Luận văn Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI của Nhật Bản

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu

Chương I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2

I- Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 2

1- Khái niệm 2

2- Đặc điểm của FDI 4

3- Ưu nhược điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 7

II- Các hình thức và xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài 12

1- Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài 12

2- Xu hướng vận độn của đầu tư trực tiếp nước ngoài 13

III- Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI 21

1- Sự ổn định về Kinh tế chính trị xã hội và luật pháp đầu tư 22

2- Sự mềm dẻo, hấp dẫn của các hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài 23

3- Sự phát triển của cơ sở hạ tầng 25

4- Sự phát triển của đội ngũ lao động, của trình độ khoa học công nghệ và hệ thống doanh nghiệp trong nước trên địa bàn 25

5- Sự phát triển của nền hành chính quốc gia và hiệu quả của các dự án FDI đã triển khai 26

Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN trong thời gian qua 28

I- Thực trạng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN trong thời gian qua 28

1- Số lượng vốn đầu tư 28

2- Cơ cấu FDI của Nhật Bản theo ngành ở các nước ASEAN 35

II- Những chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN 50

1- Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singpore 50

2- Chính sách đầu tư thu hút trực tiếp nước ngoài của Malaixia 52

3- Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Idonexia 53

4- Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Philippin 55

5- Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan 58

III- Đánh giá quá trình đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN và một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 59

1- Đánh giá quá trình đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN 53

2- Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 63

Chương III: Triển vọng và một số giải pháp thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam 68

I- Triển vọng của đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam 68

II- Một số giải pháp nhằm thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam 74

1- Về phía Chính phủ 75

2- Phía doanh nghiệp 84

Kết luận 88

 

 

 

 

docx97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2418 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI của Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
334 67 562 42 394 70 612 Tổng 503 3368 416 2908 288 2511 279 1913 291 2815 450 3623 Nguồn: ASEAN FDI Database: Data compiled from the Mnistry of Finance, Japan Trích từ:Statistics of foreign direct investment in ASEAN (Enhanced data set), 2001 Qua bảng trên chúng ta thấy rằng, FDI của Nhật Bản vào ngành điện tử là lớn nhất trong các năm từ 1990 – 1995. Năm 1990 FDI của Nhật Bản vào ngành điện tử với 86 dự án đạt số vốn đầu tư là 94 tỷ yên chiếm khoảng 27,9% tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản vào ngành chế tạo. Tuy nhiên, FDI của Nhật Bản vào ngành này lại bắt đầu giảm từ năm 1991 – 1995 nhưng đó là sự giảm chung cho tất cả các ngành, FDI vào ngành điện tử vẫn dẫn đầu trong các ngành chế tạo mà Nhật Bản đầu tư vào. Năm 1991 FDI vào ngành điện tử đạt giá trị là 89,9 tỷ yên với số dự án là 68 nhưng lại chiếm đến khoảng 30,9% trong tổng số vốn FDI mà Nhật Bản đầu tư vào ngành chế tạo. Năm 1992 FDI của Nhật Bản vào ngành điện tử đạt mức thấp nhất trong giai đoạn 1990 – 1995, con số này chỉ đạt 37,2 tỷ yên với số dự án là 49 chiếm khoảng 14,8% trong tổng số vốn mà Nhật Bản đầu tư vào ngành chế tạo. Tuy nhiên, FDI của Nhật Bản vào ngành điện tử lại tăng lên trong những năm tiếp theo. Đặc biệt là năm 1995 FDI của Nhật Bản vào ngành điện tử đã tăng lên và đạt 118,5 tỷ yên với số dự án là 108 chiếm khoảng 32,7% trong tổng số FDI của Nhật Bản vào ngành chế tạo. Tổng số vốn FDI mà Nhật Bản đầu tư vào ngành chế tạo ở các nước ASEAN năm 1995 là 362,3 tỷ yên. Ngành chế tạo được Nhật Bản quan tâm đầu tư lớn thứ hai sau ngành điện tử là ngành hoá chất. Năm 1990 Nhật Bản đầu tư vào ngành hoá chất với 52 dự án đạt giá trị là 65,4 tỷ yên chiếm khoảng 19,4% trong tổng số vốn FDI mà Nhật Bản đầu tư vào ngành hoá chất. Năm 1992 trong khi FDI vào ngành điện tử giảm xuống chỉ còn 37,2 tỷ yên, thì ngành hoá chất được Nhật Bản đầu tư nhiều nhất với 35 dự án đạt số vốn là 112,5 tỷ yên chiếm khoảng 44,8% trong tổng vốn đầu tư của Nhật Bản vào ngành hoá chất. Trong khi đó, ngành điện tử chiếm khoảng 14,8%. Tuy nhiên, ngành hoá chất lại ít được Nhật Bản quan tâm đầu tư trong những năm tiếp theo, năm 1993 Nhật Bản đầu tư vào ngành này với 17 dự án đạt số vốn là 29 tỷ yên chiếm khoảng 15,2% trong tổng số vốn FDI voà ngành chế tạo. Những ngành được Nhật Bản quan tâm đầu tư tiêp theo là ngành luyện kim, chế tạo máy móc, thiết bị vận tải, dệt may. Năm 1990, ngành dệt may đầu tưạ số vốn đầu tư là 37,4 tỷ yên chiếm khoảng 11,1% tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản vào ngành chế tạo, ngành luyện kim chiếm khoảng 6,1% trong tổng vốn đầu tư vào ngành chế tạo, ngành thiết bị vận tải chiếm khoảng 13,9% trong tổng vốn đầu tư vào ngành chế tạo. Tóm lại, trong giai đoạn 1990 – 1995 FDI của Nhật Bản đầu tư vào ngành chế tạo chủ yếu là ngành điện tử và ngành hoá chất.Trong đó, Nhật Bản đầu tư vào công nghiệp điện tử chủ yếu để giải quyết vấn đề xung đột thương mại với Bắc Mỹ và Tây Âu. Những dự án đầu tư vào ngành sản xuất thiết bị vận tải chủ yếu nhằm chiếm lĩnh thị trường ASEAN, mặt khác đó còn là một bộ phận của chiến lược “ Hợp lý hoá quá trình sản xuất và thương mại xuyên biên giới”, nhằm tạo lập mối liên minh kinh tế với các đói tác mới. Đối với hai ngành hoá chất và luyện kim, Nhật Bản đầu tư vào ASEAN nhằm bù đắp cho sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên của nền kinh tế trong nước. Mặt khác, đây là những ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm môi trường với mức độ cao nhất, việc phát triển chúng ở trong nước bị kiểm soát ngặt nghèo, do đó việc xử lý chất thải sẽ làm tăng chi phí sản xuất mà vẫn không thẻ tránh khỏi những tổn hại về môi sinh. Trong giai đoạn 1996 – 2000 FDI của Nhật Bản vào ngành chế tạo có sự biến đổ rất lớn, chúng ta có thể thấy điều này qua bảng sau: Bảng 10b: Đầu tư của Nhật Bản vào ngành chế tạo ở các nước ASEAN giai đoạn 1996 - 2000 Đơn vị: 100 triệu yên Ngành 1996 1997 1998 1999 2000 dự án trị giá dự án trị giá dự án trị giá dự án trị giá dự án trị giá Thực phẩm và đồ uống 11 84 14 52 3 23 13 282 8 20 Dệt may 43 148 34 209 7 200 3 20 1 86 Gỗ và bột giấy 25 209 14 123 3 161 9 26 3 20 Hoá chất 34 797 56 1020 35 452 28 492 13 267 Luyện kim 85 806 62 576 13 472 22 406 22 245 Máy móc 33 214 28 251 14 142 22 290 8 80 Điện tử 90 1081 58 1404 48 526 46 704 52 715 Thiết bị vận tải 62 468 50 793 33 621 30 335 10 387 Ngành khác 62 529 67 1150 16 207 13 235 13 156 Tổng 445 4337 383 5578 172 2804 186 2791 130 1976 Nguồn: (như bảng 10a) Năm 1996 và năm 1997 FDI của Nhật Bản vào ngành điện tử vẫn đạt giá trị cao. Năm 1996 FDI vào ngành điện tử với số vốn là 108,1 tỷ yên chiếm khoảng 24,9% trong tổng số vốn mà Nhật Bản đầu tư vào ngành chế tạo, trong nămnày tổng số vốn đầu tư vào ngành chế tạo là 433,7 tỷ yên. Năm 1997 số vốn đầu tư vào ngành điện tử là 140,4 tỷ yên chiếm khoảng 25,2% trong tổng số vốn mà Nhật Bản đầu tư vào ngành chế tạo ở các nước ASEAN, trong năm này Nhật Bản đầu tư vào ngành chế tạo với tổng số vốn là 557,8 tỷ yên. Tuy nhiên, trong những năm về sau FDI vào ngành điện tử có xu hướng giảm. Năm 1998 FDI trong ngành này giảm xuống còn 52,6 tỷ yên chiếm khoảng 18,7% trong tổng só vốn mà Nhật Bản đầu tư vào ngành chế tạo, cũng trong năm này FDI vào ngành thiết bị giao thông vận tải lại được Nhật Bản quan tâm và đầu tư nhiều hơn với số vốn đầu tư là 62,1 tỷ yên chiếm khoảng 22,1% trong tổng vốn đầu tư vào ngành chế tạo. Trong giai đoạn 1998 – 2000 đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN giảm là do cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ trong khu vực, do đó đầu tư vào các ngành chế tạo cũng như đầu tư nói chung của Nhật Bản là giảm đi. Dù FDI của Nhật Bản vào các ngành chế tạo giảm hay tăng chúng ta đều nhận thấy một điều là các ngành chế tạo như điện tử, thiết bị vận tải, hoá chất, luyện kim vẫn là những ngành được Nhật Bản quan tâm hàng đầu. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu tại sao Nhật Bản lại đầu tư chủ yếu vào những ngành đó. Đây là những ngành sử dụng nhiều lao động mà các nước ASEAN lại có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công lại rẻ, chính vì vậy ASEAN trở thành địa bàn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản nhằm giải quyết vấn đề nguồn nhân lực mà trong nước đang khan hiếm. Mặt khác, những ngành trên đều là những ngành gây ra sự ô nhiễm môi trường lớn Nhật Bản đầu tư vào ASEAN nhằm đạt được mục tiêu mà chính sách dọn nhà của Nhật Bản đặt ra, nội dung của chính sách này nhằm làm giảm sự ô nhiễm nghiêm trọng của môi trường trong nước do giai đoạn phát triển thần kỳ của Nhật Bản gây ra. Bên cạnh đó đây cũng là những ngành sử dụng nguồn tài nguyên, trong khi đó Nhật Bản lại là một nước nghèo tài nguyên, do đó Nhật Bản đầu tư vào những ngành này nhăm bù đắp lại sự thiếu hụt nguồn tài nguyên của mình. Bên cạnh đó các nước ASEAN cũng rất khuyến khích đầu tư nước ngoài đầu tư vào những ngành đó bởi vì đay là những ngành thế mạnh của các nước ASEAN. Như chúng ta đã biết Nhật Bản đầu tư vào ASEAN chủ yếu là vào hai ngành chế tạo và phi chế tạo, nhưng trong hai ngành này thì ngành chế tạo lại chiếm ưu thế. Bảng sau sẽ minh hoạ điều này. Bảng11: Cơ cấu đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN theo ngành Đơn vị: 100 triệu yên Ngành 1996 1997 1998 1999 2000 dự án giá trị dự án giá trị dự án giá trị dự án giá trị dự án giá trị Chế tạo 445 4337 383 5578 172 2804 186 2791 130 1976 Phi chế tạo 224 2655 228 3897 106 2253 86 1581 48 531 Các ngành khác 3 208 2 139 4 101 1 32 1 224 Tổng 672 7200 613 9614 282 5158 273 4404 179 2752 Nguồn: Vụ quản lý dự án, Bộ kế hoạch và Đầu tư Biểu đồ 3a: Cơ cấu FDI của Nhật Bản tại các nước ASEAN Năm 1996 (Số liệu được tính từ bảng11) Năm 1996, Nhật Bản đầu tư vào ngành chế tạo 445 dự án với số vốn là 433,7 tỷ yên chiếm khoảng 60,2% trong tổng số vốn mà Nhật Bản đầu tư vào các nước ASEAN, ngành phi chế tạo là 224 dự án với số vốn là 265,5 tỷ yên chiếm khoảng 36,8% trong tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN, và chỉ còn khoảng 3% đầu tư vào các ngành khác. Biểu đồ 3b: Cơ cấu FDI tại các nước ASEAN Năm 1997 (Số liệu được tính từ bảng 11) Qua phân tích như trên ta thấy FDI của Nhật Bản vào ngành chế tạo lớn hơn rất nhiều so với ngành phi chế tạo. Năm 1997 FDI vào ngành phi chế tạo là 389,7 tỷ yên với 228 dự án chiếm khoảng 40,5% trong tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN, trong khi đó Nhật Bản đầu tư vào ngành chế tạo là 557,8 tỷ yên với 383 dự án chiếm khoảng 58% trong tổng vốn đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN và chỉ còn 1,5% là vào các ngành khác. Biểu đồ 3c: Cơ cấu FDI của Nhật Bản vào các nước ASEAN Năm 1998 (Số liệu được tính từ bảng 11) Đến năm 1998 FDI của Nhật Bản vào cả hai ngành phi chế tạo và ngành chế tạo đều giảm. Tuy nhiên, ngành chế tạo vẫn có số vốn lớn hơn hết, trong năm này số vốn đầu tư vào ngành chế tạo là 280,4 tỷ yên với 172 dự án chiếm khoảng 54,4% trong tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN, trong khi đó ngành phi chế tạo chiếm khoảng 43,6% trong tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN. Biểu đồ 3d: Cơ cấu FDI của Nhật Bản tại các nước ASEAN trong thời gian 1999 - 2000 Năm 1999 Năm 2000 (Số liệu được tính từ bảng 11) Năm 1999 FDI vào ngành chế tạo là 279,1 tỷ yên với số dự án là 186 chiếm khoảng 63,4% trong tổng số vốn mà Nhật Bản đầu tư vào ASEAN, trong khi đó ngành phi chế tạo chỉ chiếm có khoảng 35,8% trong tổng vốn đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN. Năm 2000 là năm đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN giảm sút rất lớn, nhưng ngành chế tạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN trong năm này khoảng 71,8%, trong khi đó ngành phi chế tạo chiếm khoảng 19,2% trong tổng vốn đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN con số tuyệt đối của ngành này là 53,1 tỷ yên. Có thể nói rằng, nền kinh tế của các nước ASEAN đang trên đà chuyển dịch cơ cấu theo hướng dịch vụ nhưng đầu tư của Nhật Bản vẫn chú trọng đối với các ngành chế tạo hơn là các ngành phi chế tạo. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì đây là những ngành có hàm lượng sức lao động cao, những nguồn tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên mà ở Nhật Bản đang khan hiếm, bên cạnh đó các nước ASEAN lại có thế mạnh trong các ngành này, do đó đã rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản. Đối với ngành phi chế tạo Nhật Bản chủ yếu đầu tư vào các ngành: khai thác, tài chính - bảo hiểm, bất động sản… Bảng sau sẽ minh hoạ điều đó. Bảng 12a: Đầu tư của Nhật Bản vào ngành phi chế tạo ở các nước ASEAN trong giai đoạn 1990 – 1995 Đơn vị: 100 triệu yên Ngành 1990 1991 1992 1993 1994 1995 dự án giá trị dự án giá trị dự án giá trị dự án giá trị dự án giá trị dự án giá trị Nông lâm nghiệp 25 44 22 29 11 10 9 18 1 16 0 15 Thuỷ sản 14 20 10 28 7 17 8 17 8 16 18 20 Khai thác 18 312 12 323 17 471 18 308 15 187 18 236 Xây dựng 22 70 15 100 18 193 12 37 7 96 10 71 Thủ công nghệ 78 567 58 272 53 350 48 226 28 220 42 274 Tài chính –Bảohiểm 30 358 23 639 28 673 25 333 28 749 18 304 Dịch vụ 88 715 57 254 52 198 39 165 20 526 22 180 Vận tải 35 111 22 114 19 342 16 235 12 277 15 249 Bất động sản 83 378 55 357 24 221 35 260 35 317 25 203 Các ngành khác 1 9 0 - 0 - 0 - 0 - 0 - Nguồn: ASEAN FDI Database: Datacompiled from the Ministry of Finance, Japan Nhìn vào bảng 12 ta thấy, năm 1990 Nhật Bản đầu tư vào ngành dịch vụ là lớn nhất sau đó đến ngành thủ công nghệ, bất động sản và ngành khai thác. Ngành dịch vụ chiếm khoảng 28,1% trong tổng vốn đầu tư của Nhật Bản vào ngành phi chế tạo, với số vốn là 71,5 tỷ yên. Ngành thủ công mỹ nghệ là ngành được Nhật Bản đầu tư lớn thứ hai ngành này chiếm khoảng 20,68% trong tổng số vốn Nhật Bản đầu tư vào ngành phi chế tạo, ngành được Nhật Bản quan tâm thứ ba đó là ngành bất động sản với số vốn là 38,7 tỷ yên chiếm khoảng 15,21% trong tổng số vốn mà Nhật Bản đầu tư vào ngành phi chế tạo, tiệp đó đến ngành tài chính và ngành khai thác. Sang năm 1991 cơ cấu FDI của Nhật Bản vào các ngành phi chế tạo lại có sự thay đổi. Trong năm này ngành được Nhật Bản quan tâm nhiều nhất là ngành tài chính – bảo hiểm chiếm khoảng 30,21% trong tổng số vốn mà Nhật Bản đầu tư vào ngành phi chế tạo, với số vốn là 63,9 tỷ yên, ngành dịch vụ dẫn đầu trong năm 1990 thì nay đã tụt xuống hàng thứ tư chiếm khoảng 12% trong tổng vốn đầu tư của Nhật Bản vào ngành phi chế tạo. Trong năm này ngành được Nhật Bản đầu tư với số vốn lớn thứ hai là ngành bất động sản với số vốn là 35,7 tỷ yên chiếm khoảng 16,87% trong tổng vốn đầu tư của Nhật Bản vào ngành phi chế tạo, ngành khai thác chiếm khoảng 15,27% trong tổng vốn đầu tư của Nhật Bản vào ngành phi chế tạo.Những năm tiếp theo không có sự biến đổi lớn về thứ bậc đối với các ngành nói trên. Tuy nhiên, trong hai năm 1993 và 1995 FDI của Nhật Bản vào ngành phi chế tạo lại giảm một cách đáng kể. Năm 1993 FDI của Nhật Bản vào ngành phi chế tạo chỉ còn160 tỷ yên trong khi đó năm 1992 là 247,5 tỷ yên. Năm 1995 đầu tư của Nhật Bản vào ngành phi chế tạo chỉ còn 155,3 tỷ yên giảm 37,25% so với năm 1992. Đầu tư của Nhật Bản vào ngành phi chế tạo lại tiếp tục gia tăng trong những năm sau này, chúng ta có thể thấy rõ được điều này qua bảng sau: Bảng 12b: Đầu tư của Nhật Bản vào ngành phi chế tạo ở các nước ASEAN giai đoạn 1996 - 2000 Đơn vị: 100 triệu yên Năm Số dự án Giá trị 1996 224 2655 1997 228 3897 1998 106 2253 1999 86 1581 2000 48 531 Nguồn: (như bảng 12a) Biểu đồ 4: Đầu tư của Nhật Bản vào ngành phi chế tạo ở các nước ASEAN giai đoạn 1996 - 2000 ( Số liệu đước lấy từ bảng 12b) Nhìn vào bảng 12b và biểu đồ ta thấy sự gia tăng FDI vào ngành phi chế tạo ngày càng lớn nhất là vào những năm 1996, 1997 và năm 1998. Tuy nhiên, đến năm 1999 FDI của Nhật Bản vào ngành này lại bắt đầu giảm, đặc biệt vào năm 2000 FDI của Nhật Bản vào ngành này giảm một cách mạnh mẽ, chỉ có 48 dự án với số vốn là 53,1 tỷ yên. Việc giảm FDI của Nhật Bản trong ngành này cũng là việc giảm FDI của Nhật Bản nói chung vào các nước ASEAN. Đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN chủ yếu vào hai ngành là chế tạo và phi chế tạo. Tuy nhiên, tỷ trọng giữa các ngành là không đồng đều nhau. Cơ cấu FDI theo ngành cũng không đồng đều giữa các nước, mà xu hướng đầu tư của Nhật Bản ở đây là đầu tư theo khu vực thể hiện rõ đặc điểm đặc thù của mỗi nước. Năm 1986 Inđônêxia và Philippin chiếm 67% và 43% đầu tư của Nhật Bản trong ngành khai mỏ, trong khi đó Malaixia, Singapo và Thái Lan lại giành phần đầu tư lớn nhất của Nhật Bản trong ngành chế tạo. Đối với Malaixia và Singapo vốn đầu tư của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp hoá dầu, còn Thái Lan thì lại tập trung vào ngành công nghiệp dệt. Hiện nay đang xuất hiện làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản trong ngành dịch vụ ở Singapo (39,6%), Thái Lan (27,5%) và Malaixia là 19,4%. Tóm lại, đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đầu tư của Nhật Bản vào khu vực này lại có chiều hướng giảm. Nguyên nhân giảm đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN theo đấnh giá của ông Konno – Thứ trưởng phụ trách các vấn đề đối ngoại của Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản – là do kinh tế Nhật Bản và thế giới giảm sút, vấn đề quan trọng hiện nay để thu hút đầu tư của Nhật Bản là các nước ASEAN phải thiết lập các mối quan hệ thương mại và kinh tế phù hợp với các quy định chung của Quốc tế cũng như của Trung Quốc và tất cả các nước đã gia nhập tổ chức thương mại Thế giới. Cùng dấu hiệu phục hồi nền kinh tế Nhật Bản, các nước ASEAN đang thực hiẹn tiến trình liên kết kinh tế và đang trên đà khôi phục nhanh nền kinh tế. Tất cả những dấu hiệu này đều đặt cơ sở để hy vọng rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa vào các nước ASEAN trong tương lai. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản đem lại nhiều lợi ích lớn cho các nền kinh tế châu á nói chung, và các nước ASEAN nói riêng. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản đóng góp vào sự tăng trưởng thông qua kênh gián tiếp và trực tiếp. Nó đóng góp vào nguồn lực tạo vốn cho các nước ASEAN bao gồm xây dựng các nhà máy, mua máy móc mới và nâng cấp hạ tầng cơ sở. Các nguồn đầu tư của Nhật Bản giúp việc tạo thành nhiều ngành công nghiệp chế tạo hướng về xuất khẩu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng vào xuất khẩu chắc chắn được xem như là các yếu tố quyết định của phát triển kinh tế các nươcs Đông Nam á. Tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản sẽ làm tăng thêm tổng đầu tư và do đó trực tiếp đóng góp vào sự tăng trưởng. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản cũng gián tiếp đóng góp vào sự tăng trưởng. Nó tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế vĩ mô ví dụ như việc làm, xuất khẩu, tiêu dùng và tiết kiệm. Các hoạt động này đến lượt mình lại thúc đẩy tăng trưởng. Nước Năm Inđônêxia Malaixia Philippin Singapo Thái Lan 1987 2,1 5,8 5,7 39,7 2,5 1988 2,6 8,9 14,1 46,8 5,8 1989 2,6 15,0 6,6 43,5 7,1 1990 3,5 16,8 6,0 46,8 7,0 1991 4,4 22,6 5,8 33,6 4,9 1992 5,0 25,3 2,0 12,4 4,9 1993 4,9 21,3 9,8 23,0 3,7 1994 4,4 14,6 9,7 36,1 2,4 1995 7,8 11,3 9,2 25,6 3,0 1996 9,4 12,2 7,8 23,1 3,1 1997 12,1 16,9 8,2 27,5 10,3 Mức trung bình 1987 - 1997 5,3 15,5 7,7 32,6 5,0 Bảng 13: Đóng góp hàng năm của FDI Nhật Bản trong tổng vốn cố định các nước ASEAN. (Đơn vị: %) Nguồn: IMF, Balance of Payments Yearbook; International Finance Statistics; UN, Statistical Yearbook for Asia and Pacific. ( Trích từ: Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4, 8 – 2001) Qua bảng 13 cho ta thấy, đầu tư của Nhật Bản rõ ràng có sự đóng góp quan trong vào sự tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN. Nó là động lực chính của việc hình thành vốn và giữa một vai trò quan trọng trong việc đâỷu nhanh mức tăng trưởng. Bảng số liệu trên chứng tỏ rằng mức đóng góp đầu tư giữa các nước là khác nhau. Singapo thu được nhiềulợi nhất từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài; tiếp sau đps là Malaixia. Đóng góp đầu tư Nhật Bản ở các nước Philippin, Inđônêxia và Thái Lan ở mức vừa phải bởi vì Singapo và Malaixia có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rất lớn do vậy các nước này cũng thu được nhiều lợi nhất. Sự xuất hiện cuộc khủng hoảng tài chính châu á cũng không thể làm lu mợ thất hiển nhiên rằng các nước ASEAN đã đạt được tốc độ phát triển kinh tế nổi bật trong hai thập kỷ qua. Những thành tựu này sẽ không thể có nếu các nước ASEAN không nhận được các khoản đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp của Nhật Bản nói riêng. Và rõ ràng nếu không có đầu tư và tiết kiệm của Nhật Bản, các nước châu á, đặc biệt các nước NIEs và ASEAN không thể đạt được nhịp độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh như hiện nay. Sự tăng vọt của đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp của Nhật Bản nói riêng vào các nước ASEAN trong những năm vừa qua và còn diễn ra trong những năm sau này, ngoài lý do nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư ra nước ngoài nhằm thu được lợi nhuận cao còn phải kể đến những chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài của các nước ASEAN. Những chính sách này nhằm tạo ra môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, lôi cuốn họ vào đầu tư làm tăng vốn cố định thực hiện chiến lược công nghiệp hoá đất nước.Chính vì vậy, các nước ASEAN ngày càng bổ sung, hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của mình vói mục đích ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư, phục vụ cho công cuộ công nghiệp hoá đất nước. II. Những chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapo Đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là nguồn vốn quan trọng nhất trong thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hoá. Khác với nhiều nước khi tiến hành công nghiệp hoá, Singapo không đi vay nợ để đầu tư. Để giải quyết nhu cầu vốn cho đầu tư, chính phủ Singapo đã tạo ra một môi trường hấp dẫn các nhà tư bản nước ngoài trực tiếp bỏ vốn vào đầu tư. Trong kêu gọi và thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính phu Singapo sử dụng chủ yếu các đòn bảy kinh tế đẻ điều chỉnh theo mục tiêu và cơ cấu kinh tế của quá trình tiến hành công nghiệp hoá. Nhằm hướng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực như mục tiêu phát triển kinh tế của Singapo, chính phủ đã dự kiến trước và đưa ra bảng phân loại các xí nghiệp, các ngành sản xuất cần gọi vốn đầu tư và đi cùng với nó là các chế độ ưu đãi cụ thể và có phân biệt: Đối với những xí nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, các chủ đầu tư được hưởng các ưu đãi đặc biệt: Nếu vốn đầu tư có quy mô từ 1 triệu đô la Singapo trở lên được miễn thuế 5 năm (kể cả lãi cổ phần và thuế thu nhập). Đối với những xí nghiệp đầu tư sản xuất các sản phẩm hướng về xuất khẩu, hàng năm có giá trị hàng hoá xuất khẩu ít nhất 100.000 đô la Singapo thì số lợi nhuận xuất khẩu tăng (số vượt quá 100.000 đô la Singapo) được miễn 90% thuế. Nếu xí nghiệp thuộc loại sản xuất không phải hướng về xuất khẩu bị đánh thuế với mức tỷ suất 40% thì xí nghiệp thuộc loại sản xuất hướng về xuất khẩu chỉ bị đánh ở mức tỷ suất 4%. Nếu một xí nghiệp vừa thuộc loại hướng về xuất khẩu lại vừa là xí nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn thì thời gian được hưởng chế độ miễn thuế kéo dài tới 8 năm. Và, nếu xí nghiệp lại vừa có cả hai điều kiện trên lại có vốn đầu tư vào tài sản cố định từ 150 triệu đô la Singapo trở lên thì thời gian được miễn thuế có thể kéo dài đến 15 năm. Còn đối với vốn đầu tư vào các xí nghiệp trên cơ sở mở rộng, nâng cấp các xí nghiệp hiện có, và mặc dù với quy mô 10 triệu đô la Singapo trở lên, tuy cũng được hưởng một số ưu đãi, nhưng chỉ được hưởng một tỷ lệ miễn giảm thuế rất thấp so với các loại xí nghiệp nêu trên. Trong khi đó, đối với một số loại xí nghiệp mặc dù có quy mô nhỏ (vốn đầu tư từ 1 triệu đô la Singapo trở xuống) nhưng nếu sản phẩm sản xuất ra thuộc loại chất lượng cao thì vẫn được hưởng những ưu đãi về thuế. Các loại xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (nói chung) đều được miễn thuế nhập khẩu các thiết bị có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư, được phép tự do chuyển lợi nhuận về nước, nếu trong quá trình kinh doanh còn bị lỗ thì được xem xét để kéo dài thời gian miễn giảm thuế. Gần đây, Singapo đã thực hiện tự do hoá các ngân hàng và bãi bỏ những hạn chế đối với cổ phiếu đóng góp của nước ngoài trong các ngân hàng địa phương. Tóm lại, để thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, chính phủ Singapo coi đầu tư trực tiếp nước ngoài như là một bộ phận không thể thiếu được trong cơ thể kinh tế thống nhất của họ. Chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaixia Có thể nói, Malaixia là một trong những quốc gia có môi trường đầu tư hấp dẫn bởi: sự ổn định của chính trị xã hội, sự phát triển của kết cấu hạ tầng cơ sở, sự nhanh nhạy linh hoạt của chính phủ trong việc ban hành các chính sách kinh tế (nhất là chính sách đối với đầu tư nước ngoài) phù hợp với đặc điểm thực tế của từng thời kỳ. Chính phủ Malaixia không trưng thu, không quốc hữu hoá đối với vốn đầu tư của các nhà tư bản nước ngoài. Đồng htời, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước. Về các chế độ ưu đãi: cũng tương tự như Singapo, chính phủ Malaixia đã căn cứ vào đặc điểm, vị trí, trình độ công nghệ, danh mục khuyến khích của ngành nghề, quy mô xuất khẩu sản phẩm, quy mô và khu vực đầu tư để đề ra các chính sách, trong đó quy định rõ các mức độ ưu đãi như: Đối với các doanh nghiệp nước ngoài nếu thuộc đối tượng là các “xí nghiệp tiên phong”, các xí nghiệp sử dụng nhiều lao động thì được hưởng chế độ miễn giảm thuế từ 2 đến 5 năm (tuỳ quy mô đầu tư). Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực miền tây, miền trung – bắc và một số khu vực xa xôi hẻo lánh thuộc miền đông thì htời gian miễn giảm thuến có thể được kéo dài đến 10 năm. Ngoài ra, trong chiến lược thu hút FDI, Malaixia rất coi trọng vai trò của các công ty xuyên quốc gia, gắn lợi ích của công ty này với lợi ích của Malaixia. Hiện nay có khoảng 1000 công ty xuyên quốc gia của trên 50 nước đang hoạt động tại Malaixia. Bên cạnh đó, chính phủ có thực hiện chế độ ưu đãi cho một số ngành có quy mô nhỏ, tự cấp cho đồn điền, ưu đãi cho các công ty áp dụng cơ cấu sở hữu của tư bản cổ phần, hoặc áp dụng công nghệ kỹ thuật cao. Gần đây, nhằm thu hút FDI, khắc phục tình trạng khủng hoảng tài chính tiền tệ, Malaixia đã chủ chương miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị cho các khu chế xuất và các dự án hướng vào xuất khẩu. Đối với các dự án khác có thể được áp dụng nếu sản phẩm chưa sản xuất được trong nước. Hiện nay Malaixia áp dụng chính sách đào tạo lao động theo yêu cầu của chủ đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động. Gần đây, nước này còn quy định các nhà chuyên môn, chuyên gia quản lý và kỹ thuật đã đóng thuế thu nhập thì không phải trả thuế sử dụng nhân công nước ngoài. Mọi thủ tục tạo nên sự phiền hà về đầu tư nước ngoài dần dần được loại bỏ và thay vào đó là cơ chế, thủ tục nhanh, gọn, thông thoáng và hiệu quả. Nhờ vậy, dòng FDI vào Malaixia ngày càng tăng lên trong những năm gần đây và một vài năm tới. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN và một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI của Nhật Bản.docx
Tài liệu liên quan