Luận văn Dạy đọc - hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-2007)

Truyện Kiều vốn có tên là Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về

nỗi đau đứt ruột). Tác giảdựa vào tác phẩm Kim Vân Kiều truyện (bằng

văn xuôi) của Thanh Tâm Tài Nhân- Trung Quốc đểviết tác phẩm của

mình. Nguyễn Du đã vay mượn đềtài cốt truyện, kèm theo sựsáng tạo để

viết nên Truyện Kiều. Truyện Kiều viết theo thểlục bát và có 3254 câu thơ.

Nguyễn Du đã bỏmột sốchi tiết của Kim Vân Kiều truyện và thêm vào rất

nhiều chi tiết khác, có thểnói Nguyễn Du đã cảm lại, nhận thức lại, sắp xếp

lại cốt truyện cũ, nghĩa là Nguyễn Du chỉgiữlại những gì phù hợp với

những điều mình từng trải nghiệm trong cuộc đời và thểhiện nó bằng ngòi

bút tràn đầy cảm xúc của một nhà thơluôn đau đời và thắm tình người.

Mộng Liên Đường chủnhân từng có nhận xét: “Lời văn tảra hình nhưmáu

chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ởtrên tờgiấy, khiến ai đọc đến cũng

phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột” “Nếu không phải có

con mắt trông thấu cảsáu cõi, tấm lòng nghĩsuốt nghìn đời thì tài nào có

cái bút lực ấy”. Nguyễn Du đa sáng tác lại Truyện Kiều theo đặc điểm loại

hình văn học dân tộc. Nguyễn Du đã kếthừa và phát huy được những ưu

điểm, khắc phục nhược điểm của Kim Vân Kiều truyện đểsáng tạo nên

một kiệt tác mới, toàn bích hơn, sâu sắc hơn.

pdf119 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4174 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy đọc - hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-2007), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng gian, thời gian đều có ý nghĩa riêng và có vai trò tác dụng trong việc biểu đạt nội dung. Trong phương pháp dạy đọc hiểu, giáo viên sẽ sử dụng tất cả các kiến thức, các phương pháp một cách hợp lý để hướng dẫn, dẫn dắt học sinh phân tích lý giải, khám phá tác phẩm trên cơ sở đọc tác phẩm. Trong phương pháp dạy đọc hiểu, học sinh sẽ là người chủ động giải quyết vấn đề. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, là người đi trước, có kinh nghiệm giúp học sinh tìm kiếm kiến thức. Phương pháp dạy đọc hiểu sẽ đáp ứng được yêu cầu: “Đổi mới phương pháp; cải tạo phương pháp; dạy học phải phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh…..” của BGD. Chương 2 VẬN DỤNG DẠY ĐỌC- HIỂU VÀO CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 (2006 – 2007) 2.1. Giới thiệu về Truyện Kiều và các đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-2007) 2.1.1. Vai trò, vị trí đặc biệt của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc nói chung và chương trình giảng dạy phổ thông nói riêng. Nền văn học nước ta từ thế kỷ XVIII đến XIX đạt được những thành tựu rực rỡ cả về nội dung thơ văn và nghệ thuật. Để có được những thành tựu ấy, tầng lớp sáng tác thơ văn giai đoạn này, những người có tư tuởng tiến bộ, đã trực tiếp đóng góp nên những thành tựu ấy. Mỗi nhà thơ, nhà văn đều có vị trí quan trọng trong nền văn học góp phần làm nên thành tựu của văn học một thời kì. Xét trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX hay xét trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam, đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm của ông có vị trí đặc biệt quan trọng. Nguyễn Du là một trong những tác gia lớn nhất trong giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học cổ điển nước ta. Với Truyện Kiều Nguyễn Du đã đưa thơ ca của dân tộc lên một đỉnh cao trước đó chưa từng thấy. Ý nghĩa của Nguyễn Du trong lịch sử văn học Việt Nam, trước hết là Nguyễn Du phát hiện ra con người bị áp bức đọa đày của những thế kỉ phong kiến Việt Nam. Phát hiện ra con người bị áp bức, yêu thương bênh vực, chiến đấu vì sự thiêng liêng cao quý của con người, Nguyễn Du xứng đáng là nhà nhân đạo vĩ đại. Ong đã mô tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát thời đại ông, đã tố cáo, phản kháng và phê phán những thủ đoạn tàn nhẫn bất công chà đạp lên vận mệnh con người, đồng thời nói lên lòng xót thương vô hạn của ông đối với những lớp người bị áp bức, đau khổ. Nguyễn Du rọi tia nắng nhân đạo chủ nghĩa lên con người thời phong kiến. Nhân vật của ông cũng hành động trong phạm trù trung, hiếu, tiết, nghĩa phong kiến, nhưng giau dưới lớp vỏ hợp pháp đó là sự đổi mới vượt thời đại. Nguyễn Du, lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, để cho con người tự ý thức trước cuộc đời và trước chính mình. Thúy Kiều là một người con gái bao giờ cũng đau đáu những câu hỏi ý thức về ý nghĩa của cuộc đời, về ý nghĩa của tình yêu, nhân phẩm, hạnh phúc. Nguyễn Du đã thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc khi để nhân vật tự ý thức bản thân. Nguyễn Du là một nhà thơ vừa của thời đại vừa là vượt thời đại và thuộc về mọi thời đại. Nguyễn Du là một tác gia lớn của Văn học Trung đại Việt Nam. Chương trình văn học bậc Phổ thông, Cao đẳng và Đại học đều giảng dạy tác giả Nguyễn Du. Ong là tác giả tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX. Ong là một nhà thơ tài hoa, uyên bác. Với vốn sống phong phú và tấm lòng nhân đạo bao la, ông đã để lại trong những tác phẩm của mình những tư tưởng tiến bộ. Nguyễn Du đã thể hiện sự căm ghét chế độ phong kiến thối nát đã đẩy con người nhất là người phụ nữ đi vào ngõ cụt, đồng thời bày tỏ tấm lòng nhân đạo với những người bị áp bức bất công. Những tác phẩm của Nguyễn Du đã góp phần thể hiện tiếng nói chung của văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm của ông chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam và trong chương trình Văn học Phổ thông. Nó là bức tranh toàn cảnh xã hội Việt Nam trong những ngày chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn. Tác phẩm của ông có thể giúp học sinh hình dung một cách rõ nét bức tranh đương thời của xã hội Việt Nam. Những tác phẩm của Nguyễn Du là những tác phẩm được sáng tác ra từ một thiên tài văn học, từ một người có vốn sống phong phú và cách nhìn tiến bộ về xã hội, con người cho nên kiến thức chứa đựng trong nó là vô cùng phong phú. Từ những tác phẩm của Nguyễn Du, học sinh không chỉ có được vốn kiến thức về văn chương, thẩm mỹ mà còn rèn luyện được tư tưởng đạo đức, cách sống, cách nhìn về xã hội một cách tiến bộ. Truyện Kiều vốn có tên là Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột). Tác giả dựa vào tác phẩm Kim Vân Kiều truyện (bằng văn xuôi) của Thanh Tâm Tài Nhân- Trung Quốc để viết tác phẩm của mình. Nguyễn Du đã vay mượn đề tài cốt truyện, kèm theo sự sáng tạo để viết nên Truyện Kiều. Truyện Kiều viết theo thể lục bát và có 3254 câu thơ. Nguyễn Du đã bỏ một số chi tiết của Kim Vân Kiều truyện và thêm vào rất nhiều chi tiết khác, có thể nói Nguyễn Du đã cảm lại, nhận thức lại, sắp xếp lại cốt truyện cũ, nghĩa là Nguyễn Du chỉ giữ lại những gì phù hợp với những điều mình từng trải nghiệm trong cuộc đời và thể hiện nó bằng ngòi bút tràn đầy cảm xúc của một nhà thơ luôn đau đời và thắm tình người. Mộng Liên Đường chủ nhân từng có nhận xét: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột”… “Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”. Nguyễn Du đa sáng tác lại Truyện Kiều theo đặc điểm loại hình văn học dân tộc. Nguyễn Du đã kế thừa và phát huy được những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của Kim Vân Kiều truyện để sáng tạo nên một kiệt tác mới, toàn bích hơn, sâu sắc hơn. Truyện Kiều đã đặt ra một cách sâu sắc nhất nỗi đau khổ và khát vọng hạnh phúc của con người dưới chế độ phong kiến. Nguyễn Du đã đề cập đến một vấn đề chủ yếu của thời đại và giải quyết nó theo một lập trường nhân đạo bao hàm tính nhân dân sâu sắc. Truyện Kiều có giá trị hiện thực sâu sắc. So với tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, các nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ hoàn chỉnh hơn, nhất trí hơn về bộ mặt, tâm lý, diện mạo, tinh thần, mà còn chân thực hơn, sinh động hơn các nhân vật trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân. Các nhân vật đó có một bản sắc dân tộc, bản sắc Việt Nam rõ rệt trong nếp nghĩ, trong lời ăn tiếng nói, trong cốt cách tâm lý. Đây là sự gặp gỡ, kết hợp giữa khuynh hướng hiện thực và khuynh hướng dân tộc hoá trong nền văn học của thời đại này. Tất cả người đọc Truyện Kiều nhất trí cho rằng nghệ thuật tác phẩm là tuyệt diệu, nhất là ngôn ngữ. Ngôn ngữ Truyện Kiều phong phú tinh luyện, giàu sức gợi cảm, gợi tả và trong sáng. Nghệ thuật viết Truyện Kiều như kết cấu chuyển đoạn , kể chuyện, mô tả đều đạt tới mức tuyệt diệu. Nguyễn Du bên cạnh việc sử dụng tiếp thu những thành tựu rực rỡ của thể thơ ca dân gian mà ông còn gia công, phát triển, hoàn thiện nâng thể thơ dân tộc lên đỉnh cao hơn nữa. Ong đã thay đổi cách ngắt nhịp, tận dụng khả năng diễn tả của các từ lấp láy, khả năng giàu tính tượng hình, tượng thanh của tiếng Việt. Thể thơ lục bát của dân tộc được Nguyễn Du sử dụng trở nên linh hoạt, óng ánh, câu thơ giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, giàu biểu cảm, thiên biến vạn hóa. Truyện Kiều là kết tinh tinh hoa của thời đại, là thành tựu chói lọi của văn học cổ điển Việt Nam. Khác với các tác phẩm của văn học cổ điển Việt Nam, Truyện Kiều của Nguyễn Du, ngay từ đầu, với sức mạnh kì diệu của một kiệt tác nghệ thuật, đã đi thẳng vào trái tim của các tầng lớp độc giả kể cả những tầng lớp nhân dân lao động. Họ say mê đọc Kiều, ngâm Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều. Truyện Kiều chiếm vị trí cao trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam. Nhân dân Việt Nam say mê Truyện Kiều, đồng tình với những vui, buồn, giận, ghét trong truyện. Những người con gái tan vỡ mối tình đầu, hay những người phụ nữ chịu kiếp chồng chung sẽ bắt gặp mình qua hình ảnh cuộc đời trầm luân của Kiều. Hay những người dân bị áp bức dồn nén trong sự ngột ngạt của chế độ phong kiến muốn giải phóng mình có thể đồng tình với nhân vật Từ Hải…. Trải qua biết bao nhiêu năm, chế độ phong kiến không còn tồn tại nữa nhưng Truyện Kiều, tiếng nói đoạn trường thoát ra từ những đau khổ, mất mát chẳng những không trở thành lỗi thời mà trái lại càng có ý nghĩa sinh động. Nhân dân vẫn say mê đọc Kiều, vịnh Kiều và bói Kiều. Từ khi mới ra đời, Truyện Kiều của Nguyễn Du trải qua biết bao nhiêu lời bình luận. Người ta đến với Truyện Kiều, phê bình Truyện Kiều dù ý thức hay không ý thức cũng đã mang đến cho Truyện Kiều những màu sắc khác nhau, những cách cảm, những cách nghĩ khác nhau, những cách đánh giá, bình luận khác nhau về nhân sinh và nghệ thuật. Nó tuỳ thuộc vào quan niệm và giai cấp của người phê bình. Có thể thấy từ khi ra đời cho đến nay có hàng trăm độc giả thuộc nhiều chính kiến khác nhau, hoạt động trong những lĩnh vực xã hội khác nhau đã tham gia nghiên cứu, bình luận Truyện Kiều. Nguyễn Lộc cũng đã từng nhận xét: “Trong lịch sử nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam không có một tác phẩm thứ hai nào được các nhà nghiên cứu phê bình cũng như đông đảo công chúng quan tâm đến như vậy”.[52] Trong chương trình phổ thông cũ cũng như chương trình Ngữ văn mới, Nguyễn Du đều được học với tư cách là một tác gia lớn. Truyện Kiều không chỉ tiêu biểu cho tác giả Nguyễn Du, cho văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII nửa đầu XIX mà còn tiêu biểu cho cả nền văn học dân tộc. Truyện Kiều là một kiệt tác. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một bức tranh toàn cảnh về chiều sâu của xã hội phong kiến Việt Nam trong giai đoạn suy tàn đổ nát. Truyện Kiều không chỉ có giá trị trong nước mà còn có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học nhân loại, nó đã được đông đảo bạn bè thế giới biết đến và ưa thích. Bên cạnh nội dung sâu sắc chứa đựng tư tưởng tiến bộ, Truyện Kiều còn có giá trị nghệ thuật chói lọi. Dạy Truyện Kiều còn giúp cho học sinh biết, hiểu về ngôn ngữ Việt Nam, giáo dục cho học sinh yêu quí ngôn ngữ, tiếng nói, thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-2007) Nguyễn Du và Truyện Kiều chiếm năm tiết dạy gồm một tiết về tác giả, bốn tiết học các đoạn trích Truyện Kiều. 2.1.2. Những điểm cần lưu ý về Truyện Kiều của Nguyễn Du Truyện Kiều là một tác phẩm lớn nhất của văn học cổ điển. Truyện Kiều giống như những tác phẩm khác đều phản ánh đặc điểm chung của văn học thời kì Trung đại bên những những đặc điểm riêng của nó. 2.1.2.1. Giá trị nội dung Truyện Kiều là một bài ca lớn về tinh thần nhân đạo, góp phần thể hiện chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Trung đại. Truyện Kiều là câu chuyện kể về nhân vật có tên Vương Thuý Kiều vì chữ hiếu mà phải bán mình chuộc cha và trải qua mười lăm năm lưu lạc “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Truyện Kiều đã nói lên vận mệnh con người trong xã hội và ước mơ tự do, công lý, chính nghĩa của những người bị áp bức trong một xã hội bất công tàn bạo. Truyện Kiều là bản cáo trạng đanh thép đối với các thế lực chà đạp con người. Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều sâu sắc và có ý nghĩa rộng lớn. Truyện Kiều là bức tranh rộng lớn về cuộc sống, Nguyễn Du muốn làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa quyền sống của con người nhất là của người phụ nữ, với sự áp bức của chế độ phong kiến trong lúc suy tàn. Có thể nói một chủ nghĩa nhân đạo chừng mực nào đó có tính chiến đấu chống phong kiến là nền tảng vững chắc cho tác phẩm vĩ đại này. Chủ nghĩa nhân đạo ấy hay cảm hứng nhân đạo ấy thấm nhuần trong mọi tình tiết của tác phẩm trong cách miêu tả con người cũng như trong cách miêu tả thiên nhiên, tạo vật. Truyện Kiều không đơn giản là câu chuyện về cuộc đời Thúy Kiều. Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du viết bằng “những điều trông thấy” là cả một xã hội. Cái khác cơ bản giữa Truyện Kiều với truyện Nôm khác, là lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc, nhà thơ có quan niệm tương đối hiện thực về cả một xã hội. Trong Truyện Kiều, các biến cố của cuộc sống không phải diễn ra một cách ngẫu nhiên, do một nhân vật có ý chí, hay ý chí một nhân vật nào đó quyết định, mà do nhiều nguyên nhân chồng chéo lên nhau quyết định. Những lực lượng xã hội trong tác phẩm không phải như những tính cách đạo đức mà là cả những cá tính có tính chất xã hội. Cuộc đấu tranh giữa các thế lực trong tác phẩm không phải được nhìn nhận như cuộc đấu tranh để bảo vệ đạo đức, hay đấu tranh để thay thế những nhân vật xấu cá biệt bằng những nhân vật tốt cũng cá biệt nốt, mà phản ánh một cách nghệ thuật cuộc đấu tranh phức tạp vốn có trong xã hội, trong đời sống. Có thể nói thực sự có một xã hội trong Truyện Kiều. Một xã hội đầy dẫy những bất công khiến cho cuộc đời của con người nhất là người phụ nữ bị bóc lột hết sức dã man. Đó là xã hội của các thế lực quan lại, nhà chứa, và thế lực đồng tiền. Tất cả các thế lực đó hiển hiện một cách công khai trong tác phẩm và công khai đè bẹp con người một cách có tổ chức mà luôn được công nhận. Trong nhận thức của nhà thơ, ở cái xã hội này, kẻ có quyền, có tiền đều độc ác xấu xa, bỉ ổi, mất nhân cách của một con người như Hồ Tôn Hiến, Mã Giám Sinh, Tú Bà….. Chỉ có những con người bị bóc lột mới thực sự là người tốt có đạo đức, biết thương yêu người khác. Nó đủ để phản ánh rằng xã hội phong kiến trong Truyện Kiều không phải là một xã hội đang thịnh mà là một xã hội đang tàn tạ, đang thối rữa. Và xã hội đó chính là hình bóng của xã hội Việt Nam thời nhà thơ đang sống. 2.1.2.2. Giá trị nghệ thuật Truyện Kiều của Nguyễn Du là loại truyện thơ Lục bát trường thiên ra đời trong thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX- thời đại hoàng kim của loại truyện thơ Nôm viết theo thể lục bát. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng không thoát khỏi khuôn khổ của nghệ thuật văn chương giai đoạn Trung đại. Xét về kết cấu, thì Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng không vượt ra khỏi kết cấu theo trình tự thời gian. Lối kết cấu chất phác, đơn giản đó nhằm mục đích dễ nhớ, dễ thuộc, dễ kể trong hoàn cảnh mà vấn đề văn tự , ấn loát, phổ biến còn phải chịu những điều kiện hạn chế rất ngặt nghèo. Kết cấu đó dựa trên ba chặng phát triển tình tiết chủ yếu sau đây: “Hội ngộ- Lưu lạc- Đoàn viên”. Truyện Kiều của Nguyễn Du không tránh khỏi kết thúc truyền thống đó nhưng nhờ trực giác nghệ thuật mẫn tiệp của mình, kết thúc trong tác phẩm có hậu nhưng cũng nói lên được cả cái gì “không có hậu” mà các nhà nghiên cứu mệnh danh là “bản cáo trạng cuối cùng trong Truyện Kiều”. Kết thúc truyện, Kiều được trở về sum hợp với gia đình. Trong buổi tiệc mừng sum hợp, Thuý Vân đã đặt vấn đề trả lại chồng cho Kiều. Nhưng giữa Kiều và Kim Trọng chỉ là tình bạn bè mà thôi. Kiều không thiết tha gì với tình yêu nữa. Màn đoàn viên “có hậu” về cơ bản cũng chỉ là “một cung gió thảm mưa sầu” hiện tại sum hợp chẳng đủ xua đi bóng đen của quá khứ đang hiện diện phủ phàng. Đó cũng là nỗi đau đớn cuối cùng mà Kiều phải chịu đựng Xét về thi pháp thì cách kể, cách miêu tả của Nguyễn Du cũng không vượt ra ngoài khuôn khổ của hệ thống thi pháp Trung đại. Cũng vẫn là cách kể, cách tả theo tính ước lệ, tượng trưng….. nhưng một điều mà hầu như các nhà nghiên cứu Truyện Kiều đều phải công nhận, khẳng định Nguyễn Du là bậc thầy của ngôn ngữ dân tộc, là người đã nâng ngôn ngữ văn học dân tộc của thời đại lên đỉnh cao chói lọi. Truyện Kiều là tập đại thành về ngôn ngữ dân tộc. Những bút pháp nghệ thuật trong Truyện Kiều dưới ngòi bút của Nguyễn Du biến đổi linh hoạt, sinh động, mới mẽ. Thành công của Nguyễn Du về phương diện ngôn ngữ có một ý nghĩa hết sức to lớn đối với lịch sử. Truyện Kiều đã đem lại lòng tin cho mọi người về khả năng phong phú của Tiếng Việt và khai sáng cho nhiều nhà văn, nhà thơ đời sau về phương diện sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác văn chương. 2.1.2.3. Chất tự sự, trữ tình trong Truyện Kiều Tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là một tiểu thuyết chương hồi dài tất cả 20 hồi. Truyện có nhiều tình tiết phức tạp, nhiều nhân vật, sự kiện. Nguyễn Du dựa vào đó viết lại dưới hình thức truyện thơ Nôm nên những yếu tố tự sự của của tác phẩm vẫn còn thể hiện rõ nét trong tác phẩm. Nhìn tổng quát, truyện là một câu chuyện hoàn chỉnh về kết cấu, cốt truyện, nội dung. Trong tác phẩm có những đoạn kể, độc thoại, đối thoại giữa các nhân vật, những đoạn miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc. Dựa vào cách kể, tả, bình trong 3254 câu Kiều, ta có thể xếp Truyện Kiều của Nguyễn Du vào loại tự sự vì ở đây có lời kể, tình tiết, cốt truyện…. với các biến cố và hoạt động các nhân vật trong mối liên hệ với sự vật…..đồng thời, cũng là nơi bộc lộ cá tính sáng tạo, phong cách riêng, tâm trạng điển hình trong những hoàn cảnh cụ thể. Nhìn chung cốt truyện Truyện Kiều của Nguyễn Du giống với cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Nguyễn Du không phải hoàn toàn sáng tác, cũng như không phải dịch truyện mà Nguyễn Du viết Truyện Kiều trên cơ sở dựa khá sát vào một câu chuyện sẵn có. Nhưng Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân không phải là một tác phẩm xuất sắc trong văn cổ điển Trung Quốc, còn Truyện Kiều lại là một kiệt tác. Chúng ta có thể nói trước nhất Truyện Kiều từ dạng tiểu thuyết chương hồi ở dạng văn xuôi của Thanh Tâm được viết lại dưới hình thức truyện thơ thể văn vần. Thể loại được tác giả sử dụng ở đây là thể thơ lục bát- một thể thơ truyền thống của dân tộc. Chính vì sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc nên nó dễ đi vào lòng người bằng những âm điệu ngọt ngào.“Khả năng của thể thơ lục bát thuộc lĩnh vực trữ tình. Về phương diện này Truyện Kiều có những trang trữ tình ưu tú nhất trong văn học Việt Nam.”[51, tr.366]. Truyện Kiều tức là một “truyện”, một tác phẩm tự sự. Nhưng trong truyện dù Nguyễn Du có khéo léo giấu mình đến đâu đi nữa thì đôi khi ông vẫn bộc lộ mình trên trang sách, trên dòng thơ, trực tiếp nói lên ý nghĩ, tình cảm của mình. Như khi kể đến đoạn Thuý Kiều bị Tú Bà đánh “Uốn lưng thịt đổ, dập đầu máu sa” nhà thơ cũng đau đớn thốt lên: “Thịt da ai cũng là người, Lòng nào hồng rụng, thắm rời chẳng đau” (Truyện Kiều-Nguyễn Du) Rồi đến khi những bọn ‘bán thịt buôn người”, “đầu trâu mặt ngựa” bị Thuý Kiều chém đầu trong công đường thì nhà thơ cũng cất tiếng hả hê: “Cho hay muôn sự tại trời Phụ người chẳng bỏ khi người phụ ta Những người bạc ác tinh ma Mình làm mình chịu kêu mà ai thương” (Truyện Kiều-Nguyễn Du) Trong Truyện Kiều, yếu tố trữ tình không chỉ bộc lộ ý nghĩ tình cảm của tác giả, mà còn bộc lộ tâm trạng của nhân vật chính. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” hay “Nỗi thương mình” là những trang trữ tình thiết tha, thấm thía trong thơ ca Việt Nam. Nhiều khi tiếng nói trữ tình của tác giả cũng nằm ẩn sau tiếng nói của nhân vật. Khi viếng mồ Đạm Tiên, Thuý Kiều cũng đã từng than khóc cho phận bạc đó và nó cũng là tiếng khóc của Nguyễn Du: “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Truyện Kiều-Nguyễn Du) Đây chính là tiếng nói trữ tình thấm thía nhất. Nó là tiếng than đầy nước mắt cất lên từ biết bao số kiếp thương đau của những người phụ nữ trong cuộc đời khổ ải ngày xưa. Hai tính chất tự sự của thể loại truyện và trữ tình của thể loại thơ lục bát luôn tồn tại song song trong tác phẩm. Đây chính là một đặc điểm nổi bật của Truyện Kiều mà khi hướng dẫn học sinh phân tích lý giải, người giáo viên không thể bỏ qua. Khai thác Truyện Kiều trên hai phương diện này sẽ giúp chúng ta dễ dàng tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc và cảm hứng trữ tình trong tác phẩm. 2.1.3. Các đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-2007). 2.1.3.1. Đoạn trích “Trao duyên” (Đọc văn tiết tiết 85): trích từ câu 723-756 là lời Thuý Kiều nói cùng Thuý Vân. Sau quyết định bán mình chuộc cha và em, Kiều thức suốt đêm để nghĩ đến Kim Trọng, nàng quyết định nhờ Thuý Vân thay mình lấy Kim Trọng để giữ trọn lời thề. Đoạn trích mang tích chất là ngôn ngữ đối thoại giữa hai nàng Kiều nhưng thực chất nó hầu như chỉ có ngôn ngữ độc thoại của Kiều, Kiều trao duyên và than thân trách phận. Thời lượng để giảng dạy tác phẩm này là một tiết. Trước đây trong chương trình cải cách năm 2000, đoạn trích Trao duyên trên được trích giảng trong hai tiết. 2.1.3.2. Đoạn trích “Nỗi thương mình” (Đọc văn tiết 86): trích từ câu 1229 đến 1248. Khi bị Mã Giám Sinh đưa đến nhà chứa của Tú Bà, Kiều đã tự vẫn để chống lại âm mưu biến nàng thành kĩ nữ nhưng không chết. Kiều được Tú Bà cho ra ở lầu Ngưng Bích. Sau đó lại mắc mưu Sở Khanh và Tú Bà, nàng buộc phải ra tiếp khách. Đoạn trích tả tình cảnh trớ trêu mà Kiều gặp phải và nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều. Ngôn ngữ chủ yếu trong đoạn trích là độc thoại nội tâm. So với đoạn trích “Những nỗi lòng tê tái” (trích từ 1233-1273) trong chương trình cải cách năm 2000, thì đoạn trích này ngắn hơn và thời lượng giảm xuống còn một tiết. 2.1.3.3 .Đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Đọc văn tiết 88): trích từ câu 2213-2230. Cuộc đời Thuý Kiều tưởng như bế tắc hoàn toàn khi lần thứ hai rơi vào lầu xanh thì Từ Hải xuất hiện và đưa Kiều thoát khỏi cảnh ô nhục. Hai người sống hạnh phúc “Trai anh hùng gái thuyền quyên. Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cỡi rồng”. Nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm cạnh nàng Kiều tài sắc, chàng muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa năm đã từ biệt Kiều ra đi. Đoạn trích bao gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữa đối thoại của Thuý Kiều với Từ Hải. Nội dung đoạn trích chính là chí khí anh hùng của Từ Hải và cũng là của Nguyễn Du. Đoạn trích này thay cho đoạn trích “Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều” (trích từ câu 1519-1526) trong chương trình cải cách năm 2000. Thời lượng giảng dạy là một tiết. 2.1.3.4. Đoạn trích “Thề nguyền” (Đọc thêm tiết 89): trích từ câu 431-452. Khi gặp nhau ở tiết thanh minh, giữa Kiều và Kim Trọng “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”, Kim Trọng đã thuê nhà trọ gần nhà Thuý Kiều để mong có dịp gặp nhau. Sau khi nhặt chiếc thoa Kiều đánh rơi và có dịp hẹn ước với nhau, nhân lúc cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, Kiều quay trở lại gặp Kim Trọng. Hai người đã làm lễ thề nguyền gắn bó trước vầng trăng sáng vằng vặc. Đoạn trích kể về việc Kiều sang nhà Kim Trọng và làm lễ thề nguyền. Đoạn trích này có quan hệ gắn bó chặt chẽ với đoạn trích “ Trao duyên” đã học trước đó. Đây là đoạn đọc thêm, học sinh sẽ tự đọc hiểu đoạn trích. 2.2. Các hướng dạy truyện Kiều trong trường phổ thông từ trước đến nay. 2.2.1. Dạy theo hướng thuyết giảng. Những đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình phổ thông trước đây thường dài và yêu cầu đòi hỏi phải chú ý tất cả nội dung, mặt khác do cách ra đề bắt buộc học sinh phải thuộc những kiến thức, nên giáo viên khi lên lớp ít khi chủ động được thời gian nếu như áp dụng những phương pháp dạy học tích cực hiện đại. Thường giáo viên vận dụng phương pháp dạy theo hướng thuyết giảng, vừa khống chế được thời gian vừa đảm bảo được nội dung kiến thức cần đạt. Giáo viên khi lên lớp thường say sưa thuyết giảng truyền miên, hầu như học sinh hoàn toàn thụ động hoặc có giáo viên quen dạy theo lối đọc chậm cho học sinh ghi bài thậm chí còn chép lại nội dung đã trình bày trong sách giáo viên lên bảng để học sinh nhìn bảng chép vào tập và học thuộc. Trong tiết dạy, thỉnh thoảng giáo viên cũng đặt câu hỏi, nhưng mức độ của câu hỏi đó chỉ dừng lại ở mức độ tái hiện và phát hiện, hiếm có những câu hỏi khơi gợi được tính tích cực sáng tạo của học sinh. Giờ học hầu như chỉ có giáo viên diễn giảng. Theo cách dạy này, học sinh dễ ghi bài và nắm được dung lượng kiến thức nhiều. Tuy nhiên học sinh học thụ động, không sáng tạo, không phát huy năng lực tư duy của mình. Học sinh lười suy nghĩ, không phát biểu ý kiến. Học sinh không tự tìm đến những giá trị của Truyện Kiều. Tiết dạy các đoạn trích Truyện Kiều trở nên khô khan tẻ nhạt dễ gây buồn chán cho học sinh, Truyện Kiều không hấp dẫn lôi cuốn học sinh. 2.2.2. Dạy tách rời nội dung và hình thức. Trong cách dạy này, giáo viên thường tách bạch giữa hai phần nội dung và hình thức nghệ thuật, khi giảng giáo viên thường đi sâu vào phân tích nội dung bài học còn chi tiết nghệ thuật chỉ đưa ra sơ sài. Cuối bài học đi vào tổng kết giá trị nghệ thuật một cách sáo rỗng. Với cách dạy này giáo viên sẽ khắc sâu được nội dung bài học cho học sinh. Truyện Kiều là tập đại thành về ngôn ngữ. Trong tác phẩm Nguyễn Du đã sử dụng tài tình các bút pháp nghệ thuật để thể hiện nội dung sâu sắc của tác phẩm. Nhưng với c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH003.pdf