Luận văn Đánh giá về thành phần loài, năng suất, chất lượng của tập đoàn cây thức ăn gia súc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc trên thế giới và ở Việt Nam4

1.1.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới 5

1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Việt Nam 9

1.2. Tình hình nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên 14

1.2.1. Vấn đề nguồn gốc và phân bố đồng cỏ trong đai nhiệt đới 14

1.2.2. Những nghiên cứu về khu hệ thực vật 15

1.2.3. Những nghiên cứu về dạng sống 17

1.2.4. Những nghiên cứu về năng suất 18

1.2.5. Giá trị chăn thả của tập đoàn cây cỏ trong đồng cỏ Bắc Việt Nam20

1.2.6. Vấn đề thoái hoá đồng cỏ do chăn thả 23

1.2.7. Những nghiên cứu về sử dụng đồng cỏ Việt Nam 25

1.3. Tình hình nghiên cứu về đồng cỏ trồng 26

1.3.1. Tình hình phát triển đồng cỏ trên thế giới 26

1.3.2. Tình hình phát triển đồng cỏ ở Việt Nam 26

1.3.3. Đặc điểm thành phần dinh dưỡng của cỏ, cây trồng làm thức ăn gia súc28

1.4. Nhận xét chung 38

Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU39

2.1. Điều kiện tự nhiên 39

2.1.1. Vị trí địa lý 39

2.1.2. Địa hình, địa mạo 39

2.1.3. Khí hậu, thời tiết 40

2.1.4. Thuỷ văn 42

2.2. Các nguồn tài nguyên 43

2.2.1. Tài nguyên đất 43

2.2.2. Các loại tài nguyên khác 45

2.3. Thực trạng môi trường 47

2.4. Phát triển kinh tế nông nghiệp 48

2.5. Đánh giá chung 50

Chương 3: ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51

3.1. Đối tượng nghiên cứu 51

3.2. Phương pháp nghiên cứu 51

3.2.1. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên 51

3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 54

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 63

4.1. Tập đoàn cây cỏ tự nhiên là thức ăn gia súc huyện Yên Sơn – Tuyên Quang63

4.1.1. Thành phần loài cỏ tự nhiên 63

4.1.2. Năng suất, chất lượng của tập đoàn cây cỏ tự nhiên là

thức ăn gia súc huyện Yên Sơn – Tuyên Quang71

4.2. Thành phần loài, năng suất cây và cỏ trồng làm thức ăn gia súc76

4.2.1. Thành phần loài, năng suất cỏ trồng 76

4.2.2. Thành phần loài, năng suất các loài cây trồng khác được

sử dụng làm thức ăn gia súc81

4.2.3. Chất lượng của cỏ trồng làm thức ăn gia súc tại các điểm

4.3. Đánh giá chất lượng đất tại các điểm nghiên cứu 89

4.3.1. Đánh giá chất lượng đất cỏ tự nhiên 89

4.3.2. Đánh giá chất lượng đất trồng cỏ 90

4.4. Đánh giá một số mô hình kinh tế chăn nuôi trong địa bàn huyện92

4.4.1. Mô hình trồng cỏ Voi thương phẩm 92

4.4.2. Mô hình chăn nuôi bò sữa tại trại bò Hoàng Khai – Xã Hoàng Khai – Yên Sơn93

4.4.3. Mô hình trồng cỏ voi, nuôi bò thịt 97

4.4.4. Mô hình trồng cỏ Voi, VA 06 thương phẩm 98

4.4.5. Mô hình kết hợp trồng cỏ giống và thương phẩm 101

4.4.6. Mô hình trồng cỏ, nuôi bò kết hợp chăn thả 103

4.5. Đề xuất mô hình chăn nuôi 106

4.5.1. Mô hình chăn nuôi hộ gia đình 108

4.5.2. Mô hình chăn nuôi trang trại nhỏ 109

4.5.3. Mô hình trồng cỏ, ngô thương phẩm 110

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 112

1. Kết luận 112

2. Đề nghị 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

pdf131 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2161 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá về thành phần loài, năng suất, chất lượng của tập đoàn cây thức ăn gia súc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 2.1. Bảng 2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện (Nguồn số liệu: Văn kiện đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Yên Sơn lần thứ XIX; lần thứ XX) Ngành kinh tế Huyện Yên Sơn Năm 2001 Năm 2005 1. Nông lâm ngư nghiệp 51,58 42,80 2.Công nghiệp – xây dựng 19,63 38,90 3.Dịch vụ – thương mại- du lịch 28,79 18,30 Tổng số 100,00 100,00 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 2.5. Đánh giá chung a. Những thuận lợi: Nhìn chung vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường huyện Yên Sơn có nhiều tiềm năng cho phát triển các nghành kinh tế – xã hội trong những năm tới: - Có nguồn tài nguyên đất, rừng và thuận lợi về giao thông nên có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng: Nông – lâm nghiệp – công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương mại – dịch vụ và du lịch. - Điều kiện đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép phát triển một nền sản xuất nông – lâm nghiệp với nhiều loại cây trồng đa dạng để phát triển mạnh công nghiệp chế biến, làm cơ sở cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. - Có nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm trong sản xuất và có nhiều điều kiện để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến. b. Những khó khăn, hạn chế: Diện tích tự nhiên có trên 3/4 là đồi núi, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn (xuất phát điểm của nền kinh tế thấp), đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi..). Vì vậy cần có sự đầu tư thích đáng. - Địa hình của huyện chia cắt mạnh, thường xuyên chịu ảnh hưởng bất lợi của điều kiện tự nhiên (đặc biệt là lũ quét) gây khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân, tốn kém trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. - Nguồn tài nguyên khoáng sản có nhiều loại nhưng phần lớn các mỏ có trữ lượng nhỏ, phân bố giải rác không thuận lợi cho đầu tư khai thác và chế biến ở quy mô lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Chƣơng 3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Để tìm hiểu về tập đoàn cây thức ăn gia súc ở huyện Yên Sơn – Tuyên Quang, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số thảm cỏ, các loài cây cỏ tự nhiên và cây trồng đang được người dân địa phương sử dụng làn thức ăn cho gia súc. Ở tất cả các điểm nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra về thành phần loài, dạng sống, năng suất, chất lượng của một số loài chính, một số loài ưu thế. Thống kê các loài cây, cỏ trồng có thể dùng làm thức ăn gia súc, tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái, sinh học của các loài tiêu biểu, phân tích một số chỉ tiêu hoá học, để từ đó có thể rút ra kết luận về xu hướng phát triển cây thức ăn gia súc trong một số mô hình chăn nuôi và đề xuất đưa vào sử dụng các loài và các thảm cỏ. 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã dùng các phương pháp sau: 3.2.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên Chúng tôi tập trung nghiên cứu một số điểm điển hình về trồng trọt, chăn nuôi của huyện, nơi có thảm cỏ và mô hình chăn nuôi đặc trưng. Qua các thông tin do lãnh đạo UBND huyện Yên Sơn, cán bộ phòng khuyến nông huyện cung cấp và khảo sát thực tế, chúng tôi đã xác định được 3 điểm: Xã Hoàng Khai với khu vực quanh trại bò Hoàng Khai, xã Mỹ Bằng với trại bò Quyết Thắng và đặc biệt trú trọng tìm hiểu tại xã Phú Lâm – là trọng điểm trồng trọt, chăn nuôi của huyện với trại bò Phú Lâm (nay đã bán lại cho công ty Vinamilk). 3.2.1.1 Lập tuyến điều tra: Chúng tôi phân chia vùng nghiên cứu ra làm nhiều điểm căn cứ vào địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật, mức độ sử dụng khác nhau, để xác định các sinh cảnh chính cần điều tra, đánh giá và thu mẫu. Trên các tuyến điều tra sẽ làm các ô tiêu chuẩn, mỗi điểm nghiên cứu làm 4 ô. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 3.2.1.2. Điều tra nghiên cứu theo ô tiêu chuẩn: Để thống kê thành phần loài, đánh giá vai trò từng loài trong quần xã, nghiên cứu về năng suất, chất lượng của các loài cỏ (theo mẫu phiếu mô tả các quần xã cỏ). Chúng tôi lấy các mẫu cỏ phần trên mặt đất, cắt sát đất để phân tích với ô tiêu chuẩn có kích thước 1m2, ở mỗi điểm nghiên cứu lấy 4 ô. 3.2.1.3 Phƣơng pháp điều tra trong dân + Xây dựng phiếu điều tra gồm các mục: Loài cỏ trồng, tên Việt Nam, diện tích trồng, chăm sóc, thu hoạch, năng suất/ha, đặc điểm loại đất trồng, bộ phận sử dụng, hình thức khi sử dụng, giá bán… + Gửi phiếu điều tra. + Trực tiếp phỏng vấn dân địa phương, tập trung chủ yếu vào phỏng vấn các hộ trồng cỏ, nuôi trâu, bò. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Mẫu phiếu điều tra: PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ TRỔNG CỎ NUÔI BÒ Họ và tên chủ hộ: …………………………………………… ………………... Địa chỉ: …………………………………………… …………………………… Điện thoại: .……………………………………………………………………… 1. Thời gian bắt đầu chăn nuôi bò (trâu): Số lượng ban đầu: 2. Số lượng đàn hiện tại: 3. Biến động về số lượng, nguyên nhân:….………………………….……………… .………………………………………………………………………….…………… …….………………………………………………………………………….……… 4. Giá trị kinh tế của đàn bò, lợi nhuận thu được: .………………………………………………………………………….…………… …….………………………………………………………………………….……… 5. Chế độ cho ăn: .………………………………………………………………………….…………… …….………………………………………………………………………….……… Tên cỏ trồng: Thời gian bắt đầu trồng: Diện tích: Phân bố: Đặc điểm địa hình bãi cỏ trồng: Loại đất Giá trị dinh dưỡng của đất: Thời gian cắt lứa đầu: Năng suất: Số ngày: Thời gian cắt lứa 2: Năng suất: Số ngày: Thời gian cắt trung bình mỗi lứa: Năng suất trung bình: Chăm sóc: …………………………………………………………….……………… ….………………………………………………..…………………………………… …………………………….………………………Mức phí cho việc chăm sóc/năm: Số lứa cắt trung bình/năm: Khả năng phục vụ nhu cầu chăn nuôi: Khối lượng thừa (thiếu) so với nhu cầu/năm: Giá bán: ………………vnđ/kg Giá trị kinh tế: 7. Cây thức ăn khác .………………………………………………………………………….…………… …….………………………………………………………………………….……… ………….………………………………………………………………………….… Chủ hộ Người điều tra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 3.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Mẫu thực vật thu được đem về giám định tên khoa học và phân tích trong phòng thí nghiệm. 3.2.2.1. Xác định tên khoa học của mẫu thực vật: Chúng tôi sử dụng khoá phân loại hiện hành của các tác giả Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001, 2003, 2005) [5], Lê Khả Kế (1969, 1975) [22], Phạm Hoàng Hộ (1993) [19] và một số tài liệu liên quan đến phân loại. 3.2.2.2. Nghiên cứu năng suất: Theo phương pháp của Hoàng Chung (2006) [13]. Chúng tôi cắt phần ở trên mặt đất mà gia súc có thể sử dụng được tại mỗi điểm nghiên cứu. Mẫu mang về phòng thí nghiệm được phân thành 2 phần: Phần tươi và phần chết. Phần tươi được phân chia theo các nhóm: Hoà thảo, cây Họ đậu, cây Thuộc thảo, cây bụi nói chung, dương xỉ, …sau đó cân và sấy khô, cân khô và tính giá trị trung bình. Phần khô và phần chưa hoàn toàn mục nằm trên mặt đất thuộc phần chết chung. Chúng tôi tiến hành tại phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào thực vật trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên. 3.2.2.3. Đánh giá chất lƣợng cỏ: Chúng tôi lấy thân, lá bánh tẻ của một số loài cỏ ưu thế của từng điểm nghiên cứu để phân tích. Đối với cỏ trồng lấy tại mỗi bãi cỏ nghiên cứu 5 mẫu thân lá tại 5 điểm khác nhau, để lẫn lộn và đem phân tích. Chúng tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu nước, vật chất khô, hàm lượng prôtêin, đường và chất xơ tại Viện Khoa Học sự sống - Đại Học Thái Nguyên và Phòng phân tích TAGS & SPCN - VILAS - Viện chăn nuôi. Phƣơng pháp: a. Xác định lượng vật chất khô trong cỏ [31]: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 - Nội dung: Sấy mẫu ở nhiệt độ 1050C đến khi khối lượng mẫu không đổi và xác định sự thay đổi khối lượng trong quá trình sấy. - Dụng cụ: + Cân phân tích đến độ chính xác đến + 0.0001 gam. + Tủ sấy điều chính được nhiệt độ + 10C. + Hộp nhôm + nắp có đường kính 65mm, cao 30mm. + Bình hút ẩm có chứa chất hút ẩm. - Các bƣớc tiến hành: Sấy hộp nhôm và nắp ở nhiệt độ 1050C trong vòng 30 phút, sau để nguội trong bình hút ẩm cân chính xác đến 0.0001 gam. Nếu cỏ sau khi lấy về cân tươi, sau đó phơi khô trong phòng thí nghiệm rồi cân, gọi đây là trạng thái khô không khí. Cân vào hộp nhôm 5g mẫu ở trạng thái khô không khí với độ chính xác 0.0001g. Mở nắp hộp nhôm, đặt nắp xuống đáy của hộp sau đó cho vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 1050C (+ 10C) trong vòng 4 giờ tính từ khi nhiệt độ của tủ sấy đạt 1050C (Chú ý: Thời gian để đạt được nhiệt độ 1050C tình từ lúc bắt đầu cho hộp nhôm vào sấy không vượt quá 30 phút). Sau khi sấy 4 giờ, chúng ta đậy nắp hộp nhôm lại sau đó lấy ra cho vào bình hút ẩm. Sau khi để nguội đem cân bằng cân phân tích. Khối lượng hao hụt sau khi sấy được coi là lượng nước, phần còn lại sau khi sấy kiệt gọi là lượng vật chất khô. - Tính toán lƣợng vật chất khô trong mẫu phân tích (S): Được tính theo công thức phần trăm (%): 1 100 m S m   (3.1) Trong đó: S là lượng vật chất khô trong mẫu (%). m1 là khối lượng mẫu sau khi sấy ở 105 0 C. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 m là khối lượng mẫu trước khi sấy ở 1050C. b. Xác định hàm lượng nước trong cỏ: Hàm lượng nước = 100% - vật chất khô (%) (3.2) c, Phương pháp phân tích hàm lượng chất xơ theo Heenerberg – Stohmann [32]: Chất xơ được coi là tổng hợp của nhiều chất như Xenluloze, Hemixenluloze, các chất pectin, lignin. Việc định nghĩa chất xơ không dễ dàng, mà thường được coi là các chất còn lại sau quá trình thuỷ phân. Chất xơ thô là phần còn lại của các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật sau quá trình thuỷ phân bằng Axit sunfuric và dung dịch Natrihidroxit. Chất xơ thực phẩm là phần còn lại của các tế bào thực vật được phân huỷ bằng các men tiết ra từ các tuyến tiêu hoá. Đó là hỗn hợp Xenluloze, Hemixenluloze và lignin. Việc phân tích chất xơ là một phương pháp cổ điển nhưng luôn luôn là vấn đề cần được thảo luận thấu đáo. Do quá trình thuỷ phân hoá học các chất trong mẫu phân tích luôn luôn cần một môi trường càng chính xác bao nhiêu càng cho kết quả chính xác bấy nhiêu. Từ quan điểm trên việc phân tích chất xơ có thể được tiến hành theo hai cách: Phương pháp hoá học và phương pháp sử dụng enzim. Trong đó, phương pháp phân tích hoá học dùng để phân tích chất xơ là một trong những phương pháp cổ điển nhất của phương pháp phân tích thành phần hoá học có trong thức ăn. Bản chất của phương pháp này xuất phát từ quá trình thủy phân các chất của tế bào thực vật. - Hoá chất: + Dung dịch Axit sunfuric (H2S)4) 0.255 + 0.005N. + Dung dịch Natrihidroxit (NaOH)0.313 + 0.005N. + Acetone. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 - Thiết bị: + Thiết bị phân tích xơ ANKOM 200/220. + Túi lọc: Sử dụng túi lọc ANKOM F57 hoặc F58. + Dụng cụ hàn miệng túi: Yêu cầu có nhiệt độ cao đủ để làm chảy nhựa polime trong túi lọc (số hiệu # 1915 hoặc 1920). +Tủ sấy - Các bƣớc tiến hành: + Đánh dấu túi lọc bằng bút không bị xoá trong dung môi. Cân túi lọc (ghi w1.1) sau đó chỉnh cân về không (ấn phím TARE). + Túi đối chứng: Cân ít nhất 1 túi không và cho vào cùng phân tích (ghi w1.2), điều này cho phép xác định sai số xảy ra đối với độ ẩm và khối lượng của túi. + Cân khoảng 1g mẫu cho thẳng vào túi lọc (ghi w2). Mẫu cân phải cho sát đáy túi. + Hàn miệng túi trong khoảng 4mm tính từ miệng túi bằng dụng cụ hàn túi. Dàn đều mẫu trong túi vào khay chứa túi của máy ANKOM. Sử dụng tất cả chín khay mà không quan tâm đến số túi phân tích. Đặt cả trục chứa các khay mẫu vào buồng phân tích, đặt khối sắt hình trụ trên khay thứ 9 không chứa mẫu để dìm toàn bộ khay xuống. + Khi phân tích 24 túi lọc, đổ vào đó 1.900 – 2.000 ml dung dịch axit có nhiệt độ ổn định cho đến khi ngập túi lọc. Nếu phân tích ít hơn 20 túi, cho theo tỉ lệ 100ml axit/ 1túi (tối thiểu phải có 1.500ml). + Công phá 40 phút bằng dung dịch axit sunfuric (NaOH) 0.255 + 0.005N, sau đó rửa nước cất 2 lần (mỗi lần 5phút). + Công phá 40 phút bằng dung dịch Natrihiđroxit (NaOH) 0.131 + 0.005 N, sau đó rửa bằng nước cất tất cả 3 lần. + Tháo túi lọc khỏi khay, bóp nhẹ cho bớt nước thừa. Cho túi vào cốc thuỷ tinh thể tích 250ml,cho thêm acetone. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 + Trải đều túi lọc để khô không khí. Cho vào tủ sấy đặt nhiệt độ 1050C, sấy trong vòng 2-4 giờ. (Chú ý: Không cho túi lọc vào tủ sấy trước khi acetone khô hết). + Sau khi sấy khô, lấy túi lọc ra cho vào bình hút ẩm. Để nguội và cân (ghi w3). Tính lượng xơ và khoáng của mẫu bằng công thức w4: w4 = w3 – w1.1 + Đưa cả túi đối chứng và túi chứa mẫu vào đốt trong lò nung ở nhiệt độ 550 0C trong vòng 2 giờ, để nguội trong bình hút ẩm vàcan (ghi w5.1 là khối lượng chén + khoáng của mẫu, w5.2 là khối lượng chén + bao đối chứng sau đốt). Tính lượng khoáng thực sự của mẫu như sau: w5 (w5.1 – wCM) – (w5.2 – wCĐC) Trong đó: wCM là khối lượng chén dùng đốt mẫu. wCĐC là khối lượng chén dùng đốt bao đối chứng. - Tính toán kết quả: Hàm lượng xơ thô tính bằng % theo công thức sau: 100 2 54    w ww X (3.3) Trong đó: X: Hàm lượng xơ thô (%). w2: Khối lượng mẫu phân tích tính bằng gam. w4: Khối lượng chất xơ + khoáng sau khi lọc ete, axit, bazơ và acetone. w5: Khối lượng tro của chất xơ sau khi nung. d. Phân tích hàm lượng Protein thô theo phương pháp MicroKjeldan [7]: - Nguyên lý: Trong phương pháp MicroKeldan người ta vô cơ hoá mẫu bằng H2SO4 98% kết hợp với chất xúc tác để chuyển nitơ hữu cơ ra dạng (NH4)2SO4, rồi dùng NaOH để đẩy NH3 ra khỏi muốn Amoni, NH3 sau khi được giải phóng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 ra sẽ được cuốn đi bằng dòng hơi nước nóng. Sau khi được làm nguội sẽ được hấp thụ vào dung dịch H3BO3 ở trong bình hứng tạo ra muối borat amon có màu xanh trong. (NH4)2SO4 + 2NaOH = 2NH3 + Na2SO4 + 2H2O 3NH3 + H3BO4 = (NH4)3BO3 Để xác định được lượng amoniac giải phóng ra trong quá trình chưng cất ta đem đi chuẩn độ bằng dung dịch H2SO4 0.1N đến khi nào dung dịch chuyển sang màu tím nhạt là được. 2(NH4)3BO3 + 3H2SO4  3(NH4)2SO4 + 2 H3BO3 Từ lượng axit H2SO4 0.1N tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ chúng ta tính được lượng nitơ có trong mẫu. - Dụng cụ: Ống công phá mẫu; Bình tam giác 300ml - Hoá chất: H2SO4 đậm đặc 98%; Viên xúc tác Kjeldahl (hỗn hợp Cu và Se); H2SO4 0.1N; NaOH 33%; H3BO3 4% cùng với chất chỉ thị màu Tashio (gồm hỗn hợp màu xanh Methylen và đỏ Methylen); nước cất. - Cách tiến hành: Giai đoạn công phá mẫu: + Bƣớc 1: Cân mẫu: Mẫu được xấy khô ở nhiệt độ 50-600, sau đó nghiền nhỏ. Tiến hành: Cân chính xác và cẩn thận bằng cân phân tích (có độ chính xác 0.0001) 1-1.5g mẫu cho vào bình công phá (trước khi cho mẫu đã cân vào ống thì ta phải cho vào ống 1 viên xúc tác trước), sau đó cho vào 10ml H2SO4 đậm đặc, bịt chặt ống đốt mẫu bằng giấy thiếc và ngâm qua đêm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 Chú ý: Để tăng độ chính xác khi phân tích, chúng ta phải bố trí 1 ống Kjeldahl đối chứng chỉ có chất xúc tác và 10ml H2SO4 đậm đặc mà không có mẫu phân tích, tiến hành tất cả các bước như mẫu phân tích thật. + Bƣớc 2: Công phá mẫu: Nhiệt độ cần cho quá trình công phá là 3800C, thời gian công phá là 40 phút. Khi quá trình công phá đã được ta đợi nhiệt độ của ống Kjeldahl hạ xuống bằng nhiệt độ môi trường rồi đưa vào chưng cất. Giai đoạn chưng cất và phân tách Amoniac sau khi công phá: Sau khi công phá xong ta tiến hành chưng cất trên máy cất đạm tự động Garhardt. Máy tự động hút dung dịch NaOH, H3BO3 và nước cất. Thời gian chưng cất là 5 phút (chú ý khi chạy máy phải đủ lượng nước làm lạnh), dung dịch sau chưng cất có mầu xanh. Giai đoạn xác định lượng amoniac giải phóng ra sau quá trình chưng cất: Để xác định được lượng amoniac giải phóng ra trong quá trình chưng cất ta đem đi chuẩn độ bằng dung dịch H2SO4 0.1N đến khi nào dung dịch chuyển sang màu tím nhạt là được, từ lượng axit H2SO4 0.1N tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ chúng ta tính được lượng đạm có trong mẫu. - Tính kết quả: Dựa trên lượng axit sunfuaric 0.1N tính ra hàm lượng Prôtein có trong mẫu. e. Xác định hàm lượng đường khử theo phương pháp Bertrand [7]: - Nguyên tắc: Đường khử do trong cấu trúc có nhóm aldehit có tính khử mạnh nên có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng với dung dịch Dehling. R-CHO – 2AgNO3 + 3 NH3 + H2O  R-COONH4 + 2NH4NO3+2Ag R-CHO – 2Cu(OH)2  R-COOH + Cu2O  + 2H2O 10FeSO4 + 2 KMnO4 + 8H2SO4  K2SO4 + 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3+ 8H2O Khi dùng dung dịch chuẩn KMnO4 0.1N để chuẩn độ lượng FeSO4 tạo thành. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 f. Xác định hàm lượng lipit tổng số theo phương pháp Soxhlet [7] 3.2.2.5. Phân tích các chỉ tiêu hóa sinh đất Tại mỗi điểm nghiên cứu: Gồm cả bãi cỏ tự nhiên và bãi cỏ trồng, chúng tôi lấy mẫu đất tại các vị trí khác nhau sao cho nó phản ánh được môi trường đặc trưng cùng với vị trí tương ứng các mẫu cỏ. Mẫu đất được lấy ở độ sâu: 0- 20 cm (độ sâu bám rễ chủ yếu của cỏ), trộn lẫn lộn, sau đó đem phân tích tại Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên. Mẫu đất sau khi lấy về được cân tươi, sau đó cũng sử lí khô không khí như mẫu cỏ. a. Xác định độ pH Cân 5 gam đất đã qua rây 1 mm cho vào 25 ml KCl 1N lắc 10 phút rồi ngâm qua đêm, sau đó lắc và đo trên máy Metter, đọc trị số pH trên máy. b. Xác định hàm lượng mùn (OM%) theo phương pháp Tiurin Cân 0,1 gam đất dã rây 0,25 cho vào bình tam giác 100 ml + 10 ml dung dịch K2Cr2O7 (0,4N) lắc nhẹ, cắm phễu con trên miệng bình để ngưng lạnh, rồi đặt bình trong nồi parafin, đun sôi dung dịch trong bình 5 phút ở nhiệt độ 170 0 C – 1800C cho đến khi dung dịch không có màu xanh. Để nguội rồi đổ vào bình tam giác nước cất, tráng phễu và ống nghiệm cũng đổ vào binh tam giác, thêm 1 ml H3PO4 và 8 giọt chỉ thị màu Fenylantranyn, sau đó dùng dung dịch muối Mo chuẩn độ lượng Kalibicromat thừa đến lúc dung dịch biến đổi màu sang mà xanh, tính kết quả. c. Xác định hàm lượng đạm tổng số (N%) theo phương pháp Kjeldahl mô tả ở trên d. Xác định hàm lượng lân tổng số (P2O5%) Hút 5 ml dung tích mẫu sau khi công phá, chỉnh đến pH = 7 bằng dung dịch NaOH 10%, sau đó thêm 10 ml H2SO4 5N, thêm 1,25 ml dung dịch axit Ascobic 1M. Đun cách thủy trên bếp đến khi cường độ màu lớn nhất, để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 nguội ở nhiệt độ phòng, định mức đến 50 ml đem so màu trên máy DELL/2000, số đọc là % P2O5. e. Xác định hàm lượng Kali tổng số (% K2O) theo phương pháp quang phổ phản xạ Nguyên tắc của phương pháp là thu bức xạ nguyên tử Kali phát ra dưới tác dụng kích thích ngọn lửa hồ quang. Khi bức xạ này đi qua máy quang phổ nhiễu xạ thu được phổ bức xạ. Cường độ vạch phổ tỉ lệ với nồng độ nguyên tố Kali trong mẫu. Đo cường độ vạch phổ ta tính được nồng độ nguyên tố, phép đo thực hiện trên máy quang phổ loại DES 8-3; độ nhạy vạch K là 0,01%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tập đoàn cây cỏ tự nhiên là thức ăn gia súc huyện Yên Sơn – Tuyên Quang 4.1.1. Thành phần loài cỏ tự nhiên Cỏ tự nhiên có năng suất trên một đơn vị diện tích không cao như cỏ trồng nhưng là một thành phần quan trọng trong danh mục cây thức ăn của gia súc. Vì chúng mọc ở nhiều nơi, không cần trồng, không mất công chăm sóc, thường có vị ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần loài cỏ tự nhiên tại một số điểm nghiên cứu thuộc xã Phú Lâm – Xã trọng điểm về chăn nuôi của huyện. Điểm 1: Bãi Hủy – Cụm kho CK28 - Cục Kỹ thuật Quân khu 2 thuộc 2 xã Phú Lâm và Kim Phú – Yên Sơn Điểm 2: Thảm cỏ dưới tán rừng keo 1 năm tuổi - Đồi Pháo – Xóm Cây Trám – Phú Lâm – Yên Sơn Điểm 3: Thảm cỏ dưới tán rừng keo 3 năm tuổi - Đồi Đát – Xóm Đát nước nóng – Phú Lâm – Yên Sơn. Điểm 4: Thảm cỏ dưới tán rừng keo 6 năm tuổi Đồi Pháo – Xóm Cây Trám – Phú Lâm – Yên Sơn 4.1.1.1. Điểm nghiên cứu thứ nhất: Bãi Hủy – Cụm kho CK28 - Cục KT Quân khu 2 thuộc 2 xã Phú Lâm và Kim Phú – Yên Sơn Bãi Hủy gồm một bãi lớn và nhiều bãi nhỏ với tổng diện tích là hơn 4 ha, thuộc địa phận 2 xã Kim Phú và Phú Lâm và do Cục kỹ thuật Quân khu 2 quản lý và sử dụng, là một bãi chăn thả tự nhiên lớn. (Ảnh Bãi Hủy-Ảnh 4.1 – Phụ lục). Tại đây, chúng tôi đã thu thập được 22 loài thuộc 9 họ khác nhau (Bảng 4.1). Trong đó họ có số loài cao nhất là họ lúa (Poaceae) có 7 loài, chiếm 31,82% tổng số loài của điểm này, gồm các loài như: Cỏ đắng (Paspalum Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 scrobiculatum), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Túc hình tím (Digitaria violascens), Mồm u (Ischaemum rugosum), Cỏ sâu dóm (Setaria lutescens). Họ Cúc (Asteraceae) có 5 loài, chiếm 22,73% tổng số loài của điểm. Gồm các loài: Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ lào (Chromolaena odorata), Cúc dại (Calotis guadichandii), Đơn buốt (Bidens bipinnata L.) Họ Cói (Cyperaceae) có 3 loài, chiếm 13,63% số loài trong điểm, thường gặp các loài như: Củ gấu (Cyperus esculentus), Chuỳ tử đỏ (Rhynchospora rubra), Mao thư lưỡng phân (fimbristylis dichotoma). Họ Mua (Melastomataceae) có hai loài, các họ Bòng bong (Schizaeaceae), họ Đậu (Fabaceae), Họ thiên lý (Asclepiadaceae), Họ Sim (Myrtaceae), Họ Dương xỉ (Polipodiaceae) mỗi họ có 1 loài. Nhóm họ này lại chiếm 31,82% tổng số loài trong điểm. Như vậy, tại điểm nghiên cứu này, họ lúa (Poaceae) và có số loài và số lượng cá thể nhiều nhất, chúng chiếm ưu thế sinh thái, tạo độ phủ cao với hai loài chiếm ưu thế là cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum) và cỏ may (Chrysopogon aciculatus). Đây là hai loài đóng vai trò là thức ăn chủ yếu cho đàn bò hơn 30 con được nuôi tại đây. Ngoài ra, các loài thuộc họ Cúc cũng phát triển mạnh với các đại diện như: Cỏ lào (Chromolaena odorata) Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Đơn buốt (Bidens bipinnata). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 Bảng 4.1. Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu TT Tên khoa học Tên địa phƣơng Các điểm nghiên cứu 1 2 3 4 Polipodiophyta Polipodiaceae Họ Dƣơng xỉ 1 Blechmum orientale Dương xỉ lá dừa + + 2 Dryopteris parascitica Dương xỉ thường + + + + Schizaeaceae Họ Bòng bong 3 Lygodium microphylum Bòng bong lá nhỏ + + + 4 Lygodium scandens Bòng bong leo + + + 5 Lygodium flexuosum (L.) Sw. Bòng bong + Gymnospermatophyta Dicotyledoneae Asteraceae Họ cúc 6 Ageratum conyzoides Cỏ cứt lợn + + + 7 Artemisia japonica Ngải cứu dại + 8 Bidens bipinnata L. Đơn buốt + + + 9 Calotis guadichandii Cúc dại + 10 Chromolaena odorata (L.)R.King&H.Robins Cỏ lào + + + + 11 Elephantopus scaber Cúc chỉ thiên + + + + 12 Siegesbeckia orientalis Cỏ dĩ + Asclepiadaceae Họ thiên lý 13 Streptocaulon fuventas (Lour).Merr Hà Thủ ô trắng + + + Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 Anacardiaceae Họ Xoài 14 Rhus javanica Muối + + Fabaceae Họ Đậu 15 Desmodium pulchellum Đồng tiền tràng quả dẹt + 16 Mimosa pudica L. Trinh nữ + + + + Melastomataceae Họ mua 17 Melastoma septemnervium Lour Mua + + + + 18 Melastoma saigonense Mua lông + + + Myrtaceae Họ Sim 19 Rhodomyrtus tomentosa Wight Sim + + + + Rosaceae Họ Hoa Hồng 20 Rubus alceifolius Poir Mâm xôi + + Monocotyledoneae Cyperaceae Họ Cói 21 Cyperus esculentus Củ gấu + + + 22 fimbristylis dichotoma Mao thư lưỡng phân + 23 Rhynchospora rubra Chuỳ tử đỏ + Poaceae Họ lúa 24 Centosteca lappacea Cỏ lá tre + + + 25 Chrysopogon aciculatus Cỏ may + + 26 Cynodon dactylon Cỏ gà + Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 27 Digitaria timorensis Cỏ chân nhện + + + 28 Digitaria violascens Túc hình tím + + + 29 Imperate cylindrica Cỏ tranh + 30 Ischaemum rugosum Mồm u + + 31 Paspalum scrobiculatum Cỏ đắng + + + + 32 Pogonatherum crinitum Thu thảo + 4.1.1.2. Điểm nghiên cứu số 2: Thảm cỏ dƣới tán rừng keo 1 năm tuổi - Đồi Pháo – Xóm Cây Trám – Phú Lâm – Yên Sơn Đồi Pháo – Xóm Cây Trám là một khu đồi đã trồng rừng rộng lớn chạy dài từ khu Suối nước nóng đến UBND xã, với diện tích khoảng trên 100 ha. Trên một khu đồi như vậy, có cả rừng trồng đã được 6 năm tuổi và một năm tuổi, với cây trồng chủ yếu là cây Keo. Ảnh 4.2 (Phụ lục). Nghiên cứu thành phần loài trên một đồi keo 1 năm tuổi, chúng tôi thu được 16 loài thuộc 8 họ khác nhau (Bảng 4.1). Trong đó: Họ lúa (Poaceae) có 4 loài, chiếm 25% tổng số loài của điểm này, gồm các loài như: Cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), Túc hình tím (Digitaria violascens), Cỏ lá tre (Centosteca lappacea), Cỏ chân nhện (Digitaria timorensis). Cỏ đắng, cỏ chân nhện, cỏ lá tre phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf171LV09_SP_SinhthaihocMaiHoangDat.pdf