Luận văn Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại Phú Hưng: thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ HƯNG GIAI ĐOẠN 2007 – 2009 3

I. Khái quát chung về Công ty CPĐT&TM Phú Hưng 3

1.1. Qúa trình hình thành và phát triển 3

1.2. Tổ chức bộ máy của Công ty 4

II. Tình hình hoạt động của Công ty CPĐT&TM Phú Hưng 6

2.1. Đánh giá năng lực của Công ty 6

2.1.1. Nguồn vốn 6

2.1.2. Lao động 8

2.1.3. Thương hiệu 10

2.2. Kết quả hoạt động của Công ty 13

III. Thực trạng của hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty CPĐT&TM Phú Hưng.Giai đoạn 2007-2009 15

3.1. Nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triển của Công ty 15

3.1.1. Nguồn vốn đầu tư của Công ty 15

3.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triển 17

3.2. Nội dung đầu tư phát triển tại Công ty CPĐT&TM Phú Hưng trong khoảng thời gian 2007-2009 20

3.2.1. Đầu tư vào xây dựng cơ bản 20

3.2.2. Đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị 22

3.2.3. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 24

3.2.4. Tổng hợp tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển theo các nội dung đầu tư tại Công ty CPĐT&TM Phú Hưng giai đoạn 2007 – 2009 31

IV. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Becamex.IDC 32

4.1. Những kết quả đạt được 32

 

4.2. Những Tồn tại và nguyên nhân 39

4.2.1. Những tồn tại 39

4.2.2. Nguyên nhân 40

4.3. Phân tích mô hình SWOT tại Công ty CPĐT&TM Phú Hưng 42

4.3.1. Điểm mạnh 42

4.3.2. Điểm yếu 44

4.3.3. Cơ hội 44

4.3.4. Thách Thức 45

CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐÀU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CPĐT&TM PHÚ HƯNG TRONG THỜI GIAN TỚI 47

I. Định hướng phát triển của Công ty CPĐT&TM Phú Hưng 47

II. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển của Công ty CPĐT&TM Phú Hưng trong giai đoạn tới 48

2.1. Nâng cao khả năng huy động nguồn vốn 48

2.2. Nâng cao hiệu quả dự án của Công ty CPĐT&TM Phú Hưng trong thời gian tơi 51

2.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 53

2.4. Đầu tư nghiên cứu thị trường 54

2.4.1. Chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường 54

2.4.2. Giữ vững và nâng cao uy tín trong thương mại quốc tế 56

2.5. Đầu tư máy móc công nghệ và thiết bị sản xuất 56

2.6. Đầu tư vào marketting, quảng cáo 58

III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư để nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới 59

3.1. Đề xuất với các cơ quan quản lý cấp trên: 59

3.2. Về phía công ty CPĐT&TM Phú Hưng 60

KẾT LUẬN 62

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại Phú Hưng: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười) 178,5 triệu đồng - Luyện tay nghề cho công nhân hàn( 78 người) 45,6 triệu đồng - Công tác văn phòng (10 người) 12 triệu đồng - Đào tạo khác (30 người) 61,5 triệu đồng Tóm lại, trong thời gian qua Công ty đã nỗ lực trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng lao động trong toàn Công ty. Tuy nhiên, để giúp Công ty có thể cạnh tranh với các đối thủ canh tranh khác, và bước vào thời kỳ hội nhập thì Công ty cần có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bổ sung đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hiện có, chế độ hợp lý đề thu hút nhân tài về làm việc cho Công ty. Đầu tư đảm bảo an toàn lao động Số cán bộ công nhân viên của Công ty CPĐT&TM Phú Hưng là 400 người, cán bộ quản lý là 20 người, kỹ sư là 30 người và chuyên gia nước ngoài là 2 người. Chính vì vậy hàng năm Công ty vẫn luôn trích một khoản tiền để mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng bảo hộ lao động cho công nhân viên. Mỗi công nhân nơi công trường đểu có bộ đàm, quần áo, nón bảo hộ lao động....Với phương châm của Công ty là đảm bảo an toàn lao động cho người lao động là ưu tiên hàng đầu. Người lao động có được đảm bảo trang bị tốt nhất các thiết bị bảo hộ lao động thì mới có thể yên tâm hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Trong thời gian qua Công ty đã thực hiện được các nội dung sau: -Trong xây dựng cơ sở hạ tầng, KCN và đô thị Công ty đầu tư vào trang thiết bị, phương tiện tháo dỡ, đồ bảo hộ, máy súc máy ủi hộ, thiết bị cấp cứu và luôn có kế hoạch kiểm tra thường xuyên các dự án theo qui định Công ty có sự kiểm tra rà soát các thiết bị khai thác hiện có, đánh giá điều kiện an toàn hiện tại, bổ sung các biện pháp an toàn để tuyệt đối không để xảy ra tai nạn trong lao động. - Trong lĩnh vực điện lực: Công ty tổ chức các buổi huấn luyện, kiểm tra, sát hạch và xếp hạng an toàn về điện cho các đối tượng là cán bộ, công nhân viên khi làm việc liên quan đến điện. Trang bị đầy đủ các dụng cụ phương tiện an toàn phòng chống tai nạn về điện. -Trong lĩnh vực phòng chống cháy nổ: Công ty đã trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng chống cháy nổ tại chổ theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, thử nghiệm để đảm bảo thiết bị luôn sẵn sàng hoạt động. Công ty cũng trang bị trang bị cảnh báo cháy sớm để phát hiện và ngăn ngừa cháy nổ ở các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao. Đầu tư cho công tác an toàn- vệ sinh lao động cần một lượng vốn ít nhưng nó lại vô cùng quan trọng, đảm bảo sự an toàn cho người lao động. Vì thế, trong thời gian tới Công ty sẽ xây dựng nội quy trình kỹ thuật an toàn cho Công ty mình phù hợp với tính chất và đặc điểm ngành xây dựng và sản xuất công nghiệp. Mặt khác, Công ty cũng nghiên cứu, đầu tư trang thiết bị bảo vệ cá nhân, thiết bị cảnh báo và phòng ngừa tai nạn lao động. Luôn luôn giáo dục cho người lao động chấp nhận nội quy xây dựng, quy trình kỹ thuật an toàn và có ý thức tự bảo vệ chính mình trong mọi công việc Bảng 1.3.14 : Đầu tư cho công tác bảo hộ lao động Đơn vị : triệu đồng Năm Kỹ thuật an toàn & PCCN Kỹ thuật VSLĐ & cải thiện ĐKLĐ Trang thiết bị bảo vệ cá nhân Tuyên truyền về BHLĐ Chăm sóc sức khoẻ người lao động Tổng số Năm 2007 891,6 1.789 2.753,1 150,2 443,8 6.027,70 Năm 2008 1.021,5 2.026 2.531,7 178,5 524,4 6.282,10 Năm 2009 968,4 1.872,3 2.254,3 206,2 762,8 6.064,00 (Nguồn : báo cáo tổng hợp các năm 2005- 2007) Công tác bảo hộ lao động qua các năm không tăng đáng kể. Năm 2009 còn giảm 218,1 triệu đồng so với năm 2008, nguyên nhân là do trong năm 2009 số lao động tăng thêm giảm so với sô lao động tăng thêm của năm 2008, và Công ty chưa chú trọng trong mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân. Tỷ trọng mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số vốn đầu tư phát triển của Công ty. Tổng hợp chí phí đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Bảng 1.3.15 : Tổng hợp chí phí đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đơn vị : Triệu đồng Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng chi phí đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 637,7 632,7 687,1 Tốc độ tăng liên hoàn - 6,23% -0,68% Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư phát triển 4,57% 3,5% 2,67% (Nguồn : báo cáo tổng hợp các năm 2005- 2007) Biểu đồ 1.3.11 : Tổng hợp chí phí đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công tác đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lực chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư cho phát triển. Chí phí này có năm tăng có năm giảm : năm 2009 tăng 6,23% so với năm 2007, nhưng đến năm 2009 lại giảm 0,68% so với năm 2006. Nguyên nhân là do công tác đầu tư bảo hộ lao động giảm. Đây là một tồn tại của Công ty, trong khi nguồn vốn cho đầu tư phát triển tăng nhanh qua các năm thì nguồn vốn cho công tác nâng cao chất lượng nguồn lao động lại chưa được quan tâm chú trọng và lại giảm. Công ty muốn thực hiện tốt các dự án lớn của mình thì cần phải quan tâm đến công tác an toàn lao động. Cần tăng nguồn vốn để công tác đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tốt hơn nữa. 3.2.4. Tổng hợp tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển theo các nội dung đầu tư tại Công ty CPĐT&TM Phú Hưng giai đoạn 2007 – 2009 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo nội dung đầu tư tại công ty CPĐT&TM Phú Hưng giai đoạn 2007-2009 được thực hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1.3.18 : Tổng hợp nguồn vốn đầu tư phát triển theo các nội dung đầu tư giai đoạn 2007 – 2009 Đơn vị : Triệu đồng Nội dung đầu tư phát triển Năm 2007 Năm 2009 Năm 2009 1.Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản 23.378 58.101,46 113.762,05 2.Vốn đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị 105.428 124.301 125.296 3.Vốn đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 6.337,7 6.732,7 6.687,1 4.Vốn đầu tư cho marketting, quảng cáo 3.520 3.635 4.700 Tổng vốn đầu tư phát triển 138.664,1 192.770,16 250.445,15 (Nguồn : tổng hợp báo cáo tài chính giai đoạn 2007-2009) Có thể nói nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư phát triển hàng năm của Công ty là rất lớn, nó thể hiện sự quan tâm, đầu tư của Công ty về nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như nâng cao chất lượng các dự án mà Công ty đang triển khai. Vốn đầu tư cho tài sản cố định chiếm phần lớn trong tổng vốn đầu tư, còn nguồn vốn đầu tư cho quảng cáo, marketting còn hạn chế và chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng vốn đầu tư phát triển. Mặt khác trong năm 2009 Công ty thực hiện nhiều dự án quan trọng nhưng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lại có phần giảm sút. Tuy vậy, nguồn vốn đầu tư phát triển của Công ty thực sự đạt hiệu quả khi nó trực tiếp tác động đến lợi nhuận của Công ty tăng hàng năm, giúp cho Công ty phát triển một cách lâu dài và bền vững, cạnh tranh được với các đối thủ trong cùng lĩnh vực đầu tư xây dựng công nghiệp và đô thị.và xây lắp,thi công,sản xuất IV. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Becamex.IDC 4.1. Những kết quả đạt được Kết quả đầu tư Với nguồn vốn đầu tư phát triển huy động trong những năm qua đã thực sự làm tăng năng lực cạnh tranh của Công ty, tăng vị thế và thị phần Công ty so với các doanh nghiệp khác trong và ngoài Tỉnh. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thì đầu tư tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất, nguồn vốn này đã tạo ra một lượng tài sản cố định nhằm đáp ứng các mục tiêu và kế hoạch mà Công ty đặt ra. Bảng 1.4.19 : Giá trị tài sản cố định huy động vào sản xuất của Công ty iai đoạn 2005 – 2007 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đầu tư xây dựng cơ bản 23.378,4 58.101,46 113.762,05 Mua sắm máy móc, trang thiết bị 108.181,11 126.832,7 127.550,3 Giá trị tài sản cố định mới huy động 131.559,5 184.934,16 241.312,35 (Nguồn : Báo cáo tổng kết giai đoạn 2007 – 2009 ) Biểu đồ 1.4.13 : Giá trị tài sản cố định mới huy động vào sản xuất giai đoạn 2007 – 2009 Ta có thể thấy tổng giá trị tài sản cố định mới huy động vào sản xuất của giai đoạn 2005 – 2007 là 557.806,01 triệu đồng, đây là nguồn vốn lớn. Trong giai đoạn này đã hình thành nhiều tài sản cho Công ty. Do trong năm 2009, Công ty thực hiện nhiều dự án lớn nên lượng vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản cũng tăng nhanh.mặt khác thì cũng trong năm này nhiều công trình thi công xây lắp cũng được công ty hoàn thành nên số vốn tổng đâù tư cũng tăng cao đó là đưa dự án xây dựng nhà máy Gia Công Cơ Khí chuẩn bị đi vào hoạt động kèm theo các dự án nâng cấp các đường dây tải điện tiếp tục thi công xây lắp ước tính khoảng 8.450 triệu đồng. Bên cạnh đó xí nghiệp quản lý các phương tiện vận tải của Công ty cũng được hình thành, quản lý toàn bộ lực lượng phương tiện kỹ thuật: xe tải, xe bê tông, xe chữa cháy,…Cả năm xí nghiệp giao thông vận chuyển được 93.000 tấn/km, doanh thu vận chuyển đạt 4.8 tỷ, doanh thu thi công cơ giới đạt 3.9 tỷ đồng. Cũng trong năm này trụ sở chính của Công ty được hình thành, góp phần làm thay đổi diện mạo của Công ty đến các khách hàng. Lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm máy móc thiết bị đểu tăng qua các năm, năm 2009 vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng nhiều nhất, dẫn hệ số huy động tài sản cố định cũng tăng Biểu đồ 1.4.14 : Hệ số huy động tài sản cố định vào sản xuất giai đoạn 2005 – 2007 Hệ số huy động tài sản cố định là chỉ tiêu phản ánh mức độ đạt được kết quả trực tiếp của hoạt động đầu tư trong số vốn đầu tư đã thực hiện của Công ty CPĐT&TM Phú Hưng. Nhìn vào hệ số huy động tài sản cố định của Công ty thì ta có thể thấy rằng hệ số này rất cao, năm 2007 là 0.948, năm 2008 là 0.96, năm 2009 là 0.963. Vốn đầu hình thành tài sản cố định đều đã được huy động và sử dụng hết, thực sự đem lại quả cao Doanh thu, lợi nhuận trên một đơn vị vốn đầu tư Doanh thu trên một đồng vốn đầu tư, doanh thu tăng thêm trên một đồng vốn đầu tư, lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư và lợi nhuận tăng thêm trên một đồng vốn đầu tư là các chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất ảnh hưởng của hoạt động đầu tư phát triển tới doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này của Phú Hưng thời gian qua được thể hiện như sau: Bảng 1.4.20 : Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của Công ty Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. VĐT phát triển 138.664,1 192.770,16 250.445,15 2. Giá trị TSCĐ mới huy động 131.559,5 184.934,16 241.312,35 3. Doanh thu 939.300 1.277.000 1.723.000 Doanh thu tăng them - 337.700 446.000 Doanh thu /VĐT 6,77 6,62 6,88 Doanh thu tăng thêm/ VĐT - 1,75 1,78 Doanh thu tăng thêm/giá trị TSCĐ mới huy động - 1,83 1,85 4. Lợi nhuận 203.900 307.000 413.000 Lợi nhuận tăng them - 103.100 106.000 Lợi nhuận/ VĐT 1,47 1,6 1,65 Lợi nhuận tăng thêm/ VĐT - 0,53 0,42 LN tăng thêm/ giá trị TSCĐ mới huy động - 0,6 0,44 (Nguồn : báo cáo tài chính kế toán giai đoạn 2007 – 2009) Hai chỉ tiêu doanh thu và doanh thu tăng thêm trên một đồng vốn đầu tư phát triển là hai chỉ tiêu cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra và một đồng vốn đầu tư tăng thêm mang lại bao nhiêu đồng vốn doanh thu và doanh thu tăng thêm. Ta thấy cả hai chỉ tiêu này đều tăng qua các năm vì vốn đầu tư của Công ty tăng nhanh qua các năm tương ứng với nó doanh thu cũng tăng trưởng liên tục, nhưng sự gia tăng này là không đồng nhất vì Công ty CPĐT&TM Phú Hưng là Công ty cổ phần thương mại và đầu tư , chuyên thi công các dự án xây dựng,thi công xây lắp,sản xuất kinh doanh nên nó có độ trễ trong đầu tư. Năm 2008 có giảm so với năm 2007, vốn đầu tư Năm 2009 bỏ ra lớn hơn so với sự gia tăng về doanh thu đầu tư trong năm 2009. Nguyên nhân là có sự cạnh tranh giữa Công ty với các doanh nghiệp cũng về xây dựng thi công xây lắp khác trong cả nước. Hai chỉ tiêu lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư và lợi nhuận tăng thêm trên một đồng vốn đầu tư : các chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra sẽ cho được bao nhiêu đồng lợi nhuận và lợi nhuận tăng thêm. Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn đầu tư tăng qua các năm còn chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư thì giảm. Nhưng nhìn chung là hai chỉ tiêu này tương đối cao so với mặt bằng chung của thành phố Qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư trên của Công ty CPĐT&TM Phú Hưng thời gian qua cho thấy hoạt động đầu tư phát triển của Công ty đã phát huy hiệu quả và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh Hiệu quả kinh tế xã hội Qua các thành tựu mà Công ty đã đạt được trong thời gian qua về hoạt động đầu tư phát triển cũng như hoạt động đầu tư xây dựng, Công ty đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp tăng trưởng đi lên của đất nước mang lại hiệu quả đáng kể. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng sẽ mang lại nguồn thu cho Công ty, giúp nhập những thiết bị máy móc, nguyên vật liệu mà trong nước không có để phục vụ cho sản xuất, thi công, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước Bảng 1.4.21. : Nộp Ngân sách Nhà nước của Công ty Đơn vị : Triệu đồng Năm 2007 2008 2009 Nộp NSNN 50,975 76,75 103,25 Tốc độ tăng định gốc - 50,56% 102,6% (Nguồn: Phòng quản lý tài chính) Biểu đồ 1.4.15 : Nộp ngân sách Nhà Nước của Công ty Thông qua bảng trên có thể thấy mức đóng góp vào Ngân sách Nhà nước của Công ty tăng đều qua các năm. Nó cho thấy cùng với sự hoạt động hiệu quả thì Công ty ngày càng trở thành một nguồn đóng góp tích cực vào nguồn thu của Ngân sách Nhà Nước. Mặt khác công ty đã thu hút hàng và tạo hàng trăm công ăn việc làm cho xã hội.với mức thu nhập bình quân của công nhân không ngừng tăng cao trong những năm gần đây, đã giải quyết đươc lượng lao động nhàn rỗi ở nông thôn và các vùng lân cận,nâng cao đời sống của nhân dân cũng như cán bộ công nhân viên trong công ty 4.2. Những Tồn tại và nguyên nhân 4.2.1. Những tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, Công ty cũng như các công ty cổ phần đầu tư, doanh nghiệp khác trong thời kỳ mở cửa của Đất Nước đang từng bước gia nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giớì nên không tránh khỏi gặp những khó khăn ảnh hưởng hay tác động đến hoạt động kinh doanh, cụ thể như: Vốn Đầu tư Thực trạng về vốn đầu tư của Công ty cũng có một số khó khăn do trong hoạt động hiện nay Công ty đang thiếu vốn. Nguồn vốn đầu tư của Công ty chưa được đa dạng hóa cao.chủ yếu dựa vào nội lực công ty,số vốn góp của cổ đông hay vốn tự bổ xung và đi vay ngân hàng chiếm 20% tổng vốn đầu tư.không những vậy thì chi phí vốn khi đi vay còn khá cao ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp cũng như của công ty.Tuy nhiên đây chỉ là khó khăn tạm thời công ty sẽ khắc phục trong thời gian tới Việc triển khai hoàn thành các dự án còn chậm chễ, chưa đạt được hiệu quả cao do nguyên nhân như thiếu vốn, trình độ người lập, thẩm định và quản lý dự án chưa được cao.Đây cũng là vấn đề chung của nhiều doanh nghiệp Công tác ngiên cứu mở rộng thị trường của Công ty Thị trường của Công ty chưa được rộng lớn khi các dự án của Công ty chỉ bó hẹp trong phạm vi xung quanh thành phố Hà Nội. Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh sẽ càng làm cho thị trường bị thu hẹp dần. Số lượng các văn phòng đại diện và chi nhánh của Công ty còn hạn chế, mới chỉ có ở các thành phố lớn như Thành Phố như Hải Dương... Hoạt động marketting, quảng cáo Vốn đầu tư cho hoạt động marketting, quảng cáo của Công ty còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển. Chí phí hoạt động marketting quảng cáo tăng hàng năm chứng tỏ Công ty đã chú trọng đến nhưng vẫn chưa tương xứng với tổng nguồn vốn đầu tư của Công ty Lao động Cán bộ Công nhân viên của Công ty có số lượng lớn, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao nhưng chưa được trẻ hóa. Công tác đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển. Công tác bảo hộ chưa được quan tâm đúng mức khi năm 2009 tổng vốn đầu tư phát triển tăng cao nhưng chi phí cho thiết bị bảo hộ lao động lại giảm so với năm 2008 Máy móc trang thiết bị Phần lớn máy móc thiết bị của công ty là công nghệ được đầu tư mới ở dạng phần cứng tức là các máy móc thiết bị, còn phần mềm công nghệ Công ty mới mua ở dạng phần mềm thương mại, bán kèm theo máy móc thiết bị.và hầu hết là các máy móc phục vụ thi công xây lắp với số vốn tương đối lớn tỷ lệ khấu hao cao,cộng thêm thuê chuyên gia tư vấn giám sát,và công tác đào tạo kỹ sư và công nhân chưa được quan tâm đúng mức 4.2.2 Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan Do cơ chế tín dụng mà việc vay vốn của công ty khó khăn hơn Đối thu cạnh tranh nhiều làm tăng rủi ro khi công ty mở rộng hoạt động kinh doanh. Khách hàng và các đại lý phân phối chưa biết nhiều đến công ty nên hệ thống phân phối còn hạn chế.vì công ty mới thành lập,nên chưa tạo lập được thị trường,khách hàng vẫn chưa tín nhiêm. Do công ty là công ty cổ phần nên nguồn vốn chủ yếu là cổ đông góp vốn cộng với vốn tự bổ xung từ hoạt động kinh doanh và vốn vay ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn đầu tư Thị trường không ổn định một phần là do chính sách Nhà Nước chưa ổn định, thường xuyên có sự sửa đổi bổ sung, mặt khác là do tình hình kinh tế thế giới có những chuyển biến phức tạp nên Công ty thường xuyên đối đầu với những khó khăn trong vấn đề tìm kiếm thị trường. Vì vậy mà thị trường cũ của Công ty bị mất đi và Công ty phải bắt đầu tìm kiếm thị trường khác thay thế. Nguồn lao động ở địa phương tuy dồi dào nhưng tay nghề kỹ thuật chưa cao. Mặt khác các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trong tỉnh còn rất hạn chế không đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo nhân lực cung cấp cho Công ty nói riêng và xã hội nói chung Nguyên nhân chủ quan Hạn chế khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh Hàng năm, công ty phải đi vay vốn ngắn hạn của ngân hàng với một lượng quá lớn để bù đăp những phần vốn bị thiếu hụt phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chính vì vậy đẩy chi phí lãi vay lên cao, làm lợi nhuận của công ty giảm mạnh Số lượng cán bộ còn thiếu, do đó, nhiều khi công việc quá nhiều không giải quyết hết, cũng có khi không có hợp đồng, cán bộ lại không có việc làm. Công tác nghiên cứu thị trường Phú Hưng còn yếu và chưa có đội ngũ chuyên nghiệp trong lĩnh vực Marketing Hình thức kinh doanh chủ yếu của công ty không phải là bán hàng trực tiếp mà là gửi bán, do đó, việc tiếp cận trực tiếp với khách hàng là không có, đồng thời làm giảm doanh thu của công ty. Công tác quản lý tài chính chưa hiệu quả, chưa được kiểm tra theo dõi chặt chẽ nên mới dẫn đến tình trạng tăng lên của các khoản chi phí như chi phí lãi vay, chi phí quản lý, chi phí bán hàng Cơ cấu đầu tư chưa phù hợp. Công tác đầu tư vẫn còn dàn trải, nhiều hạng mục đầu tư được triển khai làm nguồn vốn đầu tư bị dàn trải, không đủ vốn tập trung cho những dự án trọng điểm, gây nên tình trạng thất thoát vốn đầu tư.và các hoạt động kinh doanh thương mại chưa được chú trọng và đâu tư đúng đắn.hoạt động xuất nhập khẩu chưa dược khai thác hết tiềm năng,sản xuất các sản phẩm còn đang ở giai đoạn mới đưa vào thị trường chưa có chỗ đứng và thương hiệu còn mới Đội ngũ nhân lực hoạt động trong công tác đầu tư nói chung còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Trình độ người làm công tác lập thẩm định dự án còn chưa được cao,công tác lập dự án và quản lý dự án chưa được quan tâm đúng mức do đội ngũ cán bộ công nhân viên còn thiếu,chưa khai thác hết tiềm năng của công ty 4.3. Phân tích mô hình SWOT tại Công ty CPĐT&TM Phú Hưng 4.3.1. Điểm mạnh Thuận lợi trước hết mà Phú Hưng có được từ ngày đầu mới thành lập đó là một công ty mới thành lập,nghành nghề kinh doanh đa dạng,phát triển nhiều mặt Công ty Phú Hưng là công ty cổ phần nên có lợi thế hoạt động theo nguyên tắc của công ty cổ phần đó là quy tắc công khai và minh bạch về hoạt động sản xuất kinh doanh,tự huy động và sử dụng nguồn vốn của mình,bổ xung vốn đầu tư Về đội ngũ cán bộ và trình độ quản lý: Như đã trình bày ở trên, toàn công ty có 20 cán bộ nhân viên, hầu hết đều ở trên trình độ Đại học và trên Đại học. Đó là những người trẻ tuổi có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, có tính thần đoàn kết, gắn bó với công ty. Ban lãnh đạo, Ban quản lý của Phú Hưng-Phit.,jsc có trình độ, năng lực, kinh nghiệm quản lý, sáng tạo, quyết đoán và cúng có tâm huyết, tinh thần đoàn kết quyết tâm xây dựng Phú Hưng ngày càng lớn mạnh. Với một đỗi ngũ nhân lực như vậy, công ty sẽ có rất nhiều thuận lợi khi hội nhập kinh tế quốc tế, đó sẽ là những người giúp công ty đứng vững và phát triển lớn mạnh trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý: Công ty tổ chức bộ máy quản lý tinh giảm gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. Hoạt động theo cơ chế phận cấp, bao gồm cấp quản lý và cấp thực hiện. Với một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt mọi hoạt động và các quyết định của công ty đều được phối hợp và thực hiện một cách nhịp nhàng, nhanh gọn, giúp công ty tận dụng được lợi thế về mặt thời gian, chớp lấy cơ hội và kịp thời đưa ra những quyết định sáng suốt của mình. Về trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật: Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, với những yêu cầu đặt ra là số lượng nhân viên trong công ty không nhiều và yêu cầu cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho các nhà quản trị doanh nghiệp, công ty được trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Các phòng ban đều được trang bị máy tính với những phần mềm hiện đại, có bản quyền, giúp công ty có một mô hình quản lý gọn nhẹ, hiệu quả cao. Trong quá trình hoạt động, công ty đã tạo quan hệ tốt với các cơ quan chức năng Nhà nước như: Cơ quan thuế, Bộ chủ quản, Công ty mẹ… Các mối quan hệ hợp tác, kinh doanh, các bạn hàng trong nước và quốc tế cũng không ngừng được củng cố, duy trì và phát triển. Nhờ đó công ty luôn dễ dàng có được các giấy phép xuất nhập khẩu cũng như có thể giải quyết mọi việc với các cơ quan chức năng nhanh gọn, hiệu quả. Điều này sẽ giúp công ty có thể tạo thêm uy tín và tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh Ngoài ra công ty lại nằm trong thành phố Hà Nội trung tâm của cả nước có địa bàn rộng lớn thuận lợi cho việc hoạt động kinh doanh,giao thông thuận tiện giúp cho việc xuất nhập khẩu các mặt hàng phong phú 4.3.2. Điểm yếu Công ty mới được cổ phần hóa, lại cổ phần trong giai đoạn thị trường biến động, nhiều chính sách của Nhà nước đươc ban hành nên phải giành nhiều thời gian để củng cố và điều chỉnh lại tổ chức cho phù hợp với mô hình của công ty cổ phần. Cán bộ chuyên môn trong công ty mặc dù có trình độ cao nhưng lại thiếu về số lượng. Khả năng vay vốn và thu xếp đối ứng các khoản vay trong năm của Phú Hưng rất căng thẳng. Do không chủ động về vốn nên nhiều khi công ty phải đi vay với lãi suất cao, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nguồn tài trợ chủ yếu là nợ mà hầu như lại là nợ vay ngắn hạn, do đó, công ty có thể sẽ gặp phải rủi ro nhất lớn về khả năng thanh toán các khoản nợ và lãi vay. do hoạt động trong nghành xây dựng nên số lượng lao động phổ thông quá nhiều Số lượng các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu mới không nhiều, chủ yếu là những khách hàng mới. 4.3.3. Cơ hội Đất nước đang trong xu thế mở cửa hội nhập, từng bước thực hiện Công Nghiệp Hóa – Hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn.Đây là cơ hội lớn để công ty khẳng định vị thế của mình bằng chứng là công ty đã và đang xây lắp nhiều công trình như xây lắp đường dây 35KV dây tải điện cho nhà máy Xi Măng Hà Giang,cấp điện cho khu dân cư số 1 tỉnh Lai Châu,... Về phía quản lý chung, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn, giảm các thủ tục hành chính, trở ngại về thuế má, hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu, như hỗ trợ lãi suất vay vốn sản xuất và hoạt động xuất khẩu, trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu mới vào thị trường mới, chính sách khen thưởng, khuyến khích các doanh nghiệp tìm được mặt hàng xuất khẩu mới, thị trường mới. Ban hành chính sách về quản lý ngoại hối, điều chỉnh tỷ giá của đồng USD so với đồng Việt Nam để khuyến khích xuất khẩu, chính sách đầu tư nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu…Những việc này giúp khắc phục được những hạn chế của Phú Hưng-PHIT.,jsc trong việc huy động vốn kinh doanh, thanh toán…tạo điều kiện mở rộng thị trường, mở rộng danh mục các mặt hàng xuất nhập khẩu, tìm kiếm những bạn hàng mới dễ dàng hơn. Nhà Nước đang có những chính sách khuyến khích, ưu đãi để thu hút đầu tư, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án đã và đang thực hiện của Công ty 4.3.4. Thách Thức Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát trong nước đang ở mức rất cao, và có xu hướng tăng. Vì thế phần nào làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động đầu tư và kết quả kinh doanh của Công ty. Lạm phát tăng cũng làm cho các dự án mà Công ty chuẩn bị ký kết trong tương lai ảnh hưởng. Lãi suất ngân hàng, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao sẽ làm giảm lợi nhuận thu được của Công ty. Do đó Công ty cần tích cực tìm nguồn nguyên vật liệu đầu vào thay thế với giá rẻ. Đây thực sự là một thách thức với Công ty. Đất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110879.doc
Tài liệu liên quan