MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở các nước đang phát triển. 2
I. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở các nước đang phát triển. 2
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 2
2. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài ở các nước đang phát triển. 2
2.1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. 3
2.2. Hình thức doanh nghiệp liên doanh. 3
2.3. Hìn thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 4
2.4. Hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT). 4
II. Doanh nghiệp ở các nước đang phát triển với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 5
1. Sự cần thiết phải đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cuả các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển. 5
1.1. Giúp doanh nghiệp ở các nước đang phát triển làm quen và thích nghi với thị trường thế giới. 5
1.2. Giúp doanh nghiệp ở các nước đang phát triển tiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ. 5
1.3. Giúp các doanh nghiệp san sẻ rủi ro trong đầu tư và kinh doanh. 6
1.4. Tạo điều kiện để doanh nghiệp đổi mới cơ cấu sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 6
1.5. Giúp các doanh nghiệp phát huy được lợi thế của mình. 6
2. Những điều kiện để các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có thể đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 7
2.1. Các điều kiện về phía bản thân các doanh nghiệp. 7
2.2. Về phía Nhà nước. 8
Chương II. Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1989 đến nay. 10
I. Quan điểm của Nhà nước Việt Nam đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 10
II. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 10
1. Tình hình chung của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 10
2. Đầu tư ra nước ngoài phân theo đối tác đầu tư chủ yếu. 14
3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành kinh tế. 17
4. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo hình thức đầu tư. 19
II. Đánh giá tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 1989 đến nay. 19
1. Những thành tựu đã đạt được. 19
2. Những khó khăn vướng mắc còn gặp phải. 21
3. Nguyên nhân của những hạn chế. 23
3.1. Do bản thân các doanh nghiệp. 23
3.2. Do quy định của Nhà nước. 24
Chương III. Các giải pháp để thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong thời gian tới. 26
I. Những thuận lợi và thách thức trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam hậu WTO. 26
1. Những thuận lợi. 26
2. Những thách thức đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 27
II. Các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. 30
1. Cần có sự "nhận thức lại" của các cấp các ngành và bản thân các DN, doanh nhân Việt Nam về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 31
2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. 31
3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 33
4. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. 34
5. Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực FDI. 36
III. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 37
1. Về phía Nhà nước. 37
2. Về phía doanh nghiệp. 39
KẾT LUẬN 40
Tài liệu tham khảo 41
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7707 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
555 triệu USD, chiếm tương ứng 35% số dự án và 47% vốn đầu tư). Angieri có 1 dự án với tổng vốn đầu tư là 243 triệu USD, chiếm 20,6% về vốn đầu tư. Campuchia có 22 dự án với tổng vốn đầu tư là 80,7 triệu USD (chiếm 10% số dự án và 6,9% tổng vốn đầu tư).
Ta thấy tuy các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, khối lượng vốn thực hiện ít. Một trong những nguyên nhân khiến dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam khó thực hiện, nhất là những dự án do doanh nghiệp Nhà nước làm chủ đầu tư là do các dự án này được thành lập nhằm thực hiện cam kết của Chính phủ hai nước. Nhưng khi tình hình quốc tế thay đổi, những ưu đãi trước đây cho việc thực hiện dự án không còn, việc kinh doanh không thuận lợi như trước nên việc dự án không thực hiện được cũng là điều dễ hiểu. Trường hợp Iraq là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên khối lượng vốn đăng ký và vốn thực hiện qua các năm lại có xu hướng tăng quy mô vốn trung bình của một dự án ngày càng lớn.
2. Đầu tư ra nước ngoài phân theo đối tác đầu tư chủ yếu.
Hiện nay các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam được triển khai trên khoảng 32 nước và vùng lãnh thổ. Điều này thể hiện rõ những kết quả tích cực mà Việt Nam đạt được trong quan hệ quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới. Đồng thời nó cũng thể hiện sức mạnh ngày càng to lớn của Việt Nam, và quyết tâm không bỏ qua những cơ hội đầu tư tốt trên thị trường thế giới của chúng ta.
Các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chủ yếu sang các nước: Lào, Campuchia, Hoa Kỳ, Malayxia và Singapore. Trong đó, có một số dự án có số vốn tương đối lớn như: Dự án đầu tư vào khai thác dầu khí ở Angiêri của Tổng công ty dầu khí Việt Nam (208 triệu USD), dự án Trung tâm Thương mại Việt Nam tại Nga (35 triệu USD), dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại Singapore (22 triệu USD), dự án trồng cây tại Lào (13 triệu USD), dự án xây dựng Bệnh viện Chợ Rẫy tại Phnômpênh (Cămpuchia) (10,5 triệu USD)… Lào là thị trường thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài của Việt Nam nhất với 63 dự án, thứ hai là Hoa Kỳ với 19 dự án. Về vốn đăng ký thì Lào là nước đứng đầu về vốn đăng ký với tổng số 420 triệu USD, thứ hai là Iraq với số vốn đăng ký là 100 triệu USD, thứ ba là CHLB Nga với số vốn đang ký là 73 triệu USD. Hiện tại, nhiều dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam đang chờ được cấp giấy phép đầu tư tại Lào như: Thuỷ điện XEKAMAN 3 (273 triệu USD), dự án trồng 1000 ha cao su (24 triệu USD)…
Bảng 2: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép trong giai đoạn 1989 - 2006 phân theo đối tác đầu tư chủ yếu
Số dự án
Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)
Tổng số
Trong đó: Vốn điều lệ
Tổng số
Chia ra
Nước ngoài góp
Việt Nam góp
An-giê-ri
1
243.0
243.0
208.0
35.0
Cô-oét
1
1.0
1.0
1.0
Căm-pu-chia
15
30.1
25.2
13.1
12.1
Cộng hòa Séc
2
1.9
0.3
0.3
CHLB Đức
4
4.8
3.5
2.5
0.9
Hàn Quốc
3
1.3
1.3
0.2
1.0
Đặc khu hành chính Hồng Công (TQ)
5
1.8
1.6
0.7
0.9
Hoa Kỳ
21
14.4
14.1
7.0
7.1
In-đô-nê-xi-a
2
9.4
9.4
9.4
I-rắc
1
100.0
100.0
100.0
Lào
64
422.2
182.6
49.0
133.6
Liên bang Nga
14
73.3
32.2
11.8
20.5
Ma-lai-xi-a
4
18.7
18.7
0.7
18.1
Nam Phi
1
1.0
1.0
1.0
Nhật Bản
5
2.1
1.6
0.6
1.0
Xin-ga-po
14
27.0
27.3
24.2
3.1
Tát-gi-ki-xtan
2
3.5
3.5
1.4
2.1
CHND Trung Hoa
3
3.5
2.6
0.6
1.9
U-crai-na
5
4.3
4.3
0.4
3.9
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Việc Lào trở thành điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư Việt Nam là điều hoàn toàn dễ hiểu, vì hai nước có vị trí địa lý gần nhau, hơn nữa thị trường Lào lại tương đối dễ tính.
Nga cũng là thị trường ưa thích của các doanh nghiệp Việt Nam, với 14 dự án và tổng vốn đăng ký là 73,3 triệu USD (chiếm 7,3%về số dự án, và 75,6% về tổng vốn đầu tư) do chúng ta đã sớm có mối quan hệ kinh tế với Liên Bang Nga, hơn nữa cộng đồng người Việt ở Liên Bang Nga rất đông, đây là một lợi thế không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Việc đầu tư vào hai thị trường Lào và Nga là hướng đi đúng đắn cho của các doanh nghiệp Việt Nam, vì đây là hai thị trường quen thuộc với Việt Nam hơn nữa, hai thị trường này đã quen với hàng hóa Việt Nam.
Ngoài rót vốn vào thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, thời gian tới Việt Nam sẽ mở rộng sang nhiều thị trường tiềm năng như Trung Đông, châu Phi và Mỹ. Theo đó, trước hết các doanh nghiệp sẽ hướng đến một số nước SNG vốn có nhiều người Việt sinh sống và làm việc để tận dụng hiểu biết và mối làm ăn của cộng đồng này, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế khi đầu tư ở khu vực này, đặc biệt với các ngành hàng tiêu dùng, may mặc, giày da, dịch vụ thương mại... Khu vực Trung Đông với các quốc gia như Qatar, Kuwait, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) cũng là một điểm đầu tư quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, châu Phi cũng được xác định là điểm đầu tư mới. Tuy nhiên, đến nay các doanh nghiệp Việt Nam và châu Phi đều thiếu thông tin về nhau và điều kiện vận tải tại khu vực này vẫn chưa thuận lợi.
3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành kinh tế.
Bảng 3: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép trong giai đoạn 1989 - 2006 phân theo ngành kinh tế
Số dự án
Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)
Tổng số
Trong đó: Vốn điều lệ
Tổng số
Chia ra
Nước ngoài góp
Việt Nam góp
Nông nghiệp và lâm nghiệp
13
109.8
84.3
41.3
43.0
Thủy sản
4
8.7
8.7
4.6
4.0
Công nghiệp khai thác mỏ
15
379.0
376.3
210.8
165.5
Công nghiệp chế biến
69
102.2
80.8
37.6
43.1
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
1
273.1
69.2
69.2
Xây dựng
5
7.8
4.8
1.9
2.9
Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
20
10.2
8.9
3.7
5.2
Khách sạn và nhà hàng
8
2.7
2.1
1.1
1.0
Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc
13
6.3
6.0
3.3
2.7
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
38
57.9
27.9
11.5
16.4
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
1
10.5
10.5
7.4
3.2
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng
3
1.5
1.5
1.2
0.2
Nguồn: Tổng cục Thống Kê
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam diễn ra trên cả ba lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp. Tuy nhiên ngành công nghiệp dẫn đầu trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam với 90 dự án và tổng số vốn đăng ký là 762,1 triệu USD (chiếm 47,36% tổng số dự án và 78,6% vốn đăng ký). Trong ngành công nghiệp thì ngành thăm dò và khai thác dầu khí xây dựng nhà máy điện, sản xuất chế biến hàng gia dụng, vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong nganh công nghiệp đáng chú ý là lĩnh vực dầu khí, số dự án ít nhưng số vốn đăng ký lại chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, hai ngành công nghiệp nhẹ và xây dựng tuy vốn đăng ký ít nhưng lại có tỷ lệ thực hiện cao (công nghiệp nhẹ là 37,63% trên tổng vốn đăng ký). Có thể nói tỷ lệ thực hiện các dự án trong ngành công nghiệp và xây dựng là tương đối thấp. Quy mô trung bình mỗi dự án trong ngành công nghiệp và xây dựng là 8,47 triệu USD, cao hơn ngành nông nghiệp và dịch vụ.
Tiếp đến là ngành nông nghiệp với 17 dự án và 118,5 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 8,9% số dự án, và 12,22% tổng vốn đăng ký). Với 13 dự án vào ngành nông-lâm nghiệp còn lại 4 dự án là vào ngành thủy sản, nhưng ngành thủy sản số vốn và số dự án tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại là ngành có tỷ lệ thực hiện rất cao. Quy mô vốn trung bình mỗi dự án là 6,97 triệu USD.
Nghành dịch vụ với 8 dự án và tổng vốn đăng ký là 56,9 triệu USD ( chiếm 43,68% số dự án và 5,86% tổng vốn đăng ký). Quy mô vốn trung bình mỗi dự án là 7,11 triệu USD Trong ngành dịch vụ thì các ngành giao thông vận tải, bưu điện là hai lĩnh vực đáng lưu tâm, điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi hai lĩnh vực này chủ yếu do các công ty Nhà nước có năng lực tài chính vững vàng thực hiện.
4. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo hình thức đầu tư.
Về hình thức đầu tư ra nước ngoài thì trong thời gian đầu, Việt Nam chủ yếu đầu tư dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và dựa vào quan hệ với các quốc gia mà Chính phủ Việt Nam có quan hệ hữu hảo. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 22/1999/NĐ - CP thì hoạt động ĐTTT ra nước ngoài của Việt Nam chuyển sang 2 hình thức chủ yếu là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn với số lượng các dự án ngày càng gia tăng nhưng tỷ lệ vốn đầu tư không lớn và chủ yếu là đầu tư sang các nước đang và kém phát triển như Lào, Campuchia… Từ năm 2004, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu đầu tư sang các nước phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp…
Tóm lại, trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đầu tư ra nước ngoài dưới 3 hình thức và tỷ trọng như sau: 48% số dự án 100% vốn với 107,6 triệu USD; 34% số dự án liên doanh với 57 triệu USD và 16% số dự án BCC với số vốn đầu tư đạt trên 200 triệu USD. Đến 90% các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam là các doanh nghiệp nhà nước, số lượng các doanh nghiệp tư nhân đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn rất hạn chế.
II. Đánh giá tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 1989 đến nay.
1. Những thành tựu đã đạt được.
- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài không ngừng gia tăng về vốn đăng ký. Theo đà tăng trưởng kinh tế của đất nước, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã và đang có xu hướng tăng mạnh.
Năm 2004, cả nước có 17 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký 11 triệu USD. Tính đến đầu năm 2005, đầu tư ra nước ngoàicủa các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang thực hiện 113 dự án tại 29 nước, vùng lãnh thổ với tổng vốn 225,9 triệu USD.
Năm 2006, tính chung cả cấp mới và nâng vốn, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoàivới tổng số vốn 347 triệu USD. Mức này chỉ xấp xỉ bằng năm 2005, nhưng được ghi nhận là rất tích cực vì trong năm 2005, vốn tăng đột biến là do có dự án thuỷ điện Xekaman 3 tại Lào với tổng đầu tư 273 triệu USD được cấp phép. Năm 2006, không có các dự án lớn nhưng số dự án lại tăng lên đáng kể. Trong tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài, có 33 dự án được cấp mới với số vốn 136,5 triệu USD. Có 4 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng đầu tư là 211,2 triệu USD.
Tính đến tháng 5/2007, có 15 dự án do DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp và xây dựng như thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất chế biến hàng gia dụng, vật liệu xây dựng, chiếm tới 41% dự án và 16,7% vốn đăng ký.
So với một dự án duy nhất (vào năm 1989), con số trung bình mỗi năm tăng dần lên tới 36,37 dự án (2006) là những tín hiệu tích cực.
- Thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam được mở rộng, trải khắp trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài các đại bàn truyền thống như Lào, Capuchia, Liên Bang Nga... chúng ta đã mở rộng thị trường sang nhiều quốc gia khác như Mỹ, và khu vực Mỹ- Latinh .“Tham vọng” mở rộng thị trường sang Mỹ La-tinh đang được hiện thực hoá thông qua các hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí trên cơ sở các thoả thuận khung về hợp tác đầu tư với Venezuela, Cuba trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
- Các dự án đầu tư đã thu được những kết quả khả quan ban đầu và hứa hẹn triển vọng phát triển (tiêu biểu là dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại Algieria của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam).
- Các dự án đã không còn tập trung vào một số lĩnh vực như trước đây mà đã trải rộng ra trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tập trung vào ngành công nghiệp và xây dựng.
2. Những khó khăn vướng mắc còn gặp phải.
Nhìn chung, số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đã tăng lên theo thời gian, do ngày càng có thêm các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế:
- Số liệu tính đến hết năm 2006 về lượng dự án và quy mô vốn cho thấy đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhỏ, do năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư còn hạn chế. Quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án cấp mới trong năm nay là 4,12 triệu USD, trong khi đó con số này của FDI vào Việt Nam là 9,4 triệu USD, cao gấp đôi. Chẳng hạn, riêng năm 2005 Trung Quốc đã ĐTTT ra nước ngoài khoảng 5 tỷ USD. Con số này lớn hơn tổng số vốn ĐTTT ra nước ngoài của Việt Nam từ năm 1999 đến nay.
- Cùng đó, vốn đầu tư của Việt Nam mới chảy sang trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, song lại tập trung sang Lào (63 dự án với tổng vốn đầu tư là 420 triệu USD tương ứng chiếm 34% số dự án và 43% về vốn đầu tư), và Liên bang Nga (11 dự án với 73 triệu USD). Còn hoạt động đầu tư sang các nước khác còn khá hạn chế.
- Lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam còn khá hạn hẹp, mới tập trung chủ yếu vào một số ngành công nghiệp, xây dựng, thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất hàng gia dụng, nông nghiệp và một số loại hình dịch vụ qui mô nhỏ.
- Tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đăng ký rất thấp.Tuy nhiên, có một thực tế là mặc dù số dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và tổng số vốn đăng ký ngày càng tăng lên, nhưng tỷ lệ vốn giải ngân cho hầu hết các dự án đều rất thấp. Trong số 185 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 969,8 triệu USD, vốn pháp định khoảng 414 triệu USD nhưng vốn thực hiện chỉ đạt khoảng 15,3 triệu USD. Từ năm 1989 - 1998, mỗi năm chỉ có vài ba dự án được giải ngân, năm nhiều nhất có 5 dự án (1993), thậm chí có năm không giải ngân được đồng nào. Năm 2002 có tới 15 dự án được cấp phép ra nước ngoài với số vốn đăng ký 151,8 triệu Đôla Mỹ, vốn pháp định 134,5 triệu Đôla Mỹ nhưng vốn thực hiện chỉ đạt 1,7 triệu Đôla Mỹ. Trong danh sách 127 dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn hiệu lực tính từ thời điểm năm 1989 đến ngày 30/6/2005, tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 296,8 triệu Đôla Mỹ, vốn pháp định 263,1 triệu Đôla Mỹ nhưng vốn thực hiện chỉ đạt khoảng 12,6 triệu Đôla Mỹ (chỉ chiếm 4,24% tổng vốn đăng ký). Trong khi nếu tính đến hết năm 2006 thì vốn thực hiện chỉ chiếm có 2,2% vốn đầu tư.
- Kết quả kinh doanh chưa cao. Hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đều là những dự án mới được thực hiện, đang trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư nên cần nguồn vốn lớn để xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị,... do đó hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác thị trường chưa thực sự được tiến hành. Cũng vì thế nên số vốn đầu tư thu hồi từ hoạt động đầu tư còn hạn chế, lợi nhuận chuyển về nước chưa nhiều và chỉ đủ bù đắp phần nào vốn đầu tư bỏ ra. Nhiều dự án đang trong giai đoạn đầu nên gặp nhiều khó khăn về thị trường nên công suất khai thác chưa cao và đang trong tình trạng bị thua lỗ.
3. Nguyên nhân của những hạn chế.
3.1. Do bản thân các doanh nghiệp.
- Do các dự đoán về chi phí sản xuất không đúng với thực tế ở thị trường nước ngoài nên khi triển khai dự án bị lỗ, dẫn đến các dự án bị giải thể, hay không thể triển khai được. Điển hình như của công ty Đức Hạnh có 2 dự án đầu tư vào Campuchia được cấp phép từ năm 1999 nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được, nguyên nhân là do công ty đã không khảo sát kỹ thị trường Campuchia cũng như tình hình lao động của mình... nên khi định triển khai dự án thì công nhân không chịu sang Campuchia làm việc, công ty thì không dám thuê người Campuchia do không hiểu rõ họ...
- Do khả năng tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn yếu kém. Nên các dự án khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có số vốn khá nhỏ bé và khó triển khai do thiếu vốn.
Hơn nữa hiện nay các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là do các công ty Nhà nước làm chủ đầu tư được thành lập qua các cam kết của chính phủ 2 nước. Nhưng khi tình hình quốc tế thay đổi thì các ưu đãi không còn do đó việc kinh doanh không còn thuận lợi. Dẫn đến dự án có nguy cơ bị giải thể trước thời hạn, hay kết quả kinh doanh không cao, hay không thể triển khai....
- Do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam là khá yếu kém.
Theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới, năm 2007 Việt Nam đứng thứ 68 trong số 131 nền kinh tế được xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp và thứ 76 trong số 127 nền kinh tế được xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, so với năm 2006, thứ hạng của Việt Nam về năng lực cạnh tranh chung của nền kinh tế đã tụt 4 hạng, mặc dù năng lực cạnh tranh doanh nghiệp đã tăng 4 hạng. Tuy nhiên Chỉ số Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp (được xây dựng trực tiếp từ hai chỉ số bộ phận là chỉ số về chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp và Chỉ số về môi trường kinh doanh), chỉ số chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp lại giảm 3 hạng, từ hạng 76 năm 2006 xuống hạng 79 năm 2007, chỉ số môi trường kinh doanh có ảnh hưởng quyết định tới chỉ số năng lực cạnh tranh doanh nghiệp được nâng được 1 bậc, từ hạng 79 năm 2006 lên hạng 78 năm 2007. Như vậy ta có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam có năng lực vạch ra chiến lược kinh doanh khá yếu, nên khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thường gặp nhiều khó khăn trong công tác dự đoán đúng chi phí và dự toán doanh thu...
3.2. Do quy định của Nhà nước.
- Trước khi có Luật đầu tư chung 2005, thì hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được quy định bởi Nghị định số 22/1999/NĐ-CP. Nghị định này chứa nhiều bất cập đã hạn chế việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Như:
Quy định về đối tượng tham gia đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh không được tham gia đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, chỉ các doanh nghiệp do Nhà nước thành lập mới được phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài...
Quy định về thủ tục cấp giấy phép đầu tư là khá rườm rà, gây rất nhiều cản trở. Doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đầu tư được cố gắng cấp phép trong vòng 30-45 ngày, còn doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài thủ tục lại lòng vòng thậm chí còn bị cản trở, mặc dù nghị định đã quy định thời gian cấp phép đầu tư ra nước ngoài không quá 30 ngày, nhưng với thủ tục rườm rà thì có nhiều dự án kéo dài nhiều tháng, đôi khi cả năm, khiến cho doanh nghiệp lỡ mất cơ hội đầu tư.
- Hiện nay tuy đã có Luật đầu tư chung và Nghị định số 78/2006/NĐ-CP để thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, tuy nhiên Nghị định 78/2006/NĐ-CP vẫn còn nhiều cản trở. Hơn nữa nhiều cơ quan quản lý còn mang nặng tâm lý trong nước còn thiếu vốn, không nên đầu tư ra nước ngoài, bởi đầu tư ra nước ngoài làm giảm nguồn vốn đầu tư trong nước.
Chương III. Các giải pháp để thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong thời gian tới.
I. Những thuận lợi và thách thức trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam hậu WTO.
1. Những thuận lợi.
- Thành tựu 20 năm đổi mới.
Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội. Kinh tế tăng trưởng nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang được đẩy mạnh. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Thành tựu của quá trình đổi mới đã “đẻ” ra nhiều doanh nghiệp với nhu cầu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam với quy mô vốn lớn, đủ khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế không ngừng tăng lên.
- Các quy định về đầu tư ra nước ngoài đã khá rõ ràng.
Trước hết, Luật Đầu tư đã đưa các quy định cụ thể hoá đầu tư ra nước ngoài. Chính phủ đã có nghị định 78 hướng dẫn về vấn đề này. Năm 2005, chúng ta đã ban hành Lật đầu tư chung, trong năm 2006, ban hành nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thay thế cho nghị định số 22/1999/ND-CP, nghị định này đã thực sự là một làn gió mới cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Ngân hang Nhà nước Việt Nam cũng ban hành Thông tư số 10/2006/TT- NHNN hướng dẫn việc các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay tiền để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Có thể nói nghị định 78 và Thông tư số 10 đã có những bước cởi bỏ phần nào những trói chân các doanh nghiệp Việt Nam trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đồng thời Chính phủ cũng đang xây dựng một đề án để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Hiện nay Việt Nam đã thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ được hưởng các quy chế ưu đãi về đầu tư dành cho thành viên của WTO, khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được đối xử theo nguyên tắc Tối huệ quốc- MFN, khi có tranh chấp được giải quyết thông qua tài phán của WTO, hay được áp dụng các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại của WTO (Hiệp định TRIMPs)... Các hiệp định kinh tế, thương mại song phương thường được sử dụng như “mũi chủ công” tạo đột phá và mở “cửa chính” cho doanh nhân và doanh nghiệp nước này xâm nhập vào thị trường một nước khác. Việc Việt Nam đã là thành viên của WTO sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho việc này.
Như vậy có thể nói sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO, đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, tham gia đấu thầu hoặc liên doanh đầu tư vào các dự án quốc tế.
- Sau hơn một thập kỷ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tiếp thu được những kinh nghiệm về đầu tư quốc tế của thế giới, như trình độ tổ chức, kinh nghiệm quản lý sản xuất,... sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đã được tăng lên đáng kể.
2. Những thách thức đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Xuất phát điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế trong nước còn quá thấp, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn ảnh hưởng khá nặng nề…
- Quan niệm sai lầm nghĩ rằng khi nào nền Kinh tế thừa vốn mới tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tư duy phiến diện một chiều, nghĩ rằng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài gia tăng sẽ khiến đầu tư trong nước bị giảm sút, chảy máu ngoại tệ, giảm việc làm trong nước…
- Năng lực tài chính, kinh nghiệm đầu tư quốc tế còn non kém, năng lực cạnh tranh tổng hợp của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp... khiến khả năng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chưa cao.
- Hiện nay hệ thống luật pháp về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của chúng ta tuy đã có nhưng thay đổi nhưng nó chưa thực sự tạo ra động lực cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Việc ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn các doanh nghiệp tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn chậm, thủ tục còn rườm rà không có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hiện nay là vấn đề thủ tục: Quy trình thẩm định và đăng ký cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài còn một số bất cập như thời gian kéo dài, qua nhiều đầu mối, thiếu các qui định và chế tài cụ thể về quản lý dự án sau giấy phép dẫn đến việc quản lý các dự án sau giấy phép gặp nhiều khó khăn, thông tin không chính xác…
Một số dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư nhưng trong quá trình xử lý vẫn gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành làm kéo dài thời gian cấp phép. Mặc dù Nghị định đã qui định thời gian cấp phép đầu tư ra nước ngoài không quá 30 ngày, nhưng vẫn có dự án phải kéo dài đến cả năm, khiến cho doanh nghiệp lỡ mất cơ hội đầu tư.
- Hiện nay các nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận được những khuyến khích thích đáng từ phía Nhà nước: Theo NĐ 78/2006/NĐ-CP hiện nay đầu tư ra nước ngoàicòn bị những hạn chế về tài chính: Theo điều 9 NĐ 78, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn nhà nước từ 150 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 300 tỷ đồng trở lên phải được Thủ tướng chấp nhận; ...
Việc vay ngoại tệ của ngân hàng thương mại để đầu tư ra nước ngoài gặp khó khăn. Ngoài ra cơ chế quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước hiện nay chưa quy định về quản lý đồng tiền đầu tư ra nước ngoài, mặc dù việc vay ngoại tệ đã được quy định trong Nghị định 78/2006/NĐ-CP và trong thông tư Số 10/2006/TT-NHNN. Sự thiếu hụt vốn đã khiến cho một số dự án chỉ tồn tại được một thời gian ngắn.
- Hiện nay chúng ta vẫn chưa có bộ phận chuyên trách về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Chính phủ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính) trong việc quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài còn hạn chế; chưa thành lập được các đoàn khảo sát tại chỗ để đánh giá sâu hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Mối quan hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp xảy ra sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của nhà nước.
- Chưa có một website nối mạng quốc tế và các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn quốc và toàn cầu để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài như: cung cấp thông tin thị trường; thông tin đối tác, cơ hội và kinh nghiệm kinh doanh; thông tin về môi trường đầu tư; các dịch vụ xúc tiến thương mại;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 69797.DOC