Luận văn Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU . 1

NỘI DUNG . . 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG . .3

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN . . .3

1. Đầu tư . .3

2. Đầu tư phát triển . .3

2.1. Khái niệm đầu tư phát triển . . .3

2.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển . . .4

3. Vai trò của đầu tư phát triển . . 5

3.1. Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc gia . . .5

3.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ . .7

II. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀ NỘI DUNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ.8

1. Bản chất nguồn vốn đầu tư . .8

2. Nguồn vốn đầu tư. . .11

2.1. Vốn đầu tư của đất nước . . 11

2.2. Vốn đầu tư của cơ sở . 11

2.3. Mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài .12

3. Nội dung của vốn đầu tư . 14

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI . . . . .15

1. Khái niệm và các nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội .15

1.1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá .15

1.2. Các nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội . 16

2. Tác động của đầu tư đối với phát triển kinh tế xã hội .18

2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .18

2.2. Tiến bộ công nghệ trong sản xuất kinh doanh . .20

2.3. Nâng cấp và làm mới hạ tầng . .22

2.4. Tăng khả năng cạnh tranh và xuất khẩu . .22

2.5. Đầu tư góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân . .23

3. Phát triển kinh tế - xã hội tác động trở lại đến sự tăng vốn và hiệu quả trong đầu tư.24

3.1. Gia tăng tiết kiệm và tích luỹ trong nước.24

3.2. Nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao là điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.24

3.3. Phát triển kinh tế xã hội nâng cao hiệu quả đầu tư.25

IV. KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG . . . .26

1. Kinh nghiệm thu hút và quản lý đầu tư ở Hải Phòng . .26

2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở Đà Nẵng .28

3. Kinh nghiệm đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ở Tiền Hải - Thái Bình .29

CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 1998 - 2003 . .31

I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NAM ĐỊNH . . .31

1. Vị trí địa lý, khí hậu . .31

2. Tài nguyên thiên nhiên . .32

3. Tiềm năng du lịch . .35

4. Dân số và lao động . . .35

5. Điều kiện kinh tế xã hội . .36

6. Những đặc điểm riêng của Nam Định so với các địa phương . .37

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 1998 -2003 .38

1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh .38

2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển theo nguồn huy động .39

3. Tình hình đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực .43

3.1. Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp . . .43

3.2. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng . .44

3.3. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ . .45

3.4. Các lĩnh vực văn hóa xã hội . . .46

4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo hình thức quản lý . .46

5. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển theo yếu tố cấu thành .48

6. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo vùng . .51

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 1998 -2003 . 54

1. Những kết quả đạt được . 54

1.1. Tăng trưởng kinh tế . . .54

1.2. Tăng năng lực sản xuất và tài sản cố định cho các ngành, lĩnh vực .59

1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .61

1.4. Hiệu quả xã hội . 67

2. Một số tồn tại và nguyên nhân . .69

2.1. Về huy động vốn cho đầu tư phát triển . .69

2.2. Về cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực . 70

2.3. Về cơ chế chính sách.72

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2010 .75

I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN TỚI.75

1. Phương hướng phát triển . . .75

2. Mục tiêu . . .76

2.1. Mục tiêu tổng quát . .76

2.2. Mục tiêu cụ thể 76

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TẠI NAM ĐỊNH ĐẾN 2010 . .77

1. Giải pháp huy động vốn . .77

2. Hướng sử dụng vốn .81

2.1. Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và kinh tế nông thôn . .81

2.2. Phát triển công nghiệp .83

2.3. Phát triển thương mại dịch vụ . 87

2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng . . .88

2.5. Phát triển các lĩnh vực xã hội .89

2.6. Định hướng phát triển các vùng, các tuyến hành lang kinh tế đô thị .91

3. Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển . .93

KẾT LUẬN .96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .97

 

 

 

 

doc123 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọng: 30,57% năm 1998; 31,30% năm 1999; 33,97% năm 2000; 34,65% năm 2001; năm 2002 đạt 31,68% và năm 2003 là 39,36%; từ năm 2000 đã đạt mức trên 500 tỷ đồng/năm. Hệ thống doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá để tăng cường thu hút vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây công nghiệp dân doanh phát triển mạnh mẽ và năng động, nhất là khu vực sản xuất công nghiệp tư nhân, cá thể, hộ gia đình. Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu đầu tư xây dựng của tỉnh cũng tăng nhanh bao gồm cả đầu tư Nhà nước và đầu tư từ dân cư, tư nhân: đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn; hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; trụ sở làm việc khối quản lý Nhà nước; đầu tư xây dựng trường học, trạm y tế; đầu tư xây dựng, cải tạo nhà cửa, nhà xưởng của dân cư, tư nhân... Chỉ riêng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tỉnh điều hành (không tính vốn cho thiết kế quy hoạch và chuẩn bị đầu tư) năm 2000 là 112,2 tỷ đồng; năm 2001 là 164 tỷ đồng (tăng 46,2%); năm 2002 là 203,7 tỷ đồng (tăng 24,2%); năm 2003 là 267,5 tỷ đồng (tăng 31,3%). Cùng với sự biến đổi về tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản, sự tăng trưởng của vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng biểu hiện chuyển biến trong cơ cấu đầu tư nhằm mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mặc dù vậy, cũng như trong lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản, sự chuyển biến này trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng còn chậm. 3.3. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Cùng với chủ trương của tỉnh Nam Định là phát triển thương mại, du lịch và các ngành dịch vụ then chốt: sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân; khách sạn - nhà hàng; vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; tài chính tín dụng; kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn... nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này tương đối lớn, ổn định và chiếm tỷ trọng cao (khoảng 25% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh). Nguồn vốn đầu tư tập trung cho phát triển mạnh các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch, tham quan, lễ hội; đồng thời chú trọng phát triển theo hướng đa dạng hoá nhằm tăng nhanh chủng loại, số lượng và nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Về lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân tại tỉnh Nam Định, đầu tư của tư nhân giữ vai trò chủ đạo. 3.4. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội. Tỉnh Nam Định là địa phương quan tâm đến đầu tư phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội, tạo ra sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực này trong thời gian qua. Nguồn vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế - xã hội, văn hoá - thể thao ngày càng tăng và có tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh cao hơn mức bình quân cả nước; vốn đầu tư cho các lĩnh vực này hàng năm khoảng 6,5 - 9% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh. Vốn đầu tư cho lĩnh vực này chủ yếu là nguồn vốn Nhà nước bao gồm nguồn vốn bổ sung từ ngân sách Trung ương, nguồn vốn để lại do tỉnh điều hành và vốn huy động trong dân cư. Vốn được đầu tư cho các lĩnh vực: phổ cập giáo dục, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, hoàn chỉnh hệ thống điện, đường, trường, trạm, nước sạch trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức các hoạt động thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cho người dân... Những ngành và lĩnh vực khác: quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc, cứu trợ xã hội, hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội; các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng... trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng có sự gia tăng vốn cho đầu tư phát triển theo sự phát triển chung của vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh và vốn đầu tư cho các ngành, lĩnh vực chủ yếu; hàng năm chiếm khoảng 9 - 17%, tuy nhiên về tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh có xu hướng giảm dần từ trên 16% các năm 1998, 1999 xuống dưới 10% các năm 2002, 2003. 4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo hình thức quản lý. Phân theo hình thức quản lý, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định bao gồm nguồn vốn Trung ương quản lý, vốn do địa phương quản lý (tỉnh điều hành; huyện, xã điều hành) và vốn FDI. Bảng 8: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003 theo hình thức quản lý. Đơn vị tính: triệu đồng Hình thức quản lý 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 1489650 1526900 1600000 1725464 1775227 2047763 1. Trung ương quản lý 482795 480120 533414 375945 316223 319246 2. Địa phương quản lý 1004895 1041047 1066086 1343019 1459004 1728517 3. Vốn FDI 1960 5733 500 6500 0 0 (Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định) Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003 theo hình thức quản lý. Đơn vị tính:% Hình thức quản lý 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 2.50 4.78 7.84 2.88 18.67 1. Trung ương quản lý -0.55 11.10 -29.53 -15.89 0.96 2. Địa phương quản lý 3.59 2.40 2.60 8.63 18.47 3. Vốn FDI 192.50 -91.28 1200.00 - - ( Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định) Nguồn vốn Trung ương quản lý bao gồm vốn của các doanh nghiệp Nhà nước do Trung ương quản lý, vốn của các dự án nhóm A, B đầu tư qua các Bộ trên địa bàn tỉnh. Trong tổng số 163 doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần tại Nam Định ở thời điểm 01/01/2003 có 17 doanh nghiệp do Trung ương quản lý, chiếm 10,44% gồm: 2 doanh nghiệp thuộc khối nông - lâm - thuỷ sản; 7 doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp chế biến; 2 doanh nghiệp thuộc khối xây dựng; 5 doanh nghiệp khối thương nghiệp; 1 doanh nghiệp thuộc khối vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông. Các dự án nhóm A, B đầu tư qua các Bộ trên địa bàn tỉnh Nam Định chủ yếu vào lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản và đầu tư công cộng, phát triển đô thị loại II. Nhìn chung nguồn vốn này có chiều hướng giảm dần cả về quy mô và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh Nam Định: 482,795 tỷ đồng năm 1998 (32,4%); 480,120 tỷ đồng năm 1999 (31,44%); 375,945 tỷ đồng năm 2001 (21,27%); 316,223 tỷ đồng năm 2002 (17,81%) và 319,246 tỷ đồng năm 2003 (15,59%). Riêng năm 2000 do thực hiện dự án lớn xây dựng cầu Tân Đệ qua sông Hồng nối liền hai tỉnh Nam Định - Thái Bình và quốc lộ 10 tạo thành tuyến liên tỉnh Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình... nên trong năm này nguồn vốn do Trung ương quản lý có sự gia tăng lên tới 533,4 tỷ đồng, tương đương 33,34%, cao nhất trong cả giai đoạn 1998 - 2003. Bảng 10: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003 phân theo hình thức quản lý. Đơn vị tính: % Hình thức quản lý 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 1. Trung ương quản lý 32.40 31.44 33.34 21.27 17.81 15.59 2. Địa phương quản lý 67.47 68.18 66.63 77.83 82.19 84.41 3. Vốn FDI 0.13 0.38 0.03 0.38 0.00 0.00 (Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định) Cùng với sự giảm dần nguồn vốn do Trung ương quản lý là sự gia tăng khá mạnh mẽ về quy mô và tỷ trọng nguồn vốn do địa phương quản lý, đặc biệt là vào những năm 2001, 2002: tăng từ trên 1.000 tỷ đồng (khoảng 66 - 68%) trong các năm 1998 - 2000 lên tới 1.343 tỷ đồng (77,83%) năm 2001; 1.459 tỷ đồng (82,19%) năm 2002 và 1.728,5 tỷ đồng năm 2003 (84,41%). Nguồn vốn do tỉnh quản lý bao gồm vốn ngân sách (vốn phân bổ từ ngân sách Trung ương và vốn trong ngân sách tỉnh), vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp do địa phương quản lý, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân. Sự gia tăng nguồn vốn này là dấu hiệu đáng mừng; cho phép tỉnh chủ động hơn trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư cho nhu cầu đầu tư ngày càng lớn; đồng thời việc đánh giá, giám sát và quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh chặt chẽ hơn và hiệu quả đầu tư do đó cũng được nâng cao. Tính chung cho cả giai đoạn 1998 - 2003, tổng vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý là 7.642,4 tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 75,18% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh. Vốn do Trung ương quản lý là 2.507,7tỷ đồng, chiếm 24,67%. Vốn FDI là 14,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng không đáng kể (0,15%). 5. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo yếu tố cấu thành. Phân theo yếu tố cấu thành, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được phân thành 3 nhóm: vốn xây dựng và sửa chữa lớn tài sản cố định; vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác. Trong tổng số 10.165 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003 được phân chia thành: (1) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố định. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tạo nên tài sản cố định trong nền kinh tế. Đây là chi phí đầu tư chủ yếu gồm chi phí cho khảo sát và quy hoạch và chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán. Vốn sửa chữa lớn tài sản cố định góp phần tái tạo tài sản cố định trong nền kinh tế, lấy từ nguồn vốn khấu hao sửa chữa lớn tài sản cố định. Hai khoản vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn của tỉnh Nam Định trong cả giai đoạn 1998 - 2003 lên tới 9.151 tỷ đồng, chiếm tới 90% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh. (2) Vốn lưu động bổ sung tăng (+) hoặc giảm (-) trong nền kinh tế. Trong giai đoạn 1998 - 2003, tổng số vốn này là 478,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ nhỏ là 4,7%. Đây là nguồn vốn quan trọng để đảm bảo tái sản xuất không ngừng mở rộng. Quy mô nguồn vốn này nhỏ có thể do hai nguyên nhân: Thứ nhất, vốn đầu tư phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh còn hạn chế, do đó cần quan tâm phát triển mạnh nguồn vốn này; Thứ hai, vốn lưu động dưới dạng sản phẩm dở dang ít, đây lại là mục tiêu phấn đấu bởi vốn lưu động dưới dạng sản phẩm dở dang không nhằm đảm bảo sản xuất liên tục mà lại trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. (3) Vốn đầu tư phát triển khác như vốn đầu tư thực hiện thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia: xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường... Tổng nguồn vốn này của tỉnh Nam Định trong giai đoạn 1998 - 2003 là 540,7 tỷ đồng, chiếm 5,3% tương đương với tỷ trọng nguồn vốn này trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển cả nước. Bảng 11: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003 phân theo yếu tố cấu thành. Đơn vị tính: triệu đồng Yếu tố cấu thành 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 1489650 1526900 1600000 1725464 1775227 2047763 1. Vốn ĐT Xây dựng cơ bản và Sửa chữa lớn Tài sản cố định 1392376 1412900 1525800 1467696 1514080 1838277 2. Vốn lưu động bổ sung 17429 19000 16500 137768 125756 162183 3. Vốn ĐT phát triển khác 79845 95000 57700 120000 135391 47303 (Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định) Bảng 12: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003 phân theo yếu tố cấu thành. Đơn vị tính:% Yếu tố cấu thành 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 2.50 4.78 7.84 2.88 18.67 1. Vốn ĐT Xây dựng cơ bản và Sửa chữa lớn Tài sản cố định 1.47 7.99 -3.81 3.16 21.41 2. Vốn lưu động bổ sung 9.00 -13.16 734.95 -8.72 28.97 3. Vốn ĐT phát triển khác 18.98 -39.27 107.97 12.82 -65.06 (Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định) Bảng 13: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003 phân theo yếu tố cấu thành. Đơn vị tính: % Yếu tố cấu thành 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 1. Vốn ĐT Xây dựng cơ bản và Sửa chữa lớn Tài sản cố định 93.47 92.53 95.36 85.06 85.29 88.77 2. Vốn lưu động bổ sung 1.17 1.24 1.03 7.98 7.08 7.92 3. Vốn ĐT phát triển khác 5.36 6.23 3.61 6.96 7.63 3.31 (Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định) Căn cứ vào số liệu thống kê có thể thấy: trong giai đoạn 1998 - 2003 , mặc dù chiếm vị trí gần như tuyệt đối trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh song tỷ trọng vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sửa chữa lớn tài sản cố định đang giảm dần tới xấp xỉ mức bình quân cả nước. Nguyên nhân một phần do công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng tại Nam Định được thực hiện ngày một hiệu quả nên tiết kiệm vốn đầu tư cho xã hội, đặc biệt là vốn Nhà nước. Trong khi đó vốn lưu động bổ sung tăng dần qua các năm và tăng mạnh vào các năm 2001 - 2003 cùng với sự phát triển mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là của thành phần kinh tế tư nhân tại Nam Định trong thời kỳ này. Vốn cho thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; phổ cập giáo dục, xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường... đang tăng lên nhanh chóng, hứa hẹn sự gia tăng đáng kể của khoản mục đầu tư này trong tương lai. Xu hướng biến đổi về cơ cấu vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định theo yếu tố cấu thành là ngày càng cân đối, hài hoà giữa nhu cầu về vốn và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vốn được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích, quản lý chặt chẽ sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng của các công trình, dự án. 6. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo vùng. Tỉnh Nam Định bao gồm 10 đơn vị hành chính; trung tâm là thành phố Nam Định và 9 huyện: Vụ Bản, Mỹ Lộc, ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng và Hải Hậu. Mật độ dân số cao nhất là thành phố Nam Định trên 5.000 người/km2; còn lại các huyện từ 800 đến 1350 người/km2. Nam Định là tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đối đồng đều trong toàn địa bàn nên vốn đầu tư phát triển phân theo vùng lãnh thổ cũng không có sự chênh lệch nhiều. Bảng 14: Vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định phân theo vùng giai đoạn 1998 - 2003 (giá hiện hành). Đơn vị tính: triệu đồng Vùng 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 1489650 1526900 1600000 1725464 1775227 2047763 1. TP Nam Định 857358 871616 905358 974239 1005958 1169068 - FDI 1960 5733 500 6500 0 0 2.Huyện Vụ Bản 57320 60500 64300 75625 76381 86825 3. Huyện Mỹ Lộc 57927 58200 60453 62391 62703 69829 4. Huyện ý Yên 94787 96500 103300 106351 108158 123890 5. Huyện Nam Trực 57269 60600 65519 70509 71919 83549 6. Huyện Trực Ninh 55635 58325 61100 68395 69626 80477 7. Huyện Xuân Trường 78236 81764 81965 87645 89660 103617 8. Huyện Giao Thuỷ 77355 80387 89538 105880 96091 111193 9. Huyện Nghĩa Hưng 71257 74130 78676 80234 82239 88258 10. Huyện Hải Hậu 82506 84818 89791 94195 112492 131057 (Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định) Bảng 15: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định phân theo vùng giai đoạn 1998 - 2003 (giá hiện hành). Đơn vị tính: % Vùng 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 1. TP Nam Định 57.55 57.08 56.58 56.46 56.67 57.09 - FDI 0.13 0.38 0.03 0.38 0.00 0.00 2.Huyện Vụ Bản 3.85 3.96 4.02 4.38 4.30 4.24 3. Huyện Mỹ Lộc 3.89 3.81 3.78 3.62 3.53 3.41 4. Huyện ý Yên 6.36 6.32 6.46 6.16 6.09 6.05 5. Huyện Nam Trực 3.84 3.97 4.09 4.09 4.05 4.08 6. Huyện Trực Ninh 3.73 3.82 3.82 3.96 3.92 3.93 7. Huyện Xuân Trường 5.25 5.35 5.12 5.08 5.05 5.06 8. Huyện Giao Thuỷ 5.19 5.26 5.60 6.14 5.41 5.43 9. Huyện Nghĩa Hưng 4.78 4.85 4.92 4.65 4.63 4.31 10. Huyện Hải Hậu 5.54 5.55 5.61 5.46 6.34 6.40 (Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định) Bảng 16: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định phân theo vùng giai đoạn 1998 - 2003 (giá hiện hành). Đơn vị tính:% Vùng 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 2.50 4.78 7.84 2.88 18.67 TP Nam Định 1.70 3.9 7.6 3.3 16.21 TĐ: FDI 192.5 -91.28 1200.0 0.00 0.00 Huyện Vụ Bản 5.5 6.3 17.6 1.0 13.67 Huyện Mỹ Lộc 0.5 3.9 3.2 0.5 11.36 Huyện ý Yên 1.8 7.0 3.0 1.7 14.35 Huyện Nam Trực 5.8 8.1 7.6 2.0 16.62 Huyện Trực Ninh 4.8 4.8 11.9 1.8 15.58 Huyện Xuân Trường 4.5 0.2 6.9 2.3 15.57 Huyện Giao Thuỷ 3.9 11.4 18.3 -9.2 15.72 Huyện Nghĩa Hưng 4.0 6.1 2.0 2.5 7.32 Huyện Hải Hậu 2.8 5.9 4.9 19.4 16.50 (Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định) Nhìn chung tất cả các huyện, thành phố trong toàn tỉnh đều có quy mô vốn đầu tư phát triển tăng lên hàng năm. Nhịp độ tăng trưởng vốn đầu tư các huyện và nhịp độ tăng trưởng chung toàn tỉnh tương đối ổn định. Song trong điều kiện tại các huyện, nhất là tại các huyện ven biển còn nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế thì nguồn vốn FDI với quy mô nhỏ bé vẫn tập trung toàn bộ tại thành phố Nam Định (100% số dự án). Vì vậy một vấn đề đặt ra cho toàn tỉnh Nam Định nói chung và từng vùng nói riêng là phải kêu gọi đầu tư nước ngoài vào thành phố Nam Định, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đối với các huyện cần chú trọng vào các lĩnh vực khai thác được lợi thế về điều kiện tự nhiên như khai thác nước khoáng thiên nhiên, trồng và chế biến cói xuất khẩu, nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn, phát triển làng nghề. Bên cạnh đó phải thu hút nguồn vốn ODA để đầu tư nâng cấp, làm mới hạ tầng đô thị, hạ tầng kỹ thuật nông thôn, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Vốn đầu tư phát triển tình bình quân đầu người theo số liệu gần nhất (năm 2003) cho thấy tính chung toàn tỉnh đạt mức 1,04 triệu đồng/năm. Vốn đầu tư phát triển tập trung nhiều tại trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh là thành phố Nam Định (1169 tỷ đồng, chiếm 57,09%) đạt mức bình quân 4,965 triệu đồng/người/năm. Trong 9 huyện, riêng huyện Mỹ Lộc có mức đầu tư bình quân đầu người cao nhất (1,018 triệu đồng), còn lại các huyện khác có sự chênh lệch nhau không đáng kể, dao động ở mức trên dưới 0,5 triệu đồng/năm. Kết quả này cho thấy tỉnh Nam Định đã chú ý tới phân bổ vốn đầu tư đồng đều giữa các vùng trên địa bàn. Điều này có mối liên hệ mật thiết và có tác động qua lại với nỗ lực của chính quyền và nhân dân Nam Định để giảm sự chênh lệch trong phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội giữa các huyện, thành phố, vùng. Bảng 17: Vốn đầu tư phát triển (VĐTPT) bình quân đầu người tỉnh Nam Định năm 2003. Vùng Dân số (người) VĐTPT (Triệu đồng) VĐTPT/người (triệu đồng) Bình quân toàn tỉnh 1969026 2047703 1.399 1. TP Nam Định 235479 1169068 4.965 2. Huyện Vụ Bản 140957 86825 0.615 3. Huyện Mỹ Lộc 68620 69829 1.018 4. Huyện ý Yên 253363 123890 0.490 5. Huyện Nam Trực 203221 82549 0.411 6. Huyện Trực Ninh 195384 80477 0.412 7. Huyện Xuân Trường 179919 103617 0.576 8. Huyện Giao Thuỷ 202204 111193 0.550 9. Huyện Nghĩa Hưng 202225 88258 0.436 10. Huyện Hải Hậu 287654 131057 0.456 (Nguồn: Tổng hợp các số liệu kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định) Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo huyện, thành phố là sự thống kê vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn các huyện, thành phố; bao gồm vốn phân bổ từ ngân sách cấp trên (tỉnh, Trung ương), vốn do huyện, thành phố điều hành; vốn của dân cư và tư nhân; vốn của các doanh nghiệp, công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Đây là cơ sở để hoạch định chính sách đầu tư trong tương lai, vừa đảm bảo tận dụng được các lợi thế so sánh của từng vùng, vừa đảm bảo giữ vững ổn định an ninh và công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng và các tầng lớp dân cư. II. Đánh giá tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003. 1. Những kết quả đạt được. 1.1. Tăng trưởng kinh tế. Từ năm 1997 đến nay, cả nước nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng phải đối mặt với những thử thách cực kỳ quyết liệt. Trong bối cảnh đó, chính quyền và nhân dân Nam Định đã nỗ lực phấn đấu, duy trì được khả năng phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho từng giai đoạn phát triển của tỉnh. Trong 6 năm 1998 - 2003, tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh đã giữ được khá cao và liên tục tăng lên, đạt bình quân 7%/năm, đặc biệt tăng cao tới 7,7% năm 2003. Quy mô GDP năm 2002 tăng cao hơn 1,34 lần so với năm 1998, năm 2003 gấp 1,47 lần năm 1998. Tỉnh Nam Định phấn đấu đến năm 2005 GDP tăng gấp hơn 2 lần năm 1995 đạt khoảng 7.300 tỷ đồng. Bảng 18: Tổng sản phẩm toàn tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003. Đơn vị tính: triệu đồng; % Các chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 1.GDP (giá hiện hành) 4863313 5172704 5506105 5973004 6535052 7167532 2.GDP (giá cố định) 4012165 4234985 4500409 4788045 5124434 5519015 3.Tốc độ tăng định gốc - 6.4 13.3 22.8 34.4 47.38 4.Tốc độ tăng trưởng GDP 7.30 5.55 6.27 6.39 7.03 7.77 5.GDP bình quân đầu người 2.90 2.95 3.06 3.12 3.38 3.64 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định) GDP bình quân đầu người (tính theo giá thực tế) giai đoạn 1998 - 2003 cũng tăng lên không ngừng: năm 2002 là 3,38 triệu đồng gấp 1,17 lần năm 1998 là 2,9 triệu đồng và năm 2003 là 3,64 triệu đồng, gấp 1,26 lần năm 1998. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng từ 955,3 tỷ đồng năm 2000 lên trên 1.000 tỷ đồng vào các năm 2001, 2002, 2003. Tỷ lệ tích luỹ từ GDP cho đầu tư phát triển tăng từ 11,4% năm 1999 lên 15% năm 2002 và 15,3% năm 2003; tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP cũng tăng dần. Kinh tế tỉnh Nam Định đã có sự tăng trưởng khá cao và ổn định tạo điều kiện tăng thu nhập và tích luỹ. Tổng dư nợ tiền gửi tiết kiệm hàng năm (tính ở thời điểm 31/12 hàng năm) liên tục gia tăng mạnh mẽ: năm 1998 là 699,3 tỷ đồng; năm 1999 là 1.027,9 tỷ đồng (tăng 47%); năm 2000 là 1.271,5 tỷ đồng (tăng 23,7%); năm 2001 là 1.525,6 tỷ đồng (tăng 20%); năm 2002 là 1.700,7 tỷ đồng (tăng 11,5%) và năm 2003 là 2.074,8 tỷ đồng (tăng 22%). Đây là cơ sở để gia tăng vốn cho đầu tư phát triển, nhất là trong khu vực dân cư và tư nhân. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng Nhà nước trung và dài hạn cũng liên tục tăng lên qua các năm; đồng thời khả năng thu hồi nợ tín dụng cũng được bảo đảm, vốn thu hồi hàng năm đạt khoảng 90% vốn cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn không đáng kể. Về phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian qua Nam Định đạt được nhiều kết quả cao trên nhiều ngành, lĩnh vực. Ngành nông - lâm - thuỷ sản với 77,21% lực lượng lao động tạo ra giá trị tổng sản phẩm hàng năm trên 2.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 4,7%/năm. Đặc biệt sản xuất lương thực có bước phát triển vượt bậc và khá vững chắc, sản lượng lương thực quy thóc từ năm 1998 lại đây liên tục đạt trên 1 triệu tấn; năng suất lúa bình quân toàn tỉnh trên 60 tạ/ha, hai năm liên tục Nam Định là địa phương có năng suất lúa vụ chiêm xuân đứng đầu cả nước. Lương thực sản xuất bình quân đầu người tăng từ 478 kg năm 1995 lên 516 kg năm 1998 và 535 kg năm 2000, cao hơn nhiều so với mức bình quân cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2003 là 3.964,7 tỷ đồng, trong đó trồng trọt (cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp) đóng góp 2.898,2 tỷ đồng (73,1%); chăn nuôi (trâu, bò, lợn, dê, ngựa, gia cầm) là 927,7 (23,4%); dịch vụ là 147,8 tỷ đồng (3,5%). Bảng 19: Tổng sản phẩm toàn tỉnh Nam Định phân theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 1998 - 2003 (giá hiện hành). Đơn vị tính: triệu đồng. Ngành, lĩnh vực 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 4863313 5172704 5506105 5973004 6535052 7167532 1.Nông - lâm nghiệp 2022576 2091131 2115976 2178823 2265376 2282142 2.Thuỷ sản 93581 115716 136122 167684 240066 270216 3.CN khai thác mỏ 33552 36069 38885 502005 71140 80993 4.CN chế biến 504449 545559 625699 761704 862158 1093765 5.Sx & phân phối điện, gas, nước 33885 41769 49965 64847 75767 93895 6.Xây dựng 388905 423782 438348 460525 510114 584871 7.Thương nghiệp, sửa chữa 296171 315245 342197 373819 420670 462306 8.Khách sạn - Nhà hàng 80326 84977 86054 94167 105020 113964 9.Vận tải, kho bãi & TTLL 192296 208900 226952 273120 302110 344042 10.Tài chính tín dụng 54965 59416 61994 71342 82975 92461 11.Khoa học & Công nghệ 3706 3996 4533 4485 4850 5017 12.Kinh doanh Tài sản & DV tư vấn 390152 404720 431206 456126 501651 549033 13.QLNN & ANQP, đảm bảo XH 246584 273921 311073 342811 354927 383463 14.GD & ĐT 211323 241216 262756 313301 342945 377729 15.Y tế & cứu trợ XH 160842 178992 189700 158928 176475 192090 16.Văn hoá - Thể thao 6728 7537 8949 9933 11162 15769 17.Hđộng Đảng, đoàn thể, hiệp hội 71970 76456 60000 71160 74878 79559 18.Hđộng phvụ cá nhân và cộng đồng 28752 31801 34322 37630 42576 47306 19.Hoạt động làm thuê công việc gđ 9450 11000 12760 14036 16445 17202 20.Thuế NK 33100 20503 68614 68358 73747 81709 (Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định ) Sản xuất công nghiệp của tỉnh cũng từng bước đi lên. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 9%/năm, trong đó công nghiệp Trung ương tăng khoảng 4%, công nghiệp địa phương tăng trên 12%. Công nghiệp dân doanh phát triển năng động và tăng nhanh, nhất là công nghiệp tư nhân, cá thể, gia đình. Trong các ngành công nghiệp của tỉnh, công nghiệp chế biến chiếm ưu thế. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là muối ráo, muối iốt, thịt đông lạnh, thuý sản đông lạnh, rau quả hộp, gạo ngô xay xát, bánh kẹo, bia rượu, vải sợi các loại, khăn bông, quần áo dệt kim, quần áo may sẵn, gỗ xẻ các loại, nước mắm, sản phẩm cói, thuốc (thuốc ống, thuốc viên, thuốc nước), thuỷ tinh, tơ tằm, vật liệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1004.DOC
Tài liệu liên quan