MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN. i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT . ii
MỤC LỤC.iii
DANH MỤC CÁC BẢNG . vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ. ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ . x
MỞ ĐẦU . 1
1.Lý do chọn đề tài . 1
2.Mục đích nghiên cứu. 3
3.Câu hỏi nghiên cứu . 3
4.Giả thuyết nghiên cứu. 4
5.Nhiệm vụ nghiên cứu . 4
5.1.Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận. 4
5.2.Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn. 4
6.Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 5
6.1.Đối tượng nghiên cứu . 5
6.2.Khách thể nghiên cứu. 5
7.Phạm vi nghiên cứu. 5
7.1.Về nội dung nghiên cứu. 5
7.2.Về thời gian và không gian nghiên cứu . 6
8.Phương pháp nghiên cứu. 6
8.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận . 6
8.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 6
8.3.Phương pháp xử lý số liệu. 6
9.Kết cấu của đề tài . 6
CHưƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 8iv
1.1Tổng quan nghiên cứu vấn đề. 8
1.1.1 Nghiên cứu về ảnh hưởng của những kỳ vọng từ phía cha mẹ đến sự
phát triển của trẻ. 8
1.1.2 Nghiên cứu về tác động của việc đáp ứng kỳ vọng từ phía cha mẹ đến
CLCS của trẻ . 12
1.1.3 Nghiên cứu sự khác biệt về những kỳ vọng của cha mẹ theo tiếp cận vănhóa . 14
1.1.4 Nghiên cứu về kỳ vọng từ phía cha mẹ và tác động của những kỳ vọng
đó đến CLCS của trẻ ở Việt Nam. 17
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản của vấn đề nghiên cứu . 19
1.2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về Kỳ vọng . 19
1.2.2. Khái niệm Đáp ứng . 21
1.2.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về CLCS . 22
1.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT. 30
CHưƠNG 2: PHưƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU . 31
2.1. Xác định biến nghiên cứu. 31
2.2. Xác định mẫu nghiên cứu. 32
2.3. Các phương pháp nghiên cứu . 34
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận . 34
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 35
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu. 39
2.4. Tổ chức nghiên cứu. 40
CHưƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 41
3.1. Thực trạng đáp ứng kỳ vọng từ phía cha mẹ của học sinh THPT. 41
3.1.1.Nhận thức của học sinh THPT về mức độ kỳ vọng từ phía cha mẹ . 41
3.1.2.Nhận thức của học sinh THPT về mức độ đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ. 44
3.2. Thực trạng CLCS của học sinh THPT. 50v
3.2.1.Thực trạng CLCS nói chung của học sinh THPT . 50
3.2.2.Thực trạng sự hài lòng với cuộc sống của học sinh THPT . 54
3.2.3.Thực trạng về lòng tự trọng của học sinh THPT. 56
3.2.4.Thực trạng về những cảm xúc tiêu cực của học sinh THPT. 56
3.3.Mối quan hệ giữa đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và CLCS của học sinh
THPT . 60
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 73
1. Kết luận:. 73
2. Khuyến nghị: . 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 76
PHỤ LỤC. 84
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và chất lượng cuộc sống của học sinh trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên cứu về ảnh hưởng của những kỳ vọng từ phía cha mẹ đến sự
phát triển của trẻ
Khi nhắc tới tác động của kỳ vọng, người ta thường nhớ tới “hiệu ứng
Pygmalion” hay còn được gọi là “Self-fulfilling prophecy” (lời tiên đoán trở
thành sự thực) từ thực nghiệm “The Oak school” của Robert Rosenthal (1968)
với những kết quả nổi bật được thể hiện trong cuốn “Pygmalion in the
Classsroom: Teacher Expectation and Pupils’ Intellectual Development”
(Hiệu ứng Pygmalion trong lớp học: Kỳ vọng của giáo viên và sự phát triển
trí tuệ của học sinh). Trong thực nghiệm của mình, Rosenthal và Jacobson đã
lựa chọn ngẫu nhiên một số học sinh ở một trường tiểu học công lập và nói
với giáo viên của các em rằng đây là những học sinh có thể trở thành “những
người phát triển nhảy vọt” (growth spurters). Các giáo viên đã thể hiện sự kỳ
vọng của mình vào những học sinh này, trông đợi kết quả cao từ các em thông
qua việc ứng xử với các em như thể chúng sẽ thực sự trở thành “những người
nhảy vọt” (spurters). Sau một thời gian, các học sinh này đã không khiến giáo
viên của mình thất vọng bằng việc đạt được thành tích học tập cao. Hiệu ứng
Pygmalion có nghĩa là khi chúng ta đặt kỳ vọng về con người hay sự kiện nào
đó thì chúng ta sẽ thể hiện kỳ vọng đó với họ thông qua những tín hiệu giao
tiếp, ứng xử, hoặc đối đãi. Điều này sẽ khiến họ có khuynh hướng đáp lại
những tín hiệu đó bằng cách điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, và kết
quả là sự kỳ vọng ban đầu trở thành hiện thực. Hiệu ứng Pygmalion có một ý
nghĩa to lớn khi ứng dụng trong quản lý nhân sự hay giáo dục.
Nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà TLH và giáo dục học đã rất
quan tâm đến những kỳ vọng của cha mẹ và tác động của những kỳ vọng đó
9
tới cuộc sống của trẻ. Bởi lẽ, gia đình là môi trường văn hóa – xã hội đầu tiên
mà trẻ tiếp xúc, trong đó cha mẹ là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát
triển tâm lý của trẻ thông qua những tương tác giữa cha mẹ và trẻ. Và các bậc phụ
huynh luôn có những kỳ vọng vào con cái mình ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Michelle H. Stern (2006) đã thực hiện một nghiên cứu ở Mỹ trên 94
học sinh lớp 3 và lớp 4 cùng với những người chăm sóc của các em để tìm
hiểu xem những kỳ vọng từ phía cha mẹ về học tập của con cái, và nhận thức
của trẻ về những kỳ vọng đó có mối quan hệ như thế nào với thành tích đọc
của các em, và mối quan hệ đó sẽ khác đi như thế nào đối với những học sinh
có nguy cơ đọc kém. Bằng việc sử dụng mô hình tuyến tính tổng quát (GML)
để phân tích dữ liệu, kết quả cho thấy chỉ có dữ liệu thu thập được từ báo cáo
của cha mẹ là có mối liên hệ rõ ràng với thành tích đọc của trẻ trên mẫu
chung (p<0.001, N=94). Đặc biệt, kỳ vọng của cha mẹ có mối liên hệ rõ ràng
với thành tích đọc cuối năm học của trẻ nhóm nguy cơ thấp – khả năng đọc
tốt hơn (p=0.0014, N=64). Mặc dù kết quả nghiên cứu không ủng hộ cho tất
cả các giả thuyết mà tác giả đề ra nhưng nghiên cứu này đã đóng góp một
phần quan trọng cho hệ thống tài liệu về kỳ vọng của cha mẹ bằng việc khảo
sát cả kỳ vọng của cha mẹ và nhận thức của trẻ về những kỳ vọng đó. Mối
quan hệ giữa những kỳ vọng của cha mẹ và nhận thức của trẻ về những kỳ
vọng đó cũng rất quan trọng, sự khác biệt giữa cha mẹ và con cái cũng có thể
là một yếu tố cần khám phá khi xem xét mối quan hệ giữa những kỳ vọng của
cha mẹ với thành tích học tập của trẻ.
Wahedi (2010) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của những kỳ vọng từ phía
cha mẹ vào thành tích tương lai của con đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
trong những năm đầu đời. Đây là một nghiên cứu tương quan với biến độc lập
là mức độ kỳ vọng của cha mẹ và biến phụ thuộc là mức độ ngôn ngữ của trẻ
được tiến hành trên 101 trẻ em 5 – 6 tuổi và cha/mẹ của các em (N=101). Kết
quả cho thấy có mối tương quan thuận giữa mức độ kỳ vọng của cha mẹ và sự
10
phát triển ngôn ngữ của trẻ (r=0.31, p=0.002). Bên cạnh đó, nghiên cứu còn
phát hiện ra cha mẹ có tình trạng kinh tế - xã hội càng cao thì mức độ kỳ vọng
vào thành tích tương lai của con cái càng cao (r=0.23, p=0.019). Nghiên cứu
này đã có một đóng góp to lớn cho đời sống, kết quả nghiên cứu là cơ sở để
đưa ra khuyến nghị về việc cải thiện tình trạng kinh tế - xã hội của người dân.
Bởi lẽ, đây là một nhân tố quan trọng để trẻ đạt được một chỉ số thông minh
ngôn ngữ tốt hơn và điều này sẽ ảnh hưởng đến thành tích chung trong tương
lai sau này của trẻ. Nghiên cứu này cũng gợi mở cho những hướng nghiên
cứu trong tương lai về việc tìm hiểu xem liệu những kỳ vọng của cha mẹ có
thể ảnh hưởng tới những khía cạnh nào khác trong sự phát triển của trẻ.
Yeung và cộng sự (2010) đã thực hiện một nghiên cứu trên 275 học
sinh lớp 7 ở Singapore (tất cả học sinh đều là người gốc Hoa). Một trong
những mục đích của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu xem liệu những kỳ
vọng của cha mẹ có những ảnh hưởng ngắn hạn hoặc dài hạn trong việc học
môn Vật lý của học sinh hay không. Người tham gia được yêu cầu trả lời 29
câu hỏi trong bảng khảo sát về khái niệm bản thân (self-concepts) trong việc
học Vật lý (thành tích và hứng thú), khái niệm bản thân trong môn Tiếng Anh
(thành tích và hứng thú), nhận thức về những kỳ vọng của cha mẹ ở môn Vật
Lý, sự tham gia học môn Vật lý (thành tích ngắn hạn), và khát vọng học Vật
lý trong tương lai (thành tích dài hạn). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có một
sự ảnh hưởng tích cực của những nhận thức về kỳ vọng từ phía cha mẹ lên cả
thành tích ngắn hạn (r=0.41, p<0.05) và dài hạn (r=0.58, p<0.05) trong việc
học môn Vật lý. Những ảnh hưởng của cha mẹ có xu hướng mạnh mẽ ngay cả
khi ảnh hưởng của những khái niệm bản thân bị kiểm soát. Rất có thể, những
kỳ vọng của cha mẹ (ngay cả khi được nhìn nhận qua lăng kính của con cái)
chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi yếu tố văn hóa. Singapore là một nước chịu ảnh
hưởng của Nho giáo nên việc con cái biết vâng lời và làm theo những mong
muốn của cha mẹ rất được đề cao. Điều này gợi ý cho việc nghiên cứu về
11
những kỳ vọng của cha mẹ theo tiếp cận văn hóa. Một điều đặc biệt là nghiên
cứu này đã tìm hiểu khả năng tác động ngắn hạn và dài hạn của những kỳ
vọng từ phía cha mẹ đến trẻ. Các nghiên cứu trong tương lai cũng nên xem
xét sự ảnh hưởng này lên các khía cạnh khác trong cuộc sống của trẻ là ngắn
hạn hay dài hạn.
Có thể thấy, trong nhiều nghiên cứu đi trước, câu hỏi đặt ra thường là
những kỳ vọng của cha mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến thành tích của con
cái họ. Tuy nhiên, mọi thứ không hẳn chỉ đơn giản là đi theo đường thẳng như
“kỳ vọng ảnh hưởng đến thành tích”. Rất có thể có yếu tố trung gian nào đó
nằm trong mối quan hệ này.
Grossman và cộng sự (2011) đã tiến hành một nghiên cứu sử dụng mẫu
hình đa cấp (multi-level modeling) để khảo sát về ảnh hưởng của những kỳ
vọng của cha mẹ ở cấp độ cá nhân và cấp độ toàn trường lên thành tích của
học sinh. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khảo sát khái niệm bản thân về thành
tích của học sinh như một yếu tố trung gian cho mối quan hệ này. Nghiên cứu
lấy dữ liệu từ 4535 học sinh lớp 5 và lớp 8 trong nguồn dữ liệu của nghiên
cứu theo chiều dọc về thời thơ ấu ECLS-K ở Mỹ (Early Childhood
Longitudinal Study; bao gồm 17401 học sinh bắt đầu học mẫu giáo từ năm
1998). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy chỉ có mối quan hệ giữa những kỳ
vọng của cha mẹ ở cấp độ cá nhân với thành tích của học sinh khi kiểm soát
yếu tố giới tính và tình trạng kinh tế - xã hội. Trong mối quan hệ này, khái
niệm bản thân về thành tích học tập của học sinh là một phần trung gian, kỳ
vọng của cha mẹ ở cấp độ toàn trường thì lại là một yếu tố điều tiết. Ở những
trường học mà những kỳ vọng của cha mẹ cao hơn trung bình thì mối quan hệ
giữa kỳ vọng của cha mẹ và thành tích của học sinh ở cấp độ cá nhân giảm.
Điều này có nghĩa là trong một cộng đồng, khi mà hầu hết các bậc phụ huynh
đều có mức độ kỳ vọng cao vào con cái thì những kỳ vọng đó lại ít có ảnh
hưởng tới trẻ. Kết quả của nghiên cứu này gợi mở cho những nghiên cứu tiếp
12
theo cần xem xét kỳ vọng của cha mẹ ở nhiều cấp độ khác nhau để có thể
nhìn thấy một bức tranh tổng thể về mối quan hệ của những kỳ vọng từ phía
cha mẹ đến cuộc sống của trẻ em và thanh thiếu niên.
Trong một nghiên cứu khác của Zhan (2006) thì những kỳ vọng của
cha mẹ lại là yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa tài sản của cha mẹ và
thành tích học tập của trẻ. Kết quả nghiên cứu ở nhóm trẻ em trong độ tuổi 5
– 12 cho thấy tài sản của cha mẹ có mối liên hệ thuận chiều với điểm số môn
toán và đọc của trẻ. Trong khi đó những cha mẹ có tài sản càng nhiều thì càng
có kỳ vọng cao vào các hoạt động ở trường của trẻ.
Những nghiên cứu trên cho thấy kỳ vọng của cha mẹ có ảnh hưởng tới
cuộc sống của trẻ em và thanh thiếu niên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Đôi khi có những yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa những kỳ vọng
của cha mẹ với CLCS của trẻ, đôi khi những kỳ vọng của cha mẹ lại là yếu tố
trung gian trong mối quan hệ giữa CLCS của trẻ với các yếu tố khác. Tuy
nhiên, phần lớn các nghiên cứu trên đều tập trung tìm hiểu ảnh hưởng của kỳ
vọng từ phía cha mẹ với thành tích học tập của trẻ, rất ít nghiên cứu quan tâm
đến mối quan hệ giữa những kỳ vọng đó và CLCS ở góc độ tâm lý của trẻ.
1.1.2 Nghiên cứu về tác động của việc đáp ứng kỳ vọng từ phía cha mẹ đến
CLCS của trẻ
Khi tìm hiểu về tác động của những kỳ vọng từ phía cha mẹ lên sự căng
thẳng tâm lý của sinh viên Đài Loan, Wang và Heppner (2002) đã phát hiện ra
rằng sự khác biệt giữa nhận thức về kỳ vọng từ phía cha mẹ và nhận thức về
sự thực thi những kỳ vọng đó của sinh viên mới là yếu tố dự báo tốt hơn cho
trạng thái khỏe mạnh về mặt tâm lý (psychological well-being) của họ. Lý
thuyết về sự khác biệt cái tôi (Self-discrepancy) của Higgins (1987) cũng đã
giải thích tại sao mà sự khác biệt giữa nhận thức về những kỳ vọng của cha
mẹ và nhận thức về khả năng thực thi của bản thân có thể gây ra những hỗn
loạn về cảm xúc. Lý thuyết nhận thức này được phát triển cùng với quan điểm
13
về những niềm tin mâu thuẫn khác nhau giữa cái tôi lý tưởng (ideal self), cái
tôi thực tế (actual self) và cái tôi bắt buộc (the ought self) sẽ dẫn đến những
cảm xúc tiêu cực.
Nhiều nghiên cứu khác về vấn đề này cũng có kết quả ủng hộ cho lý
thuyết này. Trong nghiên cứu của mình trên sinh viên Mỹ (gồm nhiều chủng
tộc khác nhau), Agliata (2005) cũng đã sử dụng bảng kiểm sống theo kỳ vọng
của cha mẹ LPEI (Wang và Heppner; 2002). Kết quả cho thấy rằng khi sự
khác biệt giữa thành tích hiện tại và nhận thức về kỳ vọng từ phía cha mẹ
càng lớn thì sinh viên càng trải nghiệm mức độ giận dữ, trầm cảm, lo âu cao
hơn, còn mức độ lòng tự trọng và khả năng thích nghi thấp hơn. Kobayashi
(2005) đã tiến hành nghiên cứu nhằm kiểm tra hệ thống các tác động trực tiếp
và gián tiếp của những nhận thức về kỳ vọng từ phía cha mẹ, sự khác biệt
trong nhận thức về các kỳ vọng đó với thành tích của sinh viên, bối cảnh văn
hóa và giá trị văn hóa lên căng thẳng tâm lý ở các sinh viên người Mỹ gốc
Hoa. Kết quả cho thấy vai trò của sự khác biệt về nhận thức như một yếu tố
trung gian trong mối quan hệ giữa những kỳ vọng từ phía cha mẹ và căng
thẳng tâm lý của sinh viên. Giá trị văn hóa có tác động trực tiếp lên căng
thẳng tâm lý thông qua sự khác biệt trong nhận thức về kỳ vọng của cha mẹ.
Việc đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ không chỉ tác động đến sự khỏe mạnh về
mặt cảm xúc (emotional well-being) mà còn có mối liên hệ với những khó
khăn trong việc đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên (Leung
và cộng sự, 2011). Đây là kết quả nghiên cứu trên 1342 sinh viên ở ba thành
phố tại Trung Quốc (Bắc Kinh, Vũ Hán, Hồng Kông) về ảnh hưởng của
những kỳ vọng từ phía cha mẹ và những giá trị văn hóa đến những khó khăn
ra quyết định nghề nghiệp của sinh viên. Trong mối quan hệ giữa việc đáp
ứng kỳ vọng của cha mẹ với những khó khăn ra quyết định nghề nghiệp của
sinh viên thì những giá trị văn hóa đóng vai trò trung gian.
14
Việc đáp ứng kỳ vọng từ phía cha mẹ không chỉ thể hiện qua sự khác
biệt giữa nhận thức về những kỳ vọng của cha mẹ và nhận thức về khả năng
thực thi của bản thân mà còn thể hiện qua sự không phù hợp giữa những kỳ
vọng của con cái với những khát vọng của cha mẹ dành cho con. Rutherford
(2015) đã sử dụng dữ liệu từ một mẫu mang tính đại diện quốc gia ở Mỹ
(N=1115) để khảo sát về mối quan hệ giữa sự khỏe mạnh về mặt cảm xúc và
sự khác biệt giữa cha mẹ - con cái về kỳ vọng vào học tập ở học sinh THCS
và THPT. Kết quả cho thấy rằng những học sinh có kỳ vọng không phù hợp
với những mong đợi của cha mẹ thì có trạng thái khỏe mạnh thấp hơn.
Tất cả những nghiên cứu trên đều cho thấy việc đáp ứng kỳ vọng của
cha mẹ (hoặc sống theo kỳ vọng của cha mẹ) là yếu tố dự báo tốt hơn cho
CLCS của trẻ so với những kỳ vọng từ phía cha mẹ. Đồng thời, một số nghiên
cứu đã cho thấy vai trò của các giá trị văn hóa trong mối quan hệ giữa việc
đáp ứng kỳ vọng từ phía cha mẹ và những khía cạnh khác nhau trong CLCS
của trẻ. Điều này cũng mở ra việc xem xét tác động của những kỳ vọng từ
phía cha mẹ đến cuộc sống của trẻ ở các nền văn hóa khác nhau là không
giống nhau.
1.1.3 Nghiên cứu sự khác biệt về những kỳ vọng của cha mẹ theo tiếp cận
văn hóa
Kỳ vọng của cha mẹ phụ thuộc vào nền văn hóa mà trẻ sinh sống. Cha
mẹ trong các gia đình khác nhau ở những nền văn hóa khác nhau đều có
những kỳ vọng khác nhau, và những sự kỳ vọng đó được con cái họ diễn dịch
theo những cách khác nhau. Bố mẹ trong những gia đình châu Á và Mỹ gốc Á
có thể nắm giữ quyền kiểm soát con cái lâu hơn so với bố mẹ trong những gia
đình châu Âu và Mỹ gốc Âu (xem Nguyễn Văn Đồng, 2012). Nhiều gia đình
châu Á hoặc gốc Á thường đề cao các mục tiêu của Nho giáo (Confucian
goals), trong khi các gia đình châu Âu hoặc gốc Âu thì lại đề cao những mục
tiêu lấy trẻ làm trọng tâm (child-centered goals). Các mục tiêu của Nho giáo
15
nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiên nhẫn, học tập chăm chỉ, phục tùng, và
nhạy cảm với những mong muốn của cha mẹ (ví dụ: “tôn trọng những người
lớn tuổi”, và “luôn ưu tiên việc học tập”), những mục tiêu lấy trẻ làm trọng
tâm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự độc lập và tự thể hiện bản thân (ví dụ:
“khác biệt và là chính mình”, và “tự thể hiện và diễn đạt bằng lời”) (xem
Russell và cộng sự, 2010).
Những trải nghiệm cuộc sống và thái độ tiếp biến văn hóa của cá nhân
cũng định hình những kỳ vọng của họ (Li, 2001). Trong một nghiên cứu của
mình, thông qua phỏng vấn định tính những phụ huynh Trung Quốc di cư đến
Canada, Li (2001) đã xác định năm chiều cạnh của những kỳ vọng từ phía cha
mẹ: kỳ vọng về văn hóa, kinh nghiệm cuộc sống, thái độ tiếp biến văn hóa,
khát vọng nghề nghiệp, và tư tưởng dân tộc thiểu số. Kỳ vọng về văn hóa và
tư tưởng dân tộc thiếu số phản ánh một cách rõ ràng biến văn hóa và bản chất
của những phụ huynh di cư. Những kỳ vọng về nghề nghiệp là yếu tố duy
nhất nổi lên, có thể là vì tính phổ biến của văn hóa châu Á trong nghiên cứu
này. Những kỳ vọng của các bậc phụ huynh này đã được thay đổi theo hoàn
cảnh để phù hợp với bối cảnh văn hóa – xã hội của Canada.
Chen (2001) đã chỉ ra sự khác nhau về kỳ vọng dành cho con cái giữa
các cha mẹ trong gia đình Mỹ, gia đình Mỹ gốc Hoa và gia đình Hoa. Nghiên
cứu của Chen thực hiện trên 185 học sinh người Hoa, 140 học sinh Mỹ, 39
học sinh người Mỹ gốc Hoa và cha mẹ của tất cả những học sinh đó để tìm
hiểu về thái độ và kỳ vọng của cha mẹ đối với giáo dục khoa học. Kết quả cho
thấy cả cha mẹ và học sinh người Hoa có thái độ về giáo dục khoa học tích
cực hơn so với nhóm đối chứng là người Mỹ. Cha mẹ người Hoa nhấn mạnh
vào sự tự cải thiện hơn, đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn, và thường xuyên
giúp đỡ con cái trong việc học tập hơn so với cha mẹ người Mỹ. Thái độ của
những người Mỹ gốc Hoa cho thấy họ chịu ảnh hưởng của cả truyền thống
Trung Hoa và văn hóa Mỹ.
16
Một nghiên cứu khác của Cakiroglu (2004) trên hai nhóm cha mẹ (cha
mẹ sinh ra ở Mỹ và cha mẹ di cư, tất cả gồm 24 người) cũng đã chỉ ra sự khác
biệt giữa hai nhóm này về sự tham gia và những kỳ vọng của cha mẹ vào hoạt
động học tập của con cái. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có nhiều sự
khác biệt giữa cha mẹ sinh ra ở Mỹ và cha mẹ di cư về sự tham gia vào các
hoạt động học tập của con cái. Tuy nhiên, khi xem xét những kỳ vọng của cha
mẹ ở hai nhóm thì có sự khác biệt, cha mẹ di cư có kỳ vọng vào con cái cao
hơn ở một số lĩnh vực về thành tích học tập. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa
làm nổi bật được sự khác biệt đó. Có thể là do số lượng mẫu quá nhỏ và vẫn
còn có sự chênh lệch nhất định về thu nhập cũng như trình độ học vấn giữa
các khách thể.
Sự khác biệt về kỳ vọng không chỉ là khác biệt giữa các bậc cha mẹ ở
những nền văn hóa khác nhau mà còn bao gồm cả sự khác biệt giữa những
người con ở những nền văn hóa khác nhau trong nhận thức về những kỳ vọng
của cha mẹ mình. Thay vì diễn giải hành vi của cha mẹ là sự kiểm soát, thanh
thiếu niên Mỹ gốc Hoa có thể xem xét chúng như những kỳ vọng về lòng hiếu
thảo (xem Russell và cộng sự, 2010). Oishi và Sullivan (2005) đã phát hiện ra
rằng sinh viên Mỹ gốc Á nhận thức về những kỳ vọng của cha mẹ một cách
cụ thể hơn so với sinh viên Mỹ gốc Âu.
Sự khác biệt về những kỳ vọng của cha mẹ không chỉ xảy ra khi so
sánh nền văn hóa phương Tây với phương Đông mà ngay cả khi so sánh giữa
các nước châu Á hoặc giữa các vùng khác nhau trong một đất nước cũng có
thể thấy được sự khác biệt này. Khi tiến hành phát triển và hiệu lực hóa một
thang đo nhận thức về kỳ vọng của cha mẹ, Sasikala và Karunanidhi (2011)
đã tham khảo bảng kiểm sống theo kỳ vọng của cha mẹ (Living-up-to parental
Expectation Inventory – LPEI) của Wang và Heppner (2002). Sau khi tiến
hành nghiên cứu, Sasikala và Karunanidhi đã thu được một bảng hỏi có nhiều
sự tương đồng với bảng hỏi của Wang và Heppner do những điểm chung của
văn hóa châu Á. Tuy nhiên, giữa hai bảng hỏi vẫn có nhiều sự khác biệt. Đặc
17
biệt, trong văn hóa Ấn Độ, thần linh rất được tôn sùng nên cha mẹ Ấn Độ kỳ
vọng con cái họ tin vào những lực lượng siêu nhiên. Một nghiên cứu của
Found và Sam (2013) đã chỉ ra rằng những sinh viên sinh ra ở Đại Lục (Trung
Quốc) nhận thức những kỳ vọng của cha mẹ ở mức độ cao hơn một cách rõ
rệt so với những sinh viên đến từ Ma Cao.
Những nghiên cứu trên cho thấy có những khác biệt và đặc trưng trong
kỳ vọng của cha mẹ ở những nền văn hóa khác nhau và trong cả cách mà
những đứa con của họ diễn dịch về các kỳ vọng đó. Sự khác biệt này khá rõ
nét khi so sánh giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây.
1.1.4 Nghiên cứu về kỳ vọng từ phía cha mẹ và tác động của những kỳ
vọng đó đến CLCS của trẻ ở Việt Nam
Kỳ vọng của các bậc cha mẹ Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều bởi các
giá trị văn hóa truyền thống. Nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc
bởi triết lý Phật giáo và Nho giáo. Cả hai tôn giáo này đều nhấn mạnh và đề
cao mối quan hệ cha mẹ - con cái, đạo Phật nói rằng mối quan hệ này là nhân
duyên, còn Nho giáo coi đây là một trong ba mối quan hệ (Tam cương) quan
trọng nhất của đời người. Cả Phật giáo và Nho giáo đều không chỉ khuyến
khích cha mẹ xem việc nuôi dạy con cái là nền tảng đạo đức, là trách nhiệm
cao cả và phải có những sự đầu tư cũng như những kỳ vọng lớn vào con cái
mà còn giáo dục những người con phải có nghĩa vụ tuân thủ và thực hiện
những kỳ vọng, mong muốn của cha mẹ mình. Mặc dù theo thời gian, nền văn
hóa Việt Nam có nhiều sự thay đổi nhưng “lòng hiếu thảo” vẫn luôn là một
khái niệm chính trong cả Phật giáo và Nho giáo, là giá trị cốt lõi của dân tộc
ta
3. Con cái thường được mong đợi là sẽ làm rạng danh gia đình, tổ tiên hoặc
đạt được những kỳ vọng từ phía cha mẹ như một cách để “báo hiếu”. Với
quan niệm con cái là “tài sản vô giá”, là “lộc trời ban”, nhiều bậc phụ huynh
tin rằng bên cạnh những đầu tư về vật chất thì việc truyền tải những kỳ vọng
3
“Hiếu đạo trong Nho giáo và Phật giáo”, truy cập từ www.btgcp.gov.vn – website Ban Tôn giáo chính phủ.
18
cao tới con cái là một cách thức giúp trẻ có được sự tự tin, lòng tự trọng,
những tiêu chuẩn về phẩm chất cá nhân, giá trị cuộc sống và động lực để phát
triển bản thân.
Đến hiện tại, các nghiên cứu về kỳ vọng của cha mẹ Việt Nam chưa
nhiều và chủ yếu chỉ tập trung nghiên cứu đơn thuần mức độ kỳ vọng của cha
mẹ vào con cái ở các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Trần Thị Thanh Hà
(2000) đã nghiên cứu kỳ vọng của bố mẹ về thành tích học tập của con cái là
học sinh THCS và THPT. Kết quả cho thấy cha mẹ có kỳ vọng nhiều vào sự
thành đạt của con cái trong tương lai. Khi nghiên cứu kỳ vọng của cha mẹ về
sự thành đạt của con cái trên 100 phụ huynh có con là học sinh THPT ở Hà
Nội, Bùi Đình Tuân (2015) đã tìm ra rằng hầu hết phụ huynh đều mong rằng
con mình sau này sẽ thành đạt. Các bậc cha mẹ đều có những cách thức khác
nhau để thể hiện sự quan tâm hay truyền tải những kỳ vọng của mình đến con
cái thông qua việc quản lý, giáo dục con cái và phản ứng trước những thành
công hay thất bại của con. Còn nghiên cứu của Lã Thị Thu Thủy (2009) trên
270 phụ huynh có con đang học lớp 3 và lớp 4 trên địa bàn Hà Nội lại cho
thấy mức độ kỳ vọng của cha mẹ vào con cái lứa tuổi tiểu học là khá cao.
Trong đó, mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh với trẻ tiểu học là
sức khỏe thể chất và phẩm chất đạo đức.
Về tác động của những kỳ vọng từ phía cha mẹ đến sức khỏe tâm thần
của trẻ, vấn đề này đã được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông.
Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này thì rất ít. Kết quả
nghiên cứu trên 100 thiếu niên tuổi 16 – 17 đang học lớp 10 tại Hà Nội của
Văn Thị Kim Cúc (2005) đã chỉ ra rằng mức độ kỳ vọng của cha mẹ vào sự
thành đạt của con cái có mối liên hệ với sự tự đánh giá bản thân của trẻ. “Việc
bố mẹ không mong đợi gì vào sự thành công của con mình hoặc sự mong đợi
thái quá có thể gây ra những khó khăn cho trẻ về mặt cảm xúc, những rào cản
trong cuộc sống học đường và những hạn chế cho việc hoạch định các kế
19
hoạch tương lai.” Nguyễn Thị Nhân Ái và Tô Thị Hoan (2014) cũng đã chỉ ra
một số bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa mức độ kỳ vọng của cha mẹ và
sự căng thẳng tâm lý của học sinh THPT trong một nghiên cứu trên 150 học
sinh THPT và 50 phụ huynh của các em tại Hà Nội. Kết quả cho thấy phần
lớn phụ huynh có mức độ kỳ vọng vừa phải vào thành tích học tập hiện tại và
thành công trong học tập, định hướng nghề nghiệp tương lai của con cái. Có
sự tương đồng giữa cha mẹ và con cái trong đánh giá về mức độ kỳ vọng của
cha mẹ. Nhiều học sinh cảm thấy căng thẳng trước những mong đợi từ phía
cha mẹ, các em thấy lo lắng và sợ hãi vì sợ làm bố mẹ thất vọng hoặc cảm
thấy buồn và xấu hổ khi không đạt được những mong đợi đó. Tuy nhiên, kết
quả nghiên cứu này chưa thực sự làm nổi rõ mối quan hệ giữa những kỳ vọng
của cha mẹ và sự căng thẳng tâm lý của trẻ.
Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, ta có
thể thấy trên thế giới đã có nhiều bằng chứng khoa học về mối liên hệ giữa
việc đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và CLCS của trẻ nhưng ở Việt Nam thì có rất
ít nghiên cứu đi theo hướng này. Trong khi đó, những kỳ vọng của cha mẹ lại
có sự khác biệt giữa các nền văn hóa khác nhau vì vậy mà những bằng chứng
nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này chưa chắc đã phù hợp với bối cảnh văn
hóa của Việt Nam.
1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về Kỳ vọng
1.2.1.1. Các quan điểm về khái niệm Kỳ vọng
Kỳ vọng là một từ gốc Hán Việt, trong đó kỳ (kì) có nghĩa là trông
mong; vọng là trông ngóng (Nguyễn Lân, 2006). Như vậy, kỳ vọng có nghĩa
là mong ngóng. Trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (2007) chủ biên, kỳ
vọng có nghĩa là đặt nhiều tin tưởng, hy vọng vào người nào đó (động từ) và
là điều mong mỏi, hy vọng ở ai, ở cái gì (danh từ).
20
Kỳ vọng trong tiếng Anh là “expectation” xuất phát từ “expectationem”
trong tiếng Latin, có nghĩa là “một sự chờ đợi”. Theo từ điển tiếng Anh của
MacMillan, kỳ vọng là niềm tin rằng một cái gì đó sẽ xảy ra theo một cách cụ
thể, hoặc một ai đó phải có những năng lực, phẩm chất và hành vi nhất định.
Ví dụ, giáo viên mong muốn tất cả các học sinh đến lớp đều chuẩn bị bài đầy
đủ. Về mặt lý thuyết, đôi khi người ta cũng phân biệt “expectations” (kỳ vọng)
với “aspirations” (nguyện vọng) nhưng trong hầu hết các nghiên cứu thực
nghiệm thì hai khái niệm này được sử dụng tương đương nhau (Morgan, 2006).
Ở lĩnh vực TLH, Nguyễn Khắc Viện (1991) quan niệm kỳ vọng là sự
chờ đợi bản thân hay người khác đạt một thành tích nào đó. Ông cũng phân
biệt kỳ vọng với nguyện vọng – ước mong đạt được một thành tích hay một
tình trạng nào đó, và có cố gắng ít nhiều để đạt được mục tiêu. Trong từ điển
Tâm lý học, Vũ Dũng (2008) định nghĩ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 05050002859_279_2002734.pdf