MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 6
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về FDI 6
1.2. Sự cần thiết và những nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào 29
1.3. Kinh nghiệm một số nước trong đầu tư trực tiếp vào Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào 49
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 56
2.1. Tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam trong đầu tư trực tiếp vào Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào 56
2.2. Tình hình đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào 63
2.3. Đánh giá chung về đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào 79
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 88
3.1. Phương hướng đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào 88
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào 96
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 119
120 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục tài liệu về nguồn vốn đầu tư vào Lào cần thẩm tra được rút gọn từ 11 xuống còn 5; thời gian, trình tự thẩm định cũng được rút ngắn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được thời cơ đầu tư. Trung Quốc thực hiện xóa bỏ chế độ chủ thể đầu tư phải giao nộp lợi nhuận bảo đảm bằng vàng về nước nhằm mục đích tăng cường đẩy mạnh tính tích cực đầu tư hơn nữa vào Lào.
Mặt khác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các xí nghiệp đầu tư trực tiếp vào Lào, Trung Quốc hoàn thiện hệ thống dịch vụ tiền tệ, xây dựng chế độ bảo đảm rủi ro về chính trị cho các xí nghiệp trong đầu tư trực tiếp ở Lào, đồng thời xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo đảm cung cấp tín dụng cho các công ty xuyên quốc gia.
* Hoàn thiện chính sách và chế độ quản lý đầu tư trực tiếp ở Lào.
Trung Quốc xóa bỏ quan niệm coi lĩnh vực FDI chỉ là một bộ phận kết hợp hữu cơ trong chính sách mậu dịch đối ngoại, chú trọng nâng cao tính độc lập của lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; xác lập chính sách đầu tư ra ngoài phù hợp với tình hình tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh đầu tư vào Lào.
Trung Quốc tăng cường hoàn thiện chế độ quản lý đầu tư trực tiếp vào Lào thông qua các biện pháp: thực hiện chế độ đãi ngộ quốc dân đối với các xí nghiệp của mọi thành phần sở hữu kể cả xí nghiệp dân doanh; xây dựng cơ quan chuyên ngành dịch vụ tư vấn thông tin về các mặt tin tức, pháp luật, tài chính, sở hữu trí tuệ cho các xí nghiệp đầu tư ở Lào giúp các xí nghiệp nhanh chóng nắm bắt được cơ hội đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ; tăng cường bồi dưỡng và đào tạo nhân viên chuyên môn lành nghề để giúp cho các xí nghiệp xây dựng được một đội ngũ các doanh nghiệp và nhân viên quản lý có trình độ cao có thể triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh xuyên quốc gia; khuyến khích các xí nghiệp đẩy mạnh đầu tư kinh doanh ở Lào nhằm thu hút nguồn tài nguyên và lao động của Lào đáp ứng nguồn lực hạn hẹp của Trung Quốc trong lĩnh vực FDI xuyên quốc gia.
Có thể nói, việc Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào Lào đã đạt được nhiều lợi ích quan trọng. Đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào Lào, Trung Quốc mở rộng được thị trường và xuất khẩu ngày càng nhiều sản phẩm và lao động ra nước ngoài. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của Lào để cung cấp một cách ổn định nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho các công ty đầu tư trực tiếp tại Lào và các công ty khác ở Trung Quốc. Nhanh chóng nắm bắt những thông tin thị trường và thông tin kỹ thuật, bước đầu áp dụng những kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật bán hàng thực tế của nền công nghiệp một cách khoa học.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư trực tiếp của Thái Lan và Trung Quốc vào CHDCND Lào, có rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau:
Thứ nhất, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp để khuyến khích sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế, chú trọng xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng và tạo môi trường thuận lợi cho các công ty, tập đoàn kinh tế hoạt động; đồng thời luôn giành sự ưu đãi đặc biệt về vốn, giúp các doanh nghiệp giữ vững vị trí cạnh tranh với các nhà đầu tư khác trên thị trường Lào.
Thứ hai, Chính phủ cần chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D), thực hiện ưu đãi thuế đối với các hoạt động R&D nhất là hoạt động R&D của các doanh nghiệp.
Thứ ba, Chính phủ cần chú trọng khâu đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, hỗ trợ cho các DNVN trong khâu đào tạo người lao động. Mặt khác, Chính phủ cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, tạo động lực thúc đẩy người lao động tích cực tham gia lao động tại Lào.
Thứ tư, Chính phủ cần thực hiện nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo điều kiện cho các DNVN mở rộng FDI. Cụ thể: giữ vững và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt với Lào nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp. Bãi bỏ các luật lệ cản trở đầu tư trực tiếp của DNVN sang Lào; thực hiện ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ở Lào, trong đó có cả việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; thực hiện hỗ trợ vốn, cho vay với lãi suất thấp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tạo khả năng tài chính lớn cho các DNVN đủ sức cạnh tranh trên thị trường Lào. Đặc biệt, Chính phủ cần có cơ chế đặc thù ưu tiên cho các DNVN đầu tư trực tiếp tại Lào trên tinh thần hợp tác giúp đỡ hữu nghị mà không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, điều đó làm tăng khả năng thuận lợi, sự giúp đỡ từ chính phủ Lào cho các DNVN.
Thứ năm, tự thân các DNVN muốn đứng vững ở thị trường Lào cũng cần không ngừng vận động, củng cố, tăng cường nâng cao sức mạnh tài chính, trình độ khoa học công nghệ, trình độ nguồn nhân lực…nhằm mở rộng thị trường, tận dụng những lợi thế có sẵn, nhất là sự ưu đãi đặc biệt của chính phủ Lào dành cho các DNVN để tìm cách khai thác các nguồn lực mới.
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1. TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1.1. Khái quát về nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và quan hệ hợp tác với Việt Nam
2.1.1.1 Thông tin chung
- Tên nước: Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
- Thủ đô: Viêng-Chăn
- Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Trung Quốc với 416 km đường biên; Tây Bắc giáp Mi-an-ma với 230 km; Tây Nam giáp Thái Lan với 1.730 km; Nam với giáp Căm-pu-chia 492 km và phía Đông giáp Việt Nam với 2.067 km đường biên.
- Diện tích: 236.800 km2
- Dân số: 5.821.998 (tính đến tháng 7/2007) (nữ 50,2%). Lào có 68 bộ tộc chia làm 3 hệ chính là Lào Lùm (sống ở đồng bằng) chiếm 65% dân số; Lào Thâng (sống ở lưng chừng núi) chiếm 22% và Lào Xủng (sống vùng núi cao) chiếm 13% dân số.
- Địa lý hành chính: Lào có 16 tỉnh, 1 thành phố (Thủ đô Viêng-chăn) - Khí hậu: Lục địa, chia làm hai mùa là mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 6) và mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11).
- Địa hình: Chủ yếu là đồi núi, 47% diện tích là rừng; có 7 đồng bằng ở thung lũng sông Mê Kông và các phụ lưu. Lào là quốc gia duy nhất nằm trong khu vực Đông Nam Á không có biển.
- Tôn giáo: Đạo Phật chiếm 85%
- Ngôn ngữ: Tiếng Lào
- Ngày Quốc khánh: 2/12/1975.
- Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 5/9/1962.
- Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Việt Nam: 18/7/1977
- Tỷ giá hối đoái: 1 kíp Lào tương đương 1,7VND.
2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung lũng sông Mê-công hoặc các phụ lưu như đồng bằng Viêng- Chăn, Chăm-pa-xắc...45 % dân số sống ở vùng núi. Hiện nay Lào có 800.000 ha đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nông.
Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. Nhìn chung kinh tế Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo đảm ổn định; chủ yếu là do sức sản xuất thấp; nguồn vốn dựa vào bên ngoài còn lớn, trong khi nội lực còn yếu (trong tổng số vốn đầu tư của Nhà nước, Lào chiếm 20%, còn lại nước ngoài chiếm 80%).
Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu kinh tế-xã hội do các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện có hiệu quả. Phần lớn các mục tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm 1996-2000 và 2001-2005 về sản xuất lương thực, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn, phát triển hàng hóa, dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực đều đạt kế hoạch. Chương trình sản xuất lương thực đã có bước tiến triển rõ rệt, năm 2000 đạt sản lượng 2,2 triệu tấn, năm 2005 đạt 2,6 triệu tấn, lần đầu tiên tự túc được lương thực, có dự trữ quốc gia và xuất khẩu.Tốc độ tăng trưởng trung bình 5,9 - 6%, trong những năm 2000 tăng mạnh hơn, năm 2005 tăng 7,2%. Tăng trưởng GDP năm 2006 đạt 7,4%, năm 2007 đạt 8%, năm 2008 đạt 7,9%. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm 2000 đạt 298 USD/người/năm, năm 2005 đạt 491 USD/người/năm, năm 2006 đạt 546 USD/người/năm, năm 2007 đạt 678 USD/người/năm, năm 2008 đạt 835 USD/ người/năm.
Kinh tế đối ngoại: đến năm 2007, Lào có quan hệ thương mại với 60 nước, ký hiệp định thương mại với 19 nước, 42 nước cho Lào hưởng quy chế các quyền ưu đãi (GSP). Lào còn được hưởng Quy chế bình thường hoá thương mại (NTR) từ Mỹ. Tổng kim ngạch thương mại giai đoạn 1991-2000 đạt 01 tỷ USD, giai đoạn 2001-2005 đạt khoảng 1,2 tỷ USD, năm 2006 tăng lên đạt trên 1,5 tỷ USD. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và hàng nguyên vật liệu.
Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ VIII (3/2006) đề ra mục tiêu đến năm 2020: Xây dựng vững chắc hệ thống chính trị dân chủ nhân dân, trong đó Đảng là hạt nhân lãnh đạo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội; đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển; kinh tế phát triển dựa trên sự phát triển nông nghiệp vững chắc và lấy phát triển công nghiệp làm cơ sở, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo chuyển biến cơ bản về chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; phát triển nhịp nhàng các thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể được củng cố và phát triển vững mạnh. GDP tăng gấp 3 lần năm 2000; chủ động mở rộng hợp tác quốc tế.
2.1.1.3 Tình hình Chính trị - An ninh - Quốc phòng
Nhìn chung, tình hình an ninh, chính trị cơ bản ổn định, trật tự xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, bọn phản động Lào lưu vong vẫn tiếp tục hoạt động phá hoại; các nước Phương Tây còn lợi dụng các vấn đề nhân quyền, dân tộc để gây chia rẽ dân tộc.
2.1.1.4 Chính sách đối ngoại
Đại hội Đảng VIII (3/2006) nêu: tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; thực hiện chủ trương CNDCND Lào sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước nhằm bảo đảm lợi ích chung và lợi ích riêng của mỗi bên; nhấn mạnh tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với các nước XHCN, trong đó tiếp tục tăng cường tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Việt Nam, hợp tác toàn diện với Trung Quốc và các nước anh em khác, thắt chặt quan hệ hợp tác với các nước láng giềng có chung biên giới, tích cực tham gia hoạt động trong ASEAN trên tinh thần giữ vững các nguyên tắc cơ bản của ASEAN.
2.1.1.5 Tình hình hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Lào
Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế-văn hóa-khoa học kỹ thuật Việt-Lào theo dõi và thúc đẩy quan hệ hợp tác này. Ủy ban họp mỗi năm một lần, luân phiên địa điểm, đến nay đã họp 30 phiên. Từ 1991, Chủ tịch Ủy ban mỗi nước là ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực. Ngày 8/01/2008 đã diễn ra cuộc họp giữa kỳ Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào lần thứ 30.
Quan hệ thương mại: kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng đều trong những năm qua: năm 2004 đạt 142,6 triệu USD, năm 2005 đạt 162 triệu USD; năm 2006 đạt 260 triệu USD, năm 2007 đạt 312 triệu USD, năm 2008 đạt 450 triệu USD. Hai bên đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm khuyến khích phát triển đầu tư, thương mại như thực hiện các chính sách ưu đãi, thông thoáng cho các nhà đầu tư của hai nước, giảm thuế suất, thuế nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước, xây dựng các khu kinh tế tại cửa khẩu, chợ đường biên. Tuy nhiên, do thị trường Lào nhỏ, quen dùng hàng Thái Lan lại thêm sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc nên kim ngạch buôn bán giữa hai nước chưa đáp được sự mong muốn của Lãnh đạo và nhân dân hai nước.
Về đầu tư: giữa hai nước có sự khởi sắc đáng kể, đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Lào với tổng số vốn hơn 1,52 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực nông, lâm nghiệp (trồng cây cao su), khảo sát và khai khoáng, điện lực, giao thông vận tải. Đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cũng tăng đáng kể (nếu tính tất cả các dự án đầu tư do các doanh nghiệp địa phương đầu tư tại Lào thì Việt Nam là nước đứng thứ 3 tại Lào).
Về giao thông vận tải: Việt Nam tạo thuận lợi cho Lào vận chuyển hàng xuất nhập khẩu qua các cảng biển Việt Nam (trong đó có cảng Vũng Áng), cho bạn vay vốn ưu đãi làm đường 18B (48 triệu USD, đã khánh thành 5/2006), làm đường 2E Mường Khoa-Tây Trang (40 triệu USD), giúp xây dựng một số cầu đường khác tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu trong khu vực.
Các tỉnh có chung biên giới tăng cường quan hệ, chú ý hơn đến quan hệ kinh tế, đào tạo cán bộ, phòng chống dịch bệnh và từng bước xây dựng đường giao thông, chợ đường biên và nâng cấp cửa khẩu (tính cho đến nay đã có năm cửa khẩu quốc tế: (1) Lao Bảo-Đen XaVẳn (đường 9), (2) Cầu Treo-Nậm Phao (đường 8), (3) cửa khẩu Cha-lo (đường 12), (4) cửa khẩu Nậm-Cắn (đường 7A), (5) cửa khẩu Phukưa (At-ta-pư) – Bờ Y. Tháng 8/2002, hai nước đã ký Thỏa thuận Viêng Chăn (nhằm bổ sung và thực hiện Thỏa thuận Cửa Lò ký năm 1999) về tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc qua lại của công dân hai nước và các hoạt động buôn bán đầu tư song phương. Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào ký ngày 14/9/2007 về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện, hàng hóa qua lại biên giới nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc khuyến khích phát triển đầu tư, thương mại giữa hai nước.
Trong những điểm đến tiềm năng, Lào đang được xem là một trong những thị trường trọng điểm, với hơn 50% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam được đổ vào thị trường nước này.
2.1.2. Cơ hội và thách thức
2.1.2.1.Về cơ hội
Lào có vị trí quan trọng, là điểm kết nối Đông – Tây trong kế hoạch phát triển kinh tế các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông. Lào có tiềm năng phong phú và có chính sách thu hút đầu tư thông thoáng.
Lào là một trong những thị trường quan trọng, hứa hẹn nhiều cơ hội đầu tư cho các DNVN. Có nhiều lí do để khẳng định điều đó nhưng lý do quan trọng nhất là dựa vào cơ cấu đầu tư hiện nay của Việt Nam. Tỉ lệ chung đầu tư ra nước ngoài giữa công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ của các DNVN là 70-15-15, trong khi đó, đầu tư vào Lào chỉ đạt được 65-20-15. Với tỉ lệ như vậy, trong số 317 dự án Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với 2,5 tỉ USD thì đầu tư trực tiếp của DNVN sang Lào chiếm 38% về số dự án và 50% về vốn. Quy mô vốn bình quân đạt 10 triệu USD/dự án ở Lào trong khi ra thế giới là 7,8 triệu USD/dự án. Điều đó cho thấy Lào là một trong những thị trường đầy hứa hẹn với các DNVN.
Quan hệ đặc biệt Việt – Lào là cơ sở để có các chính sách thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt – Lào mạnh mẽ, nhất quán cả từ Việt Nam và Lào. Có một điểm đặc thù trong hoạt động đầu tư trực tiếp của DNVN vào Lào đó là các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào Lào có thêm 7 yêu cầu riêng dựa trên quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Đầu tư trên địa bàn của Lào nhìn chung còn khó khăn, phức tạp, thiếu nhiều thứ. Vì vậy, phía Lào muốn thông qua dự án của doanh nghiệp Việt Nam giúp đỡ cho địa phương trên địa bàn đầu tư 7 lĩnh vực liên quan đến: điện, đường, trường, trạm, việc làm, dạy nghề và cơ chế 3+2 (nhà đầu tư cung cấp vốn, kỹ thuật, thị trường và địa phương cung cấp lao động tại chỗ và đất đai). Có vẻ như yêu cầu này đối với các doanh nghiệp là nặng nề nhưng thực chất, yêu cầu của phía bạn cũng không cao. Đơn cử như xây dựng trạm xá cũng chỉ là căn nhà 3-4 gian không nhất thiết phải trang bị đầy đủ. Vì vậy cũng không tốn nhiều vốn của doanh nghiệp.
Nghiên cứu thị trường Lào chúng ta thấy có những cơ hội lớn mở ra cho các DNVN trong thời gian tới, nhất là ở 3 lĩnh vực thế mạnh Việt Nam đầu tư sang Lào: trồng cao su, thuỷ điện, thăm dò khai khoáng. Như thoả thuận giữa hai chính phủ về việc Lào cấp cho Việt Nam 10 vạn ha trồng cây cao su, đến nay Lào đã cấp cho Việt Nam được 7 vạn ha (70%) nhưng Việt Nam mới trồng được 3 vạn, chưa đầy 50% số đất họ cấp.
Về phát triển thuỷ điện, theo thống kê của phía Lào, có 78 điểm khả thi xây dựng thuỷ điện mà DNVN có thể đẩy mạnh ký kết đầu tư.
Về thăm dò khoáng sản, Lào mới khảo sát 60% tổng diện tích tự nhiên đã có 500 điểm có khả năng khoáng sản trong đó phát hiện 232 điểm quặng gồm than, sắt, thiếc, vàng, đồng, chì, kẽm, muối mỏ, thạch cao, sét, đá quý.
2.1.2.2. Về thách thức, khó khăn
* Thách thức
- Suy thoái kinh tế toàn cầu tác động lớn đến khả năng thực hiện đầu tư trực tiếp vào Lào của DNVN
- DNVN thực hiện đầu tư trực tiếp vào Lào phải giữ đúng cam kết đã ký với Chính phủ Lào.
- DNVN phải tôn trọng Luật pháp, tập quán của nhân dân Lào và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đóng góp của doanh nghiệp cho Nhà nước Lào.
- Bên cạnh các mục tiêu kinh tế, khi thực hiện đầu tư trực tiếp vào Lào DNVN cũng cần có nhãn quan chính trị trong hợp tác đầu tư, những dự án đó mang tính chất chiến lược cho việc tăng cường quan hệ đặc biệt Việt – Lào (lãi ít hoặc không có lãi).
* Về khó khăn.
- Môi trường đầu tư.
Hệ thống pháp luật của Lào đang trong quá trình hoàn thiện, chính sách thu hút đầu tư của Lào thay đổi liên tục, không nhất quán là một trong những khó khăn cho các DNVN trong việc định hướng làm ăn lâu dài. DNVN khi đầu tư vào Lào phải nộp 34 loại thuế - phí khác nhau; DNVN phải mất 672 giờ để làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp; thủ tục cấp giấy phép lao động, giấy phép cư trú còn nhiều nhiêu khê, do đó, khi đã quyết định làm ăn ở Lào, doanh nghiệp phải linh động trong mọi tình huống, vì cơ hội kinh doanh tại thị trường này rất nhiều và sự cạnh tranh chưa cao so với các thị trường khác.
- Trong quá trình triển khai dự án.
Thủ tục cấp đất, ký hợp đồng thuê đất hiện Chính phủ Lào đang làm lại giá đất vì vậy hướng dẫn không rõ ràng, không thống nhất dẫn đến giao đất chậm.
Một khó khăn khác đối với các DNVN đầu tư sang Lào hiện nay là nguồn lao động tại chỗ còn hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Việc phải đưa lao động từ Việt Nam sang, hay đưa lao động Lào sang Việt Nam đào tạo, đã làm tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Mặt khác, chính phủ nước này quy định việc đưa lao động nước ngoài vào Lào không được vượt quá 10% lao động phổ thông và không quá 20% lao động kỹ thuật. Đây là quy định khiến cho nhiều doanh nghiệp thấy vướng mắc, số lượng lao động Việt Nam đưa sang bị hạn chế trong khi lao động Lào không đủ cung cấp. Ở Lào có rất nhiều lễ hội trong năm vào những ngày đó, người Lào sẽ “gác” mọi công việc lại và chỉ tham gia vào các lễ hội. Ở Lào có 6 tháng mùa mưa và 6 tháng mùa khô vì thế các dự án không thể triển khai được ở thời điểm thời tiết khắc nghiệt của 6 tháng mùa mưa. Để giảm chi phí các DNVN nên đưa lao động về đào tạo vào 6 tháng mùa mưa này.
2.2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2008, Việt Nam đã có 146 dự án đầu tư sang Lào với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 1,52 tỉ USD, quy mô bình quân một dự án là 10,4 triệu USD. Lào là địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp của DNVN ra nước ngoài nhiều nhất trong tổng số hơn 40 đối tác ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã có đầu tư của DNVN.
Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào theo năm.
(Từ ngày 1/1/1988 đến ngày 20/12/2008)
Đơn vị tính: USD
Số thứ tự
Năm
Số dự án
Vốn đăng ký
1
1993
1
*
2
1994
2
1.306.811
3
1998
1
1.500.000
4
1999
4
710.000
5
2000
9
5.189.370
6
2001
1
884.000
7
2002
1
392.000
8
2003
7
5.254.870
9
2004
5
3.367.928
10
2005
17
387.692.896
11
2006
14
55.160.960
12
2007
33
616.388.498
13
2008
51
448.630.718
Tổng số
146
1.526.478.051
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhìn vào bảng 2.1 chúng ta thấy giai đoạn trước năm 2000, đầu tư trực tiếp của DNVN vào Lào còn rất khiêm tốn, điều này xuất phát từ nhận thức của DNVN về FDI chưa cao. Từ năm 2000 trở đi, số lượng dự án đầu tư trực tiếp của DNVN vào Lào ngày càng tăng, đặc biệt từ năm 2005-2008 số lượng dự án tăng vọt làm cho Việt Nam vươn lên dẫn đầu trong đầu tư trực tiếp tại Lào. Cùng với sự tăng lên về số lượng dự án, tổng số vốn đăng ký của mỗi dự án đầu tư cũng tăng lên làm cho quy mô đầu tư của DNVN từ nhỏ và vừa chuyển sang quy mô lớn. Có được điều này là do nhận thức của doanh nghiệp về FDI ngày càng đổi mới, DNVN đã ý thức được vai trò và tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp sang Lào trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
2.2.1. Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào theo cơ cấu ngành
Các dự án đầu tư trực tiếp của DNVN vào CHDCND Lào tập trung vào các ngành: công nghiệp có 76 dự án với tổng số vốn đầu tư là 1,04 tỉ USD chiếm 52% số dự án và 69% vốn đầu tư. Tiếp theo là lĩnh vực nông – lâm nghiệp có 47 dự án (chế biến gỗ, trồng và khai thác mủ cao su) với tổng số vốn đầu tư là 427,2 triệu USD chiếm 32% số dự án và 28% vốn đầu tư. Lĩnh vực dịch vụ có 22 dự án với tổng vốn đầu tư là 44,9 triệu USD chiếm 15% số dự án và 2,94% vốn đầu tư.
Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Lào theo ngành.
(Từ ngày 1/1/1988 đến ngày 20/12/2008)
Đơn vị tính: USD
Số thứ tự
Chuyên ngành
Số dự án
Tổng vốn đầu tư
I
Công nghiệp
76
1.049.614.207
Công nghiệp dầu khí
1
4.680.000
Công nghiệp nặng
60
1.023.623.717
Công nghiệp nhẹ
5
13.768.440
Công nghiệp thực phẩm
3
2.225.050
Xây dựng
8
9.997.000
II
Nông – Lâm nghiệp
47
427.275.777
III
Dịch vụ
22
44.908.067
Dịch vụ
9
6.790.000
Giao thông vận tai – Bưu điện
5
22.932.030
Khách sạn – Du lịch
2
5.155.796
Văn hoá-Y tế-Giáo dục
5
3.056.811
Xây dựng văn phòng – Căn hộ
1
6.973.430
Tổng số
145
1.521.798.051
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Từ bảng 2.2 cho thấy, trong 146 dự án của DNVN đầu tư vào Lào thì 3 lĩnh vực được các DNVN quan tâm nhất là: công nghiệp khai thác mỏ, năng lượng và nông-lâm nghiệp. Đây là 3 lĩnh vực DNVN có thế mạnh và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh cũng như nhận được nhiều ưu tiên ưu đãi từ phía Chính phủ Lào. Đó thực sự là một lợi thế lớn của DNVN so với các nhà đầu tư nước ngoài khác khi đầu tư tại Lào, DNVN cần tranh thủ khai thác triệt để lợi thế này.
2.2.1.1. Lĩnh vực công nghiệp
Theo đề nghị của Lào, Việt Nam giúp Lào xây dựng dự án tổng thể điều tra tài nguyên khoáng sản trên lãnh thổ Lào, sau đó Việt Nam có thể tham gia thực hiện dự án này. Liên đoàn địa chất (Intergeo) thực hiện dự án lập bản đồ địa chất 1/200.000 vùng Trung Lào. Trên cơ sở đó khảo sát các vùng than đá, vật liệu xây dựng và sản xuất nguyên liệu xi măng tại Trung Lào; tìm kiếm và đánh giá trữ lượng khoáng sản phốt pho để cung cấp nguyên liệu sản xuất phân vi sinh. Về thăm dò khoáng sản, Lào mới khảo sát 60% tổng diện tích tự nhiên đã có 500 điểm có khoáng sản, trong đó phát hiện 232 điểm quặng gồm: than, sắt, thiếc, vàng, đồng, chì, kẽm, muối mỏ, thạch cao, đá quý, sét… Đến tháng 7/2008, Lào đã cấp 20/30 mỏ cho Việt Nam, có 46 dự án của DNVN đầu tư trực tiếp sang Lào để thăm dò, khai thác khoáng sản với tổng vốn đầu tư là 118 triệu USD, quy mô bình quân một dự án là 2,5 triệu USD. Các dự án đầu tư khai thác khoáng sản của DNVN tại Lào nhìn chung đã triển khai hoạt động, như khai thác đồng tại A-tô-pư giữa doanh nghiệp Việt Nam và Lào; khai thác thạch cao, vàng sa khoáng, muối... Việt Nam cũng đã có vài công ty xin phép khai thác mỏ vàng ở vùng Nam Lào, nhưng vẫn còn trong giai đoạn thăm dò trong từng khu vực được quy định vài ngàn hecta. Khai thác quặng sắt thép là một lĩnh vực được rộng mở hơn. Một vài công ty Việt Nam đã bước đầu thành công trong một vùng mỏ sắt với trữ lượng quặng sắt khá lớn. Nhưng thủ tục về phía Việt Nam lại có trục trặc vì có sự đua chen giành giật công trình của một vài Việt kiều từ Canada đã đầu tư nhiều năm với công ty than đá từ Quảng Ninh, Công ty Vinacoalmin. Đây cũng là một bài học cần được nghiên cứu và giải quyết thỏa đáng giữa các đối tác Việt Nam để giảm bớt sự cạnh tranh trong thị trường Lào.
Từ 1996, hợp tác đầu tư về năng lượng giữa Việt nam và Lào có nhiều bước phát triển mới. Với chương trình điện khí hóa của Lào, không những sẽ giúp cho Lào giải quyết được yêu cầu năng lượng mà còn có thể xuất khẩu sang các tỉnh miền Trung và miền Nam Việt Nam. Ở miền Bắc Việt nam, nguồn điện sẽ được cung cấp cho các tỉnh giáp biên giới Lào. Đường dây tải điện 35kv từ Mai Châu đi Sầm Nưa tỉnh Hủa Phăn dài 192km đã hoàn thành vào tháng 4/1996 với tổng vốn đầu tư 4,5 triệu USD. Ngành điện lực hai nước đã ký thảo thuận tiếp tục khảo sát thiết kế xây dựng đường dây 35kv Hương Sơn-Lắc Sao, lắp đặt trạm biến áp và đường dây 22kv cho thị xã Lắc Sao và các vùng phụ cận hai tỉnh Khăm Muộn và Bô Ly Khăm Say; sửa chữa đường dây 35kv Pahang-Sầm Nưa, mở thêm đường dây 35kv Mường Hét tỉnh Hủa Phăn-Mường Lạt tỉnh Thanh Hóa. Ngành điện lực hai nước cũng đã quy hoạch điện và lập đề án việc Việt Nam mua 1500-2000 MWđiện từ các nguồn điện Trung và Nam Lào trong thời gian từ 1998 đến 2010. Điện được chuyển từ các trạm biến áp của Lào đến trạm mút của các hệ thống điện Việt Nam theo nguyên tắc công trình trên lãnh thổ bên nào thì do bên đó quản lý và đầu tư. Thực hiện Hiệp định hợp tác năng lượng điện đã được ký kết, hai bên đã trao đổi, bổ sung và thống nhất dự án quy hoạch hệ thống đấu nối điện giữa hai nước. Xác định cụ thể công trình thủy điện hợp tác, phương thức mua bán điện và giá điện làm cơ sở để phía Lào đưa vào tiến độ xây dựng và phía Việt Nam đưa vào tổng sơ đồ phát triển điện đến 2020. Trong giai đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn ths.doc
- bia.doc