MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài -------------------------------------------------------------1
2. Mục đích nghiên cứu ---------------------------------------------------------------3
3. Lịch sử vấn đề . . 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu .8
6. Đóng góp của luận văn .9
7. Cấu trúc của luận văn . 9
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA NAM BỘ
1.1 Một số vấn đề về văn hóa 11
1.1.1 Khái niệm văn hóa . 11
1.1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học .13
1.2 Đặc điểm về văn hóa Nam Bộ . .16
1.2.1 Nền tảng địa - văn hóa Nam Bộ .16
1.2.2 Một số nét đặc trưng về văn hóa Nam Bộ 17
1.3 Nhà văn Sơn Nam với vùng đất Nam Bộ 23
1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp . 23
1.3.2 Ảnh hưởng và tác động của hoàn cảnh sống ở Nam Bộ đến Sơn Nam .27
Chương 2:
DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ QUA CẢNH VÀ NGƯỜI
TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM
2.1 Cảnh Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam 31
2.1.1 Cảnh thiên nhiên trong truyện ngắn Sơn Nam . .32
2.1.1.1 Thiên nhiên đậm chất hoang sơ, dữ dội . . . .32
2.1.1.2 Thiên nhiên gần gũi, hiền hòa, gắn bó với cuộc sống của con người .37
2.1.2 Cảnh xã hội trong truyện ngắn Sơn Nam . 41
2.2 Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam . 49
2.2.1 Hoàn cảnh sống của con người Nam Bộ . 49
2.2.2 Đặc điểm về con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam . . 51
2.2.2.1 Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên . 51
2.2.2.2 Mối quan hệ giữa con người với xã hội . 61 4
a. Trong mối quan hệ giữa con người với cộng đồng . 62
b. Trong mối quan hệ giữa con người với con người . .66
Chương 3:
DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ QUA NGHỆ THUẬT
CỦA TRUYỆN NGẮN SƠN NAM
3.1 Nghệ thuật xây dựng kết cấu . . . 73
3.1.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện . 74
3.1.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu . . 84
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật .90
3.2.1 Thế giới nhân vật phong phú và đa dạng . 90
3.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua yếu tố ngôn ngữ . 96
3.2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua yếu tố ngoại hình . 101
3.2.4 Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật . 104
3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ . 111
3.3.1 Phương ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam . .111
3.3.2 Vài nét về cách sử dụng thành ngữ .119
3.3.4 Hiện tượng giọng kể chuyện mang đậm sắc thái dân gian Nam Bộ 122
KẾT LUẬN . 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 131
PHỤ LỤC
150 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4912 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dấu ấn văn hóa nam bộ trong truyện ngắn Sơn Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tộc chọn cho mình một địa hình thích
hợp, sống hòa bình, tôn trọng và không xâm phạm tập tục tín ngưỡng của nhau. Câu chuyện
về chiếc ghe ngo và lục cụ Tăng Liên phần nào cho ta thấy tâm tư tình cảm của người
Khmer với quê hương đất nước, với tổ quốc Việt Nam. Trên vùng đồng bằng sông Cửu
Long, vào mùa nước nổi hội đua ghe ngo của người Khmer diễn ra rất sôi động. Đây chính
là một nét sinh hoạt văn hóa rất độc đáo của họ. Vì danh dự của xóm chùa cả Lục Cụ, phó
hương quản Hem và đội đua đều cố gắng hết sức để dành chiến thắng trong cuộc đua ghe
nhưng phần thưởng mà họ nhận được thì thật cay đắng, tủi nhục và xót xa - một lá cờ tam
sắc của Pháp quốc (Chiếc ghe ngo). Ngoài ra, ở một số truyện ngắn khác, ngòi bút Sơn
Nam cũng chứng thực cho ta thấy mối quan hệ tốt đẹp này. Khung cảnh ở những nơi người
Khmer sinh sống thường có tre xanh, cây thốt nốt và có chùa chiền bao quanh. Toàn bộ dân
cư làng Tài Văn, Liêu Tú đều là người Khmer. Họ cất nhà trên các giồng cát, nơi ấy được
hình dung như một quần đảo. Mỗi giồng tập trung chừng hai mươi nhà, mỗi nhà đều có bụi
tre bao quanh. Họ sống xen kẽ với làng của người Việt, “ai nấy làm ăn vui vẻ, ai lo phận
người nấy”. Khi Tây “làm lộng” nổ súng vang cả vùng, nhân vật “tôi” và thằng Đinh mỗi
đứa một hướng chạy thục mạng, nhờ sự cứu giúp của một người phụ nữ An Nam lấy chồng
người Khmer, họ đã thoát khỏi nguy hiểm (Ngó lên Sở Thượng). Khi đồng bằng sông Cửu
Long đã trở nên đông đúc, người Việt, người Khmer cùng chung sống và lao động với
nhau. Cả xóm Sóc Xoài đều kiếm sống bằng nghề nhổ bàng đan cà ròn gia công. Đây vốn
là nghề mà người Việt học được từ người Khmer trong quá trình chung sống với nhau (Ông
Bang cà ròn). Ở xóm Cù Là người Việt cùng người Khmer cùng nhau lập nghiệp, gắn bó
đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống (Xóm Cù Là ).
Hình ảnh chiếc nóp, cái cà ròn trở nên quen thuộc đối với lưu dân Việt trong quá
trình lập ấp, tạo xóm. Đó là những vật dụng của người Khmer. Chiếc nóp là một vật dụng
không thể thiếu của người Nam Bộ xưa kia. Theo sự miêu tả của Sơn Nam, chiếc nóp là 67
một miếng đệm lớn như cái túi may hình chữ nhật, miệng nóp mở ra theo bề dài, có chức
năng của cái mùng, cái mền, cái chiếu và cả cái mái nhà. “Trên miền đất ẩm ướt, dưới cơn
mưa nhỏ, cứ lật nóp chui vào để vượt qua một đêm đầy muỗi mòng giữa rừng hoang. Lúc
đi bộ, người ta mang cái nóp cuốn tròn sau lưng, khá nhẹ nhàng. Giữa trời sương, người ta
lật nóp trước mũi, sau lái hoặc trên mui ghe” [48, 161]. Vật dụng mang theo bên mình của
các tay rìu ở rừng tràm U Minh là một cái nóp vì “xứ này nhà cửa không có, muỗi bu lại
như trấu, nước ngập ngang lưng quần”. Khi một mình sống trên hòn Cổ Tron, ngoài bộ
quần áo mặc trên người, cái bếp un khói vừa để nấu cơm vừa để đuổi muỗi, vật dụng không
thể thiếu của ông Từ Thông là một chiếc nóp để che mưa, tránh nắng. Chiếc nóp cũng là
một trong những vật dụng trong hành trang của nhà văn Sơn Nam khi ông đi bộ trên khắp
vùng đất đồng bằng sông Cửu Long. Cái cà ràn là chiếc bếp của người Khmer, có hình
dáng như cái thùng đờn ghi ta, phía trước để nấu cơm, phía sau là nơi cào than rút củi bớt ra
để nướng cá. Trong hành trang đi hỏi vợ của Hai Cần không thể thiếu chiếc cà ràn quen
thuộc này. Khi chuẩn bị lên xuồng lão Ngượt nhắc nhở Hai Cần: “Cháu chịu khó rinh cái cà
ràn, cái nồi cơm đó xuống xuồng để đi du lịch đường xa” (Vẹt lục bình). Rừng tràm là nơi
ẩm thấp, nước đọng quanh năm, ban ngày muỗi mòng vẫn bay vo ve trước mặt người. Khi
câu chuyện phiếm của các tay rìu đang diễn ra sôi nổi, muỗi bu lại xung quanh, đôi bàn tay
anh Tư Bình Thủy đập từng chập mà vẫn không ngớt, mọi người phải lấy chiếc bếp un quạt
khói lên để đuổi bầy muỗi ra xa (Nhứt phá sơn lâm). Ngoài ra, ở vùng đất có nhiều sự ưu
đãi từ nguồn thủy lợi, người Khmer đã sớm nghĩ ra kỹ thuật làm mắm để tích trữ thức ăn
lâu dài (Ngày hội ba khía). Lưu dân Việt đến đây đã tiếp nhận kỹ thuật này và chế biến ra
những món ăn đậm chất Nam Bộ. Cuộc gặp gỡ giữa người Việt và Khmer diễn ra ôn hòa,
không có sự cưỡng bách về kinh tế nên văn hóa cũng không có sự đối nghịch. Cả người
Việt và người Khmer đều theo đạo Phật và thờ cúng theo cách riêng của mình. Mảnh đất
Nam Bộ dần dần đã trở thành quê hương, thành niềm tự hào chung của họ.
Trong mối quan giữa người Hoa và người Việt ta lại thấy có sự biểu hiện rất khác.
Làn sóng người Hoa di dân qua Cù Lao Phố, Mỹ Tho, Hà Tiên, họ giỏi về thương mãi, chế
biến thức ăn nhưng chỉ xem Nam Bộ là nơi dừng chân tạm thời, mong chờ ngày “phục
Minh”. Khi đến vùng đất này, cơ hội quay về dường như không còn vì vậy họ buộc phải lấy
vợ, sinh con và định cư lâu dài tại đây. Các cửa tiệm bán các tạp hóa là phương thức để
người Hoa kiếm sống. Họ bán chịu cho nông dân nghèo đến mùa thu hoạch mới đến lấy
tiền. Cách tích lũy đó đã tạo cho họ một chỗ đứng khá vững vàng. Trên vùng đất mới người
Việt cũng tiếp thu nghề thương mại của người Hoa. Ngành mua bán, chuyên chở hàng hóa
đã tạo cơ hội gặp gỡ, quen biết nhau giữa các vùng gần xa, chọ lớn, tỉnh lỵ. Ở những nơi
giáp nước quy tụ khá đông ghe thuyền, đậu lại buôn bán rồi lại di chuyển đến các vùng 68
khác. A Lẩu sinh ra trên đất Việt, làm nghề bán tạp hóa, nhưng anh luôn mong có cơ hội trở
về quê hương. Tâm sự của A Lẩu cũng là tâm sự của người Hoa trên mảnh đất này. Nhưng
rồi cuối cùng A Lẩu cũng đã chọn cách sống chan hòa thậm chí còn trở thành tri kỷ với bạn
bè người Việt. Mối quan hệ của anh với Hai Lượng, Tư Đờn không chỉ là tình làng nghĩa
xóm mà sâu xa hơn nữa họ còn tri ngộ nhau qua những điệu hát Xuân tình, Ngũ điểm, cùng
nhau nhâm nhi chén rượu giải sầu. Địa danh bến Tầm Dương là nơi họ mong ước được một
lần hội ngộ, bởi lẽ nơi đó là cố hương của A Lẩu, là tâm sự yêu nước của Hai Lượng và Tư
Đờn trong hoàn cảnh đất nước bị Pháp cai trị (Hội ngộ bến Tầm Dương). Truyện ngắn
Một người hàng xóm phản ánh rõ nhất phương cách kiếm ăn của người Hoa qua câu
chuyện nhỏ về gia đình của chú Vương Tường, làm nghề bán tạp hóa ở cầu Ông Lãnh. Nhà
của họ là cái kho chứa hàng bừa bãi với đủ thứ từ tàu hũ khô, củ cải muối, tàu vị yểu,… và
cả một bầy con năm đứa. Người Hoa giỏi làm ăn và tính toán nên dù sống trên đất mới
nhưng cuộc sống của họ khá ổn định. Nhiều gia đình người Hoa có vốn, họ đã định cư xen
kẽ với các xóm ấp của người Việt. Một số người giỏi kinh doanh đứng ra làm trung gian
buôn bán giữa các bạn hàng Việt, Hoa và cả các nước khác như Singapo, Miến Điện. Từ
bao đời nay, dân cư Việt và Hoa đã sống hòa thuận cùng nhau trên mảnh đất mới.
Quan hệ cộng đồng của cư dân đất phương Nam còn được bộc lộ rất rõ trong hoàn
cảnh thực dân Pháp xâm lược. Quan hệ làng nước, xóm giềng là nền tảng cơ bản của thể
ứng xử xã hội người Việt vẫn được duy trì. Tuy nhiên, đã có ảnh hưởng không nhỏ của lối
sống mới xa rời truyền thống dân tộc ở một số người. Truyện ngắn Sơn Nam không tập
trung phản ánh mối quan hệ đối nghịch giữa ta và địch mà chủ yếu khắc họa quan điểm,
thái độ, cách cư xử của con người Nam Bộ trong hoàn cảnh có ngoại xâm. Dù không trực
tiếp thể hiện những mâu thuẫn giằng co quyết liệt giữa ta và địch, truyện của Sơn Nam vẫn
“bàng bạc trong những trang sách này là một tình yêu quê hương đậm đà, đằm thắm….là
một ý thức chống xâm lăng triền miên sâu sắc”[67, 83]. Trong trận giặc càn năm xưa tại gò
Mả Lạn, binh sĩ của ông Nguyễn Trung Trực kéo về Châu Thành để công kích. Khi nghe
tiếng súng nổ chát chúa quanh vùng, dân chúng nửa mừng nửa sợ vì chẳng biết của bên ta
hay bên địch, những người dân nghèo vô tội ở gò Mả Lạn gần như đã bị giết sạch trong
đêm hôm ấy (Miễu bà Chúa Xứ). Thời Pháp thuộc ở xứ biển Hà Tiên, Cà Mau nổi lên
băng đảng “Cánh buồm đen” của Sáu Bộ, Năm Bùn. Họ cướp của người giàu chia cho dân
nghèo, khi muốn giữ đạo đức làm người họ đã giải nghệ và cầm cuốc cày thay cho đao
kiếm. Đầu năm 1946 khi Nam Bộ đang trong giai đoạn kháng chiến quyết liệt, ông Sáu Bộ
đã truyền lại thế võ tuyệt kỹ cho đám thanh niên cứu quốc. Ông nói rất khẳng khái: “Nếu
ngồi ở nhà không ai làm gì tôi, nhưng tôi cảm thấy nhục nhã như thiếu món nợ gì với trời
đất, núi non. Nếu xét tôi có tội, anh em cứ giết tôi để tế cờ”. Khi đất nước lâm nguy, những 69
con người một thời làm mưa làm gió như Sáu Bộ cũng tự đặt mình vào trách nhiệm, vào
nghĩa vụ đối với tổ quốc Việt Nam (Đảng “Cánh buồm đen”). Tính cách của ông Tư Lịch
(Ngày mưa đầu mùa) phổ biến trong số đông dân Nam Bộ, sống bình dị, không bao giờ
làm điều sai trái nhưng lại hành động rất anh hùng trước hoàn cảnh tồn vong của dân tộc.
Khi đối diện trước vinh nhục, sống chết mới thấy rõ khí chất xã hội của từng con người.
Vào năm 1946, “lúc bấy giờ đất nước đang trong vòng “máu lửa”, nhưng làng Đông Yên
vẫn yên như bàn thạch”. Pháp đã chiếm đóng và mở đồn cách làng không xa, dân chúng
vẫn say sưa đờn hát, rượu chè. Trước hoàn cảnh ấy, ông Tư Lịch chợt nghĩ “con người chứ
đâu phải cái máy, lương tri còn đó, sáng chói từng chập, thúc giục khách ăn nhậu nên nhớ
tới Tổ quốc”. Khi nghe tin Pháp chuẩn bị tấn công bà con ai nấy lo chạy cho thật xa, ông
Tư Lịch buồn bã nói “Mạng ai nấy lo, hồn ai nấy giữ. Thời loạn lạc khôn sống mống chết.
Nếu dân mình ai cũng ích kỷ thì nước mất luôn. Lá lành đùm lá rách mới là thương nhau”.
Trong phút giây, cậu thanh niên đi bên cạnh ông Tư chợt “cảm thấy mình trai trẻ mà quỵ
lụy, chạy trốn trước áp bức của thực dân Pháp là hèn hạ”. Cậu đã học được bài học đầu tiên
về đạo làm người trong một đất nước có giặc ngoại xâm.
Yêu nước là một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam từ bao đời nay. Ở Nam
Bộ, trong hoàn cảnh của cuộc chiến tranh chống ngoại xâm tinh thần ấy có dịp bùng phát
mạnh mẽ và lan tỏa rộng khắp. Sự biểu hiện của lòng yêu nước ở con người Nam Bộ trong
truyện ngắn Sơn Nam gắn liền với điều kiện và hoàn cảnh sống của họ trên vùng đất cuối
cùng của tổ quốc. Ở nơi xa xôi hẻo lánh vẫn ngời lên nét đẹp truyền thống của người Việt
phương Nam. Cuối năm 1945, khi tái chiếm xứ Nam Kỳ thuộc địa, thực dân Pháp đã gặp
phải sự kháng cự quyết liệt của cả miền Nam. Những thanh niên yêu nước như Thiệt và
Nguyệt đã theo dòng người tham gia Thanh Niên Tiền Phong, nhiều đồng bào cùng nhau
tản cư ngược ra khu vực Pháp chiếm đóng hoặc rút xuống phía U Minh sình lầy. Riêng ông
hương cả Binh và một số người dân nghèo vẫn cố bám trụ lại trên con rạch Cái Cau. Thực
dân Pháp vào chiếm đóng dọc bờ kinh Xáng đã không gặp sự kháng cự nào đáng kể vì dân
trong làng chẳng còn bao nhiêu. Ông hương cả Binh tỏ rõ thái độ “thà chịu chết chứ không
thể rời khỏi cái nhà này, con rạch này”. Ông quan niệm con người “tử sanh hữu mạng” và
cả đời chỉ thờ một chữ “Trung”. Tinh thần trung hiếu đã cứu sống ông trong một lần đối
đáp với giặc Tây. Khi quân giặc ráo riết lùng bắt đám Thanh Niên Tiền Phong, ông hương
cả Binh vẫn tin rằng mình là người có lá số tử vi “Nê Mã độ Khương Vương” nên ông
không đi khỏi vùng nguy hiểm. Ông cũng như hình ảnh con ngựa đất đứng hầu hạ trung
thành bên các bàn thờ trong các ngôi miếu. Mặc cho cô Nguyệt can ngăn, mặc cho bị nghi
ngờ theo thực dân, ông vẫn một mình ở lại ngôi nhà quét dọn bàn thờ, chăm sóc vườn tược.
Qua hình ảnh của một ông già tuổi đã gần đất xa trời phần nào còn giúp ta thấy được tinh 70
thần bám đất giữ làng trong những năm kháng chiến ác liệt của dân Nam Bộ (Con ngựa
đất). Ông Từ Thông bao năm sống một mình trên hòn Cổ Tron, tưởng như đã cắt đứt mọi
liên hệ với đất liền nhưng vào “năm ấy, tháng ấy, ngày ấy, …ông Từ bỗng nghe chút gì băn
khoăn, rạo rực trong lòng ông và ở ngoài đời”. Bởi lẽ ông vừa nghe người thông ngôn nói
về những tin trong đất liền như nhắc nhở ông về món nợ với đồng bào, với đất nước. Ông
hổ thẹn khi thấy phận mình không bằng con chim đỗ quyên đêm hè kêu khắc khoải một nỗi
nhớ quê. “Cây có cội. Nước có nguồn. Chim có tổ. Cá có hang” và đương nhiên con người
phải có quê hương, có nguồn cội (Hòn Cổ Tron). Ông già làm nghề xay lúa ở làng Đông
Thái, ông già mù giăng câu ở kinh Rộc Lá đều là những con người gắn bó sâu nặng với quê
hương đất nước. Ông tâm sự: “Mắt lòa là mắt không thấy, chứ nào phải vô tri vô giác”.
Hàng đêm ông vẫn ngồi nói thơ Vân Tiên một mình giữa chốn sông nước bao la, lòng ông
thổn thức với bao điều mất mát: mất đứa con trai trong chiến tranh Pháp - Đức hồi thế
chiến thứ nhất và bây giờ là mất tự do trên chính quê hương đất nước mình. Nhà văn khẳng
định “Dường như tạo hóa đã dành cho ông một số phận: sinh trong thời Pháp thuộc, chết
trong thời Pháp thuộc” (Ông già xay lúa, Người mù giăng câu). Khi biên khảo về vùng đất
và con người Nam Bộ, Sơn Nam viết: “Việt Nam đã hình thành từ thời các vua Hùng,
chống giặc ngoại xâm, văn hiến rạng rỡ. Khẩn hoang tận đồng bằng sông Cửu Long là tiếp
nối bình thường truyền thống dựng nước, giữ nước, lần hồi tạo thêm nét đa dạng trong tính
thống nhất về văn hóa dân tộc” [49, 136].
Nam Bộ là nơi tụ họp của dân tứ xứ, là nơi có nhiều tộc người cùng sinh sống. Sự
đoàn kết cộng đồng đã trở thành một trong những yếu tố quyết định đối với tính cách nhân
ái, nghĩa khí của người Nam Bộ trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Cách cư xử
hào hiệp, trọng nghĩa, yêu quý đồng bào, quê hương xứ sở đã khẳng định phẩm chất đáng
quý, mang dáng vẻ riêng của người Việt phương Nam.
b. Trong mối quan hệ giữa con người với con người
Trong mối quan hệ giữa con người với con người, người dân Nam Bộ chọn cách
sống trọng nghĩa tình, sẵn sàng giúp đỡ cưu mang lẫn nhau. Bên cạnh đó cách cư xư xử bộc
trực thẳng thắn, chất phác thật thà cũng được biểu hiện rất rõ qua hành động, cử chỉ và lời
nói của con người nơi đây. Nói đến con người Nam Bộ, một nét đặc trưng không thể thiếu
đó chính là nhân ái, nghĩa khí. Đây không phải đặc tính mà chỉ có dân Nam Bộ mới có
nhưng đây lại chính là nét nổi bật của họ. Vốn mang trong mình dòng máu Việt, tinh thần
tương thân tương ái là cái gốc của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Đến mảnh đất mới,
những cư dân tứ xứ cũng nhờ có tình nhân ái mà tồn tại và phát triển được. Tinh thần nhân
ái ở đây được thể hiện trong những mối quan hệ đối nhân xử thế giữa con người với nhau. 71
Tương thân tương ái, đoàn kết là một đặc điểm chung của dân tộc Việt Nam cũng là cách
sống của người Việt phương Nam. Trong truyện ngắn Sơn Nam, đặc điểm này biểu hiện rõ
nhất qua việc phản ánh hai mối quan hệ xã hội, một là mối quan hệ giữa những người thân
trong gia đình, hai là mối quan hệ cộng đồng giữa những người dân cùng sinh sống trong
một xóm, ấp, khu vực.
Mối quan hệ tình cảm giữa những người thân trong gia đình được tác giả thể hiện
qua một số truyện ngắn tiêu biểu. Đó là tình yêu thương vô bờ bến của ông bà hương Cả Ba
đối với cô con gái Út. Là bậc làm cha làm mẹ, ông bà băn khoăn, ăn ngủ không yên khi
quyết định gả con gái về xứ Cạnh Đền xa xôi. Đến khi con gái đã yên bề gia thất, có tới bốn
mặt con rồi mà ông bà vẫn ngày đêm trông ngóng. Sau khi “cự nự” với bà Cả “ông Cả im
lặng suy nghĩ, nghĩ đến cái ngày gần đất xa trời của mình. Nó không còn bao xa nữa. Ngày
đó, ai phò giá, ai rinh quan tài? Nhìn bụi tre già dưới bến mà ông tủi thân: Măng non mọc
kề bên gốc. Phận ông có khác; con gái, con rể và đám cháu ngoại ở chốn xa xôi kia làm sao
gần gũi để ông thấy mặt lần đầu – và cũng là lần chót – khi ông tàn hơi. Nước mắt muốn
tươm ra, ông cố dằn lại. Ông hiểu đời chưa tới mức đen tối, còn chút ánh sáng lập lòe trong
tương lai vô biên vô tận” (Cô Út về rừng). Đó còn là nỗi lo lắng luôn thường trực trong đầu
chú thím Tư Đinh (Mùa len trâu) khi đã quyết định cho thằng Nhi theo đoàn người len trâu
đến vùng Bảy Núi An Giang. Mãn mùa len trâu, thím Tư mừng rơi nước mắt khi thằng Nhi
trở về nguyên vẹn dù dọc đường đi đã chết mất một con trâu pháo. Đó còn là câu chuyện
của mẹ con bà chủ Mẹo (Hai mẹ con) phải xa cách nhau vì sinh kế nhưng lúc nào cũng
quan tâm lo lắng cho nhau. Tân mang tội giết người, buôn á phiện, phải trốn chui trốn nhủi
nhưng anh luôn tìm cách báo tin về để mẹ an lòng. Bà chủ Mẹo sống một mình, luôn hồi
hộp dõi theo từng bươc chân của cậu con trai. Tình cảm máu mủ ruột rà càng được trân
trọng hơn khi cuộc sống còn quá nhiều gian lao, vất vả. Ông cả Ban biết mình bị bệnh
phong không chữa nổi (Ngôi mộ chôn đứng), nhưng vì thương thằng con trai, sợ con mất
thể diện, sợ hôn sự của nó không thành ông đã chọn cách hy sinh đau đớn một mình. Đã
hơn mười năm ông cả Ban sống trốn lánh thiên hạ, khi quyết định ra đi ông dặn dò thằng
Hưng “Mày cứ đào một cái tổ, sau hè hoặc trong nhà, ở từng dưới. Tao nằm xuống đó. Mày
chôn sống tao. Mau đi. Nếu trễ nãi, tao chết trên giường này, mày tốn công chôn thây tao
xuống rồi thì thiên hạ xúm lại nói xấu, uổng công trốn lánh của tao từ chục năm nay… Mày
giết tao rồi đem chôn kín đáo phía sau hè. Thế là danh giá nhà này được toàn vẹn”. Phận
làm con, thằng Hưng rơi nước mắt, nó cảm thấy đau đớn như kim châm muối xát. Có lẽ chỉ
có tình phụ tử lớn lao vô bờ mới cho ông cả Ban cái dũng khí phi thường ấy. Mười hôm sau
Tư Hưng mướn thợ hồ xây một cái mả, kiểu mả đứng, giống như hình dáng cái tháp và nó
nói dóc với con Lài rằng cha nó đi tu tiên và chết ở trên núi đã hai tháng nay. 72
Câu chuyện cảm động ở chốn rừng tràm cũng giúp ta thấy rõ mối quan hệ cha con
tốt đẹp giữa những người thân trong gia đình. Cha con ông hương giáo sống ở U Minh Hạ
đã rất lâu rồi mà lòng vẫn hướng về nguồn cội xa xôi (Hương rừng). Khi Tư Lập đến xứ
này làm nghề ăn ong, anh đã lọt vào mắt của cô Hoàng Mai. Nàng xinh đẹp, nhưng yếu ớt
vì mang trong mình dòng máu nan y. Dù thương trộm nhớ thầm Hoàng Mai đã lâu nhưng
khi biết chuyện Tư Lập đã viện cớ ra đi lúc mùa bông tràm nở trắng rực và thề không quay
trở về xứ này một lần nào nữa. Ông hương giáo hiểu rất rõ bệnh tình của con, ngặt ông
không muốn nói rõ tên bệnh ra. Ông chỉ khuyên con gái năng đi guốc đừng để chân lạnh vì
rừng này “phong”nhiều lắm. Khi Tư Lập ra đi, bệnh tình của Hoàng Mai càng trở nên trầm
trọng, nước da nàng tái xanh, mái tóc rụng thưa dần, mùi hôi bay ra từ cơ thể. Chỉ mình ông
hương giáo thấu hiểu nỗi lòng và hoàn cảnh của cô con gái độc nhất. “Ông giáo đã hiểu
nguồn cơn. Mớ tóc rối nằm cuộn đống trên bàn khiến ông xúc cảm, không che giấu được
cơn buồn. Ông thở dài, cũng như ông đã thở dài hồi mấy năm trước,… Đêm đến ông nghe
tiếng rên khe khẽ. Ngỡ là con gái nhuốm bịnh, ông đến gọi cửa đôi ba lần. Hoàng Mai nằm
đó, tỉnh mà như say, hơi thở hổn hển, đôi mắt úp vào chiếc gối mềm như trốn tránh mấy sợi
tơ trăng buông xuống từng hồi, khi gió rào rạt khẽ rung làm hở ra mấy mí lá che trên đầu
vách. Nàng ra đi bỏ lại ông một mình sống lẻ loi giữa rừng cho đến tận cuối đời. Câu
chuyện của cha con Lão Bích cũng thật cảm động (Chuyện rừng tràm). Trong số dân từ
các vùng đổ về rừng Cà Mau làm nghề đốn củi ăn ong có anh Tư Hưng, người chất phác
thật thà lại có duyên ăn nói. Anh Tư Hưng và cô Một con gái Lão Bích đem lòng cảm mến
nhau nhưng thời thế không ủng hộ đôi bạn trẻ. Tư Hưng sau nhiều lần làm ăn không thành,
đã đi khỏi rừng tràm hơn ba năm mới quay về. Do kiểm lâm quản lý quá chặt nên những
tay rìu tản sang các nơi khác kiếm sống. Cả khu rừng ồn ào náo nhiệt ba năm trước giờ đây
hoang vắng, âm u đến lạ thường. Trong hoàn cảnh ấy, cha con Lão Bích vẫn ở lại rừng. Cô
Một mang thai, sống vất vưởng như người không hồn. Một tay Lão Bích trông nom, chăm
sóc đến khi cô sanh nở ông chính là bà mụ cho con. Rồi đứa nhỏ chết, cô trở nên điên loạn
lúc khóc lúc cười, chửi bới cha mình. Lão Bích vô cùng đau đớn, tủi phận nhưng cha con
ông vẫn sống, vẫn chờ Tư Hưng quay về. Cũng vì thương con mà cả đời ông già Hai phải
chịu mang tiếng xấu (Mây trời và rong biển). Dưa hấu ông trồng không hiểu tại sao ruột
lúc nào cũng trắng và ánh mắt ông luôn chất chứa những nỗi niềm u uẩn từ khi cô con gái
duy nhất qua đời. Cô Ngọc con gái ông đem lòng thương yêu thằng Tú, chuyên nghề ăn
cướp biển. Ông già Hai không bằng lòng mối tơ duyên này nên đã ra sức ngăn cản không
cho đôi bạn trẻ qua lại nhưng Ngọc và Tú vẫn tìm mọi cách để đến với nhau. Kết quả là cậu
Tú bị ông già Hai dùng dao đâm chết, cô Ngọc phát điên rồi tự tử, còn lại một mình ông già
Hai với lời dèm pha là người sống thiếu âm đức. 73
Khi mới hình thành, mảnh đất Nam Bộ là nơi đến của dân tứ xứ. Có những vùng như
rừng tràm U Minh toàn bộ dân trong làng đều đổ về từ các miệt khác để làm mướn. Bỏ xứ
ra đi đến nơi đất mới, con người chọn cách sống nhân ái, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Họ
hiểu rằng đã là con người ai cũng có quê hương cội nguồn, chỉ vì sinh kế mà phải rày đây
mai đó, có khi phải sống nơi đất khách quê người cả đời mà không có cơ hội quay về.
Đối với những người mới nhập cư, dân Nam Bộ luôn sẵn lòng đón nhận, tận tình
giúp đỡ miễn đừng tỏ ra xấc xược, huênh hoang. Vì lẽ đó, khi thầy Hai Rắn vừa chuyển đến
con rạch Thuồng Luồng đã vội khoe khoang tài nghệ liền gặp phải sự phản ứng của bà con
chòm xóm. “Nói dóc! Chưn ướt, chưn ráo mới tới xứ này không để người ta thương! Người
dân trong con rạch nhỏ này quan niệm rất giản dị: “Sao cho ai nấy ăn ngay ở phải, đừng vì
tiền tài mà nói dóc với chúng sinh”. Tài bắt rắn của thầy Hai ai chẳng nể phục nhưng thầy
kiêu hãnh quá nên hôm đó bà con không ai ở lại thụ giáo mà bực tức ra về. Cuối cùng khi
xảy ra cái chết đáng thương của cha con ông Năm Điền, thầy Hai mới kịp nhận ra rằng chỉ
có đem lòng chân thành đối xử với nhau mới có thể nhận được sự hậu đãi vô tư và lòng quý
mến của mọi người. Thầy đến đây không giúp ích được nhiều cho bà con mà còn tạo ra sự
nghi kỵ. Sau đám tang của người đồng nghề trị rắn cắn, thầy Hai bỏ xứ mà đi để lại một
mình thằng Lợi bơ vơ cùng nỗi nhớ thương cha và người yêu (Cây huê xà).
Nhân vật chiếm số đông trong truyện ngắn Sơn Nam là thanh niên trai tráng, họ có
sức khỏe và thường tìm đến nơi khác làm thuê kiếm sống. Ven rừng U Minh là nơi tập
trung đông đảo nhất của lớp người này. Ông già đui một con mắt từng nói với cậu xã Nệ:
“Dân miệt này toàn người tứ xứ tới làm ăn”, cậu không phải huênh hoang, thăm dò những
người đuôi mù như lão (Ông già xay lúa). Anh Tư Bình Thủy từ Cần Thơ xuống rừng tràm
U Minh đốn củi thuê. Vốn hiền lành, thật thà nên anh được sự yêu thương, quý mến của
cha con ông Tư Châu Xương và cô Mịn. Việc phá rừng lấy củi với bao khó khăn vất vả,
tiền thù lao lại chẳng bao nhiêu nhưng con người vẫn không bỏ cuộc. Vì ở nơi đó họ đã
mang tình cảm chân thành ra để đối đãi với nhau, mối duyên giữa anh Tư Bình Thủy và cô
Mịn đã bắt đầu nảy sinh trên mảnh đất “muỗi mòng đỉa vắt nhiều như trấu” ấy (Nhứt phá
sơn lâm).
Trong một số truyện ngắn, nhà văn Sơn Nam có cách xây dựng kiểu nhân vật rất
đặc biệt. Đó luôn luôn là một cặp nhân vật, một già một trẻ, hoặc một ông già với cô con
gái và một thanh niên từ nơi xa đến lập nghiệp. Cách lựa chọn của Sơn Nam nhằm mục
đích cho chúng ta thấy được tính chất đa dạng của thành phần cư dân trong vùng. Những
người ở xứ khác đặt chân đến miệt U Minh làm ăn rất nhiều, từ vùng Bảy Núi An Giang,
vùng Bình Thủy Cần Thơ, miệt Hậu Giang, miền biển Rạch Giá, Cà Mau, xứ Vĩnh Long… 74
họ đến đây gặt lúa thuê, làm mắm, đốn củi, ăn ong… theo mùa. Nếu thành công, mùa sau
họ sẽ tiếp tục quay lại, nếu không họ lại đi nơi khác để kiếm sống. Gặt lúa mướn là một
nghề rất đặc trưng của vùng đồng bằng Nam Bộ. Đến mùa gặt, những người dân nghèo tập
trung lại từng đoàn hoặc đi cả gia đình đến khắp các ngả trong khu vực và dừng lại ở những
nơi có công việc, những nơi làm ăn được. Mẹ con chị Hồng từ Long Xuyên xuống Rạch
Giá gặt lúa và làm mắm. Ở nơi đó họ đã gặp anh Hai Tỵ, câu chuyện về con cá chết dại là
chiếc cầu nối hai mảnh đời lỡ dở lại với nhau (Con cá chết dại). Hay bản thân Năm Hinh vì
thua cờ bạc sạch túi, về năn nỉ vợ đi làm ăn tại ấp Xẻo Lá, Rạch Giá. Ở nơi ấy, nhờ sự giúp
đỡ của ông già Hy, Năm Hinh đã biết được thế nào là ngày hội ba khía, cái viễn cảnh bài
toán làm ăn của anh đã không thành sự thật vì dân ở xứ này quá nghèo. Họ thiếu nợ anh
nhưng không có tiền trả, cuối cùng gia sản mà anh mang về là bốn cái lu đầy ắp ba khía
muối. Khi về ông già Hy còn dặn với: “nếu còn tình nghĩa Năm Hinh phải biết điều mà
mang trả lu lại cho bà con” (Ngày hội ba khía). Xứ sở U Minh là nơi muỗi mòng đỉa vắt,
nơi xa xôi hẻo lánh nhưng được thiên nhiên ban tặng nhiều sản vật vì vậy nhiều dân nghèo
trong vùng đã đến làm ăn rồi chọn nơi này là quê hương của mình. Dân đốn củi ở rừng tràm
U Minh đã cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, dần dần họ tích lũy được
kinh nghiệm thực tế và truyền lại cho nhau. Ông Cai Thoại và nhiều người khác cùng nhau
kéo vào rừng sâu mở thôn lập ấp cũng là nhờ sự đoàn kết tương thân tương ái lẫn nhau. Từ
đó mà thôn xóm trở nên đông đúc hơn, đất U Minh có thêm nhiều cư dân mới (Hai cõi U
Minh).
Khi thể hiện mối quan hệ giữa người với người, nhà văn Sơn Nam đã chứng minh
ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 54129 .doc
- 54129 .pdf