Luận văn Đầu tư phát triển đội tàu chở xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Mở đầu:

Chương I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ

1.1 Đầu tư

1.1.1 Khái niệm

1.1.2 Đặc điểm của đầu tư

1.1.3 Các loại đầu tư

1.1.4 Vai trò của đầu tư

1.2 Dự án đầu tư

1.2.1 Khái niệm

1.2.2 Các tiêu chuẩn đánh giá dự án đầu tư

1.3 Vốn đầu tư

1.3.1 Vốn trong nước

1.3.2 Vốn ngoài nước

1.4 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng

1.5 Quy trình thực hiện việc phân tích đầu tư

1.6 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

Chương II.

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU CHỞ XĂNG DẦU

CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu về Tổng công ty xăng dầu Việt nam

2.2 Tình hình thị trường vận tải xăng dầu

2.3 Tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển đội tàu

2.4 Dự án đầu tư tàu

2.4.1 Sự cần thiết đầu tư

2.4.2 Phân tích thị trường

2.4.3 Lựa chọn hình thức đầu tư

2.5 Quản lý khai thác

2.6 Phân tích tài chính - kinh tế

Chương III:

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1 Kết luận

3.2 Kiến nghị

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

 

pdf70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2816 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư phát triển đội tàu chở xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Sự ra đời của Tổng công ty đã nhanh chóng góp phần vào việc cung ứng xăng dầu cho nền kinh tế quốc dân, phát huy vai trò của thương nghiệp quốc doanh và cũng là tiền đề, là dấu hiệu cho sự phát triển sau này của một ngành kinh tế quan trọng - ngành xăng dầu Việt Nam. Để đảm bảo cung cấp xăng dầu kịp thời, đầy đủ và đồng bộ cho sản xuất, quốc phòng, đời sống, Tổng công ty đã tích cực chủ động phối hợp với Bộ Ngoại thương đàm phán với nước ngoài về nguồn hàng và vận chuyển hàng về nước trong từng thời gian cụ thể, kịp thời bổ sung hàng chục loại dầu nhờn phục vụ cho các ngành kinh tế. Tổng công ty cũng chú trọng đến việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác khoa học kỹ thuật của toàn ngành kết hợp với sắp xếp tổ chức bộ máy một cách khoa học, đạt hiệu quả cao nhất.  Trụ sở chính: số 1 Khâm Thiên, Q. Đống Đa, Hà Nội  Vốn: 2150 tỷ VNĐ  Doanh thu: 13500 tỷ VNĐ  Kim ngạch XNK: XK 132 triệu USD, NK 1,250 tỷ USD  Thị phần: 65%  Sản lượng kinh doanh hàng tháng: 450.000 tấn/tháng 25  Số lao động: trên 18.000 người  Công ty thành viên: 51 công ty  Công ty cổ phần : 11 công ty  Công ty liên doanh: 2 công ty  Cửa hàng xăng: 1005  Đường ống: quản lý 500km  Tầu biển: 6 tàu biển và 78 tàu ven biển và tàu vận tải sông.  Cầu cảng: 35 cảng sông, biển trong đó có 3 cụm cảng chính là Hòn Gai, Đà Nẵng, Nhà Bè  Tổng số kho xăng dầu: 67 kho  Tổng sức chứa các kho xăng dầu: trên 980.000 m3  Nhà máy: 2 nhà máy dầu nhờn, 1 nhà máy cơ khí xăng dầu, nhiều nhà máy sửa chữa tàu, xe vận tải  Kho LPG : 5 kho lớn và 7 kho nhỏ  Kho hoá chất: 2 kho Hàng năm Tổng công ty nhập khẩu hàng triệu tấn xăng dầu chiếm khoảng 65% thị trường nội địa với mức tăng trưởng hàng năm 5% - 7%. Với hệ thống kho bể có sức chứa gần 1.000.000 m3 được phân bố dọc theo chiều dài đất nước đảm bảo cho dự trữ và cung ứng xăng dầu theo nhu cầu của thị trường như: Tổng kho Xăng dầu nhà Bè (TP. Hồ Chí Minh) Tổng kho Xăng dầu Đức Giang (Hà Nội), Cụm kho Xăng dầu B12 (Quảng Ninh), Cụm kho Xăng dầu miền Trung (Đà Nẵng). Tại hầu hết các kho cảng đầu mối, việc tiếp nhận và giao hàng được thực hiện và kiểm soát thông qua hệ thống vi tính. Thông qua hệ thống phân phối gồm trên 1500 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc, Petrolimex hiện nay là đơn vị cung cấp các chủng loại xăng dầu tốt nhất phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hoá của đất n- ước. 26 Tổng công ty xăng dầu Việt nam Petrolimex là một doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, đảm bảo 65% thị phần xăng dầu cả nước, Petrolimex luôn chủ động tổ chức, điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh xăng dầu từ khâu nhập khẩu đến bán ra cho người tiêu dùng. Hàng năm, Petrolimex đã nhập mua trên 7 triệu tấn sản phẩm xăng dầu các loại thông qua các văn phòng của các hãng xăng dầu lớn đặt tại khu vực. Các giao dịch của Tổng công ty với Trung Đông và Trung Quốc ngày càng được củng cố và phát triển với khối lượng giao dịch hợp đồng ngày càng tăng. Trong những năm 1994 trở về trước, toàn bộ lượng xăng dầu được chở về Việt nam bằng tàu nước ngoài do đó phải trả một lượng lớn ngoại tệ cước phí cho nước ngoài. Với mục đích xem vận tải xăng dầu là loại hình kinh doanh chủ lực, hiện nay Tổng công ty đã phát triển được hai công ty trực thuộc kinh doanh vận tải xăng dầu là công ty Xăng dầu thủy 1 ở miền Bắc và công ty Vận tải xăng dầu VITACO ở miền Nam. Hai công ty này đã phát triển đội tàu riêng để phục vụ cho việc vận chuyển xăng dầu cũng như kết hợp với việc chở hàng thuê. 2.2 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI XĂNG DẦU: * Tình hình vận tải xăng dầu viễn dương: Cho đến nay hầu hết xăng dầu tiêu thụ trong nước đều thông qua nhập khẩu từ các thị trường trong khu vực. Lượng hàng nhập khẩu vào Việt nam chủ yếu do các hãng tàu nước ngoài thực hiện (chiếm khoảng 75%), phần còn lại do các công ty vận tải xăng dầu trong nước như Công ty vận tải xăng dầu VITACO, VTXD Thủy 1 , VOSCO, Âu Lạc, VINASHINE, Cửu Long thực hiện vận chuyển. Đội tàu viễn dương của VITACO có tổng trọng tải là 52.649 DWT đáp ứng được khoảng 20% Nhu cầu nhập khẩu của Tổng công ty xăng dầu Việt nam Petrolimex (tương đương khoảng 10% nhu cầu Nhập khẩu của toàn quốc). Đội tàu viễn dương của Công ty VTXD Thuỷ 1 có trọng tải là 70.248 DWT cũng đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu nhập khẩu của Petrolimex (tương đương 10% nhu cầu 27 Nhập khẩu của toàn quốc). Đội tàu của ÂU LẠC có trọng tải 22.566DWT vận tải nhập khẩu cho Petech, Petechim, Saigon Petro đáp ứng được khoảng 3% nhu cầu nhập khẩu xăng dầu của cả nước. Các công ty còn lại chiếm thị phần không đáng kể (2%). * Tình hình vận tải xăng dầu ven biển: Nhu cầu vận tải ven biển cả nước trong năm 2003 khoảng 1.3 triệu M3/T xăng dầu trong đó vận tải ven biển của Petrolimex khoảng 700.000 M3/T (chiếm 54%). Đội tàu ven biển của VITACO (trọng tải 13.077 DWT) thực hiện cho 50% nhu cầu vận tải của Petrolimex (27% nhu cầu toàn quốc). Đội tàu của VT XD Thủy 1 thực hiện 26% nhu cầu của Petrolimex (14% nhu cầu toàn quốc). Các đội tàu ven biển còn lại với tổng trọng tải 68.885 DWT chia nhau 59 % nhu cầu vận tải toàn quốc. 28 * Dự báo nhu cầu nhập khẩu xăng dầu của Việt nam và sản lượng xăng dầu do Petrolimex nhập đến năm 2015 như sau: Đơn vị tính: m3-tấn Năm Tổng nhu cầu cả nước Nhà máy lọc dầu cung cấp Lượng xăng dầu phải nhập khẩu Sản lượng nhập khẩu của Petrolimex 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 12.270.000 13.128.900 14.047.923 15.031.278 16.083.467 17.209.310 18.413.962 19.702.939 21.082.145 22.557.895 24.136.948 25.826.534 27.634.391 5.700.000 5.700.000 5.700.000 5.700.000 11.400.000 11.400.000 11.400.000 11.400.000 12.270.000 13.128.900 14.047.923 15.031.278 16.083.467 11.509.310 12.713.962 14.002.939 15.382.145 11.157.895 12.736.948 14.426.534 16.234.391 6.743.900 6.564.450 7.023.962 7.515.639 8.041.734 5.754.655 6.356.981 7.001.470 7.691.073 5.578.948 6.368.474 7.213.267 8.117.196 Qua kết quả dự báo trên có tính đến khả năng năm 2008 Việt nam có thêm một nhà máy lọc dầu thì nhu cầu nhập khẩu trong nước vẫn cao, trong đó Petrolimex vẫn đảm trách một khối lượng nhập khẩu xăng dầu lớn. 29 * Dự báo tiêu thụ xăng dầu của Petroliemex theo vùng: Đơn vị tính: m3-tấn TT Vùng Năm 2003 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2015 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Các tỉnh từ Thanh hóa trở ra Bắc (cảng B12) Bắc trung bộ ( cảng Nghệ Tĩnh) Quảng Bình Huế Quảng trị, Đà nẵng, Quảng ngãi Quy nhơn, Bắc tây nguyên Nha trang, Đắc lắc TP.HCM, Vũng tàu (cảng Nhà Bè) An giang, Đồng tháp…(cảng Cần thơ) 2.648.574 179.038 66.516 66.697 569.350 218.661 309.796 2.566.110 586.832 2.881.156 229.664 85.325 85.557 602.068 280.492 346.086 2.906.896 624.493 3.082.837 245.740 91.298 91.546 644.213 300.126 370.312 3.110.379 668.207 4.950.362 394.606 146.605 147.003 1.034.465 481.938 594.641 4.994.590 1.072.994 Tổng 7.211.574 8.041.734 8.604.655 13.817.196 Kết quả trên cho thấy nhu cầu sử dụng xăng dầu ở các vùng đều tăng. Điều này có nghĩa là đội tàu vận chuyển xăng dầu nội địa cũng cần được đầu tư và phát triển để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong nước. 2.3 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU: Việc đầu tư tàu được chứng minh cụ thể qua việc khai thác rất hiệu quả của các tàu Petrolimex 01, Petrolimex 02, Petrolimex 03, Petrolimex 04, Petrolimex 06.Từ năm 1994 đến năm 2003, kết quả kinh doanh của các tàu Petrolimex đạt được như sau: 30 Đơn vị tính: tỉ đồng TT Tên tàu Năm đầu tư Giá trị đầu tư Giá trị còn lại Lợi nhuận thuần 1 2 3 4 5 Petrolimex 01 Petrolimex 02 Petrolimex 03 Petrolimex 04 Petrolimex 06 8/1994 12/1995 8/1999 4/2001 4/2003 98,890 66,910 174,232 172,103 320,32 0 10,19 87,87 114,73 298,96 113,1 24,8 39,5 58,9 5,2 cộng 835,835 504,33 241,5 Khai thác và quản lý đội tàu Petrolimex đã đem lại hiệu quả và có ý nghĩa hết sức to lớn: - Hàng năm tiết kiệm trên 22 triệu USD tiền cước không phải trả nước ngoài. Đặc biệt là tạo được thế chủ động trong lĩnh vực vận tải hàng nhập khẩu và trên thực tế đã có những thời điểm nếu không có đội tàu này chủ động vận chuyển xăng dầu về Việt nam tạo nguồn cung cấp trong nước đã xảy ra sốt cục bộ xăng dầu. Sau khi trừ toàn bộ các chi phí, khấu hao hàng năm Petrolimex thu được gần 54 tỉ đồng lãi ròng. - Hàng năm đóng góp cho nhà nước 51 tỉ đồng tiền thuế, cảng phí, bảo hiểm cho nhà nước - Nâng cao trình độ quản lý, chất lượng thuyền viên, sĩ quan, thay đổi phương thức quản lý tàu và cách mua hàng của Petrolimex. - Tạo được việc làm cho người lao động trực tiếp, người quản lý, dịch vụ và cung ứng. Tuy nhiên trong công tác đầu tư vận tải cũng có gặp nhiều khó khăn trong quản lý và đầu tư đội tàu là: 31 - Giá trị tàu đóng mới rất lớn, thời gian thu hồi vốn qua khai thác dài nên chỉ có thể mua tàu qua sử dụng - Tàu dầu cũ, phù hợp để có khả năng vào các cảng xăng dầu tại Việt nam là dưới 30.000 tấn, đáp ứng được các tiêu chuẩn, công ước quốc tế và Việt nam trên thị trường hiếm, có giá cao - Các thủ tục cho phép lập dự án đầu tư, xem xét và cấp phép mua tàu kéo dài làm ảnh hưởng đến cơ hội khảo sát và mua tàu phù hợp về kỹ thuật và kinh tế. - Trên thực tế việc thuê tàu để vận chuyển hàng nhập cũng có những lúc rất khó khăn. Trong điều kiện hiện nay mua và nhập xăng dầu không ổn định và nhiều khi không dự báo trước được thì việc có sẵn phương tiện vận tải trong tay cũng sẽ giúp Petrolimex chủ động hơn trong việc mua hàng, vận chuyển về Việt Nam. - Các tàu vận chuyển xăng cho Petrolimex hiện nay hầu hết là các tàu của Trung Quốc và một số tàu hóa chất không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của việc chuyên chở xăng, dầu. Các tàu mới cỡ này thì hầu hết là tàu hóa chất, giá cước vận chuyển cao nên không mang lại hiệu quả kinh tế. - Cùng với việc áp dụng các công ước mới về trang bị và kết cấu tàu dầu, giá đóng mới tàu dầu tại các nước có nền công nghiệp đóng tàu tốt (trừ Trung Quốc) tăng, vào thời điểm hiện nay đạt mức 18.8 triệuUSD/tàu. - Từ cuối năm 2000 đến nay thị trường xăng dầu thế giới có nhiều biến động. Giá xăng dầu tăng giảm thất thường làm cho cước vận tải tàu biển và giá tàu cũng biến động theo. Giá cước cho loại tàu trọng tải cỡ khoảng 1 vạn tấn tại Viễn Đông vẫn được duy trì ở mức cao do thiếu tàu cỡ này. Đối với kinh doanh vận tải đường biển, việc đảm bảo đầu ra là điều kiện lý tưởng để đầu tư phát triển đội tàu. Đây là lợi thế tuyệt đối của Petrolimex so với các công ty khác vì Petrolimex có thể dùng tàu của mình để vận chuyển hàng nhập 32 khẩu từ nước ngoài về, do đó Petrolimex cần tận dụng lợi thế này. Một số doanh nghiệp Việt nam khác mặc dù không có lợi thế này cũng đã và đang tổ chức đầu tư nhiều tàu dầu để tham gia thị trường vận tải trong khu vực và ở Việt nam như VOSCO, Aâu lạc… nhằm mục tiêu giành quyền vận tải tối đa hàng của chính mình và cố gắng vươn lên trở thành doanh nghiệp kinh doanh vận tải có đủ khả năng chở hàng cho các chủ hàng khác và chuẩn bị thị trường khi Việt nam tham gia WTO… nên vấn đề đầu tư thêm và đầu tư để thay thế các phương tiện vận tải đang được đặt ra rất cáp bách đối với Petrolimex. Trên cơ sở phân tích các thông tin về thị trường vận tải, nhu cầu và khả năng của các công ty vận tải, tác giả chọn công ty Vận tải xăng dầu VITACO là công ty có thị phần vận tải lớn nhất và cũng là công ty trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt nam để xem xét đầu tư phát triển đội tàu chở dầu cho Tổng công ty xăng dầu Việt nam. 2.4 DỰ ÁN ĐẦU TƯ TÀU: 2.4.1- Sự cần thiết đầu tư : Công ty Vận tải xăng dầu (VITACO) là một doanh nghiệp nhà nước có chức năng vận tải xăng dầu đường biển trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. Công ty hiện nay đang quản lý và khai thác 06 tàu ven biển với tổng trọng tải trên 13.000 DWT và 02 tàu viễn dương có trọng tải hơn 50.000 DWT. Đội tàu của công ty chủ yếu vận chuyển xăng dầu nhập khẩu và nội địa cho Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. Trong những năm qua, hoạt động vận tải của đội tàu mang lại hiệu quả cao. Hàng năm, ngoài việc tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 400 cán bộ - công nhân viên còn lại gần 30 tỷ đồng lợi nhuận. Trong đội tàu của Công ty ngoài 02 chiếc tàu viễn dương được Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam đầu tư từ năm 1994 (Tàu Petrolimex 01 đầu tư vào tháng 7 33 năm 1994 và tàu Petrolimex 04 đầu tư vào tháng 5 năm 2001) có tình trạng tốt, còn lại đội tàu ven biển được tiếp quản từ chế độ cũ và các tàu Nhà Bè được đầu tư vào thập kỷ 80 đều có tuổi đời rất cao trung bình khoảng 30 tuổi (chiếc trẻ nhất Ấp Bắc 02 đóng năm 1986 tại Việt Nam, còn lại đều được đóng vào thập kỷ 70). Kể từ năm 1995 nhu cầu vận chuyển xăng dầu tuyến Bắc-Nam đã giảm đáng kể do Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam dùng tàu lớn nhập thẳng xăng dầu từ nước ngoài về các cảng đầu mối vì vậy đội tàu nội địa dần dần trở nên dư thừa. Để tiếp tục sử dụng các tàu này, Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam đã dùng các tàu để chở những lô hàng từ Trung Quốc, Thái Lan về Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng các tàu chạy các tuyến nói trên đã bộc lộ rất nhiều khuyết điểm của cỡ tàu này như : Trọng tải tàu không phù hợp với các lô hàng nhập vào cảng đầu mối hiện nay, chi phí cước/tấn xăng dầu cao không thể cạnh tranh được với các tàu lớn hơn. Tình trạng kỹ thuật của tàu kém nên liên tục bị khuyến cáo và tốn rất nhiều chi phí để đáp ứng được yêu cầu an toàn của các cảng nước ngoài. Trong kế hoạch phát triển của mình, Công ty VITACO cần có kế hoạch thanh lý dần các tàu Nhà Bè và Ấp Bắc đến năm 2005, trước mắt là Nhà Bè 01, Ấp Bắc 04 sau đó là Ấp Bắc 03,02. Tuy nhiên việc thanh lý các tàu này sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt như : - Về kinh doanh : Sản lượng vận tải giảm dẫn đến doanh thu giảm. - Về con người : Việc cắt giảm đồng nghĩa với việc một số cán bộ -công nhân viên không có việc làm, làm tăng số lao động dôi dư. - Về mặt xã hội : Giảm phương tiện vận tải ven biển làm mất dần thị phần vận tải. Để chủ động cạnh tranh và mang lại hiệu quả kinh doanh đối với các tuyến vận tải trên, việc xem xét thay thế các tàu hiện có với tình trạng kỹ thuật kém bằng các tàu mới hơn và có trọng tải phù hợp là cần thiết thực hiện ngay. Vì vậy để thực hiện phát triển đội tàu trong giai đoạn tới và hạn chế tối đa đến hoạt động 34 kinh doanh vận tải trong quá trình thanh lý đội tàu, việc xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp đội tàu phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Hiện đại, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu mới nhất của công ước quốc tế liên quan. - Có tính năng kỹ thuật phù hợp đảm bảo hoạt động tại các khu vực bến cảng, luồng lạch có mớn nước hạn chế. - Cỡ tàu : Tàu được chọn phải có mớn nước đảm bảo ra vào các cảng Trung Quốc lấy hàng (vì hiện nay phần lớn lượng xăng đều được nhập từ Trung Quốc) và vào được các cảng như Nha Trang, Quy Nhơn, Cần Thơ của Việt Nam. Khả năng tiếp nhận, mớn nước của một số cảng chính Việt Nam như sau : + Cảng Nha Trang : Độ sâu luồng 8,5m, tiếp nhận tàu 10.000DWT. + Cảng Quy Nhơn : Độ sâu luồng 8m, khả năng tiếp nhận tàu 10.000DWT + Cảng Cần Thơ : Độ sâu luồng 7,0m tuy nhiên có thể tiếp nhận tàu 15.000DWT có mớn nước thấp vào làm hàng. Cảng đang tiến hành xây dựng nâng cấp sức chứa lên 100.000m3 để tiếp nhận thêm mặt hàng xăng. + Các cảng Trung Quốc : Cảng Maoming/Shuidong: Độ sâu luồng 7,5m. Tuy nhiên việc mua hàng ở Maoming không ổn định nên Tổng Công ty đã chuyển hướng mua hàng ở các cảng Quảng Châu, Phúc Kiến, Nam Kinh ..., các cảng này đều có độ sâu > 9m. Với yêu cầu trên kết hợp với sức chứa tại các kho cảng đầu mối, nhu cầu vận chuyển các lô hàng xăng và dầu hỏa, do đó xác định chọn cỡ tàu có trọng tải dưới 12.000 DWT, mớn nước lớn hơn 7m để tiến hành khảo sát . Việc đầu tư thêm tàu có trọng tải dưới 12.000 tấn nhằm để thay thế tàu Nhà Bè 01 và thay thế việc phải thuê tàu nước ngoài vận chuyển xăng các loại nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam. Khi xuất hiện nhà máy lọc dầu con tàu này vẫn được dùng để chở dầu từ nhà máy về các cảng đầu mối như Quảng Ninh, Nhà Bè, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cần Thơ, Nha Trang. 35 Với mục tiêu trên và cân đối với nhu cầu hàng chuyên chở thì tàu mới mua sẽ khai thác trên tuyến chính là Trung Quốc -B12, Đà Nẵng hoặc Singapore- Nhà Bè. 2.4.2- Phân tích thị trường : * Nguồn hàng : Kế hoạch nhập khẩu xăng dầu năm 2003 của Tổng Cổng ty Xăng dầu Việt Nam được thể hiện ở bảng sau: Khối lượng Chủng loại Kế hoạch Thực hiện đến 12-12-2003 Xăng các loại 2.000.000m3 2.011.120m3 DO 3.000.000m3 3.161.619m2 O 2.000.000m3 1.789.103m3 KO+JET 280.000m3 225.696m3 Bổ sung lượng nhập 600.000m3 Tổng cộng 7.880.000m3 7.211.574m3 Nguồn : TCTY (Số liệu thực hiện lấy từ trang web của Petrolimex đến ngày 12.12.2003) Hiện nay sau khi đưa tàu Petrolimex 06 vào hoạt động, đội tàu của Petrolimex chở được khoảng 38% lượng hàng, còn lại khoảng 62% số lượng hàng trên là do tàu của nước ngoài chở. Riêng mặt hàng xăng các loại hiện các tàu của Petrolimex chỉ chở được khoảng 12% khối lượng nhập khẩu còn lại 88% là do các tàu nước ngoài chở (hiện nay chỉ có tàu Nhà Bè 01 chở xăng). Nếu dùng tàu Petrolimex 02 chở xăng và đầu tư thêm tàu chở xăng thì mới chỉ chở được 637.972m3 tương đương 27% khối lượng xăng của Tổng Công ty. Như vậy nguồn hàng cho tàu dự kiến mua là hoàn toàn đảm bảo và ổn định vì có mua thêm tàu thì Petrolimex mới chở được 27% lượng hàng xăng của chính mình chưa kể đến vận tải cho các công ty kinh doanh xăng dầu khác ở trong nước. Ngoài ra khi nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động, Công ty sẽ liên hệ và tham 36 gia chở hàng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất đến các cảng Miền Trung, Cần Thơ... Như vậy về nguồn hàng Công ty có thể lo đủ hàng cho tàu dự kiến mua chở. * Khả năng cạnh tranh : Hiện nay các công ty vận tải trong nước còn khó khăn về nguồn hàng và thiếu đội ngũ thuyền viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp có thêm tàu thì cũng không xảy ra cạnh tranh vì tàu được đầu tư chủ yếu chỉ phục vụ cho hoạt động vận tải trong nội bộ Tổng Công ty và nếu có đầu tư thì cả đội tàu hiện nay mới chỉ đáp ứng được 38% nhu cầu vận chuyển của ngành. Hiện nay số tàu dầu của nước ngoài cùng cỡ trong khu vực có rất ít, tình trạng kỹ thuật kém không đáp ứng được yêu cầu tới đây của các Công ước quốc tế và không phù hợp với luồng cảng của Việt Nam. Việc thuê tàu rất khó khăn, và nếu thuê được thì cũng phải trả giá rất cao và nhiều khi không có tàu nên không đảm bảo được nguồn hàng. Và nếu có cũng khó phù hợp về trọng tải cũng như mớn nước để khai thác luồng cảng của Việt nam, do đó nếu có tham gia cạnh tranh thì hiệu quả khai thác cũng khó có thể so với tàu chọn đầu tư. Vì vậy việc cạnh tranh vận tải xăng dầu cũng chưa nhất thiết phải đặt ra. Trên thực tế Petrolimex đang sử dụng tàu Nhà Bè 01 trọng tải 3.500m3 chở xăng từ Trung Quốc về Việt Nam mà vẫn còn mang lại hiệu quả thì việc sử dụng thêm tàu thay thế chắc chắn sẽ mang lại lợi ích lớn hơn sẽ nâng cao hiệu quả cạnh tranh nhiều hơn. Hiện nay tàu Petrolimex 02 trọng tải 5.000DWT còn được đưa đi khai thác chở thuê cho nước ngoài để mang lại hiệu quả cao hơn chứng tỏ rằng giá cước các tàu Petrolimex hiện nay đang chở hàng cho mình là thấp và có thể khẳng định tàu được đầu tư đủ khả năng cạnh tranh với tàu của nước ngoài. * Sản phẩm chuyên chở : 37 Sản phẩm chuyên chở bao gồm các loại sản phẩm dầu mỏ như: xăng, naptha, nhiêu liệu bay, DO, dầu hỏa...Do đó tàu được mua phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để chở được tất cả những loại sản phẩm này. 2.4.3 Lựa chọn hình thức đầu tư * Tiêu chuẩn tàu cần mua : Ngoài việc thỏa mãn quy phạm, các công ước quốc tế, tiêu chuẩn của tàu mua cần đáp ứng các chỉ tiêu sau : * Năm đóng : Từ năm 1998 đến nay, chỉ tiêu này tuân theo nghị định 14/CP của Chính phủ và phù hợp với khả năng kinh tế của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam . * Mớn nước khoảng 8,0m(để phù hợp với luồng cảng tại VN, Trung Quốc) * Hầm hàng phải được phủ Expoxy * Tàu có két chứa nước dằn độc lập (SBT) * Thỏa mãn công ước phòng chống ô nhiễm biển (MARPOL 73/78 và các bổ sung, đặc biệt nghị quyết MEPC-51(32), -52(32) điều 13F, 13G). * Thỏa mãn công ước quốc tế về an toàn sinh mạng người mang trên biển (SOLAS 74 và các bổ sung). * Phương thức đầu tư : Phương thức đầu tư có thể mua mới, đóng mới hoặc mua tàu đã qua sử dụng. Hiện nay tại Việt nam chưa có nhà máy đóng tàu nào có đủ khả năng đóng tàu dầu hiện đại cả. Đầu tư mua mới thì giá tàu mới rất cao, khoảng trên 18,8 triệu USD, do đó thời gian thu hồi vốn lâu, hiệu quả kinh tế không cao . Trong khi đó đầu tư tàu đã qua sử dụng do vốn đầu tư ban đầu thấp, khả năng cạnh tranh về giá cước vận chuyển cao, thời gian thu hồi vốn ngắn. Vì thế tác giả đề xuất chọn phương thức đầu tư là mua tàu đã qua sử dụng để phân tích. 38 * Nguồn vốn đầu tư : Vốn đầu tư có thể sử dụng vốn của doanh nghiệp hoặc đi vay ngân hàng. Nếu sử dụng toàn bộ vốn là vốn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ thiếu vốn kinh doanh trong thời gian dài, còn sử dụng toàn bộ là vốn vay ngân hàng thì chi phí trả tiền lãi quá cao nên hiệu quả kinh tế không lớn. Cho nên kết hợp giữa vốn của doanh nghiệp và vay ngân hàng là hợp lý, vì thế tác giả đề xuất sử dụng một phần nguồn vốn đầu tư tự có của doanh nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐầu tư phát triển đội tàu chở xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan