MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO THẨM PHÁN THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo thẩm phán 6
1.2. Yêu cầu của cải cách tư pháp đối với công tác đào tạo thẩm phán ở nước ta hiện nay 24
1.3. Đào tạo thẩm phán ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm 30
Chương 2: TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN VÀ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO THẨM PHÁN CỦA HỌC VIỆN TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 1998-2008 38
2.1. Tình hình số lượng, chất lượng đội ngũ thẩm phán hiện nay 38
2.2. Thực trạng đào tạo thẩm phán của Học viện Tư pháp 41
2.3. Kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong công tác đào tạo thẩm phán của Học viện Tư pháp 46
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO THẨM PHÁN THEO YÊU CẦU CÁI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 58
3.1. Quan điểm đổi mới công tác đào tạo thẩm phán của Học viện Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay 58
3.2. Giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo thẩm phán của Học viện Tư pháp ở Việt Nam hiện nay 62
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2883 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đào tạo thẩm phán của Học viên Tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa, Hồng kông, Ma Cao, Đài Bắc. Điều kiện để học trường này là các học viên phải có bằng cử nhân luật và có thể sử dụng một ngoại ngữ. Trường thẩn phán quốc gia: Trường thẩm phán quốc gia được thành lập năm 1997 trên cơ sở hợp nhất trung tâm đào tạo thẩm phán cao cấp (thành lập năm 1991) và trường cán bộ Tòa án nhân dân (thành lập năm 1987). Trường Thẩm phán quốc gia đặt dưới sự quản lý của Tòa án nhân dân Tối cao. Trường có chức năng nhiệm vụ sau:
Tổ chức các lớp luân huấn cho các cán bộ Tòa án, trong đó có Thẩm phán để họ nhận bằng cử nhân 3 năm.
Nâng cao trình độ của Thẩm phán lên mức cử nhân luật bốn năm.
Liên kết các trường tổng hợp để đào tạo các Thẩm phán có trình độ trên đại học (7 năm).
Đào tạo nghiệp vụ Thẩm phán (3 tháng).
Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng xét xử cho các Thẩm phán đương chức.
Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ xét xử của Thẩm phán trong các lĩnh vực chuyên ngành.
1.3.1.3. Ở Cộng hòa Liên bang Đức
Liên bang Đức, một người để được công nhận là luật gia phải đảm bảo đáp ứng 4 điều kiện sau: phải học trong một trường đại học; đạt kết quả trong kì thi quốc gia lần thứ nhất; có thời gian công tác thực tế trong lĩnh vực pháp luật; đạt kết quả trong kì thi quốc gia lần hai.
Chỉ những người đã được công nhận là luật gia đầy đủ mới có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán, Kiểm sát viên hoặc mới có thể hành nghề Luật sư.
Cộng hòa Liên bang Đức không có những thiết chế cố định dưới hình thức Trường hay Viện để đào tạo nghề cho Thẩm phán, Luật sư, Kiểm sát viên. Để trở thành Thẩm phán, Luật sư hay Kiểm sát viên, những người đã đỗ kì thi quốc gia lần thứ nhất phải đăng kí học một khóa đào tạo nghề với thời gian khoảng 2,5 năm. Các khóa đào tạo này được tổ chức ở từng Bang. Trước đây việc tổ chức các khóa đào tạo do Tòa án tối cao của Bang đảm nhiệm nhưng thời gian gần đây chức năng này đã chuyển cho Bộ Tư Pháp Bang.
Trong khóa học các học viên được đào tạo chung một chương trình, trong đó giới thiệu cả kĩ năng nghề nghiệp của Thẩm phán, Luật sư và Kiểm sát viên. Các học viên được thực tập theo một chương trình chung tại các tòa án, Viện Công tố và các Văn phòng Luật sư. Tốt nghiệp khóa đào tạo Thẩm phán này, các học viên phải trải qua kì thi quốc gia lần hai. Chỉ những người thi đỗ kì thi quốc gia lần hai mới có thể đăng kí hành nghề Thẩm phán, Kiểm sát viên hay Luật sư.
1.3.1.4. Ở Cộng hòa Pháp
Ở nước Pháp, Trung tâm đào tạo tư pháp quốc gia được thành lập năm 1959 Trung tâm đào tạo tư pháp quốc gia đã trở thành Trường thẩm phán quốc gia năm 1972 và Trường được đặt dưới sự quản lý của Bộ trưởng Bộ tư pháp. Nhiệm vụ chính của trường: tổ chức các kỳ thi tuyển sinh; đào tạo nguồn thẩm phán; bồi dưỡng thẩm phán; quan hệ quốc tế..Đối tượng đào tạo nguồn thẩm phán là những khóa sinh đủ điều kiện dự thi và trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn thẩm phán, hoặc đủ điều kiện không qua kỳ thi tuyển thẩm phán theo quy định của pháp luật. Kỳ thi tuyển thẩm phán tổ chức qua ba kỳ thi, điều kiện để được dự thi mỗi kỳ thi khác nhau.
Kỳ thi thứ nhất: sinh viên, điều kiện bằng đại học có thời gian đào tạo 4 năm hoặc bằng của Học viện chính trị, dưới 27 tuổi.
Kỳ thi thứ hai: công chức dưới 46 tuổi 5 tháng, có thâm niên công tác ít nhất 4 năm, không cần điều kiện về bằng cấp, đã dự thi không quá 3 lần.
Kỳ thi thứ ba: Để tham gia thi tuyển, thí sinh phải chứng minh được là trong thời gian 8 năm đã có một hoặc nhiều hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư hoặc đã đảm nhận một hoặc nhiều chức vụ dân cử, hoặc đã thực hiện chức năng tài phán với tư cách không chuyên nghiệp, dưới 40 tuổi.
Trường đào tạo nghề đối với các chức danh sau: Thẩm phán tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng; thẩm phán tòa án sơ thẩm thẩm quyền hẹp; thẩm phán điều tra; thẩm phán về trẻ em; thẩm phán hình sự, thẩm phán phụ trách thi hành hình phạt; phó viện trưởng viện công tố bên cạnh tòa án sơ thẩm quyền hẹp.quyền..?
Chương trình đào tạo Thẩm phán kéo dài 31 tháng được chia thành 02 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên kéo dài 25 tháng gồm 3 tháng thực tập ngoài cơ quan tư pháp, 8 tháng học tại trường đào tạo Thẩm phán Bordeaux, học viên được đào tạo về phương pháp và kỹ năng làm việc của thẩm phán, được trang bị những kiến thức về văn hóa tư pháp. Mười bốn tháng thực tập tại các tòa án học viên lần lượt thực tập ở tất cả các chức vụ. Giai đoạn thứ hai kéo dài 6 tháng đào tạo chuyên sâu theo chức vụ, sau khi thi xếp hạng (trình độ và thứ hạng) học viên lựa chọn công việc tương lai của mình và được đào tạo chuyên sâu cho từng nhóm chức vụ đã lựa chọn. Kết thúc khóa đào tạo, học viên thẩm phán trở thành thẩm phán chuyên nghiệp.
1.3.2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm đào tạo thẩm phán của các nước trên thế giới
Công tác đào tạo luôn là yếu tố quyết định đến chất lượng của đội ngũ cán bộ nói chung và đối với chức danh thẩm phán nói riêng. Vì vậy, các quốc gia đều đặc biệt chú ý và quan tâm đến công tác này. Tùy thuộc vào điều kiện riêng, mỗi quốc gia có những nguyên tắc, cách thức tổ chức, phương pháp và nội dung đào tạo khác nhau. Qua phân tích kinh nghiệm đào tạo thẩm phán của một số nước trên thế giới có thể giúp chúng ta thấy được những khó khăn đã hiện hữu trong mỗi mô hình đào tạo và ở một khía cạnh khác cảnh báo chúng ta khó khăn còn xuất hiện đâu đó, cần thiết phải khắc phục. Đồng thời cho ta thấy các ý tưởng về các giải pháp thay thế và hệ quả của nó. Một số bài học kinh nghịêm được rút ra từ các mô hình đào tạo thẩm phán của các nước trên thế giới:
Một là: Coi các chức danh tư pháp nói chung và chức danh thẩm phán là một nghề đặc thù đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Do đó phải được đào tạo cơ bản về pháp luật và đặc biệt phải qua khóa đào tạo nghề trong nhà trường. Áp dụng hình thức thi tuyển để lựa chọn học viên đào tạo chức danh thẩm phán. Mở rộng đối tượng được tham dự kỳ thi và có những quy định nghiêm ngặt về điều kiện dự thi kỳ thi tư pháp quốc gia như: bằng cấp, thâm niên công tác, độ tuổi..Sau khi được bổ nhiệm thẩm phán trong quá trình công tác phải thường xuyên được đào tạo lại và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.
Hai là: Nội dung chương trình đào tạo thẩm phán phải luôn gắn liền với hoạt động nghề nghiệp thẩm phán. Quá trình đào tạo áp dụng các phương pháp khoa học hiện đại để tăng tính độc lập, sáng tạo tích cực của học viên.
Ba là: Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cụ thể cho từng công việc trong bộ máy nhà nước nói chung và cho chức danh Thẩm phán nói riêng, để làm cơ sở cho việc đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đánh giá và là chuẩn mực để rèn luyện phấn đấu của Thẩm phán
Bốn là: Thực hiện thi tuyển vào các chức danh trong đó có chức danh thẩm phán. Quá trình thi tuyển được tiến hành bảo đảm nguyên tắc công bằng, minh bạch công khai, khách quan
Năm là: Có chế độ đãi ngộ xứng đáng, khen thưởng và kỷ luật thích đáng đối với người được bổ nhiệm thẩm phán. Tôn vinh, khích lệ sự phấn đấu và nâng cao vai trò trách nhiệm của thẩm phán trong xã hội.
Việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia khác nhau trong đào tạo thẩm phán là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên không có mô hình chung cho việc đào tạo thẩm phán ở tất cả các quốc gia, bởi mỗi nước có những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế văn hóa- xã hội khác nhau. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng thành công ở nước này nhưng chưa chắc áp dụng thành công ở nước khác. Tuy nhiên về nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp đào tạo…là những vấn đề chúng ta có thể học hỏi để nâng cao chất lượng đào tạo thẩm phán ở nước ta hiện nay.
Chương 2
TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN VÀ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO THẨM PHÁN CỦA HỌC VIỆN TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 1998-2008
2.1. TÌNH HÌNH SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN HIỆN NAY
2.1.1. Về số lượng
Tính đến thời điểm hiện nay (năm 2008) “cả nước có 746 Tòa án nhân dân, bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, 63 tòa án nhân dân cấp tỉnh và 682 tòa án nhân dân cấp huyện.
Qua kết quả tổng rà roát đội ngũ thẩm phán của ngành tòa án tính đến thời điểm 1/3/2008 tòa án tối cao có 524/603 người trong đó có 116/120 thẩm phán; 63 tòa án cấp tỉnh có 3264/3559 người, trong đó có 998/1118 thẩm phán; tòa án nhân dân cấp huyện có 7550/7822 người trong đó có 3250/3690 thẩm phán” [27, tr.18]. Đội ngũ thẩm phán đã được quan tâm củng cố kiện toàn, bổ sung và đã có bước phát triển mạnh về số lượng, tuy nhiên số lượng thẩm phán vẫn chư đủ chỉ tiêu của nghành tòa án. Việc thiếu thẩm phán xảy ra ở tất cả các cấp tòa án, đồng thời ở một số địa phương như các đơn vị hành chính mới chia tách, vùng sâu vùng xa vùng hải đảo…tình trạng này càng nghiêm trọng. Sỡ dĩ có tình trạng trên một phần là do điều kiện địa lý xa xôi khó khăn nhiều mặt ở các địa phương. Mặt khác chế độ chính sách, chế độ tuyển dụng điều chuyển đãi ngộ cán bộ chưa thỏa đáng
Theo số liệu thống kê của ngành tòa án cho thấy số lượng các vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án trong những năm gần đây tăng mạnh trung bình mỗi năm tăng khoảng 15%. Riêng năm 2007 tổng số các loại vụ án, toàn ngành tòa án đã thụ lý giải quyết 256.647 vụ tăng 23.806 vụ so với năm 2006.
Nếu tính theo định mức xét xử hiện nay quy định đối với tòa án cấp tỉnh, cấp huyện trên các địa bàn và tổng số lượng vụ án phải thụ lý, xét xử với tỷ lệ gia tăng số vụ án hàng năm là 15% thì trong vòng năm năm tới ngành tòa án cần bổ sung mỗi năm khoảng 1000 người trong đó có khoảng 500 thẩm phán thì mới đáp ứng yêu cầu về số lượng cho công tác xét xử [27, tr.07].
Số lượng này vẫn thiếu so với yêu cầu xét xử hiện nay và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, nhất là khi tính đến việc thực hiện cải cách hệ thống tòa án tổ chức không theo đơn vị hành chính trong thời gian tới. Ngoài ra còn phải tính đến thực tế là gần 30 năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức của ta hầu hết đều được đào tạo và tuyển dụng theo từng đợt, điều này dẫn đến tình trạng trong vòng 5 đến 10 năm tới, số lượng thẩm phán đến tuổi về hưu có khả năng sẽ tăng đột biến. Thực tế này đặt ra trong thời gian tới cần phải có kế hoạch đào tạo để tạo nguồn, và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử trong thời gian qua.
2.1.2. Về chất lượng
2.1.2.1. Năng lực chuyên môn
92% thẩm phán tòa án nhân cấp tỉnh có trình độ đại học Luật, số còn lại có trình độ tương đương hoặc đại học khác. Đây là những đảm bảo về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và phẩm chất chính trị, đạo đức của người thẩm phán. Tuy nhiên, nước ta còn hơn 200 thẩm phán tòa án cấp tỉnh và tòa án cấp huyện chưa có trình độ đại học luật, thuộc diện nợ tiêu chuẩn trình độ, chuyên môn theo quy định. Vẫn còn một tỷ lệ nhỏ thẩm phán chưa tốt nghiệp đại học (cấp tỉnh hiện còn 5.1%; cấp huyện còn 5,6%) [36]. Trình độ tin học, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật quốc tế của các thẩm phán nhìn chung còn thấp so với yêu cầu hiện nay.
2.1.2.2.Về bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức
100% thẩm phán là đảng viên. Bên cạnh những thẩm phán có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sạch, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vẫn còn có những thẩm phán có biểu hiện tham những, tiêu cực. Một số thẩm phán thiếu nhạy bén về chính trị, thiếu biện pháp đấu tranh, đường lối xử lý vụ án chưa gắn với tình hình đấu tranh phòng ngừa tội phạm ở địa phương, làm cho hiệu quả đấu tranh tội phạm, chống tham nhũng chưa cao. Một số ít thẩm phán, có biểu hiện giảm sút ý chí chiến đấu, thoái hóa biến chất về phẩm chất đạo đức lối sống, lợi dụng chức vụ quyền hạn để tiếp tay cho bọn tội phạm.Thậm chí có thẩm phán còn lợi dụng quyền năng pháp lý của mình để làm sai lệch hồ sơ vì động cơ vụ lợi cá nhân, dẫn đến làm oan, sai, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Những sai phạm trên đây dẫn đến một số thẩm phán đã bị xử lý kỉ luật, thậm chí bị truy tố ra trước tòa án. Trong năm 2007 có 35 cán bộ thẩm phán bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứ trách nhiệm hình sự và 11 thẩm phán tòa án địa phương chưa được xem xét bổ nhiệm lại làm thẩm phán vì không hoàn thành nhiệm vụ. Năm 2008 có 45 trường hợp cán bộ, thẩm phán tòa án bị xử lý kỷ luật, trong đó có 7 trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự [27, tr.03]. Với thực trạng như vậy cho thấy chất lượng xét xử chưa xứng tầm, vẫn xảy ra án oan sai là điều khó tránh khỏi.
Nguyên nhân của các vi phạm trên, một mặt do bản thân thẩm phán thiếu ý thức rèn luyện đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cũng như năng lực chuyên môn. Mặt khác do sự thiếu quan tâm sâu sát của lãnh đạo và cấp ủy, đoàn thể nơi thẩm phán công tác, việc kiểm tra, giám sát còn bị buông lỏng, chưa xử lý nghiêm, dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật của thẩm phán. Việc phân công công tác cho thẩm phán chưa hợp lý. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều thẩm phán chưa được đào tạo cơ bản, chưa được bồi dưỡng thường xuyên và ít kinh nghiệm trong hoạt động xét xử.
Như vậy, nhìn chung đội ngũ thẩm phán nước ta có trình độ chuyên môn khá vững vàng, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức tốt. Hoạt động xét xử của thẩm phán đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, trước yêu cầu của cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế đội ngũ thẩm phán thiếu về số lượng chưa đảm bảo chất lượng về năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị và yếu các kỹ năng bổ trợ như tin học, ngoại ngữ. Đánh giá đầy đủ, đúng đắn thực trạng đội ngũ thẩm phán trong hoạt động xét xử hiện nay để tìm ra các nguyên nhân chủ yếu của thực trạng đó là vấn đề quan trọng trong việc xác định những định hướng, các giải pháp, trong đó có giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho cải cách tư pháp trong thời gian tới. Nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ thẩm phán trong hoạt động xét xử, khẳng định vị trí vai trò của đội ngũ thẩm phán trong công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
2.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO THẨM PHÁN CỦA HỌC VIỆN TƯ PHÁP
2.2.1. Khái quát về Học viên Tư pháp
2.2.1.1.Sự ra đời và phát triển của Học viện Tư pháp
Trường đào tạo các chức danh tư pháp được thành lập trên cơ sở Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán và các chức danh tư pháp trực thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội. Sau hai năm hoạt động (từ năm 1996 đến năm 1998), Trung tâm được thừa nhận như một mô hình tốt cần được mở rộng và hoàn thiện. Vì vậy, ngày 11 tháng 2 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 34/1998/QĐ-TTg thành lập trường Đào tạo các chức danh tư pháp và giao cho trường chức năng đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán và các chức danh tư pháp khác như luật sư, chấp hành viên, công chứng viên, thư kí tòa án…Với việc triển khai đào tạo thành công một số khóa đào tạo thẩm phán, luật sư ..tại trường đào tạo thẩm phán và các chức danh tư pháp, mô hình đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho các chức danh tư pháp sau cử nhân luật dần dần được khẳng định. Để đáp ứng yêu cầu tăng cường năng lực cho cán bộ ngành tư pháp, ngoài tiêu chuẩn về trình độ cử nhân luật, Người được bổ nhiệm các chức danh tư pháp cần phải được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp. Yêu cầu về đào tạo kỹ năng nghề nghiệp của các chức danh tư pháp đã được chính thức tiêu chuẩn hóa và ghi nhận trong các văn bản qui phạm pháp luật như: Nghị định số 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực năm 2000. Pháp lệnh luật sư 2001; Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Pháp lệnh thẩm phán, hội thẩm nhân dân năm 2002; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002; Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.
Theo yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trước tình trạng tồn tại đồng thời nhiều đầu mối đào tạo, mỗi cơ sở đào tạo lại có những đặc thù riêng của mình, nên công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp đã bộc lộ những bất cập. Công tác đào tạo cán bộ tư pháp hoặc là dàn trải, thiếu tập trung và định hướng, hoặc là quá cục bộ, dẫn đến khó khăn cho công tác quy hoạch và sử dụng cán bộ của các cơ quan tư pháp. Hơn nữa do sự thiếu tương thích trong nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, nền kiến thức trang bị cho học viên không đồng đều. Trong khi đó, hoạt động thực tiễn lại đòi hỏi thẩm phán kiểm sát viên và luật sư cùng tham gia tố tụng, phải có cùng mặt bằng về trình độ pháp lý, kỹ năng nghề nghiệp bảo đảm tính thống nhất trong việc đánh giá sự kiện, áp dụng pháp luật khi giải quyết vụ án. Để giải quyết những bất cập trong công tác đào tạo chức danh tư pháp,Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách quan trọng. Ngày 2 tháng 1 năm 2002, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số nhiêm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới trong đó nhấn mạnh: “nghiên cứu xây dựng đề án thành lập cơ quan thống nhất đầu mối đào tạo nghề nghiệp cho cán bộ có chức danh tư pháp và nghiên cứu khoa học tư pháp”. Ngày 18/11/2003 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1269/2003/QĐ-TTg phê duyệt đề án thành lập Học viện tư pháp. Ngày 25/02/2004, Học viện tư pháp được thành lập theo Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Trong đó nêu rõ việc thành lập Học viện Tư pháp nhằm đạt mục tiêu quan trọng là: “Tập trung đầu mối đào tạo nghề nghiệp cho cán bộ có chức danh tư pháp trên cơ sở thống nhất nội dung, chương trình đào tạo; huy động tối đa nguồn nhân lực và cơ sở vật chất cho công tác đào tạo”.
Theo quyết định số 23/2004/QĐ -TTg của Thủ tướng chính phủ, Học viện Tư pháp đã được xác định rõ: “là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động theo Điều lệ Trường Đại học”. Với quy định này, Học viện Tư pháp có những điều kiện thuận lợi trong hoạt động đào tạo nhân lực chung của nhà nước.
Sự ra đời của Trường đào tạo các Chức danh tư pháp và sau đó là việc thành lập Học viện Tư pháp, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, về đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp. Thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta. Với sự chỉ đạo sát sao của Bộ tư pháp cùng với sự quan tâm hỗ trợ của các ngành, các cấp, đặc biệt sự giúp đỡ từ Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, các đoàn luật sư, các cơ quan bổ trợ tư pháp từ trung ương đến địa phương, từ sau khi thành lập cho đến nay với vị trí vai trò mới, Học viện Tư pháp đã nhanh chóng phát triển, khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và các cơ sở đào tạo các chức danh tư pháp nói riêng.
Để thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị, Bộ tư pháp đã tổ chức nghiên cứu triển khai xây dựng đề án: “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo cán bộ tư pháp”. Đề án: “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo cán bộ tư pháp” được phê duyệt sẽ mở ra một triển vọng mới về chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta trong thời gian tới.
2.2.1.2. Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo
Trụ sở của Học viện Tư pháp đặt tại Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở cuả Học viện Tư pháp tại thành phố Hà Nội có 16 hội trường, phòng học, 30 phòng làm việc và 2 phòng họp và hội thảo, 1 kí túc xá khoảng 150 chỗ cho học viên, sinh viên. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của Học viên Tư pháp hiện nay tại thành phố Hà nội đảm bảo phục vụ tốt cho công tác đào tạo với quy mô khoảng 2.000 học viên
Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh đặt tại 180 bis Kha Vạn Cân phường Linh tây, quận Thủ Đức, có 4 phòng học, giảng đường, 5 phòng làm việc, 1 phòng thư viện, kí túc xá cho 100 sinh viên. Với quy mô đào tạo hiện nay và để triển khai thực hiện nhiệm vụ bổ sung, Học viện đang triển khai thực hiện Dự án xây dựng trụ sở làm việc tại Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Thư viện Học viện Tư pháp được đầu tư trang bị 2000 đầu sách với số lượng 14000 quyển phục vụ cho công tác đào tạo. Việc quản lý bạn đọc, quản lí sách tài liệu…được thực hiện bằng phần mềm quản lý thư viện. Hiện nay, Thư viện Học viện Tư pháp đang triển khai thực hiện đề án liên kết Thư viện điện tử Luật với các thư viện của Bộ tư pháp, Thư viện trường Đại học Luật, Thư viện Viện Nhà nước và pháp luật. Việc liên kết Thư viện sẽ mở ra nhiều tiện ích trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Hệ thống thông tin của Học viện được trang bị hiện đại gồm: Hệ thống máy vi tính văn phòng; hệ thống thiết bị giảng dạy; hệ thống mạng tin học bao gồm mạng LAN, mạng internet và wirless; hệ thống tổng đài điện thoại nội bộ; một số phần mềm quản lý như phần mềm kế toán, phần mềm thư viện điện tử. Học viện đã xây dựng website để cung cấp thông tin, phục vụ cán bộ, giảng viên và học viên trong việc nghiên cứu khoa học, tra cứu văn bản pháp luật và nắm bắt tình hình hoạt động của học viện. Hiện nay, Học viện Tư pháp đang xây dựng đề án áp dụng hệ thống các biện pháp áp dụng công nghệ thông tin trong đào tạo các chức danh tư pháp.
2.2.1.3. Về đội ngũ giảng viên
Cùng với sự phát triển của nhà trường, đội ngũ giảng viên của Học viện Tư pháp đã không ngừng lớn mạnh. Tính đến năm 2009 Học viện Tư pháp có 138 viên chức trong đó đã có 54 giảng viên cơ hữu, 2 Phó Giáo sư Tiến sĩ, 16 Tiến sĩ, 30 Thạc sỹ, 6 cử nhân, và 17 giảng viên đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, luật sư.
Bên canh đội ngũ giảng viên thuộc biên chế, Học viện Tư pháp còn có đội ngũ giảng viên kiêm chức khoảng 200 người là những Thẩm phán, các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý đang công tác ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, văn phòng Quốc hội, văn phòng Chính phủ, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật. Tuy chưa được đào tạo sâu về phương pháp sư phạm nhưng họ là những người có trình độ sâu về chuyên môn nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp
Bảng 2.1: Về số lượng Thẩm phán tham gia giảng dạy các Lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử (theo báo cáo bế giảng Lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử khóa XI của Học viện Tư pháp)
STT
Giảng viên
Số lượng
Số tiết giảng
1.
Thẩm phán tối cao
12
652 (16%)
2.
Thẩm phán cấp tỉnh
13
560 (14%)
3.
Thẩm phán cấp huyện
6
152 (3%)
Nguồn: Báo cáo Học viện tư pháp 2009.
Bảng 2.2: Về học hàm, học vị của giảng viên
STT
Giảng viên
Số lượng
Số tiết giảng
1.
Phó Giáo sư – Tiến sỹ
02
36 (0.8%)
2.
Tiến sỹ
19
980 (24.6%)
3.
Thạc sỹ
21
2370 (58.8%)
4.
Cử nhân
2
640 (15.8%)
Nguồn: Báo cáo Học viện tư pháp 2009.
Bảng 2.3: Về tỷ lệ giảng dạy
STT
Giảng viên
Số lượng
Số tiết giảng
1.
Giảng viên cơ hữu
27
2212 (54.9%)
2.
Giảng viên kiêm nhiệm
47
1814 (45,1%)
Nguồn: Báo cáo Học viện tư pháp 2009.
2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO THẨM PHÁN CỦA HỌC VIỆN TƯ PHÁP
2.3.1. Kết quả đạt được trong công tác đào tạo thẩm phán
Trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, Học viên Tư pháp đã quan tâm, không ngừng cải tiến hoạt động đào tạo và đã đạt được những kết quả như sau:
2.3.1.1. Về số lượng, chất lượng
Kể từ năm 1998 – 2008, sau hơn mười năm được thành lập, Học viên Tư pháp đã tổ chức triển khai đào tạo được mười một khóa lớp nghiệp vụ xét xử cụ thể:
Giai đoạn từ năm 1998-2003: Trường đào tạo các chức danh tư pháp đã đào tạo được 4.436 học viên, trong đó có 1.141 học viên lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử. Giai đoạn từ 2004-2008: Học viên Tư pháp đã đào tạo 11.327 học viên các chức danh trong đó đào tạo được 2.257 học viên lớp nghiệp vụ xét xử. Tổng số học viên thẩm phán của 11 khóa đào tạo là 3.348 học viên. Khóa 12 đang đào tạo 535 học viên.
Biểu đồ 2.1: Đào tạo thẩm phán 1998-2008
Nguồn: Học viện Tư pháp 2008.
Qua số liệu trên biều đồ cho thấy, nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ của ngành tòa án ngày càng tăng. Số lượng học viên được cơ quan tòa án cử đi đào tạo hàng năm không đồng đều và chưa đúng với kế hoạch đã được xây dựng, phê duyệt là 500 người /1 năm. Tuy nhiên việc thực hiện tốt kế hoạch đào tạo của Học viên Tư pháp trong thời gian qua như trên, đã góp phần khắc phục tình trạng thiếu trầm trọng nguồn cán bộ để bổ nhiệm thẩm phán cho ngành tòa án.
Về chất lượng đào tạo, tỷ lệ học viên đạt kết quả tốt nghiệp của 5 năm (2003-2008) như sau:
Bảng 2.4: Thống kê số lượng đào tạo thẩm phán từ 2004-2008
STT
KHÓA
SỐ LƯỢNG TRIỆU TẬP HỌC
ĐỖ TỐT NGHIỆP
TRƯỢT TỐT NGHIỆP
GHI CHÚ
1
Khóa VII
482
469 (97,30%)
13 (2,69)
2
Khóa VIII
508
499 (98,23%)
9 (1,77%)
3
Khóa IX
407
402 (98,77%)
5 (1,23%)
4
Khóa X
433
416 (96,07%)
17 (3,93%)
5
Khóa XI
455
448 (98,46%)
7 (1,54%)
Nguồn: Học viện Tư pháp 2008.
Với số liệu thống kê, cho thấy mặc dù số lượng đào tạo tăng, nhưng chất lượng đào tạo luôn được đảm bảo. Qua kết quả khảo sát thực tế ở các tòa án địa phương, đánh giá về chất lượng đào tạo thẩm phán trong mười năm qua đạt kết quả tốt. Đảm bảo mục tiêu đào tạo đã được xác định. Phần lớn học viên sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử tại Học viên Tư pháp đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đủ điều kiện các tiêu chuẩn để bổ nhiệm thẩm phán. Nhiều người sau khi được bổ nhiệm thẩm phán đã trưởng thành nhanh chóng, đã và đang đảm nhiệm các cương vị lãnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de cuong.chitiet.7.doc