MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Bài tóm tắt iii
Mục lục vii
Danh sách các bảng ix
Danh sách các sơ đồ x
Danh sách các hộp x
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Khái niệm và cấu trúc của nông thôn 4
2.1.2 Vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 11
2.1.3 Mối quan hệ giữa các tổ chức kinh tế - xã hội trong nông thôn 18
2.2 Cơ sở thực tiễn 19
2.2.1 Vĩnh Phúc 19
2.2.2 Tây Ninh 20
2.2.3 Một số bài học kinh nghiệm được rút ra 22
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân số, xã hội 23
3.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 23
3.1.1.2 Đặc điểm dân số, xã hội 25
3.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của địa phương 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu 35
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 35
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 35
3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin đã công bố 35
3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin mới 35
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 36
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 36
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài 36
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
4.1 Đánh giá vai trò và kết quả hoạt động của một số tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã Nam Anh 38
4.1.1 Thực trạng, vai trò của Hội nông dân đến sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Nam Anh 38
4.1.2 Thực trạng, vai trò của Hội phụ nữ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Nam Anh 53
4.1.3 Thực trạng, vai trò của Hội cựu chiến binh đến sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Nam Anh 70
4.1.4 Nhận xét vai trò và kết quả hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 83
4.2 Một số giải pháp nâng cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn tại xã Nam Anh 86
4.2.1 Đối với Hội nông dân 86
4.2.2 Đối với Hội phụ nữ 88
4.2.3 Đối với Hội cựu chiến binh 90
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
5.1 Kết luận 93
5.2 Kiến nghị 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 97
117 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2352 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá vai trò của một số tổ chức, đoàn thế trong nông thôn đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân nghèo vay vốn, chính sách trợ cước, trợ giá... đã khơi dậy nguồn lực to lớn trong nông thôn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống vật chất tinh thần của nông thôn được cải thiện rõ rệt. Trình độ dân trí được nâng lên ngày càng cao thích ứng với cơ chế thị trường. Nông dân tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất, biết cách làm giàu chính đáng...
Tuy vậy, những khó khăn về kinh tế, tác động mặt trái của cơ chế thị trường, tệ tham nhũng, lãng phí cùng với thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp, điều kiện sản xuất và tiêu thụ nông sản còn khó khăn đã làm cho một bộ phận nông dân lo lắng.
Trong thời gian vừa qua, Hội nông dân xã Nam Anh tiến hành hoạt động mạnh mẽ trên nhiều mặt, có vai trò quan trọng trong hỗ trợ, giúp nông dân cải thiện đời sống, phát triển sản xuất kinh doanh. Vai trò cụ thể của Hội nông dân xã đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã như sau:
Hỗ trợ về vốn cho nông dân
Trong năm qua, Hội nông dân xã đã phối hơp với Ngân hàng Chính sách xã hội giúp đỡ 258 hộ nông dân được vay vốn với tổng số vốn vay là 1.559.380.000 đồng. Trong đó, vốn vay chương trình nước sạch - vệ sinh môi trường là 49.400.000 đồng cho 35 hộ vay, với lãi suất 0,65%/năm; vốn vay học sinh - sinh viên là 724.100.000 đồng cho 89 hộ vay, với lãi suất 0,5%/năm; vốn vay xóa đói giảm nghèo (hộ nghèo) là 667.416.000 đồng cho 126 hộ vay, với lãi suất 0,65%/năm; vốn vay xuất khẩu lao động là 118.464.000 đồng cho 8 hộ vay, với lãi suất 0,65%/năm.
Bảng 4.2 Tình hình vay vốn của các hộ nông dân xã Nam Anh năm 2008
Nguồn vốn
Số tiền(Ng.đ)
Số hộ (hộ)
Lãi suất(%)
Nước sạch - VSMT
49.400
35
0,65
Học sinh - Sinh viên
724.100
89
0,5
Hộ nghèo
667.416
126
0,65
Xuất khẩu
118.464
8
0,65
Tổng
1.559.380
258
(Nguồn: Hội nông dân xã Nam Anh, 2009).
Sau khi được vay vốn, người nông dân còn được Hội nông dân, các ngân hàng cùng các đoàn thể hướng dẫn xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn vay có hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Với những trường hợp khó khăn, Hội còn áp dụng hình thức trả chậm cho hội viên nông dân, một số quỹ cho vay ở chi hội cho hội viên nghèo, đặc biệt khó khăn vay vốn với lãi suất 0%. Những nỗ lực hoạt động của Hội nông dân trong việc hỗ trợ hội viên, nông dân vay vốn để sản xuất kinh doanh nhằm tạo điều kiện giúp đỡ cho các gia đình hội viên, hộ nông dân phát triển kinh tế, củng cố niềm tin của hội viên, nông dân vào tổ chức Hội nông dân.
Thực tế các hội viên, hộ nông dân được vay vốn của Hội nông dân ở xã Nam Anh thường đầu tư chủ yếu vào sản xuất kinh doanh mô hình tiểu trang trại chăn nuôi, cây ăn quả, rau màu, lúa lai...đạt hiệu quả khá cao.
Việc Hội nông dân hỗ trợ các hội viên, hộ nông dân trong phát triển kinh tế dưới hình thức cho vay vốn là một việc làm hết sức có ý nghĩa và quan trọng đối với các hộ sản xuất kinh doanh. Bởi nguồn vốn là rất cần thiết để các hộ gia đình mở rộng thêm sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hầu hết các hộ nông dân khi được hỏi thì họ đều muốn được vay tiền với số lượng nhiều hơn, với thời gian vay dài hơn hơn để cho đồng vốn vừa kịp quay vòng. Mặc dù biết vậy, nhưng với tổ chức Hội nông dân đồng vốn có hạn, lại phải có trách nhiệm giúp đỡ tất cả các hội viên, nông dân nên yêu cầu của người dân khó có thể đáp ứng được.
Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật
Ngoài hỗ trợ về vốn, Hội nông dân còn hỗ trợ, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật tới các hội viên, hộ nông dân nhằm nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất cho người nông dân.
Hàng năm Hội nông dân xã Nam Anh mở được 7 đến 8 lớp tập huấn cho nông dân về khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi các loại cây, con như cây ăn quả, rau màu, lúa lai, lợn thịt…
Đối với các lớp tập huấn dành cho đội ngũ cán bộ Hội nông dân, hàng năm Hội nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức 2 lớp tập huấn cho các cán bộ lãnh đạo Hội cấp cơ sở về các vấn đề như: Công tác tuyên truyền, công tác giải ngân vay vốn, công tác của Hội, phát động các phong trào thi đua, ... Để nâng cao trình độ, khả năng tổ chức, lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ và nắm bắt tình hình hoạt động, những thông tin mới nhất của Hội, Đảng và Nhà nước nhằm tuyên truyền, thông báo đến cho người dân kịp thời.
Hầu hết các lớp tập huấn mở ra đều được người dân ủng hộ nhiệt tình và tham gia đầy đủ. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất, do thời gian và kinh phí hạn hẹp và cũng do tính chất của từng đợt tập huấn khác nhau mà Hội nông dân không thể mời hết tất cả các hội viên, nông dân tham dự vào các lớp tập huấn. Mỗi lớp tập huấn mở ra thì các hội viên, nông dân thay phiên nhau, sau đó những người được đi tập huấn và các chi hội trưởng về thôn của mình phổ biến lại những kiến thức cơ bản cho những người không được đi.
Bảng 4.3 Một số lớp tập huấn đã được Hội Nông dân chuyển giao năm 2008
STT
Lớp tập huấn
số người được tham dự
Nguồn kinh phí
Nội dung
1
Kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả có múi
50
Huyện hỗ trợ
Chọn giống cây ăn quả phù hợp
Kỹ thuật trồng, bón phân, cắt tỉa, ..
Cách phòng tránh rủi ro, bảo quản
2
Kỹ thuật nuôi cá
35
Huyện hỗ trợ
Cách chọn giống, chuẩn bị ao
Cách thả cá, cho ăn, chăm sóc
Thu hoạch cá: thời điểm, cách thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch
3
Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV
60
Trạm BVTV hỗ trợ
Giới thiệu các loại thuốc BVTV
Sử dụng : 4 đúng (đúng lúc, đúng thuốc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng cách)
4
Kỹ thuật trồng rau sạch
40
Được tài trợ
Giới thiệu nhà lưới, ni lông
Kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản
5
Kỹ thuật trồng, chăm sóc lúa lai
50
Được tài trợ
Chọn giống lúa, kỹ thuật ngâm giống,
Cách gieo, cấy, bón phân, làm cỏ, thu hoạch
6
Vệ sinh môi trường, chuồng trại chăn nuôi
55
Hội nông dân hỗ trợ
Cách xây dựng chuồng trại hợp lý
Vệ sinh máng ăn, uống, chuồng trại
Tắm chải, chăm sóc
(Nguồn: Hội nông dân xã Nam Anh, 2009).
Có thể nói, công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật của Hội nông dân xã Nam Anh đã có nhiều tác động tích cực trong việc nâng cao kỹ năng, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế cho người dân trên địa bàn xã.
Khi hỏi về những thuận lợi và khó khăn của người dân khi tham gia lớp tập huấn này thì đa số mọi người đều có ý kiến: Khi tham gia lớp tập huấn thì tiếp thu được các kỹ thuật áp dụng cho sản xuất chăn nuôi, trồng trọt. Tuy nhiên nếu cán bộ kết hợp giữa lý thuyết đi đôi với thực hành thì người nông dân sẽ dễ nhớ hơn, biết cách làm và áp dụng vào thực tế tốt hơn. Và mong muốn của họ là Hội sẽ mở nhiều lớp tập huấn hơn với những vấn đề sâu rộng và thiết thực hơn với nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, vẫn còn một số người dân chưa tích cực tham gia vào các lớp tập huấn, các phong trào của Hội. Vì thế Hội cần phải nâng cao nhận thức, vị trí vai trò của các lớp tập huấn đối với người dân.
Hộp 4.1 Tâm sự của 1 nông dân xóm 4
Khi hỏi mục đích của ông khi tham gia vào các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, ông Nguyễn Đình Chiến tâm sự như sau:
“Ngay như tôi đây, đi tập huấn luôn xác định đi là để tiếp thu kỹ thuật mới, vậy mà khi đi vào sản xuất thực tế lại luôn thấy lúng túng. Chúng tôi học trước mà thường quên sau. Cán bộ tập huấn chỉ nói thôi thì chúng tôi nghe nhưng khó nhớ và nhanh quên lắm. Việc đi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, bên cạnh những người chăm chú lắng nghe nghiêm túc thì không nói làm gì, nhưng lại có những người đi chỉ cốt để điểm danh, để nhận tiền, quà từ Hội nông dân. Cho nên không khí học tập không được sôi nổi lắm.
Tôi cho rằng, quan trọng nhất vẫn là tầm nhận thức của người dân và kỹ năng tiếp cận của cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ Hội nông dân với nông dân ra sao thôi. Còn trình độ chuyên môn của họ, theo tôi nghĩ thì họ đã có đủ cả rồi”.
(Ông Nguyễn Đình Chiến, Chi hội trưởng xóm 4 - xã Nam Anh).
Tổ chức thực hiện các phong trào
Hội nông dân là tổ chức nằm trong hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội. Hoạt động chủ yếu của Hội là phối hợp, kết hợp, vận động nông dân thực hiện 3 phong trào lớn do Trung ương Hội phát động:
Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng”
Mặc dù diễn biến thời tiết phức tạp đã gây nhiều khó khăn cho quá trình sản xuất kinh doanh của hộ nông dân trên địa bàn xã nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự điều hành của chính quyền và sự nỗ lực phấn đấu của bà con nông dân tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật nhất là giống cây, con mới, kỹ thuật thâm canh được áp dụng rộng rãi đã tạo ra năng suất, sản lượng ngày càng cao.
Về trồng trọt: Từ Ban Chấp hành Hội đến các chi hội xóm đã quán triệt, động viên, tổ chức bà con thực hiện tốt chương trình hành động thực hiện đề án, mục tiêu sản xuất vụ xuân, vụ hè thu đã đề ra của xã và 2 HTX, đặc biệt là chỉ thị 14 khắc phục hậu quả do rét hại rét đậm gây ra được bà con chấp hành và thực hiện tốt, Hội đã phối hợp với chính quyền, đoàn thể tuyên truyền, vận động và hướng dẫn cho cán bộ, hội viên nông dân thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ mùa vụ, giảm diện tích lúa tăng diện tích màu trong vụ xuân. Toàn xã cơ cấu trên 342,8 ha lúa vụ xuân, năng suất bình quân đạt 65,75 tạ/ha tăng cao hơn vụ xuân 2007 là 11,5 tạ/ha. Năng suất lạc bình quân đạt trên 23,82 tạ/ha tăng hơn so với vụ xuân là 3,8 tạ/ha. Diện tích rau màu phát triển tốt, đặc biệt là cà tím, dưa chuột, hoa lý, mướp đắng cho năng suất và giá trị kinh tế cao cho nhiều chi hội.
Về chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn xã đều tăng trưởng khá, tổng đàn trâu bò trên toàn xã là 2443 con, sind hóa đàn bò được duy trì tốt. Tổng đàn lợn 14.500 con, tổng đàn gia cầm là 85.000 con, tất cả đều vượt so với kế hoạch đã đề ra.
Về lâm nghiệp, phát triển kinh tế vườn: Thực hiện tốt công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trồng cây phân tán trong năm đã trồng được 11.000 cây keo và bạch đàn và dịch vụ được 600 cây ăn quả, đầu tư thâm canh 150 ha cây ăn quả cho thu nhập khá như hồng, cam, quýt và đưa vào khai thác 100 ha thông cho thu nhập và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động nông nhàn, đồng thời bà con cũng làm tốt công tác phòng cháy rừng.
Thông qua phong trào thi đua, năm 2008 toàn xã Nam Anh có 580 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân SXKDG các cấp, trong đó có 6 hộ đạt danh hiệu cấp tỉnh, 19 hộ cấp huyện và 555 hộ cấp xã.
Ngoài ra, công tác xóa đói giảm nghèo cũng được thực hiện có hiệu quả, ủng hộ người nghèo, ủng hộ đồng bào bị bão lụt. Đặc biệt, cơ sở Hội đã quan tâm, vận động hộ khá, hộ giàu kèm cặp giúp đỡ hộ nghèo, tạo vốn giúp nhau không lấy lãi bằng phường tiền, phường hiện vật, phường thóc.
Phong trào “ Xây dựng gia đình nông thôn văn hoá, tham gia xây dựng làng xã văn hoá”
Hội đã phối hợp với các cấp, các ngành tuyên truyền, quán triệt cho toàn thể cán bộ hội viên về pháp lệnh dân số, phòng chống ma túy, luật giao thông, chỉ thị 19, chỉ thị 22 của Tỉnh ủy và Nghị quyết 47 của Bộ chính trị, chỉ thị 49 của Ban Bí thư vận động hội viên tích cực xây dựng và thực hiện nghiêm túc hương ước, quy ước, giám sát thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; quan tâm công tác vận động, chỉ đạo xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa cấp huyện và cấp tỉnh, kết quả là năm 2008 có 1379/1729 hộ gia đình đạt 5 tiêu chuẩn gia đình văn hóa chiếm tỷ lệ 79%, toàn xã có 8/9 xóm đạt xóm văn hóa cấp huyện và cấp tỉnh, xã đã đạt danh hiệu xã văn hóa cấp tỉnh. Đặc biệt, trong năm 2008, lập thành tích thi đua kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam và chào mừng Đại hội Đại biểu Hội nông dân tỉnh, xã đã tổ chức thành công hội thi Nhà nông đua tài tại xã và tham gia hội thi tại huyện.
Phong trào “ Nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng an ninh”
Thực hiện phong trào này, Hội đã phối hợp với các ngành như công an, quân sự tổ chức cho cán bộ hội viên nông dân tổ chức, học tập chỉ thị 07 của Trung ương và tỉnh về phòng chống tệ nạn xã hội; thực hiện Nghị quyết 32 về an toàn giao thông về việc thực hiện đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Tổ chức phối hợp với các ban ngành mở các lớp tập huấn giáo dục pháp luật, tạo điều kiện cho hội viên nông dân nắm bắt kịp thời và thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Hàng năm Hội cũng tuyên truyền vận động con em hội viên, nông dân thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự. Khi các cháu trúng tuyển thì Hội tổ chức đến thăm hỏi, động viên tặng quà. Động viên hội viên nông dân tham gia cùng lực lượng vũ trang bảo vệ phong trào và giữ gìn an ninh trật tự trong nông thôn.
Ngoài ra, Hội nông dân xã còn tiến hành các hoạt động tuyên truyền khác như:
Hội thường xuyên tuyên truyền các đường lối, chủ trương, nghị quyết, pháp luật của Hội, Đảng, Nhà nước đến người dân, nhất là các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế để người dân nắm được tình hình, có những kiến thức, hiểu biết cơ bản trong làm ăn kinh tế.
Hội tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tập trung tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho nông dân về cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực thực hiện những quy định của WTO, các hiệp định thoả thuận và cam kết trong nông nghiệp của Việt Nam.
Hội hướng dẫn và vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và xây dựng thương hiệu.
4.1.1.3 Kết quả điều tra một số hộ nông dân được Hội nông dân hỗ trợ vay vốn để phát triển kinh tế
Bước đầu, tiến hành phỏng vấn xin ý kiến của cán bộ Hội nông dân xã Nam Anh để hiểu rõ hơn về vai trò, cũng như những thuận lợi và khó khăn của Hội khi tiến hành hoạt động. Tổng hợp các ý kiến thu thập được cho thấy, đa số cán bộ Hội đều có ý kiến giống nhau về thuận lợi và khó khăn của Hội khi tiến hành hoạt động đó là:
Thuận lợi
Có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, chính sách phù hợp của chính quyền lãnh đạo xã, cùng với sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể khác trên địa bàn xã khi tiến hành hoạt động.
Là tổ chức liên quan đến đội ngũ lao động nông dân đông nhất nên tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức rộng rãi trong quần chúng của Hội.
Có sự đoàn kết, sự nhiệt tình trong sản xuất, lao động đã tạo ra sự thống nhất trong công tác tổ chức thực hiện các hoạt động của Hội.
Trình độ của đội ngũ cán bộ khá đồng đều, cơ bản đều qua đào tạo.
Khó khăn
Cơ chế thị trường thời kỳ mở cửa có nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân, từ đó cũng gây khó khăn cho hoạt động của Hội.
Sản xuất hàng hóa còn mang tính thời vụ nên nhiều lúc kết quả hoạt động không cao.
Nhận thức của hội viên không đồng đều cũng gây khó khăn cho Hội khi tiến hành các hoạt động đòi hỏi tính tập thể cao.
Một số hội viên khả năng nắm bắt chủ trương, kế hoạch hoạt động của Hội còn hạn chế.
Tiến hành điều tra một số hộ nông dân trên địa bàn xã có và không vay vốn của Hội nông dân để phát triển sản xuất, tôi nhận thấy vai trò của hội có tác động khá rõ đối với sự phát triển kinh tế của những hộ nghèo và cận nghèo, cũng như một số hộ có nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn. Đối với một số hộ có thu nhập trung bình trở lên thì họ có thể tự huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, người thân, bạn bè… nên nhìn chung vai trò của Hội nông dân đối với những hộ này cũng chỉ ở một giới hạn nào đó. Ngoài ra, một số hộ cũng không biết vay vốn về rồi sẽ sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào cho hiệu quả cho nên mặc dù trong diện được vay vốn nhưng họ vẫn quyết định không vay.
Hộp 4.2 Có vốn tôi cũng không biết làm gì…
Nói thật thì nhiều lúc có thông báo trên xã cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất nhưng trong đầu tôi vẫn chưa biết vay về rồi sẽ làm gì, chẳng lẽ vay về mua sắm thì sau này lấy tiền đâu để trả cho Hội cơ chứ.
(Anh Lê Bá Hiền, xóm 2, xã Nam Anh).
Bên cạnh đó, sau khi được Hội hỗ trợ về vốn, được tập huấn chuyển giao KHKT, được tuyên truyền giáo dục tư tưởng... thì các hộ gia đình đã mạnh dạn hơn, hăng hái tích cực tham gia vào sản xuất kinh doanh, nhất là các mô hình tiểu trang trại, mô hình vịt - cá - lúa… Thu nhập của các hộ đã tăng lên rõ rệt, đời sống được cải thiện, an ninh thôn xóm được đảm bảo.
Tiêu biểu có một số hộ nông dân sau:
Gia đình anh Nguyễn Kim Chiến, xóm 4 là một đại diện tiêu biểu cho những hộ nông dân sản xuất giỏi của xã Nam Anh. Năm 2003, khi chủ trương dồn điền đổi thửa của Nhà nước được đưa vào thực hiện nhằm tạo điều kiện cho người nông dân đầu tư phát triển sản xuất trên một đơn vị diện tích tập trung, anh Chiến đã bàn bạc với gia đình xin đấu thầu gần 2 ha đất hoang hóa nằm ven con sông Đào chảy qua địa bàn xã để xây dựng mô hình kinh tế VAC. Sau khi nhận đất đấu thầu, do không có vốn để đầu tư cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất cho nên sau một năm vợ chồng anh mới đào đắp được 1000m2 ao nuôi cá và tự dựng được mấy dãy chuồng trại phục vụ cho chăn nuôi lợn thịt. Có ao, có chuồng nhưng chưa có vốn nên anh Chiến đã mạnh dạn làm đơn vay 25 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ do Hội nông dân tín chấp, và nhờ Hội nông dân đứng ra bảo lãnh cho ông vay thêm 25 triệu đồng nữa của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nam Đàn. Có vốn trong tay, vợ chồng anh Chiến đã mạnh dạn đầu tư nuôi một năm 3 lứa lợn lấy thịt, thả 15 ngàn con cá giống các loại như rô phi đơn tính, cá mè, cá trắm cỏ và cấy thêm 9 sào ruộng để lấy lương thực phục vụ nhu cầu của gia đình cũng như phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi của mô hình. Ngoài ra, trên các bờ ao, trên bờ ruộng lúa, vợ chồng anh Chiến còn trồng thêm các loại cây ăn quả như chuối, xoài, và một số giống rau xanh để chăn nuôi và kiếm thêm thu nhập. Nhờ thường xuyên tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ do Hội nông dân các cấp và Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức như tập huấn về kỹ thuật nuôi cá, chăn nuôi lợn, trồng cây ăn quả… nên anh Chiến nắm khá vững các kiến thức về chăn nuôi cũng như trồng trọt. Bên cạnh đó, nhờ bố trí vườn, ao, chuồng ở gia đình anh Chiến khá hợp lý, nguồn thức ăn, nước tưới đảm bảo, các khâu phòng trị bệnh cho lợn và cá đều được thực hiện nghiêm ngặt theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông các cấp nên tỷ lệ cá, lợn của gia đình anh bị bệnh, bị chết hầu như không có mà lại chóng lớn, được nhiều lái buôn rất tin tưởng và ưa chuộng. Năm 2008, từ các ao nuôi cá, gia đình anh Chiến đã thu về gần 20 triệu đồng, từ 3 lứa lợn, mỗi lứa trên 100 con thu lãi ròng trên 60 triệu đồng và 15 triệu đồng tiền bán lúa và các loại hoa quả trong vườn. Trừ tất cả các khoản chi phí giống, thức ăn, công lao động, thuốc bảo vệ, thuốc thú y…, mỗi năm, gia đình anh Nguyễn Kim Chiến đã thu lãi hơn 90 triệu đồng. Đối với gia đình anh Chiến để đạt được kết quả như ngày hôm nay là một sự cố gắng không mệt mỏi, sự động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và hơn hết đó là sự giúp đỡ của Hội nông dân xã Nam Anh về vốn, kỹ thuật, cũng như kinh nghiệm sản xuất cho gia đình anh để có thể phát triển sản xuất mang lại thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho anh và gia đình.
Cũng qua mô hình của gia đình anh Chiến, mô hình làm ăn có hiệu quả của gia đình anh đã mở ra một hướng làm ăn mới, thực sự hiệu quả, góp phần giúp nhiều hộ nông dân, cũng như gia đình nghèo ở xã Nam Anh vươn lên xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
Bảng 4.4 Thu nhập của các hộ điều tra có vay và không vay vốn của Hội nông dân xã Nam Anh
ĐVT: Triệu đồng/năm
STT
Hộ vay
Hộ không vay
Trước
Sau
1
38,0
44,0
17,5
2
16,5
20,0
19,4
3
8,0
10,2
14,5
4
46,5
62,5
15,0
5
56,5
90,0
28,5
6
30,0
47,2
22,0
7
42,7
55,0
16,6
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2009).
Sau đây là một số ý kiến đánh giá của người dân về Hội nông dân xã Nam Anh:
Đa số các hộ được điều tra phỏng vấn đều có ý kiến giống nhau về những thuận lợi và khó khăn khi tham gia vào Hội nông dân xã.
Thuận lợi
Được sống trong môi trường tập thể, cùng giúp đỡ nhau về mọi mặt đời sống
Được vay vốn phát triển sản xuất
Được tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Hiểu biết về các đường lối, chủ trương, chính sách của Hội, Đảng và Nhà nước
Khó Khăn
Kinh phí để hoạt động của Hội còn hạn chế.
Trình độ cán bộ Hội chưa đồng đều
Người dân rất bận rộn với công việc gia đình nên hầu như không có thời gian để tham gia đầy đủ và nhiệt tình vào các hoạt động của Hội.
Khi được hỏi về nguyên nhân mà nông dân tham gia vào Hội thì cũng có nhiều ý kiến khác nhau như: Một số người quan niệm đã là nông dân thì phải tham gia vào Hội nông dân là lẽ đương nhiên, một số người lại là cán bộ xã, xóm nên cũng phải vào Hội, một số người có nhu cầu vay vốn với lãi suất thấp nên cũng gia nhập vào Hội. Còn đa số nông dân vào Hội là do tự nguyện và cũng thấy được hưởng nhiều quyền lợi khi vào Hội.
Một số nông dân không tham gia vào Hội là do trên địa bàn có nhiều Hội như Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ… mà trong một gia đình thì có nhiều thế hệ, họ nghĩ đã tham gia vào Hội này rồi thì không cần thiết phải tham gia vào Hội khác nữa. Một số vì không muốn nộp quỹ và phí hoạt động hàng năm, một số hộ thì do quá bận không có thời gian tham gia các hoạt động do Hội phát động nên không tham gia vào Hội.
Nói tóm lại, Hội nông dân xã Nam Anh được đánh giá là Hội có hoạt động mạnh, đặc biệt là từ năm 1995 trở lại đây. Hoạt động của Hội đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, ổn định và giúp nâng cao thu nhập cho đại đa số nông dân trên địa bàn xã.
4.1.2 Thực trạng, vai trò của Hội phụ nữ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Nam Anh
4.1.2.1 Thực trạng tổ chức cơ sở Hội phụ nữ xã Nam Anh
Phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng đối với gia đình, cộng đồng và xã hội nhưng do nhiều nguyên nhân mà phụ nữ lại là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất, mà nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do định kiến nặng nề của chế độ phong kiến để lại, cộng với những hủ tục lạc hậu vẫn chưa biến mất trong nông thôn.
Đến nay vấn đề bình đẳng giới được chú ý nên vai trò của phụ nữ cũng được quan tâm nhiều hơn. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, phụ nữ đã có nhiều cơ hội hơn để tiếp thu cái mới, những thông tin cùng với những kỹ thuật tiến bộ trên thế giới, kèm với đó là tư tưởng, quan niệm đã có phần thông thoáng nên nhiều phụ nữ đã có cơ hội thể hiện mình và giúp phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống.
Nam Anh là một xã bán sơn địa của huyện Nam Đàn, toàn xã có 9 xóm chia làm 9 chi hội phụ nữ với số hội viên tập hợp là 1.999 người, trong đó có 1.128 hội viên nòng cốt. Nhân dân nói chung và các hội viên phụ nữ xã Nam Anh nói riêng có đức tính siêng năng, cần cù, chịu thương chịu khó, nhanh nhạy trong việc tiếp cận và áp dụng các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, tiếp cận cơ chế thị trường, luôn có tư tưởng làm giàu chính đáng. Đội ngũ cán bộ Hội trẻ, đoàn kết, tâm huyết với phong trào, hội viên tin tưởng vào tổ chức Hội, tích cực tham gia các hoạt động của Hội cũng như các phong trào của địa phương do đó mà đời sống của hội viên ngày càng được nâng cao.
Đại hội Đại biểu Hội liên hiệp phụ nữ xã Nam Anh nhiệm kỳ 2006 - 2011 đã bầu ra Ban Chấp hành Hội gồm 11 đồng chí. Ban chấp hành bầu ra Ban thường vụ gồm 3 đồng chí, bao gồm:
Chủ tịch : (Bà) Hồ Thị Minh Thủy
Phó chủ tịch : (Bà) Lưu Thị Yến
Ủy viên thường trực : (Bà) Phạm Thị Em
Vai trò, nhiệm vụ của Hội phụ nữ
Nâng cao nhận thức, trình độ năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới, xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa và có lòng nhân hậu.
Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.
Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập cho phụ nữ trên địa bàn xã.
Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh.
Mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế vì bình đẳng, phát triển và hòa bình.
Xã Nam Anh có 9 xóm tương ứng với 9 chi hội. Chi hội là cầu nối giữa ban chấp hành cơ sở với hội viên. Đại hội hội viên bầu ra Ban chấp hành chi hội. Ban chấp hành chi hội bầu ra chi hội trưởng, chi hội phó.
Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hội là 5 năm, nhiệm kỳ của các chi hội là 2,5 năm.Ban chấp hành Hội họp mỗi tháng 1 lần, còn các chi hội họp 4 lần/năm vào các dịp 8/3, sơ kết 6 tháng, 20/10 và tổng kết cuối năm.
Các chi hội là cầu nối giữa hội viên với Hội do đó các chi hội có nhiệm vụ báo cáo tình hình hoạt động của Hội đến các hội viên cũng như đề xuất yêu cầu, ý kiến của hội viên đến Hội. Chăm lo đời sống cho hội viên, thực hiện tốt việc phát triển hội viên. Xây dựng quỹ hội, thu nạp hội phí đầy đủ theo quy định.
Quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên
Phụ nữ Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi cư trú, tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia hoạt động Hội thì được kết nạp vào Hội LHPN Việt Nam.
Quyền lợi
Được tham gia các hoạt động của Hội và sinh hoạt Hội tại nơi cư trú.
Được hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng
Được dân chủ bàn bạc công việc của Hội, được góp ý và đề đạt nguyện vọng với tổ chức Hội, được ứng cử, đề cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội.
Nghĩa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá vai trò của một số tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.doc