Luận văn Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu

Sản phẩm và chủng loại sản phẩm là công cụ cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ trên thị trường. Trong những năm gần đây, công ty bánh kẹo Hải Châu đã rất quan tâm tới việc đa dạng hoá sản phẩm, đưa ra thị trường những chủng loại sản phẩm mới, làm tăng doanh mục các loại sản phẩm của mình. Càng nhiều chủng loại sản phẩm Công ty càng có cơ hội để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, từ đó góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty.

Trên cơ sở các dây chuyền các thiết bị mới nhập của Đức, Đài Loan, Công ty đã cho ra đời các sản phẩm bánh quy, bánh kem xốp và kẹo với nhiều mẫu mã và qui cách khác nhau. Bánh kem xốp từ loại thường giờ đây khách hàng đã tín nhiệm và ưa thích kem xốp phủ sôcôla của Hải Châu. Kẹo có nhiều loại cứng, mềm, không nhân và có nhân, có mùi vị bơ, sữa, mật ong. Trong thời gian gần đây, khi nhận thấy thị trường đặc biệt là thị trường miền Nam có xu hướng tin dùng những sản phẩm có hương vị trái cây đặc sắc như hương cam, chanh, nho. Công ty đã nghiên cứu tìm tòi những nguyên liệu mới phù hợp hơn như đưa tinh đầu các loại hoa quả và tinh đầu chịu nhiệt vào chế biến nhằm tạo khẩu vị hấp dẫn cho người tiêu dùng.

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.063 5,21 7.922 5,15 2 Hải Hà 9.840 8,18 10.906 8,04 11.825 7,69 3 Tràng An 4.700 3,91 4.500 3,32 4.852 3,15 4 Hữu Nghị 1.862 1,55 2.021 1,49 2.135 1,39 5 19/5 1.965 1,63 2.392 1,76 2.628 1,71 6 Vinabico 2.814 2,34 3.024 2,23 3.413 2,22 7 Lubico 4.801 3,40 4.328 3,19 3.951 2,57 8 Quảng Ngãi 2.590 2,15 2.438 1,80 2.892 1,80 9 Lam Sơn 2.250 1,87 2.619 1,93 2.935 1,91 10 Biên Hoà 8.283 6,87 8.567 6,32 8.624 5,61 11 Công ty khác 56.772 47,82 71.126 52,46 86.792 57,78 12 Ngoại nhập 18.478 15,36 16.604 12,25 15.876 9,02 Tổng số 120.271 100 135.593 100 153,845 100 Ta thấy trong 3 năm trở lại đây, Công ty bánh kẹo Hải Châu chiếm trên dưới 5% thị phần bánh kẹo. Mặc dù số lượng tiêu thụ tăng mạnh hơn so với các đối thủ ( Năm 2000 tăng 19,39%, năm 2001 tăng 12,16% ) nhưng thị phần vẫn khó thay đổi và vượt lên trên được các đối thủ đầu ngành như Hải Hà, Biên Hoà... Thị phần của Công ty bánh kẹo Hải Châu Rõ ràng, thông qua việc so sánh tình hình tiêu thụ sản phẩm và thị phần chiếm giữ được của các nhà cung cấp bánh kẹo, Công ty Hải Châu đang gặp phải những đối thủ tầm cỡ lớn. Các đối thủ này đều có những chiêu thức và chiến lược cạnh tranh khác nhau. - Công ty bánh kẹo Hải Hà: Là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Công ty ở miền Bắc. Số lượng của Hải Hà hàng năm khoảng 10.000 tấn, chiếm 8% tổng sản xuất của cả nước. Hiện nay, sản phẩm của Công ty này được phân phối rộng rãi trên cả nước thông qua hơn 300 đại lý và siêu thị. Tuy nhiên thị trường chủ yếu của Công ty là ở miền Bắc ( chiếm khoảng 17% thị phần miền Bắc), đặc biệt là ở Hà Nội. Sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng nhìn chung là được, giá cả phải chăng. So với Hải Hà, hiện tại Hải Châu đang yếu thế trong cạnh tranh về các mặt hàng kẹo cứng, mềm, kẹo cao su, kẹo dẻo ( gôm, chip chip... ) và các loại bim bim. Ngoài ra, Hải Hà còn có hệ thống kênh phân phối và hệ thống đại lý phát triển hơn Hải Châu. Nhưng Hải Hà lại yếu thế hơn Hải Châu về các sản phẩm bánh. Đặc biệt là kem xốp. Mặc dù kem xốp của Hải Hà ra đời trước và đã cạnh tranh được với các sản phẩm nhập ngoại của Thái Lan nhưng khi Hải Châu đổi mới công nghệ sản xuất hiện đại thì ưu thế về mặt hàng đó lại do Hải Châu chiếm giữ. Trong thời gian tới mục tiêu của Hải Hà là tiếp tục duy trì thị phần bánh kẹo hiện nay. Để đạt được mục tiêu đó, công ty đã có nhiều chiến lược về giá, phân phối... để củng cố thị trường Miền Bắc và mở rộng thêm thị trường miền Trung và miền Nam. Công ty đường Biên Hoà ( Bibica ): Công ty đường Biên Hoà hiện nay vừa sản xuất đường vừa sản xuất bánh kẹo có số lượng sản phẩm sản xuất hàng năm lớn nhất Việt Nam. Mấy năm gần đây, công ty đã nhập nhiều công nghệ sản xuất hiện đại của một số nước nên hiện nay mặt hàng của Công ty hết sức đa dạng ( khoảng 130 chủng loại) với bao bì mẫu mã đủ loại, kiểu dáng sang trọng, giá rẻ ( do tự túc được nguyên liệu chính là đường ). So với Hải Châu thì đường Biên Hoà có lợi thế hơn về nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào với giá cả và thời gian cung cấp ổn định, chủng loại hàng hoá đa dạng hơn, mẫu mã đẹp và sang trọng hơn, giá cả lại tương đối phù hợp. Đây sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn mà Hải Châu phải đối mặt trong tương lai vì hiện nay Công ty này đang có chiến lược tăng cường tham gia các đợt hội chợ “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, những năm gần đây -2000 & 2001- Công ty luôn bố trí gian hàng ở nơi thuận tiện, có đội ngũ tiếp thị nhanh nhẹn khéo léo, với nhiều chương trình tiêu khiển đặc biệt để thu hút khách hàng. Công ty TNHH chế biến thực phẩm Kinh Đô: Đây là một Công ty mới gia nhập vào thị trường bánh kẹo nhưng đã chứng tỏ được tiềm lực và sức mạnh của mình trên thị trường. Điểm mạnh của Công ty là có danh mục sản phẩm rộng với trên 250 nhãn hiệu, sản phẩm chủ yếu là bánh, mẫu mã kiểu dáng đẹp, chất lượng và giá cả phù hợp với túi tiền của mọi tầng lớp xã hội, hệ thống kênh phân phối rộng, hoạt động quảng cáo mạnh mẽ. Chính vì thế sản phẩm của Kinh Đô đang tràn ngập trên thị trường miền Bắc. Chiến lược của Kinh Đô đã rõ: mở rộng hệ thống kênh phân phối, tuyên truyền, quảng cáo để mở rộng thị phần. Nhưng Công ty này lại có trở ngại lớn là cước phí vận chuyển hàng hoá từ miền Nam ra miền Bắc là rất cao nên giá thành sản phẩm sẽ cao. Đây là điểm yếu của Kinh Đô khi muốn cạnh tranh với các Công ty bánh kẹo ở thị trường miền Bắc trong đó có Hải Châu. Vì thế Công ty này đang có chiến lược lắp ráp một số dây chuyền sản xuất bánh tại miền Bắc nhằm cạnh tranh với các Công ty bánh kẹo ở miền Bắc. Đây sẽ là áp lực lớn cho nhiều Công ty trong đó có Hải Châu. Sự xâm lấn của hàng ngoại: Trong những năm gần đây Nhà nước có chính sách quản lý nghiêm ngặt mặt hàng nhập khẩu bánh kẹo nên hàng ngoại nhập có xu hướng giảm song vẫn chiếm một tỉ lệ tương đối cao, từ 10-15%. Ngoài ra, còn có một khối lượng lớn được nhập lậu, trốn thuế đủ mọi con đường đang luồn lách vào thị trường nước ta. Mặt hàng bánh kẹo nhập ngoại đa số đều có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng. Hiện nay, mặt hàng bánh kẹo được nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam hàng năm với khối lượng rất lớn, có mẫu mã đẹp, giá cả lại “siêu rẻ”, chất lượng tốt ... Hơn nữa, người tiêu dùng Việt Nam xưa nay vẫn có xu hướng “sính hàng ngoại” nên trong những năm vừa qua bánh kẹo ngoại dã thực hiện thành công chiến lược xâm nhập thị trường nước ta, cụ thể ở thị trường Hà Nội thị phần bánh kẹo ngoại luôn chiếm khoảng 35%. Do đó, rất khó cho các công ty sản xuất bánh kẹo của ta trong việc ổn định và củng cố thị trường. Đối với Hải Châu, hàng ngoại đã làm điêu đứng Công ty vào những năm đầu thập kỷ 90 và giờ đây vẫn là một mối đe dọa. Như vậy, qua việc đánh giá một cách khách quan một số đối thủ chính của Công ty bánh kẹo Hải Châu trên đây, ta thấy so với các đối thủ Công ty Hải Châu không hoàn toàn bất lợi. Bên cạnh điểm yếu bao giờ cũng tồn tại thế mạnh. Vấn đề là ở chỗ Công ty phát hiện ra các ưu thế đó để phát triển. Cạnh tranh trong ngành bánh kẹo là hết sức khốc liệt về mọi mặt. Mỗi công ty đều có lợi thế riêng, và từ đó tìm cho mình công cụ cạnh tranh hữu hiệu nhất. Do đó, sự độc tôn của một công ty nào đó trên thị trường sẽ mất đi. Công cụ cạnh tranh một công ty sử dụng là không duy nhất (Hải Châu sử dụng giá bán thì cùng với đó có Biên Hoà). Sự khác biệt hoá sản phẩm bị xói mòn dần và khả năng canh tranh bị giảm xuống. Vì vậy, duy trì và phát triển được trong lĩnh vực kinh doanh bánh kẹo là một cơ hội to lớn đồng thời là một thách thức không nhỏ đặt ra cho Công ty bánh kẹo Hải Châu khi thị trường đang tiến dần đến cạnh tranh hoàn hảo. 2. Tình hình đầu tư tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo hải châu 2.1. Đầu tư sản xuất sản phẩm: a) Đổi mới thiết bị công nghệ: Nhận thức được vai trò của máy móc thiết bị trong việc tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, những năm gần đây Công ty đã liên tục thực hiện các dự án đổi mới máy móc cũng như hiện đại hoá công nghệ.(bảng sau) Các dự án khác trong 2 năm 1998 - 1999 gồm: Đầu tư một dây chuyền in phun điện tử, có đăng ký mã số – mã vạch theo tiêu chuẩn quốc tế và hai máy đóng gói kẹo, hoàn thiện dây chuyền sản xuất bánh quy ép cùng một số trang thiết bị mới cho phân xưởng kem xốp. Ngoài ra, trong khoảng thời gian này, vào năm 1996, lần đầu tiên Công ty bánh kẹo Hải Châu triển khai phương án tìm đối tác liên doanh, thành lập xí nghiệp liên doanh Hải Châu – Bỉ sản xuất kẹo Sôcôla tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, góp vốn liên doanh 200.000 USD. Song giống như tình trạng các DNNN khi liên doanh, do vốn ít không chịu được thua lỗ lớn trong thời gian đầu cộng với năng lực cán bộ, trình độ marketing của bên Việt Nam thấp kém nên xí nghiệp liên doanh kết thúc hoạt động vào năm 1999. Như vậy, trong mười năm qua, Công ty đã tập trung đổi mới các dây chuyền thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng truyền thống : bánh kẹo, bột canh thường và bột canh iốt, mở rộng sản xuất theo "chương trình quốc gia phòng chống bướu cổ", loại bỏ các dây chuyền sản xuất cũ, không có lãi như mì ăn liền và bia. Phải khẳng định rằng, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá công nghệ đã làm thay da đổi thịt, mang lại sức sống mới cho Công ty bánh kẹo Hải Châu. Chiến lược đầu tư này đã tạo ra một bước ngoặt trên con đường phát triển của Công ty, vực Công ty từ chỗ suy sụp, khốn đốn vào những năm đầu thập kỉ 90 (do bị hàng ngoại, hàng miền Nam chèn ép) lên một công ty làm ăn có hiệu quả và trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành bánh kẹo nước ta. Bánh qui Hải Châu cùng với lương khô là sản phẩm truyền thống của Công ty và được tiêu thụ với lượng lớn. Dây chuyền kem xốp của CHLB Đức được nhập về năm 1993 là dây chuyền sản xuất hiện đại nhất Việt Nam và tiên tiến nhất Đông Nam á lúc bấy giờ. Bánh kem xốp Hải Châu ra đời đã "đánh bại" các sản phẩm của ngoại cùng loại có mặt trên thị trường. Thắng lợi ban đầu đó đã tạo niềm tin và thúc đẩy Ban lãnh đạo và đội ngũ CBCNV hồ hởi tiến tới các dự án đổi mới tiếp sau. Hiện nay, kem xốp là mặt hàng tiêu biểu cho Công ty, đoạt rất nhiều huy chương vàng tại các hội chợ trong nước và quốc tế, góp phần đáng kể vào việc gây dựng uy tín cũng như thương hiệu Hải Châu. Bên cạnh sản xuất các sản phẩm bánh, hai dây chuyền kẹo cũng đã giải quyết được bế tắc về kẹo của Công ty. Đặc biệt, sản phẩm sôcôla ra đời vào cuối năm 2001 được các đại lí đánh giá là " sự đột phá mới của Hải Châu về sản phẩm bánh kẹo". Bằng việc khai thác công suất dây chuyền phủ sôcôla, đầu tư nâng cấp dây chuyền sôcôla có từ trước, giáp tết Nhâm Ngọ vừa qua Công ty đã kịp thời tung ra thị trường sản phẩm sôcôla thanh và viên với nhiều hình thức, kiểu dáng hấp dẫn, đẹp mắt phục vụ người tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán và ngày lễ tình yêu 14 -2. Chính vì không ngừng đổi mới, cải tạo thay thế các dây chuyền sản xuất cũ, lạc hậu bằng các dây chuyền tiên tiến cho năng suất cao nên sản phẩm sản xuất có chất lượng cao, giá thành hạ, tỉ lệ hư hao nguyên vật liệu ít. Cụ thể vừa qua Công ty đã đầu tư gần 100 triệu VNĐ để thay thế các bộ đốt lò nướng cũ dễ hỏng bằng hệ thống bơm khí nén dùng cho tất cả các lò. Việc sử dụng công nghệ tiến bộ này đã làm giảm nguyên liệu đốt lò từ 350 kg/ tấn sản phẩm xuống còn 320 kg/ tấn sản phẩm, bánh nướng làm ra có chất lượng đảm bảo, không bị vỡ, có độ vàng chanh thích hợp. Cải tiến hệ thống khuôn nướng đã làm giảm tiêu hao nguyên vật liệu 5% so với trước... Đến nay, Công ty bánh kẹo Hải Châu có một hệ thống máy móc thiết bị khá hiện đại so với các doanh nghiệp cùng ngành. Hầu hết dây chuyền sản xuất được lắp đặt trong những năm 1990 trở lại đây vì vậy nói chung máy móc thiết bị còn tương đối mới, mức độ công nghệ đa số là cơ giới hoá và tự động hoá. Tình trạng máy móc thiết bị của Công ty được phản ánh qua bảng sau: Bảng 11 . Đặc điểm về dây chuyền sản xuất chính của Công ty: TT Tên dây chuyền Năm lắp đặt Công suất (tấn/ca) Xuất xứ TB Mức độ công nghệ Thiết kế Thực tế 1 Dây chuyền sản xuất bánh Hương Thảo 1965 2,5 - 3 1,8- 2,6 Trung Quốc thủ công bán cơ giới 2 Dây chuyền sản xuất bánh Hải Châu 1991 3,2 2,5 Đài Loan tự động chế biến, chọn và bao gói thủ công 3 Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp 1993 1,5- 1,6 1,4 Đức chế biến hoàn toàn tự động 4 Dây chuyền phủ sôcôla 1994 0,5 0,35 Đức hoàn toàn tự động 5 Dây chuyền kẹo mềm 1996 2,4 1 Đức chế biến hoàn toàn tự động 6 Dây chuyền kẹo cứng 1996 3 1,5 - 2 Đức chế biến hoàn toàn tự động 7 Dây chuyền bột canh thường 1979 4 2,5 Việt Nam chủ yếu thủ công 8 Dây chuyền bột canh I-ốt 1996 2 - 4 3,5 VN &úc thủ công bán cơ giới 9 Dây chuyền sản xuất Sôcôla 2001 1,6 0,6 Đức chế biến hoàn toàn tự động Có thể nói, hoạt động đầu tư và máy móc thiết bị ở Công ty bánh kẹo Hải Châu có rất nhiều ưu điểm nổi bật đáng học tập như sau: - Công ty đã xây dựng được mô hình đầu tư đi dần từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn mà không làm ồ ạt để phát huy hiệu quả đầu tư. Giải pháp này rất phù hợp với một doanh nghiệp mà năng lực về vốn ban đầu còn hạn chế. Mặt khác, nó cũng đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề sản xuất bánh kẹo - loại mặt hàng thường xuyên phải đổi mới công nghệ để thay đổi mẫu mã chủng loại... - Đã phát huy tốt tính chủ động sáng tạo trong việc đổi mới thiết bị, công nghệ. Từ khi chyển sang cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt đã thúc đẩy Công ty tích cực đổi mới công nghệ bàng cả hai con đường: nhập thiết bị mới và đặt hàng với các cơ quan khoa học - công nghệ, tổ chức nghiên cứu cải tiến qui trình cũ, nâng cao chất lượng tương ứng với thị trường. Hầu hết các dự án đều nhập công nghệ tiên tiến của các nước châu Âu sản xuất, tận dụng tối đa thiết bị đã có và kết hợp với một số phụ tùng thiết bị lẻ có thể chế tạo được trong nước - vừa tiết kiệm vừa hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều tồn tại: - Do hạn chế về mặt tài chính nên phần lớn thiết bị nhập mới chỉ là máy móc thiết bị thông dụng nhất, ít máy chuyên dụng. - Việc đầu tư đổi mới thiết bị không đồng đều. Bên cạnh thiết bị mới hiện đại vẫn còn những dây chuyền lạc hậu: Dây chuyền bánh Hương Thảo, bột canh ít được quan tâm cải tiến. - Trong quá trình đổi mới thiết bị công nghệ còn rất lúng túng khi phải đối đầu với các vấn đề: Xác định cơ hội đầu tư, lựa chọn thiết bị, lựa chọn đối tác, quyết định giá mua, kí kết hợp đồng... - Việc đổi mới công nghệ nhìn chung còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Thời gian kể từ khi đi vào nghiên cứu dự án đầu tư cho đến khi đưa máy móc thiết bị vào sản xuất kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm làm lỡ mất cơ hội kinh doanh. Hoạt động quản lí thiết bị: Tính đến 31/12/2001, tổng giá trị TSCĐ đã đầu tư ( đang dùng trong sản xuất kinh doanh ) như sau: - Nguyên giá TSCĐ : 78.274 triệu đồng Trong đó : + Xây lắp : 13.369 triệu đồng + Thiết bị : 64.912 triệu đồng - Hao mòn luỹ kế : 45.350 triệu đồng - Giá trị còn lại : 32.744 triệu đồng Qua các con số trên ta thấy rằng Công ty bánh kẹo Hải Châu có khối lượng TSCĐ lớn. Trong đó, vốn thiết bị chiếm 82,9 % thể hiện một năng lực công nghệ cao, khả năng sản xuất kinh doanh dồi dào. Tuy nhiên, giá trị còn lại không lớn ( khoảng 42 % nguyên giá TSCĐ) - một phần là do nhà xưởng hao mòn nhiều nhưng bên cạnh đó còn tồn tại một số dây chuyền quá cũ kĩ, khấu hao gần hết như dây chuyền bánh Hương thảo chỉ còn 2%, đặc biệt thiết bị phun và thiết bị sản xuất bột canh tương ứng chỉ còn 0,775 % và 0,48%. Do đó, để đảm bảo sản xuất diễn ra bình thường, liên tục, song song với hiện đại hoá thiết bị, Công ty tăng cường quản lí thiết bị tránh thất thoát, lãng phí vốn: - Triển khai thực hiện chương trình quản lí thiết bị, tiếp thu và lắp đặt thiết bị đảm bảo tiến độ thời gian , an toàn và hiệu quả. - Thực hiện chế độ sửa chữa máy móc thiết bị: Đại tu 3 năm / lần, trung tu 1 năm / lần. Với những hỏng hóc nhỏ đều do phòng kĩ thuật và phân xưởng cơ điện đảm nhiệm. - Công ty đã cố gắng trong việc đầu tư, cải tạo sửa chữa cơ bản hệ thống điện, nước, lắp đặt một số đồng hồ công tơ điện cho một số phân xưởng , bộ phận, bảo đảm an toàn về điện. b) Đầu tư cho nguyên vật liệu: Là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, Công ty bánh kẹo Hải Châu phải tự lo liệu lấy nguồn hàng. Cung cấp nguyên vật liệu đầu vào là một khâu quan trọng trong qúa trình sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo sản xuất diễn ra liên tục và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp thực phẩm có qui mô lớn, khối lượng sản xuất hằng năm lớn, nhiều chủng loại mặt hàng nên đòi hỏi đáp ứng một khối lượng lớn nguyên vật liệu với nhiều loại khác nhau. Do vậy, các cán bộ kinh doanh của công ty đă có rất nhiều cố gắng trong việc tìm biện pháp để bảo đảm nguyên vật liệu từ khâu thu mua đến kiểm tra, bảo quản sao cho hiệu quả kinh tế là cao nhất. Nguyên liệu dùng cho chế biến các sản phẩm của Công ty bao gồm: Bột mỳ, đường kính, dầu ăn, muối, trứng, sữa, sôcôla, hương liệu hoá chất, phẩm màu và một số phụ gia khác. Nguyên liệu của Công ty chủ yếu là nhập ngoại (như bột mì, hương liệu, bao bì... ) nên đôi khi cũng gặp khó khăn do giá cao và biến động theo thị trường thế giới. Riêng bột mì - vật liệu chiếm tỉ lệ cao nhất trong chi phí nguyên vật liệu sản xuất các loại bánh kẹo - Công ty nhập ngoại hoàn toàn từ các nước Anh, Pháp, Trung Quốc, Liên Xô cũ... Việc nhập được đảm bảo thông qua các công ty thương mại Bảo Phước, công ty nông sản An Giang, công ty lương thực Thăng Long. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu thẩm mĩ cho bao bì của các sản phẩm cao cấp, Công ty nhập ngoại bao bì từ các công ty của Nhật, Singapore... sau đó về gia công thêm. Các nguyên vật liệu khác Công ty mua của các đơn vị trong nước. Riêng về đường kính, Công ty có lợi thế về mặt cung cấp và giá cả hơn các doanh nghiệp bánh kẹo khác do Hải Châu là thành viên của Tổng công ty Mía đường I. Theo giám đốc Công ty bánh kẹo Hải châu: "Nếu đầu tư vào thiết bị công nghệ để mang lại hiệu quả kinh tế cao, mang lại việc làm cho công nhân thì tốn mấy cũng phải bằng mọi cách để đầu tư. Song cái gì tiết kiệm được thì phải cố gắng triệt để". ý thức được điều đó, Giám đốc chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nguồn vật tư nguyên liệu khai thác trong nước mà trọng tâm là khai thác "tận gốc", giá rẻ hơn thị trường cùng thời điểm tại Hà Nội mà không phải qua các khâu trung gian nâng giá, ép giá. Đồng thời còn giảm được chi phí vận chuyển, tỉ lệ hao hụt, giảm đáng kể chi phí đầu vào. Công ty đã chủ động kí kết các hợp đồng cung ứng dài hạn với một số đối tác cung ứng như phòng xuất nhập khẩu của Tổng công ty Mía đường I, cơ sở dầu Tân Bình, Công ty bột ngọt Vedan, nhà máy in Tiến Bộ. Trong các hợp đồng, công ty đặc biệt chú trọng tới chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, sử dụng nguyên liệu thay thế là một điều kiện để có chính sách hạ giá sản phẩm của Công ty trong những năm qua: Công ty đã tiến hành thay thế một số loại nguyên liệu bằng những loại nguyên liệu khác có giá rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng. Cụ thể là đã sử dụng dầu ăn thay thế cho bơ để sản xuất ra bánh, thay glucôza bằng mạch nha để sản xuất ra kẹo và một số loại bánh.Trong tương lai, Công ty có thể sẽ khai thác các loại hương liệu được chiết xuất từ các loại hoa quả sẵn có trong nước. Bên cạnh các nguyên liệu chế biến còn có các nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất như điện, than... Công ty đã phối hợp với với chi nhánh điện Hai Bà Trưng để xây dựng một trạm hạ áp nhằm cung cấp đầy đủ, ổn định điện cho sản xuất. Về nguồn than, Công ty đã thực hiện ký kết hợp đồng với công ty than Quảng Ninh đảm bảo phục vụ sản xuất kịp thời. Nhìn chung, hoạt động cung cấp nguyên vật liệu và nhiên liệu của công ty đáp ứng được yêu cầu của quá trình sản xuất. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 12. Tình hình cung cấp nguyên liệu và nhiên liệu của công ty trong năm 2001: Nguyên- nhiên liệu Đơn vị Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành Bột mì Tấn 1.853 1.805 98,2 Đường __ 1.105 1.056 95,6 Sữa bột __ 562 571 92,1 Mì chính __ 383 385 100,5 Muối __ 2.117 2.127,5 100,5 Than __ 9.900 10.355 104,6 Điện Kwh 2.599.540 2.285.340 89,3 Đi đôi với việc khai thác tốt nguồn nguyên vật liệu, Công ty tiến hành bảo quản và quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu. Để tránh hiện tượng ẩm mốc, mối mọt, đảm bảo yêu cầu chất lượng của sản phẩm, trong những năm vừa qua, cùng với việc tăng qui mô sản xuất, công ty đã đầu tư nâng cao và mở rộng kho tàng. Các kho dự trữ của Công ty đa số được xây dựng cao ráo, không dột nát, bố trí gần các phân xưởng thuận tiện cho việc chuyên chở cung cấp kịp thời cho sản xuất, nguyên liệu trong kho được quản lý tốt không xảy ra mất mát hư hỏng. Chính nhờ "tiết kiệm mọi chi phí " và " quản lý chặt chẽ " mà tiêu biểu là đối với nguyên vật liệu mà Công ty bánh kẹo Hải Châu đã có một chính sách giá cả khá hợp lý như hiện nay. c) Đầu tư cho thiết kế sản phẩm: Sản phẩm và chủng loại sản phẩm là công cụ cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ trên thị trường. Trong những năm gần đây, công ty bánh kẹo Hải Châu đã rất quan tâm tới việc đa dạng hoá sản phẩm, đưa ra thị trường những chủng loại sản phẩm mới, làm tăng doanh mục các loại sản phẩm của mình. Càng nhiều chủng loại sản phẩm Công ty càng có cơ hội để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, từ đó góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. Trên cơ sở các dây chuyền các thiết bị mới nhập của Đức, Đài Loan, Công ty đã cho ra đời các sản phẩm bánh quy, bánh kem xốp và kẹo với nhiều mẫu mã và qui cách khác nhau. Bánh kem xốp từ loại thường giờ đây khách hàng đã tín nhiệm và ưa thích kem xốp phủ sôcôla của Hải Châu. Kẹo có nhiều loại cứng, mềm, không nhân và có nhân, có mùi vị bơ, sữa, mật ong... Trong thời gian gần đây, khi nhận thấy thị trường đặc biệt là thị trường miền Nam có xu hướng tin dùng những sản phẩm có hương vị trái cây đặc sắc như hương cam, chanh, nho... Công ty đã nghiên cứu tìm tòi những nguyên liệu mới phù hợp hơn như đưa tinh đầu các loại hoa quả và tinh đầu chịu nhiệt vào chế biến nhằm tạo khẩu vị hấp dẫn cho người tiêu dùng. Không dừng lại ở đó, nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng mà đặc biệt là giới trẻ ngày càng thích thú với những sản phẩm bánh kẹo có viên nhỏ, kiểu dáng độc đáo, Công ty cho thiết kế ra loại kẹo có viên nhỏ chất lượng cao, lịch sự khi ăn, phù hợp với các bạn trẻ trong những buổi sinh nhật, đám cưới, các buổi hội nghị tổng kết hoặc làm quà cho trẻ nhỏ. Chính những thay đổi sáng suốt này đã đẩy tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty tăng lên nhiều lần. Một nét riêng độc đáo ở Công ty bánh kẹo Hải Châu là biết tạo ra sản phẩm mới từ sản phẩm cũ: Từ các loại bánh gãy, rỗ mặt và một số phế phẩm khác Công ty đã tận dụng để sản xuất lương khô song vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, hợp vệ sinh, lại tiết kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hằng năm, vào những dịp sản xuất mùa vụ, đặc biệt là Tết nguyên đán, các cán bộ phòng kĩ thuật Công ty bánh kẹo Hải Châu lại đầu tư công sức tìm tòi, bám sát thị hiếu người tiêu dùng đẻ sáng tạo ra những mặt hàng mới, kiểu dáng sản phẩm và mẫu mã bao bì mới, hấp dẫn, đẹp mắt. Trong dịp tết Nhâm Ngọ vừa qua, Công ty đã có thêm 14 sản phẩm mới, đưa chủng loại sản phẩm của công ty lên trên 80 . Đặc biệt, có sự góp mặt của một thành viên mới của gia đình Hải châu là sôcôla viên và thanh. Cũng trong năm 2001, lần đầu tiên Công ty tham gia thị trường bánh Trung Thu. Với chiến thuật chất lượng tốt, giá cả phải chăng, bánh Trung Thu của Công ty đã thu hút được một lượng lớn khách hàng, đặc biệt là khu vực dân cư xung quanh Công ty. Ta có thể xem xét cơ cấu chủng loại của Công ty qua bảng 13. Qua đó, ta thấy chủng loại mặt hàng của công ty bánh kẹo Hải Châu rất phong phú và đa dạng. Trong đó, hai mặt hàng bánh - kẹo được Công ty tập trung cải tiến nhiều nhất. Ngoài việc đa dạng hoá sản phẩm, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khác nhau, Công ty đa dạng hoá cả trọng lượng và hình thức bao gói. Chẳng hạn: Kem xốp có 470gr, 270gr, 200gr, 110gr... Kem xốp sôcôla có 150gr, 170gr... Qui cách bao gói gồm có túi ni lông, hộp nhựa, hộp giấy ( có hoặc không có khay nhựa bên trong ) và hộp sắt vừa bảo vệ được bánh kẹo khi vận chuyển, vừa tiện cho khách hàng khi lựa chọn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác thiết kế sản phẩm vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Tiêu biểu là mẫu mã bao bì sản phẩm rất xấu chưa tương xứng với chất lượng. Công ty có đầu tư cải tiến song chưa đáng kể và chậm so với yêu cầu của người tiêu dùng. Hoặc có đầu tư nhưng không hợp lý. Ví dụ, sôcôla là sản phẩm cao cấp thì được đựng trong khay nhựa kém chắc chắn, các viên kẹo chỉ cần lắc nhẹ là bị xộc xệch. Hay như sản phẩm kem xốp hoa quả Wonderful: Bao gói từng chiếc được trang trí rất đẹp và bắt mắt nhưng hộp giấy đựng bên ngoài - cái hấp dẫn khách hàng đầu tiên - thì lại quê kệch và cũ kĩ. Mẫu mã bao bì của Công ty đã làm thất vọng rất nhiều đại lý. Người tiêu dùng thì ngần ngại khi lựa chọn sản phẩm Hải Châu làm quà biếu hay Lễ Tết. Đây thực sự là điểm yếu của Công ty. Trong tương lai, nếu Công ty không muốn tự loại bỏ "hình ảnh của mình" ra khỏi con mắt của khách hàng thì cần phải đầu tư cho vấn đề này một cách thoả đáng hơn nữa! d) Đầu tư cho công tác quản lí chất lượng: Quản lí chất lượng trở ta thành một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ việc xây dựng các tiêu chuẩn kĩ thuật ban đầu, kiểm tra quá trình cung ứng nguyên vật liệu cho đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. Hệ thống tổ chức quản lí chất lượng sản phẩm của Công ty bao gồm từ cấp Công ty, cấp phân xưởng, cấp tổ sản xuất. Các tiêu chuẩn lí, hoá, cảm quan của bánh, kẹo, bột canh đều do phòng kĩ thuật xem xét và kiểm tra. Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) của Công ty trực thuộc phòng kĩ thuật, mỗi phân xưởng lại có bộ phận KCS riêng, trong từng tổ, đội sản xuất có nhóm KCS giám sát trực tiếp công nhân sản xuất. Để có sản phẩm đảm bảo chất lượng trên thị trường, Công ty kiểm tra và đánh giá chất lượng nguyên vật liệu khi mua về và trước lúc xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100177.doc
Tài liệu liên quan