Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU.1
Chương 1: CƠ SỞKHOA HỌC VỀĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC
XÃ, PHƢỜNG THÀNH PHỐQUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI .9
1.1. Khái quát về công chức xã, phường. 9
1.1.1. Khái niệm công chức, công chức xã, phường. 9
1.1.2. Vai trò của công chức xã, phường . 10
1.1.3. Đặc điểm công chức xã, phường ở thành phố, thị xã . 11
1.2. Đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường. 13
1.2.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường. 13
1.2.2. Mục đích, ý nghĩa đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường. 14
1.2.3. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường . 15
1.3. Yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã . 16
1.3.1. Đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh . 16
1.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc của công
dân, doanh nghiệp . 18
1.4. Sự cần thiết và các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng công chức
xã, phường. 20
1.4.1. Sự cần thiết nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức xã,
phường. 20
132 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường thành phố Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tin cập nhật về pháp luật, về QLNN và kỹ năng quản
lý rất hạn chế, thiếu kiến thức cơ bản về quản lý và quản lý kinh tế; thường là thụ
động, trông chờ vào sự hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên theo kiểu cầm tay chỉ
việc, yếu cả về khả năng tư duy xây dựng quy hoạch, kế hoạch, yếu cả phương
pháp tổ chức thực hiện. Mặt khác, còn nhiều mối quan hệ ràng buộc họ hàng,
làng xóm nên còn nặng về tình cảm trong giải quyết công việc.
Tóm lại: Trước yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay thì chất
lượng của đội ngũ công chức xã, phường vẫn còn thấp, số lượng còn hẫng hụt,
thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo tính kế thừa, chuyển tiếp giữa các thế hệ; chưa
ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, chỉ tương đối để phục vụ người dân, có nhiều
mặt chưa ngang tầm với yêu cầu của một thành phố và đòi hỏi của thời kỳ CNH,
HĐH và hội nhập quốc tế. Cụ thể chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến
những hạn chế, của đội ngũ công chức xã, phường, đó là:
Thứ nhất, các cấp ủy Đảng và chính quyền chưa quan tâm đến đào tạo,
bồi dưỡng. Một số Đảng uỷ xã, phường chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực
hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy còn chậm, chưa tập trung; dẫn đến kết quả
thực hiện một số nhiệm vụ chưa đạt chỉ tiêu mà Nghị quyết đã đề ra.
Các kỹ năng như tin học, ngoại ngữ, kỹ năng vị trí việc làm chưa được
bồi dưỡng thường xuyên vì nguồn kinh phí hạn hẹp. Chưa thành lập được đề
án vị trí việc làm cho các chức danh CC xã, phường. Việc bố trí, sử dụng còn
nặng về cơ cấu, có khi không đảm bảo tiêu chuẩn chức danh.
48
Thứ hai, nhiều địa phương chưa xây dựng được kế hoạch triển khai
thực hiện; thực hiện công tác ĐTBD cán bộ, công chức tại đơn vị còn chắp
vá, một số cán bộ, công chức cử đi đào tạo không đúng với ngành nghề
chuyên môn, nhu cầu công tác.
Thứ ba, công tác bố trí sử dụng cán bộ và phân công công tác cho công
chức vẫn còn trường hợp chưa bảo đảm tiêu chuẩn chức danh, năng lực, sở
trường công tác. Kế hoạch kiểm tra, giám sát về công tác tuyển dụng, ĐTBD,
chuẩn hóa đội ngũ công chức xã, phường chưa được triển khai.
Thứ tư, chưa dành riêng nguồn ngân sách của thành phố để chi hỗ trợ
thực hiện các chế độ, chính sách thực hiện ĐTBD cho công chức xã,
phường như: Chi hỗ trợ cho cán bộ, công chức tự theo học các lớp đào tạo
chuyên môn từ đại học trở lên phù hợp với tiêu chuẩn chức danh; chi hỗ trợ
thêm mức phụ cấp hàng tháng cho cán bộ không chuyên trách ở xã, phường
(ngoài quy định của tỉnh); chính sách khuyến khích, hỗ trợ nghỉ việc, thôi
việc đối với cán bộ chuyên trách và công chức (không thuộc các chức danh
chủ chốt) lớn tuổi, có quá trình cống hiến nhưng chưa đủ tiêu chuẩn chức
danh theo quy định được nghỉ công tác hoặc bố trí công tác khác phù hợp.
2.3. Thực trạng đào tạo, bồi dƣỡng công chức xã, phƣờng thành phố
Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2016
2.3.1. Triển khai chủ trương, chính sách và nâng cao nhận thức của cấp
ủy, chính quyền các cấp về đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường thành
phố Quảng Ngãi
2.3.1.1. Triển khai chủ trương, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng công chức
xã, phường
Chủ trương, chính sách nói chung và trên lĩnh vực ĐTBD đối với
CCCX nói riêng được Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, thể hiện ở các văn
kiện của Đảng, Nhà nước như:
49
Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”.
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về “đổi mới và nâng cao chất
lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”.
Bên cạnh đó còn có một số Nghị định, Quyết định của Chính phủ như:
Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào
tạo, bồi dưỡng công chức.
Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức
danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,
phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/3013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009.
Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Kế hoạch ĐTBD cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015.
Để thực hiện chủ trương, chính sách trên của Đảng, Nhà nước, thời
gian qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành nhiều văn bản nhằm
cụ thể hóa và thực hiện các chủ trương về ĐTBD công chức xã, phường như:
Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 13/10/2011 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về đẩy
mạnh phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020
Quyết định số 1752/QĐ-UBND ngày 02/12/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ngãi về kế hoạch ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn
2011-2015.
Quyết định số 493/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi Ban hành kế hoạch ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng
Ngãi giai đoạn 2016-2020.
Quyết định số 8738/QĐ-TU ngày 02/12/2008 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi
về việc ban hành đề án đào tạo, tuyển chọn chuẩn hóa cán bộ chủ chốt xã,
50
phường, thị trấn của tỉnh Quảng Ngãi.
Thành ủy, UBND thành phố Quảng Ngãi cũng cụ thể hóa bằng các
Nghị quyết, kế hoạch thực hiện về lĩnh vực này như:
Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 29/11/2011 về công tác tuyển dụng,
đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường đến
năm 2015.
Ban Tổ chức Thành ủy đã xây dựng Hướng dẫn số 428-HD/BTCTU ngày
12/4/2012 về thực hiện công tác quy hoạch cấp ủy, cán bộ lãnh đạo, quản lý;
Kế hoạch số 35-KH/TU ngày 17/4/2012 của Thành ủy về đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, giai đoạn 2012 - 2015;
Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Đề án tiếp nhận và hợp đồng sinh
viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại Ủy ban nhân dân xã,
phường, giai đoạn 2012-2015;
Trên cơ sở đó, chính quyền các cấp của thành phố Quảng Ngãi định kỳ
rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và nguồn nhân sự trong
diện quy hoạch đề nghị Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy xem xét cử đi
ĐTBD nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, đảm bảo tiêu
chuẩn trước khi bố trí cán bộ.
Công tác qui hoạch cán bộ, công chức trên địa bàn thành phố cũng đã
được chính quyền các cấp chú trọng, trong đó gắn qui hoạch cán bộ với kế
hoạch ĐTBD, sử dụng.
Trên tinh thần đó, những năm qua chính quyền các cấp của Thành phố,
nhất là xã, phường đã chủ động xây dựng kế hoạch ĐTBD cả nhiệm kỳ và kế
hoạch từng năm theo Hướng dẫn số 428-HD/BTCTU ngày 12/4/2012 của Ban
Tổ chức Thành ủy đã xây dựng về thực hiện công tác quy hoạch cấp ủy, cán bộ
lãnh đạo, quản lý; Kế hoạch số 35-KH/TU ngày 17/4/2012 của Thành ủy ĐTBD
cán bộ, công chức xã, phường giai đoạn 2012 - 2015.
51
Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng kế hoạch ĐTBD của các cấp ủy, chính
quyền cơ sở và cơ quan quản lý công chức vẫn chưa được quan tâm đúng mức;
xây dựng kế hoạch ĐTBD không đúng trình tự, thiếu khoa học nên hiệu quả
mang lại không cao. Kế hoạch ĐTBD hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc cấp ủy,
chính quyền cơ sở xây dựng kế hoạch cử con người cụ thể đi đào tạo theo nhu
cầu, nguyện vọng của bản thân công chức; các cơ quan quản lý cấp trên như
phòng Nội vụ thành phố, Ban Tổ chức Thành ủy (đối với ĐTBD về lý luận
chính trị) tổng hợp báo cáo Sở Nội vụ và Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Sở Nội vụ tổng
hợp và xây dựng kế hoạch ĐTBD trên cơ sở đề nghị của các địa phương, thực tế
chưa dựa trên kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công
chức của địa phương. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân ảnh
hưởng tiêu cực đến chất lượng ĐTBD CC xã, phường thời gian qua.
2.3.1.2. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo chính quyền các cấp và xác
định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức xã, phường thành phố Quảng Ngãi
Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả ĐTBD
công chức xã, phường nói chung và tại thành phố Quảng Ngãi nói riêng đó là
nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp về vấn đề này. Có thể khẳng định
tại thành phố Quảng Ngãi công tác ĐTBD CC xã, phường thời gian qua đã
được các cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, coi trọng. Dưới sự chỉ đạo
quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Thành ủy, UBND thành phố Quảng Ngãi
đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp cụ thể, đồng bộ tạo ra sự
chuyển biến, thống nhất trong cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Thể hiện rõ
qua việc triển khai đồng bộ, thường xuyên công tác qui hoạch cán bộ, công
chức gắn liền với ĐTBD đội ngũ này. Trong 5 năm, từ 2012 đến nay số công
chức xã, phường của Thành phố được ĐTBD thường xuyên, số lượng ngày
càng tăng, số chuẩn hóa cán bộ, công chức đạt 83,53%. Tuy nhiên, sự quan
tâm đó chưa được cụ thể, vẫn còn chung, thiếu tính quyết liệt. Hằng năm chưa
52
có thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng công chức, khảo sát nhu
cầu ĐTBD một cách có kế hoạch, chủ động, Vì cho đến nay vẫn chưa có một
đề án vị trí việc làm cụ thể cho công tác ĐTBD đối với đội ngũ CC xã,
phường của Thành phố. Từ đó việc khảo sát thực trạng, xây dựng kế hoạch,
chương trình, nội dung, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên phục vụ công tác
ĐTBD đối với đối tượng này hằng năm chưa được coi trọng; chưa khuyến
khích, động viên đội ngũ này tích cực tham gia ĐTBD chuyên môn, nghiệp
vụ, kiến thức QLNN và kỹ năng để nâng cao năng lực, hiệu quả công tác.
2.3.2. Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng
Sau khi triển khai Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 29/11/2011 của
Thành ủy về công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ
cán bộ, công chức xã, phường đến năm 2015, Ban Thường vụ Thành ủy đã đề
ra kế hoạch và ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa để triển khai thực hiện, chỉ
đạo các Đảng uỷ xã, phường phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực
hiện công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ,
công chức xã, phường trong từng năm và cả nhiệm kỳ theo tinh thần Nghị
quyết đã đề ra, công tác ĐTBD công chức xã, phường được các cấp ủy Đảng,
chính quyền các cơ quan ban, ngành quan tâm hơn. Hệ thống các cơ sở có
chức năng ĐTBD công chức, kiện toàn cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng
viên, cán bộ quản lý. Hệ thống các cơ sở ĐTBD CC cho thành phố Quảng
Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi tập trung chủ yếu ở 2 đơn vị đó là Trường Chính trị
tỉnh Quảng Ngãi và Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thành phố.
Trường Chính trị tỉnh
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã nói chung, công chức xã, phường
của thành phố Quảng Ngãi nói riêng được thực hiện chủ yếu tại trường Chính
trị tỉnh Quảng Ngãi.
53
Trường Chính trị tỉnh được thành lập theo Quyết định số 628/QĐ-UB
ngày 2/6/1995 của UBND tỉnh Quảng Ngãi; đây chính là cơ quan ĐT, BD cán
bộ, công chức cho cả tỉnh và cũng là nơi thực hiện ĐT, BD cán bộ công chức
xã, phường cho thành phố.
Tính đến tháng 12/2016, tổng số CB, viên chức, người lao động của
trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi là 52 cán bộ, viên chức và người lao động
(biên chế chính thức là 46 người) trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và
nghiên cứu khoa học.
- Về trình độ chuyên môn:
+ Tiến sĩ: 01 người.
+ Thạc sĩ: 19 người.
+ Đại học: 18 người.
+ Cao đẳng, trung cấp: 02 người.
- Trình độ lý luận chính trị:
+ Cử nhân, cao cấp: 30 người.
+ Trung cấp: 13 người.
Trong thời gian qua, xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ do Tỉnh ủy và
Ủy ban nhân dân tỉnh giao, Nhà trường đã chủ động, tích cực trong công tác
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ, viên
chức trong cả tỉnh đã được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, từng bước
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao. Hiện nay, tỷ lệ giảng viên là
thạc sĩ 18/52 người, chiếm tỉ lệ 34,61% người.
- Về đào tạo, bồi dưỡng:
Từ năm 2010 đến nay Nhà trường đã đào tạo được:
+ 24 lớp TCLLCT-HC và 4 lớp TCHC với số lượng học viên 990 học
viên, trong đó CC xã, phường tham gia khoảng 125 người.
54
+ Mở 2 lớp Đại học hành chính (Văn bằng 1 và Văn bằng 2) số lượng
công chức xã, phường tham gia 5 người;
+ Đã thực hiện được 8 lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên
viên với 510 học viên dành cho CBCC các sở ban ngành giai đoạn 2008-
2011, trong đó công chức xã, phường chỉ có 5 người.
+ Thực hiện được 116 lớp bồi dưỡng ( Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng đại
biểu HĐND, bồi dưỡng kiến thức kinh tế tập thể, bồi dưỡng kiến thức tôn
giáo, kỹ năng nghiệp vụ công tác Đảng, Mặt trận, Đoàn thể...) với 9.192 học
viên trong đó công chức xã, phường có 43 người. Bên cạnh đó, Trường
Chính trị cũng đã phối hợp với các Ban của Tỉnh ủy tổ chức các lớp bồi
dưỡng kiến thức, nghiệp vụ; đào tạo 02 lớp Đề án 8.738; đào tạo 01 lớp Đề án
600, giai đoạn 2008-2012. Đến nay, đã được đào tạo, bồi dưỡng là 157 chiếm
tỉ lệ 63%, sau khi đào tạo, bồi dưỡng đưa về công tác ở các xã, phường 9
người, góp phần bổ sung nguồn nhân lực cho công chức cấp xã, phường của
thành phố.
Chương trình ĐTBD đa dạng hơn, nhất là sự phát triển về chương trình
bồi dưỡng, đã biên soạn và tổ chức bồi dưỡng được những lớp bồi dưỡng kỹ
năng, nghiệp vụ. Kết quả ĐTBD của nhà trường đã góp phần chuẩn hóa đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Quảng Ngãi về lý luận ,chính trị,
kỹ năng nghiệp vụ công tác lãnh đạo, quản lý.
Với nhiệm vụ là ĐTBD công chức thành phố Quảng Ngãi nhưng đến
nay Nhà trường vẫn chưa mở được lớp bồi dưỡng các chức danh cho công
chức cấp xã, phường.
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước được tăng cường, tạo
thuận lợi cho việc phục vụ các mặt công tác của Trường. Cụ thể, hiện trạng cơ
sở vật chất của Trường như sau:
- Diện tích toàn bộ khuôn viên Trường: 8.910m2.
55
- Nhà làm việc: Diện tích xây dựng 350m2.
- Hội trường và phòng học: có 04 hội trường lớn, với sức chứa: Hội
trường A: 200 người; Hội trường B: 90 người; Hội trường C: 120 người; Hội
trường D: 100 người và 03 phòng học với sức chứa: 50 học viên/ 01 phòng.
Trong đó, Hội Trường A và Hội trường B đã xuống cấp nghiêm trọng
vì được xây dựng từ trước năm 1975 và đã qua nhiều lần cải tạo, sửa chữa;
khu giảng đường trước kia có 06 phòng học nhưng phải cải hoán 02 phòng
thành Hội trường D, 01 phòng để làm phòng họp cơ quan.
- Thư viện: 30m2 (tận dụng phòng ký túc xá tầng trệt để làm thư viện)
- Nhà ở học viên: có 02 dãy nhà, sức chứa 200 giường. Trong đó, có 01
dãy nhà được xây dựng từ trước năm 1975 và được cải tạo lại nhưng nay đã
xuống cấp; 01 ký túc xá mới có sức chứa 140 người đã hoàn thành và đưa vào
sử dụng.
Thực trạng cơ sở vật chất của Trường chưa đáp ứng được so với nhu
cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh. Đây là nguyên
nhân làm hạn chế việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường; đồng thời
cũng là nguyên nhân chính làm cho Trường chưa mở được các lớp bồi dưỡng
ngạch chuyên viên chính, chuyên viên và các chương trình bồi dưỡng khác
quy định tại Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành phố Quảng Ngãi
Theo Quyết định số 185-QĐ/TW, ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư trung
ương, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị được thành lập tại các huyện, thành phố
thuộc tỉnh. Hiện nay, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành phố thực hiện chức
năng, nhiệm vụ được quy định như sau:
Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị - hành chính; bồi dưỡng các chương
trình lý luận chính trị cho các đối tượng (phát triển đảng, đảng viên mới) theo
56
quy định; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện;
Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ công tác
xây dựng Đảng, QLNN, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
và một số lĩnh vực khác cho cán bộ Đảng (là cấp uỷ viên cơ sở), cán bộ chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cơ sở;
Tổ chức thông tin về tình hình thời sự, chính sáchcho đội ngũ báo
cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở; thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu
cầu và tình hình thực tế do chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương.
Trung tâm có 1 hội trường, 1 phòng hoc, 3 tủ sách với khoảng 400 đầu
sách, 2 bộ máy chiếu, 1 vi tính sách tay, 4 bộ máy vi tính trang bị cho cá nhân
từng cán bộ công nhân viên chức, 1 bộ phát sóng iternet-wife, các hội trường,
phòng học đều có máy điều hòa phục vụ việc dạy và học. Tuy nhiên cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong tình hình mới nhất là chưa có phòng chức năng để học viên thảo luận,
phòng họp để trao đổi chuyên môn, nhà bán trú để phục vụ nhu cầu ăn nghỉ
cho những học viên ở xa, phòng thư viện, phòng chức năng, phòng lưu trữ hồ
sơ, máy in bằng, chứng chỉ nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học của
trung tâm.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Trung tâm BDCT đã chủ
động phối hợp với Trường Chính trị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chương trình
Trung cấp lý luận chính trị-hành chính cho 133 công chức xã, phường, bên
cạnh đó Trung tâm còn phối hợp với các đơn vị khác bồi dưỡng các lớp bồi
dưỡng ngắn ngày như: nghiệp vụ công tác Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, học nghị quyết, tập huấn đại biểu hội
đồng nhân dân, kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viên trong hệ
57
thống chính trị ở cơ sở, giúp cho người học nắm vững kiến thức vận dụng vào
thực tiễn công tác một cách hiệu quả.
Bên cạnh những kết quả đạt được Trung tâm vẫn còn một số hạn chế
như: nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện rất ít, có những năm không có
nguồn kinh phí để bồi dưỡng; thiếu các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho
7 chức danh và chưa năng động trong việc liên kết với các cơ sở thực hiện
các chương trình bồi dưỡng dành cho công chức xã, phường; số lượng giảng
viên còn thiếu 5 biên chế, chưa có giáo viên giảng dạy các chuyên ngành,
giám đốc trung tâm kiêm nhiệm giảng viên chỉ giảng một phần trong chương
trình, đa số là giảng viên mời từ các đơn vị khác; viên chức ở đây chưa qua
tập huấn về QLNN. Từ những yếu tố trên dẫn đến năng lực tổ chức thực hiện
ở đơn vị này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đối với công
chức xã, phường thành phố.
Ngoài ra, hàng năm UBND thành phố Quảng Ngãi còn chỉ đạo các ban,
ngành của thành phố liên kết với một số Học viện, trường Đại học như Đại học
Phạm Văn Đồng, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Học viện chính trị kkhu vực III,
Học viện Hành chính quốc gia trong thực hiện ĐTBD công chức trên địa bàn.
2.3.3. Xây dựng chương trình và phát triển đội ngũ giảng viên
2.3.3.1. Xây dựng chương trình
Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị được giao nhiệm vụ ĐTBD
công chức trong địa bàn tỉnh, trong đó có công chức xã, phường của Tp.
Quảng Ngãi. Với chức năng của mình, Trường đã chủ động xây dựng, biên
soạn các chương trình bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng và các chương
trình ấy được sử dụng thống nhất cho các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp
huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tập trung 2 nhóm chương trình đó là:
Chương trình ĐTBD dài ngày (trung cấp) và chương trình ĐTBD ngắn ngày.
58
Đối với chương trình ĐTBD dài ngày (trung cấp từ 6 tháng - 2 năm):
Trường tập trung xây dựng hai chương trình ĐTBD phổ biến đó là Trung cấp
chính trị và Trung cấp hành chính (trung cấp chính trị-hành chính).
Đối với hệ trung cấp hành chính có 28 phần học gồm 3 bộ phận kiến
thức cơ bản, phần thứ nhất là Kiến thức đại cương (chính trị, quản lý học đại
cương, tiếng việt, tiếng anh, tin học). Phần thứ hai là Kiến thức cơ bản (lý
luận chung về NN và PL, tổ chức hoạt động của nhà nước). Phần thứ ba là tri
thức, phương pháp, kỹ năng quản lý nhà nước ở cơ sở.
Đối với hệ TCLLCT-HC chia thành 3 khối kiến thức. Khối kiến thức thứ
nhất gồm: Những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam. Khối kiến thức thứ hai gồm Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị,
nhà nước, pháp luật và quản lý hành chính nhà nước; Đường lối, chính sách
pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Khối kiến thức thứ ba gồm Kỹ năng lãnh đạo, quản lý và nghiệp vụ công tác
Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân.
Đối với chương ĐTBD ngắn ngày (dưới 3 tháng)
- Về sơ cấp lý luận chính trị - hành chính
Học viên là cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Qua học tập giúp cho người học
nắm được những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị để có cơ sở hình thành
thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận duy
vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời giúp người học hiểu và
nắm vững những nội dung chủ yếu của Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
đường lối cách mạng, sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay; từ đó cũng cố, tăng cường niềm
tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
59
Từ những kiến thức đã trang bị giúp cho học viên vận dụng vào thực
tiễn công tác và cuộc sống; chủ động, tích cực tham gia cùng tổ chức đảng,
chính quyền ở cơ sở thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị,
văn hóa - xã hội và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương,
đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ công tác
xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính
trị - xã hội.
Tùy theo từng đối tượng, các chương trình cung cấp cho học viên
những kiến thức cơ bản được xây dựng nhằm QLNN, quản lý đô thị, phương
pháp và kỹ năng hoạt động của Hội đồng nhân nhân cấp xã, đạo đức công vụ,
kỹ năng hành chính, kỹ năng giao tiếp hoặc bồi dưỡng những kiến thức cơ
bản về luật pháp, các nghị quyết cơ bản của Đảng, chủ trương của nhà nước
Qua học tập giúp cho học viên nhận thức được sự cần thiết phải nắm
vững mục đích yêu cầu, nội dung từng chương trình, kỹ năng, phương pháp tổ
chức thực hiện; chủ trương, đường lối, chính sách, các văn bản qui định của
Đảng, Nhà nước,..và vận dụng vào thực tiễn sản xuất, công tác ở cơ sở; bước
đầu khắc phục được những vướng mắt và giải quyết tốt các vấn đề mới phát
sinh ở cơ sở. Đồng thời tiếp tục củng cố lập trường, quan điểm chính trị, niềm
tin vào thắng lợi của công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo; mối quan hệ
giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân ngày càng tốt hơn, góp phần đấu tranh có
hiệu quả các quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch, khắc phục sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu
trong mỗi cán bộ, đảng viên và tạo sự lan tỏa trong xã hội. Góp phần giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
60
Nhìn chung các chương trình ĐTBD chưa đa dạng, chỉ chú trọng về
lý luận chính trị, phổ biến chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chưa chú trọng các
chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn gắn với từng chức danh CC
xã, phường kỹ năng hành chính. Chưa có kế hoạch, phối hợp xây dựng
chương trình với các Sở, ban ngành phù hợp với các chức danh cần bồi
dưỡng. Vì thế, chất lượng của một số chương trình chưa cao, chưa sát cơ
sở, thiếu tính thực tiễn, một số nơi còn rút ngắn chương trình, hiệu quả
công tác giáo dục lý luận chính trị - hành chính chưa tương xứng với yêu
cầu. Việc tổ chức mở lớp ở nhiều nơi còn mang tính chất đại trà, hình thức,
chất lượng thấp.
Tóm lại, Trường Chính trị tỉnh và TTBDCT thành phố chỉ đào tạo hệ
Trung cấp lý luận chính trị-hành chính, Trung cấp hành chính, bồi dưỡng sơ
cấp chính trị, bồi dưỡng bên khối đảng, các hội đoàn thể, kinh tế tập thể, chưa
có kinh phí và chưa xây dựng được khung chương trình bồi dưỡng QLHC nhà
nước theo ngạch chuyên viên, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho các
chức danh công chức xã, phường Năng lực của hai đơn vị này còn hạn chế vì
thế chưa xây dựng được khung chương trình bồi dưỡng theo chức danh, theo
đề án vị trí việc làm như: văn thư, địa chính, công an, văn hóa xã hội... và
chưa có khả năng xây dựng khung chương trình bồi dưỡng QLHC nhà nước
chuyên viên chính.
2.3.3.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ dạy
và học, vấn đề xây dựng đội ngũ giảng viên các cơ sở ĐTBD cũng rất được
quan tâm, đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm chức của các cơ sở
đào tạo ngày càng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng và đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhiệm vụ ĐTBD, góp phần phát triển nguồn nhân lực của tỉnh,
trong đó có việc ĐTBD đội ngũ CC xã, phường.
61
Hầu hết CC xã, phường được ĐTBD ở 2 địa điểm là Trường Chính trị
tỉnh và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành phố nên việc xây dựng và phát
triển đội ngũ giảng viên cả về số lượng và chất lượng luôn được quan tâm
như: Đội ngũ giáo viên cơ hữu của Trường Chính trị luôn cập nhật kiến thức
mới kịp thời bổ sung vào bài giảng, hằng năm được đi tập huấn, bồi dưỡng
theo hệ thống Học viện Chính trị, đi nghiên cứu thực tế...
Đối với trung tâm bồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_dao_tao_boi_duong_cong_chuc_xa_phuong_thanh_pho_qua.pdf