Luận văn Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006: Thực trạng và giải pháp

Ngành dịch vụ giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu GDP của tỉnh và cũng có gia tăng về tỷ trọng nhưng tốc độ tăng chậm hơn công nghiệp – xây dựng; hiện nay có tỷ trọng trong GDP gần bằng với mức bình quân cả nước (khoảng 40%). Ngành dịch vụ được đóng góp chủ yếu bởi thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân, kinh doanh khách sạn nhà hàng, vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn.

Trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, các doanh nghiệp Trung ương quản lý đóng góp tỷ trọng 5.8 -7.3% hàng năm; trong lĩnh vực dịch vụ là 5.5 – 7.7% song tỷ trọng này đang giảm dần. Thay vào đó, vai trò và vị trí của các doanh nghiệp do địa phương quản lý ngày càng được khẳng định khi tỷ trọng này liên tục tăng. Trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, kinh tế địa phương tăng từ 16.63% năm 2001 lên 19.52% năm 2004 và cao nhất là 25.34% năm 2006. Trong lĩnh vực dịch vụ, kinh tế địa phương tăng từ 30% lên 32% qua các năm. Kết quả này có phần đóng góp tích cực của thành phần kinh tế tư nhân và dân doanh trên địa bàn tỉnh. Riêng lĩnh vực nông – lâm – thuỷ sản, sản xuất của địa phương chiếm vị trí gần như tuyệt đối (99%). Điểm đáng chú ý là sự dịch chuyển cơ cấu này của tỉnh Nam Định đang diễn ra khá đều đặn, tăng dần hàng năm và không bị chững lại, hứa hẹn đà phát triển mạnh mẽ và lâu dài trong tương lai.

 

doc101 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i iốt, thuỷ sản đông lạnh, thịt đông lạnh, rau quả hộp, gạo ngô xay xát, bánh kẹo, rượu bia, vải sợi các loại, quần áo may sẵn, gỗ xẻ các loại, sản phẩm cói…phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh, trong nước và một phần cho xuất khẩu. Bảng 1.23: Cơ cấu GDP phân theo ngành, lĩnh vực Đơn vị: % Ngành, lĩnh vực 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100 100 100 100 100 100 1. Nông, lâm nghiệp 36.48 35.14 33.02 32.01 28.23 28.16 2. Thuỷ sản 2.81 3.10 3.46 3.64 3.69 4.01 3. CN khai thác mỏ 0.84 0.51 0.51 0.54 0.52 0.50 4. CN chế biến 12.75 13.79 16.47 19.01 22.96 23.14 5. SX và phân phối điện, ga, nước 1.09 1.08 1.14 1.01 1.09 1.15 6. Xây dựng 7.71 7.99 7.39 6.69 6.96 7.32 7. Thương nghiệp, sửa chữa 6.26 6.15 6.16 5.84 5.72 5.56 8. Khách sạn, nhà hàng 1.58 1.62 1.67 1.67 1.68 1.65 9. Vận tải, kho bãi và TTLL 4.57 4.64 4.98 5.29 5.05 4.94 10.Tài chính, tín dụng 1.19 1.38 1.66 1.76 1.46 1.57 11. Khoa học & công nghệ 0.08 0.06 0.07 0.06 0.06 0.09 12. Kinh doanh tài sản và DV tư vấn 7.64 7.06 7.77 8.24 7.71 7.34 13. Qlý NN & ANQP 5.74 5.06 5.01 4.49 4.74 4.45 14. Giáo dục, đào tạo 5.25 4.94 5.52 5.06 5.32 5.56 15. Y tế & cứu trợ XH 2.66 2.41 2.14 2.00 2.00 2.32 16. Văn hoá 0.17 0.18 0.26 0.24 0.22 0.25 17. Hoạt động Đảng, đoàn thể 1.19 1.56 1.49 1.38 1.32 1.35 18.Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 0.63 0.66 0.77 0.71 0.68 0.65 19. HĐ làm thuê công việc gia đình 0.23 0.24 0.26 0.27 0.16 0.14 20. Thuế nhập khẩu 1.14 2.42 0.26 0.09 0.33 0.35 Thương mại dịch vụ có mức tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2006 là 8.3%/năm vượt chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu 7-8%/năm. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng khoảng 10.3%/năm. Ngành du lịch được chú trọng đầu tư, cơ sở hạ tầng phục vụ được nâng cấp, lượng khách đến được tăng lên. Trong năm 2006 đã đón khoảng 1.270 nghìn lượt khách du lịch, thăm quan lễ hội, nghỉ mát. Dịch vụ vận tải đáp ứng thuận tiện nhu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân. Bưu chính viễn thông ngày càng được mở rộng theo hướng hiện đại, 100% số xã có điện thoại, năm 2006 đạt chỉ tiêu bình quân 9.1 máy diện thoại/100 dân. Hoạt động xuất nhập khẩu tăng nhanh. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2006 ước đạt 120 triệu USD, tăng bình quân 16.5% (kế hoạch đề ra tăng 7-8%), trong đó xuất khẩu do địa phương quản lý tăng bình quân 18.2%, xuất khẩu bình quân đầu người từ 30 USD năm 2000 lên 61 USD năm 2006. Tỷ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến và xuất khẩu trực tiếp ngày một tăng. Các thị trường xuất khẩu truyền thống được duy trì đồng thời tích cực mở thêm thị trường ở một số khu vực khác. Tổng giá trị hàng nhập khẩu năm 2005 ước đạt 91.8 triệu USD tăng bình quân 9.6%/năm, chủ yếu là nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất. Nhờ có hoạt động xuất nhập khẩu, lượng ngoại tệ thu được hàng năm của tỉnh đạt khoảng 30 tỷ đồng. Bảng 1. 24: GDP toàn tỉnh phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: triệu đồng Thành phần kinh tế 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 6665383 7544488 8761810 10094199 14132718 1. KVKT trong nước 6496651 7514996 8736584 10013057 14002697 KT nhà nước 1622299 1908929 2110705 2401519 3130397 KT tập thể 2095002 2252721 2271098 2585045 3521873 KT tư nhân 494381 809959 1107461 1305027 1979994 KT cá thể 2284968 2543387 3247320 3721484 5363366 2. KVKT có VĐT nước ngoài 7632 9901 17211 48124 87623 3. Thuế NK hàng hoá – dịch vụ 161100 19591 8015 33000 49465 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định Phân theo thành phần kinh tế, quy mô GDP của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh cũng tăng lên liên tục trong giai đoạn 2002-2006, trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ lệ lớn hơn 99%. Trong khi kinh tế Nhà nước đang có xu hướng tăng về quy mô và giảm về cơ cấu thì các thành phần khác có mức tăng cả về qui mô và cơ cấu liên tục qua các năm, đặc biệt là kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân. Khoản đóng góp vào thuế của thuế nhập khẩu vào GDP cũng tăng giảm không ổn định; đạt 161 tỷ trong năm 2002 nhưng lại giảm mạnh trong năm 2004 chỉ còn 8 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2005 khoản thu này cũng đang có xu hướng tăng. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Đáp ứng mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Nam Định theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm- thuỷ sản trong cơ cấu GDP, cơ cấu đầu tư theo ngành đã được điều chỉnh cho phù hợp. Kết quả là cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Đầu tư đã tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn thể hiện: Cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ được đổi mới, là tỉnh đi đầu trong sản xuất lúa lai, lợn ngoại, giống thuỷ đặc sản. Chăn nuôi phát triển mạnh cả về số lượng cả chất lượng, xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi lợn ngoại, gia cầm qui mô vừa và nhỏ. Việc chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp thể hiện ở những lý do sau: Mặc dù tỉnh đã chuyển trên 600 ha đất nông nghiệp để tạo mặt bằng tiếp nhận các dự án đầu tư nhưng trên cùng một đơn vị diện tích, các dự án đã sử dụng số lao động gấp 4 đến 5 lần sản xuất nông nghiệp nên việc chuyển dịch một phần lao động dư thừa từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ đã làm tăng diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người, tiền đề quan trọng để chuyển dịch kinh tế. Các dự án này cũng góp phần tăng thu nhập dân cư, tạo điều kiện về vốn để người dân chuyển đổi cơ cấu. Trong những năm gần đây, bên cạnh các dự án cơ khí, dệt, may mặc... tỉnh đã tiếp nhận dự án nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Các dự án này sẽ có vai trò rất to lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nâng cao các sản phẩm đã qua chế biến của Nam Định, cung cấp nguyên liệu cho ngành chăn nuôi, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, năng suất chất lượng cao, tăng năng suất lao động. Quy mô tổng sản phẩm các ngành nông – lâm – thuỷ sản, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ liên tục tăng lên đều đặn qua các năm nhưng tỷ trọng trong cơ cấu GDP đã có sự thay đổi. Nông – lâm – thuỷ sản vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh nhưng đã giảm dần về tỉ trọng từ 39.66% GDP năm 2001 xuống 31.9% năm 2005. Tổng sản phẩm của ngành nông – lâm – thuỷ sản có góp phần quan trọng của ngành thuỷ sản với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng là 24.4%/năm và chiếm khoảng 12% tổng sản phẩm ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Bảng 1. 25: GDP toàn tỉnh theo ngành kinh tế (giá cố định năm 1994) giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: triệu đồng Ngành, lĩnh vực 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 4788045 5125586 5521276 5976857 6395377 7132500 1.Nông-lâm-thuỷ sản 1899012 1986928 2051274 2125778 2039869 2296665 Trung ương 238 1628 1995 2060 2134 2936 Địa phương 1898774 1985300 2049279 2123718 2037735 2293729 2. CN – XD 1076002 1197808 1382730 1604875 1914836 2282400 Trung ương 279940 323159 403388 438339 453578 475123 Địa phương 796062 874649 979342 1166536 1461258 1807277 3. Dịch vụ 1813031 1940850 2087272 2246204 2440672 2553435 Trung ương 370113 396472 296039 328731 354752 389546 Địa phương 1442918 1544378 1791233 1917473 2085920 2163889 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định Ngành công nghiệp – xây dựng giữ tỷ trọng thấp nhất trong sự đóng góp vào GDP của tỉnh trong những năm 2001-2002 nhưng tốc độ tăng trưởng trong ngành này ngày càng cao. Từ 22.47% năm 2001 lên trên 25% vào các năm tiếp theo; đế năm 2005 đạt 29.94% và năm 2006 là 32% góp phần đưa tốc độ tăng trưởng chung lên cao. Tổng sản phẩm của ngành này được đóng góp chủ yếu bởi công nghiệp chế biến và xây dựng (trên 90%); bên cạnh đó còn có công nghiệp khai thác mỏ, sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt (khoảng 10%). Ngành công nghiệp chế biến và xây dựng có sự tăng trưởng cao vì đây là các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, nên được tỉnh khuyến khích, quan tâm đầu tư thích đáng tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp phát huy được tiềm lực của mình Bảng 1. 26: Cơ cấu GDP toàn tỉnh theo ngành kinh tế (giá cố định năm 1994) giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: % Ngành, lĩnh vực 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100 100 100 100 100 100 1. Nông-lâm-thuỷ sản 39.66 38.76 37.15 35.57 31.90 32.20 Trung ương 0.00 0.03 0.04 0.03 0.03 0.04 Địa phương 39.66 38.73 37.12 35.53 31.86 32.16 2. CN – XD 22.47 23.37 25.04 26.85 29.94 32.00 Trung ương 5.85 6.30 7.31 7.33 7.09 6.66 Địa phương 16.63 17.06 17.74 19.52 22.85 25.34 3. Dịch vụ 37.87 37.87 37.80 37.58 38.16 35.80 Trung ương 7.73 7.74 5.36 5.50 5.55 5.46 Địa phương 30.14 30.13 32.44 32.08 32.62 30.34 Ngành dịch vụ giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu GDP của tỉnh và cũng có gia tăng về tỷ trọng nhưng tốc độ tăng chậm hơn công nghiệp – xây dựng; hiện nay có tỷ trọng trong GDP gần bằng với mức bình quân cả nước (khoảng 40%). Ngành dịch vụ được đóng góp chủ yếu bởi thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân, kinh doanh khách sạn nhà hàng, vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn. Trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, các doanh nghiệp Trung ương quản lý đóng góp tỷ trọng 5.8 -7.3% hàng năm; trong lĩnh vực dịch vụ là 5.5 – 7.7% song tỷ trọng này đang giảm dần. Thay vào đó, vai trò và vị trí của các doanh nghiệp do địa phương quản lý ngày càng được khẳng định khi tỷ trọng này liên tục tăng. Trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, kinh tế địa phương tăng từ 16.63% năm 2001 lên 19.52% năm 2004 và cao nhất là 25.34% năm 2006. Trong lĩnh vực dịch vụ, kinh tế địa phương tăng từ 30% lên 32% qua các năm. Kết quả này có phần đóng góp tích cực của thành phần kinh tế tư nhân và dân doanh trên địa bàn tỉnh. Riêng lĩnh vực nông – lâm – thuỷ sản, sản xuất của địa phương chiếm vị trí gần như tuyệt đối (99%). Điểm đáng chú ý là sự dịch chuyển cơ cấu này của tỉnh Nam Định đang diễn ra khá đều đặn, tăng dần hàng năm và không bị chững lại, hứa hẹn đà phát triển mạnh mẽ và lâu dài trong tương lai. Bảng 1. 27: Tốc độ tăng GDP toàn tỉnh theo ngành kinh tế (giá cố định năm 1994) giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: % Ngành, lĩnh vực 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 7.05 7.72 8.25 7.00 11.53 1.Nông-lâm-thuỷ sản 4.63 3.24 3.63 -4.04 12.59 Trung ương 584.03 22.54 3.26 3.59 37.58 Địa phương 4.56 3.22 3.63 -4.05 12.56 2. CN – XD 11.32 15.44 16.07 19.31 19.20 Trung ương 15.44 24.83 8.66 3.48 4.75 Địa phương 9.87 11.97 19.11 25.26 23.68 3. Dịch vụ 7.05 7.54 7.61 8.66 4.62 Trung ương 7.12 -25.33 11.04 7.92 9.81 Địa phương 7.03 15.98 7.05 8.78 3.74 Đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nội bộ các ngành cũng có sự chuyển biến. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt là chủ yếu song đã giảm từ 75% năm 2001 xuống còn 68% năm 2006; tỷ trọng ngành chăn nuôi đã tăng từ dưới 20% lên 23.4%. Diện tích trồng lúa giảm từ 165 nghìn ha năm 2001 xuống còn 157.3 nghìn ha năm 2006 nhưng năng suất lúa bình quân tăng từ 60 tạ/ha năm 2002 lên 70.5 tạ/ha năm 2006; sản lượng lúa bình quân đầu người cũng tăng liên tục và đạt gần 500kg/người/năm. Diện tích trồng cây công nghiệp (đay, cói, mía, lạc, đậu tương, vừng, thuốc lào) và cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, nhãn, vải, dứa…) được mở rộng và năng suất cũng tăng lên. Trong chăn nuôi giai đoạn 2001-2006, do sản xuất nông nghiệp tiếp tục được cơ giới hoá nên số lượng trâu giảm dần từ 9.3 nghìn con xuống còn 7.9 nghìn con; còn lại số lượng gia súc khác như bò, lợn, ngựa, dê đều liên tục tăng; số lượng gia cầm cũng giảm nhẹ từ 5.5 triệu con xuống 5.2 triệu con do dịch cúm gia cầm xuất hiện. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng khá, thời kỳ 2001-2006 tăng bình quân 23.4%/năm; tỷ trọng ngành cũng tăng từ dưới 10% giá trị sản xuất nông nghiệp lên 12% với sản phẩm chủ yếu là cá, tôm, ngao, vạng. Trong ngành thuỷ sản, lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản đóng góp trên 45% tổng giá trị sản xuất; khai thác thuỷ sản gần 55% và dịch vụ thuỷ sản chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 1-2%. Nhờ có đầu tư của Nhà nước cho ngư dân vay vốn trong chương trình đánh bắt xa bờ nên số lượng tàu thuyền đánh cá có động cơ và không có động cơ đều tăng lên. Vì vậy sản lượng khai thác hải sản tăng 25.000 tấn năm 2001 lên 30.500 tấn năm 2006. Thuỷ sản nước ngọt tăng từ 15.000 tấn lên 34.500 tấn. Bước đầu tỉnh đã quy hoạch được vùng nuôi tôm, cá cho kết quả tốt. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp giữ vị trí không đáng kể, cung cấp những sản phẩm chủ yếu: gỗ tròn khai thác, củi khai thác, tre, nứa, luồng… phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh. Trong công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến có sự gia tăng về tỷ trọng nhưng rất chậm do đã chiếm vị trí gần như tuyệt đối là 97.3%. Còn lại là công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khi đốt, nước máy phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Bảng 1. 28: Cơ cấu GDP toàn tỉnh phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: % Thành phần kinh tế 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100 100 100 100 100 1. KVKT trong nước 97.47 99.61 99.71 99.20 99.03 KT nhà nước 24.34 25.30 24.09 23.79 22.15 KT tập thể 31.43 29.86 25.92 25.61 24.92 KT tư nhân 7.42 10.74 12.64 12.93 14.01 KT cá thể 34.28 33.71 37.06 36.87 37.95 2. KVKT có VĐT nước ngoài 0.11 0.13 0.20 0.48 0.62 3. Thuế NK hàng hoá – dịch vụ 2.42 0.26 0.09 0.33 0.35 Trong cơ cấu thành phần kinh tế ở Nam Định trong những năm qua, khu vực kinh tế trong nước chiếm vị trí gần như tuyệt đối (99%). Do quy mô giá trị sản xuất của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quá nhỏ bé, hoạt động thương mại quốc tế còn hạn chế nên tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và thuế nhập khẩu voà GDP cũng rất thấp (trên dưới 1%/năm). Cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự chuyển biến; đóng góp của kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể chiếm tới 55-60% GDP nhưng đang có xu hướng giảm xuống. Kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân có sự tăng giảm về tỷ trọng không đều nhưng nhìn chung có sự gia tăng rõ rệt vào những năm 2004-2006. Kinh tế cá thể có sự tăng trưởng khá ổn định và giữ vai trò quan trọng (trên 35% GDP). Nhìn tổng quát sự biến đổi cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2001-2006 có thể thấy thành phần kinh tế Nhà nước và tập thể vẫn phát huy được vị trí chủ đạo, kinh tế tư nhân được quan tâm tạo điều kiện phát triển có xu hướng tăng nhanh qua các năm. * Hiệu quả xã hội Đồng thời với sự gia tăng vốn cho đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tỉnh Nam Định cũng quan tâm phát triển các mặt văn hoá – xã hội, nhiều lĩnh vực là điển hình tiên tiến của cả nước. Nhờ có đầu tư đúng mức đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn trong tỉnh ngày một nâng cao và đổi mới. Cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn được làm mới, cải tạo và nâng cấp. Đến năm 2006, các xã đã có đường ô tô đến tận trung tâm; 100% số xã với 99.9% số hộ dân có điện dùng; 80% số hộ dân thành thị và trên 60% số hộ dân nông thôn được dùng nước sạch. Chương trình đầu tư phát triển thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương mang lại nhiều hiệu quả cao. Sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, 10 năm liền là tỉnh dẫn đầu cả nước. Nhiều trường học đạt chuẩn quốc gia; có 210/229 xã, phường xây dựng được trung tâm học tập cộng đồng. Quy mô đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề phát triển. Cơ cấu lao động có sự thay đổi phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động trong ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 12,8% năm 2000 lên 14,5% năm 2006 trong tổng lao động xã hội của tỉnh. Lao động trong các ngành dịch vụ tăng từ 9% lên 10,6%, còn lao động trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 78,2% xuống còn 74,9%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 21% năm 2000 lên 33% năm 2006. Công tác xoá đói giảm nghèo đạt được kết quả đáng khích lệ. tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 14.5% năm 2000 xuống còn 6.2% năm 2005. Việc lồng ghép chương trình phát triển kinh tế - xã hội với chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm đã mang lại hiệu quả tốt. Trong 5 năm qua đã xuất khẩu được 8.500 lao động, giải quyết việc làm cho hơn 190.000 lượt người, bình quân 38.000 chỗ làm việc mới mỗi năm; tỷ lệ thất nghiệp đô thị còn 4.8%, thời gian sử dụng lao động nông thôn là 81%. Đến nay về cơ bản tỉnh Nam Định đã xoá được đất trống đồi trọc và đang tích cực triển khai trồng 1.500 ha phi lao và vẹt ở các bãi bồi ven biển và trên 10 km cây chắn sóng ven đê tại các vị trí xung yếu của các sông lớn. Bảng 1.29: Tổng hợp một số chỉ tiêu hiệu quả xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. STT Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Tỷ lệ sinh tăng tự nhiên % 1.1 1.0 0.95 0.96 0.93 0.9 2 Lao động làm việc trong ngành KTQD Ng. người 950.8 955.2 976.8 988.3 1009 1032 3 Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị % 6.1 5.9 5.7 5.6 5.2 4.8 4 SD thời gian LĐ ở nông thôn % 74 74.6 76.2 78 80 81 5 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 21 23 26 28 30.2 33 6 Tỷ lệ trẻ em <5 tuổi suy dinh dưởng % 30.1 29.7 27 25.5 23.8 22 7 Tỷ lệ hộ nghèo % 13.57 12.57 10.28 8.35 6.8 6.2 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định Sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều cố gắng. Các mục tiêu chương trình quốc gia về y tế cộng đồng đạt và vượt chỉ tiêu. Toàn tỉnh có 140/210 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng từ 30% giảm xuống còn 22%. Tỷ lệ tăng dân số giảm từ 1.1% năm 2000 xuống còn 0.9% năm 2006. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân được được đảm bảo. Thành tích thi đấu thể dục thể thao của tỉnh được duy trì và nâng cao. Các phong trào thể dục thể thao rèn luyện sức khoẻ được phát động rộng rãi trong dân cư. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động từ thiện, giúp nhau làm kinh tế đã đạt nhiều kết quả có ý nghĩa thiết thực. Phong trào xây dựng nếp sống văn hoá, gia đình văn hoá, làng văn hóa được mở rộng; số lượng hộ gia đình, đơn vị cơ quan trường học, làng đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hoá ngày một gia tăng. Đầu tư phát triển được chú trọng phân bổ đều giữa các vùng trong tỉnh đã tạo ra những chuyển biến kinh tế - xã hội của các vùng. Mức sống dân cư giữa các vùng trong tỉnh không có sự chênh lệch đáng kể. Mạng lưới giao thông, y tế, trường học bưu điện, điện, cấp thoát nước…trải đều trên địa bàn tỉnh, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Các phong trào văn hoá, thể thao, tổ chức đoàn thể được triển khai sâu rộng trên toàn tỉnh. Công nghiệp các huyện được quan tâm phát triển; các làng nghề tiểu thủ công nghiệp được khôi phục và phát triển đồng thời chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường; các cụm công nghiệp huyện được đưa vào hoạt động: Yên Xá, Yên Ninh (Ý Yên), Nam Giang (Nam Trực), Thịnh Long (Hải Hậu), Xuân Tiến (Xuân Trường)…đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương và thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiên đại hoá nông nghiệp, nông thôn. 1.3.2 Một số tồn tại và nguyên nhân 1.3.2.1 Về huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển Vốn cho đầu tư phát triển tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 liên tục gia tăng, tuy nhiên tốc độ tăng giai đoạn 2001-2006 còn chậm so với mức bình quân cả nước nên chưa đáp ứng được nhu cầu lớn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Vốn Nhà nước cho đầu tư phát triển mặc dù có xu hướng giảm dần nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, trong đó vốn Ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 40% tổng vốn Nhà nước có sự biến đổi tăng giảm cả về quy mô và tỷ trọng, không ổn định qua các năm. Vốn tín dụng thời kỳ này có xu hướng giảm sút, chủ yếu còn phân bổ theo quyết định hành chính. Vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước giảm dần đều qua các năm về tỷ trọng một phần do hệ thống doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh đang trong quá trình sắp xếp, đổi mới bằng nhiều hình thức: cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê…một phần do tích luỹ và tái đầu tư còn hạn chế (cả đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu). Hình thức huy động vốn cổ phần cũng chưa được mở rộng, chỉ huy động từ cán bộ nhân viên trong công ty. Vốn ngoài quốc doanh có tăng lên nhưng đầu tư của hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa ổn định, có sự tăng giảm đột biến: tăng mạnh vào năm 2004 (từ 17.01% năm 2002 lên 29.77% năm 2004), giảm đáng kể năm 2006 (còn 20.78%). Khu vực kinh tế tư nhân và dân doanh gần đây phát triển một cách chậm chạp và còn hạn chế về vốn, lao động, trình độ khoa học công nghệ và thị trường. Cơ chế chính sách cũng chưa tạo được nhiều ưu đãi thoả đáng cho khu vực kinh tế này phát triển. Trong dân cư vẫn còn nặng tâm lý tích trữ của cải dưới dạng vàng, ngoại tệ, và gửi tiết kiệm ngắn dưới 1 năm. Công tác xã hội hoá đầu tư chưa được sự hưởng ứng tích cực của các thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư. Quy mô và tỷ trọng rất nhỏ bé gần như không đáng kể của nguồn vốn FDI cho thấy khả năng thu hút nguồn vốn này tại Nam Định rất kém. Các dự án FDI đều phần lớn thực hiện trên địa bàn TP Nam Định và thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chưa đầu tư khai thác những tiềm năng thế mạnh của tỉnh, nhất là vùng kinh tế biển. Đối tác nước ngoài cũng còn rất hạn chế. Để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, tỉnh Nam Định đã tập trung đầu tư sây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung. Cơ sở hạ tầng cụm khu công nghiệp cùng công tác quản lý khu công nghiệp đã được xúc tiến nhanh chóng, tạo diều kiện cho doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh. Nhưng việc thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài để lấp đầy khu công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh còn chậm. Các dự án chủ yếu là quy mô nhỏ, sử dụng ít lao động và chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, cơ khí, dệt may. Về cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực Cơ cấu kinh tế tỉnh Nam Định đã có sự chuyển dịch nhưng còn chậm. Trong cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn cao tới gần 80% lực lượng lao động. Cơ cấu lao động kỹ thuật, lao động có tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn cao của tỉnh. Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn khá cao song cần tiếp tục gia tăng quy mô vốn để tương xứng với những đóng góp của ngành nông – lâm – thuỷ sản cho kinh tế toàn tỉnh. Suất vốn đầu tư cho 1 lao động nông nghiệp còn thấp so với bình quân chung. Yếu tố đất đai đã được nhấn mạnh, khai thác nhiều trong khi yếu tố lao động chưa được chú ý đúng mức. Chính sách phát triển nông nghiệp do đó cần hướng vào việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực để khai thác tiềm năng năng suất lao động trong nông nghiệp. Sản phẩm nông sản chế biến chưa có sức cạnh tranh cao do công nghệ sơ chế và bảo quản sau khi thu hoạch chủ yếu còn ở hình thức thủ công lạc hậu; chưa đầu tư thoả đáng cho nghiên cứu khoa học, dịch vụ nông nghiệp, công nghệ sinh học, giống cây con. Lĩnh vực thuỷ sản chưa được đầu tư khai thác hết những tiềm năng sẵn có, hiện mới chỉ chiếm trên 10% giá trị sản xuất nông nghiệp. Phương pháp nuôi trồng thâm canh và bán thâm canh chưa phát triển rộng rãi. Diện tích đất hoang hoá chưa đưa vào khai thác là 1.300 ha và trên 10% diện tích lúa mùa có năng suất thấp chưa được chuyển sang trồng cây công nghiệp, rau màu hoặc nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Công nghiệp Nam Định hiện mới chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP toàn tỉnh (trên 30%) với chủ lực là các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp dệt may, cơ khí, điện. Các sản phẩm công nghiệp của tỉnh có sức cạnh tranh yếu so với các sản phẩm của địa phương khác và chưa tạo ra được những đặc trưng thế mạnh riêng cho ngành công nghiệp Nam Định. Các ngành công nghiệp có trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ cao như điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp, hoá chất, sản xuất thuốc chữa bệnh…còn chậm phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Sản xuất và cung cấp nước sạch mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu càu. Đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng quy mô là những hình thức đầu tư mang lại hiệu quả cai, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng chưa nhiều. Thời gian qua đầu tư cho xây dựng của cả Nhà nước, tư nhân và dân cư đều tăng lên. Nhiều công trình xây dựng mới được hình thành đã góp phần phát triển kinh tế xã hội, tăng năng lực sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy vậy, về đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Ngân sách vẫn còn những vướng mắc trong thực hiện và quản lý. Hiệu quả của công tác đấu thầu chưa cao do hình thức áp dụng chủ yếu là đấu thầu hạn chế. Một số dự án tiến độ thực hiện cũng như thanh quyết toán còn chậm, thực hiện không đúng với quyết định đầu tư, phải điều chỉnh nhiều lần. Chất lượng các báo cáo khả thi chưa cao nên không huy động được các nguồn vốn ngoài vốn Ngân sách để thực hiện dự án. Ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao và có vị trí quan trong trọng trong cơ cấu GDP của tỉnh Nam Định. Thương mại của tỉnh tương đối phát triển với giá trị sản xuất thương mại chiếm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 Thực trạng và giải pháp.DOC
Tài liệu liên quan