Luận văn Đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU. 4

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG. 5

I. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 5

1. Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển. 5

2. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. 6

3. Nội dung đầu tư trong doanh nghiệp. 7

3.1. Đầu tư vào tài sản cố định. 7

3.2. Đầu tư vào tài sản lưu động. 9

3.3 Đầu tư vào nguồn nhân lực. 9

3.4. Đầu tư phát triển Maketing. 10

4. Vai trò đầu tư trong doanh nghiệp . 11

II. Hiệu quả sản xuất kinh doanh . 12

1. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh. 12

2. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 13

3. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao HQ SXKD trong DN 15

3.1.Nhóm các nhân tố khách quan. 16

3.2. Các nhân tố chủ quan: 17

III. Hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp. 18

1. Khái niệm và phân loại hiệu quả của hoạt động đầu tư. 18

2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư. 19

2.1. Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư. 19

2.2. Hiệu quả sử dụng vốn. 23

2.3. Hiệu quả sử dụng lao động. 24

2. 4. Nhóm các chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế xã hội. 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SXKD CỦA CÔNG TY 28

I. Tổng quan về công VLXD & XNK Hồng Hà. 28

1. Quá trình hình thành phát triển và nhiệm vụ của công ty. 28

2. Mô hình tổ chức của công ty và nhiệm vụ cụ thể. 30

2.1. Mô hình tổ chức của công ty. 30

2.2. Nhiệm vụ cụ thể. 31

II. Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. 34

III. Tình hình đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty VLXD & XNK Hồng Hà trong những năm gần đây. 39

1. Các dự án đầu tư giai đoạn 2002 – 2004. 39

2. Vốn đầu tư giai đoạn 2002 – 2004. 43

3. Các nội dung đầu tư của công ty. 44

3.1. Đầu tư vào tài sản cố định 45

3.2. Đầu tư vào tài sản lưu động. 49

3.3. Đầu tư vào nguồn nhân lực. 50

3.4. Đầu tư cho công tác Marketting. 52

IV. Đánh giá hiệu quả đầu tư. 54

1. Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư. 54

2. Hiệu quả sử dụng vốn. 55

2.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định. 56

2.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 56

2.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 57

3. Hiệu quả kinh tế - xã hội. 58

3.1. Số lao động có việc làm . 58

3.2. Số lao động có việc làm trên một đồng vốn đầu tư. 58

3.3. Nâng cao thu nhập của lao động trong công ty. 59

4. Tác động của đầu tư trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 59

4.1. Hiệu quả kinh tế. 59

4.2. Mức sinh lời bình quân trên một lao động. 60

4.3. Năng suất lao động. 61

5. Những thành tựu đạt được. 63

6. Tồn tại và nguyên nhân. 67

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY VLXD & XNK HỒNG HÀ TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 70

I. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty. 70

1. Mục tiêu. 70

2. Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2005 -2008. 71

2.1 Nhu cầu vốn kinh doanh. 71

2.2. Chiến lược sản xuất kinh doanh. 72

3. Chính sách đầu tư của công ty. 72

4. Chiến lược đầu tư đổi mới nâng cao công nghệ. 73

II. Các giải pháp đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty VLXD & XNH Hồng Hà. 74

1. Đầu tư cho công tác Marketing. 74

1.1. Thành lập phòng Marketting. 74

1.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. 75

2. Đầu tư cho máy móc thiết bị. 77

3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 81

4. Nâng cao hiệu quả công tác sử dụng lao động. 83

4.1. Thực hiện đào tạo và tái đào tạo cho người lao động 83

4.2 Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng lao động 84

4.3. Khuyến khích, thúc đẩy người lao động 84

5. Nâng cao chất lượng bộ máy quản lý. 85

5.1 Nâng cao trình độ năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý chuyên môn nghiệp vụ trong công ty 86

5.2 Tăng cường phối hợp giữa các phòng ban và các bộ phận trong công ty 86

6. Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch đầu tư. 87

6.1 Về công tác tổ chức 87

6.2 Các bước tiến hành 87

7. Tăng cường liên kết kinh tế. 89

KẾT LUẬN 91

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mức tăng trưởng 10 – 15% uy tín và thị phần ngày càng được mở rộng. Gạch Granite- Terazzo là một loại vật liệu không nung bao gồm các sản phẩm dưới dạng gạch lát, tấm tường cỡ lớn, các loại cột tròn, lục lăng…Hiện nay trên thế giới được sản xuất rất nhiều, để sử dụng trong các công trình công cộng, quảng trường…ở Việt Nam công nghiệp sản xuất gạch Terazzo vẫn là một ngành non trẻ. Phần lớn gạch Terazzo sử dụng vụn đá cẩm thạch do vậy gạch không đủ độ cứng nhanh bị mài mòn, công ty đã nghiên cứu thay thế bằng vụn đá granite nên sản phẩm đạt độ cứng, độ mài mòn, độ bóng. Gạch Terazzo hiện còn phải nhập khẩu từ nước ngoài trong khi nhu cầu thị trường khá lớn. Tổng vốn đầu tư của dự án là 13,16 tỷ đồng. + Trong năm 2004 công ty cũng mạnh dạn mở rộng quan hệ kinh tế với các đối tác ở nước ngoài nhằm tạo thêm việc làm và nguồn thu nhập cho công ty. Công ty đã thành lập một liên doanh chế biến lâm sản với công ty Xai Som Boun của Lào. Với số vốn đầu tư 200.000USD nhằm sản xuất gỗ, đồ mộc, đũa tre và các nhiệm vụ khác về sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây dựng ….tại Lào. Hiện nay hợp đồng liên doanh đã được kí kết phần nhà xưởng công ty đã chế tạo sẵn tại Việt Nam, hiện đã đưa sang Lào và lắp dựng xong, máy móc thiết bị đã được mua tại Việt Nam và chở sang lắp đặt xong tại Lào. Công ty cũng đã làm việc với các đối tác tiêu thụ sản phẩm sắp tới liên doanh sẽ sản xuất và xuất khẩu được những lô hàng đầu tiên.Việc thành lập liên doanh chế biến lâm sản tại Lào là rất thuận lợi vì nhiều cánh rừng nguyên sinh nằm ngay cạnh đường quốc lộ, việc vận chuyển để tiêu thụ qua các cảng biển ở miền Trung Việt Nam rất thuận tiện, cự ly gần, đi theo các con đường mới được cải tạo, nâng cấp. Việc thành lập liên doanh chế biến hàng lâm sản tại Lào hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả hai đơn vị tham gia liên doanh. + Đầu tư thêm 2 máy xây dựng cho xí nghiệp xây dựng giao thông thuỷ lợi và sản xuất vật liệ xây dựng, tổng số vốn là 9,847 tỷ đồng. + Đầu tư 2 dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng cho xí nghiệp vật liệu xây dựng và vận tải phúc xá với tổng vốn đầu tư 10,25 tỷ đồng. + Đầu tư mua phương tiện vận tải cho xí nghiệp khai thác bến cảng và dịch vụ Bạch Đằng. 2. Vốn đầu tư giai đoạn 2002 – 2004. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có vốn. Vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong mỗi công cuộc đầu tư. Nó là nguồn lực đầu tiên cho mỗi quá trình đầu tư, là ”mồi lửa” đầu tiên châm ngòi cho các nhân tố: lao động, đất đai, công nghệ…phát huy tác dụng.Bởi vậy doanh nghiệp cần phải tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động hình thành các nguồn vốn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Vốn đầu tư trong giai đoạn 2002 – 2004 chủ yếu đầu tư vào tài sản cố định, tài sản lưu động….được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4 : Vốn đầu tư giai đoạn 2002-2004. Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 Vốn đầu tư Tỷ đồng 26,349 30,845 37,51 47,575 Vốn đầu tư tăng thêm Tỷ đồng 4,496 6,665 10,065 Tốc độ tăng % 17,06 21,61 26,83 Nguồn : Công ty VLXD & XNK Hồng Hà. Qua bảng trên ta nhận thấy, vốn đầu tư của công ty trong 3 năm trở lại đây tăng khá cao. + Năm 2002: tổng vốn đầu tư là 30,845 tỷ đồng, tăng 17,06% (4,496 tỷ đồng) so với năm 2001. Trong năm này, đầu tư vào tài sản cố định cũng khá cao, công ty có một số dự án quan trọng như: Đầu tư máy xây dựng cho xí nghiệp xây dựng công trình, đầu tư dây chuyền sản xuất cho xí nghiệp dệt may…Xí nghiệp dệt may có những dây chuyền thiết bị sản xuất mới tiên tiến hiện đại vì thế nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm….Điều này kéo theo đầu tư vào tài sản lưu động cũng tăng lên bởi công ty sẽ phải tăng vốn đầu tư cho nguyên vật liệu sản xuất đầu vào…. + Năm 2003: tổng vốn đầu tư đã là 37,51 tỷ đồng, tăng 21,61% (6,665 tỷ đồng) so với năm 2002. + Năm 2004: tốc độ tăng vốn đầu tư là lớn nhất, tăng 26,83% (17,883 tỷ đồng) so với năm 2003. Bởi trong năm này công ty có 4 dự án đầu tư lớn : Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch lát Granite-Terazzo,đầu tư thành lập liên doanh chế biến lâm sản với công ty Xai Som Boun của Lào, đầu tư thêm máy xây dựng cho xí nghiệp xây dựng giao thông thuỷ lợi và sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng cho xí nghiệp vật liệu xây dựng và vận tải phúc xá. Đây là những dự án rất quan trọng của công ty nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Khi các dự án này đi vào hoạt động làm cho nhu cầu về nguyên vật liệu sản xuất đầu vào cũng tăng cao nghĩa là vốn đầu tư cho tài sản lưu động cũng tăng cao. Bên cạnh đó kéo theo nhu cầu vốn đầu tư cho công tác Marketing để tìm kiểm, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trên thị trường cũng lớn. Nguồn lao động cũng phải được chú ý đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nhằm vận hành tốt các dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại. 3. Các nội dung đầu tư của công ty. Bảng5 : Phân bổ vốn đầu tư theo nội dung đầu tư Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Đầu tư vào TSLĐ 4,512 5,807 7,9 Đầu tư vào TSCĐ 25,47 30,752 38,748 Đầu tư vào Marketing 0,542 0,359 0,299 Đầu tư cho NNL 0,321 0,592 0,632 Tổng vốn đầu tư 30,845 37,51 47,575 Nguồn : công ty VLXD &XNK Hồng Hà. Trong 3 năm qua, công ty đã rất chú trọng vào các lĩnh vực đầu tư khác nhau: TSLĐ, TSCĐ, NNL…nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, Nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ chiếm tỉ lệ lớn nhất. Công ty đang tập trung đàu tư cả chiều rộng và chiều sâu nhằm tăng công suất máy móc thiết bị và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các nội dung đầu tư cụ thể như sau: 3.1. Đầu tư vào tài sản cố định 3.1.1. Đầu tư vào nhà xưởng. Việc thiết kế, xây dựng mỗi nhà máy là dựa trên yêu cầu công nghệ dây chuyền sản xuất, các điều kiện về địa chất thuỷ văn, vị trí và kích thước của mỗi lô đất đặt nhà máy, trên nguyên tắc tận dụng tối đa và hợp lý diện tích, có điều kiện mở rộng sản xuất khi cần. Thiết kế tổng thể và thiết kế nhà máy được thực hiện qua hợp đồng với đơn vị thiết kế chuyên nghiệp kết hợp với tham khảo ý kiến và trợ giúp kỹ thuật của đối tác cung cấp thiết bị chính. Công ty VLXD & XNK Hồng Hà đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 1974, trong những năm gần đây( 2000 – 2004) công ty chủ yếu sử dụng nhà xưởng đã được xây dựng từ trước đó để sản xuất, nên việc đầu tư vào lĩnh vực này là không đáng kể trong giai đoạn này. Tuy nhiên, bên cạnh việc chuẩn bị những hợp đồng lớn cho các năm tới, công ty vẫn tiếp tục thực hiện các mục tiêu đã đề ra, tiếp tục khai thác có hiệu quả lợi thế đất đai của công ty, cải tạo và xây dựng mới các khu nhà để cho thuê, tại XNXD và dịch vụ kho bãi Phương Liệt đã xây dựng hơn 8.500m2 nhà xưởng. - Xí nghiệp khai thác bến cảng và dịch vụ vận tải Bạch Đằng: + Cải tạo và xây dựng 120m2 tại Bốt Vuông. + Đầu tư mở rộng bãi chứa VLXD tại Đức Giang là 300m2. San lấp mặt bằng xây dựng nhà xưởng 26.500m2. - Xí nghiệp xây dựng mới 400m2 nhà xưởng đã đưa vào khai thác tại Phúc Xá. Riêng doanh thu về cho thuê kho bãi của công ty trong năm 2003 đạt được 8,8 tỷ đồng là một khoản thu rất lớn có hiệu quả kinh tế cao đáp ứng một phần nhu cầu về vốn của công ty. Năm 2004 căn cứ vào tình hình thực tế cuả thị trường trong nước và trên thế giới về việc tiêu thụ gạch lát Granite, công ty đã đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất gạch Granite- Terazzo với tổng vốn xây dựng nhà xưởng là 1,6 tỷ đồng. Đến nay nhà máy này đã đi vào hoạt động sản xuất và thu được lợi nhuận cho công ty. 3.1.2 Đầu tư vào máy móc thiết bị. Công nghệ máy móc thiết bị là một trong những yếu tố vật chất quan trọng cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.Do công ty sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau như: Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dưng; sản xuất và kinh doanh nước giải khát, nước tinh khiết và nước khoáng; ….nên máy móc thiết bị của công ty cũng đa dạng về chủng loại. Đầu tư vào công nghệ máy móc thiết bị của công ty không ngừng tăng qua các năm, cụ thể như sau: Bảng 6: Vốn đầu tư vào máy móc thiết bị của công ty trong giai đoạn 2001- 2004. Năm 2001 2002 2003 2004 Loại Đv Tỷ đ % Tỷ đ % Tỷ đ % Tỷ đ % 1. Dây chuyền sản xuất 11,879 60 13,547 57,8 14,254 53,2 23,858 64,9 2. Phương tiện vận tải. 1,426 7,2 2,345 10 2,872 10,7 3,012 8,2 3. Máy xây dựng 6,549 32,8 7,548 32,2 9,647 36,1 9,847 26,9 5. Tổng 19,854 100 23,44 100 26,773 100 36,717 100 6. Tốc độ tăng 18,06 14,22 37,14 Nguồn: Công ty VLXD & XNK Hồng Hà. Từ bảng trên nhận thấy thiết bị trong dây chuyền sản xuất chiếm tỷ lệ vốn đầu tư lớn nhất, chiếm khoảng 60% tổng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị, tương đương 23,858 tỷ đồng tính vào năm 2004. Mặc dù số vốn này không phải là lớn lắm nhưng những thiết bị này đa phần nhập từ nước ngoài về, nên công ty phải yêu cầu bên đối tác đảm bảo: Thời hạn và tiến độ cho thiết kế, chế tạo, lắp ráp vận hành thiết bị. Cung cấp tài liệu kĩ thuật, thông số kĩ thuật cơ bản liên quan đến thiết kế nhà xưởng, hệ thống điều khiển, tài liệu về lắp ráp tài liệu về thiết bị cơ học hay mô tả quy trình sản xuất. Vốn đầu tư vào dây chuyền sản xuất tăng mạnh nhất vào năm 2004 ( 36,717 tỷ đồng),đó là do công ty đầu tư vào dây chuyền sản xuất đá Granite- Terazzo trị giá 9,060 tỷ đồng. Đây là dây chuyền nhập khẩu từ Trung Quốc về, việc lắp ráp thiết bị được thực hiện bởi đơn vị chuyên trách có trách nhiệm, có năng lực kỹ thuật và năng lực thiết bị lắp ráp được lựa chọn thông qua đấu thầu. Kế hoạch lắp ráp, phương án và trình tự lắp, căn chỉnh các thiết bị được thoả thuận bởi đại diện chủ đầu tư, đại diện chuyên gia và đơn vị lắp máy quản lý tiến độ lắp máy. Hiện nay dây chuyền này đã đi vào hoạt động sản xuất với công suất 40.000m2 một năm đem lại doanh thu hơn 8 tỷ đồng cho công ty. Sản phẩm chủ yếu là: Gạch lát Granite- Terazzo có kích thước lớn, tấm tường kích thước lớn 8000mm x 4000mm x 100mm; Sản xuất các cột tròn, lục lăng, có đường kính lớn F 600mm - F 1200 mm. Phương tiện vận tải và máy xây dựng chủ yếu là để phục vụ cho các công trình xây dựng của công ty.Vốn đầu tư vào đây nhỏ hơn đầu tư vào dây chuyền sản xuất rất nhiều. Của phương tiện vận tải chỉ chiếm 8,2% tương đương 3.012 tỷ đồng, của máy xây dựng là 26,9% tương đương 9,847 tỷ đồng. Năm 2003, công ty đã đầu tư 4 máy ép thuỷ lực; hệ thống băng tải, cẩu; Cần trục…trị giá 2,099tỷ đồng. Tuy số vốn đầu tư không lớn lắm, nhưng nó cũng thể hiện sự nỗ lực của ban giám đốc công ty cùng toàn thể công nhân viên trong việc cố gắng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong năm 2003 để phát huy cao độ năng lực của công ty trong lĩnh vực thi công xây dựng, công ty đã thành lập thêm xí nghiệp xây dựng giao thông, thuỷ lợi và sản xuất vật liệu xây dựng. Việc cho ra đời xí nghiệp này đã đáp ứng yêu cầu của công ty trong việc mở rộng hoạt động xây dựng ra nhiều lĩnh vực khác theo yêu cầu của thị trường. Quá trình đầu tư trong những năm này chủ yếu đầu tư để nâng cấp máy móc thiết bị và mua thêm một số thiết bị mới trang bị cho một số nhà máy sản xuất, phục vụ cho các công trình xây dựng…nên tốc độ tăng nguồn vốn đầu tư này không tăng nhanh như những năm trước đó.Công ty đã giải ngân vốn để tạo ra một bộ mặt mới cho công ty nhằm tăng doanh thu, tăng thu nhập của người lao động. Trong đó các thiết bị nhập khẩu đồng bộ chiếm 75% và thiết bị chế tạo trong nước và nhập lẻ chiếm 25%. Các thiết bị mới cả về chất lượng và thế hệ, được chế tạo theo đơn đặt hàng với công nghệ tiên tiến, độ bền cao, phù hợp với điều kiện vận hành và khí hậu tại Việt Nam. Nhìn chung công ty cũng đã có sự quan tâm đặc biệt đến việc đầu tư vào máy móc thiết bị nhằm mở rộng sản xuất tạo ra sản phẩm mới làm đa dạng hoá sản phẩm của công ty trên thị trường. Tuy nhiên, phần lớn máy móc thiết bị là nhập khẩu, mà ít quan tâm đến đầu tư cải tạo, nâng cấp máy đang dùng cho năng suất cao cũng như đầu tư để tự chế tạo máy móc. 3.2. Đầu tư vào tài sản lưu động. Tài sản lưu động bao gồm: TSLĐ sản xuất, TSLĐ lưu thông, TSLĐ tài chính. Công ty VLXD & XNK Hồng Hà chỉ đầu tư vào TSLĐ sản xuất như những vật tư dự trữ cho quá trình sản xuất ( nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ …) của công ty. Nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng tạo nên sản phẩm. Đối với mỗi doanh nghiệp nguồn nguyên vật liệu là một vũ khí cạnh tranh tích cực nếu việc thu mua thuận tiện nhanh gọn. Giá cả và chất lượng của của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và chất lượng sản phẩm của công ty, nó quyết định việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Nguyên vật liệu của công ty bao gồm rất nhiều loại như:vụn đá cẩm thạch( Marble), cát, xi măng, bột màu, chất kết dính, đá granite….để sản xuất đá Granite-Terazzo; vải, len, ….của xí nghiệp dệt may xuất khẩu. Hiện nay phần lớn nguyên vật liệu hết sức dồi dào, có sẵn trong nước, giá thành hạ và rất thuận tiện về giao thông. Công ty đã hợp tác với các công ty cung cấp nguyên vật liệu trong nước như các công ty: Xi măng: Công ty xi măng Hoàng Thạch. Đá granite: Thanh Hoá, Nghệ An, Hoà Bình, Lào Cai…. Bột màu: Công ty hoá chất Đức Giang. Chất kết dính, phụ gia do công ty tự sản xuất. Các công ty này tuy đã đáp ứng được yêu cầu về mặt số lượng, chất lượng, nhưng còn một số điểm tồn tại như đôi khi còn chậm chạp,giá thành cao. Bảng 7: Vốn đầu tư cho TSLĐ qua các năm Đơn vị tính: triệu đồng. Stt Loại NVL 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003 1 Xi Măng 1,127 1,34 1,987 18,89% 48,28% 2 Đá Granite 1,953 2,314 2,672 18,48% 15,47% 3 Bột màu 1,432 2,153 3,241 50,39% 50,53% 4 Tổng 4,512 5,807 7,9 28,7% 36,04% Nguồn: Công ty VLXD & XNK Hồng Hà. Từ biểu trên ta thấy các mặt hàng mua vào đều tăng qua các năm, tổng vốn đầu tư vào nguyên vật liệu cũng không ngừng tăng lên. Năm 2004 là 7,9 tỷ đồng cao nhất so với các năm, điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty luôn luôn phát triển mở rộng. Công ty luôn ý thức được tầm quan trọng của hoạt động bảo đảm yếu tố đầu vào cho sản xuất và tìm các nguồn hàng, các bạn hàng cung cấp thường xuyên, ổn định. Công ty chủ yếu sử dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có trong nước đã giảm được chi phí sản xuất, giảm lượng vật tư dự trữ và tránh hao hụt tự nhiên đồng thời tập trung được vốn lưu động cho kinh doanh đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 3.3. Đầu tư vào nguồn nhân lực. Nhân tố con người là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó công ty đã xác định: Lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu như đảm bảo số lượng, chất lượng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, hệ số sử dụng lao động, hiệu quả máy móc thiết bị. Do đó trong những năm qua công ty đã không ngừng chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Điều này ta có thể thấy qua bảng sau: Bảng 8: Nguồn lao động của công ty. Đơn vị tính : Người. Năm Tổng số CBCNV Trình độ đại học Trình độ cao đẳng Công nhân kĩ thuật 2001 521 46 26 449 2002 584 50 32 502 2003 602 54 41 507 2004 669 62 54 553 Nguồn: Công ty VLXD & XNK Hồng Hà. Ngày mới thành lập số cán bộ công nhân viên của công ty chỉ có 325 người, do nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố lao động nên số lượng lao động của công ty không ngừng tăng lên. Hiện nay tổng số lao động của công ty là 669 người trong đó 87% lực lượng lao động công ty là những người trẻ khoẻ, có trình độ văn hoá, tiếp thu tốt công nghệ sản xuất tiên tiến. Lao động trực tiếp của công ty là 553 người chiếm 82,66% tổng số lao động. Hầu hết công nhân của công ty đã qua lớp đào tạo dài hạn hay ngắn hạn của ngành. Số lao động gián tiếp là 116 người chiếm 17,34% trong đó 62 người đã tốt nghiệp đại học, 54 người tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp. Nguồn lao động thì chủ yếu thu hút từ các nguồn sau: - Từ các trường đại học, cao đẳng như: Đại Học Xây Dựng, Đại học Bách Khoa,Cử nhân kinh tế và các ngành khác…..về làm cho các phòng ban hành chính, phụ trách kỹ thuật tại công ty. - Con em các cán bộ công nhân viên trong ngành tuyển dụng vào làm công ty. - Tuyển qua các trung tâm giới thiệu việc làm….. Về thu nhập của người lao động trong công ty không ngừng nâng cao và cải thiện đời sống người lao động. Lương tháng trung bình của người lao động năm 2001 là 850.000đ, năm 2002 là 900.000đ, năm 2003 là 105.000đ, năm 2004 là 1.150.000đ.Việc tổ chức xét nâng lương nâng bậc được thực hiện tốt. Công ty có nhiều hình thức đầu tư trong lĩnh vực đào tạo nguồn lao động đặc biệt là nguồn lao động trẻ.Công ty thực hiện việc đào tạo đối với đội ngũ lắp ráp máy móc thiết bị đồng thời mời một số chuyên gia nước ngoài về trực tiếp hướng dẫn đào tạo lực lượng kĩ sư và công nhân vận hành máy móc thiết bị. Hàng năm công ty đều tổ chức bổ túc hoặc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho lực lượng lao động. Việc khen thưởng xứng đáng các sáng kiến kĩ thuật, tiết kiệm trong sản xuất, tổ chức học tập phổ biến kinh nghiệm được tiến hành kịp thời trong các bộ phận sản xuất và quản lý. Lực lượng cán bộ được đào tạo chuyên sâu theo vị trí làm việc. Công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động được hết sức coi trọng mặc dù có nhiều khâu công việc có khả năng mất an toàn lao động như xây dựng nhà cao tầng, thi công trên các tuyến đường quốc lộ…nhưng đã không để xảy ra tai nạn lao động. Trang bị bảo hộ lao động được cung cấp đầy đủ đúng chế độ. Nhìn chung nguồn nhân lực trong công ty đã đáp ứng được nhu cầu căn bản của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.Cùng với việc đầu tư cho máy móc thiết bị, đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty đã góp phần quan trọng vào công tác nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.4. Đầu tư cho công tác Marketting. Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không gắn kinh doanh của mình với thị trường. Vì trong cơ chế thị trường chỉ có cạnh tranh doanh nghiệp mới hy vọng tồn tại và phát triển được. Thật vậy, một doanh nghiệp có thể cho rằng cứ tập trung mọi cố gắng của mình để sản xuất ra nhiều sản phẩm, để làm ra những sản phẩm cực kì hoàn mĩ với chất lượng cao chắc chắn sẽ thu được nhiều tiền từ người tiêu dùng. Điều đó trên thực tế không có gì là đảm bảo. Bởi vì đằng sau phương châm hành động còn ẩn náu hai câu hỏi lớn mà nếu không giải đáp được nó thì mọi cố gắng của doanh nghiệp cũng chỉ là con số không. - Một là, liệu thị trường có cần mua hết số sản phẩm doanh nghiệp tạo ra không?. - Hai là: Liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán, người tiêu dùng có đủ tiền để mua hay không?. Kết cục là cái mối liên hệ giữa doanh nghiệp với thị trường chưa được giải đáp thoả đáng. Có thể hiểu Marketting đặt cơ sở nối kết cách thức và phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường ngay từ trước khi doanh nghiệp chính thức bắt tay vào sản xuất. Đầu tư vào Marketting là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của công ty bởi chỉ có sự đảm bảo đầu ra của sản phẩm thì mới tạo điều kiện thúc đẩy chế biến đầu vào của sản phẩm. Nguồn vốn mà công ty đầu tư vào Marketting giới thiệu sản phẩm trong giai đoạn 2001- 2004 là 2 tỷ. Công ty dùng nguồn vốn để xây dựng cataloge sản phẩm, thực hiện các chương trình quảng cáo thông qua các hình thức như quảng cáo lên tivi, tham gia triển lãm, hay thực hiện các chương trình ưu đãi giảm giá,công ty đã thực hiện giải ngân nguồn vốn qua các năm như sau: Bảng 9: Vốn đầu tư vào Marketting. Năm Đơn vị 2001 2002 2003 2004 Vốn đầu tư Triệu đồng 800 542 359 299 Tỷ lệ VĐT từng năm so với tổng. % 40 27,1 17,9 15 Nguồn: Công ty VLXD & XNK Hồng Hà. Qua bảng thấy nguồn vốn giải ngân ngày càng có xu hướng giảm. Đó là do, trong những năm đầu sản xuất, sản phẩm của công ty chưa được khách hàng biết đến nhiều, vì vậy cần phải đầu tư mạnh vào Marketing để tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng….Càng về sau công ty càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.Như sản phẩm đá Granite- Terazzo đã được người tiêu dùng biết đến với chất lượng cao, giá cả phải chăng…Vì thế có thể giảm nguồn vốn đầu tư cho Marketting. Để đáp ứng yêu cầu mở rộng thị trường kinh doanh VLXD và thi công công trình, công ty đã thành lập chi nhánh của công ty tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Hoà Bình, Lào Cai, Phú Thọ và sẽ tiếp tục mở tại Thái Nguyên, Hải Phòng. Những chi nhánh này sẽ là cơ sở để công ty mở rộng địa bàn hoạt động của mình. IV. Đánh giá hiệu quả đầu tư. 1. Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư. Như ta đã biết hiệu quả tài chính ( Etc) của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên cơ sở số vốn đầu tư mà cơ sở đã sử dụng so với các kỳ khác, các cơ sở khác hoặc so với định mức chung.Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư được thể hiện qua bảng sau: Bảng 10 : Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư. Đơn vị : Tỷ đồng. STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 1 VĐT 30,845 37,51 47,575 2 GTTSCĐ huy động trong kì 25,47 30,752 38,748 3 DT tăng thêm 5,912 8,981 7,549 4 LN tăng thêm 1,235 1,787 2,081 5 HTSCĐ = (2) / (1) 0,8257 0,8198 0,8145 6 HDT = (3) / (1) 0,1917 0,2394 0,1587 7 HLN = (4) / (1) 0,400 0,476 0,437 Nguồn: Công ty VLXD & XNK Hồng Hà. Qua bảng trên ta nhận thấy: - Năm 2002, giá trị TSCĐ huy động trong kỳ so với vốn đầu tư là 0,8257 tức là cứ một đồng vốn đầu tư bỏ ra thì có 0,8257 đồng đầu tư vào tài sản cố định. Cũng trong năm này, một đồng vốn đầu tư bỏ ra thu được 0,1917 đồng doanh thu tăng thêm và 0,4 đồng lợi nhuận tăng thêm. - Năm 2003, giá trị TSCĐ huy động trong kỳ so với vốn đầu tư là 0,8198 giảm nhẹ so với năm 2002. Tuy nhiên, năm 2003 một đồng vốn đầu tư bỏ ra làm tăng thêm 0,2394 đồng doanh thu và 0,476 đồng lợi nhuận. - Năm 2004, giá trị TSCĐ huy động trong kỳ so với vốn đầu tư là 0,8145 cũng giảm nhẹ so với năm 2003. Trong năm này 1 đồng vốn đầu tư bỏ ra thu được 0,1587 đồng doanh thu tăng thêm và làm tăng thêm 0,437 đồng lợi nhuận. 2. Hiệu quả sử dụng vốn. Thực trạng sử dụng vốn của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 11 : Thực trạng sử dụng vốn. Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Vốn cố định 17323 19209 22142 Vốn lưu động 5955 6603 7611 Tổng vốn kinh doanh 23278 25812 29753 Doanh thu 41357 50338 57887 Lợi nhuận 5252 7039 9120 Số vòng quay của Vcđ 2.387 2.621 2.614 Số vòng quay của Vlđ 6.945 7.624 7.606 Số vòng quay cuả Vkd 1.777 1.950 1.946 HVLĐ 0.882 1.066 1.198 HVCĐ 0.303 0.366 0.412 HVKD 0.226 0.273 0.307 Số ngày một vòng quay vcđ 152.886 139.284 139.614 Số ngày một vòng quay vlđ 52.556 47.878 47.990 Số ngày một vòng quay vkd 205.442 187.162 187.604 Nguồn: Công ty VLXD & XNK Hồng Hà. 2.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định. - Hệ số doanh lợi của vốn cố định. HVCĐ= p/ VCĐ Chỉ tiêu này cho biết: Cứ một đồng vốn cố định bỏ ra thì công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2002 HVCĐ = 0,303, tức là trong năm 2002 cứ bỏ ra một đồng vốn cố định thì thu về được 0,303 đồng lợi nhuận. Năm 2003, HVCĐ = 0,366, trong năm này công ty tạo ra được 0,366 đồng lợi nhuận trên một đồng vốn cố định. Chỉ tiêu này cao hơn năm 2002 là 0,063, điều đó có nghĩa là năm 2003 công ty hoạt động hiệu quả hơn năm 2002. Năm 2004 HVCĐ = 0,412 cao hơn năm 2003 là 0,046, cao hơn năm 2002 là 0,109.Có thể thấy hệ số doanh lợi vốn cố định của công ty tăng dần qua các năm, điều đó chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả. -Số vòng quay của vốn cố định: NVCĐ = TR/ VCĐ. TR : Tổng doanh thu. VCĐ : Vốn cố định. Số vòng quay của vốn cố định qua các năm là không đều, điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn không ổn định. Năm 2003 NVCĐ = 2,624 lớn hơn năm 2002, nhưng năm 2004 số vòng quay này lại giảm nhẹ là 0,007. - Số ngày một vòng quay của vốn cố định: Là số ngày cần thiết để công ty thu lại toàn bộ số vốn cố định đã bỏ ra. Số ngày một vòng quay của vốn cố định có xu hướng giảm dần, đặc biệt từ năm 2002 đến năm 2003 đã giảm 13,602 ngày điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn khá hiệu quả trong năm 2003. Tuy nhiên từ năm 2003 đến năm 2004 thì chỉ tiêu này lại tăng nhẹ, tuy nhiên không đáng kể, chỉ tăng 0,33 ngày. 2.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Hệ số doanh lợi của vốn lưu động. HVLĐ = p/ VLĐ Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động thì công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2002, HVLĐ = 0,882. Tức là năm 2002 cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì công ty sẽ tạo ra 0,882 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này của năm 2003 là 1,066 và của năm 2004 là 1,198. Từ đó cho thấy xu hướng chung của chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn lưu động của công ty tăng lên qua các năm.Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đang dần cải thiện. Số vòng quay của vốn lưu động. Số vòng quay của vốn lưu động cao nhất vào năm 2003 và thấp nhất vào năm 2002, điều này có nghĩa là năm 2003 hiệu quả sử dụng vốn lưu động là cao nhất. -Số ngày một vòng quay của vốn lưu động: là số ngày cần thiết để công ty thu hồi toàn bộ số vốn lưu động đã bỏ ra. Từ số liệu trên cho thấy số ngà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24645.DOC
Tài liệu liên quan