Luận văn Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử Hà Nội: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 3

I- Cơ Sở lý luận chung về đầu tư 3

1- Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển 3

2- Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển 4

II- Đầu tư phát triển ngành Công nghiệp điện tử 5

1- Khái quát về ngành CNĐT 5

1.1- Khái niệm công nghiệp điện tử 5

1.2- Đặc điểm của ngành CNĐT 5

1.3- Phân loại sản phẩm công nghiệp điện tử 5

2- Đặc thù của hoạt động đầu tư phát triển ngành CNĐT 6

3- Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành CNĐT 7

4- Nội dung đầu tư phát triển ngành CNĐT 9

4.1- Đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, cơ sở hạ tầng 9

4.2- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 11

4.3- Đầu tư cho công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường 13

4.4- Đầu tư cho thương hiệu, bản quyền, R&D 14

5- Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành CNĐT 15

5.1- Nguồn vốn đầu tư trong nước 15

5.2- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài 16

III- Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và khu vực về phát triển CNĐT 17

1- Khái quát về quá trình phát triển CNĐT trên thế giới 17

2- Chính sách phát triển CNĐT của một số nước 17

3- Một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển ngành CNĐT ở Việt Nam và Hà Nội 20

4-Tác động của sự phát triển kinh tế thế giới, xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế và hợp tác quốc tế tới sự phát triển ngành CNĐT Hà Nội 22

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CNĐT HÀ NỘI 26

I- Quá trình hình thành và phát triển của ngành CNĐT Việt Nam 26

II- Quá trình hình thành và phát triển của ngành CNĐT Hà Nội 29

1- Tình hình phát triển chung của ngành CNĐT Hà Nội 29

2- Quy mô và phân bố các doanh nghiệp công nghiệp điện tử trên địa bàn 30

2.1- Các doanh nghiệp có quy mô lớn 30

2.2- Các doanh nghiệp quy mô vừa 31

2.3- Các doanh nghiệp nhỏ 31

4- Thị trường tiêu thụ và doanh thu 32

5- Một số doanh nghiệp CNĐT điển hình của Hà Nội 32

III- Thực trạng về tình hình đầu tư 33

1- Thực trạng về tình hình đầu tư trong nước 33

1.1- Quy mô vốn đầu tư 33

1.2- Cơ cấu vốn đầu tư vào ngành CNĐT 36

1.2.1- Cơ cấu vốn theo nguồn vốn đầu tư 36

1.2.2- Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực sản xuất 38

1.2.3- Cơ cấu vốn đầu tư theo loại hình doanh nghiệp 39

1.2.4- Cơ cấu vốn đầu tư theo hạng mục công trình 40

2 - Đầu tư nước ngoài vào ngành CNĐT 41

2.1- Quy mô vốn đầu tư 41

2.2- Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài 43

2.2.1- Cơ cấu vốn đầu tư theo quốc gia 43

2.2.2- Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư 44

3- Nội dung đầu tư phát triển ngành CNĐT 47

3.1- Đầu tư vào khoa học công nghệ 47

3.2- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật 51

3.3- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 54

3.4- Đầu tư cho hoạt động marketing 57

III- Kết quả và hiệu quả đầu tư của ngành CNĐT Hà Nội 58

1- Kết quả hoạt động đầu tư 58

1.1-Kết quả sản xuất kinh doanh 58

1.2- Giá trị xuất khẩu 60

1.3- Năng suất lao động 61

2- Hiệu quả hoạt động đầu tư 62

iV- Một số Đánh giá về ngành CNĐT Hà Nội 64

1- Đánh giá mức độ đầu tư vào ngành CNĐT 64

2- Đánh giá về công nghệ và công tác ngiên cứu triển khai 64

3- Đánh giá về nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực 64

4- Đánh giá về hạ tầng kỹ thuật 65

5- Đánh giá về khung khổ pháp lý và công tác quản lý nhà nước đối với ngành CNĐT 65

6- Đánh giá về khả năng cạnh tranh và hội nhập 66

7- Đánh giá về hợp tác quốc tế 66

8- Đánh giá chung 66

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CNĐT HÀ NỘI 68

I- Một số quan điểm, định hướng và chương trình trọng điểm đầu tư phát triển ngành CNĐT trong thời gian tới 68

1- Một số quan điểm phát triển ngành CNĐT Hà Nội 68

2- Định hướng phát triển ngành CNĐT Hà Nội đến 2010 68

3- Các chương trình đầu tư trọng điểm của Hà Nội trong thời gian tới 69

II- Nhu cầu về vốn đầu tư 71

1- Nhu cầu vốn đầu tư theo từng giai đoạn 71

2- Nhu cầu vốn đầu tư theo cơ cấu các nguồn vốn 72

3-Nhu cầu vốn đầu tư theo cơ cấu sản phẩm, lĩnh vực thuộc CNĐT trong đầu tư phát triển CNĐT 72

III- Một số giải pháp đầu tư phát triển ngành CNĐT Hà Nội 74

1 - Giải pháp về cơ chế chính sách, quản lý nhà nước 74

1.1- Nhóm giải pháp về quản lý 74

1.2- Nhóm giải pháp về tài chính và thuế 74

1.3- Nhóm giải pháp cơ chế chính sách đặc thù của Thủ Đô liên quan đến phát triển ngành CNĐT 76

2- Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ 78

2.1- Giải pháp đầu tư, tạo bước đột phá 78

2.2- Giải pháp về chuyển giao, tiếp nhận công nghệ và tri thức 79

2.3- Giải pháp đầu tư phát triển và tạo môi trường cạnh tranh về công nghệ 80

2.4- Giải pháp tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu triển khai 81

3- Giải pháp đầu tư mở rộng thị trường 82

3.1- Giải pháp đáp ứng thị trường trong nước 82

3.2- Giải pháp đầu tư phát triển thị trường nước ngoài 83

3.3- Chính sách đối với từng thị trường 86

3.4- Giải pháp đảm bảo khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập 87

4-Một số giải pháp về vốn đầu tư 89

4.1- Các giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài 89

4.2- Giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước 91

4.3- Các hình thức liên doanh sản xuất, từng bước đầu tư ra nước ngoài 95

5- Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực 95

5.1- Chính sách thu hút nhân lực 95

5.2- Đầu tư vào đào tạo nhân lực 96

5.3- Các hình thức đào tạo 97

5.4- Các giải pháp tổ chức thực hiện 97

6- Các giải pháp khác 98

6.1- Giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật 98

6.2- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp 99

6.3- Giải pháp hợp tác với các địa phương khác trong và ngoài nước 99

IV- Một số kiến nghị và đề xuất 100

1- Một số kiến nghị và đề xuất với Trung ương 100

2- Một số kiến nghị và đề xuất với Thành phố Hà Nội 100

KẾT LUẬN 102

PHỤ LỤC 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

 

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong thời gian tới, cần đặc biệt quan tâm thúc đẩy các nhân tố khuyến khích và có đối sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hiệu quả. Cần có những ưu đãi mạnh hơn nữa về giá thuê đất, về hỗ trợ lao động…thì mới có thể thu hút ngày càng nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3- Nội dung đầu tư phát triển ngành CNĐT 3.1 Đầu tư vào khoa học công nghệ Khoa học công nghệ là nhân tố có vai trò quan trọng đối với các ngành công nghiệp nói chung và nó càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với ngành CNĐT nói riêng. Các sản phẩm của ngành CNĐT có hàm lượng chất xám cao, có cấu sản phẩm luôn luôn thay đổi, chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn do tốc độ phát triển của khoa học công nghệ. Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ nên trong thời gian qua mà nhất là 3 năm trở lại đây, ngành CNĐT Hà Nội rất chú trọng đến việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao. Chỉ tính riêng trong 2 năm 2001 và 2002, toàn ngành đã có 13 dự án đầu tư cho lĩnh vực nay với số vốn lên tới 323.5 triệu USD. Phần lớn các dự án này đều do Công ty điện tử Hà Nội và các liên doanh của công ty đầu tư. Bảng 13: Chi phí đầu tư cho khoa học công nghệ năm 2001-2002 STT Tên dự án Chi phí (triệu USD) 1 Đầu tư cho dây chuyền lắp ráp máy vi tính, monito 2 2 Đầu tư cho thiết bị TV- Card ( Bộ thu tín hiệu truyền hình số cho máy thu hình) 1.5 3 Đầu tư công nghệ thế hệ 3 cho Mobile phone 200 4 Đầu tư để sản xuất Mobile phone 10 5 Đầu tư công nghệ thiết kế chip ASIC 10 6 Đầu tư sản xuất các đồ điện gia dụng tiên tiến 2 7 Đầu tư công nghệ làm Set of Box 0.8 8 Đầu tư thiết bị STB – Thiết bị chuyển đổi tín hiệu tín hiệu số sang thông thường 1 9 Đầu tư công nghệ viễn thông không giây và truyền tin tốc độ cao 20 10 Đầu tư thiết bị sản xuất bộ mạch cho máy vi tính 20 11 Đầu tư công nghệ khuôn mẫu cho khuôn nhựa 0.7 12 Đầu tư công nghệ sản xuất đèn hình tinh thể lỏng 40 13 Đầu tư cho dây chuyền công nghệ SMT 15.5 Tổng 323.5 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Có thể nói, trong 2 năm vốn đầu tư vào khoa học công nghệ của ngành là khá cao, chiếm 12.5% vốn đầu tư phát triển của ngành. Hoạt động đầu tư này đã có định hướng rõ rệt là đầu tư vào công nghệ cao, đi trước đón đầu. Đây là một hướng đi rất đúng của ngành CNĐT Hà Nội. Tuy nhiên, các công nghệ này phải sau 1 vài năm mới thực sự phát huy tác dụng đối với sự phát triển của ngành. Hiện nay, theo Sở Công nghiệp Hà Nội thì năng lực và trình độ công nghệ sản xuất của ngành CNĐT Hà Nội vẫn còn lạc hậu so với các nước trong khu vực. Cụ thể như sau: -Nhóm điện tử gia dụng: Các sản phẩm chính mà các doanh nghiệp Hà Nội có thể sản xuất (dưới dạng lắp ráp) là máy thu hình ( ti vi), và máy thu thanh ( radio). Toàn ngành có khoảng 65 dây chuyền lắp ráp với tổng công suất là 1.5 triệu Radio và 3 triệu ti vi trong một năm trong đó khoảng 70-80% là ti vi màu, riêng công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm gần 70% công suát sản xuất ti vi. Ngoài ra một số doanh nghiệp đã bắt đầu sản xuất dàn âm thanh hifi và dây chuyền lắp ráp đầu video. Nhóm điện tử chuyên dụng: Năng lực sản xuất các sản phẩm chuyên dụng ở còn rất hạn chế, chỉ đáp ứng 5-10% nhu cầu trong nước. Các sản phẩm chính mà Hà Nội sản xuất là các loại cân tự động, cân băng tải, cân đóng bao, hệ thống kiểm tra hành lý xuất nhập cảnh, một số thiết bị y tế như điện não tâm đồ, điện tâm đồ máy siêu âm…Thiết bị điện tử chuyên dụng được thiết kế và chế tạo đơn chiếc hoặc loại nhỏ. Các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, trình độ thủ công. Hiện nay đã có vài công ty nước ngoài quan tâm đến lĩnh vực này nhưng mới chỉ dừng lại ở mức thăm dò thị trường. Nhóm thiết bị tin học: Sản phẩm thiết bị tin học cũng chỉ được sản xuất dưới dạng lắp ráp máy vi tính. Một số công ty liên doanh đã đầu tư vào các dây chuyền hiện đại lắp ráp máy vi tính (Như dây chuyền GENPACIFIC công suất 50000 cái / năm). Các đơn vị kinh doanh tin học cũng tổ chức lắp ráp dạng mô dun từng loại vài trăm chiếc. Một vài các cơ sở gia công sản xuất các phụ kiện máy tính (bộ nguồn, monitor) nhưng quy mô còn rất nhỏ. Trong lĩnh vực phần mềm, Hà Nội chưa có công nghệ sản xuất phần mềm để sản xuất hàng thương phẩm ở quy mô công nghiệp. Nhóm linh phụ kiện: Các sản phẩm linh phụ kiện điện tử chính đã sản xuất được ở Hà Nội là đèn hình ti vi (công suất 2 triệu chiếc / năm), đế mạch in (công suất: 8.5 triệu chiếc/ năm), tụ điện các loại, cuộn cao áp, cuộn cảm, cuộn lái tia, các chi tiết nhựa, các chi tiết cơ khí cho lắp ráp đèn hình, các loại ăng ten. Ngoài ra còn có lắp ráp ra công để tái xuất khẩu linh kiện điện tử và kinh kiện máy vi tính. Nhìn chung, công nghệ sản xuất của ngành điện tử Hà Nội vẫn còn ở trình độ đơn giản, loại hình lắp ráp đang chiếm ưu thế. Giá trị gia tăng của các sản phẩm điện tử Hà Nội chỉ khoảng 5-10%. Phần lớn hoạt động chế tác được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán bản quyền của đối tác nước ngoài bao gồm thiết kế nguyên bản sản phẩm, các trang bị và tổ chức dây chuyền sản xuất. Hiện nay, Việt Nam chưa phát triển dây chuyền thiết kế gốc và chế tác mang tính thương mại, chưa có nhãn mác thương mại đáng kể cho các mặt hàng điện tử gia dụng lẫn điện tử công nghiệp, chưa có công nghệ sản xuất linh kiện lẫn vật liệu. Ngay cả ở các công ty liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài dây chuyền sản xuất vẫn chưa thực hiện đại. Có sự khác biệt rất lớn về quy mô vốn, trình độ công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, quy mô lớn, trình độ công nghệ cao so với các doanh nghiêp trong nước (Vốn đầu tư của công ty đèn hình Orion-Hanel gấp 5 lần vốn đầu tư của công ty điện tử Hà Nội ). Mặc dù trong giai đoạn 1996-2000 các doanh nghiêp ngành CNĐT Thành Phố đã dành từ 55-61% vốn đầu tư hàng năm để tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị nhưng theo các chuyên gia, ngành CNĐT Hà Nội (kể cả các doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài) mới có trình độ công nghệ ngang tầm các nước đang phát triển những năm 1980. Thiết bị và trình độ công nghệ của các doanh nghiêp điện tử trong nước nhất là các doanh nghiêp ngoài quốc doanh kém xa các doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài về nhiều mặt, có thể nói là đang ở trình độ rất thấp so với khu vực và thế giới. Sản phẩm của các doanh nghiêp này chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước nhưng khả năng cạnh tranh cũng rất thấp. Một số sản phẩm đã được xuất khẩu nhưng chủ yếu là vào thị trường của công ty mẹ nước ngoài của cá công ty liên doanh. Đặc biệt Hanel có xuất khẩu được một số sản phẩm tới một số nước đang phát triển. Nếu so sánh với trình độ, năng lưc công nghệ của Hà Nội với Thành Phố Hồ Chí Minh thì có thể thấy rằng về trình độ thì không thua kém là bao nhưng năng lực và quy mô nhà xưởng chỉ bằng 20%. Nếu tính cả tới các doanh nghiêp có vốn hoàn toàn nước ngoài thì phải kể đến Đồng Nai, Bình Dương với nhiều doanh nghiêp CNĐT mạnh. Trong lĩnh vực CNTT, sự lạc hậu về công nghệ còn được biểu hiện rõ hơn. Chúng ta chưa có một ngành CNTT thực sự với các cơ sở sản xuất phần cứng theo quy mô công nghiệp. Các hoạt động sản xuất phần cứng hiện nay mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp chủ yếu bằng phương pháp thủ công và khá manh mún. Công nghiệp phần mềm có năng lực sản xuất và trình độ áp dụng công nghệ cao hơn song các phần mềm hiện tại cũng mới chủ yếu là các phần mềm chuyên dụng cho hoạt động chuyên môn của một số ngành hoặc phần mềm tiện ích thông thường ( chuyển đổi phông chữ soạn thảo, kế toán, đồ họa thiết kế xây dựng…), chưa có các phần mềm đóng gói và phần mềm quản lý hiện đại. 3.2 Đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cơ sở hạ tầng là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển ngành CNĐT. Cơ sở hạ tầng tốt không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của ngành mà nó còn góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành. Nhận rõ được tầm quan trọng của vấn đề này, UBND Thành Phố Hà Nội đã thành lập khu công nghiệp Sài Đồng B dành cho việc ưu tiên phát triển ngành công nghiệp điện tử Thủ Đô. Đây không chỉ là một khu công nghiệp tương đối rộng mà còn có cơ sở hạ tầng kỹ thuật rất phát triển so với các khu công nghiệp khác của Thành Phố và của cả nước. Với diện tích 97.11 ha bao gồm 78.38 ha là đất xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và 18.73 ha là đất xây dựng khu phụ trợ do công ty điện tử Hà Nội làm chủ đầu tư. Tổng chi phí đầu tư cho khu công nghiệp Sài Đồng B là 76,51 tỷ đồng được thực hiện trong 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: 39.778.779.016 đồng bao gồm các công việc như San nền Đường giao thông Hệ thống cấp thoát nước Điện 22 KV Nhà máy nước 5000 m3/ ngày đêm + Giai đoạn 2: 36.731.561.147 đồng bao gồm - Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng 8.606.597.442 đồng - Chi phí san nền 8.718.835.000 đồng - Chi phí đường điện nước 7.895.295.895 đồng - Đường ngang lô B 2.137.832.810 đồng - Chi phí xây dựng nhà máy móc 6.373.000.000 đồng - Chi phí hoạt động 3.000.000.000 đồng Năm 2003, Thành Phố cũng có kế hoạch tiếp tục nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Sài Đồng B bằng Dự án đầu tư khu phụ trợ khu công nghiệp Sài Đồng B trị giá 100 triệu USD do Hanel tiếp tục làm chủ đầu tư. Ngoài việc đầu tư tạo nền tảng ban đầu về cơ sở hạ tầng như trên, hàng năm vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm một phần đáng kể trong các dự án đầu tư của các doanh nghiệp thuộc ngành. Bảng 14: Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng năm 2002 TT Tên dự án Tổng vốn đầu tư thực hiện (tỷ đồng) Vốn đầu tư thực hiện cho CSHT (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1 Nhà máy điện tử công nghệ cao Hanel 83 22.042 21.4 2 Nhà máy sản xuất nhựa cao cấp 9.8 1.636 16.7 3 Nhà máy sản xuất xốp nhựa cao cấp 14.2 4.615 32.5 4 Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội 11 2.013 18.3 5 Dự án trung tâm công nghệ phần mềm Hà Nội 28.5 10.032 35.2 6 Dự án liên doanh giữa Hanel và Công ty thương mại và hợp tác quốc tế Việt Nam ( VTC) 53.1 15.345 28.9 7 Dự án sản xuất khuôn mẫu chính xác Sin – Hanel 15.5 4.805 31 8 Dự án mở rộng sản xuất của công ty đèn hình Orion - Hanel 62.6 8.325 13.3 9 Dự án liên doanh sản xuất thuỷ tinh cho đèn hình 263.55 74.584 28.3 Tổng vốn đầu tư 532.55 143.397 26.926 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Như vậy, tính riêng năm 2002 thì vốn xây dựng cơ sở hạ tầng của 9 dự án là 143.397 tỷ đồng, chiếm 26.926% tổng lượng vốn đầu tư thực hiện trong năm. Vốn đầu tư CSHT chiếm tỷ trọng cao nhất là ở dự án Trung tâm công nghệ phần mềm Hà Nội – 35.2%, chiếm tỷ trọng thấp nhất là ở dự án mở rộng sản xuất của công ty đèn hình Orion – Hanel, chỉ có 13.3%. Tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cao hay thấp là tuỳ thuộc vào tính chất đặc thù của mỗi dự án. So với một số địa phương khác của miền Bắc và cả nước, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngành CNĐT Hà Nội tương đối phát triển. Hiện nay Hà Nội có 5 khu công nghiệp tập trung trong đó khu công nghiệp Sài Đồng B được ưu tiên khuyến khích phát triển CNĐT. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố cũng đang có nhiều doanh nghiêp CNĐT lớn đặt trụ sở và cơ sở sản xuất. Song, nhìn chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội phân bố chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở khu vực Gia Lâm. Điều kiện sản xuất nhà xưởng còn nhỏ bé, phân tán, kỹ thuật công nghệ sử dụng tương đối lạc hậu. Quy mô, lực lượng sản xuất cũng như vốn, tài sản của các doanh nghiệp điện tử còn nhỏ, khoa học kỹ thuật và công tác ngiên cứu triển khai hầu như chưa có, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nước ngoài. Thúc đẩy sự phát triển nghành công nghiệp điện tử đòi hỏi phải dựa trên cơ sở của hệ thống hạ tầng kỹ thuật tốt. Nhận thức được rõ yêu cầu này Hà Nội đang tập trung tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp điện tử giai đoạn 2001-2010. Hà Nội đã có dự án xây dựng khu công nghiệp mới trong đó chú trọng phát triển công nghệ cao, công nghiệp điện tử. Khu công nghiệp Nam Thăng Long với diện tích 260 ha, khu công nghiệp Bắc Thăng Long với diện tích 426 ha sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị điện. Khu công nghiệp gia Lâm với diện tích 752 ha: lắp ráp sản xuất linh kiện điện tử, cơ khí, máy móc chế biến...Khu công nghiệp Sóc Sơn với diện tích 900-1000 ha: sản xuất các sản phẩm điện tử, lắp ráp máy vi tính, điện thoại, thiết bị nghe nhìn... Thành phố cũng đã có dự án xây dựng khu công nghiệp phần mềm tại khu công nghệ cao Hoà Lạc (kết hợp với trung ương), xây dựng cụm công nghiệp CNTT Nam Thăng Long, trung tâm giao dịch và hỗ trợ công nghệ thông tin. Ngoài ra, năm 2003 thành phố đã triển khai thực hiện các dự án: phát triển thương mại điện tử, nâng cấp và phát triển hạ tầng kỹ thuật- viễn thông Hà Nội; xây dựng chính quyền điện tử ở Hà Nội . Nhờ vậy, trong tương lai, chi phí sử dụng mạng (khai thác thông tin, thương mại điện tử) sẽ giảm đi nhiều. Trong điều kiện các dự án trên đây được triển khai thuận lợi thì sẽ có những tác động tích cực đến nghành công nghiệp điện tử Hà Nội. Cụ thể: - Các doanh nghiệp sản xuất phần cứng sẽ có địa điểm thuận lợi. Hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại để xây dựng cơ sở sản xuất, đồng thời sẽ có nhiều cơ hội liên doanh liên kết với nhà đầu tư trong và ngoài nước. - Các doanh nghiệp sản xuất phần mềm của thành phố cũng sẽ rất thuận lợi trong việc sản xuất và kinh doanh. Các doanh nghiệp này có thể dễ dàng quảng cáo và bán sản phẩm phần mềm ra thị trường, chi phí sản xuất thấp đi rất nhiều vì hạ tầng viễn thông được nâng cấp. Cơ hội học tập gia công sản xuất cho nước ngoài sẽ tăng lên. - Nhu cầu các sản phẩm điện tư công nghiệp và chuyên dụng, các sản phẩm phần mềm cho các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, các dự án đầu tư khác...sẽ tăng nhanh. Đây sẽ là cơ hội mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, việc cải thiện cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ , hiện đại sẽ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thành phố. Như vậy chắc chắn nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp điện tử Thủ Đô những năm tới sẽ tăng nhanh. 3.3.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Công nghiệp điện tử là ngành mà sản phẩm của nó có hàm lượng chất xám rất cao, chu kỳ sản phẩm ngắn, tốc độ thay đổi của khoa học công nghệ cực kỳ nhanh. Do vậy, vai trò của lực lượng lao động đối với ngành này là cực kỳ quan trọng, nhất là lao động giỏi, nhanh nhạy nắm bắt được những khoa học công nghệ tiên tiến. Bên cạnh việc thu hút lực lượng lao động từ các trường đào tạo chính quy có chuyên ngành điện tử viễn thông ở trình độ đại học và trên đại học và các trung tâm đào tạo nghề cho công nhân kỹ thuật, ngành CNĐT Hà Nội còn thực hiện rất nhiều dự án đào tạo ngay tại các doanh nghiệp và ở nước ngoài. Theo kế hoạch, trong 5 năm 2001- 2005, ngành CNĐT Hà Nội sẽ thực hiện 8 dự án đào tạo với chi phí lên tới 2,067,980,000 USD, bình quân 258,497,500 USD/ dự án. Bảng 15: Chi phí đào tạo nguồn nhân lực trong 5 năm 2001 – 2005 TT Tên dự án Chi phí đào tạo (USD) 1 Dự án đào tạo nguồn nhân lực cho công nhân, kỹ sư công nghệ cao và xuất khẩu lao động 8,000 2 Dự án xây dựng và đào tạo cho đội ngũ lập trình thiết kế phần mềm cho sản phẩm điện tử công nghệ cao 3,000 3 Dự án đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, kỹ sư trong 5 năm tới ( bao gồm cả học trong nước và nước ngoài) 1,252,000 4 Dự án đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ phần mềm 15,480 5 Dự án đào tạo công nhân kỹ thuật nhà máy sản xuất thuỷ tinh cho đèn hình 435,000 6 Dự án đào tạo nâng cao trình độ Tiếng Anh cho cán bộ từ cấp phó, trưởng phòng 185,000 7 Dự án đào tạo tại chỗ cho công nhân dây chuyền SMT 165,000 8 Dự án đào tạo kỹ sư quản trị mạng 4,500 Tổng 2,067,980,000 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Các dự án đào tạo nguồn nhân lực của ngành trong những năm gần đây tập trung chủ yếu vào việc đào tạo đội ngũ kỹ sư phần mềm, kỹ sư công nghệ cao, quản trị mạng và nâng cao trình độ quản lý của các cấp quản lý, tăng cường khả năng Tiếng Anh cho đội ngũ này. Việc nâng cao trình độ cho đội ngũ công nhân thì ngành CNĐT Thủ Đô vẫn chưa có điều kiện để đầu tư. So với mặt bằng chung của thành phố, lao động ngành CNĐT có trình độ tương đối cao. Hầu hết giám đốc các doanh nghiệp có trình độ đại học và trên đại học thuộc chuyên ngành điện, điện tử. Bảng 16: Tình hình lao động của ngành CNĐT Hà Nội TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 1 Trên đại học 27 0.67 39 0.93 52 1.16 2 Đại học, cao đẳng 1188 29.58 1251 29.68 1314 29.56 3 Trung cấp, công nhân kỹ thuật 926 23.05 1023 24.27 1143 25.71 4 Lao động trực tiếp 1875 46.68 1901 45.11 1936 43.55 Tổng 4016 100 4214 100 4445 100 Nguồn: Công ty điện tử Hà Nội Như vậy, trong vòng 3 năm, lực lượng lao động của ngành CNĐT Hà Nội có sự thay đổi theo chiều hướng rất tích cực. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong lực lượng của toàn ngành là lao động trực tiếp, trên 45%, tiếp đến là lao động có trình độ đại học và cao đẳng, sau đó đến công nhân kỹ thuật và lao động có trình độ trung cấp, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là lao động có trình độ trên đại học. Nếu như năm 2000, toàn ngành mới chỉ có 27 người có trình độ trên đại học chiếm 0.67% lực lượng lao động toàn ngành thì đến năm 2001 con số này đã tăng lên là 39 người, chiếm 0.93% lực lượng lao động và năm 2002 là 52 người, gần gấp đôi so với năm 2000, chiếm 1.16% lực lượng lao động ngành năm 2002. Lực lượng lao động có trình độ đại học và cao đẳng cũng có sự gia tăng liên tục trong 3 năm qua cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Từ 1188 người năm 2000, chiếm 29.58% tổng số lao động của ngành thì đến năm 2002, lực lượng này đã tăng lên đến 1314 người, chiếm 29,56% tổng số lao động của ngành. Điều này cho thấy ngành CNĐT Hà Nội thực sự là ngành có sức hút đối với đội ngũ lao động có trình độ cao vào làm việc. Về lao động có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật trong thời gian qua cũng có sự tăng trưởng khá, từ 926 người năm 2000 tăng lên 1023 người năm 2001 và 1143 người năm 2002. Trong số trên chỉ duy có lao động trực tiếp là có sự suy giảm tỷ trọng qua các năm. Năm 2000, lao động thuộc loại này chiếm 46.68% tổng lực lượng lao động thì năm 2001 chỉ chiếm có 45.11% và năm 2002 còn 43.55%. Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối thì số lao động thuộc loại này vẫn có sự gia tăng. Cụ thể là năm 2000 mới chỉ có 1875 người, đến năm 2001 đã tăng lên 1901 người và năm 2002 thì con số này là 4445 người. Hiện nay, hầu hết số lao động của ngành được đào tạo ở các trường đại học như Bách Khoa, Khoa học tự nhiên, Học viện kỹ thuật quân sự, Học viện bưu chính viễn thông…và một số trung tâm đào tạo nghề cho công nhân kỹ thuật. Tuy nhiên, những nơi này trình độ giảng dạycòn khá lạc hậu, học viên cũng như giáo viên không có điều kiện để tiếp cận với những phương pháp giảng dạy mới và đặc biệt là với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới vì không có đủ kinh phí để có những phòng thí nghiệm hay trung tâm ngiên cứu triển khai. Vì vậy, đối với hầu hết lực lượng lao động khi vào làm việc trong ngành công nghiệp điện tử, các doanh nghiệp này thường phải dành từ 1-2% vốn đầu tư hàng năm cho công tác đào tạo lại lực lượng lao động cả trực tiếp và gián tiếp. Tuy là như vậy nhưng trình độ lao động của ngành này mới chỉ đạt ở mức có thể dùng được chứ chưa phải có trình độ năng suất lao động cao. Đội ngũ kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật của ngành tuy đông về số lượng nhưng chưa được đào tạo bài bản, chưa đáp ứng được yêu cầu cập nhật thông tin về khoa học công nghệ, lực lượng lao động trực tiếp của ngành tuy đã qua đào tạo nhưng chỉ dừng ở mức độ gia công, lấp ráp, khó có khả năng phát triển khi mở rộng sản xuất, nâng cấp công nghệ mới. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì hiện đang diễn ra tình trạng đào tạo thừa về số lượng mà thiếu về chất lượng. Có rất nhiều người có chứng nhận đã qua các khoá đào tạo do các trung tâm tin học, các cơ sở đào tạo và thậm chí là các trường đại học cấp nhưng khi được tuyển dụng thì tỷ lệ đáp ứng được yêu cầu khá thấp. Chính chất lượng đào tạo mới đang là vấn đề trong lĩnh vực CNTT hiện nay. Tính đến năm 2002, tổng số lao động của ngành công nghiệp điện tử thành phố là 4445 người, tăng gấp 1.16 lần so với năm 1990. Số lao động trực tiếp là 3284 người chiếm 83% trong đó lao động nữ chiếm 35%. Lao động trong nghành CNĐT chủ yếu thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngay từ năm 1995 – năm triển khai hoạt động của các doanh nghiệp CNĐT có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút 44% lực lượng lao động của ngành CNĐT. Năm 2000, con số này tăng lên 54.46% và năm 2002 là 54.03%. Nói chung, thu nhập của người lao động trong nghành công nghiệp điện tử Hà Nội ở mức khá so với bình quân chung trên địa bàn, đạt 1750000 đ/ người / tháng. Trong đó, cao nhất là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trung bình là 2600000 đngười/ tháng), tiếp đến là doanh nghiệp nhà nước trung ương (1.446.000 đ/ người/ tháng), doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1272.000 đ/ người/ tháng) và cuối cùng là doanh nghiệp nhà nước địa phương (1048.000 đ/ người/ tháng). Bên cạnh việc tăng cường đầu tư cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân sản xuất, các doanh nghiệp điện tử Hà Nội cũng đã có sự quan tâm đến việc đầu tư cho đội ngũ cán bộ làm công tác Maketing. Các doanh nghiệp điện tử Hà Nội đã có những biện pháp thu hút lực lượng lao động giỏi thuộc lĩnh vực này như có chế độ trả lượng thoả đáng, có những chính sách tuyển các sinh viên khá giỏi của chuyên ngành marketing ở các trường đại học ngay từ khi họ còn là sinh viên năm cuối. Ngoài ra, doanh nghiệp có nhiều dự án đầu tư nâng cao trình độ của đội ngũ này như tổ chức các lớp huấn luyện chuyên môn ở ngay trong ngành hay cử đi học ở nước ngoài. Để giúp cho đội ngũ này tiếp cận và nâng cao kiến thức thực tế, các doanh nghiệp thuộc ngành đã tổ chức cho đội ngũ này đi khảo sát thị trường nước ngoài như dự án khảo sát thị trường ả Rập, Kuwait, Cu ba…Mặc dù vậy nhưng lực lượng lao động marketing ở các doanh nghiệp điện tử hiện nay vẫn còn yếu và còn thiếu. Chưa có sự năng động, độc lập trong công việc, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế. Nói chung, trong tương lai, để lực lượng lao động này thật sự phát huy được hiệu quả thì các doanh nghiệp thuộc ngành cần phải tăng cường đầu tư hơn nữa cho việc thu hút, đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động này. Nhìn chung, người lao động Việt Nam có khả năng học tập, nắm bắt, tiếp thu nhanh các công nghệ tiên tiến, kỹ thuật sản xuất, có khả năng ngiên cứu, đưa ra các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, góp phần làm tăng sản lượng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế cơ bản của người lao động Việt Nam là ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tuân thủ luật pháp kém, chưa có tác phong lao động công nghiệp, nhất là phương pháp làm việc theo nhóm, hạn chế với trình độ ngoại ngữ (yếu thế so sánh với Trung Quốc như việc nói cùng một ngôn ngũ với các nhà đầu tư gốc Trung Quốc, yếu thế tiếng Anh so với khả năng ngoại ngữ của lao động các nước Singapore, Indonexia, Malaysia…), hạn chế về trình độ quản lý, đặc biệt là nghiệp vụ thương mại quốc tế, thương mại điện tử… 3.4- Đầu tư cho hoạt động marketing Với đặc điểm là ngành sử dụng khối lượng vốn đầu tư lớn, công nghệ sử dụng có trình độ cao và thay đổi với tốc độ rất nhanh, chu kỳ sản phẩm thì ngày càng rút ngắn nên vấn đề đầu tư mở rộng thị trường, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm có tính chất sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nếu thị trường không đủ rộng, doanh nghiệp lại không có các biện pháp quảng bá sản phẩm, khuyến thị, tiếp thị hiệu quả thì doanh nghiệp khó có thể thu hồi đủ vốn đầu tư và có lãi khi chu kỳ của sản phẩm kết thúc. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp CNĐT Hà Nội thường dành từ 1%-1.5% vốn đầu tư phát triển hàng năm đầu tư cho các hoạt động hoạt động marketing của mình. Đối với thị trường trong nước thì đầu tư cho hoạt động marketing của các doanh nghiệp này bao gồm đầu tư cho các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, ti vi, băng rôn, bảng quảng cáo…; đầu tư xây dựng các thương hiệu sản phẩm, đầu tư cho các chiến lược khuyến thị, tiếp thị để người tiêu dùng làm quen và biết đến sản phẩm của doanh nghiệp. Chẳng hạn như mỗi khách hàng khi mua mỗi sản phẩm tủ lạnh, điện tử sẽ được khuyến mại các bộ ly cốc hay tặng thêm các phiếu bảo hành… Nhiều hội chợ triển lãm về hàng công nghiệp điện tử đã được tổ chức trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, để tăng khả năng phục vụ khách hàng và mở rộng thị trường của mình, các doanh nghiệp điện tử Hà Nội đã đầu tư cho mở các văn phòng đại diện, văn phòng giới thiệu sản phẩm và đại lý trên khắp cả nước. Đối với thị trường nước ngoài, để tăng cường khả năng xuất khẩu. Các doanh nghiệp thuộc ngành cũng đã đầu tư mạnh cho việc khuyếch trương thương hiệu, tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu hàng Việt Nam ở nước ngoài. Đặc biệt, một số doanh nghiệp còn tổ chức các đoàn cán bộ, chuyên gia của mình đi tìm hiểu một số thị trường nước ngoài như côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100743.doc
Tài liệu liên quan