MỤC LỤC
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4. Những nét mới của đề tài
5. Kết cấu luận văn
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN ĐẠO TIN LÀNH TRÁI PHÉP TRONG VÙNG DÂN TỘC THIẾU SỐ Ở GIA LAI
1.1. Tình hình đặc điểm về tự nhiên kinh tế - xã hội, dân tộc tín ngưỡng tôn giáo liên quan đến hoạt động truyền đạo trái phép ở Gia Lai
1.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.1.2. Đặc điểm về dân tộc
1.1.3. Đặc điểm về tín ngưỡng - tôn giáo
1.2. Quá trình xâm nhập phát triển đạo tin lành ở Gia Lai
1.2.1. Sơ lược đạo Tin lành ở Việt Nam
1.2.2. Khái quát về quá trình xâm nhập, phát triển đạo Tin lành ở tỉnh Gia Lai qua các thời kỳ
1.2.3. Xu hướng phát triển đạo Tin lành ở Gia Lai và những vấn đề đẩt
1.2.4. Nguyên nhân của sự phát triển đạo tin lành trái phép vùng dân tộc thiểu số ở Gia Lai
1.2.5. Tác động ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với chính trị xã hội và an ninh trật tự ở Gia Lai
CHƯƠNG II: CÔNG TÁC PHÒNG - CHỐNG ĐỊCH LỢI DỤNG ĐẠO TIN LÀNH TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở GIA LAI
2.1. Công tác phòng chống đối với hoạt động lợi dụng đạo Tin lành trái phép
2.1.1. Chủ trương và giải pháp chung trong giải quyết vấn đề “Tin lành Đêga” ở Gia Lai
2.2.2. Một số mặt công tác cụ thể trong phòng chống hoạt động Tin lành trái phép
2.2. Những giải pháp - kiến nghị nhằm đấu tranh phòng chống địch lợi dụng đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
2.2.1. Giải pháp
2.2.2. Một số kiến nghị
2.3. Một số biện pháp cụ thể khi thực hiện chính sách đối với đạo Tin lành trong tình hình mới
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO TỪ 1 ĐẾN 16
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8809 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và công tác phòng - chống định lợi dụng đạo Tin lành ở Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách phù hợp. Nhiều nơi trình độ cán bộ ở cơ sở thấp hơn trình độ đối tượng truyền đạo.
Tình trạng quan liêu xa rời quần chúng rất nghiêm trọng, phần lớn cán bộ hoạt động trong vùng DTTS song không biết chữ, tiếng dân tộc, mặc dù trình độ cán bộ có cao hơn trước đây nhưng khả năng vận động, thuyết phục quần chúng không bằng trước đây. Nhiều cán bộ nặng về sử dụng quyền lực, mệnh lệnh, mà coi nhẹ vận động giáo dục thuyết phục. (Điều tra ở Gia Lai thấy có tới 40,4% giáo dân trả lời không biết chính sách tôn giáo).
1.2.5. Tác động ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với chính trị xã hội và an ninh trật tự ở gia lai
Bản thân sự xâm nhập phát triển của đạo Tin lành đã tạo ra mâu thuẫn gây mất ổn định trong nội bộ nhân dân, xuất phát từ sự phân hóa đối lập nhau về mặt tôn giáo giữa người theo tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống và người từ bỏ nó theo đạo Tin lành.
Những người theo tín ngưỡng truyền thống coi những người theo đạo Tin lành là từ bỏ các quan hệ, nghĩa vụ theo luật tục, là xúc phạm đến tình cảm dân tộc. Ngược lại những người theo đạo Tin lành chê bai, miệt thị những người theo tập quán cũ. Nhiều nơi các đối tượng truyền đạo đã dùng áp lực của số đông để cô lập đe dọa những người không theo đạo, buộc họ phải theo đạo.
Ở Tây Nguyên và nói chung và Gia Lai nói riêng, từ năm 1958 đến nay luôn tồn tại tổ chức chính trị phản động được Pháp, Mỹ nuôi dưỡng theo khuynh hướng dân tộc hẹp hòi, tự trị dưới hình thức, BAJARAKA, Fulrô, phong trào đoàn kết các sắc tộc. Trong điều kiện chúng ta đổi mới, mở cửa, các thế lực thù địch đang ráo riết đẩy mạnh hoạt động, tác động tôn giáo đã được chúng tính toán chuẩn bị từ trước, từ việc nghiên cứu ngôn ngữ, phong tục tập quán và dịch kinh sách đến phát thanh truyền đạo bằng nhiều thứ tiếng vào vùng dân tộc thiểu số.
Ngoài số chức sắc cũ các tổ chức ở Mỹ rất chú trọng đưa nhiều thanh niên dân tộc thiểu số ra nước ngoài đào tạo, hiện đang là lực lượng xung kích trong hoạt động tuyên truyền vào trong nước. Lợi dụng hoạt động từ thiện, lâm thời để hoạt động móc nối kích động các đối tượng Tin lành ở địa phương.
Lợi dụng mê tín, tín ngưỡng tôn giáo để phục vụ lợi ích vật chất cá nhân của một số cốt cán đạo. Đây là hoạt động của các đối tượng nhằm chiếm đoạt tiền của dưới các hình thức : Quyên góp phục vụ đạo, chăm sóc từ thiện, kêu gọi hỗ trợ từ các hội thánh ở Mỹ, đặc biệt gần đây là kêu gọi sự trợ giúp từ các tổ chức phản động lợi dụng dân tộc ở nước ngoài.
Thực tiễn ở Gia Lai cho thấy không ít các đối tượng truyền đạo vi phạm nguyên tắc tự do tín ngưỡng và không tự do tín ngưỡng, đe dọa cô lập những người không theo đạo, không chung sống với người không theo đạo... Một số đối tượng đi truyền đạo không đủ tư cách pháp nhân, không hiểu giáo lý và cách hành đạo, dẫn đến xuyên tạc giáo lý hoạt động mang tính mê tín dị đoan… Những hoạt động nói trên không chỉ làm xáo trộn đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào DTTS mà còn tác động xấu đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Chương II.
CÔNG TÁC PHÒNG - CHỐNG ĐỊCH LỢI DỤNG ĐẠO TIN LÀNH TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở GIA LAI
2.1. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG ĐẠO TIN LÀNH TRÁI PHÉP
2.1.1 Chủ trương và giải pháp chung trong giải quyết vấn đề "Tin lành ĐêGa" ở Gia Lai
- Qua thực tiễn giải quyết vấn đề “Tin lành Đê Ga” Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Gia Lai đã tổng kết và bước đầu đưa ra các chủ trương sau :
Đấu tranh xoá bỏ tổ chức chính trị phản động đội lốt tôn giáo “Tin lành ĐêGa” bao gồm đấu tranh xoá bỏ cả về tư tưởng, tổ chức và xử lý hành vi phạm pháp luật của tổ chức này. Đây là việc làm cấp bách nhưng vì tính phức tạp của nó nên đòi hỏi phải phân biệt rõ ràng, hết sức thận trọng, khách quan, không giản đơn, nóng vội, qui kết một chiều, không thể kết luận là “Tin lành ĐêGa” khi không đủ cơ sở, đủ yếu tố chính xác với bản chất của nó. Đó cũng là quá trình đòi hỏi ta phải đi sâu, đi sát thực tế, bám sát địa bàn, bám dân để phân biệt đâu là “Tin lành ĐêGa” đâu là Tin lành thuần túy để xử lý đúng đắn, thích hợp bằng nhiều biện pháp. Trong đó, hết sức coi trọng công tác vận động quần chúng, coi đây là biện pháp cơ bản nhất, phải làm cho quần chúng giác ngộ, hiểu rõ chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hiểu rõ âm mưu thâm độc, xấu xa của kẻ thù, kiên quyết chống lại âm mưu phá hoại của bọn chúng. Đối với số lầm lỡ theo chúng trước đây, ta đấu tranh, giáo dục, thuyết phục kéo họ trở về với nhân dân, với cách mạng không mắc mưu địch, động viên họ xây dựng buôn làng tiến bộ, văn minh, xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc.
Trước âm mưu, thủ đoạn của địch, ta chủ trương: Kiên quyết đấu tranh xóa bỏ tổ chức phản động này và xử lý bọn cầm đầu, cốt cán của cái gọi là “Tin lành ĐêGa” như bọn cầm đầu và cốt cán của tố chức phản động "Nhà nước ĐêGa độc lập".
Để thực hiện chủ trương trên, cần nắm vững một số vấn đề sau:
Nhận thức dứt khóat rõ ràng, rằng đây là một thủ đoạn nằm trong âm mưu của Mỹ chống phá ta. Kẻ trực tiếp nhận sự chỉ đạo và tài trợ của Mỹ để thực hiện là Ksor Kơk, những tên Fulrô lưu vong và bọn Fulrô đang ở trong nước.
Bất cứ tổ chức nào hình thành và hoạt động ở nước ta phải được Nhà nước ta cho phép và phải tuân theo Pháp Luật Việt Nam. Tổ chức chính trị phản động do người mang quốc tịch nước ngoài lập ra ở nước ngoài, không có quyền can thiệp vào nước ta. Theo đó, Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền nam) hiện nay được Nhà nước ta công nhận pháp nhân tôn giáo, được hoạt động hợp pháp dưới sự hướng dẫn của chính quyền và theo đường hướng phục vụ tổ quốc và dân tộc mà Đại Hội đồng Tổng Liên hội vừa qua đã xác định. Trong văn thư số 07 ngày 05/04/2001, Ban trị sự Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Nam) một lần nữa khẳng định: Trong Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Nam) không hề có một tổ chức nào là “Tin lành ĐêGa”. Những người tự xưng là “Tin lành ĐêGa” là những kẻ âm mưu phá hoại sự ổn định của giáo hội và sự an bình của xã hội.
- Giải pháp
Giải pháp toàn diện lâu dài như hướng dẫn thực hiện thông báo 255/TBTW.
+ Phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động làm cho đồng bào hiểu rõ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, hiểu rõ âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên cơ sở đó không để phát sinh các hiện tượng tiêu cực lợi dụng tôn giáo.
+ Triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả các chủ trương kinh tế xã hội (135, 327, 06, định canh định cư...) giúp dân xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, công khai hóa cho dân những chủ trương giải quyết những vấn đề bức súc của cuộc sống ở cơ sở như chính sách tôn giáo, đất đai...
+ Củng cố xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể nâng cao năng lực và tăng cường cán bộ cho cơ sở.
+ Phát huy vai trò già làng trưởng bản, cán bộ hưu trí, người có uy tín nhằm giữ vững truyền thống văn hóa tốt đẹp, xây dựng đời sống văn minh thể hiện trong qui ước của thôn bản. Tiếp tục cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ”.
+ Huy động quần chúng đấu tranh kịp thời với các hoạt động lợi dụng tôn giáo.
Giải pháp trước mắt
- Cần phải có kế hoạch và đối sách cụ thể loại bỏ tính chất chính trị, phản động của “Hội thánh Tin lành” phân loại và đấu tranh với số cầm đầu đã bị bắt để làm rõ tổ chức, hoạt động của tổ chức “Tin lành ĐêGa”, “Nhà nước ĐêGa” làm tốt công tác phát động quần chúng vạch trần âm mưu và thủ đoạn lừa bịp, lôi kéo quần chúng. Tiếp tục truy bắt số đối tượng lẩn trốn, dấu mặt còn đang chỉ đạo, khống chế quần chúng, thu thập chứng cứ về các hoạt động chống phá và chủ động có kế hoạch để đối phó. Sử dụng lời nhận tội của số này để phát động quần chúng có thể tính toán đưa lên đài phát thanh, truyền hình địa phương tuyên truyền, đập lại các luận điệu của địch. Vận động số đối tượng cầm đầu chỉ huy nêu trên, ra tự thú khai báo để được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Tham mưu cho các cấp, chính quyền địa phương, tổ chức gặp gỡ số già làng, trưởng thôn, số còn có uy tín để vừa tranh thủ, vừa lắng nghe nguyện vọng của họ và thông qua đó họ vận động quần chúng không nghe theo bọn xấu kích động, xúi dục, lôi kéo tham gia Tin lành ĐêGa chống lại chính quyền.
- Đối với số cầm đầu chưa bắt:
+ Số cốt cán cấp vùng phải gọi hỏi đấu tranh nhằm tiếp tục làm rõ tổ chức, răn đe và giáo dục cảm hóa - Nếu đối tượng nào không chịu, tiếp tục khống chế quần chúng cần phải bắt (có đủ điều kiện).
+ Số cốt cán hội thánh cơ sở: Cần phân loại cụ thể thái độ đối với những đối tượng cực đoan tiếp tục khống chế quần chúng cần gọi hỏi đấu tranh, yêu cầu từ chức. Đối với đối tượng có thái độ ôn hòa ta dùng hình thức (công khai hoặc bí mật) tiếp xúc tranh thủ tạo điều kịên cho họ tiếp tục ở trong ban chấp sự .
+ Tiếp tục động viên số trốn về đầu thú, đồng thời có biện pháp nghiệp vụ phát hiện nơi trốn, mục đích trốn của đối tượng này để có đối sách thích hợp.
- Đối với tín đồ: Một mặt ta đấu tranh với hoạt động khống chế của số cầm đầu “Tin lành ĐêGa “, mặt khác để tạo điều kiện cho quần chúng hoạt động tôn giáo bình thường vẫn phải chấp nhận để tín đồ nhóm lễ - chỉ đấu tranh với số cầm đầu nếu tuyên truyền về “Nhà nước ĐêGa” trong quá trình nhóm lễ.
- Phải định hướng cho giáo hội trong triển khai việc công nhận tư cách pháp nhân tổ chức Tin lành Việt Nam ở Gia Lai - trước mắt tạo điều kiện cho giáo hội được thành lập ban đại diện Tin lành tỉnh - trên cơ sở đó hướng dẫn họ triển khai các biện pháp ủng hộ các hội thánh chưa bị Tin lành ĐêGa lôi kéo, tạo điều kiện cho các hội thánh này sinh hoạt bình thường để gây ảnh hưởng kéo các hội thánh “Tin lành ĐêGa “ trở lại.
Hiện nay “Tin lành ĐêGa” có hơn 100 truyền đạo, truyền đạo tự nguyện nếu có ban đại diện Tin lành tỉnh ta sẽ tác động họ hướng dẫn số này tham gia vào việc vận động quần chúng, giành lại quyền lãnh đạo các hội thánh.
Giải pháp lâu dài:
Cần phải có kế hoạch, đối sách cụ thể cắt đứt mối liên hệ giữa số Fulrô lưu vong (Đặc biệt là Ksor Kor ở Mỹ) với số Fulrô cũ trên địa bàn Tây nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng. Hiện nay dưới sự giật dây, của các thế lực đế quốc, các lực lượng nói trên là những tên xung kích, đi đầu trong các hoạt động triệt để khai thác sự chênh lệnh về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người kinh với đồng bào dân tộc ít người ở Tây nguyên; đồng thời khôi phục tư tưởng dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa ly khai để xây dựng “Nhà nước ĐêGa độc lập”. Vì vậy nhiệm vụ cấp thiết trước mắt cũng như lâu dài là phải tuyên truyền giáo dục cho quần chúng các dân tộc thấy rõ được mưu đồ chính trị hóa Tin lành để phục vụ ý đồ chính trị, phản động chống phá Nhà nước, chế độ ta.
Đặc biệt cần sử dụng ngay các kết quả trong đấu tranh bóc gỡ số đối tượng cầm đầu trong các tổ chức “Tin lành ĐêGa” và “Nhà nước ĐêGa độc lập” để tuyên truyền giáo dục, giác ngộ quần chúng, làm cho họ hiểu được âm mưu chính trị của Mỹ và số cầm đầu Fulrô trong nước và lưu vong ở nước ngoài.
Về phương pháp
Hiện nay đối tượng, địa bàn theo “Tin lành ĐêGa” rất rộng. Nếu làm tất cả sẽ không đủ lực lượng, hiệu quả kém. Vì vậy để tập trung lực lượng nên khoanh vùng để xử lý dứt điểm từng địa bàn. Đối với các địa bàn khác ta chỉ duy trì lực lượng cần thiết để tình hình không phát triển xấu hơn.
2.1.2. Một số mặt công tác cụ thể trong phòng chống hoạt động Tin lành trái phép
* Công tác tham mưu
Quán triệt chính sách dân tộc miền núi của Đảng và Nhà nước ngay từ những năm đầu giải phóng, Đảng bộ và chính quyền địa phương đã thường xuyên đẩy mạnh công tác tổ chức xây dựng phát triển kinh tế miền núi. Đặc biệt trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, từ nguồn Trung ương, cấp và nguồn địa phương tích luỹ, các cấp chính quyền đã đầu tư cho các dự án 16 tỉ đồng cho các chương trình phát triển kinh tế về miền núi và hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn; trợ giá 4 mặt hàng như dầu lửa, thuốc chữa bệnh, muối iốt, vở học sinh cho 76 xã vùng 3 và 84 thôn, làng ở vùng1 và vùng 2; sửa chữa 1.700 ngôi nhà chính sách với số tiền là 4 tỉ đồng; triển khai chương trình tôn hóa nhà ở cho đồng bào dân tộc ở cả 13 huyện, thành phố Pleiku, riêng đợt 1 đã cấp 53.820 tấm tôn cho 1.794 hộ, trị gía 5,8 tỉ đồng.
Tỉnh đã xuất ngân sách 490 triệu đồng và tổ chức vận chuyuển 500 tấn gạo cứu đói của Chính phủ đến tận các thôn làng có đồng bào thiếu ăn và các cơ quan đoàn thể vận động được 947 triệu đồng giúp đồng bào cứu đói vv. Bệnh viện tỉnh được xây dựng mới có qui mô lớn nhất khu vực Tây nguyên với diện tích khoảng 1.500 m2 (bệnh nhân là người dân tộc thiểu số được miễn phí). Tỉnh đã chỉ đạo ngân hàng khoanh nợ, giảm nợ cho 26.023 hộ nông dân trồng cà phê, tiêu do hai mặt hàng này liên tục giảm giá (trong đó 65% là hộ đồng bào dân tộc thiểu số). Ngoài ra còn tập trung thực hiện các dự án 135 về đường, điện, trường, kênh mương thuỷ lợi, nâng cấp làm mới nhiều tuyến đường phục vụ giao thông miền núi. Vận động các nghành các cấp đoàn thể quần chúng tăng cường các hoạt động hội từ thiện thông qua đó làm cho đồng bào nhận thức đúng đắn và thấy rõ hiệu quả của sự qua tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào vùng cao miền núi, vùng dân tộc ít người, động viên đồng bào định canh, định cư ổn định cuộc sống và tham gia các hoạt động bảo vệ ANTT trên từng địa bàn.
Đối với y tế, văn hóa, giáo dục, sau giải phóng hầu nhưng các xã miền núi, vùng cao đều là khu vực trắng về y tế, văn hóa, giáo dục đến nay với sự nỗ lực của địa phương và sự đầu tư của Trung ương về căn bản đã có 80% số xã có nhà hộ sinh, y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, 90% số xã có trường tiểu học, 30% số xã hoặc cụm xã có điểm bưu điện văn hóa, 50% số xã có đường điện đến trung tâm xã, xây dựng được nhiều công trình nước sạch nông thôn ở vùng sâu vùng xa. Triển khai chương trình phủ sóng quốc gia về truyền thanh và truyền hình đến nay cả 13/13 huyện, TP đều có trạm thu và phát truyền thanh, truyền hình. Hiện có khoảng 50% số xã xem được truyền hình và 100% số xã nghe được Đài tiếng nói Việt Nam, hoàn thành kế hoạch xóa trắng về giáo dục, y tế.
Trong thời gian qua nhất là từ khi thực hiện NQ TW5 (khóa 8) của Đảng, đời sống văn hóa, đời sống tinh thần về tôn giáo tín ngưỡng đồng bào các dân tộc của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào được tôn trọng bảo vệ và phát huy, các trung tâm văn hóa như nhà rông, làng văn hóa ở một số địa phương đã được Cấp uỷ chính quyền địa phương và nghành văn hóa quan tâm đầu tư xây dựng, sửa chữa tôn tạo. Các đội nghệ thuật cồng chiêng được đầu tư kinh phí cho hoạt động, địa phương còn quan tâm giáo dục cho đồng bào từng bước cải tiến lễ hội và xoá bỏ tập tục lạc hậu, xây dựng cuộc sống mới trong địa bàn dân cư cho phù hợp với tiến trình đổi mới và phát triển chung của các vùng miền núi và của cả nước. Những việc làm đó đã đáp ứng thiết thực nhu cầu hưởng thụ văn hóa tôn giáo tín ngưỡng và có tác dụng giáo dục về nhận thức trong cộng đồng.
Nhờ có những ý kiến tham mưu kịp thời của các cơ quan chức năng Tỉnh uỷ và Chính quyền Gia Lai đã có chỉ thị hướng dẫn chỉ đạo thực hiện NQ 22/TW, QĐ 62/HĐBT và CT 69/BCT. Các ngành phối hợp chặt chẽ đồng bộ, thống nhất với các ngành liên quan để vừa chăm lo giải quyết những vấn đề về kinh tế, xã hội vừa tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, giải quyết kịp thời những vấn đề nổi trên ở từng địa bàn cụ thể và đấu tranh với từng hoạt động truyền đạo trái phép và vi phạm pháp luật của giáo hội. Mặt khác vấn đề tôn giáo dân tộc là những yếu tố nhậy cảm dễ bị kẻ sấu lợi dụng tác động trở thành điểm nóng, trong giải quyết ta đã tuân thủ nguyên tắc thận trọng, khôn khéo, tỉnh táo đảm bảo yêu cầu chính trị. Đặc biệt kiến nghị cho Đảng, Chính quyền huy động các ngành liên quan đẩy mạnh công tác vận động giáo dục thuyết phục quần chúng làm cho quần chúng nhân dân không theo đạo, nhạt đạo đi đến bỏ đạo.
Tuy nhiên công tác tham mưu cho Cấp uỷ và Chính quyền ở cơ sở còn có những hạn chế nhất định, các điểm nóng về chính trị và những bất cập về kinh tế chậm được phát hiện đề xuất, đời sống văn hóa tinh thần của các DTTS còn nghèo nàn, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp giữa các ngành các cấp chưa đồng bộ...
Nguyên nhân
- Trước hết, Cấp uỷ và Chính quyền địa phương tuy có quan tâm chỉ đạo nhưng chưa thường xuyên lên tục, nhận thức của các ban nghành trong giải quyết từng vấn đề nổi lên ở từng địa bàn cụ thể chưa nhất quán, chưa tạo ra sức mạnh đồng bộ của hệ thống chính trị trong việc cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.
- Công tác dân vận ở cơ sở còn đơn điệu, nội dung chưa phù hợp với các đặc điểm tâm lý của đồng bào, do đó hiệu quả mang lại không cao, còn lúng túng và hạn chế trong phân biệt tôn giáo thuần tuý với địch lợi dụng tôn giáo, còn ỷ lại và chỉ coi đó là trách nhiệm của lực lượng Công an và các cơ quan chức năng khác.
- Việc chăm lo phát triển kinh tế miền núi đặc biệt là vùng dân tộc ít người ở những nơi đạo Tin lành phát triển chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức không có chiều sâu: Phân bổ ngân sách hỗ trợ miền núi chưa đồng đều giữa các vùng.
- Tư tưởng trông chờ ỷ lại, hoặc cam chịu còn phổ biến ở một bộ phận cán bộ cơ sở và nhân dân, việc phát huy ý thức tự lực tự cường vươn lên của đồng bào dân tộc ít người chưa cao.
* Công tác điều tra nắm tình hình
Trong những năm qua các cơ quan chức năng đã tổ chức thực hiện công tác điều tra nắm tình hình cơ bản toàn diện các xã miền núi, vùng dân tộc ít người, quản lý đối tượng, địa bàn và thực hiện đối sách kịp thời đối với các đối tượng hoạt động lợi dụng tín ngưỡng truyền đạo trái phép. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc áp dụng các giải pháp để phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn việc phát triển lan rộng của các hoạt động truyền đạo trái phép và ngăn chặn, phòng ngừa, việc phát sinh "điểm nóng".
Trong công tác chỉ đạo điều tra nắm tình hình ở vùng dân tộc ít người tỉnh Gia Lai đã tập trung vào 3 hướng chính đó là: Tập trung thu thập thông tin, dấu hiệu hoạt động của các nhóm tàn quân Fulrô còn lại; nắm bắt các hoạt động của các tổ chức cá nhân người nước ngoài, Việt kiều thông qua hoạt động xã hội từ thiện, thăm thân, du lịch, nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc, hợp tác đầu tư; nắm tình hình phát triển đạo Kitô vào vùng dân tộc thông qua các hoạt động từ thiện của các tổ chức tôn giáo trong đó có đạo Tin lành, cùng hoạt động tuyên truyền câu móc trong ngoài của đối tượng trong giáo hội Tin lành.
Trên cơ sở nắm tình hình, các cơ quan chức năng trong tỉnh đã xác định rõ được đối tượng và địa bàn trọng điểm cần tập trung phòng ngừa và đấu tranh. Thực tế qua công tác nắm tình hình cho thấy vì đối tượng hoạt động lợi dụng tôn giáo nhằm mục đích chính trị phản động chủ yếu là các tổ chức, cá nhân phản động thù địch chống Việt Nam. Tuy nhiên cũng có loại lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để lợi vụ cá nhân, có loại hoạt động mê tín dị đoan. Từ kết quả công tác nắm tình hình phân loại đối tượng đã giúp cho việc áp dụng các chủ trương chính sánh của Đảng và Nhà nước đúng đắn phù hợp và làm cho công tác quản lý Nhà nước về TTATXH có hiệu quả. Chính vì vậy, trong những năm qua ta đã phát hiện một số tổ chức, cá nhân trong một số tổ chức giáo hội Tin lành ở nước ta đẩy mạnh tuyên truyền phát triển đạo trái phép cũng như nhiều đoàn, nhiều người nước ngoài đến Gia Lai lợi dụng việc thăm quan du lịch, thăm thân, hợp tác, đầu tư, viện trợ nhân đạo, từ thiện để tuyên truyền tán phát tài liệu có nội dung lôi kéo, kích động nhân dân các dân tộc theo đạo. Trước tình hình đó Trung ương - UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, áp dụng các biện pháp sử lý đối với họ theo các qui định về công tác quản lý xuất nhập cảnh, quản lý người nước ngoài. Tăng cường quản lý Nhà nước ngăn chặn mọi sự liên lạc móc nối từ các tổ chức, cá nhân ở một số giáo hội đối với các đối tượng hoạt động truyền đạo trái phép trong địa bàn tỉnh. Mặt khác phối hợp chặt chẽ các đơn vị địa phương có liên quan kịp thời phát hiện ngăn chặn xử lý những đối tượng từ các trung tâm tôn giáo đến truyền đạo. Đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa nhằm kịp thời phát hiện ngăn chặn các loại tài liệu có nội dung truyền đạo từ ngoài xâm nhập vào không để cho các tài liệu đó được tán phát trong địa bàn tỉnh.
* Công tác đối với giáo sỹ
Để đấu tranh triệt để với hoạt động lợi đạo tin lành các cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh công tác tranh thủ người có uy tín cũng như đội ngũ giáo sĩ trong vùng dân tộc, qua đó nắm bắt đặc điểm tâm lý, lên danh sách, vạch kế hoạch tranh thủ, vận động lôi kéo số cốt cán tham gia vào công tác bảo vệ ANTT ở vùng dân tộc ít người. Qua hoạt động tranh thủ người có uy tín giúp cơ quan chức năng truyền đạt đến nhân dân âm mưu, thủ đoạn của phần tử xấu và các thế lực thù địch chống phá ta theo từng giai đoạn cụ thể. Nhờ thế chúng ta đã nắm được tình hình hoạt động của các đối tượng cốt cán Tin lành, số có hoạt động móc nối liên hệ với cá nhân tổ chức nước ngoài. Đồng thời qua công tác nắm tình hình phát hiện các kênh quan hệ đã ngăn chặn sự chắp nối, chỉ đạo hoạt động của Tổng hội thánh Tin lành thành phố Hồ Chí Minh với các đối tượng cầm đầu Giáo hội Tin lành địa phương và các hoạt động tác động của các đối tượng bên ngoài vào giáo hội, ngăn chặn các nhân tố thúc đẩy phát triển đạo từ ngoài tỉnh vào vùng dân tộc giáp ranh Đắc Lắc, Kon Tum; kiểm soát hoạt động chỉ đạo của một số chức sắc ở hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền nam) với các đối tượng ở Pleiku, Krôngpa, Chư sê (Gia Lai).
Thông qua công tác đấu tranh đối với các giáo sỹ truyền đạo Tin lành trái phép chúng ta đã kiềm chế được hoạt động lấn lướt chính quyền của giáo hội Tin lành Gia Lai và phong tỏa, hạn chế hoạt động kích động đồng bào dân tộc của các đối tượng trà trộn trong các tổ chức NGO tại vùng dân tộc ít người. Chủ động đấu tranh có hiệu quả với các thủ đoạn xây dựng nhà nguyện trái phép để sinh hoạt tôn giáo ở địa bàn Pleiku, Chư Sê, Măng Yang, Ayunpa. Các cơ quan chức năng ở Gia Lai còn kịp thời phát hiện sự chuyển hướng, tuyển lựa đào tạo truyền đạo viên, cốt cán trái phép của số cầm đầu giáo hội, gắn với việc củng cố chứng cứ đưa những đối tượng cốt cán, truyền đạo viên của đạo Tin lành xâm nhập, hoạt động trái phép ở vùng dân tộc ra kiểm điểm trước dân. Dùng áp lực của chính quyền hoặc tấn công chính trị bắt đối tượng qui phục chính quyền, từ bỏ hoạt động truyền đạo Tin lành trái phép, đồng thời chấp hành tốt các qui định của địa phương.
* Công tác quản lý Nhà nước.
Trong thời gian qua, Tin lành Miền Nam (Việt nam) tồn tại nhiều hệ phái khác nhau và phần lớn các hệ phái chưa được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân. Song căn cứ vào nhu cầu tín ngưỡng của một bộ phận tín đồ và tôn trọng qui luật khách quan về sự tồn tại ý thức xã hội, Đảng và Nhà nước đã cho phép đạo Tin lành tổ chức các họat động lễ trọng hàng năm ở các cơ sở tôn giáo.
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước trên lĩnh vực dân tộc tôn giáo. Trên cơ sở quán triệt các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo, đặc biệt là Nghị định 26/CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/04/1999, các cơ quan đơn vị chức năng trong tỉnh đã có những chuyển hướng trong công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo. Trước đây các cơ quan, đơn vị chức năng trong tỉnh như Công an, Ban dân vận, Ban tôn giáo còn chồng chéo, dẫm chân lên nhau trong giải quyết vấn đề tôn giáo, thậm chí còn ỉ lại cho nhau hoặc đưa lực lượng Công an ra đối đầu với chức sắc. Nhưng hiện nay các đơn vị chức năng nói trên đã chuyển sang đẩy mạnh công tác nắm tình hình một cách toàn diện về ANTT vùng dân tộc, vùng tôn giáo và phối kết hợp giữa các lực lượng tốt hơn. Thông qua hoạt động trên đã tham mưu cho Cấp uỷ, chính quyền các cấp thực hiện đúng đắn chính sách tôn giáo, tự do tín ngưỡng, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, cho phép một số chi hội cơ sở Tin lành hoạt động như ở Aynpa, Pleiku Roh, Biển Hồ và đang xem xét 08 chi hội khác khi có đủ điều kiện thì cho hoạt động; đồng thời tạo điều kiện cho các chức sắc, tín đồ Tin lành hoạt động theo khuôn khổ pháp luật.
Cùng với việc tham mưu cho Đảng, Chính quyền giải quyết đúng đắn các nhu cầu, lợi ích hợp pháp của các chức sắc, tín đồ đạo Tin lành, các cơ quan chức năng đã tăng cường nắm tình hình mặt trái của chức sắc đạo Tin lành; củng cố hồ sơ, sử dụng vai trò quản lý của Nhà nước, đấu tranh với nhiều hoạt động vi phạm của một số chức sắc, cốt cán đạo Tin lành trên các lĩnh vực như: việc tấn phong mục sư trái phép, hoạt động đào tạo truyền đạo viên trái phép ở khu vực Pleiku, Ayunpa; việc xây dựng nhà nguyện trái phép ở Mang Yang, Pleiku; ChưPrông..từ chối không chấp nhận và khuyến cáo việc thuyên chuyển các truyền đạo viên trái phép của giáo hội Tin lành. Đặc biệt trong những năm đổi mới, lợi dụng chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, các số chức sắc Tin lành địa phương đã thông qua Tổng hội thánh Tin lành Miền Nam (Việt nam) ở Thành phố HCM, thông qua số việt kiều về thăm thân để mở rộng các quan hệ với tổ chức cá nhân nước ngoài, xin viện trợ củng cố tổ chức, in ấn trái phép kinh thánh, mở rộng địa bàn hoạt động truyền đạo trái phép trong đó có vùng dân tộc ở Mang Yang, Pleiku, Chư Sê, Chưpăh...
Trước những hoạt động bung ra, lấn lướ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vh02 (4).doc