Luận văn Dạy học đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu (Ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN . i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC BẢNG. iv

MỞ ĐẦU . 1

1. Lí do chọn đề tài. 1

2. Lịch sử vấn đề . 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 4

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 4

5. Phƣơng pháp nghiên cứu. 5

6. Cấu trúc luận văn . 5

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 6

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài. 6

1.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện hành. 6

1.1.2. Khái lược về thi pháp học, thi pháp thơ hiện đại . 6

1.1.3. Những bình diện cơ bản của thi pháp học hiện đại .13

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài. 30

1.2.1. Tình hình vận dụng thi pháp để dạy học tác phẩm văn học trong nhà

trường phổ thông. 30

1.2.2. Nhà thơ Tố Hữu với đoạn trích Việt Bắc trong trường phổ thông. 32

1.2.3. Thực trạng dạy học đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu trong chương

trình Ngữ văn 12 . 33

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 . 40

CHƢƠNG 2 : ĐỀ XUẤT CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐOẠN

TRÍCHVIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU THEO HƢỚNG TIẾP CẬNTHI

PHÁP TÁC GIẢ VÀ THI PHÁP TÁC PHẨMiv

2.1. Một số vấn đề thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm trong đoạn trích Việt

Bắc của Tố Hữu .

2.1.1. Thi pháp tác giả trong đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu.

2.1.2. Thi pháp tác phẩm trong đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu.

2.2. Kết hợp các phƣơng pháp, biện pháp dạy học tích cực theo hƣớng tiếp cận

thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm đối với đoạn trích Việt Bắc. .

2.2.1. Phương pháp đọc sáng tạo .

2.2.2. Phương pháp diễn giảng.

2.2.3. Phương pháp đàm thoại.

2.2.4. Phương pháp trực quan .

2.2.5. Phương pháp dạy học tích hợp liên môn

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .

CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .

3.1. Giáo án thực nghiệm.

3.2. Những vấn đề chung về thực nghiệm .

3.2.1. Mục đích thực nghiệm.

3.2.2. Đối tượng thực nghiệm .

3.2.3. Địa bàn thực nghiệm.

3.2.4. Thời gian thực nghiệm .

3.4.5. Nội dung thực nghiệm .

3.2.6. Phương pháp tiến hành thực nghiệm.

3.2.7. Kết quả thực nghiệm: .

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .

1. Kết luận . v

2. Khuyến nghị .

TÀI LIỆU THAM KHẢO .

PHỤ LỤC.

pdf48 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy học đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu (Ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về nghệ thuật thì thi pháp học hiện đại xuất phát từ bản chất sáng tạo của chủ thể. Khác với thi pháp học cổ điển coi trọng tính quy phạm, thi pháp học hiện đại đi sâu vào khảo sát những đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm. Tinh thần chủ đạo của phƣơng pháp nghiên cứu thi pháp học hiện đại là hƣớng tới cách tiếp cận nội quan, tức là nghiên cứu văn học từ bản thân văn học, quan tâm đến tính văn học, tính nghệ thuật của văn bản văn học, coi tác phẩm nhƣ một chỉnh thể, nhƣ một hệ thống. Thi pháp học truyền thống thƣờngcó những qui định ngặt nghèo về sáng tạo nghệ thuật buộc nhà văn phải tuân theo thì thi pháp học hiện đại là khoa học đúc kết bản chất và quy luật nghệ thuật từ trong 13 bản thân các sáng tạo nghệ thuật. Nếu thi pháp học truyền thống xem nghệ thuật nhƣ là những nguyên lí nghìn năm bất biến thì thi pháp học hiện đại xem nghệ thuật là sản phẩm của lịch sử, cùng vận động và phát triển theo thời gian. Nếu thi pháp học truyền thống chỉ quan tâm tới các quy tắc sáng tác thì thi pháp học hiện đại còn quan tâm tới cách đọc, cách giải mã văn bản. 1.1.3 Những bình diện cơ bản của thi pháp học hiện đại Dạy học một tác phẩm văn học theo hƣớng thi pháp cần chú ý các bình diện sau: 1.1.3.1. Thi pháp tác giả: là đặc trƣng nghệ thuật nổi bật của tác giả. 1.1.3.1.1. Hình tượng tác giả trong bài thơ trữ tình Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi), hình tƣợng tác giả đƣợc xem là “phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm” [14; tr 149]. Hình tƣợng tác giả vừa cho thấy vị trí số phận nhà văn vừa mang đậm cá tính tác giả tức phong cách. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu nêu lên cơ sở tâm lý hình tƣợng tác giả, cơ sở nghệ thuật của nó và tính chất gián tiếp của văn bản nghệ thuật. Mỗi ngƣời trên cơ sở quan điểm của mình đƣa ra một cách hiểu về hình tƣợng tác giả. Nó cho thấy vấn đề hình tƣợng tác giả còn nhiều điều cần làm rõ. Nếu các hình tƣợng nghệ thuật khác nhƣ thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, nhân vật giúp chúng ta chiếm lĩnh thế giới hiện thực trong tác phẩm thì hình tƣợng tác giả cho ta hiểu về chủ thể sáng tạo của nó, phong cách tác giả. Cho nên, hình tƣợng tác giả phức tạp hơn các hình tƣợng nghệ thuật khác. Nó ẩn trong mọi hình thức nghệ thuật. Nghiên cứu không - thời gian, nhân vật thực chất là nghiên cứu hình tƣợng tác giả gián tiếp. Có ngƣời hiểu quá hẹp, có ngƣời mở rộng phạm vi hình tƣợng tác giả ở mọi thành tố cấu tạo tác phẩm: từ cách quan sát, cách suy nghĩ, thích cái gì, ghét cái gì trong lập trƣờng đời sống, đến giọng điệu lời văn - cả giọng điệu ngƣời trần thuật và giọng điệu nhân vật. Thi pháp học nghiên cứu hình tƣợng 14 tác giả nhƣ các hình tƣợng nghệ thuật khác “là một hình tƣợng của tác giả đƣợc sáng tạo ra trong tác phẩm nhƣ là các nhân vật khác, sáng tạo ấy hoàn toàn không theo ý muốn chủ quan của cá nhân”. Hình tƣợng ấy đƣợc thể hiện nhƣ thế nào trong tác phẩm và vì sao đƣợc thể hiện ra nhƣ vậy? Trong trƣờng hợp này, hình tƣợng tác giả không dung nạp tác giả với nghĩa chủ thể sáng tạo tác phẩm vốn đƣợc mặc nhiên thừa nhận. Văn hào Gớt nhận xét rằng mỗi nhà văn bất kể muốn hay khôngmuốn đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của mình một cách đặc biệt - đặc biệt nên cuốn hút, thú vị; đặc biệt nên khó phát hiện; đặc biệt nên không thể lẫn lộn vào đâu đƣợc. Hình tƣợng tác giả có ý nghĩa rất lớn làm nên tính cá thể của sáng tạo văn chƣơng. Nó làm cho đời sống văn chƣơng nhƣ khu vƣờn đầy hoa thơm cỏ lạ. Cần phải đề cao hình tƣợng tác giả khi sáng tác cũng nhƣ nghiên cứu văn học nghệ thuật. Hình tƣợng tác giả có thể thấy trực tiếp hoặc gián tiếp qua nhân vật trữ tình. Đó là ngƣời trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong thơ. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, tiểu sử, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể nhƣng đƣợc thể hiện qua giọng điệu, cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ. Khi tiếp xúc văn bản trữ tình, đầu tiên ta phải xác định nhân vật trữ tình là ai, để có thể hình dung tƣ thế, nỗi niềm, tâm trạng của họ một cách phù hợp. Nhân vật trữ tình thƣờng là hiện thân của tác giả. Qua những hình ảnh, những chi tiết trong bài thơ ta có thể biết những chi tiết thoáng qua về lịch sử của họ: quê hƣơng, kỉ niệm tuổi thơ, đƣờng đời, sự từng trải, suy nghĩ, tài năng, khát vọng. Thơ trữ tình luôn cho thấy một con ngƣời cụ thể, sống động, có cá tính, có quan niệm và những nỗi niềm riêng. Thơ trữ tình bao giờ cũng mang lại sự thật về đời sống tâm hồn của những cá nhân trong các tình huống đời sống và xung đột xã hội cụ thể. Cảm xúc trong thơ trữ tình thƣờng hƣớng tới cái gì lớn lao, cao cả tức là đã tự nâng mình lên thành ngƣời mang tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ cho một loại ngƣời, một thế hệ, một thời đại. Vì thế, 15 suy nghĩ, lời nói riêng tƣ thƣờng hòa nhập trong những lời của nhân vật trữ tình. Đọc một tác phẩm trữ tình ngƣời đọc có thể nhận ra hình tƣợng tác giả. 1.1.3.1.2. Phong cách thơ “Thế giới đƣợc tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần ngƣời nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới đƣợc tạo lập” (Macxen Pruxt). Chính cái độc đáo ấy đã tạo nên phong cách văn học, dấu hiệu trƣởng thành về bản lĩnh nghệ thuật của một cá nhân nhà văn, đồng thời sự xuất hiện của nhiều phong cách khác nhau còn chứng tỏ trình độ phát triển của một trào lƣu văn học nào đó. Phong cách văn học (hay phong cách nghệ thuật) nảy sinh do chính nhu cầu của cuộc sống, bởi vì cuộc sống luôn đòi hỏi sự xuất hiện những nhân tố mới mẻ, những cái không lặp lại bao giờ; và nó cũng nảy sinh từ nhu cầu của quá trình sáng tạo văn học, vì đó là một yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn, sức sống của tác phẩm. Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể. Nói cách khác, phong cách là sự thể hiện tài nghệ của ngƣời nghệ sĩ trong việc đƣa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phƣơng thức, phƣơng tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của ngƣời sáng tạo, vì thế Buy-phông viết: “Phong cách chính là ngƣời”. Trong tác phẩm của Sếch-xpia “mỗi một ƣu điểm nhỏ nhất cũng in dấu ấn riêng, dấu ấn đó có thể lập tức nói với toàn thế giới rằng: Tôi là Sếch-xpia” (Lét-xinh). Chẳng thế mà trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh – Hoài Chân cũng khẳng định phong cách riêng biệt của các nhà Thơ mới: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhƣng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lƣu trong trƣờng tình cùng Lƣu Trọng Lƣ, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhƣng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên 16 cuồng rồi chợt tỉnh, say đắm hóa bơ vơ, ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”[25; tr 46]. Quá trình văn học đƣợc đánh dấu bằng những nhà văn kiệt xuất với phong cách độc đáo của họ. Quá trình văn học mang tính lịch sử cho nên phong cách cũng in đậm ấn dân tộc và thời đại. Văn hào Vôn-te nói: “Cũng giống nhƣ từ gƣơng mặt, ngôn ngữ, hành động cụ thể có thể nhận ra quốc tịch của con ngƣời, thì cũng có thể từ phong cách sáng tác nhận ra một số là ngƣời Ý, ngƣời Pháp, ngƣời Anh hay ngƣời Tây Ban Nha một cách dễ dàng”. Trong mỗi thời đại nhất định, trong sáng tác của nhiều khuynh hƣớng văn học khác nhau có thể có những nét chung nào đó về tƣ duy nghệ thuật và kĩ thuật biểu hiện. Dù mỗi ngƣời có một “gƣơng mặt” riêng, nhƣng các nhà văn của Tự lực văn đoàn và các nhà thơ của phong trào Thơ mới đều góp phần tạo nên diện mạo chung của văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945. Phong cách biểu hiện trƣớc hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả. Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm cũng in đậm dấu ấn riêng của tác giả, từ việc lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, thể hiện hình ảnh, nhân vật cho đến xác lập tứ thơ, triển khai cốt truyện...Thạch Lam hƣớng ngòi bút tới cuộc sống và tâm hồn những con ngƣời “nhỏ bé”, Vũ Trọng Phụng chú ý tới những góc khuất, những nơi tăm tối của xã hội trƣớc Cách mạng.Hệ thống phƣơng thức biểu hiện, các thủ pháp kĩ thuật lƣu lại đậm đặc cá tính sáng tạo của tác giả, từ việc sử dụng ngôn ngữ, tổ chức kết cấu, định vị thể loại cho đến cách kể chuyện, miêu tả ngoại hình, bộc lộ nội tâm... Phong cách học là cái thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác. Cái độc đáo, vẻ riêng phải xuất hiện thƣờng xuyên, lặp đi lặp lại, có tính chất bền vững, nhất quán. Thống nhất từ cốt lõi, nhƣng triển khai đa dạng, đổi mớivà phải có phẩm chất thẩm mĩ, nghĩa là nó phải đem lại cho ngƣời đọc một hƣởng thụ mĩ cảm dồi dào qua những tác phẩm giàu tính nghệ thuật, hay, sinh động, hấp dẫn. 17 1.1.3.1.3. Cảm hứng sáng tác Là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc đƣợc thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn ngƣời đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, ngƣời đọc cảm nhận đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả nêu lên trong văn bản. Xung quanh phạm trù cảm hứng, có rất nhiều ý kiến bàn luận. Hegel và Belinsky dùng từ cảm hứng để chỉ trạng thái phản hứng cao độ của nhà thơ khi chiếm lĩnh đƣợc bản chất của cuộc sống mà họ muốn miêu tả. Ngô Thì Nhậm từng kêu gọi các thi nhân nuôi dƣỡng cảm hứng sáng tác của mình bắt đầu bằng: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Với K. Pautopxki trong tác phẩm Bông hồng vàngvàBìnhminhmưathì: “Cảm hứng đi vào tâm hồn chúng ta nhƣ một buổi sáng mùa hạ rực rỡ vừa mới rũ khỏi thân hình sƣơng mù của một đêm êm ả nhƣng vẫn còn lại những hạt sƣơng sớm và bụi cây ẩm ƣớt”. Trong thế giới thơ ca, nhà thơ tự do trình diễn tâm hồn mình và cái nhìn của mình về cuộc sống và con ngƣời bằng những sắc màu, hình ảnh, âm thanh, tƣ tƣởng... với nguồn cảm hứng bất tận. Khi đi sâu vào bản chất của cảm hứng, trong tác phẩm văn học, nhà nghiên cứu Phùng Quý Nhâm cho rằng, cũng nên “Xem cảm hứng đƣợc thể hiện nhƣ thế nào trong tác phẩm văn học...cảm hứng trong tác phẩm văn học không chỉ là nội dung tình cảm mà đúng hơn là nội dung tƣ tƣởng – tình cảm đƣợc thể hiện và biểu hiện một cách nghệ thuật, một cách thẩm mĩ trong tác phẩm”. Ở mỗi tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhà thơ phải hƣớng con ngƣời tới cảm hứng trong tác phẩm, phải đƣợc nhà thơ biểu hiện qua mạch tƣ tƣởng – cảm xúc chủ đạo, qua sự lí giải các vấn đề đặt ra, qua giọng điệu... 1.1.3.1.4. Ngôn ngữ thơ, giọng điệu Ngôn ngữ luôn là những công trình do con ngƣời sáng tạo. Nó là những đặc trƣng tiêu biểu thuộc về bản chất, sức mạnh tiềm ẩn con ngƣời. Giao tiếp bằng ngôn ngữ, con ngƣời có thể tự nhận thức ra thế giới xung quanh và cũng là tự thể hiện mình với cộng đồng xã hội. Do đó, việc sử dụng ngôn ngữ để 18 làm công cụ biểu đạt tác phẩm văn chƣơng thƣờng mang những đặc điểm và ƣu thế rõ rệt mà các ngành nghệ thuật khác không có. Vì vậy, có ngƣời nói: “ngôn ngữ là hiện tƣợng trực tiếp của tƣ duy”. Hoặc M.Gorki từng nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Ngôn ngữ văn học là yếu tố quan trọng thể hiện tài năng, phong cách riêng biệt của mỗi nhà văn, nhà thơ. Bởi văn học là một loại hình nghệ thuật đƣợc cấu tạo bằng ngôn từ. Ngôn ngữ thơ tuy cũng bắt nguồn từ ngôn ngữ trong đời sống nhƣngđƣợc tổ chức đặc biệt. Vì thế, thơ có thể nói đƣợc những điều hết sức lắng đọng, kết tinh mà nhiều khi văn xuôi không nói đƣợc.Ngôn ngữ thơ thƣờng có nhiều từ ngữ cảm thán, hô gọi, những câu hỏi tutừ và sử dụng phổ biến các phƣơng thức chuyển nghĩa nhƣ so sánh, ẩn dụ, hoándụ, tƣợng trƣng. Phân tích ngôn ngữ thơ phải chỉ ra các biện pháp tu từ ấy vàlàm rõ giá trị về phƣơng diện tạo hình và biểu hiện của mỗi thủ pháp. Nhạc tính là đặc điểm rất quan trọng của ngôn ngữ thơ, nhạc tính của đoạn thơ, bài thơ là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, từ thanh điệu cao thấp, độ âmvang của các chữ, đến vần, cách ngắt nhịp và cả nhịp điệu của hình ảnh, cảmxúc, các yếu tố ấy phối hợp, tổng hợp, tổng hoà theo những cách khác nhau. Các nhà lí luận văn học đã chỉ ra rằng ngôn ngữ thơ là một ngôn ngữ đặc biệt. Ngôn ngữ thơ không chỉ mang tính hình tƣợng, gợi cảm và hàm súc nhƣ ngôn ngữ tác phẩm tự sự, kịch, mà còn là thứ ngôn ngữ tràn đầy cảm xúc, giàu nhạc tính. Khác với ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ thơ không chỉ nhằm chức năng thông báo, miêu tả đối tƣợng mà còn có chức năng truyền cảm trực tiếp, là thứ ngôn ngữ thấm đƣợm tình cảm, cảm xúc. “Ngôn ngữ thơ là một kiểu cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ văn học (). Ngôn ngữ trong thơ là một ngôn ngữ đã cách điệu hóa cũng nhƣ bƣớc chân trong điệu vũ so với bƣớc đi thƣờng”. Phan Ngọc cho rằng: Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản. Nhờ cấu tạo ngôn ngữ một cách đặc biệt, thơ có thể nói đƣợc những điều tinh tế, sâu sắc, lắng đọng, kết tinh, có sức khêu gợi lớn. Đó chính là sự kì diệu của ngôn ngữ thơ ca. 19 Trong đó, Tố Hữu đã kế thừa các khía cạnh thể tài khác nhau trong tính dân tộc truyền thống của văn học ta, nhƣng trong phạm vi thơ trữ tình chính trị, chủ yếu ông làm phong phú, đổi mới thơ trữ tình sử thi dân tộc. Cùng với việc tái hiện hiện thực dân tộc hiện đại, xu hƣớng chung của Tố Hữu là sử thi hóa các lĩnh vực nội dung thể tài khác, sử thi hóa các truyền thống đề tài khác, nhờ đó làm phong phú thể thơ trữ tình sử thi của ông. Về giọng điệu, ngôn ngữ, hình ảnh, ý nghĩ trong thơ Tố Hữu vừa gần gũi, giản dị, mang đậm tính dân tộc chứ không cầu kì sáng tạo từ mới. Ngôn từ thơ đƣợc cấu tạo đặc biệt. Trƣớc hết, đó là ngôn từ có nhịp điệu. Sự phân dòng của lời thơ nhằm mục đích nhịp điệu, cuối mỗi dòng đều có chỗ ngừng. Tùy theo số tiếng (chữ) trong dòng thơ mà thơ có nhịpđiệu khác nhau. Ví dụ thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ hoặc nhiều hơn ... đều tạo những nhịp điệu khác nhau. Thứ hai, ngôn từ thơ không có tính liên tục và tính phân tích nhƣ ngôn từ văn xuôi, ngƣợc lại, nó có tính nhảy vọt, gián đoạn, tạo thành những khoảng lặng giàu ý nghĩa. Ngôn từ thơ không phải ngôn từ tuyến tính mà là ngôn từ phức hợp. Và khoảng trống giữa các chữ, các dòng dành cho sự tƣởng tƣợng của ngƣời thƣởng thức. Do đặc điểm trên mà thơ sử dụng nhiều phép tu từ ẩn dụ, nhiều tỉnh lƣợc, nhiều định ngữ. Ngôn từ trong thơ thƣờng phá vỡ lôgic kết hợp thông thƣờng của ngôn từ để tạo thành những kết hợp mới bất ngờ theo nguyên tắc lạ hóa gợi nhiều cảm xúc, cảm giác chỉ có trong thơ. Thứ ba, ngôn từ thơ giàu nhạc tính với những âm thanh luyến láy, những từ trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc và những cách ngắt nhịp có giá trị gợi cảm. Ví dụ một câu thơ trong Truyện Kiều thổi lên nhƣ một cơn lốc định mệnh: Đùng đùng gió giục mưa vần Một xe trong cõi hồng trần như bay. Chính ngôn từ cũng góp phần thể hiện giọng điệu. Giọng điệu trong văn bản thể hiện cái giọng điệu riêng mang thái độ, tình cảm và đánh giá của tác giả. Giọng điệu là yếu tố tạo thành tính chỉnh thể của văn bản văn học. 20 Giọng điệu khác khái niệm ngữ điệu trong ngữ học. Ngữ điệu thuộc về câu trong ngôn ngữ học. Ngữ điệu thuộc về câu trong ngôn ngữ nói thành tiếng, gồm các loại nhƣ ngữ điệu thức tỉnh, trần thuật, nghi vấn, cảm thán, mệnh lệnh. Giọng điệu văn học thuộc giọng điệu phát ngôn, khác giọng điệu của câu hay của từ trong tình huống giao tiếp trực tiếp. Có thể kể: giọng chào hỏi, chia tay, hỏi thăm, ra lệnh, mời mọc, cho phép, hòa hoãn, đấu dịu, vỗ về, yêu cầu, đòi hỏi, đe dọa, cầu xin, khen ngợi, nguyền rủa, thóa mạ, lăng nhục, cảm ơn, suồng sã, mỉa mai, châm chọc, tố cáo, khinh bỉ, khinh bạc Là một hiện tƣợng nghệ thuật, giọng điệu văn học là giọng điệu của ngôn ngữ từ bên trong, nội tại, không cần đọc thành tiếng vẫn có sự khu biệt rõ ràng. Cũng không nên đồng nhất nó với giọng điệu bẩm sinh của tác giả vốn có ngoài đời. Trong thơ ca, giọng điệu thơ thuộc về chủ thể trữ tình, gần gũi với tác giả, phản ánh cái tôi thứ hai của tác giả. Chức năng của giọng điệu là liên kết văn bản thành một thể thống nhất ngữ điệu – nhịp điệu trên cơ sở sự phân tách của ngữ điệu của dòng ngôn ngữ. Chức năng quan trọng nhất, theo M Bakhtin là biểu hiện, thể hiện ở âm hƣởng ngữ điệu trong hình thức nội tại, là yếu tố của “sự kiện” đời sống. Giọng điệu còn là yếu tố liên kết văn bản và ngữ cảnh ngoài văn bản, với không khí xã hội, thời đại, thể hiện sự đánh giá, ý chí, xúc cảm của nhà văn. Chẳng hạn, trong bài Thương vợcủa Tú Xƣơng có thể nhận thấy giọng bà Tú ẩn trong giọng thơ tác giả qua câu hai thơ sau: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không Nói ra bằng giọng bà Tú nhƣng thực ra là lời của Tú Xƣơng. Cái thói đời thời Tú Xƣơng đầy tật xấu. Nó vận vào chính nhà thơ. Cho nên, ông tự chửi, tự lên án, dằn vặt thói đời và bản thân mình. 1.1.3.2. Thi pháp tác phẩm: là hình thức nghệ thuật nổi bật của một tác phẩm. 1.1.3.2.1. Nghệ thuật triển khai tứ thơ 21 Thơ hay do nhiều lẽ, hay ở ý sâu xa, ở tình cảm chân thành dào dạt, ở hình tƣợng đẹp, liên tƣởng phong phú, ngôn ngữ điêu luyện, nhịp điệu mới mẻvà quan trọng là ở sự độc đáo của tứ thơ. Bài thơ có tứ làm cho kết cấu tác phẩm thơ cân đối, chặt chẽ, đem lại xúc động mạnh, có sức ám ảnh cho ngƣời đọc. Cho nên, sáng tạo đƣợc tứ thơ hay, trƣớc hết bộc lộ tài năng của nhà thơ. Cái bao trùm và chi phối tất cả các yếu tố trong một bài thơ có ý nghĩa nhƣ điểm tựa cho sự vận động của cảm xúc, tƣ tƣởng gọi là tứ thơ. Tứ thơ là hình thức đặc biệt để biểu hiện ý nghĩa bài thơ một cách không trực tiếp. Viên Mai, một nhà thơ đời Thanh nói thơ quý sự “cong”, không quý “thẳng” là nhƣ vậy. Chẳng hạn, Phạm Ngũ Lão bộc lộ ƣớc muốn sự nghiệp nhƣ Gia Cát Lƣợng qua câu: “Công danh nam tử còn vƣơng nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. Đó là tứ, là cách nói quanh co, không trực tiếp. Nhƣng thơ hay, có vị là nhờ tứ. Nhà thơ Quách Tấn cho biết, ý thì ai cũng có thể có, còn tứ thì chỉ có nhà thơ nói lên. Cái tứ thể hiện sắc thái, ý vị, âm thanh. Tứ thơ mang đặc điểm của cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ độc đáo của nhà thơ. Nhƣ vậy, tƣ́ thơ là m ột thuật ngữ đƣợc nói đến từ lâu trong thi pháp học, nhƣng để nêu một định nghĩa rõ ràng và chính xác về nó quả thật không dễ dàng. Có nhiều định nghĩa về tứ thơ nhƣng tựu chung lại có thể hiểu: tứ thơ là cái ý lớn bao trùm và chi phối tất cả các yếu tố trong một bài thơ; là cái ý lớn bao quát toàn bài thơ, làm điểm tựa cho sự vận động của cả bài thơ. “Tứ thơ là hình thức đặc biệt để biểu hiện ý nghĩa bài thơ một cách không trực tiếp” [29; tr 286]. Phạm Tiến Duật viết: “Có thể định nghĩa, cố gắng nôm na nhƣngkhông nôm na đƣợc, cố gắng giản dị nhƣng không giản dị đƣợc: Tứ chính là ý đƣợc hình thức hóa. Tứ thơ không chỉ làm vững chãi bài thơ mà còn làm cho bài thơ bay bổng nhƣ thể cái dây diều giúp cho diều gặp gió”. Một bài thơ, có thể có nhiều ý, thậm chí có ý lớn, nhƣng chƣa chắc đã có tứ thơ. 22 Cốt làm nổi bật tứ nhƣ là cái tinh túy của bài thơ, các nhà thơ thƣờng cắt tỉa bớt lá cành để cho đóa hoa tứ thêm rực rỡ. Hơi ấm ổ rơm của Nguyễn Duy đƣợc viết với một bút pháp tiết kiệm là vì thế. Bài thơ xây dựng trên cái nền một hình tƣợng xuyên suốt. Lại có tứ trong toàn bài xuất phát từ một cảm xúc chung, một ấn tƣợng chung rồi dẫn dắt ra những dòng suy nghĩ, liên tƣởng, tƣởng tƣợng. Đất nước của Nguyễn Đình Thi đƣợc viết theo loại tứ nhƣ thế. Với loại tứ này, thơ có thể diễn tả đƣợc những ấn tƣợng, những dòng cảm xúc, những liên tƣởng phù hợp với đời sống nội tâm phong phú. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam, ý lớn của bài thơ, chỉ có thể gọi là tứ, khi nó “không thể hiện một cách bộc trực trần trụi mà đã biến hóa trong những hình tƣợng nhiều tìm tòi sáng tạo mới lạ, gợi ra cho ngƣời đọc những liên tƣởng thú vị, rộng rãi. Một bài thơ có tứ là một bài thơ có tìm tòi, sáng tạo về mặt thể hiện ý toàn bài một cách mới lạ, thú vị.Còn cấu tứ là cách tổ chức tứ thơ, tạo nên mạch vận động và những tƣơng quan của tƣ tƣởng, cảm xúc, hình tƣợng và hình ảnh trong một bài thơ”. Cái thú vị của việc phân tích văn học là gặp đƣợc những bài thơ có tứ thơ sâu sắc và phát hiện đƣợc những tứ thơ độc đáo đó. Ở những bài thơ nhƣ thế, tứ thơ mang đặc điểm của cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, đồng thời là một phát hiện, sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Khi phân tích những bài thơ có tứ, không nên sa vào những chi tiết quá vụn vặt mà cần phải trên cơ sở của cái tứ đó mà làm rõ cái sâu sắc, cái hay, cái đẹp của bài thơ. Ngƣời xƣa nói, đọc thơ mà mổ xẻ hết từng câu trong bài là không hiểu gì về thơ. Thi tứ giống nhƣ một tiếng động dƣới đáy hồ, nó khiến cho mặt hồ nổi sóng. Trong sáng tạo nghệ thuật, có đƣợc một tứ hay là điều đặc biệt quan trọng. Tứ chỉ đạo trực tiếp hƣớng vận động và phát triển của cảm xúc, suy nghĩ và xây dựng hình ảnh. Một tứ thơ hay phải là tứ thơ tạo đƣợc sự mới lạ, có khi độc đáo nhƣng vẫn tự nhiên, không phải là sự bố trí cố ý của nhà thơ. Nhiều tứ thơ tạo đƣợc sự bất ngờ cho ngƣời đọc, gần với những tình huống kịch. Có thể lấy bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy làm ví dụ. Bài thơ có hai 23 hình tƣợng chính: “trăng” và “ta” (nhân vật trữ tình của bài thơ). Mối quan hệ giữa hai nhân vật ấy có sự biến đổi theo bố cục của bài thơ. Thời thơ ấu và thời trai trẻ vào lính của nhân vật trữ tình. Khi ấy trăng gần gũi, thân thiết với con ngƣời nhƣ ngƣời bạn tri kỉ. Ở đoạn sau khi con ngƣời chuyển sang một không gian sống khác – nơi đô thị với đầy đủ tiện nghi: đèn điện, cửa gƣơng, cao ốc thì vầng trăng trở thành kẻ xa lạ “Nhƣ ngƣời dƣng qua đƣờng”. Sự đối lập giữa ngƣời và trăng ở hai giai đoạn, hai hoàn cảnh sống nhƣ vậy đã gợi ra một ý tƣởng nhƣng tứ thơ và cũng là chỗ sâu sắc trong tƣ tƣởng của bài thơ chỉ thực sự bật ra khi xảy ra một tình huống bất thƣờng: lúc mất điện trong thành phố: “Thình lình đèn vụt tắt – Phòng buyn đinh tối om”, khi ấy nhân vật trữ tình vội mở toang cửa sổ và bất ngờ gặp lại vầng trăng vẫn sáng trong, vẹn nguyên trên bầu trời. Vầng trăng ấy nhƣ gọi về cái không gian rộng rãi của đồng, bể, sông, rừng cũng là những năm tháng quá khứ của tuổi trẻ đƣợc gọi về. Vầng trăng hiện ra nhƣ lời nhắc nhở về nghĩa tình, về sự thuỷ chung với quê hƣơng, với đồng đội, với nhân dân, với những năm tháng chiến tranh gian khổ nhƣng cũng thật trong sáng, nên thơ. 1.1.3.2.2. Thi pháp kết cấu văn bản thơ Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. Nhƣ bản thiết kế cần thiết cho việc xây dựng ngôi nhà, bất kì văn bản văn học nào cũng phải có một kết cấu nhất định. Kết cấu hàm chứa dụng ý của tác giả sao cho phù hợp với nội dung văn bản. Có kết cấu hoành tráng của các sử thi, kết cấu đầy yếu tố bất ngờ của truyện trinh thám và kết cấu mở theo dòng suy nghĩ của tùy bút, tạp văn... Kết cấu bài thơ có thể là tƣơng phản nhƣ bài Tình ca ban mai của Chế Lan Viên. Có kết cấu dựa theo một cốt truyện giản đơn nhƣ bài Thạch Hào lại của Đỗ Phủ. Có kết cấu đối đáp nhƣ bài Việt Bắc của Tố Hữu. Có kết cấu dựa vào một hình ảnh tƣợng trƣng nhƣ Ngọn đèn đứng gác. Có bài thơ kết cấu liệt kê, triển khai hình ảnh theo không gian nhƣ Thăm mả cũ bên đường của Tản Đà, có bài kết cấu theo diễn biến của thời gian nhƣ Khóc Dương Khuê của 24 Nguyễn Khuyến. Có kết cấu bài thơ hoàn toàn tự do nhƣ bài thơ Tự do của Paul Eluard. Ngoài ra còn có kết cấu vòng tròn, kết cấu láy đầu... Nói chung, kết cấu bài thơ gắn chặt với cấu tứ và rất đa dạng. Tìm hiểu kết cấu cũng là một yêu cầu để đọc hiểu, thƣởng thức bài thơ. 1.1.3.2.3. Thi pháp thời gian, thi pháp không gian nghệ thuật Mỗi tác phẩm có một không gian do tác giả lựa chọn, miêu tả. Không gian nghệ thuật là một hiện tƣợng nghệ thuật mang tính ƣớc lệ giàu ý nghĩa cảm xúc. Không gian đã đƣợc mã hóa thành ý nghĩa đời sống. Mỗi nhà văn, nhà thơ đều lựa chọn cho mình một không gian nghệ thuật riêng để hƣớng tới thể hiện nội dung của tác phẩm. Không gian nghệ thuật gồm: không gian sự kiện, không gian bối cảnh, không gian tâm lý, không gian kể chuyện. Hay nói cách khác không gian nghệ thuật không phải là không gian vật chất mà chủ yếu là không gian của tinh thần, không gian của tâm tƣởng, cảm xúc, ƣớc vọng, hồi tƣởng... và nó cũng có nhiều lớp nhƣ không gian vũ trụ, không gian xã hội, không gian địa lý, không gian con ngƣời (không gian cƣ ngụ và không gian tâm tƣởng). Tất cả những vấn đề của không gian nghệ thuật ta thấy nó thể hiện rất rõ trong các thể loại văn học. Thần thoại luôn gắn với không gian định tính, cổ tích gắn với không gian không cản trở, Thơ mới gắn với không gian vũ trụ... Tràng giang của Huy Cận là một trong số không nhiều thi phẩm tuyệt tác của phong trào Thơ mới. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn mênh mông, sâu lắng của một “cái tôi” cô đơn trƣớc vũ trụ. Màu sắc cổ điển trong bài thơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf05050002741_2351_2006276.pdf
Tài liệu liên quan