Trang bìa phụ
Lời cam đoan.i
Lời cảm ơn . ii
Mục lục. iii
Danh mục chữ viết tắt .iv
Danh mục bảng biểu.v
Danh mục hình vẽ .vi
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu.2
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .3
5. Những đóng góp mới của luận văn .3
6. Cơ sở tài liệu .4
7. Cấu trúc luận văn .4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ TUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ
MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH.5
1.1 Cơ sở lí luận .5
1.1.1 Khái niện về du lịch bền vững .5
1.1.2 Điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch .5
1.1.3 Phương pháp đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch.10
1.1.4 Lý luận về phân vùng địa lý tự nhiên phục vụ phát triển du lịch .19
1.2 Cơ sở thực tiễn .21
1.2.1 Trên thế giới .21
1.2.2 Tại Việt Nam.27
1.2.3 Tại địa bàn nghiên cứu.30
1.3 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .32
1.3.1 Quan điểm nghiên cứu .32
120 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển kinh
tế chung của Huyện, nhất là công nghiệp khai khoáng. Nhưng lại là yếu tố thuận lợi
cho sự phát triển của Tam Đảo với tư cách là Huyện lấy dịch vụ, trong đó dịch vụ
du lịch làm trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội của Huyện. Bởi vì, khai thác và
chế biến khoáng sản tạo ô nhiễm, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.
2.1.4 Khí hậu - Tài nguyên khí hậu
Huyện Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa
nhiều có đặc điểm khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc. Do địa hình phía
Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo chạy dài xuống Đông Nam tạo nên một bức tường
chắn gió mùa cực đới nên nhiệt độ mùa đông của Tam Đảo cao hơn so với một số
tỉnh cùng vĩ độ ở vùng Đông Bắc. Ngược lại về mùa hè lại là hướng mở đón gió nên
Tam Đảo có khá nhiều mưa. Khí hậu của Tam Đảo chịu sự phân hóa theo đai cao.
41
Toàn bộ vùng núi Tam Đảo mang sắc thái của khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình
18oC - 19oC, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù che phủ. Tháng lạnh nhất nhiệt độ
xuống dưới 11oC. Tuy nhiên ở Tam Đảo quanh năm không có tháng nào nhiệt độ
trung bình vượt quá 25oC và nhiệt độ tối cao tuyệt đối không vượt quá 35oC. Do
vậy, Tam Đảo là nơi có khí hậu thuận lợi nhất cho hoạt động du lịch, phù hợp với
sức khoẻ con người, thuận tiện cho các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh.
Nhìn chung trong toàn huyện, khí hậu mang tính chất chuyển tiếp giữa đồng
bằng và miền núi thể hiện ở biên độ giao động nhiệt độ ngày đêm khá lớn. Hướng
gió thịnh hành là hướng Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc
thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình năm ở huyện Tam Đảo
là khoảng 1.500 mm - 1.800 mm, thấp hơn mức bình quân ở các tỉnh phía Bắc
(1.830 mm). Mưa chủ yếu vào mùa hạ, mưa thường do bão gây ra, hay gặp dạng
mưa rào và mưa dông. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung 85% lượng mưa
cả năm. Tháng 7 và tháng 8 là những tháng mưa nhiều, khoảng 300 mm/tháng và
thường xuất hiện các cơn dông, đôi khi kèm theo mưa đá. Ngoài ra còn có các hiện
tượng úng lụt, khô hạn, lốc xoáy ảnh hưởng không tốt đến đời sống và các hoạt
động kinh tế, du lịch, dịch vụ trên địa bàn.
42
Người thành lập: Lê Thị Thúy Oanh
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Viết Khanh
Hình 2.2. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Vĩnh Phúc
43
Bảng 2.1. Các yếu tố thời tiết huyện Tam Đảo giai đoạn 2009 - 2013
I. Vùng trung du (Trạm quan trắc Vĩnh Yên) - vùng thấp huyện Tam Đảo
TT Yếu tố khí hậu
Năm
2009 2010 2011 2012 2013
1 Nhiệt độ TB năm (oC) 24,7 24,8 23,3 24,3 23,9
2 Số giờ nắng TB năm (giờ) 1.558,0 1.049,0 1.1178,0 1.179,0 1.1634,0
3 Lượng mưa TB năm (mm) 1.405,9 1.609,7 1.962,8 1.458,6 1.759,4
4 Độ ẩm không khí TB năm (%) 80,0 80,3 80,6 81,9 80,5
II. Vùng núi (Trạm quan trắc Tam Đảo)
TT Yếu tố khí hậu
Năm
2009 2010 2011 2012 2013
1 Nhiệt độ TB năm (oC) 18,7 19,1 17,4 18,6 18,8
2 Số giờ nắng TB năm (giờ) 1.304,0 1.283,0 986,0 951,0 1.048,0
3 Lượng mưa TB năm (mm) 2.188,4 2.371,4 2.748,1 1.905,7 2.283,6
4 Độ ẩm không khí TB năm (%) 87,7 88,3 87,8 90,1 88,7
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc [13]
2.1.5 Thủy văn - Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi các sông,
suối và ao, hồ. Tam Đảo có sông Phó Đáy chạy theo chiều dài huyện từ Bắc xuống
Nam và tạo thành gianh giới Tam Đảo với Tam Dương và nhiều suối nhỏ ven các
chân núi. Những năm gần đây rừng được bảo vệ và khôi phục nên nguồn sinh thủy
được cải thiện, nguồn nước tương đối dồi dào.
Để dự trữ nước, huyện Tam Đảo đã xây dựng hệ thống hồ nước dung tích
lớn phục vụ cho phát triển sản xuất như: Hồ Xạ Hương dung tích 12,78 triệu m3, hồ
Làng Hà 2,3 triệu m3, hồ Vĩnh Thành 2 triệu m3, hồ Bản Long Theo đánh giá của
các nhà chuyên môn, nguồn nước từ các suối của rừng Quốc gia Tam Đảo có chất
44
lượng tốt có thể khai thác phục vụ cho sản xuất, thậm chí có thể xử lý để cấp nước
phục vụ cho sinh hoạt.
- Nguồn nước ngầm: Hiện chưa có nghiên cứu tổng thể về nước ngầm trên
địa bàn Huyện, nhưng qua khảo sát cho thấy, chất lượng nước ngầm ở các giếng
khoan của nhân dân khá tốt. Điều đó có thể cho phép nhận định nguồn nước ngầm ở
Tam Đảo tương đối dồi dào, đảm bảo chất lượng để khai thác nước sinh hoạt phục
vụ nhu cầu dân cư trong Huyện.
2.1.6 Thổ nhưỡng - Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất
- Về số lượng: Theo số liệu kiểm kê năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của
huyện Tam Đảo là 23.587,62. Đất nông, lâm, thủy sản là 19.020,42 ha chiếm
82,64% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 4.374,07 ha,
chiếm 18,54% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp rất lớn với 14.618,35
ha, chiếm 61,97%. Trong đất nông, lâm, thủy sản, đất sản xuất nông nghiệp chỉ
chiếm 22,99%, trong khi đất lâm nghiệp chiếm 77,01%.
Đáng lưu ý là, trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm có
3.179,21 ha, chiếm 72,68%, trong đó đất trồng lúa là 2.618,96 ha, chiếm 82,38%,
đất trồng cây hàng năm. Đất cây lâu năm là 1.194,86 ha, chiếm 27,32% diện tích đất
sản xuất nông nghiệp. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chỉ có 28,00 ha trong
khi diện tích mặt nước chuyên dùng lên đến 1.624,82 ha.
45
Người biên tập: Lê Thị Thúy Oanh
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Viết Khanh
Hình 2.3. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Vĩnh Phúc
46
Bảng 2.2. Tình hình đất đai của huyện Tam Đảo 2005 - 2010
(Đơn vị: ha)
TT Loại Đất 2005 2006 2008 2010
Tổng diện tích tự nhiên 23.573,10 23.573,10 23.587,62 23.587,62
I Đất nông nghiệp 19.569,88 19.509,83 19.353,41 19.020,42
1 Đất sản suất nông nghiệp 4.692,90 4.650,12 4.594,71 4.374,07
a Đất trồng cây hàng năm 3.491,64 3.448,93 3.407,03 3.179,21
Đất trồng lúa 2.839,18 2.790,68 2.752,32 2.618,96
Đất trồng cây hàng năm khác 652,46 658,25 654,71 560,25
b Đất trồng cây lâu năm 1.201,26 1.201,19 1.187,68 1.194,86
2 Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 30,99 34,03 33,59 28,00
3 Đất sản xuất lâm nghiệp 14.822,21 14.804,90 14.704,33 14.618,35
Đất rừng sản xuất 1.753,65 1.742,04 1.693,09 1.752,28
Đất phòng hộ 647,06 641,36 617,79 537,66
Rừng đặc dụng 12.421,50 12.421,50 12.393,45 12.328,41
II Đất phi nông nghiệp 3.882,79 3.943,12 4.114,94 4.472,02
1 Đất ở 408,96 412,61 406,80 424,02
Đất ở nông thôn 404,66 408,31 402,50 419,72
Đất ở đô thị 4,30 4,30 4,30 4,30
2 Đất chuyên dùng 1.745,81 1.802,61 1.943,23 2.277,33
Đất cơ quan công trình sự nghiệp 16,96 17,73 19,09 21,44
Đất quốc phòng an ninh 480,67 480,67 491,55 656,74
Đất sản xuất kinh doanh phi NN 56,68 77,89 130,72 209,34
Đất có mục đích công cộng 1.191,50 1.226,32 1.301,87 1.389,81
3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 11,06 11,06 39,64 55,01
4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 90,18 90,03 90,07 90,64
5 Đất sông suối và mặt nước CD 1.626,58 1.626,61 1.635,00 1.624,82
6 Đất phi nông nghiệp khác 0,20 0,20 0,20 0,20
III Đất chưa sử dụng 120,43 120,15 119,27 95,18
1 Đất đồi núi chưa sử dụng 73,48 72,95 73,40 72,80
2 Núi đá không có rừng cây 1,82 1,82 1,84 1,82
3 Đất bằng chưa sử dụng 45,13 45,38 44,03 20,56
Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch [66]
Trong 14.618,35 ha đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất chỉ có 1.752,28 ha, đất
rừng phòng hộ có 537,66 ha, đất rừng đặc dụng lên đến 12.328,41 ha. Đây là tiềm
năng quý, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề bảo vệ trong phát triển kinh tế.
47
Trong tổng 4.472,02 ha đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng của Huyện có
2.277,33 ha, chiếm 9,65 % đất tự nhiên và 50,92% tổng diện tích đất phi nông
nghiệp. Trong diện tích đất chuyên dùng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
mới có 209,34 ha và khả năng mở rộng còn lớn, vì diện tích đất nằm ở trung tâm
Huyện và đất ven các khu giao thông, đất xây dựng các công trình du lịch còn
nhiều. Đất ở có 424,02 ha, trong đó đất ở đô thị mới có 4,3 ha, chiếm 1,02% đất ở
toàn Huyện. Đất chưa sử dụng còn 95,18 ha, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng là
73,4 ha, đất bằng chưa sử dụng 20,56 ha, núi đá không có rừng cây là 1,82 ha.
Với quỹ đất như trên, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người khá
thấp (khoảng 0,36 ha). Nhưng do đã giao cho Vườn Quốc gia Tam Đảo, Lâm
trường Tam Đảo và các tổ chức khác trên địa bàn nên thực tế diện tích sản xuất bình
quân đầu người ở Tam Đảo cũng thấp hơn. Đây là một sức ép rất lớn trong phát
triển kinh tế-xã hội vì phần lớn dân số và lao động trong huyện đang thu hút vào
lĩnh vực nông nghiệp.
- Về chất lượng: Trên địa bàn huyện Tam Đảo có các loại đất chính như đất
đồi núi, đất phù sa cổ ven sông, đất dốc tụ ven đồi, núi. Nhìn chung chất lượng đất
đai của Tam Đảo không thuộc loại cao. Đất đồi núi tuy hàm lượng mùn cao, nhưng
địa hình dốc, chia cắt và hay bị rửa trôi. Đất phù sa cổ ven sông nhiều năm không
được bồi đắp nên độ màu mỡ tự nhiên kém. Năng suất cây trồng không cao. Tình
trạng chất lượng đất đai trên đặt ra các vấn đề trong sử dụng như: cần đầu tư trong
thâm canh sử dụng đất trong nông nghiệp. đầu tư cải tạo mặt bằng, xây dựng các
nền móng vững chắc trong xây dựng các cơ sở hạ tầng và các công trình sản xuất
phi nông nghiệp, dân dụng.
- Về biến động: đất nông nghiệp giảm từ 19.569.88 ha năm 2005 xuống
19.020,42 năm 2010, tức giảm 549,46 ha. Giảm mạnh nhất là đất sản xuất nông
nghiệp giảm 318,83 ha, trong đó, đất lúa giảm tới 220,22 ha, đấy trồng cây hàng năm
khác giảm 92,21 ha, đất trồng cây lâu năm giảm 6,4 ha. Đất lâm nghiệp giảm 203,86
ha, trong đó đất rừng sản xuất giảm 60,56 ha. Diện tích đất nông, lâm nghiệp giảm là
do sự chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, làm diện tích đất phi nông nghiệp tăng
589,23 ha, trong đó tăng nhiều nhất là đất chuyên dùng (tăng 531,52 ha), trong đó
48
chủ yếu là tăng diện tích đất có mục đích công cộng (tăng 198,31 ha). Trong giai
đoạn 2005-2010, đã đưa thêm được 25,25 ha đất chưa sử dụng vào sử dụng.
2.1.7 Rừng - Tài nguyên động, thực vật
Tính đến năm 2013 huyện Tam Đảo có 12.335,6 ha, gồm các kiểu rừng sau
(Tỉnh ủy - HĐND - UBND VP, 2012) [54]:
- Rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới núi thấp: phân bố ở độ cao 700
m. Loại rừng này chiếm phần lớn ở dãy núi Tam Đảo, quần hệ thực vật nhiều tầng,
tán kín của những loài cây lá rộng thường xanh hợp thành.
- Rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: chỉ có ở dãy Tam Đảo,
phân bố ở độ cao 800 m trở lên.
- Rừng lùn trên đỉnh núi: là một kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh,
mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình, được hình thành trên các đỉnh dông dốc, hay các
đỉnh núi cao đất xấu, nhiều nắng, gió, mây mù. Vì vậy thảm thực vật ở đây thường
thấp, bé và phát triển chậm.
- Rừng tre nứa: mọc xen kẽ trong các kiểu rừng khác, phân bố ở độ cao từ
500 m - 800 m.
- Rừng phục hồi sau nương rẫy: thường có ở vùng đệm của VQG Tam Đảo.
- Rừng trồng: gồm các loại rừng thông, rừng bạch đàn, rừng keo và rừng lá rộng,
được trồng ở độ cao 200 m - 600 m, chủ yếu ở phía Tây Bắc huyện.
- Các trảng cây bụi và trảng cỏ thứ sinh sau khai thác.
Bảng 2.3. Hiện trạng rừng huyện Tam Đảo giai đoạn 2009 - 2013
(Đơn vị: ha)
Năm
Hiện trạng rừng huyện Tam Đảo
2009 2010 2011 2012 2013
Diện tích 12.464,4 12.415,1 12.368,4 12.358,0 12.335,6
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc [12, 13]
Huyện Tam Đảo là nơi có diện tích rừng lớn nhất trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc, với hơn 12 nghìn ha (chiếm 44,86% tổng diện tích rừng của Vĩnh Phúc).
Vườn Quốc gia Tam Đảo với khoảng 2 000 loài thực vật bậc cao có mạch, 64 loài
cây quý hiếm cần được bảo tồn như: Pơmu; Ngũ gia bì hương; Gù hương; Hoàng
tinh trắng; Đỗ trọng bắc và 42 loài đặc hữu của Việt Nam và của riêng Tam Đảo
49
như: Cây hoa tiên, Trà hoa vàng; hoa Nhị Đào; Hoàng thảo Tam Đảo về hệ động
vật rừng qua điều tra và xác định được 1 141 loài, trong đó có 59 loài quý hiếm cần
được bảo tồn như: Cây gấm; Sơn Dương; Khỉ Vàng; Rắn lục đầu đen; Cá cóc.
Như vậy, khu vực VQG Tam Đảo là nơi có giá trị cao trong việc bảo tồn
nguồn gen động, thực vật, điều hoà nguồn nước, khí hậu và phục vụ cho phát triển
các dịch vụ thăm quan, du lịch.
2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1 Hiện trạng phát triển kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế
Tam Đảo là huyện miền núi có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội,
nhưng sau 6 năm được tái lập và đi vào hoạt động Tam Đảo đã đạt được những
thành tựu rất quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Liên tục trong 6
năm từ 2004 - 2010 kinh tế Tam Đảo luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, giá
trị sản xuất tăng bình quân 18,22%, đặc biệt giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn các
năm 2006 - 2010 tăng bình quân 18,53%/năm (mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ huyện 2006 - 2010 là 14 - 16%/năm). Giá trị sản xuất tính theo giá so sánh bình
quân đầu người tăng từ 3,6 triệu đồng năm 2004 lên 7,96 triệu đồng năm 2010 và
từ 4,7 triệu đồng năm 2004 lên 17,75 triệu đồng năm 2010 tính theo giá thực tế.
Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch đúng hướng, kết cấu
hạ tầng đang dần được hoàn thiện: Tổng giá trị sản xuất 5 năm (từ 2011 - 2015) đạt
11.442 tỷ đồng, tăng bình quân 13,23% (trong đó: nông - lâm nghiệp - thủy sản
tăng 1,95%; công nghiệp - xây dựng tăng 17,29%; dịch vụ tăng 20,62%). Giá trị
sản xuất bình quân đầu người theo giá thực tế là 35,869 triệu đồng [66].
Đối với nông, lâm, thủy sản: Đây là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng khá
cao về giá trị sản xuất nếu so với các huyện khác trong tỉnh, với mức bình quân
chung 11,16%/năm thời kỳ 2004 - 2010 và 12,55% giai đoạn 2006 - 2010 [4]. Sự
tăng trưởng nhanh của nhóm ngành này chủ yếu do tác động của chuyển dịch cơ
cấu cây trồng theo hướng đẩy mạnh các cây có giá trị kinh tế cao và với sự tăng
nhanh của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, mức tăng của nông nghiệp thấp so với mức
tăng chung của nhóm ngành trên địa bàn huyện lại là nhân tố làm giảm sự tăng
trưởng chung và buộc các ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp phải có mức tăng
trưởng rất cao.
50
Trên thực tế, công nghiệp và xây dựng là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng
cao nhất với mức tăng bình quân 38,72%/năm cho thời kỳ 2004 - 2010 và giảm còn
27,22% giai đoạn 2006 - 2010. Dịch vụ là nhóm ngành có mức tăng cao thứ 2 với
mức tăng bình quân 21,2%/năm thời kỳ 2004 - 2010 và 22,45% giai đoạn 2006 -
2010, nhưng lại có tỷ trọng lớn, nên sự tăng trưởng của các ngành dịch vụ có ý
nghĩa quyết định tới tăng trưởng chung của các ngành kinh tế trên địa bàn huyện.
- Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trên thực tế, cơ cấu kinh tế đã chuyển theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công
nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng dịch vụ và nông, lâm nghiệp, thủy sản. Năm 2005,
các ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 7,6% trong cơ cấu giá trị sản xuất. Năm
2006, tỷ trọng các ngành này đã tăng lên đến 24,65%.
Cơ cấu giá trị sản xuất đến năm 2015 nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm
37,67%; công nghiệp - xây dựng 22,63%; dịch vụ 39,7%.
Bảng 2.4: Giá trị và cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện
(Đơn vị: tỷ đồng, %)
Chỉ tiêu 2005 2006 2008 2009 2010 2015
Tổng giá trị sản xuất 366,25 428,83 884,44 1.013,85 1.269,34 2.578,46
Nông, lâm, thủy sản 197,26 202.638 463,449 530,798 644,92 971,3
CN, TTCN, xây dựng 55,312 105,689 169,034 193,307 259,03 583,5
Dịch vụ 113,68 120,500 251,954 289,747 365,39 1.023,7
Cơ cấu giá trị sản xuất 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông nghiệp 53,85 47,25 52,40 52,35 50,80 37,67
CN, TTCN, XD 15,10 24,65 19,11 19,06 20,04 22,63
TM, DV 31,05 28,10 28,49 28,59 29,16 39,7
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch [66]
Sự biến động trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện theo xu hướng trên do
xuất phát điểm của công nghiệp và xây dựng thấp, sau khi tái lập huyện, các công
trình xây dựng được tăng cường, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được triển
khai. Đặc biệt, các mỏ đá đã đi vào khai thác làm cho giá trị công nghiệp, trước hết là
công nghiệp khai thác khoáng sản tăng lên đột biến vào năm 2006 và tăng cao các
năm 2007 - 2010.
51
2005 2015
Hình 2.4. Cơ cấu giá trị sản xuất GDP huyện Tam Đảo năm 2005, 2015
2.2.2 Dân cư, lao động
- Đặc điểm về dân số và nguồn nhân lực
Năm 2010 dân số của toàn huyện Tam Đảo là 71528 người, mật độ dân số
trung bình là 303 người/km2, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 43,9%. Năm 2015
dân số 78232 nghìn người, trong đó 44,5 % là đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là
dân tộc Sán Dìu). Dân số trong độ tuổi lao động là 37754 người. Tỷ lệ được lao
động được đào tạo, bồi dưỡng nghề tăng từ dưới 30% (năm 2010), lên 48 % (năm
2015). Tổng số lao động làm việc trong các cơ sở du lịch đến nay là 7173 người. So
với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là một trong các
huyện có mật độ dân số thấp. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập
trung cao ở các xã vùng thấp và thưa thớt tại vùng thị trấn Tam Đảo, các thôn, xóm
vùng ven núi của các xã vùng đồng bằng.
52
Bảng 2.5. Biến động nguồn lao động huyện Tam Đảo giai đoạn 2004 - 2010
(Đơn vị: người)
Chỉ tiêu 2004 2005 2009 2010 2015
2020
(Dự
báo)
1.Tổng dân số 67.235 67.990 70.694 71.528 78.232 80.187
2. Tổng LĐ đang làm việc 31.197 32.002 34.136 34.579 37.754 40.132
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 20.235 19.921 17.956 18.189 19.774 20.047
- Công nghiệp, TTCN, xây dựng 5.269 5.588 7.305 7.400 8.195 10.033
- Dịch vụ 5.603 6.493 8.875 8.990 9.313 10.052
3. Chất lượng nguồn lao động
- Lao động chưa qua đào tạo 30.149 30.821 31.166 29.392 26.076 24.079
- Công nhân kỹ thuật 225 320 1.092 2.974 5.588 7.224
- Trình độ trung cấp 490 512 922 1.176 2.608 4.013
- Cao đẳng, đại học trở lên 333 349 956 1.037 2.980 4.816
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch [66]
Tam Đảo là huyện miền núi mới được tái lập, điều kiện cơ sở vật chất còn
thiếu, trình độ dân trí còn thấp và chưa đồng đều, nhất là đối với đồng bào dân tộc
sống ở vùng núi. Tỷ lệ dân số hoạt động trong các ngành nông, lâm, thủy sản khá
thấp ở địa bàn cấp huyện (52,6% năm 2010). Một bộ phận khá lớn dân cư đã
chuyển sang các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng (7.400
người, chiếm 21,4%) và các ngành dịch vụ (8.990 người, chiếm 26,0%).
- Về chất lượng của nguồn lao động: nhìn chung nguồn lao động của Tam Đảo
có chất lượng thấp. Số người lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn (91,3%
năm 2010). Lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ và tập trung vào đội ngũ công
chức cấp xã, huyện và viên chức các ngành giáo dục, y tế...
Với những đặc trưng về dân số và nguồn lao động như trên, Tam Đảo vừa có
thuận lợi trong phát triển kinh tế, vừa có những khó khăn, đặc biệt là trong việc
53
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành thương mại, dịch vụ
du lịch và tiểu thủ công nghiệp.
- Về yếu tố truyền thống, dân tộc và tôn giáo
Tam Đảo là huyện miền núi có nhiều dân tộc anh em và nhiều yếu tố truyền
thống, văn hóa, lịch sử tạo những điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của huyện.
Trên địa bàn huyện Tam Đảo có các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Lào, Mường,
Hoa, Mông, Dao, Khơ me, trong đó hai dân tộc Kinh và Sán Dìu chiếm phần lớn
dân số của huyện, các dân tộc khác (Lào, Mường, Hoa) chiếm một phần rất nhỏ.
Phân theo cơ cấu dân tộc: Dân tộc kinh chiếm 57,79%, dân tộc Sán Dìu chiếm
41,76%, các dân tộc khác chỉ chiếm 0,14%. Sau nhiều đời chung sống có sự giao
thoa nhất định giữa các dân tộc, nên tuy có nhiều phong tục, tập quán, bản sắc khác nhau,
nhưng về phát triển kinh tế đã có được sự bắt nhịp nhất định của đồng bào dân tộc thiểu
số và người Kinh. Tuy nhiên, sự khác nhau về bản sắc văn hóa cần được trân trọng trong
phát triển kinh tế và duy trì các hoạt động văn hóa.
Huyện Tam Đảo có 119 di tích đình, chùa, đền, miếu, trong đó có nhiều di
tích có giá trị văn hoá cao, minh chứng cho một thời kỳ du nhập, phát tích và hưng
thịnh của Phật giáo vào Việt Nam. Bên cạnh đó Tam Đảo còn có nhiều di tích lịch
sử cách mạng quan trọng của cả nước như: Nơi Bác Hồ về làm việc, sở chỉ huy
chiến dịch Trần Hưng Đạo ở thị trấn Tam Đảo, nơi tổ chức các hội nghị quan trọng
chỉ huy cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân - 1968, địa điểm bắn rơi may bay Mỹ
bằng súng bộ binh của dân quân dân tộc Sán Dìu ở xã Đạo Trù
Các dấu ấn lịch sử và văn hóa mà người dân nơi đây đã tạo dựng qua trường kỳ
lịch sử được gìn giữ và phát huy, thể hiện ở hệ thống di sản văn hóa vật thể; hệ thống di
tích thờ Thần, thờ Phật phong phú và đa dạng, phân bổ ở hầu khắp các địa phương.
Trong số 119 di tích lịch sử văn hoá có 35 đình, 29 đền, 39 chùa, 8 miếu, 5 di
tích cách mạng và 01 Thiền viện (Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên). Có 15 di tích
được xếp hạng cấp Tỉnh và 01 di tích xếp hạng Quốc gia. Một số di tích nổi tiếng
như Đền thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, Đền Bà chúa Thượng, Đền Thạch Kiếm,
Đền thờ Đức Thánh Trần, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Đền chân Suối... Trên
54
địa bàn huyện Tam Đảo có 44 lễ hội lớn, nhỏ ở các xã, thôn được tổ chức tại các
đình, đền, chùa trong huyện; một số lễ hội tiêu biểu có sức thu hút khách du lịch
như Lễ hội Tây Thiên, Hội Vật Làng Hà. Các lễ hội được tổ chức hàng năm gắn với
các di tích lịch sử văn hóa, thu hút một lượng lớn khách du lịch hành hương về với
Tam Đảo.
Hiện nay Tam Đảo còn lưu giữ được một làn điệu dân ca truyền thống của
dân tộc Sán Dìu, đó là hát Soọng Cô. Bên cạnh hát Soọng Cô, khu vực xã Đạo Trù
còn có “Chợ tình”, do thời gian và sự phát triển của kinh tế - xã hội, chợ tình Đạo
Trù hiện nay đã mai một, nhưng có thể khôi phục lại. Lễ cấp sắc, hát trầu văn, trang
phục truyền thống, các loại bánh và món ăn ẩm thực đặc trưng của đồng bào các
dân tộc
Tam Đảo là huyện miền núi có 3 xã thuộc Chương trình 135. Vì vậy, Tam
Đảo đã và đang tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước qua
các Chương trình phát triển kinh tế đối với các xã vùng cao, các xã thuộc diện đặc
biệt khó khăn.
2.2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.2.3.1 Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông của Tam Đảo chủ yếu là giao thông đường bộ. Ngoài ra
có vận tải thủy trên các hồ và sông Phó Đáy, nhưng rất hạn chế.
Hệ thống giao thông của huyện hiện nay về cơ bản thuận lợi, đảm bảo 100%
các thôn làng, bản đều có đường ô tô đến nơi. Đường Quốc lộ 2B từ thành phố Vĩnh
Yên lên thị trấn Tam Đảo có chiều dài 24 km, trong đó thuộc địa phận huyện Tam
Đảo 16,4 km đã được đầu tư nâng cấp, đi lại thuận tiện.
Bên cạnh đó Tỉnh đang đầu tư xây dựng, chuẩn bị khánh thành Quốc lộ 2B
mới, mặt cắt 42m, từ Vĩnh Yên đến km 13 Tam Đảo, đường một chiều, hệ thống
đèn chiếu sáng, cây xanh đồng bộ và là “trục thần đạo” của Vĩnh Phúc, dẫn liền
Tam Đảo với Ba Vì, qua Sông Hồng.
Đường tỉnh 302 chiều dài 40km chạy dọc từ xã Minh Quang lên Yên Dương
(dọc và cách chân dãy núi Tam Đảo khoảng 5 km) và nối liền Quốc lộ 2C đi Tân
Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang), tuyến đường này đã được đầu tư nâng cấp vào
năm 2004 hoàn thành năm 2005.
55
Vì vậy, chất lượng tuyến đường đã được nâng lên. Du khách đi trên con
đường này sẽ được ngắm, nhìn dãy núi Tam Đảo ở gần hơn và đặc biệt là cảm nhận
được cảnh sắc của các làng quê Việt Nam. Đây cũng chính là tuyến đường giao
thông quan trọng trong việc giao lưu, vận chuyển hàng hoá giữa các xã trong huyện;
giữa huyện với các vùng lân cận, đặc biệt là giao lưu với Tân Trào, Sơn Dương
(Tuyên Quang) và Định Hoá (Thái Nguyên).
Tuyến đường Tỉnh lộ 309 nối từ xã Tam Quan với Quốc lộ 2C có chiều dài
3,2 km, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu, buôn bán và đi lại của du
khách đặc biệt là giữa hai huyện Tam Đảo và Tam Dương.
Ngoài ra, huyện Tam Đảo còn có 96,25 km đường liên xã, hầu hết các tuyến
đường này đã và đang được đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu, buôn
bán của nhân dân. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các sản phẩm và
các tour, tuyến du lịch trong vùng.
Tỉnh Vĩnh Phúc đang xúc tiến công tác chuẩn bị và đầu tư thêm một số tuyến
nối liền Tam Đảo với các vùng trong và ngoài Tỉnh như: tuyến đường Việt Nam -
Parssno dọc chân núi Tam Đảo, từ sân bay Quốc tế Nội Bài, qua khu du lịch Đại
Lải - Tam Đảo - Tân Trào; đường hầm xuyên núi nối liền Tam Đảo và Thái
Nguyên. Khi các tuyến hoàn thành, hứa hẹn sẽ đáp ứng và thúc đẩy mạnh mẽ Kinh
tế - Xã hội phát triển, đặc biệt là du lịch.
- Hệ thống cấp điện
+ Nguồn điện lưới quốc gia: Các xã, thị trấn đều có lưới điện 350 KV hoặc
10 KV, toàn bộ các xã trong vùng đệm - vườn Quốc gia Tam Đảo đều có điện sử
dụng thông qua mạng lưới phân phối điện là các trạm hạ thế và mạng lưới đường
dây hạ thế, đến nay 100% số hộ được sử dụng điện.
Tuy nhiên, do mạng lưới phân phối điện không đều, chất lượng và giá thành
khác nhau do đầu tư đã lâu. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Tam Đảo đã
tiếp nhận và triển khai dự án điện nông thôn Je - II, hết năm 2009 hoàn thành, chất
lượng điện Tam Đảo k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_tong_hop_dieu_kien_tu_nhien_cho_muc_dich_p.pdf