nuôi cá thay bằng việc trồng các loại cây kém hiệu quả. 3.1.1.5. Vấn đề về môi trường - Nông nghiệp: Dải ven biển Hà Tĩnh có các cây trồng chủ đạo là: lúa, ngô, khoai lang; cây thực phẩm gồm rau, đậu đỗ các loại. Nhóm cây CNNN chủ yếu là lạc, vừng, mía, đậu tương đang có xu hướng tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng. Cây dài ngày, chủ yếu là các loại cây ăn quả như: cam, chanh... - Lâm nghiệp: Ở vùng sát bờ biển chủ yếu trồng rừng phòng hộ ven biển (đáng chú ý nhất là vùng ven biển Nam Hà Tĩnh trở vào vì ở đây tình trạng cát bay, cát nhảy thường xuyên xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân). Chủng loại cây trồng được lựa chọn cho phát triển rừng trồng ngập mặn và rừng chắn sóng, chắn cát chủ yếu là các loại cây: phi lao, sú vẹt, đước. Các giống phi lao mới của Trung Quốc có độ chịu hạn cao và nhanh lớn đưa vào trồng ở các vùng đất cát ven biển tạo ra hệ thống đai rừng phòng hộ. Theo cục thống kê 1996, Hà Tĩnh đã trồng phục hồi 46ha rừng ngập mặn. Trong giai đoạn 1998-2005, được tổ chức JRC (Chữ thập đỏ Nhật Bản; DRC: Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch) tài trợ, Hà Tĩnh đã trồng mới được 650ha RNM trong đó có 89ha diện tích rừng ngập mặn trồng xen (trồng đa dạng các loài cây ngâp mặn như đước, mắm, bần).[ Nguồn: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Tổ chức ACTMANG, Hồng 2002] - Vùng nghiên cứu có tiềm năng và thế mạnh trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Các loại thuỷ sản được nuôi trồng chủ yếu là: tôm, cua, cá. Sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu tham gia xuất khẩu như nuôi tôm ở Thạch Hà, Cẩm Xuyên. Tuy nhiên, trong các mô hình nuôi trồng thủy sản ở dải ven biển Hà Tĩnh hiện nay, việc xả nước thải còn tùy tiện gây ô nhiễm môi trường ven bờ biển, gây phú dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nguồn lợi hải sản tự nhiên. Ngoài việc xả nước thải ra biển, nhiều hộ nuôi hiện nay còn xả trực tiếp nước thải và bùn ao nuôi ngay trên khu vực đất cát cạnh bờ đầm nuôi, gây ô nhiễm và mặn hoá nguồn nước ngầm. Vùng cát là nơi có đặc trưng cố kết địa tầng yếu, nên việc khai thác quá mức nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt nói chung và cho nuôi tôm trên cát nói riêng sẽ dẫn đến tình trạng sụt lún địa tầng khu vực, mặn ngấm vào trong lòng đất, gây mặn hoá đất và nguồn nước ngầm. - Chất lượng nước: + Chất lượng nước mặt trong những đợt mưa lũ ở Hà Tĩnh bị giảm sút nghiêm trọng, do nước lũ cuốn theo và hòa tan chất bẩn tích tụ từ những bãi thu gom, tập kết và xử lý chất thải, hệ thống thoát nước bị phá hủy, phân rác từ các nhà vệ sinh, hệ thống cống rãnh, Ô nhiễm hữu cơ, vi sinh vật gây bệnh rất cao, lan truyền nhanh và diện rộng sau những đợt mưa lũ. Chất lượng nước mặt vào mùa khô tương đối tốt ở thượng lưu các con sông, tuy nhiên ở hạ lưu, các cửa sông bị xâm nhập mặn sâu vào đất liền, ảnh hưởng đến nước tưới cho cây trồng. + Chất lượng nước ngầm: Chất lượng nước ngầm tương đối tốt, có thể dùng làm nguồn nước phục vụ cho cấp nước sinh hoạt, nhưng nước ngầm ở một số vùng ven biển bị ô nhiễm, trong đó có : Ô nhiễm sắt và Asen: huyện Kỳ Anh; huyện Thạch Hà có 2 xã có nguy cơ ô nhiễm cao (Thạch Bằng, Việt Xuyên), 2 xã có nguy cơ ô nhiễm trung bình (Thạch Kênh, Thạch Đài), 2 xã có nguy cơ ô nhiễm thấp (Thạch Long, Thạch Sơn). Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Hiện nay các kho thuốc bảo vệ thực vật (trong đó chứa hàm lượng lớn DDT, 666) tồn đọng từ thời kỳ chiến tranh chống Mỹ để lại tại 11 điểm trên địa bàn tỉnh chưa được xử lý. Các huyện bị ô nhiễm do thuốc trừ sâu gây ra là: xã Thạch Lựu, Thạch Vĩnh thuộc huyện Thạch Hà; xã Cẩm Mỹ, Cẩm Thành thuộc huyện Cẩm Xuyên. 3.1.2. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội tác động lên dải ven biển Hà Tĩnh 3.1.2.1 Phát triển kinh tế Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của dải ven biển Hà Tĩnh theo các năm: trong tổng GDP toàn vùng, ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm từ 29,05% năm 2010 còn 25,85% năm 2012. Ngành công nghiệp có xu hướng tăng từ 31,82% năm 2010 đến 37,88% năm 2012. Ngành dịch vụ - du lịch giảm nhẹ từ 37,9% năm 2010 xuống còn 32,7% năm 2012. (Bảng 8 ) Kinh tế Hà Tĩnh có tốc độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm GDP tăng hàng năm bình quân đạt 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, theo hướng tăng tỷ trọng Công nghiệp, giảm tỷ trọng Nông nghiệp, Dịch vụ. Bảng 8: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010-2012 ĐVT: % Hạng mục 2010 2012 Tổng số 100 100 Nông , lâm , ngư 29,05 25,85 Công nghiệp – Xây dựng (CN-XD) 31,82 37,88 Dịch vụ - du lịch 37,9 32,85 [Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2012] Các thành phần và lĩnh vực kinh tế đều phát triển tạo ra sự phát triển đồng đều và vững chắc của nền kinh tế. Hiện tại, các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao như: Công nghệ cao, công nghệ điện tử, công nghiệp nặng, cơ khí đã và đang được đầu tư vào Hà Tĩnh.   Trong những năm qua Hà Tĩnh đã có công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, cùng với việc hoàn thiện và ban hành các cơ chế, chính sách thông thoáng và hấp dẫn. Hiện tại, Hà Tĩnh có 2 khu kinh tế và các khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích gần 80.000ha và nhiều cụm công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh. Trong đó Khu kinh tế Vũng Áng có diện tích 22.781ha thuộc dải ven biển Hà Tĩnh, đã có 90 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 190.000 tỷ đồng; khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo có diện tích tự nhiên 56.000ha, đã có 10 dự án đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.400 tỷ đồng. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành giảm từ năm 2010 đến năm 2012 là 29,05% xuống còn 25,85% giảm bình quân là 1,6%/ năm. [12] Hình 3: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 – 2012 Bảng 9: Bảng so sánh giá trị sản xuất nông nghiệp 2008 -2010 Hạng mục Giá trị sản xuất triệu đồng Tốc độ tăng (%/năm) 2008 2010 2012 Trồng trọt 4129531 4429442 5661544 17,53% Chăn nuôi 1920585 2459431 4043654 46,23% Dịch vụ và các hoạt động khác 133285 265837 414349 77,65% [Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2012] Trong đó, dịch vụ tăng mạnh nhất lên tới 77%, sau đó đến chăn nuôi và trồng trọt là 46,23% và 17,53%. Nếu xét về tỷ trọng của các ngành trong nông nghiệp thì trồng trọt tăng ít nhất nhưng nó vẫn chiếm tới 55,95% GTSX toàn ngành năm 2012. Dịch vụ và các hoạt động khác tuy tăng tới 77,65% nhưng chỉ chiếm 4, 09 % GTSX toàn ngành 2012. Nhìn chung cơ cấu sản phẩm tương đối ổn định và trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính. (Bảng 10) Trồng trọt vẫn là trọng tâm trong cơ cấu phát triển nông nghiệp cũng như phát triển kinh tế dải ven biển. Các huyện thuộc dải ven biển Hà Tĩnh đều có thế mạnh phát triển nông nghiệp trên cả 3 mặt : trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Bảng 10: Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp 2008 -2012 Hạng mục Cơ cấu (%) 2008 2010 2012 Trồng trọt 66,78 61,91 55,95 Chăn nuôi 31,06 34,37 39,96 Dịch vụ và các hoạt động khác 2,16 3,72 4,09 [Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2012] Sản xuất nông nghiệp hiện đang là ngành sản xuất trọng điểm của các dải ven biển. Tuy mức đóng góp của ngành nông nghiệp trong tổng DGP không lớn chỉ chiếm 25,85% nhưng hàng năm đã tạo việc làm và đời sống ổn định cho hơn 70% cư dân ven biển. Hình 4: Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp 2008 -2012 Các mô hình sản xuất trong trồng trọt và chăn nuôi đang được phát triển mạnh ở nhiều địa phương ven biển. Đặc biệt là chăn nuôi và thủy sản tăng và chiếm tỷ trọng cao (39,96% năm 2012) trong giá trị sản xuất nông nghiệp ven biển. Trồng trọt: Chủ yếu trồng các cây lúa ngô, lương thực có hạt, cây rau, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm. Thế mạnh của các huyện ven biển Hà Tĩnh là trồng các cây ngắn ngày như : rau, đậu, lạc, vừng, cói,...Các cây trồng có giá trị sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng như lúa, ngô, lạc, đậu đen, đậu xanh. Các công thức luân canh cây trồng cho sản lượng trung bình 40-50 tạ /ha như: Lúa xuân – lúa mùa, lúa mùa – ngô, ngô xuân – đậu tương. Bảng 11. Năng suất 1 số cây trồng chính ở dải ven biển Hà Tĩnh ĐVT: Tạ/ha TT Cây trồng 2008 2010 2012 Tốc độ tăng (%/năm) 1 Lúa 46,26 41,86 48,6 3,3 2 Ngô 24,87 34,46 28,95 11,28 3 Khoai lang 61,03 62,44 63,38 1,9 4 Sắn 121,01 116,12 141,02 8,7 5 Đỗ tương 3,71 4,67 7,5 43,23 6 Vừng 3,42 3,39 4,52 16,23 7 Lạc 21,62 21,1 20,98 -1,48 8 Thuốc lá, lào 5,00 5, 00 10,00 50 [Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2012] Hầu hết các cây trồng chính của vùng đầu có xu hướng tăng năng suất hàng năm trong đó có đỗ tương, thuốc lá tăng năng suất cao nhất lần lượt là 43,23% và 50%. Diện tích trồng vừng, ngô, tăng khá là 16,23% và 11,28%. Còn lúa, khoai lang, sắn tăng chậm. Lạc thì có năng suất ổn định và có xu hướng giảm 1 chút so với năm trước để kết hợp trồng các cây họ đậu khác. *) Ngành thủy sản: Bảng 12: Sản lượng thủy sản theo các năm của vùng nghiên cứu Hạng mục 2008 2010 2012 Tốc độ tăng (%/ năm) Sản lượng thủy sản theo các năm của vùng nghiên cứu (nghìn tấn) 30,2 32,9 37,3 11,15 [Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2012 Các huyện ven biển Hà Tĩnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn với diện tích 4.582 ha năm 2012 chiếm 1,678% DTTN vùng nghiên cứu. Dựa vào bảng có thể thấy Hà Tĩnh có tiềm năng phát triển thủy sản khi sản lượng tăng dần qua các năm với tốc độ tăng 11,15%. *) Ngành lâm nghiệp: Diện tích rừng hiện có của tỉnh là 295.708ha. Ta thấy, phát triển lâm nghiệp của tỉnh khá là mạnh mẽ, tăng mạnh qua các năm. Chính sách bảo vệ rừng chưa hợp lý nên khai thác gỗ và lâm sản tăng mạnh nhất tăng tới 53,7%/năm, sau đó là hạng mục thu nhặt các sản phẩm từ rừng không phải gỗ cũng không kém lên tới 49,9%, đây là một tình trạng đáng báo động. Trong khi giá trị lâm nghiệp từ việc nuôi trồng rừng có tăng nhưng tăng nhẹ chỉ 11,32%/năm và các dịch vụ lâm nghiệp tăng 38,77 %. Bảng 13: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giai đoạn 2008 - 2012 Hạng mục Giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh (tỷ đồng) Tăng trưởng (%/năm) Cơ cấu ngành (%) 2008 2010 2012 2008 2010 2012 Tổng số 468,41 505,52 629,28 16,2 100 100 100 Trồng, nuôi rừng 70,13 84,29 86,36 11,32 17,43 16,67 10,36 Khai thác gỗ và lâm sản 301,52 374,65 681,44 53,07 74,95 74,11 81,74 Các sản phẩm thu nhặt từ rừng không phải từ gỗ 21,36 33,71 47,92 49,9 5,31 6,67 5,75 Dịch vụ lâm nghiệp 9,29 12,87 17,89 38,77 2,31 2,55 2,15 [Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2012] Cơ cấu kinh tế của ngành Lâm nghiệp: GTSX của năm 2012 so với năm 2008 và 2010 là giảm giá trị trồng rừng từ 17, 43% năm 2009 xuống còn 16,67% năm 2010 và còn 10,36% năm 2012. Còn GTSX của khai thác gỗ và lâm sản thì chiếm lớn nhất và tăng mạnh từ 74% năm 2008 lên 81,74%. Diện tích rừng trồng mới của tỉnh bao gồm rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Theo dõi ở bảng ta thấy diện tích này giảm qua các năm, toàn tỉnh đã giảm diện tích từ 6.560ha năm 2008 xuống còn 6.148ha năm 2010 và còn 3500ha năm 2012. Trong đó, diện tích rừng trồng mới ở vùng nghiên cứu chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh (trung bình 66%), cũng giảm theo năm từ 4.223ha năm 2008 còn 2.390ha năm 2012. Hình 4: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp 2008-2012 Bảng 14: Diện tích trồng mới tập trung phân theo loại rừng (ha) Hạng mục 2008 2010 2012 Rừng sản xuất 5.270 4.798 3.483 Rừng phòng hộ 1.290 1.350 17 Diện tích trồng mới 6.560 6.148 3.500 Diện tích rừng trồng mới ở vùng nghiên cứu 4.223 (64,37%) 3.980 (64,73%) 2.390 (68,28%) [Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2012]. *) Ngành công nghiệp Nhờ chính sách thu hút đầu tư, những năm gần đây, Công nghiệp Hà Tĩnh đã có bước phát triển mang tính đột phá đã có những kết quả bước đầu. Tổng giá trị sản phẩm công nghiệp (2012) đạt đạt 7.831 tỷ đồng, tăng so 53,7% với năm 2010. Hà Tĩnh đang đẩy mạnh củng cố các cơ sở sản xuất công nghiệp, tập trung đầu tư một số cơ sở mới, bên cạnh đó, đã quy hoạch và phát triển các làng nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất công nghiệp như: chế biến thuỷ sản, khai khoáng, mạng lưới điện và giao thông, bến cảng... Sự ra đời của các Khu công nghiệp gắn với Khu kinh tế đã tạo thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH - HĐH. Đến nay toàn tỉnh có 4 Khu Công Nghiệp, 11 cụm CN được phê duyệt quy hoạch chi tiết (trong đó 6 cụm đã có nhà đầu tư vào) với tổng diện tích 363,61ha. Hiện có 64 dự án đăng ký đầu tư vào các cụm CN với số vốn 956 tỷ đồng... ngoài ra toàn tỉnh có có 3 cụm làng nghề tập trung. Thuộc vùng nghiên cứu, ngành đang tăng cường các hoạt động khuyến công, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại để phát triển CN-TTCN ở các địa phương có lợi thế như Nghi Xuân, Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên. Phát triển khu công nghiệp lớn điển hình là khu công nghiệp Vũng Áng thuộc huyện Kỳ Anh với quy mô diện tích phát triển đến năm 2020 là 3.825ha, bao gồm cả khu cảng, đa ngành, đa lĩnh vực, tập trung là công nghiệp luyện kim, khai thác cảng biển, Khu công nghiệp Gia Lách (huyện Nghi Xuân) với quy mô 300ha; các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển là dệt may, giày da, điện - điện tử, chế biến lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng. Đến nay, khối lượng các sản phẩm công nghiệp chưa cao, nhưng đã bước đầu góp phần vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh. *) Giao thông Hà Tĩnh có 4 đường quốc lộ chạy qua và 27 tuyến đường tỉnh lộ, với tổng chiều dài 387 km. Nếu tính cả giao thông nông thôn, tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh là 2.917 km. Đường bộ: Hà Tĩnh có 4 đường quốc lộ chạy qua và 27 tuyến đường tỉnh lộ, với tổng chiều dài 387 km. Nếu tính cả giao thông nông thôn, tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh là 2.917 km. Đường sắt: Đường sắt đi qua địa phận Hà Tĩnh dài 70km (qua Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê). Có nhiều nhà ga hành khách và hàng hoá, thuận lợi cho trao đổi hàng hóa của các vùng dân cư lân cận. Tuy vậy, đường giao thông từ các trung tâm kinh tế nối vào đường sắt còn thiếu, do đó phát huy tác dụng của đường sắt vào phát triển kinh tế còn hạn chế. Vận tải: Các phương tiện vận tải đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa trong tỉnh. Cự ly vận chuyển hàng hóa bình quân trên địa bàn có xu hướng ngày càng ngắn, từ 41,8km năm 2000 giảm xuống 38km năm 2003. Cự ly vận tải hành khách khá ổn định trên 83km. Đường thủy: Hà Tĩnh đang phát triển cảng biển ở Vũng Áng - Kỳ Anh. Trước tiên, hệ thống cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương (khoảng 25 - 30 bến cảng cho cỡ tàu siêu trọng lên đến 25 - 30 vạn tấn ra vào làm hàng) nằm trong quy hoạch phát triển cảng biển đã được Chính phủ phê duyệt. Cùng với đó là sự ưu tiên đầu tư của ngành giao thông vận tải cho Hà Tĩnh. Từ năm 2001 đến nay, Hà Tĩnh đã liên tiếp đưa bến cảng số 1 và 2 cảng Vũng Áng (công suất thiết kế 1,3 triệu tấn/năm) và hệ thống cảng xăng dầu, khí gas hóa lỏng vào hoạt động. Đây được xem là tiền đề, tạo bước đột phá cho việc phục vụ phát triển không chỉ riêng Hà Tĩnh. Ðến nay, Cảng Vũng Áng đã nhanh chóng có tên trên bản đồ hàng hải thế giới có độ sâu tự nhiên vào loại tốt nhất Việt Nam, được che chắn bởi dãy núi và đê chắn sóng vươn dài ra biển. Quan trọng hơn, Cảng Vũng Áng có một vị trí rất thuận lợi trong mạng lưới giao thông đường bộ với nước bạn Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và Cha Lo bằng tuyến QL8A và QL12. Cảng Vũng Áng rất gần các tuyến đường hàng hải chính từ Bắc Á đi Nam Á hay từ Thái Bình Dương qua Ấn Ðộ Dương.[12] 3.1.2.2. Phát triển xã hội a. Nguồn nhân lực Bảng 15: Diện tích, dân số, mật độ dân số vùng nghiên cứu STT Các TP, huyện ven biển Diện tích (km2) Dân số trung bình(nghìn người) Mật độ dân số (Người/km2) Tổng 2731 850,53 1 TP. Hà Tĩnh 57 95,74 1691 2 Can Lộc 302 128,72 426 3 Thạch Hà 355 130,29 367 4 Cẩm Xuyên 636 141,22 222 5 Kỳ Anh 1042 177,69 171 6 Nghi Xuân 220 96,06 437 7 Lộc Hà 119 80,81 682 [Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2012] DTTN vùng nghiên cứu là 2730km2 với dân số trung bình 850.530 người và mật độ dân số trung bình là 571 người/ km2. Mật độ dân số vùng nghiên cứu lớn hơn gần gấp 3 mật độ chung toàn tỉnh (207 người/ km2) và dân số chiếm 68,65% dân số toàn tỉnh (bảng 15). Bảng 16: Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo loại hình kinh tế và phân theo ngành kinh tế Đơn vị: % Ngành Năm 2010 Năm 2012 Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 26,12 23,13 Công nghiệp, xây dựng 52,88 60,84

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_671_961_1869650.doc
Tài liệu liên quan