Luận văn Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2001- 2005: Thực trạng và giải pháp

M ỤC LỤC

 

 

Lời mở đầu

Chương I: Thực trạng về hoạt động đầu tư đổi mới trang máy móc thiết bị tại Công ty XMHT(2001-2005)

I. Một vài nét về Công ty XMHT

1. Giới thiệu chung về Công ty XMHT

2. Cơ cấu tổ chức của Công ty

3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty XMHT

II. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư phát triển của Công ty Xi măng Hoàng Thạch

1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2001- 2005

2. Hoạt động đầu tư phát triển của Công ty giai đoạn 2001- 2005

III. Hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2001- 2005

1. Thực trạng về trang thiết bị công nghệ tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch.

2. Thực trạng về hoạt động đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2001- 2005

IV. Đánh giá về hoạt động đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ tại Công ty XMHT giai đoạn 2001- 2005

1. Những thành tựu đạt được.

2. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty xi măng Hoàng Thạch

Chương II: Một số giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ tại Công ty XMHT trong thời gian tới

I. Phương hướng tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ tại Công ty XMHT trong thời gian tới

II. Một số giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư đổi mới trang máy móc thiết bị tại Công ty XMHT trong thời gian tới

1. Giải pháp về nguồn vốn cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ

2. Giải pháp về thông tin cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của Công ty trong thời gian tới

3. Giải pháp về thiết bị công nghệ

4. Giải pháp về vật tư, phụ tùng

5. Giải pháp về nguồn nhân lực

6. Giải pháp về nghiên cứu ứng dụng cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của Công ty trong thời gian tới.

7.Giải pháp về công tác quản lý nhằm tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ của Công ty trong thời gian tới

8. Giải pháp về công tác an toàn

III. Một số kiến nghị

A- Đối với cơ quan Nhà nước

B- Đối với Tổng công ty Xi măng Việt Nam

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Mục lục 1

3

 

3

3

5

8

9

 

9

16 19

 

19

 

26

 

42

42

49

 

55

 

55

 

59

 

59

 

60

 

60

62

64

66

67

 

68

69

69

69

71

72

73

 

 

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2679 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2001- 2005: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoạn 2001-2005 Đơn vị tính:Triệu đồng GIÁ TRỊ TBCN ĐƯỢCĐẦU TƯ CẢI TIẾN, NÂNG CẤP Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 I/ Thiết bị công nghệ - Tự làm - Thuê ngoài 1. Thiết bị thuộc dây chuyền HT1 - Tự làm - Thuê ngoài 2. Thiết bị thuộc dây chuyền HT2 - Tự làm - Thuê ngoài 3. Thiết bị phục vụ HT1 và HT2 - Tự làm - Thuê ngoài 425.242 107.731 317.511 225.693 98.719 126.974 195.593 67.383 128.210 3.956 1.894 2.062 542.205 210.952 331.253 345.856 142.947 202.909 192.036 68.024 124.012 4.313 0 4.313 648.174 181.716 466.458 352.502 89.146 263.356 295.671 81.631 214.040 685.844 205.256 480.588 313.821 75.421 238.400 333.735 81.806 251.929 38.288 24.162 14.126 794.523 232.073 562.450 291.071 104.967 186.104 361.117 50.834 310.283 203.497 41.574 161.923 (Nguồn: Báo cáo đầu tư TBCN tại Công ty XMHT giai đoạn 2001- 2005) Qua bảng số liệu ta có thể thấy được tình hình đầu tư cải tiến, nâng cấp trang thiết bị công nghệ tại Công ty trong giai đoạn 2001-2005. Trong đó, Công ty luôn chú trọng cải tiến, nâng cấp các thiết bị sản xuất thuộc dây chuyền 1 và dây chuyền 2 ( chiếm gần 99% nội dung cải tiến, nâng cấp thiết bị công nghệ), bên cạnh đó Công ty còn cải tiến thiết bị phục vụ HT1 và HT2. Từ năm 2001 đến năm 2005, Công ty đã quản lý tốt khâu cải tiến, nâng cấp thiết bị từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện đúng quy trình, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để rút ngắn thời gian, đảm bảo chất lượng và tiết kiệm vật tư trong cải tiến, nâng cấp. Trong quá trình cải tiến, Công ty luôn cố gắng điều hành sao cho cùng một thời điểm chỉ cải tiến, nâng cấp thiết bị của một dây chuyền, dây chuyền còn lại vẫn hoạt động theo kiểu cuốn chiếu từng công đoạn và triệt để cả phần Cơ, Điện, Công nghệ nên vẫn duy trì được thiết bị hoạt động ổn định dài ngày cho năng suất cao. Ngoài việc cải tiến, nâng cấp các thiết bị trong dây chuyền sản xuất chính, Công ty vẫn chú trọng kết hợp cải tiến, nâng cấp đồng thời các thiết bị xe máy và thiết bị vận tài thuỷ, bộ theo đúng kế hoạch của Tổng công ty giao. Biểu đồ 2: Vốn đầu tư cải tiến, nâng cấp thiết bị công nghệ tại Công ty giai đoạn 2001- 2005. Qua biểu đồ 2 ta thấy, Công ty chủ yếu thuê ngoài để tiến hành cải tiến, nâng cấp trang máy móc thiết bị. Đối với các hạng mục tự làm, Công ty đã khảo sát, lên khối lượng, nội dung cải tiến, nâng cấp, vật tư, phụ tùng thay thế và lập dự toán để triển khai thi công. Các hạng mục thuê ngoài thì được khảo sát, lên khối lượng cho từng nội dung công việc, lập dự toán và ký hợp đồng triển khai thi công. Xu hướng của Công ty là trong thời gian tới, sẽ nâng cao tỷ trọng tự làm trong việc cải tiến thiết bị công nghệ để từ đó Công ty có thể chủ động hơn trong việc đầu tư đổi mới trang máy móc thiết bị, đồng thời giám được chi phí của việc thuê ngoài. Điều đó cho thấy Công ty đã thấy được tầm quan trọng của việc đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ. Bởi đầu tư vào thiết bị công nghệ hiện đại không chỉ đồng nghĩa với việc máy móc thiết bị được cải tiến mà còn có nghĩa là có một nguồn nhân lực chất lượng cao, một cơ chế quản lý tốt, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư khác của doanh nghiệp. Trong đó hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ trong các dây chuyền đã được Công ty tiến hành rất hiệu quả. Công tác đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ đã được Công ty quán triệt và chỉ đạo thực hiện tốt các mặt sau: Từng đợt dừng thiết bị cải tiến, nâng cấp, Công ty đã có văn bản báo cáo Tổng công ty xin ý kiến chỉ đạo để tiến hành cải tiến đám bảo tiến độ và yêu cầu kỹ thuật. Cải tiến và đổi mới triệt để từng đợt, từng thiết bị đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và đúng tiến độ đề ra. Vật tư, phụ tùng, trang thiết bị và nhân lực phục vụ cải tiến trang thiết bị công nghệ được lên kế hoạch chi tiết và chuẩn bị đầy đủ, chu đáo để kịp thời phục vụ cải tiến trang thiết bị công nghệ. Phòng kỹ thuật chuẩn bị phương án, các giải pháp kỹ thuật được trình bày dưới hình thức chuyên đề có sự đóng góp của các cán bộ, kỹ sư, công nhân bậc cao để bổ sung, lựa chọn phương án tối ưu trước khi áp dụng vào công tác cải tiến. Các đợt dừng thiết bị để cải tiến và nâng cấp, Công ty đã kết hợp chặt chẽ với Công ty lắp máy và Công ty xây dựng 201 để cải tiến, nâng cấp nên các đợt cải tiến, nâng cấp trên đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và đúng tiến độ theo dự kiến ban đầu. Để đảm bảo hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị đạt hiệu quả, Công ty đã có quan hệ tốt với nhiều đơn vị bạn để gia công chế tạo phụ tùng cơ khí chất lượng cao kịp thời phục vụ cải tiến, thay thế. Do đó các trang thiết bị công nghệ được đầu tư cải tiến, nâng cấp, đổi mới trong giai đoạn này (2001- 2005) đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đúng tiến độ theo dự kiến ban đầu, nên đã góp phần đưa thiết bị trở lại hoạt động dài ngày, đạt năng suất, chất lượng cao đảm bảo công suất thiết kế, giá trị thực hiện các hạng mục thiết bị trong dây chuyền công nghệ đạt từ 43% đến trên 100% cá biệt có những hạng mục giá trị nâng cấp đạt cao là do Công ty đã thay thế một số phụ tùng mới có giá trị cao phải nhập khẩu như: Con lăn cho máy nghiền than K2M01, hộp giảm tốc quay cabin cẩu F1X02, bạc đỡ máy nghiền, bộ guốc đỡ bệ II và bệ III lò HT1, động cơ quạt R1P09, băng tải lõi thép cho gầu nâng R2A20… Thay toàn bộ xích gầu nâng U1U05, Z1J01 và trên 30 giả xích W1U05, thay trên 300 tấm lót cho máy nghiền Z1M01 trị giá trên 1,5 tỷ đồng. Thiết bị CT342 và máy nghiền liệu thay động cơ chính và các phụ kiện trị giá trên 10 tỷ đồng. Thiết bị CT462 và máy nghiền than thay bằng bàn nghiền, tấm lót và các phụ kiện trị giá trên 4,5 tỷ đồng. Máy đập thạch cao và thiết bị CT24 thay hộp giảm tốc và các thiết bị của cẩu cảng trị giá trên 4 tỷ đồng. Máy đập đá sét và thiết bị CT13 thay trục búa trị giá trên 0,5 tỷ đồng. Thiết bị CT482 thay toàn bộ xích W2J27, W2K08 trị giá trên 2,2 tỷ đồng. Hệ thống điện động lực, điều khiển, nâng cấp hệ thống điều khiển cho công đoạn P1 và vật tư sửa chữa cho K2T11 có giá trị trên 1,45 tỷ đồng. Hệ thống điều hoà, thông gió thay thế hệ thống máy nén điều hoà trung tâm trị giá 1,7 tỷ đồng. Sửa chữa xe ủi D275A số D3 thay thế động cơ tổng thành giá trị 986.867.940 đồng… Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư phụ tùng thay thế, nhân lực phục vụ cải tạo, Công ty đã chủ động tiến hành cải tiến, nâng cấp các thiết bị trong dây chuyền sản xuất theo đúng kế hoạch đề ra đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và tiến độ. Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu về sản xuất và về mặt kỹ thuật, Công ty luôn tiến hành đầu tư đổi mới máy móc thiết bị thuộc dây chuyền 1, sau đó vận hành dây chuyền 1 rồi mới đổi mới máy móc thiết bị thuộc dây chuyền 2. Do đó, mặc dù tiến hành mua mới máy móc thiết bị nhưng Công ty vẫn luôn tiến hành hoạt động sản xuất của các dây chuyền 1 và 2 sao cho hạn chế đến mức tối thiểu việc ngừng hoạt động của các dây chuyền sản xuất. Trong đổi mới, Công ty đã kết hợp cải tiến, nâng cấp các thiết bị trong dây chuyền, các thiết bị khai thác mỏ và các thiết bị vận tải đường bộ, đường sông; mặt khác công tác bảo dưỡng thiết bị được tăng cường, các sự cố được xử lý kịp thời, nhanh chóng đưa thiết bị vào hoạt động. Công ty đã thay thế nhiều thiết bị điện, cơ khí thế hệ mới như: Các bộ galê, hộp giảm tốc, động cơ máy nghiền xi măng, máy nghiền nguyên liệu, các rôtô máy đập đá vôi, đá sét… của dây chuyền 1 và 2…góp phần đảm bảo cho cả hai dây chuyền hoạt động liên tục và ổn định. Công ty đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch cải tiến, nâng cấp đồng bộ lò nung số 1: thay toàn bộ guốc bệ 2 và 3, nghiệm thu và đưa mái che lò nung số 1… Nhờ cải tiến, nâng cấp triệt để và đồng bộ nên lò nung số 1 đã hoạt động liên tục 208 ngày, đây là kỷ lục về thời gian chạy lò dài ngày nhất từ trước đến nay. Công ty đã quan tâm hơn đến công tác kiểm tra và có kế hoạch đầu tư đổi mới phòng ngừa sự cố toàn bộ hệ thống vận chuyển băng tải, xích tải, gầu nâng, các bánh răng, các động cơ và cụm thiết bị để thay thế cải tiến, nâng cấp, nên các thiết bị hoạt động liên tục, đạt năng suất cao. 2.3. Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty giai đoạn 2001-2005. Ngay từ khi thành lập Công ty Xi măng Hoàng Thạch, Công ty đã được đầu tư các trang thiết bị công nghệ hiện đại tiên tiến. Tuy nhiên, khi đó số công nhân Việt Nam có tay nghề cao rất ít, cán bộ quản lý và kỹ thuật vừa thiếu vừa chưa có kinh nghiệm sản xuất xi măng. Đội ngũ cán bộ khung chủ yếu là từ xi măng Hải Phòng, Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty xây dựng Sông Đà chuyển về, tiếp nhận bộ đội xuất ngũ chuyển ngành và tuyển dụng những thanh niên ở vùng lân cận tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh. Hình thức tuyển dụng ồ ạt, không thi tuyển để đủ lao động làm việc, nên vẫn còn tình trạng một số công nhân có trình độ văn hoá thấp. Đó là những khó khăn nhất định của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, kinh nghiệm sản xuất về xi măng chưa nhiều. Để chuẩn bị lực lượng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật phù hợp với thiết bị công nghệ hiện đại, Ban Giám Đốc rất chú trọng đến công tác đào tạo, coi đây là nhân tố quyết định đến quá trình vận hành nhà máy. Bảng: Vốn đầu tư nguồn nhân lực phục vụ hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 Đơn vị: Tr ệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Đầu tư NNL phục vụ hoạt động đầu tư đổi mới TBCN 19.472 20.802 21.540 22.110 22.724 Chiểm % so với tổng đầu tư NNL của công ty 75 65 66 67 67 (Nguồn số liệu: Phòng tổ chức lao động - Công ty Xi măng Hoàng Thạch ) Công ty đã có chương trình tổ chức đào tạo tại chỗ và gửi đi thực tập, học hỏi ở một số cơ sở sản xuất xi măng trong nước. Tuyển chọn một số cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ được gửi sang các nước có nhà máy xi măng để tham quan học tập như ở Cộng hoà Ba Lan, Đan Mạch…với sự quyết tâm vượt khó, vươn lên giành chủ động trong sản xuất, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau, để nhanh chóng tiếp quản công nghệ sản xuất xi măng hiện đại . Biểu đồ: Đầu tư NNL phục vụ cho hoạt động đầu tư đổi mới MMTB của Công ty giai đoạn 2001- 2005 Đơn vị : Triệu đồng. Với tình hình thực tế của Công ty, Công ty đã có chủ trương tạo điều kiện cho Cán bộ công nhân viên đi học bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Tăng cường tuyển chọn cán bộ đi tham quan và học tập tại nước ngoài để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu sản xuất và kinh doanh. Bởi Công ty hiểu rằng: Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ. Khi nguồn nhân lực phát triển cao sẽ tạo tiền đề tốt cho việc tiếp nhận một dây chuyền máy móc hiện đại, một công nghệ sản xuất tiên tiến. Do đó, để có một đội ngũ công nhân có trình độ kỹ thuật phù hợp với công nghệ, trang máy móc thiết bị hiện đại , Công ty đã tiến hành đào tạo dựa trên các hình thức: Đào tạo bồi dưỡng ở trong nước: Cán bộ làm công tác quản lý ở Công ty ngày càng được nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý, luôn đáp ứng mọi yêu cầu của sản xuất. Trong 5 năm qua (2001-2005), Công ty đã gửi đi đào tạo bồi dưỡng tại trung tâm đào tạo xi măng, trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, Phân viện, Trung tâm năng suất chất lượng… Công ty tổ chức đào tạo cho cán bộ công nhân viên tham gia các khoá học : Đầu tư xây dựng, tự động hoá nâng cao; hệ thống đo lường và bảo vệ máy móc; Nâng cao năng lực quản lý; Thương hiệu doanh nghiệp và ứng xử văn hoá trong doanh nghiệp … Đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài : Công ty đã chi cho các khoá tham quan, học tập tại nước ngoài trong 5 năm (2001-2005) là: 672.833.297 đồng, ngoài ra còn sự tài trợ toàn bộ kinh phí của một số hãng mời. Cán bộ được cử đi đào tạo tại nước ngoài là những người có kiến thức khoa học, kỹ thuật, có trình độ quản lý, có phẩm chất đạo đức tốt, được tuyển chọn kỹ càng. Sau mỗi khoá đào tạo tại nước ngoài , các học viên đều có báo cáo kết quả nghiên cứu trình Giám Đốc và lưu hồ sơ cá nhân. Bảng 11: Số lượng CNV được đào tạo của Công ty giai đoạn 2001- 2005. (Đơn vị : Lượt người) NĂM 2001 2002 2003 2004 2005 Số lượng CNV đào tạo trong nước 24 66 104 62 66 Số lượng CNV đến học tập tại Đan Mạch, Pháp, Đức, CH Bỉ, Canada… 4 3 6 6 2 Số lượng CNV đến học tập tại Trung Quốc, Ma Cao, Hồng Kông, Nhật Bản 5 3 8 4 4 Số lượng CNV đến học tập tại Thái Lan, Singapore, Malaysia 1 7 0 11 9 (Báo cáo công tác đào tạo của Công ty giai đoạn 2001- 2005) Nhìn chung trình độ chuyên môn của cán bộ ngày càng được nâng cao và được áp dụng tốt trong thực tế tại Công ty. Bên cạnh đó Công ty còn tiến hành đào tạo bổ túc nghệ, vào nghề cho công nhân viên tại Công ty để bố trí và sử dụng lao động hợp lý, đúng và phù hợp với trang máy móc thiết bị hiện đại. Chính vì vậy mà đội ngũ công nhân rất linh hoạt mọi việc được giao. Công ty đã tổ chức các khoá học: vận hành máy phá gạch, cân băng điện tử, máy đếm bao tự động, thiết bị cầu trục… Cùng với công tác đầu tư đổi mới trang máy móc thiết bị, Công ty thường xuyên chú trọng đến việc nâng cao trình độ về quản lý, về chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học. Cho đến nay đa số cán bộ, kỹ sư của Công ty đã có đủ trình độ về ngoại ngữ để đọc tài liệu và làm việc trực tiếp với chuyên gia. Đặc biệt các lớp tin học, qua khoá đào tạo đã làm việc có hiệu quả đối với công việc hàng ngày sử dụng thành thạo máy vi tính, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của Công ty. Bên cạnh công tác đào tạo và đào tạo lại, Công ty còn tiến hành tuyển chọn công nhân, nhất là công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, tiếp nhận các sinh viên đào tạo ở trong và ngoài nước, các cán bộ kỹ thuật từ các cục, Vụ, Viện, các nhà máy, xí nghiệp khác và học sinh của trường Công nhân kỹ thuật xi măng Bút Sơn. Bởi ngoài việc Công ty có một đội ngũ kỹ sư có trình độ kỹ thuật cao và công nhân có tay nghề giỏi, song không thể thiếu được đội ngũ công nhân kỹ thuật trẻ khoẻ để thay thế công nhân về nghỉ chế độ, mất sức lao động. Công ty đã tổ chức thi tuyển con Cán bộ công nhân viên trong Công ty để gửi đi đào tạo nghề. Cho đến nay Công ty đã tổ chức thi tuyển và xét tuyển được 208 học sinh và gửi đến các trường dạy nghề để đào tạo nghề theo yêu cầu của Công ty. Nhìn chung đội ngũ cán bộ và kỹ sư của Công ty đã có nhiều cố gắng, luôn phát huy tốt vai trò tiên phong trong công tác khoa học kỹ thuật và công nghệ, chịu khó nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, không ngừng nâng cao tay nghề, nắm vững và làm chủ thiết bị công nghệ tiên tiến, để sản xuất ngày càng nhiều xi măng cho đất nước, đảm bảo uy tín chất lượng và góp phần giữ vững ổn định thị trường xi măng trong nước. Đội ngũ của công nhân của Công ty đã trải qua nhiều năm tháng, đã được rèn luyện trong môi trường công nghiệp hiện đại, đã đạt được những bước trưởng thành đáng khích lệ. Trước hết phải nói đến tác phong công nghiệp, trình độ tay nghề, khả năng xử lý và sửa chữa nhanh các tình huống, các sự cố, đáp ứng được các yêu cầu về mặt kỹ thuật, vận hành hai dây chuyền hoạt động tương đối ổn định và đạt năng suất cao. 2.4. Công tác nghiên cứu ứng dụng các thiết bị công nghệ mới tại Công ty giai đoạn 2001-2005. Có thể nói trong thời gian qua (2001- 2005), công tác nghiên cứu ứng dụng tại Công ty luôn thu hút được đông đảo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty tham gia. Bảng: Vốn đầu tư NCƯD cho hoạt động đầu tư TBCN tại công ty giai đoạn 2001- 2005 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Đầu tư NCƯD phục vụ đầu tư đổi mới TBCN 14.019 14.780 15.235 15.978 16.520 Chiếm % so với đầu tư NCƯD của Công ty 90 91 91 94 99 ( Nguồn số liệu: Phòng tài vụ- Công ty XMHt) Công ty đã tổ chức nhiều chuyên đề khoa học có giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao và đã tháo gỡ được nhiều khó khăn cho sản xuất như: nâng cao hiệu quả bốc xúc đá vôi trong điều kiện các mỏ nhỏ phân tán có chất lượng cao đã góp phần tích cực vào việc duy trì chạy lò dài ngày mang lại hiệu quả kinh tế hàng tỷ đồng trong năm; nghiên cứu thành công sử dụng mỡ bôi trơn mới thay thế mỡ bôi trơn cũ cho vòng bi cẩu công trình 23, lập quy trình phần mềm quản lý thiết bị, vật tư, phụ tùng ngành mỏ… Ngoài ra trong giai đoạn này, Công ty đã triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học như: Nghiên cứu đá Đen núi Giếng làm phụ gia cho xi măng, nghiên cứu sử dụng cân băng điện tử trong việc xuất Clanh-ke thay cho đo mướn nước; thu hồi bụi trên hệ thống thiết bị vận chuyển của dây chuyền HT1; áp dụng hệ thống ánh sáng tiết kiệm cho toàn Công ty; thu hồi và xử lý nước làm mát thiết bị HT1… Công tác sáng kiến khoa học kỹ thuật luôn được Công ty quan tâm, đã có 25 đề tài khoa học và 261 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, giá trị của các sáng kiến làm lợi mỗi năm trên một tỷ đồng. Bảng 12: Công tác nghiên cứu ứng dụng tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 Năm Sáng kiến Sáng kiến về máy móc thiết bị % Sáng kiến về máy móc thiết bị so với tổng sáng kiến Giá trị làm lợi 2001 97 70 72 1,3 (tỷ) 2002 66 45 68 800 (triệu) 2003 60 42 70 806 (triệu) 2004 58 37 64 1,7 (tỷ) 2005 68 57 84 3,1 (tỷ) ( Báo cáo đầu tư tại Công ty giai đoạn 2001- 2005) Công ty đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý, sau khi nghiên cứu và thử nghiệm thành công đề tài xuất Clanh-ke bằng cân băng điện tử, Công ty triển khai việc nhập hàng hoá bằng cân băng điện tử thay thế cho việc đo mướn nước. Đề tài này mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm hao hụt từ 4% đến 5% xuống còn 0,8%, mặt khác công tác quản lý và bốc xúc hàng hoá tại cảng nhập cũng được thuận tiện hơn và là cơ sở cho các đơn vị sản xuất khác trong cả nước áp dụng Cũng trong giai đoạn này, các sáng kiến được nghiên cứu đã sớm được đưa vào sản xuất: Thay lọc bụi dalamatic bằng lọc bụi tay áo; thu hồi bụi trên hệ thống thiết bị vận chuyển …làm lợi mỗi năm trên 1,7 tỷ đồng, trong đó có một sáng kiến cải tiến vòi phun của lò nung số 1 từ sử dụng 85% than cám 3 và 15% dầu DFO sang sử dụng 100% than. Đề tài này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm lợi cho Công ty hàng năm hàng chục triệu đồng, đã được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cấp bằng lao động sáng tạo. Trong thời gian qua, các đề tài khoa học và phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất đã được đông đảo cán bộ công nhân viên tích cực tham gia, khắc phục những khó khăn thiếu thốn về vật chất, làm chủ máy móc, thiết bị và công nghệ. Các phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã góp phần nâng cao sản lượng, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch trên giao. Công ty đã tổ chức các chuyên đề, giao đề tài cho cán bộ kỹ thuật, kỹ sư nghiên cứu; tổ chức hội thảo chuyên đề…Hoạt động chuyên đề đã phát huy được trí tuệ của cán bộ kỹ sư trong ngành, đồng thời tranh thủ được sự tham gia đóng góp của các đơn vị. Với phong trào trên hàng năm nhà máy đã tiết kiệm được hàng tỷ đồng. IV. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI TRANG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TẠI CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH TỪ 2001-2005 1. Những thành tựu đạt được Qua thực tế công tác vận hành và cải tiến thiết bị công nghệ dây chuyền 1 và dây chuyền 2 của Công ty Xi măng Hoàng Thạch, với sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, Công ty đã đáp ứng tốt việc vận hành, bảo dưỡng, cải tiến và nâng cấp thiết bị đảm bảo cho cả hai dây chuyền hoạt động tương đối ổn định, đạt công suất thiết kế. Được sự chí đạo sát sao của Ban Giám Đốc Công ty, sự phối hợp chặt chẽ của các Phòng, Ban, Xưởng và sự nỗ lực chung của cán bộ công nhân viên trong Công ty, công tác đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác sản xuất và kinh doanh của Công ty, hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của Công ty đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Với chủ trương đầu tư, đi thẳng vào các máy móc kỹ thuật mới, hiện đại tiên tiến, Công ty đã tiếp thu được những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, đổi mới thiết bị công nghệ, bước đầu đã nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Từ đó góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của sản xuất , vị thế, thị phần của Công ty . Bảng 13: Sản xuất và tiêu thụ xi măng của Công ty giai đoạn 2001-2005 Đơn vị: Tấn STT Năm Sản xuất Xi măng Sản phẩm tiêu thụ 1 2001 1.978.500 2.384.478 2 2002 1.987.802 2.979.366 3 2003 1.976.987 3.523.320 4 2004 2.160.229 3.803.343 5 2005 2.286.000 3.934.206 ( Nguồn số liệu: Công ty xi măng Hoàng Thạch 25 năm xây dựng và trưởng thành) Qua bảng số liệu ta thấy từ năm 2001 đến năm 2005, nhờ có hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ mà sản lượng của Công ty năm sau cao hơn năm trước, Công ty đã sản xuất được mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, mẫu mã phong phú, phức tạp hơn, đáp ứng cao hơn nhu cầu của khách hàng. Hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ đã góp phần mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất. Công ty đã tổ chức giám sát chặt chẽ, phối hợp đồng bộ giữa các ngành, đơn vị trong dây chuyền sản xuất chính; ứng dụng các sáng kiến, đề tài khoa học vào sản xuất…nên các thiết bị hoạt động đồng bộ, dài ngày và đạt năng suất cao. Hoạt động đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ đã đảm bảo độ chuẩn xác, nhanh chóng, thuận lợi và tiết kiệm hàng tỷ đồng cho Công ty Biểu đồ3: Sản xuất và tiêu thụ của Công ty giai đoạn 2001- 2005 Tuy hiện nay có nhiều thương hiệu xi măng mới cùng tham gia trên thị trường với cơ chế hết sức linh hoạt, có những thời kỳ ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi, giá cả sắt thép và một số nguyên, nhiên vật liệu đầu vào khác biến động làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất tiêu thụ xi măng, nhưng tổng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của Công ty vẫn đạt và vượt mức kế hoạch được giao, chất lượng xi măng Hoàng Thạch tốt, ổn định và có uy tín trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng và rất ưa chuộng. Bên cạnh thị trường truyền thống, Công ty còn mở rộng thêm thị trường tại Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng và Hà Tây, đề ra biện pháp tiêu thụ tại các chi nhánh phù hợp với cơ chế như: Giao cho các chi nhánh ký kết cới các đại lý hoa hồng, đồng thời giao khoán gọn chi phí vận tải, bốc xếp và thu tiền trước khi xuất hàng, tổ chức hội nghị khách hàng để đúc kết kinh nghiệm, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty… Vì vậy mà thu hồi vốn nhanh, không để xảy ra nợ tồn đọng lâu hoặc thất thoát tài chính và hoàn thành kế hoạch tiêu thụ đề ra…, lợi nhuận của Công ty hàng năm đều tăng Do công tác đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ được đẩy mạnh và đảm bảo chất lượng, các đơn vị trong dây chuyền sản xuất chính và phụ trợ có nhiều cố gắng phối hợp, khắc phục khó khăn giữ cho sản xuất ổn định; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt công tác bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, tập trung trước hết là các thiết bị của dây chuyền liên động, một số thiết bị được nâng cấp; công tác kiểm tra thiết bị đã được tăng cường nên đã giảm việc dừng máy đột xuất; khắc phục, sửa chữa nhanh các máy móc sự cố...nên hoạt động sản xuất và tiêu thụ của Công ty luôn ổn định và lành mạnh. Đồng vốn được bảo toàn và phát triển, quản lý và sử dụng đúng mục đích, đạt được hiệu quả cao. Không để thất thoát tài sản, vật tư, tiền vốn, không để phát sinh công nợ dây dưa, khó đòi. Trả nợ vay ngân hàng kịp thời, giảm số dư nợ vay vốn lưu động. Thực hiện thanh toán nợ phải trả đối với khách hàng đúng quy định của hợp đồng, không có nợ quá hạn. Công tác phụ tùng luôn được quan tâm theo dõi chặt chẽ, các đơn hàng phụ tùng nhập ngoại được rà xét và triển khai sớm kịp thời phục vụ sản xuất. Phụ tùng đặt hàng trong nước chất lượng ngày một nâng cao do tận dụng ưu thế về chất lượng từng loại phụ tùng đối với từng đơn vị gia công chế tạo. Luôn tổ chức rà soát lại toàn bộ hệ thống thiết bị công nghệ, thiết bị cơ, điện để có kế hoạch đặt hàng phụ tùng thay thế hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu sửa chữa. Trong quá trình mua vật tư, phụ tùng, Công ty luôn bám sát giá cả thị trường để chỉ đạo việc mua sắm đảm bảo giá cả hợp lý theo đúng quy định của Nhà nước và chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt Nam. Ngoài những đối tượng và thị trường mua sắm vật tư truyền thống, để đảm bảo mua được hàng với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, Công ty đã mở rộng đối tượng và thị trường mua sắm thông qua chào giá cạnh tranh và mời thầu rộng rãi góp phần làm hạ giá thành sản phẩm. Nhờ quản lý tốt khâu cải tiến, nâng cấp thiết bị, do đó Công ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất, tiết kiệm trong chi phí lưu thông, tiết kiệm trong mua vật tư, phụ tụng và tiết kiệm trong chi phí văn phòng…Công ty đã đặc biệt chú trọng trong việc tiết kiệm dầu, tăng tỷ lệ chạy than, tiết kiệm điện trong giờ cao điểm và làm tốt công tác phối liệu để duy trì lò chạy dài ngày với năng suất cao. Bảng 14 : Năng suất hoạt động của thiết bị công nghệ lò nung của Công ty giai đoạn 2001- 2005. Năm Diễn giải 2001 2002 2003 2004 2005 Dây chuyền 1 - Thời gian hoạt động (ngày) - Năng suất bình quân ngày (tấn/ ngày) 300 3.005,824 297 3.053,3 307 3.075,104 328 3.231,8 332 3.402,1 Dây chuyền 2 - Thời gian ho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK2433.DOC
Tài liệu liên quan