Luận văn Dạy đọc – hiểu văn bản tự sự (chương trình ngữ văn THPT) theo quan điểm tiếp nhận văn học

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN . 10

1.1. Cơ sở lí luận . 10

1.1.1. Một số vấn đề về lí thuyết tiếp nhận . 10

1.1.2. Một số vấn đề về đọc hiểu .15

1.1.3. Đọc hiểu theo loại thể.20

1.1.4. Các phương pháp, hình thức trong quá trình dạy học . 22

1.2. Cơ sở thực tiễn .24

1.2.1. Tác phẩm tự sự trong sách giáo khoa trung học phổ thông và những yêu

cầu chuẩn kiến thức kĩ năng .24

1.2.2. Thực trạng dạy học văn bản tự sự hiện nay ở trường trung học phổthông . 32

1.2.3. Thực trạng dạy học đoạn trích .33

Chương 2. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ

Ở TRƯỜNG THPT .35

2.1. Đặc điểm loại thể của tác phẩm tự sự .35

2.1.1. Cốt truyện .35

2.1.2. Kết cấu .37

2.1.3. Nhân vật. 38

2.1.4. Ngôn ngữ.40

2.1.5. Không gian nghệ thuật .43

2.1.6. Thời gian nghệ thuật .44

2.2. Biện pháp tổ chức dạy đọc - hiểu văn bản tự sự ở trường THPT theo quan điểm

tiếp nhận văn học .45

2.2.1. Mục đích. 452.2.2. Qui trình .45

2.2.3. Một số lưu ý chung về dạy đọc hiểu văn bản tự sự. 46

2.3. Định hướng tiếp nhận đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. 47

2.4. Dạy đọc - hiểu đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia .51

2.4.1. Hoạt động chuẩn bị của giáo viên . 51

2.4.2. Hoạt động chuẩn bị của học sinh – người đọc . 65

2.4.3. Hoạt động tương tác trên lớp. 66

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .70

3.1. Mục đích thực nghiệm .70

3.2. Nội dung - Yêu cầu thực nghiệm .70

3.3. Đối tượng - Thời gian thực nghiệm .71

3.4. Triển khai thực nghiệm .71

3.4.1. Giáo án thực nghiệm .71

3.4.2. Các bước tiến hành thực nghiệm .82

3.5. Đánh giá thực nghiệm .82

3.5.1. Các tiêu chí đánh giá .82

3.5.2. Phương tiện đánh giá .83

3.5.3. Phân tích kết quả thực nghiệm .83

3.5.4. Đánh giá. 87

3.5.5. Bài học kinh nghiệm .89

KẾT LUẬN . 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO .

pdf130 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy đọc – hiểu văn bản tự sự (chương trình ngữ văn THPT) theo quan điểm tiếp nhận văn học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách hình thức các phần, các chương, các đoạn, các khổ... tạo thành kết cấu bề mặt của tác phẩm thì bên cạnh việc tổ chức, sắp xếp các yếu tố của tác phẩm, kết cấu còn bao hàm sự liên kết bên trong, những mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm, trong đó có cả yếu tố của bố cục, làm cho những yếu tố đó gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, biến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn, không thể chia cắt được. Kết cấu thông thường của tác phẩm tự sự bao gồm chuỗi các sự kiện xảy ra liên tiếp trong không gian và thời gian, tạo thành một câu chuyện có mở đầu, có phát triển, có kết thúc, thể hiện những quan hệ, mâu thuẫn và quá trình nhất định của cuộc sống theo một trình tự logic rõ ràng. Tuy nhiên kết cấu logic không có nghĩa là tất cả các sự kiện đều diễn ra theo một trình tự 38 thời gian hay trật tự tuyến tính. Để làm nổi bật một vấn đề nào đó, tác giả hoàn toàn có thể phá vỡ trật tự tuyến tính để thiết lập một trật tự mới có tính sáng tạo. Đây là hiện tượng lạ hoá kết cấu. Trong tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã dành 2/3 tác phẩm để diễn tả hàng loạt sự việc diễn ra chỉ trong một ngày. Tác giả đã cố gắng dồn nén tất cả những mâu thuẫn vào trong một thời gian thật ngắn nhằm có điều kiện thể hiện một cách tập trung nhất bản chất của bọn địa chủ, quan lại và nỗi điêu đứng, cơ cực, đau xót của người nông dân đối với nạn sưu cao, thuế nặng. Trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao sử dụng một kết cấu độc đáo, cùng với cốt truyện để hợp thành một thể thống nhất nhằm tôn giá trị tư tưởng, nội dung của tác phẩm. Truyện được kết cấu theo lối vào ngay cao trào, một phần tính cách nhân vật đã được giới thiệu ngay từ đầu câu chuyện qua trường đoạn “Hắn vừa đi vừa chửi”. Như vậy, kết cấu của tác phẩm bao giờ cũng tăng cường sức mạnh nghệ thuật của tác phẩm văn học, tạo nên sức hấp dẫn cho người đọc. Phân tích kết cấu tác phẩm, người đọc có thể so sánh nó với các hình thức, thủ pháp kết cấu chung nhưng điều quan trọng là phải xuất phát từ bản thân tác phẩm, chú ý đến những hiện tượng lạ hoá kết cấu và xem nó có thể hiện tốt nhất chủ đề tư tưởng của tác phẩm hay không. 2.1.3. Nhân vật “Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng” [47, tr.227]. Trong tác phẩm văn học, nhân vật là phương tiện khái quát những quy luật của cuộc sống, khái quát các tính cách, số phận con người và thể hiện những hiểu biết, ước mong, kì vọng về con người. Nói đến nhân vật là nói đến chi tiết. Nhà văn dùng chi tiết để miêu tả ngoại hình, hành động, tâm trạng, ngôn ngữ, số phận, của nhân vật cũng như miêu tả ngoại cảnh, môi trường, sự vật xung quanh nhân vật. Đồng thời, 39 nhân vật cũng được thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện và mối quan hệ với các nhân vật khác. Nhân vật luôn luôn gắn bó chặt chẽ với cốt truyện và là một chỉnh thể vận động, tính cách được bộc lộ dần trong không gian, theo thời gian như một quá trình phát triển. Nhân vật là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới của văn học có được chiều sâu và tính hình tượng. Nhờ có nhân vật với những lời nói, hành động, tương tác mà cốt truyện được hình thành. Nó được xem như là chìa khóa để nhà văn bước vào thế giới hiện thực, tiếp cận những đề tài, chủ đề mới mẻ, miêu tả và khái quát các loại tính cách xã hội. Và do đó, nhân vật văn học còn có khả năng giúp nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về thế giới, về con người. Vì vậy việc tìm hiểu nhân vật không phải là liệt kê hàng loạt những chi tiết về nhân vật đó. Điều quan trọng là phân tích được, chỉ ra được dụng ý của tác giả, quan niệm tư tưởng của tác giả về cuộc sống, con người. Toàn bộ câu chuyện trong Bến quê (Nguyễn Minh Châu) xoay quanh nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời. Chính vào lúc nhận ra vẻ đẹp và sự giàu có của bến quê cũng là lúc Nhĩ hiểu ra một cách đau xót, rằng một người “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất ” lại chưa từng đặt chân lên “cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình ”. Trước khi ốm, anh chỉ biết đến những chân trời xa ngát với những công việc cao sang mà thờ ơ, vô tình với tất cả những gì gần gụi xung quanh, kể cả nguười vợ suốt một đời yêu thương và tận tuỵ. Sự thấu hiểu muộn màng trong những ngày cuối đời dù sao cũng đem lại cho anh sự bình yên, tin cậy sau cả một đời bôn tẩu, kiếm tìm. Cũng trong buổi sáng hôm ấy, khi nhận ra vẻ đẹp qua ô cửa sổ, Nhĩ bừng dậy nỗi khát khao cháy lòng và vô vọng được một lần đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Khát khao đó chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình dị mà sâu xa của cuộc sống, những giá trị dễ bị ta vô tình, bỏ qua và quên lãng, nhất là khi những khát vọng xa vời vẫy gọi, cuốn người ta đi ở thời tuổi 40 trẻ. Sự nhận thức này chỉ đến được với ta khi đã từng trải. Vì thế, đó là sự thức tỉnh pha lẫn niềm ân hận xót xa. Không thể tự làm điều mình khao khát, Nhĩ nhờ con trai thay mình sang sông, đặt chân lên bãi phù sa màu mỡ. Oái oăm thay, đứa con không hiểu ước muốn của cha, đã đi một cách miễn cưỡng và bị cuốn vào trò chơi cờ thế trên hè phố. Từ đó Nhĩ nghiệm ra một quy luật khá phổ biến của đời người: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình”. Bằng cách tạo dựng chuỗi nghịch lí để nhân vật tự nhận thức, suy ngẫm và cách xây dựng nhiều hình ảnh, chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng, Nguyễn Minh Châu đã tạo nên ý nghĩa sâu xa, góp phần không nhỏ tạo nên những ấn tượng riêng cho tác phẩm. Nhân vật văn học là một hiện tượng thẩm mĩ mang đầy tính ước lệ, tượng trưng. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để nhận thức con người và bộc lộ quan niệm của mình về con người. Nói chung “nhân vật hiện lên trong tác phẩm thường dưới dạng những tính cách () Bởi thế, nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của phân tích nhân vật là phát hiện tính cách” [47, tr.695]. Để phát hiện tính cách nhân vật, quan điểm hệ thống đòi hỏi “phải xem xét nhân vật như một chỉnh thể đa dạng do nhiều yếu tố khác nhau hợp thành, nhà văn dùng chi tiết để thể hiện nhân vật. Phân tích nhân vật phải bắt đầu từ việc nắm bắt những chi tiết ấy” [47, tr.701]. 2.1.4. Ngôn ngữ Nói đến ngôn từ trong tác phẩm văn học, chúng ta thường nhắc đến luận đề quen thuộc của M. Gorki: “Ngôn từ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Quả nhiên, nếu không có ngôn từ, nhà văn không thể thể hiện được bức tranh đời sống và truyền đạt thông điệp tư tưởng – thẩm mĩ đến người đọc. Ngược lại, về phía người đọc, sự tiếp nhận tác phẩm cũng chỉ được thực hiện trước hết và chủ yếu qua sự tiếp nhận cấu trúc ngôn ngữ. Tất cả những thành phần, yếu tố của tác phẩm như hình tượng, cốt truyện, kết cấu, chủ đề, cảm hứng đều 41 chỉ được người đọc nắm bắt nhờ những hình thức của ngôn từ. Do vậy, việc khám phá thế giới phong phú của tác phẩm phải bắt đầu bằng việc khám phá cấu trúc ngôn từ - yếu tố cơ bản thể hiện sự sáng tạo của tác giả, góp phần tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn riêng của tác phẩm. Ngôn từ của văn bản văn học là sự tái tạo ngôn ngữ thường ngày theo quy luật của cái đẹp. Vẫn là những từ ngữ thường ngày nhưng trong văn bản văn học chúng được liên kết theo những nguyên tắc riêng (về vần, nhịp, từ ngữ, kết cấu câu, đoạn,) để vừa đảm bảo chức năng thông tin, vừa đảm bảo chức năng thẩm mĩ. Người ta thường nói ngôn từ văn học có tính “lạ hoá”. Và chú ý khai thác, giải mã những chi tiết “lạ hoá” của nghệ thuật ngôn từ là một trong những nhiệm vụ trung tâm của quá trình tiếp nhận văn học. Khi nói đến ngôn từ nghệ thuật, cần đặc biệt chú ý đến tính sáng tạo của các nhà văn khi sử dụng ngôn từ. Tính sáng tạo ở đây không chỉ là việc sáng tạo ra những nét nghĩa lâm thời mà còn là sáng tạo những kết hợp độc đáo; ví dụ: một vài đoạn trong các truyện ngắn của Nam Cao: – Rồi hắn lại nhịt thuốc vào nõ điếu (nhịt: nhồi và dịt thuốc) – Bà xách một lọ nước đầy ở dưới cầu ao bước lên bờ, chẳng biết bẩy rẩy thế nào mà ngã khuỵu xuống (bẩy rẩy: lẩy bẩy và run rẩy) – Rượu xong, cơm xong, anh Tẻ vẫn lài nhài nói mãi (lài nhài: lải nhải và dài dòng) – Và óc Dần có lưởng vưởng một ý nhớ mơ hồ (lưởng vưởng: lởn vởn, lòng vòng, vương vấn, vướng víu, vẩn vơ), Ngôn từ trong tác phẩm không phải là vẻ đẹp của đồ trang sức hay một trò chơi phù phiếm mang tính tung hứng chữ nghĩa mà là vẻ đẹp tâm hồn, là trí tuệ, là kết quả của một quá trình lao động nghệ thuật miệt mài của nhà văn. Trong lao động nghệ thuật, lao động ngôn ngữ được xem là thử thách lớn nhất đặt ra cho mỗi nhà văn. Ngôn từ trong tác phẩm văn học luôn thể hiện phong cách riêng của tác 42 giả. Mỗi nhà văn thường có khuynh hướng sử dụng sử dụng một số phương thức biểu hiện nào đó và có khả năng đi chệch khỏi chuẩn mực thông thường của ngôn ngữ toàn dân để tạo nên những cách diễn đạt mới. Chẳng hạn, trong cách nói so sánh, chỉ cần khảo sát một số truyện ngắn của Nam Cao, chúng ta cũng thấy nhà văn này có một phong cách so sánh hết sức độc đáo. Ví dụ: – Nó tục ăn: đó là thường. Nó nhiều vắt: cái ấy đủ khổ cho nó. Nó cắn càn, ấy là cái khổ cho bọn ăn mày. Nhưng nó lại sủa như một con gà gáy: cái này thì không thể tha thứ được (Cái chết của con Mực). – Anh đa nghi như con chuột (Nhỏ nhen) – Trời thì cay nghiệt như một bà già thiếu ăn ngay từ lúc còn thơ (Trẻ con không được ăn thịt chó) – Cô hiền như một ngụm nước mưa (Ở hiền) – Vợ Hiệp lại cứng như một cái đanh, bẩn thỉu và cục mịch (Sao lại thế này) Liên quan mật thiết đến ngôn từ là lời văn, giọng kể của tác giả. Tác phẩm tự sự rất giàu hình thức ngôn ngữ, trong tác phẩm tự sự ta có thể bắt gặp ngôn ngữ của tác giả, ngôn ngữ của nhân vật, mỗi nhân vật lại có ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ của nhân vật lại có thể có nhiều lời nói, giọng nói, cách nói rất phong phú. Đoạn văn ở đầu truyện Chí Phèo thể hiện cái cô đơn trống trải tột cùng của nhân vật, thể hiện một cách tha thiết nguyện vọng được giao lưu giao tiếp của Chí Phèo, dù là thông qua một hình thức giao tiếp rất đặc biệt: tiếng chửi, bởi mọi ngõ ngách giao tiếp đều đã bị bịt kín. Trong đoạn văn này, ngoài tiếng chửi của Chí Phèo còn là lời thông báo bình luận của người kể chuyện: “Hắn vừa đi vừa chửi, bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi”. Ngôn ngữ tác giả tạo ra nhiều nhiếu lối diễn đạt, có ngôn ngữ trần thuật, có ngôn ngữ bình luận: “có hề gì”, “thế cũng chẳng sao”, “không ai ra điều” tạo ra môt đoạn văn đa giọng điệu. Cách trần thuật gián tiếp xen lẫn với những đoạn văn nửa trực tiếp, nửa gián tiếp tô đậm hoàn cảnh nhân vật: 43 “Ờ thế này thì tức thật! tức chết đi mất!... Mẹ kiếp! Thế này thì có phí rượu không?...” Ta thấy tác giả vừa ở bên ngoài nhân vật, vừa nhập thân nhân vật. Có sự chuyển hóa từ ngôn ngữ người kể chuyện sang ngôn ngữ nhân vật. Nam Cao xây dựng những đoạn vừa kể chuyện vừa kể tâm trạng (chẳng hạn đoạn kể về chuyện bà Tư nhưng cũng kể về tâm trang cụ Bá) làm cho truyện chứa đựng những cặp đặc điểm đối nghịch, vừa sắc lạnh, vừa tình cảm; tỉnh táo, nghiêm ngặt vừa chứa chan trữ tình, làm khơi gợi trong người đọc cả phần lí trí lẫn phần tình cảm. Mối giao hòa giữa người kể, nhân vật và người đọc thường xuyên được diễn ra. 2.1.5. Không gian nghệ thuật Hình tượng không gian là một trong những yếu tố quan trọng của tác phẩm văn học. Vai trò của nó trong văn bản không đơn giản ở việc xác định vị trí, nơi diễn ra các sự kiện, nơi gặp gỡ các nhân vật, cũng không đơn giản là việc tái hiện những đặc trưng của vùng quê này hay miền đất kia. Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực vốn tồn tại khách quan mà là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí và số phận của mình trong đó; nó trở thành một kí hiệu đặc biệt để diễn đạt những phạm trù ở ngoài không gian, chẳng hạn để thể hiện tâm trạng của nhân vật hay để đánh giá nhân vật đó về mặt đạo đức - thẩm mĩ. Không gian nghệ thuật có thể là không gian thiên nhiên hay không gian sinh hoạt, và những không gian này luôn gắn liền tâm lí, tình cảm, ước mơ, khát vọng của con người. Ví dụ: trong tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình, bầu trời trong xanh, cao vòi vọi nơi chiến trường Ao-xtec-lich khi An- đrây ngã xuống gắn liền với tâm hồn của chàng khi đã nhận ra những điều ti tiện, nhỏ nhen, vô nghĩa; thiên nhiên trong cánh rừng có cây sồi già thay đổi gắn liền với sự phục sinh trong tâm hồn An- đrây Không gian trong Mảnh trăng cuối rừng là không gian hư ảo, không gian đó khiến cho hiện thực chiến đấu máu lửa, đau thương hiện ra như một 44 câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Dưới ánh trăng khuyết ẩn hiện trong những tầng mây, tâm hồn người chiến sĩ lái xe bỗng trở bồng bềnh, lâng lâng khó tả. Không gian trước mắt anh là không gian trăng, không gian sương mờ ảo, sáng trong. Và trong khung cảnh nên thơ ấy, anh đã phát hiện ra vẻ đẹp hoàn hảo, bình dị của Nguyệt (nhân đây, có lẽ cũng không phải ngẫu nhiên Nguyễn Minh Châu đã đặt tên cho nhân vật của mình là Nguyệt). 2.1.6. Thời gian nghệ thuật Cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một phạm trù thuộc về thi pháp tác phẩm. Đây vừa là một hình thức hiện hữu, vừa là một hình thức tư duy của con người trong quá trình miêu tả tính cách, hoàn cảnh, đường đời của nhân vật. Hình tượng thời gian trong tác phẩm có thể là thời gian sự kiện, ở đó, diễn tiến của câu chuyện chủ yếu được trình bày theo trình tự phát triển tự nhiên của thời gian (Tam quốc chí, Hoàng Lê nhất thống chí, Quả dưa đỏ), các sự kiện được xâu chuỗi và xuất hiện một cách tuần tự, không đứt quãng khiến tác phẩm dễ theo dõi nhưng cũng không tránh khỏi sự đơn điệu. Bên cạnh thời gian hiện thực còn có thời gian tâm lí. Nhà văn có khi kéo dài thời gian ra để diễn đạt tâm trạng chờ đợi của nhân vật, có khi buộc thời gian phải đứng lại hay vận động ngược chiều để thể hiện sự hồi tưởng của nhân vật. Quá khứ, hiện tại, tương lai không tách rời mà đan cài lẫn nhau: cái hôm qua hiện hữu trong cái hôm nay, cái hôm nay dự báo cái ngày mai Trong thời gian nghệ thuật luôn tồn tại hai lớp là thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật. Trong thời gian trần thuật lại bao gồm nhiều thời gian khác nhau như thời gian nhân vật, thời gian tâm lí, thời gian tập thể, thời gian lịch sử, thời gian sự kiện... Các thời gian này đi cùng với các chiều (quá khứ - tương lai - hiện tại) để tạo nên cấu trúc thời gian hoàn chỉnh cho mỗi tác phẩm. Khi tìm hiểu hình tượng thời gian, người đọc không chỉ miêu tả lại sự 45 miêu tả thời gian mà còn phải tìm cách thiết lập mối quan hệ giữa thời gian đó với những phạm trù, ý nghĩa triết lí khác. Chẳng hạn: thời gian vòng quanh, đơn điệu, lặp đi lặp lại trong những sinh hoạt hằng ngày của những thầy giáo trong tiểu thuyết Sống mòn (Nam Cao) cũng chính là tâm trạng mệt mỏi, chán chường, là kiếp sống mòn mỏi của họ. Bóng tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) bao trùm trên phố huyện, gắn với tiếng trống cầm canh, với ngọn đèn dầu leo lét trong hàng nước chị Tí, trên manh chiếu của gia đình bác Xẩm, ngập đầy trong đôi mắt chị em Liên chính là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống nghèo khó, tù túng, tối tăm đang chụp lên những kiếp người nghèo khổ. Hay như văn sĩ Hộ trong truyện ngắn Đời thừa (Nam Cao) bị gánh nặng gia đình lấn át mộng văn chương đâm ra phẫn chí, uống rượu say về hành hạ, hắt hủi vợ con. Tỉnh cơn say, anh ta hối hận, hứa sẽ tu chí, bỏ rượu nhưng sự hối hận này dự báo một cơn say nữa sẽ đến, chứ không phải anh ta sẽ quay về làm một văn sĩ Hộ hiền lành, chí thú như ngày xưa. Cái ngày xưa tốt đẹp đối với anh ta đã một đi không trở lại. 2.2. Biện pháp tổ chức dạy đọc - hiểu văn bản tự sự ở trường THPT theo quan điểm tiếp nhận văn học 2.2.1. Mục đích - Giúp HS nắm được nội dung chính của văn bản + Đề tài, cốt truyện + Nội dung phản ánh trong văn bản + Thể loại và đặc sắc nghệ thuật - Biết cách đọc một văn bản văn xuôi 2.2.2. Qui trình - Bước 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bố cục cũng như những yếu tố ngoài văn bản . Yêu cầu tóm tắt văn bản 46 . Tìm bố cục văn bản (Bố cục văn bản có gì đặc biệt không? Hình thức có gì đặc biệt không? Bố cục phản ánh nội dung gì?) . Tổ chức đọc một số đoạn hay . Cho HS tìm hiểu thể loại văn bản, đặc điểm thể loại. Từ đó thấy được vai trò, tác dụng của nó. . Tìm hiểu yếu tố tác giả, bối cảnh ra đời . Giải thích điển tích, điển cố - Bước 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản tự sự . Cho HS nhận xét về nội dung, tư tưởng chủ đạo của văn bản. (Văn bản này bật lên vấn đề gì? Nó đề cập đến những nội dung lớn nào? Thông qua văn bản này hình dung thái độ tư tưởng của tác giả đối với vấn đề lớn như thế nào?) Ví dụ, trong truyện Hai đứa trẻ: Nội dung: miêu tả số phận lẻ loi, nhạt nhòa, vô nghĩa của những con người nơi phố huyện; Tư tưởng: niềm thương cảm đối với số phận của họ, dống lên hồi chuông báo động: chết về tinh thần. . Chỉ ra sự phù hợp giữa nội dung tư tưởng và hình thức biểu đạt của văn bản (thể loại, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, không gian và thời gian nghệ thuật, điểm nhìn, ngôi kể, lời văn, giọng điệu,) - Bước 3: Hướng dẫn thưởng thức, đánh giá văn bản . Nhận xét nét đặc sắc nhất về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm . Cho HS tìm hiểu tác động của tác phẩm về nội dung tư tưởng đối với bạn đọc (xưa/nay) . Chỉ ra những câu, đoạn văn hay đáng ghi nhớ trong văn bản được học. 2.2.3. Một số lưu ý chung về dạy đọc hiểu văn bản tự sự - Mỗi bài đọc hiểu cung cấp những đơn vị kiến thức cơ bản và cần hình 47 thành cách thức đọc hiểu văn bản - Linh hoạt trong quy trình dạy học - Cần vận dụng dạy học nêu vấn đề cho HS suy nghĩ, đặt ra các tình huống giả định để HS nêu suy nghĩ, đề xuất, lí giải. Từ đó hình thành năng lực cho HS, gắn kết những điều đã học với đời sống. - Dạy đọc hiểu tuyệt đối bám sát câu chữ văn bản, không thoát li văn bản. Sử dụng SGK gần như tuyệt đối. Bám sát có trọng tâm, trọng điểm. Sau đây chúng tôi minh họa cho những điều đã trình bày trên bằng cách tổ chức dạy học văn bản Hạnh phúc của một tang gia theo quan điểm tiếp nhận văn học. 2.3. Định hướng tiếp nhận đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia Hạnh phúc của một tang gia được trích trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Do đó, việc đọc hiểu theo loại thể là cần thiết. Tuy nhiên do tính chất đa dạng và phức tạp của thể loại này, trong nhà trường phổ thông, không yêu cầu nhận thức tiểu thuyết và truyện ngắn như hai thể loại riêng biệt, mà là nhận thức về đặc điểm chung của chúng. Vì thế đọc – hiểu tiểu thuyết cần chú ý đến các yêu cầu đã nêu ở mục 2.1 và 2.2. Tuy nhiên cũng cần lưu ý thêm một số yêu cầu sau: Thông qua Số đỏ, Vũ Trọng Phụng có sở trường dựng những bức tranh xã hội với quy mô rộng lớn (chiều rrộng của không gian và chiều dài của thời gian)- Xã hội tư sản thành thị (Hà Nội) Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX thực chất là một xã hội thực dân nửa phong kiến thuộc địa đầy bất công, giả dối, nhố nhăng với những phong trào Âu hóa, vui vẻ trẻ trung do bọn thưc dân Pháp khởi xướng, một xã hội cho đểu, khốn nạn đáng khinh bỉ, lên án và tố cáo. Số đỏ đã nhắm thẳng vào cái xã hội trưởng giả thành thị học đòi văn minh rởm khi đó. Ngòi bút trào phúng cay độc của Vũ Trọng Phụng đã tung hoành thoải mái, đả kích tới tấp vào toàn bộ cái xã hội nhố nhăng thối nát, từ sinh hoạt đàng điếm trụy lạc đến thói huênh hoang bịp bợm, từ thủ đoạn làm 48 tiền bẩn thỉu đến những phong trào “Âu hóa”, “thể thao”, “giải phóng nữ quyền”, cả “thơ mới” lãng mạng đến nghệ thuật “hũ nút”, từ những hoạt động “cải cách xã hội” mà chung quy chỉ là những danh từ ba hoa rỗng tuếch, đến giới cảnh sát, phủ Toàn quyền trong bộ máy chính quyền thực dân Số đỏ tuy chỉ đi sâu vào đạo đức sinh hoạt, phong hóa đồi bại của xã hội trưởng giả thành thị song đặt trong hoàn cảnh đó, vẫn có ý nghĩa thời sự và tính chiến đấu rõ rệt. Trong đoạn trích, không gian ở đây là cảnh gia đình có đám tang nhưng ai nấy đều hạnh phúc; cảnh đưa đám như một lễ hội, một đám rước. Không gian ấy diễn ra trong thời gian từ ngày hôm trước đến sáng hôm sau. Không gian, thời gian ấy đủ để cho bộ mặt của giới thượng lưu quý tộc, của xã hội thành thị lúc bấy giờ hiện lên rõ mặt, bộc lộ hết những xấu xa, đểu giả, lố lăng, bẩn thỉu. Do đặc trưng của mỗi thể loại, con người – với tư cách là đối tượng của văn học nghệ thuật, được khai thác theo từng khía cạnh khác nhau. Trong truyện ngắn, nhân vật chỉ hiện lên trong tác phẩm vào thời điểm có ý nghĩa quyết định tới số phận và thường chỉ gắn bó với một hoặc hai sự kiện tiêu biểu. Còn tiểu thuyết, với khuôn khổ rộng lớn của không gian, thời gian, người viết tiểu thuyết khai thác nhân vật một cách toàn diện, tỉ mỉ theo từng bước thăng trầm của số phận. Vì thế giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác toàn bộ các yếu tố từ nội tâm đến ngoại hình, từ cảm xúc đến lí trí, từ suy nghĩ đến hành động của nhân vật ở các chặng đời khác nhau. Về cách kể, người viết tiểu thuyết vận dụng rộng rãi các hình thức kể chuyện: miêu tả, bình luận, trữ tình Bên cạnh đó là sự tồn tại song song của ngôn ngữ nhân vật – một hình thái ngôn ngữ mang đặc điểm cá tính hóa rõ rệt. Cùng với ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật là một bộ phận quan trọng bộc lộ tài vận dụng ngôn ngữ của các nhà văn góp phần tạo nên tính “đa thanh” trong hệ thống ngôn ngữ tiểu thuyết. Vì thế, phân tích ngôn 49 ngữ nhân vật là việc không thể thiếu khi thiết kế giáo án dạy đọc – hiểu thể loại tiểu thuyết. Số đỏ phải được đọc – hiểu theo đúng đặc trưng của thể loại tiểu thuyết hiện thực trào phúng. Từ những yêu cầu tìm hiểu trước ở nhà, HS sẽ nêu những hiểu biết về nghệ thuật trào phúng và nhận biết nghệ thuật này trong đoạn trích. Nói chung nghệ thuật trào phúng là tóm tắt lấy trong đời sống hiện thực một mâu thuẫn gây cười và có ý nghĩa phê phán xã hội, rồi phóng đại, tô đậm nó lên trước mắt độc giả để gây ra tiếng cười. Có thể nói, mỗi chương trong tiểu thuyết Số đỏ là một mâu thuẫn trào phúng được phát hiện và dàn dựng thành một màn hài kịch độc đáo. Hạnh phúc một tang gia là một màn hài kịch lớn và vào loại đặc sắc nhất của Số đỏ. Dạy chương này, phương pháp thích hợp là, trước hết hướng dẫn HS nhận ra mâu thuẫn trào phúng xuyên suốt chương truyện, rồi từ đó phân tích sự triển khai mâu thuẫn ấy ở các tình huống, các chi tiết, các nhân vật khác nhau. Có thể định hướng theo các ý sau đây: - Nhan đề chương truyện – mâu thuẫn trào phúng cơ bản của chương truyện - Những chân dung trào phúng (chân dung riêng lẻ và chân dung tập thể) - Phân tích, đánh giá nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng (Cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn) Tìm hiểu mâu thuẫn trào phúng của chương truyện, không gì hơn là phân tích cái tên của chương này: Hạnh phúc của một tang gia – một cái tên chứa đầy nghịch lí. Bọn cháu con, một mặt muốn mau chóng thỏa mãn những toan tính ích kỉ của mình, muốn cho cụ Tổ, một ông già hơn tám mưoi tuổi, sớm chết để chia gia tài; nhưng mặt khác, lại cố tỏ ra là một tang gia chí tình chí hiếu bằng cách tổ chức một đám tang thật to, thật nổi đình nổi đám. Đây là tình huống đầy tính trào phúng, nó làm bộc lộ ra không biết bao nhiêu mâu thuẫn trào phúng và tô đậm thêm hàng loạt các chân dung trào phúng như 50 Xuân, Tuyết, cụ cố Hồng, vợ chồng ông Văn Minh, ông Phán dây thép Mâu thuẫn cơ bản trong chương truyện là mâu thuẫn giữa hạnh phúc và bất hạnh; giữa vui sướng và buồn khổ; giữa trang nghiêm, thành kính và bát nháo, lố lăng; và bao trùm giữa thật và giả. Cái chết của cụ Tổ không mảy may làm cho đám con cháu đau thương bất hạnh mà trái lại, đã mang đến cho họ nhiều hạnh phúc, vui sướng. Hạnh phúc tột bậc, on sòm ngay trong hoàn cảnh bất hạnh nhất, thành cái hạnh phúc quái gở. GV hướng dẫn HS bám vào văn bản tìm các chi tiết nghệ thuật thể hiện niềm hạnh phúc riêng của mỗi người trong niềm hạnh phúc chung của tang gia. Chẳng hạn, sự láy đi láy lại mấy chữ “vui vẻ”, “sung sướng” để diễn tả cái không khí chung rất ngược đời nhưng rất thực của đám tang: “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”; “Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả!”’; “bọn con cháu vô tâm ai cũng vui sướng thỏa thích”; “Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma”; “máy ảnh chụp lia lịa như trong hội chợ”. Trên cái nền của không khí vui vẻ ấy hiện rõ lên những gương mặt “khổ chủ” của tang gia, như là những bức chân dung biếm họa đặc sắc. Mỗi người náo nức một niềm riêng, vui sướng, hạnh phúc đến kì lạ, quái gở: cụ cố Hồng ngất ngây, hãnh diện vì sắp được thiên hạ trầm trồ khengià”; Ông Phán dây thép mãn nguyện vì khoản tiền hai nghìn đồng dành riêng cho “người chồng mọc sừng” mà ông sẽ được hưởng; ông Văn Minh thì yên tâm, hài lòng đến mê mẩn vì “cái

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_12_18_5052927277_9084_1871634.pdf
Tài liệu liên quan