Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (200 điểm), có 5 tiêu chuẩn
(40 điểm/1 tiêu chuẩn), mỗi tiêu chuẩn có 4 tiêu chí (10 điểm/1 tiêu chí).
+ Kiến thức (200 điểm), có 5 tiêu chuẩn (40 điểm/1 tiêu chuẩn), mỗi
tiêu chuẩn có 4 tiêu chí (10 điểm/1 tiêu chí).
+ Kỹ năng sư phạm. (200 điểm), có 5 tiêu chuẩn (40 điểm/1 tiêu
chuẩn), mỗi tiêu chuẩn có 4 tiêu chí (10 điểm/1 tiêu chí).
Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua
xem xét các minh chứng, cho điểm như sau:
+ Tiêu chí (điểm tối đa là 10; Mức độ: Tốt (9-10); Khá (7-8); Trung
bình (5-6); Kém (dưới 5));
+ Tiêu chuẩn (điểm tối đa là 40; Mức độ: Tốt (36-40); Khá (28-35);
Trung bình (20-27); Kém (dưới 20));
+ Lĩnh vực (điểm tối đa là 200; Mức độ: Tốt (180-200); Khá (140-
179); Trung bình (100-139); Kém (dưới 100)).
Việc xếp loại chung cuối năm học như sau:
+ Loại Xuất sắc: là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
+ Loại Khá: là những giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm
113 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hay, cái tốt. Kết quả là chủ thể nhận xét,
đánh giá những sự kiện, hành vi mới xảy ra thường quá mức so với thực tế (tốt
hơn hoặc xấu hơn). Xuất phát từ lòng tin chủ quan của chủ thể đánh giá, nếu
thành kiến tốt thì nhận xét, đánh giá thường tốt lên, ngược lại nếu thành kiến
41
xấu thì khi nhận xét, đánh giá sẽ xấu hơn. Để tránh những yếu tố tâm lý trên,
ngoài việc chủ thể đánh giá thì cần có sự tham gia của các chủ thể khác tham
gia vào đánh giá viên chức.
- Đối tượng đánh giá
Tất cả viên chức trong đơn vị đều là đối tượng đánh giá. Những người
này có sự khác nhau về vị trí việc làm, nhiệm vụ, quan điểm, cách sống... và đều
có ảnh hưởng đến đánh giá. Thực tế cho thấy những người giữ chức vụ trong
đơn vị thường được đánh giá là tốt, bất luận kết quả công tác thực tế của họ ra
sao. Những người thường được đánh giá thấp là viên chức giáo viên hoặc những
viên chức nhân viên bình thường trong đơn vị.
- Mục đích đánh giá
Đây là yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.
Ví dụ: Đánh giá hàng năm là cơ sở để xét tặng các danh hiệu thi đua –
khen thưởng đối với viên chức và có ảnh hưởng đến kết quả công tác chung của
đơn vị nên hầu hết các đơn vị đều có tất cả viên chức hoàn thành nhiệm vụ trở
lên. Cụ thể đối với đơn vị nếu đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc thì phải có
100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít
nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến (theo Điều 27, Luật Thi
đua-khen thưởng). Như vậy, người đứng đầu khi xem xét, quyết định đánh giá
phân loại viên chức cuối năm sẽ bị tác động rất lớn.
- Nội dung, tiêu chí đánh giá
Nội dung, tiêu chí đánh giá viên chức rất quan trọng, nếu thiếu tính rõ
ràng, khoa học, cụ thể, không phù hợp với từng đối tượng bị đánh giá sẽ
không thể đưa đến một kết quả đánh giá khách quan, công bằng và sát thực
được.
42
- Phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá viên chức được lựa chọn áp dụng một cách khoa
học, hợp lý là cơ sở để có được kết quả đánh giá khách quan, công bằng và
ngược lại có thể làm sai lệch kết quả đánh giá.
Tiểu kết Chƣơng 1
Trong chương 1, đề tài đã đề cập những nội dung cơ bản về viên chức;
đơn vị sự nghiệp công lập; công tác đánh giá viên chức trong các ĐVSN công
lập thuộc Sở GD&ĐT. Những yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá viên chức thuộc
Sở GD&ĐT;
Những nội dung nghiên cứu của Chương 1 là cơ sở lý luận để đề tài đi
sâu vào nghiên cứu thực trạng đánh giá viên chức trong các ĐVSN công lập
thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên sẽ được trình bày trong chương 2 của Luận văn
này.
43
Chƣơng 2:
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TRONG CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC SỞ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO TỈNH PHÚ YÊN
2.1. Khái quát về viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên
Tỉnh Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, có tọa
độ địa lý: Điểm cực Bắc: 13
0
41'28"; Điểm cực Nam: 12
0
42'36"; Điểm cực
Tây: 108
0
40'40" và điểm cực Đông: 109
0
27'47". Diện tích tự nhiên toàn tỉnh
là 5.060 km
2
, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa,
phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông. Phú Yên
có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội
[38].
Dân số trung bình của tỉnh Phú Yên (tính đến năm 2011) là 871.949
người, mật độ dân số năm 2010 là 172 người/km
2
. Tổng số lao động làm việc
trong nền kinh tế quốc dân toàn tỉnh Phú Yên là 498.710 người. Trong đó, tỷ
lệ lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp là 295.236 người chiếm
59,2%; khu vực công nghiệp - xây dựng là 81.789 người chiếm 16,4%; khu
vực dịch vụ là 121.685 người chiếm 24,4% tổng số lao động làm việc trong
các ngành kinh tế quốc dân [38].
Tỉnh Phú Yên có 09 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đồng Xuân,
Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông
Cầu và thành phố Tuy Hòa (là trung tâm tỉnh lỵ) [38].
Các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh được
tổ chức, sắp xếp theo quy định pháp luật, theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực;
chức năng, nhiệm vụ được quy định cụ thể, rõ ràng, hoạt động ngày càng có
44
hiệu lực, hiệu quả. Hiện có 19 cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh
gồm: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo,
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tư
pháp, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Y tế, Ban Dân tộc tỉnh, Thanh tra
tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và Sở Ngoại vụ (mới thành lập tháng 9/2017). 08
đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh gồm: Trường Đại học Phú Yên,
Trường Cao đẳng nghề Phú Yên, Trường Cao đẳng y tế, Đài phát thanh và
truyền hình tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình giao thông tỉnh; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình
dân dụng và công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý khu nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao. Ban quản lý khu kinh tế Phú Yên là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh,
thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế Nam Phú Yên và
các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh [38].
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên là một cơ quan chuyên môn
thuộc UBND tỉnh, quản lý trực tiếp các trường trung học phổ thông, trường
phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp trung học phổ thông), trường
phổ thông dân tộc nội trú, các trường chuyên biệt và các trung tâm giáo dục
thường xuyên, trung tâm giáo dục - hướng nghiệp và Trung tâm Hỗ trợ phát
triển giáo dục hòa nhập tỉnh. Tính đến ngày 31/12/2016, cơ cấu tổ chức bộ
máy của Sở GD&ĐT gồm có:
- 10 phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm: Văn phòng; Thanh tra; Phòng
Tổ chức cán bộ; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Chính trị, tư tưởng - Học
sinh, sinh viên; Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục; Phòng
45
Giáo dục Mầm non; Phòng Giáo dục Tiểu học; Phòng Giáo dục Trung học;
Phòng Giáo dục Thường xuyên và Chuyên nghiệp [36].
- Quản lý trực tiếp 37 đơn vị đơn vị sự nghiệp công lập, gồm: 22 trường
THPT; 7 trường THCS và THPT; 1 trường chuyên Lương Văn Chánh; 1
trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, 03 trường phổ thông dân tộc nội trú
huyện (Danh sách tên cụ thể các trường xem phụ lục 1); 03 Trung tâm: Trung
tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh; Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp
tỉnh; Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh (trước đây là trường
Niềm vui, dạy trẻ em khuyết tật). Trong đó có 36 đơn vị được giao tự chủ một
phần kinh phí, được Sở GD&ĐT giao biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo
và 01 đơn vị là Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh được giao tự chủ
100% kinh phí, không được giao biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo [36].
Xem Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức, bộ máy c a Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên
Giám đốc Sở GD&ĐT
10 phòng chuyên môn,
nghiệp vụ
22
Trường
THPT
Phó Giám đốc Sở Phó Giám đốc Sở Phó Giám đốc Sở
Đơn vị sự nghiệp công
lập trực thuộc
07 Trường
THCS&
THPT
05 trường
chuyên biệt
03 trung
tâm
46
2.1.1. Về cơ cấu tổ chức, bộ máy của các đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Yên
- Cơ cấu tổ chức c a Trường THPT; trường THCS&THPT, trường
chuyên biệt gồm có: Hội đồng trường; Hiệu trưởng; Phó Hiệu trưởng; Tổ
Hành chính; Các Tổ bộ môn như Tổ Toán, Lý, Hóa,...; Các Đoàn thể trong
trường như tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Xem Sơ đồ
2.2.
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy c a trường THCS, THPT và trường
phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt
- Cơ cấu tổ chức các Trung tâm: Trung tâm Giáo dục thường xuyên
tỉnh; Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp tỉnh; Trung tâm Hỗ trợ phát
triển giáo dục hòa nhập tỉnh gồm có: Giám đốc, Phó Giám đốc, các Tổ, phòng
chuyên môn, nghiệp vụ. Xem Sơ đồ 2.3
Hội đồng trường
Hiệu phó
Tổ Hành
chính
Hiệu trưởng
Hiệu phó
Tổ Toán Tổ Lý Tổ
47
Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy c a các Trung tâm
2.1.2. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giáo
dục và đào tạo tỉnh Phú Yên
2.1.2.1. Số lượng, chất lượng, cơ cấu viên chức hiện nay
Tính đến ngày 31/12/2016, số lượng biên chế viên chức trong các
ĐVSN công lập thuộc Sở GD&ĐT được cấp có thẩm quyền giao cho 36/37
đơn vị, không giao biên chế sự nghiệp cho Trung tâm giáo dục thường xuyên
tỉnh là 2316 biên chế; biên chế viên chức đã tuyển dụng là 2239/2316 biên
chế.
Số lượng viên chức trong các ĐVSN công lập thuộc Sở GD&ĐT thuộc
diện nghiên cứu của luận văn là 2239 viên chức (888 nam chiếm 39,7%, 1351
nữ chiếm 60,3%). Trong đó có 20 người chiếm 0,9% là người dân tộc thiểu
số; tỷ lệ viên chức dưới 30 tuổi là 230 người chiếm 10,3%, từ 31 đến 50 tuổi
là 1711 người chiếm 76,4% tổng số viên chức. Xem bảng 2.1
Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng viên chức
Tổng số 2239
viên chức
Giới tính
Đảng
viên
Dân
tộc
thiểu
số
Độ tuổi
Nam Nữ
Dưới
30
Từ 31-
50
Từ 51-54 (nữ) và
51-59 (nam)
Số lượng 888 1351 1248 20 230 1711 298
Tỷ lệ % 39,7 60,3 55,7 0,9 10,3 76,4 13,3
Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng,chất lượng viên chức các ĐVSN công lập
thuộc Sở GD&ĐT đến 31/12/2016 c a Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên
Phó Giám đốc
Tổ Văn
phòng
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Tổ Tổ
48
2.1.2.2. Trình độ viên chức
- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Viên chức trong các ĐVSN công lập thuộc Sở GD&ĐT được tuyển
dụng cơ bản đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ chính trị của ngành. 100% có trình độ học vấn Trung học phổ
thông. Trình độ chuyên môn của viên chức có trình độ thạc sĩ chiếm 9,6%, đại
học chiếm 83,6%, cao đẳng chiếm 4,1%, trung cấp chiếm 2,2%, còn lại một
số trường hợp (chiếm 0,491%,) chưa có chuyên môn, nghiệp vụ do các trường
hợp này công tác trước 01/4/1993, đã lớn tuổi, không đào tạo lại được. Xem
Bảng 2.2
Bảng 2.2. Tổng hợp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Tổng số
2239 viên
chức
Bậc đào tạo
Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học
Cao
đẳng
Trung
cấp
Còn
lại
Số lượng 1 214 1871 92 50 11
Tỷ lệ % 0,009 9,6 83,6 4,1 2,2 0,491
Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng,chất lượng viên chức các ĐVSN
công lập thuộc Sở GD&ĐT đến 31/12/2016 c a Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên
- Về trình độ lý luận chính trị:
Tỷ lệ viên chức trong các ĐVSN công lập thuộc Sở GD&ĐT được đào
tạo về lý luận chính trị gồm: 24 người có trình độ cao cấp chiếm 1,1%; 123
người có trình độ trung cấp chiếm 5,5% và 2092 người chưa qua đào tạo về lý
luận chính trị còn cao, chiếm 93,4%. Thực tế này do nhiều nguyên nhân, song
nguyên nhân cơ bản là việc đào tạo lý luận chính trị chủ yếu được thực hiện
đối với đội ngũ viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức quy
hoạch vào các vị trí đó; chỉ tiêu đào tạo lý luận chính trị do Cấp ủy cấp huyện
phân bổ cho các ĐVSN công lập thuộc Sở GD&ĐT rất ít. Xem Bảng 2.3
49
Bảng 2.3. Tổng hợp trình độ lý luận chính trị
Tổng số 2239
viên chức
Bậc đào tạo Chƣa qua
đào tạo Cử nhân Cao cấp Trung cấp
Số lượng 0 24 123 2092
Tỷ lệ % 0 1,1 5,5 93,4
Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng viên chức các ĐVSN
công lập thuộc Sở GD&ĐT đến 31/12/2016 c a Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên
- Về trình độ tin học, ngoại ngữ:
Do yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác nên phần lớn
viên chức trong các ĐVSN công lập thuộc Sở GD&ĐT đều có chứng chỉ tin
học, ngoại ngữ. Kết quả thống kê cho thấy có trên 90% viên chức có chứng
chỉ tin học văn phòng trở lên và gần 80% viên chức có chứng chỉ ngoại ngữ
phục vụ công tác. Xem bảng 2.4
Bảng 2.4 .Tổng hợp trình độ tin học, ngoại ngữ
Tổng số 2239
viên chức
Tin học
Ngoại ngữ
Tiếng Anh Ngoại ngữ khác
Trung
cấp trở
lên
Chứng
chỉ
Trung
cấp trở
lên
Chứng
chỉ
Trung
cấp trở
lên
Chứng
chỉ
Số lượng 147 1976 211 1856 0 45
Tỷ lệ % 6,7 88,3 8,5 74,5 0 2
Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng viên chức các ĐVSN
công lập thuộc Sở GD&ĐT đến 31/12/2016 c a Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên
- Về cơ cấu chức danh nghề nghiệp:
Đa số viên chức trong các ĐVSN công lập thuộc Sở GD&ĐT có chức
danh nghề nghiệp hạng III. Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II,
hạng I rất ít. Thực trạng xuất phát từ nguyên nhân chính là chỉ tiêu thi nâng
hạng lên hạng II, I đối viên chức trong các ĐVSN công lập thuộc Sở GD&ĐT
còn hạn chế. Xem bảng 2.5
50
Bảng 2.5. Cơ cấu hạng viên chức trong các ĐVSN
công lập thuộc Sở GD&ĐT
STT Ngạch
Số lƣợng
(Ngƣời)
Tỷ lệ %
1 Hạng I 0 0
2 Hạng II 12 0,6
3 Hạng III 2166 96,7
4 Hạng IV 50 2,2
5 Khác 11 0,5
Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng viên chức trong các
ĐVSN công lập thuộc Sở GD&ĐT đến 31/12/2016 c a Sở GD&ĐT tỉnh Phú
Yên
Qua kết quả khảo sát, tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh
Phú Yên; về cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Giáo dục và đào tạo; số lượng,
chất lượng viên chức trong các ĐVSN công lập thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Phú
Yên, cho thấy đội ngũ viên chức trong các ĐVSN công lập thuộc Sở GD&ĐT
tỉnh Phú Yên cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo;
có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, tinh thần trách nhiệm trong công
việc; tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Năng lực sư phạm của phần lớn viên chức những năm gần đây được nâng lên,
bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Tuy
nhiên, thực tế vẫn còn một bộ phận viên chức chưa đạt chuẩn; thiếu động lực,
nhận thức không đầy đủ, ngại khó trong học tập nâng cao trình độ, đổi mới
phương pháp giảng dạy. Tỷ lệ giáo viên có khả năng sử dụng thành thạo ngoại
ngữ còn thấp. Tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên cục bộ vẫn tồn tại (thừa
ở vùng có điều kiện kinh tế thuận lợi; thiếu ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn); chưa đủ giáo viên các môn chuyên biệt; Nguyên nhân dẫn đến
51
những bất cập trong phát triển đội ngũ nhà giáo nêu trên là do công tác tuyển
dụng, sử dụng và quản lý viên chức giáo dục chưa phù hợp thực tiễn, trong đó
có công tác đánh giá viên chức.
2.2. Thực trạng công tác đánh giá viên chức trong các đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Yên
Đánh giá viên chức là một nội dung quan trọng của quản lý và sử dụng
viên chức. Để làm rõ thực trạng công tác đánh giá viên chức trong các ĐVSN
công lập thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên hiện nay, đề tài tập trung vào một
số nội dung sau:
2.2.1. Về ban hành quy định đánh giá
Năm học 2013-2014, viên chức trong các ĐVSN công lập thuộc Sở
GD&ĐT tỉnh Phú Yên được đánh giá, phân loại theo Công văn số
382/SGDĐT-TCCB ngày 25/4/2013 của Sở GD&ĐT về việc đánh giá, xếp
loại giáo viên, cán bộ quản lý cuối năm học; Công văn số 4375/BNV-CCVC
ngày 02/12/2013 của Bộ Nội vụ.
Năm học 2014-2015, việc đánh giá, phân loại viên chức được thực hiện
theo Công văn số 4393/BNV-CCVC ngày 17/10/2014 của Bộ Nội vụ; Quyết
định số 39/2014/QĐ-UBND ngày 21/10/2014 của UBND tỉnh Phú Yên ban
hành quy định về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Phú Yên, có
hiệu lực từ ngày 01/11/2014, quy định về nội dung, tiêu chuẩn, thang điểm,
phân loại viên chức. Công văn số 877/SNV-TCCC ngày 24/10/2014 của Sở
Nội vụ về việc thực hiện quy định về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức;
Công văn số 585/SGDĐT-TCCB ngày 08/12/2014 của Sở GD&ĐT thực hiện
đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Quyết định số
39/2014/QĐ-UBND ngày 21/10/2014 của UBND tỉnh.
Ngoài ra để nâng cao trách nhiệm của viên chức giữ chức vụ lãnh đạo
quản lý và giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở GD&ĐT đã
52
ban hành Công văn số 115/SGDĐT-TCCB ngày 04/5/2015 của Sở GD&ĐT
về việc triển khai lấy phiếu tín nhiệm của giáo viên đối với cán bộ quản lý và
phiếu thăm dò ý kiến học sinh đối với giáo viên. Tuy nhiên, kết quả lại không
được công khai mà được chuyển về Sở GD&ĐT xem xét, xử lý theo quy
định.
Năm học 2015-2016, thực hiện việc đánh giá, phân loại cán bộ, công
chức, viên chức theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP; Quyết định số
43/2015/QĐ-UBND ngày 19/10/2015 của UBND tỉnh Phú Yên về việc đánh
giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Phú Yên (có hiệu lực từ
ngày 01/11/2015) thay thế Quyết định số 39/2014/QĐ-UBND ngày
21/10/2014 của UBND tỉnh. Công văn số 1011/SGDĐT-TCCB ngày
24/12/2015 của Sở GD&ĐT về việc triển khai đánh giá và phân loại cán bộ,
công chức, viên chức theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và Quyết định số
43/2015/QĐ-UBND ngày 19/10/2015 của UBND tỉnh.
Năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày
27/7/2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
56/2015/NĐ-CP. Công văn số 902/SNV-CCVC ngày 09/8/2017 của Sở Nội
vụ triển khai Nghị định số 88/2017/NĐ-CP.
Đối với viên chức là Đảng viên
Ngoài đánh giá viên chức hàng năm theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT,
Sở Nội vụ, UBND tỉnh, viên chức là Đảng viên còn được đánh giá theo
hướng dẫn của Cấp ủy cấp huyện nơi đặt trụ sở ĐVSN công lập (do các đảng
viên thuộc thẩm quyền quản lý của cấp ủy cấp huyện) theo quy định tại
Hướng dẫn 27-HD/BTCTW ngày 25/9/2014 của Ban Tổ chức Trung ương
kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở
đảng, đảng viên hàng năm và Hướng dẫn số 02-HD/TU ngày 17/10/2014 của
53
Tỉnh ủy Phú Yên hướng dẫn kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân
loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hàng năm.
Qua kết quả khảo sát, 36/36 ĐVSN công lập thuộc Sở GD&ĐT chưa
ban hành quy định đánh giá viên chức tại đơn vị. Căn cứ để đánh giá viên
chức hàng năm tại các đơn vị đều thực hiện theo quy định Chính phủ, Bộ
Giáo dục và đào tạo, UBND tỉnh, Sở Nội vụ và hướng dẫn về đánh giá viên
chức của Sở GD&ĐT, Cấp ủy cấp huyện. Đây là một hạn chế trong công tác
đánh giá viên chức hàng năm tại các ĐVSN công lập thuộc Sở GD&ĐT hiện
nay.
Các quy định của Luật Viên chức 2010 và các văn bản liên quan về
đánh giá viên chức của Chính phủ, Bộ, ngành, UBND tỉnh chỉ quy định chung
về mục đích, nội dung, trình tự, tiêu chí đánh giácòn việc đánh giá chi tiết
như thế nào là việc của từng đơn vị. Vì vậy mỗi đơn vị cần phải ban hành
hành quy định đánh giá viên chức cho phù hợp với đặc điểm của đơn vị. Quy
định đánh giá viên chức của đơn vị sẽ là sự cụ thể hoá các nội dung, tiêu chí,
phương pháp, quy trình, thẩm quyền, thời điểm đánh giá viên chức nói chung
được pháp luật quy định cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của đơn vị, đặc
điểm của viên chức và đặc thù từng vị trí, yêu cầu công việc, trong đó quan
trọng nhất là đưa ra được các tiêu chí đánh giá cụ thể. Trên cơ sở đó mới đánh
giá một cách chính xác kết quả thực thi nhiệm vụ của mỗi viên chức.
2.2.2. Về chủ thể đánh giá viên chức
Như đã nêu tại mục 1.2.4, chương 1, các chủ thể tham gia đánh giá viên
chức trong các ĐVSN công lập thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên bao gồm
người đứng đầu ĐVSN công lập và Giám đốc Sở GD&ĐT là người quyết định
đến kết quả đánh giá. Tuy nhiên, để kết quả đánh giá viên chức được chính xác
hơn, cần có sự tham gia của các chủ thể khác như bản thân viên chức; tổ bộ
môn (100% ý kiến đồng ý); cấp ủy cấp huyện; chi bộ nơi cư trú, người học và
54
phụ huynh học sinh (100% ý kiến khảo sát chưa tham gia vào đánh giá viên
chức),...
Sở GD&ĐT đã xây dựng các hòm thư góp ý; công bố số điện thoại
đường dây nóng tiếp nhận các thông tin phản ánh của người dân theo Chỉ thị số
23-CT/TU ngày 03/6/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường kỷ
cương, kỷ luật hành chính trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn
tỉnh. Ngoài ra, từ năm học 2015-2016, Sở GD&ĐT đã tổ chức lấy phiếu tín
nhiệm của học sinh đối với giáo viên, ý kiến giáo viên đối với người đứng đầu
đơn vị. Đây là một kênh thông tin quan trọng để đánh giá viên chức, phản ánh
trực tiếp nên vẫn còn có tâm lý e ngại góp ý. Do đó, cần có cơ chế khuyến
khích hơn nữa để các chủ thể này tham gia tích cực hơn vào công tác đánh giá
đối với đội ngũ viên chức.
Ngoài ra, chủ thể là người đứng đầu một số đơn vị chưa thực sự quan
tâm đến công tác đánh giá nên đã không thể hiện hết quyền hạn, trách nhiệm
của mình được pháp luật quy định trong đánh giá viên chức, còn quá coi trọng
thành tích chung của tập thể mà đánh giá viên chức mức ở mức thấp nhất là
hoàn thành nhiệm vụ, trừ các trường hợp bị xử lý kỷ luật, để đảm bảo thành
tích chung của đơn vị mình. Đây cũng là một hạn chế cần khắc phục trong
thời gian đến liên quan đến công tác đánh giá.
2.2.3. Nội dung, tiêu chuẩn, tiêu chí, phân loại đánh giá
Trên cơ sở các quy định về đánh giá viên chức trong các ĐVSN công lập
thuộc Sở GD&ĐT nêu tại mục 1.2.5, 1.2.6, Chương 1, Sở GD&ĐT tỉnh Phú
Yên đã chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá viên chức trong các ĐVSN công lập
thuộc Sở theo các quy định này như đã nêu ở trên.
Đối với viên chức là đảng viên phải làm 02 bản đánh giá với nhiều nội
dung giống nhau.
Về tiêu chí đánh giá viên chức hiện nay chưa được cụ thể, còn chung
55
chung. Đối với viên chức giáo viên và cấp phó của người đứng đầu trong các
ĐVSN công lập hiện nay được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp (đánh giá
theo năng lực) và đánh giá hàng năm (đánh giá theo kết quả công việc), có
một số nội dung giống nhau nhưng hai kết quả này chưa được liên thông, tích
hợp với nhau.
Các đơn vị trông chờ vào văn bản hướng dẫn cụ thể của cấp trên; chưa
chủ động ban hành quy định chi tiết, cụ thể tiêu chí đánh giá viên chức trong
đơn vị mình. Việc này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đánh giá viên
chức trong các ĐVSN công lập thuộc Sở GD&ĐT hiện nay.
Khảo sát về số lượng các tiêu chí đánh giá viên chức, có 76/360 ý kiến
tương đương 21,1% ý kiến cho rằng số lượng tiêu chí đánh giá hiện nay là
bình thường, 256/360 ý kiến tương đương 71,1% ý kiến cho rằng số lượng
tiêu chí còn chung chung, thiếu, cần bổ sung; 28/360 ý kiến tương đương
7,8% ý kiến cho rằng số lượng các tiêu chí đánh giá là nhiều, chồng chéo và
trùng lặp.
Khảo sát về chất lượng nội dung của tiêu chí đánh giá viên chức hiện
nay, có 47/360 tương đương 13,1% ý kiến cho rằng các nội dung tiêu chí hiện
nay là bình thường, phù hợp với yêu cầu công tác đánh giá; 219/360 tương
đương 60,8% ý kiến cho là các tiêu chí đánh giá viên chức hiện nay là quá
chung chung, khó áp dụng và có 94/360 tương đương 26,1% ý kiến cho rằng
tiêu chí hiện nay đơn giản và dễ thực hiện.
Khảo sát về tầm quan trọng trong các tiêu chí đánh giá áp dụng đối với
đánh giá viên chức hiện nay, có 321/360 ý kiến tương đương 89,2% ý kiến
cho rằng tiêu chí kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng
làm việc đã ký kết là quan trọng nhất đối với viên chức không giữ chức vụ
lãnh đạo. Có 308/360 ý kiến tương đương 85,8% ý kiến cho rằng tiêu chí
năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ là tiêu
56
chí rất quan trọng để đánh giá viên chức lãnh đạo, quản lý.
Như vậy, từ kết quả khảo sát cho thấy, bên cạnh các ý kiến cho rằng
số lượng và chất lượng tiêu chí đánh giá viên chức được quy định và áp dụng
hiện hành là phù hợp thì còn nhiều ý kiến cũng cho rằng tiêu chí đánh giá
viên chức hiện đang áp dụng còn chung chung, khó áp dụng, chưa được cụ
thể, chi tiết, đặc thù đối với viên chức trong các ĐVSN công lập thuộc Sở
GD&ĐT. Khi viên chức không hiểu rõ tiêu chí, không được quan tâm hướng
dẫn, giải thích để xác định đúng thì những lỗi trong đánh giá thiên về tính chủ
quan của người đánh giá sẽ càng tăng và việc đưa ra được một kết quả đánh
giá chính xác là khó có thể đạt được.
2.2.4. Phương pháp đánh giá viên chức
Như đã đề cập tại mục 1.2.7, Chương 1, phương pháp đánh giá là một
trong những nội dung quan trọng cấu thành hoạt động đánh giá nhân sự nói
chung, đánh giá viên chức nói riêng. Phương pháp đánh giá có ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả đánh giá.
- Phương pháp so sánh với mục tiêu đã xác định là phương pháp hay,
tuy nhiên rất khó áp dụng trong thực tế tại các cơ sở giáo dục vì các đơn vị
khó xác định cụ thể tất cả các mục tiêu để làm cơ sở đánh giá.
- Phương pháp đánh giá cho điểm dựa trên hệ thống các tiêu chí (đánh
giá theo năng lực) là phương pháp được các đơn vị áp dụng từ năm 2010 cho
đến nay.
- Phương pháp đánh giá dựa vào những sự kiện đáng chú ý thông qua
bản kiểm điểm của từng viên chức là phương pháp được sử dụng phổ biến
hiện nay. Cách thức đánh giá này phụ thuộc phần nhiều vào sự tự giác của
viên chức và cũng rất khó để kiểm chứng những gì viên chức đã tự kiểm điểm
57
đã đúng hay sai. Những hạn chế của phương pháp này chính là điều kiện để
bệnh nể nang, dĩ hòa vi quý, cào bằng trong đánh giá đang tồn tại hiện nay.
- Phương pháp bình bầu là phương pháp truyền thống, được áp dụng từ
rất lâu và vẫn tỏ ra khá hiệu quả trong việc đánh giá viên ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_vien_chuc_trong_cac_don_vi_su_nghiep_cong.pdf