Luận văn Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Trang

Lời Mở Đầu 1

Chương 1 : Những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển và đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản 3

I. Những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển 3

1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của đầu tư phát triển 3

1.1. Khái niệm về đầu tư 3

1.2. Đặc điểm của đầu tư đầu tư phát triển 4

2. Vai trò của đầu tư phát triển trong nền kinh tế 6

2.1. Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế 6

2.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ 9

3. Vốn và nguồn vốn đầu tư 10

II. Những vấn đề lý luận chung về Đầu tư phát triển thủy sản 11

1. Khái quát về thủy sản. 11

2. Đặc điểm của ngành thủy sản. 12

3. Vai trò của thủy sản trong nền kinh tế quốc dân. 13

4. Các lĩnh vực đầu tư trong ngành thủy sản. 14

III. Những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản. 15

1. Khái quát về nuôi trồng thủy sản. 15

2. Đặc điểm đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản. 15

3. Nội dung đầu tư nuôi trồng thủy sản. 16

3.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi. 16

3.2. Đầu tư vào khoa học, kỹ thuật công nghệ cho nuôi trồng thủy sản. 17

3.3. Đầu tư cho công tác quy hoạch nuôi trồng thủy sản. 17

3.4. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 18

3.5. Đầu tư vào khâu giống, thức ăn. 18

4. Sự cần thiết của đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản. 19

4.1. Đầu tư nuôi trồng thủy sản nhằm tận dụng tiềm năng nuôi trồng thủy sản. 19

4.2. Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm giảm áp lực khai thác hải sản. 19

4.3. Nuôi trồng thủy sản đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng thực phẩm cho tiên dùng, hàng hóa xuất khẩu và nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. 19

4.4. Đầu tư nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển kinh tế xã hội. 20

Chương II: Thực trạng đầu tư nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong giai đoạn 2000-2004. 21

I. Những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Việt Nam ảnh hưởng đến đầu tư nuôi trồng thủy sản. 21

1. Điều kiện tự nhiên Việt Nam. 21

1.1. Vị trí địa lý, địa hình. 21

1.2. Khí hậu, thủy văn. 21

1.3. Nguồn lợi giống thủy sản. 22

2. Điều kiện kinh tế xã hội. 23

2.1. Lao động 23

2.2. Khoa học, công nghệ. 23

2.3. Chủ trương, chính sách của Nhà nước. 24

II. Tình hình đầu tư phát triển thủy sản Việt Nam giai đoạn từ năm 2000-2004. 25

1. Tình hình đầu tư phát triển thủy sản theo nguồn vốn. 25

2. Tình hình đầu tư phát triển thủy sản theo lĩnh vực. 27

3. Đánh giá kết quả đầu tư phát triển thủy sản giai đoạn 2000- 2004 29

3.1. Kết quả đạt được. 29

3.2. Những mặt còn tồn tại. 30

III. Tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 2000- 2004. 31

1. Tổng vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản so với toàn Ngành thủy sản. 31

2. Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo nguồn vốn đầu tư 32

3. Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo lĩnh vực. 34

4. Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo vùng kinh tế. 36

5. Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo đối tượng đối tượng nuôi 40

IV. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 2000- 2004. 42

1. Những kết quả và hiệu quả đạt được. 42

1.1. Diện tích nuôi trồng thủy sản. 43

1.2. Hình thức và đối tượng nuôi trồng thủy sản 44

1.3. Sản xuất con giống và chế biến thức ăn nuôi trồng thủy sản. 45

1.4. Sản lượng và năng suất nuôi trồng thủy sản. 46

1.5. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủy sản. 48

1.6. Thị trường xuất khẩu thủy sản 49

2. Những tồn tại cần khắc phục 50

2.1. Trong công tác huy động và phân bổ vốn đầu tư. 50

2.2. Trong công tác đầu tư và quản lý đầu tư 51

2.3. Trong công tác quy hoạch 52

2.4. Trong công tác mở rộng và phát triển thị trường 53

2.5. Chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản. 53

Chương III: Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam. 55

I. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản. 55

1. Dự báo xu hướng phát triển thủy sản thế giới và Việt Nam đến năm 2010. 55

1.1. Dự báo nhu cầu và khả năng cung cấp thủy sản thế giới đến năm 2010. 55

1.2. Dự báo nhu cầu và khả năng cung cấp thủy sản Việt Nam đến năm 2010 56

2. Ma trận SWOT - Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới. 57

3. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong thời gian tới. 64

3.1. Quan điểm phát triển nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam. 64

3.2. Định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian tới 65

3.3. Mục tiêu phát triển nuôi trồng thuỷ sản 66

4. Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2006-2010. 67

4.1. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo nguồn vốn 67

4.2. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho nuôi trồng thủy sản theo vùng kinh tế giai đoạn 2006-2010. 69

4.3. Nhu cầu vốn đầu tư nuôi trồng thủy sản theo lĩnh vực giai đoạn 2006-2010 70

4.4. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển thủy sản theo các đề án nuôi 71

II. Một số các giải pháp tăng cường đầu tư phát triển cho nuôi trồng thủy sản 72

1. Nhóm giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản 72

2. Nhóm giải pháp nhằm sử dụng và quản lý hiệu quả vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản 75

2.1. Công tác quy hoạch trong nuôi trồng thủy sản cần cụ thể, hợp lý và đồng bộ hơn. 75

2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi. 76

2.3. Đầu tư vào khoa học, kỹ thuật công nghệ cho nuôi trồng thủy sản 76

2.4. Đầu tư phát triển giống cho nuôi trồng thủy sản 77

2.5. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 78

2.6. Đầu tư cho công tác khuyến ngư. 79

2.7. Đầu tư bảo vệ nguồn lợi thủy sản , bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh. 80

2.8. Đầu tư mở rộng và phát triển thị trường. 81

2.9. Tiếp tục hoàn thiên hệ thống quản lý Nhà nước ngành nuôi và đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản. 83

2.10. Cần tiếp tục tăng cường và hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản. 84

Kết luận 86

Tài liệu tham khảo 87

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1811 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thống kênh rạch chằng chịt, phía Đông và Nam đều giáp biển, lại có hệ thống rừng ngập mặn lớn… ở nước ngọt, phòng trào nuôi cá lồng đang rất phát triển. Ngoài những loại cá phục vụ cho tiêu dùng trong nước còn có những loại cá có giá trị xuất khẩu cao như cá tra, cá ba sa… ở nước lợ,nuôi trồng thủy sản được phát triển nhất trong vùng, kể cá diện tích nuôi, giống nuôi lẫn giá trị thu hoạch được. Ngoài ra hệ thống rừng ngập mặn lớn đã giúp hình thức nuôi nước mặn đạt hiệu quả cao. Tất cả những yếu tố thuận lợi của vùng đã tạo thế mạnh cho nuôi trồng thủy sản và thu hút khá lớn nguồn vốn cho nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Chính vì vậy mà lượng vốn cho vùng luôn đứng ở vị trí thứ nhất trong tổng số 6 vùng kinh tế với tỷ trọng từ 49,83% năm 2000 đến 54,51% năm 2004. Bên cạnh đó, lượng vốn này cũng tăng nhanh qua các năm, năm 2000 là 502,99 tỷ đồng; đến năm 2004 đã tăng lên 1.026,44 tỷ đồng( tăng hơn 2 lần). Đây là vùng có số vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản lớn nhất so với tất cả các vung khác, đồng thời cũng là vùng có tốc độ gia tăng về vốn lớn nhất. Đây là hướng đầu tư đúng đắn nhằm phát huy các lợi thế của vùng, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, góp phần to lớn vào việc tăng tổng giá trị sản lượng toàn ngành cũng như tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong thời kỳ hiện nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn được xác định là vùng nguyên liệu chính cho chế biến xuất khẩu thủy sản nên vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản của vùng sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm sắp tới. Tóm lại, vốn đầu tư nuôi trồng thủy sản chủ yêu tập trung ở 3 vùng: Đồng bằng sông Cửu Long, Miền Trung và Đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó nhiều nhất vẫn ở Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ trọng trung bình khoảng 52% tổng vốn.Chính vì vậy mà sản lượng nuôi trồng thủy sản của vùng năm 2004 đạt ở mức khá cao là 744.496 tấn hơn 4 lần so với năm 2000. Đặc biệt sản lượng nuôi tôm nước lợ đạt 233.899 tấn vào năm 2000. Bên cạnh đó, vùng Đồng bằng Bắc Bộ và miền Trung cũng đạt được khoảng gần 200.000 tấn nuôi trồng. Như vậy cho thấy rằng phát triển nuôi trồng thủy sản đã chú trọng đầu tư có trọng điểm, vốn chủ yếu được tập trung ở những vùng có nhiều lợi thế phát triển. 5. Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo đối tượng đối tượng nuôi Bảng 12: Vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo đối tượng nuôi. ( Đơn vị: tỷ đồng ) Đối tượng nuôi Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng vốn đầu tư 1.009,42 1.502,51 1.702,35 1.843,66 1.883,03 A. Nuôi thủy sản nước lợ, mặn 763,32 1.164,75 1.347,75 1.523,60 1.570,45 Tôm:lợ, mặn 638,66 965,36 1.121,34 1.259,59 1.322,26 Cá biển 81,96 134,77 162,4 188,98 194,52 Nhuyễn thể 28,97 45,23 40,35 49,04 51,59 Rong biển 13,73 19,38 23,66 26,00 20,9 B. Nuôi thủy sản nước ngọt 246,10 337,76 354,6 320,06 312,58 Tôm nước ngọt 51,88 89,7 112,01 127,58 145,37 Ao hồ nhỏ 123,45 178,35 172,28 132,93 109,4 Ruỗng trũng 32,81 53,19 65,88 56,05 55,55 Nuôi khác 37,95 16,53 4,43 3,5 2,26 Nguồn: Vụ Tổng Hợp- Bộ KH&ĐT Bảng 13: Cơ cấu vốn đầu tư nuôi trồng thủy sản theo đối tượng nuôi. ( Đơn vị: %) Đối tượng nuôi Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng mức đầu tư 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 A. Nuôi thủy sản nước lợ, mặn 75,62 77,52 79,2 82,64 83,4 Tôm:lợ, mặn 63,27 64,25 65,69 68,32 70,22 Cá biển 8,12 8,97 9,54 10,25 10,33 Nhuyễn thể 2,87 3,01 2,37 2,66 2,74 Rong biển 1,36 1,29 1,39 1,41 1,11 B. Nuôi thủy sản nước ngọt 24,38 22,48 20,8 17,36 16,6 Tôm nước ngọt 5,14 5,97 6,58 6,92 7,72 Ao hồ nhỏ 12,23 11,87 10,1 7,21 5,81 Ruỗng trũng 3,25 3,54 3,87 3,04 2,95 Nuôi khác 3,76 1,1 0,26 0,19 0,12 Nguồn: Vụ Tổng Hợp- Bộ KH&ĐT Từ 2 bảng số liệu trên cho thấy vốn đầu tư cho cả 3 đối tượng nuôi nước mặn,lợ, ngọt đều có tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, các đối tượng nuôi mặn, lợ là những đối tượng nuôi có khả năng chế biến, xuất khẩu nên có vốn đầu tư tăng nhanh hơn các đối tượng nuôi khác, tỷ trọng cũng ở mức cao ( trung bình khoảng xấp xỉ 80% trong tổng số).Trong đó tôm mặn, lợ luôn là đối tượng chiếm tỷ trọng vốn cao nhất và có xu hướng tăng nhanh, từ 638,66 tỷ đồng chiếm 63,27% tổng vốn năm 2000 đã lên tới 1.322,26 tỷ đồng chiếm 70,22% tổng vốn năm 2004. Qua đó, ta cũng có thể thấy được nghề nuôi tôm đang từng bước phát triển ổn định , đã khẳng định tính hiệu quả của mình và thực sự đã thu hút được sự chú ý đầu tư của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Một yếu tố góp phần làm cho vốn đầu tư vào nuôi tôm mặn, lợ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao là do nuôi tôm mặn, lợ ( đặc biệt là tôm sú) hiện nay có lãi khá cao, thêm vào đó Tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị về kinh tế, dinh dưỡng và ngày càng được nhiều nước ưa chuộng. Tăng cường vốn cho nuôi tôm đang là hướng đâu tư đúng, cần tiếp tục được phát huy. Bên cạnh đó, đối tượng nuôi cá biển cũng chiếm một lượng vốn tương đối và tăng nhanh qua các năm ( từ 81,96 tỷ đồng năm 2000 đã lên tới 1.945,17 tỷ đồng năm 2004). Nhờ vậy mà đối tượng nuôi này ngày càng phong phú với nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: cá giò, cá mú, cá chèm, cá vược… với nhiều phương thức nuôi rất khác nhau. Năm 2004, diện tích nuôi cá biển trong ao 1.750 ha và nuôi cá lồng trên biển 8.850 lồng đạt sản lượng 7.657 tấn. Ngoài ra tại các đầm nước ven biển cá đã được nuôi ghép với các đối tượng khác: sản lượng nuôi cá lợ, mặn đạt 13.865 tấn. Về đối tượng nuôi nước ngọt: Phát triển nuôi nước ngọt ngoài mục tiêu xuất khẩu còn phục vụ cho mục tiêu an toàn thực phẩm và xóa đói giảm nghèo…vì vậy mà vốn đầu tư cho đối tượng nuôi này đã tăng đáng kể trong những năm qua, từ 246,10 tỷ đồng năm 2000 đến 312,58 tỷ đồng năm 2004. Tuy nhiên về tỷ trọng thì lại có xu hướng giảm, từ 24,38% năm 2000 xuống còn 16,6% năm 2004. Trong các đối tượng nuôi nước ngọt, đối tượng nuôi ao hồ nhỏ vẫn chiếm lượng vốn ưu thế hơn, tuy nhiên lại có chiều hướng giảm về mặt tỷ trọng( từ 12,23% năm 2000 xuống còn 5,81% năm 2004). Ngược lại, tôm nước ngọt tuy có quy mô vốn nhỏ hơn nhưng xét về tỷ trọng lại có xu hướng tăng lên ( từ 5,14% năm 2000 lên 7,72% năm 2004). Nhìn chung vốn nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung cho nuôi mặn, lợ mà cụ thể là tôm mặn, lợ.Ngoài ra còn một số đối tượng khác cũng chiếm lượng vốn lớn như cá biển, tôm nước ngọt và các đối tượng nuôi ở ao hồ nhỏ. Tuy nhiên chỉ có vốn cho tôm lợ, mặn, ngọt và cá biển là tăng lên với tốc độ ngày càng cao. Điều này chứng tỏ đầu tư nuôi trồng thủy sản đã có trọng điểm, ưu tiên vốn cho các đối tượng nuôi thực sự đem lại hiệu quả cao. IV. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 2000- 2004. 1. Những kết quả và hiệu quả đạt được. Trong những năm qua ( 2000-2004), mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và thách thức về rào cản thương mại đối với sản phẩm thủy sản, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, chất lượng nuôi ở một số vùng có dấu hiệu giảm sút song nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng trưởng, vượt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Nuôi đa loài bước đầu được quan tâm, sản phẩm chủ lực tôm nước lợ, cá tra, cá ba sa tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao. Công tác chỉ đạo mùa vụ sản xuất quản lý môi trường vùng nuôi có nhiều tiến bộ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực ở nhiều vùng ( đặc biệt đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long). Có được những thành tựu như vậy là nhờ vào Chính phủ cùng với Ngành đã xác định chiến lược: ưu tiên đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản , đây là hướng đầu tư đúng trong chiến lược phát triển bền vững của ngành thủy sản nước ta. Nhờ có nguồn hỗ trợ đầu tư của Nhà nước đã huy động được nguồn lực trong dân, doanh nghiệp. Nhờ có vốn hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương đã huy động thêm nguồn Ngân sách địa phương ( bao gồm cả Ngân sách địa phương và Ngân sách cho vay theo chương trình kiên cố hóa kênh mương. Chương trình vay vốn hạ tần giao thông, hạ tầng làng nghề nông thôn và hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản) để đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản. Đồng thời các tỉnh, thành phố đã có chính sách thu hút các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản không những ở những vùng thuần lợi như bãi ven sông và mặt nước ở các vùng đồng bằng, vùng chuyển đổi từ trồng lúa, trồng cói, sản xuất muối hiệu quả thấp mà cả những vùng khó khăn như vùng úng trũng ven đê, đất cát hoang hóa đưa vào nuôi trồng thủy sản. Có những công ty đầu tư lớn như Công ty công nghệ Việt Mỹ, công ty đầu tư phát triển Hạ Long. Từng bước hạn chế được tình trạng đầu tư phân tán, mạnh dạn tập trung vốn vào những công trình và hạng mục công trình trọng điểm. Lấy hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chí hàng đầu trong từng dự án đầu tư. Điều này được thể hiện ở việc vốn đầu tư cho các vùng trọng điểm, các lĩnh vực trọng điểm và các đối tượng nuôi trọng điểm ngày càng cao và chiếm tỷ trọng trong tổng vốn ngày càng lớn. Cụ thể các vùng trọng điểm là những vùng có nhiều lợi thê về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho nuôi thủy sản ở cả 3 vùng nước đạt hiệu quả cao như đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ và miền Trung. Đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm tỷ trọng vốn ở mức trung bình là 52%. Xét về lĩnh vực thì lĩnh vực đầu tư trọng điểm chiếm tỷ trọng vốn lớn là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nuôi và đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống. Đây là 2 lĩnh vực có vai trò tiền đề cơ sở và vai trò quyết định trong sự thành bại của nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất ( khoảng 52% tổng vốn). Xét về đối tượng nuôi thì tôm lợ, mặn luôn là đối tượng có lượng vốn đầu tư cao nhất chiếm tỷ trọng khoảng 66% tổng vốn. Lượng vốn đầu tư cho đối tượng nuôi này tăng mạnh qua các năm và còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Đầu tư trọng điểm vào tôm mặn, lợ là hướng đi đúng đắn bởi vì đây là đối tượng nuôi có hiệu quả cao, lại là nguyên liệu chính cho chế biến xuất khẩu. Nhờ xác định chiến lược ưu tiên đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản mà trong những năm qua đầu tư nuôi trồng thủy sản đã thu được những thành công rực rỡ. Lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực này ngày càng gia tăng mạnh mẽ, cùng với hướng đầu tư có trọng điểm và hiệu quả, nuôi trồng thủy sản đã đạt được những kết quả đáng tự hào. Kết quả này biểu hiện ở những mặt cụ thể sau: 1.1. Diện tích nuôi trồng thủy sản. Bảng 13: Diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000-2004 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng diện tích nuôi trồng Ha 652.000 887.500 955.000 1.000.000 1.120.000 Tốc độ phát triển so với năm 2000 % 100 136,12 146,47 153,37 171,8 1.Diện tích nước mặn, lợ Ha 350.500 478.800 530.000 550.000 625.000 Tốc độ phát triển so với năm 2000 % 100 136,6 151,2 156,4 178,6 2.Diện tích nước ngọt Ha 301.500 408.700 425.000 450.000 495.000 Tốc độ phát triển so với năm 2000 % 100 135,5 140,96 149,25 164,2 Nguồn: Vụ Kế hoạch&Tài chính- Bộ Thủy sản Nhờ có chính sách khuyến khích đầu tư ngày càng thoả đáng và lượng vốn đầu tư ngày càng nhiều nên nuôi trồng thủy sản không ngừng được mở rộng về quy mô mà đặc biệt là về diện tích nuôi trồng thủy sản. Các địa phương trong cả nước đã rà soát quy hoạch sử dụng đất, tiếp tục chuyển đổi vùng trũng, vùng trồng mía, trồng cói, làm muối hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2000 mới ở mức 652.000 ha nhưng đến năm 2004 đã lên tới 1.250.000 ha với tốc độ phát triển rất cao. Cả 2 loại hình nước mặn, lợ và nước ngọt đều có diện tích nuôi tăng lên đáng kể. Đối với nước mặn, lợ năm 2000 là 350.500 ha đến năm 2004 là 625.000 ha. Đối với nước ngọt năm 2000 là 301.500 ha đến năm 2004 là 495.000 ha. Tuy nhiên, tốc độ tăng diện tích nuôi nước mặn,lợ vẫn ở mức cao hơn so với diện tích nuôi nước ngọt. Điều này là tất yếu vì lượng vốn đầu tư cho đối tượng nuôi nước mặn, lợ đặc biệt là tôm mặn,lợ đang ngày tăng nhanh với tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn cho nuôi trồng. 1.2. Hình thức và đối tượng nuôi trồng thủy sản Hình thức nuôi: Sau 5 năm thực hiên chương trình 224 về đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, đến nay nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh mẽ với các hình thức nuôi ngày càng được cải tiến theo hướng công nghiệp và nuôi sinh thái manh lại hiệu quả cao. Tùy theo điều kiện tự nhiên và phong tục sản xuất mỗi nơi, các hình thức nuôi đa dạng trên 9 hình thức: nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi bán canh, thâm canh, nuôi cá trên lồng bè, nuôi xen canh tôm-lúa, nuôi xen tôm-cá, nuôi tôm vườn, nuôi tôm trên cát…Các hình thức nuôi đa dạng này đã giúp cho ngư dân lựa chọn cho mình hình thức nuôi phù hợp và mạng lại hiệu quả cao nhất. Đối tượng nuôi: Nhờ một lượng vốn đầu tư vào sản xuất giống và khoa học, kỹ thuật và đào tạo mà đối tượng nuôi trồng thủy sản ngày càng phong phú với giá trị kinh tế cao. Tôm nước nước lợ: với các giống loài khác nhau, tôm chân trắng, tôm sú… sản lượng tôm sú được nuôi trồng đang tăng nhanh, năm 2004 đạt khoảng 290, 501 tấn. Tôm, cá nước mặn: nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng tiến dần ra biển nên các đối tượng nuôi nước mặn cũng ngày càng phong phú. Một số loài có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, cá vược, cá song, cá cam… Nuôi cá ao, hồ nhỏ nước ngọt: Nuôi cá trong ao hồ nhỏ đã có từ lâu, gắn liền với các hộ gia đình, với phong trào V.A.C cho đến nay hình thức nuôi này đang đóng góp cho sự thành công chương trình xóa đói giảm nghèo. Thậm chí có những vùng như Tây Nam Bộ đã tiến hành nuôi với quy mô lớn, với các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao: cá basa, cá tra, tôm càng xanh…bình quân đạt 3,5 tấn đến 4,5 tấn/ ha. Nuôi nhiễm thể hai vỏ: Những năm qua do nhu cầu của thị trường trong nước đang tăng lên về sản phẩm từ nhuyễn thể như ngao, sò, ốc, trai… do vậy các đối tượng nuôi này cũng được chú ý đầu tư nuôi và vì vậy mà phát triển rộng khắp. Đặc biệt là nuôi lấy ngọc mang lại giá trị kinh tế lớn được nuôi với quy mô lớn ở Nha Trang- Khánh Hòa, Hạ Long-Quảng Ninh. 1.3. Sản xuất con giống và chế biến thức ăn nuôi trồng thủy sản. Bảng 14: Kết quả sản xuất con giống và thức ăn nuôi trồng thủy sản. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 2001 2002 2003 2004 I. Chế biến thức ăn Số lượng nhà máy Cơ sở 40 45 52 61 72 Sản lượng thức ăn sản xuất 1000 tấn 30.000 33.759 39.312 46.624 53.435 Tốc độ tăng sản lượng thức ăn so với năm 2000 % 100 112,53 131,04 155,41 178,12 II.Sản xuất con giống Cơ sở sản xuất giống Trại 3.019 3.671 4.257 5.000 5.594 Số lượng con giống được sản xuất 1000 con 17.600 20.821 25.339 33.827 40.095 Tốc độ tăng số lượng con giống so với năm 2000 % 100 118,30 143,97 192,20 227,81 Nguồn: Vụ Kế Hoạch& Tài Chính- Bộ Thủy sản. Sản xuất giống và chế biến thức ăn đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy mà vốn đầu tư vào 2 lĩnh vực này chỉ đứng ở vị trí sau lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi. Nhờ có những quan tâm và đầu tư thích đáng như vậy mà số lượng nhà máy chế biến thức ăn, sản lượng thức ăn cùng với cơ sở sản xuất giống, số lưọng con giống ngày càng gia tăng rõ rệt. Chế biến thức ăn: Nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức nuôi đa dạng và ngày càng mang tính công nghiệp nên thức ăn trở nên là một yếu tố hết sức quan trọng. Thông qua thức ăn, chúng ta có thể kiểm tra dư lượng kháng sinh trong thủy sản, sử dụng thức ăn giàu protein để tăng năng suất mà chất lượng thủy sản vẫn đảm bảo mức dư lượng kháng sinh đạt tiêu chuẩn cho phép. Với số vốn đầu tư 115,17 tỷ đồng năm 2000 đến 254,21 tỷ đồng năm 2004, số lượng nhà máy chế biến thức ăn đã tăng từ 40 cơ sở lên 72 cơ sở, sản lượng thức ăn từ 30.000 tấn lên 53.435 tấn. Bên cạnh đó, tốc độ tăng sản lượng cũng khá cao. So với năm 2000, sản lượng thức ăn năm 2001 tăng ở mức 112,53%, đến năm 2004 tốc độ này đã lên mức 178,12%. Sản xuất con giống: Nhu cầu con giống luôn gắn liền với nhu cầu nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó con giống cũng góp phần quan trọng vào hiệu quả thành công của nuôi trồng thủy sản. Vì vậy để đẩy mạnh đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản phải chú trọng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giống. Vốn đầu tư vào lĩnh vực này luôn đứng ở vị trí thứ 2 trong 7 lĩnh vực đầu tư, chiếm tỷ trọng tương đối lớn, khoảng gần 20% tổng vốn. Chính vì vậy mà các cơ sở sản xuất giống và số lượng các con giống sản xuất ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Năm 2000, chỉ có 3.019 trại giống với 17.600 con giống được sản xuất thì đến năm 2004, con số này đã lên tới 5.594 trại giống và 40.095 con giống được sản xuất. Bên cạnh đó, tốc độ tăng con giống ở mức khá cao: So với năm 2000, tốc độ tăng của năm 2001 là 118,3% nhưng đến năm 2004, tốc độ tăng đã lên tới 227,81%. 1.4. Sản lượng và năng suất nuôi trồng thủy sản. Nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Ngành mà trong những năm qua nuôi trồng thủy sản đã được đầu tư thích đáng. Tiêu biểu là chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản được Chính Phủ phê duyệt tại quyết định 224/1999/ QĐ- TTg ngày 8/12/ 1999 đã được triển khai trên phạm vi cả nước và đã đạt được các kết quả rất đáng phấn khởi. Kết quả của đầu tư nuôi phát triển nuôi trồng thủy sản được phản ánh thông qua sản sản lượng nuôi trồng như sau: Bảng 15: Sản lượng nuôi trồng thủy sản thời kỳ 2000-2004. ( Đơn vị: tấn) Đối tượng nuôi Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng sản lượng 723.100 879.100 976.100 1.110.138 1.322.750 1. Nuôi nước mặn, lợ 544.365 676.819 769.167 889.689 1.088.888 Tôm sú 474.730 591.810 673.997 782.558 958.200 Cá biển 56.330 71.471 77.893 89.033 11.005 Nhuyễn thể&rong biển 13.305 13.538 17.277 18.097 20.238 2. Nuôi từ nước ngọt 178.735 202.281 206.933 220.449 233.862 Tôm càng xanh 40.900 50.548 56.097 66.596 82.011 Cá da trơn 95.872 103.997 100.733 101.126 99.206 Cá nuôi từ ruỗng trũng 32.900 37.010 37.755 40.518 35.058 Cá nuôi từ lồng bè 9.063 10.725 11.518 12.209 17.592 Nguồn: Vụ KH&TC- Bộ Thủy sản Bảng 16: Cơ cấu sản lượng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000-2004 theo đối tượng nuôi. ( Đơn vị: %) Đối tượng nuôi Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng sản lượng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Nuôi nước mặn, lợ 75,28 76,99 78,8 80,14 82,32 Tôm sú 65,65 67,32 69,05 70,49 72,44 Cá biển 7,79 8,13 7,98 8,02 8,32 Nhuyễn thể&rong biển 1,84 1,54 1,77 1,63 1,52 2. Nuôi từ nước ngọt 24,72 23,01 21,2 19,86 17,68 Tôm càng xanh 5,66 5,75 5,83 6,00 6,2 Cá da trơn 13,26 11,83 10,32 9,11 7,5 Cá nuôi từ ruỗng trũng 4,55 4,21 3,87 3,65 2,65 Cá nuôi từ lồng bè 1,26 1,22 1,18 1,10 1,33 Nguồn: Vụ KH&TC- Bộ Thủy sản. Nhờ có sự quan tâm đầu tư thích đáng mà sản lượng nuôi trồng thủy sản đang ngày một gia tăng, với quy mô và tốc độ ngày càng lớn. Năm 2000, sản lượng đạt ở mức 723.100 tấn; đến năm 2004 sản lượng tăng gần gấp đôi lên mức 1.322.750 tấn. Đây là một kết quả đáng phấn khởi cho nuôi trồng thủy sản nước ta trong giai đoạn vừa qua. Trong đó phải chú ý đến đối tượng nuôi mặn, lợ mà chủ yếu là đối tượng tôm sú. Đây là đối tượng nuôi chiếm lượng vốn đầu tư chủ yếu( khoảng 66% tổng vốn) vì vậy mà sản lượng tôm sú luôn đứng đầu về tỷ trọng ( khoảng 68% tổng sản lượng) với quy mô sản lượng tăng nhanh qua các năm. Từ 474.729 tấn năm 2000 đã lên tới 958.200 tấn năm 2004. Kết quả này xuất phát từ việc nuôi trồng thủy sản đã bắt đầu đầu tư có trọng điểm. Ngành luôn xác định tập trung ưu tiên cho những đối tượng mang lại hiệu quả cao, lại là nguyên liệu chính cho chế biến xuất khẩu. Ngoài ra Ngành cũng khuyến khích đầu tư nuôi trồng các đối tượng khác nên sản lượng các đối tượng nuôi khác vẫn liên tục tăng nhanh trong những năm qua, đặc biệt là cá biển, tôm càng xanh hay như cá nuôi từ lồng bè. 1.5. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủy sản. Bảng 17: Kim ngạch xuất khẩu phân theo sản phẩm thời kỳ 2000-2004. ( Đơn vị: Triệu USD) Chỉ tiêu Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng giá trị 1.478.609 1.777.485 2.011.138 2.240.256 2.435.756 - Tôm đông 757.048 883.232 907.368 985.040 1.050.870 - Cá 215.877 275.510 366.572 390.700 423.547 - Mực& Bạch tuộc 154.958 200.678 148.844 149.201 152.567 - Hàng khô 123.464 124.601 270.901 237.691 243.768 - Hải sản khác 227.262 293.285 317.453 477.624 565.004 Nguồn: Vụ KH&TC- Bộ Thủy Sản Giai đoạn 2000-2004 ngành thủy sản phải đương đầu với những khó khăn chồng chất: kinh tế các nuớc nhập khẩu thủy sản suy thoái hoặc giảm phát, đặc biệt là sự kiện 11/9 ở Mỹ và diễn biến sau đó khiến tình hình kinh tế Mỹ bất ổn, sức mua giảm mạnh, trong khi đó nhiều nước tăng sản lượng nuôi tôm kéo theo giá tôm trên thị trường thế giới bị rớt nghiêm trọng chỉ còn bằng một nửa mức giá so với năm 2000. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tranh chấp thương mại đối với xuất khẩu cá tra, cá ba sa; EU tăng cường các biện pháp kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trong xuất khẩu thủy sản…Trước những khó khăn như vậy nhưng nhờ vào sự quan tâm của Đảng, Chính Phủ và nỗ lực của Ngành mà nuôi trồng thủy sản đã đặc biệt được quan tâm đầu tư thích đáng hơn trong những năm qua. Kết quả của hướng đầu tư đúng đắn đo được biểu hiên ở việc Ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng đã vượt qua tất cả các khó khăn, rào cản để có giá trị kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua các năm. Năm 2000, tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt ở mức 1.478.609 triệu USD đến năm 2004 đã đạt ở mức 2.435.756 ( tăng 1,65 lần). Đó là một kết quả đáng phấn khởi trong giai đoạn vừa qua. Trong các đối tượng xuất khẩu, tôm đông là đối tượng co giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất ( chiếm trung bình khoảng gần 50% tổng kim ngạch). Kết quả này xuất phát từ việc coi tôm là đối tượng có hiệu quả cao và là nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu chính nên đã đầu tư một lượng vốn tương đối lớn cho đối tượng này. Bên cạnh tôm- mặt hàng chủ lực xuất khẩu thì sản phẩm cá của nước ta cũng ngày càng chinh phục được thị trường thế giới nhờ chất lượng ngon và giá hợp lý. Chính vì vậy mà cá cũng đối tượng có giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối ( chỉ sau tôm). Đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản là cơ sở cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu thủy sản phát triển. Ngược lại, xuất khẩu thủy sản phát triển lại là động lực nhằm tăng cường hơn nữa cho đầu tư nuôi trồng thủy sản. Vì vậy những kết quả về kim ngạch xuất khẩu nêu trên đã phần nào phản ánh đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trong những năm qua và cả những năm sắp tới đã, đang và sẽ thu được những thành công rực rỡ. 1.6. Thị trường xuất khẩu thủy sản Đầu tư mạnh mẽ vào nuôi trồng thủy sản đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Vì vậy mà trong những năm qua, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 75 nước và vùng lãnh thổ, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Kết quả này được biểu hiện ở các thị trường trọng điểm như sau: Bảng 18: Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo thị trường Thị trường Năm 2000 Năm 2004 Giá trị ( Tr. USD) Tỷ lệ (%) Giá trị( Tr. USD) Tỷ lệ (%) Tổng số 1.470 100 2.240.000 100 Nhật Bản 482,16 32,8 600.320 26,8 Mỹ 307,23 20,0 837.760 37,4 EU 101,43 7,8 132.160 5,9 Trung Quốc và Hồng Kông 299,88 20,4 159.040 7,1 Các nước ASEAN 58,8 4,0 78.400 3,5 Các nước khác 220,5 15,0 402.320 19,3 Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản(VASEP)- Bộ thủy sản Năm 2000, thị trường Nhật Bản đứng đầu về cả giá trị và cả tỷ trọng, tiếp đó là thị trường Mỹ. Tuy nhiên tốc độ tăng giá trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ ngày càng tăng và vượt Nhật. Chính vì vậy mà sang năm 2004, vị trí độc tôn của Nhật được thay thế bởi Mỹ. Mỹ là thị trường quan trọng cần được quan tâm, tiếp tục mở rộng ( Do nhu cầu nhập thủy sản của Mỹ hàng năm rất lớn khoảng 10 tỷ USD/ năm; mặt khác thị trường Mỹ không quá khắt khe về yêu cầu vệ sinh như thị trường EU, trong khi giá cả lại cao hơn các thị trường khác) Thị trường EU chỉ chiếm tỷ trọng thấp từ 5,9% đến 7,8%, nhưng đây lại là một thị trường có nhu cầu thủy sản ổn định, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu thủy sản vào EU được đối xử công bằng hơn một số thị trường khác. Thị trường này trở thành thị trường đối trọng mỗi khi có biến động tại thị trường Mỹ và Nhật Bản.Vì vậy mà chúng ta cần quan giữ vững vị thế của mình ở thị trường này. Tóm lại, nhờ ngày càng quan tâm đến đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản nên Việt Nam chúng ta đã xuất khẩu được một lượng lớn thủy sản đạt yêu cầu chất lượng sang các thị trường nước ngoài. Đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như EU, Mỹ hay Nhật Bản đã mang lại cho chúng ta một nguồn thu ngoại tệ lớn. 2. Những tồn tại cần khắc phục 2.1. Trong công tác huy động và phân bổ vốn đầu tư. ă Huy động vốn theo nguồn: Trong giai đoạn 2000- 2004, vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản đã đạt đến mức tương đối lớn và tăng nhanh qua các năm ( trung bình khoảng 1.587 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trung bình hàng năm khoảng 135%). Tuy nhiên co số này còn chưa xứng với tiềm năng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Vì vậy, trong những năm tới , chúng ta cần có những giải pháp nhằm huy động nhiều h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36223.doc
Tài liệu liên quan