Luận văn Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực

MỤC LỤC

Lời cám ơn . 2

Mục lục. 3

Danh mục bảng . 5

MỞ ĐẦU . 6

1. Lý do chọn đề tài:. 6

2. Mục đích nghiên cứu:. 6

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: . 8

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: . 11

5. Phương pháp nghiên cứu:. 12

6. Đóng góp mới của luận văn: . 12

7. Kết cấu của luận văn: . 13

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY VÀ HỌC THƠ ĐƯỜNG14 THEO HƯỚNG TÍCH

CỰC

1.1. Vài nét về thơ Đường . 14

1.1.1. Khái niệm, phân loại: . 14

1.1.2. Các quy tắc sáng tác thơ:. 14

1.2. Tính tích cực trong dạy học nói chung và trong dạy học thơ Đường: . 24

1.2.1. Tính tích cực trong dạy học:. 24

1.2.2. Tính tích cực trong dạy học thơ Đường: . 28

Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG

THEO HƯỚNG TÍCH CỰC

2.1. Đọc sáng tạo văn bản: . 32

2.1.1. Vấn đề đọc sáng tạo trong dạy học Văn:. 32

2.1.2. Biện pháp đọc sáng tạo các tác phẩm thơ Đường: . 34

2.2. Khảo sát, sưu tầm, so sánh các bản dịch: . 37

2.2.1. Nghệ thuật dịch thơ Đường: . 37

pdf174 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tả đêm tối, dùng âm thanh để miêu tả cái tĩnh lặng. Ở hai câu thơ này, các bản dịch thơ của các dịch giả đã dịch sát với nguyên tác. Với “Điểu minh giản”, Vương Duy xứng đáng là nhà thơ đứng đầu của phái thơ sơn thủy điền viên đời Đường. Thơ điền viên sơn thủy của Vương Duy khiến cho người đọc cảm nhận được vẻ tao khiết của tâm hồn. 2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở: 2.3.1. Câu hỏi gợi mở trong dạy học Văn: Trong bộ môn Ngữ văn, giờ đọc văn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Giờ đọc văn giúp học sinh cảm thụ và phân tích được tác phẩm văn chương, rèn luyện năng lực thẩm mỹ và năng lực tư duy. Năng lực thẩm mỹ còn tuỳ thuộc vào yếu tố năng khiếu của học sinh, còn năng lực tư duy là một yêu cầu có tính phổ biến trong dạy học. Tác phẩm văn chương là một bức tranh phản ánh khá đầy đủ và sinh động hiện thực cuộc sống xung quanh chúng ta. Mỗi người có một cách cảm nhận riêng về tác phẩm văn học mà mình được tiếp xúc. Vì thế, trong giờ đọc văn, giáo viên cần phát huy hết năng lực tư duy, khả năng tìm tòi, phát hiện theo những suy nghĩ, cảm nhận riêng của học sinh. Văn bản văn chương là văn bản nghệ thuật, nghệ thuật nào cũng lấy cái đẹp làm mục đích. Dạy văn là khám phá cái hay, cái đẹp trong văn bản nghệ thuật, nên trước hết nó phải là một nghệ thuật- nghệ thuật cảm thụ và phô diễn cái đẹp. Môn văn có tầm quan trọng đặc biệt trong nhà trường nhưng dạy văn không giống bất kỳ một môn học nào khác. Dạy lịch sử quan tâm đến các sự kiện lịch sử, dạy địa lý quan tâm đến các yếu tố tự nhiên và xã hội, dạy toán chú ý đến các con số, công thức tính toán. Dạy văn không chỉ cần đến kiến thức mà thêm vào đó là cảm xúc, 72 tình cảm, sự rung động của con tim; cái không khí văn, chất văn trong lớp học, trong mỗi cá nhân thầy và trò. Hơn nữa, cái đẹp của văn chương không chỉ thể hiện ở bề mặt ngôn từ mà còn chìm sâu vào nhiều tầng nghĩa của văn bản, của thế giới hình tượng. Chính vì vậy, việc dạy văn đòi hỏi mỗi giáo viên phải có sự sáng tạo và đổi mới trong giờ dạy, đặc biệt trong cách sử dụng phương pháp để tạo không khí văn, chất văn trong giờ học và giúp học sinh tìm hiểu, tiếp cận tác phẩm một cách sâu sắc nhất. Để thực hiện được điều đó, một trong những phương pháp không thể thiếu là phương pháp đặt câu hỏi gợi mở. Hiện nay, phương pháp giảng dạy tích cực theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm đã được đưa vào ứng dụng khá phổ biến. Với phương pháp này, trong hoạt động dạy học, cần phải có sự tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh. Để phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập, giáo viên phải tổ chức chỉ đạo hoạt động của học sinh, học sinh là chủ thể tự giác tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Hệ thống câu hỏi gợi mở sẽ góp phần giúp cho giờ học tác phẩm văn chương trở nên sinh động, vai trò của học sinh trong giờ học được khẳng định và mối liên hệ qua lại giữa thầy và trò được duy trì. Tuy nhiên, việc sử dụng câu hỏi như thế nào trong giờ đọc văn để đem lại hiệu quả cao đó là điều mà giáo viên dạy văn cần trăn trở và suy nghĩ. Theo chúng tôi, câu hỏi gợi mở trong giờ dạy văn cần có những yêu cầu cơ bản sau đây: - Câu hỏi gợi mở phải đạt được mục đích tác động đến cảm xúc và rung động thẩm mỹ, đến sự cảm thụ của học sinh với tác phẩm, gây được những phản ứng bên trong của học sinh, không nên đặt những dạng câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh trả lời có hoặc không. - Câu hỏi phải hướng vào thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, khái quát của học sinh. - Trong hệ thống câu hỏi gợi mở phải tập trung chủ yếu vào những điểm trọng tâm của bài học, phù hợp với mục đích, yêu cầu của bài giảng, tránh đưa ra những câu hỏi chung chung mơ hồ, vụn vặt. 73 - Hệ thống câu hỏi gợi mở phải được sắp đặt hợp lý, được xác định phù hợp với đối tượng và phân loại đối tượng. + Câu hỏi gợi mở, tạo tình huống dành cho tất cả các đối tượng học sinh; + Câu hỏi tái hiện, phát hiện dành cho học sinh nhận thức chậm, trung bình; + Câu hỏi cảm nhận, hướng vào thao tác tư duy dành cho học sinh khá, giỏi. Tóm lại, yêu cầu của câu hỏi gợi mở trong giờ đọc văn phải vừa tạo ra sự kích thích, vừa tác động đến nhận thức, tư duy của học sinh. Việc đưa ra câu hỏi phải căn cứ vào nội dung bài học, vào đối tượng học sinh, vào điều kiện khách quan của giờ học để có cách đặt câu hỏi, cách lựa chọn hình thức câu hỏi và sử dụng số lượng câu hỏi thích hợp. 2.3.2. Câu hỏi gợi mở khi dạy các tác phẩm thơ Đường: 2.3.2.1. Gợi mở, khám phá thi đề: Bảng 2.4: Đề tài các bài thơ Đường trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Đề tài Bài thơ Đề tài về quê hương Cảnh “vọng nguyệt hoài hương” của người xa quê Tĩnh dạ tứ (Lí Bạch) Nỗi lòng của người xa quê hương chứa chan tâm sự yêu nước, thương đời khi mùa thu về nơi đất khách. Thu hứng (Đỗ Phủ) Nỗi lòng người trở về quê hương sau nhiều năm xa cách Hồi hương ngẫu thư (Hạ Tri Chương) Tình cảm gắn bó với quê hương, quê hương là điểm tựa, là chốn dừng chân, niềm an ủi cho những cuộc đời phiêu bạt trong cảnh tha hương, chiều muộn, ngày tàn Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) 74 Đề tài về thiên nhiên Vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư Vọng Lư Sơn bộc bố (Lí Bạch) Đề tài tiễn biệt Cuộc chia tay của đôi bạn tri âm tri kỉ: Lí Bạch- Mạnh Hạo Nhiên Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lí Bạch) Đề tài chinh phu- chinh phụ Nỗi sầu của người thiếu phụ có chồng đi chinh chiến Khuê oán (Vương Xương Linh) Một số đề tài khác Cái yên tĩnh và thanh tịnh của chốn Thiền môn. Khung cảnh thiên nhiên như thoát tục với hình ảnh một tao nhân mặc khách đang muốn lánh chốn bụi trần để tịnh tâm. Điểu minh giản (Vương Duy) Con người chỉ là một sinh-vật bé nhỏ, hữu hạn, chìm ngập trong cái vô tận của màn đêm. Tiếng chuông chùa vọng lại trong đêm, gây được cảm nhận tri-ngộ trong tâm hồn con người. Phong Kiều dạ bạc (Trương Kế) Hiện thực cuộc sống của con người trong cảnh loạn ly do chiến tranh gây ra. Mao ốc vị thu phong sở phá ca (Đỗ Phủ) Khi dạy thơ Đường, tùy từng bài thơ, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh khám phá thi đề theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi gợi mở để tìm hiểu, phân tích nhan đề của bài thơ là một khâu có ý nghĩa quan trọng và có tác dụng đáng kể trong việc khám phá thi đề của tác phẩm. 75 Ở bài “Vọng Lư Sơn bộc bố”, giáo viên dẫn dắt học sinh đi vào thế giới thiên nhiên hùng vĩ của thác nước bắt đầu vị trí của người ngắm cảnh thể hiện qua tiêu đề của bài thơ. Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở: - Căn cứ vào tiêu đề bài thơ “Vọng Lư Sơn bộc bố” và câu thơ thứ hai “Dao khan bộc bố quải tiền xuyên” (chú ý nghĩa của chữ “vọng” và chữ “dao”), xác định vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả? - Vị trí này có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước? Tiêu đề bài thơ có chữ “vọng” (trông từ xa) và câu thơ thứ hai có từ “dao” (xa) cho thấy: nhà thơ không đứng gần mà ở xa để ngắm cảnh thác nước. Điểm nhìn này không quan sát chi tiết, tỉ mỉ được nhưng có thể bao quát được một không gian rộng lớn, phát hiện được vẻ đẹp của toàn cảnh. Qua đó ta thấy Lý Bạch đã chọn được điểm nhìn phù hợp khi miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của thác Lư Sơn. Đối với bài “Tĩnh dạ tứ”, giáo viên giúp các em tiếp cận với chủ đề “vọng nguyệt hoài hương” và mạch cảm xúc của toàn bài thơ qua việc nhận xét, khám phá nhan đề. Từ trước đến nay, hầu hết các sách đều viết tựa đề bài thơ là “Tĩnh dạ tứ”. Tuy nhiên, theo Hán Việt từ điển, chữ “tứ” chỉ có thể nêu được ý tứ, thi tứ; chữ “tư” mới nêu được cảm xúc, sự nghĩ ngợi, các vấn đề thuộc về tâm như tưởng tượng, ghi nhớ, suy xét... Giáo viên đặt câu hỏi: Căn cứ vào mạch cảm xúc của bài thơ và nhất là câu thơ cuối, em thấy nhan đề “Tĩnh dạ tứ” hay “Tĩnh dạ tư” phù hợp hơn? Với bài “Hồi hương ngẫu thư”, giáo viên gợi mở: Xa quê, nhớ quê là đề tài quen thuộc trong thơ cổ đại, trung đại phương Đông nhưng mỗi nhà thơ trong hoàn cảnh riêng lại có cách thể hiện độc đáo, không trùng lặp. Qua nhan đề “Hồi hương ngẫu thư”, em nhận ra điều gì mới trong cách thể hiện tình cảm của Hạ Tri Chương? Giáo viên giúp học sinh nhận ra vấn đề: Ở đây có hai sự lạ: Bao năm xa quê, Hạ Tri Chương đã không viết bài thơ nào, bây giờ lại viết khi vừa mới về quê; mặt khác, chữ “ngẫu” cho thấy nhà thơ không hề có ý làm thơ, dường như tất cả tâm 76 tình của nhà thơ đều đặt trong cái đích “hồi hương”. Qua đó ta thấy được nỗi lòng của nhà thơ khi trở về quê hương sau nhiều năm xa cách. Ở bài “Khuê oán”, giáo viên giúp học sinh tiếp cận tác phẩm bằng cách khám phá sự đối lập của nhan đề: “Khuê” là nơi ở sang trọng của người thiếu phụ, là chốn lầu son gác tía, còn “oán” là nỗi sầu oán. Nhan đề bài thơ chỉ vẻn vẹn có hai chữ nhưng nói được biết bao điều. Giáo viên có thể đặt ra một câu hỏi tác động vào sự suy nghĩ và tạo tâm thế muốn tìm giải đáp của học sinh: Người thiếu phụ được ở chốn khuê phòng sang trọng như vậy tại sao lại sầu oán? Khác với nhan đề “Khuê oán” ngắn gọn, chỉ có hai chữ, bài “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” lại có nhan đề dài, trái ngược với sự ngắn gọn, súc tích của thơ Đường. Nhan đề ấy thể hiện dụng ý của tác giả: thể hiện rõ quá trình tiễn biệt: nơi ra đi, nơi sẽ đến và người được tiễn. Tuy nhiên, nhan đề của bài thơ chỉ thể hiện một phần nào thi đề của tác phẩm, giáo viên cần giúp học sinh tiếp cận thi đề sâu hơn qua những câu hỏi trong bài học. Chẳng hạn khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề tài tiễn biệt của bài “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” của Lí Bạch, cùng với câu hỏi nhận xét nhan đề để tiếp cận đề tài của tác phẩm, giáo viên đặt câu hỏi gợi mở: - Lý Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên trong bối cảnh không gian, thời gian nào? - Ba yếu tố không gian, thời gian và con người trong bài thơ có mối quan hệ với nhau ra sao? Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn? Ở câu hỏi thứ nhất, giáo viên hướng dẫn học sinh cảm nhận được không gian, thời gian của buổi tiễn đưa, đó là lầu Hoàng Hạc- một thắng cảnh thần tiên gắn với bao huyền thoại đầy chất thơ. Mạnh Hạo Nhiên lên đường vào một ngày tháng ba “tam nguyệt”, mùa hoa khói “yên hoa” để xuôi về Dương Châu- thắng cảnh phồn hoa bậc nhất đời Đường. Bốn chữ “yên hoa tam nguyệt” được dùng để chỉ thời gian của buổi tiễn đưa song cũng là một biểu tượng nghệ thuật có sức gợi rất lớn. “Yên hoa”/ “yên ba” thường chỉ khói sóng trên sông, khói sương mù. Vào mùa xuân ở Trung Quốc, đây 77 là hình ảnh thiên nhiên đã đi vào thơ như một hình tượng nghệ thuật đầy gợi cảm, làm thức dậy bao nỗi niềm tâm sự của thi nhân như nhà thơ Thôi Hiệu đã thổ lộ: “Yên ba giang thượng sử nhân sầu”. Bên cạnh đó, “yên hoa” còn có nghĩa là cảnh đẹp mùa xuân. Đây có thể là một buổi sáng mùa xuân, khi hơi nước quyện với sương mù tháng ba tạo nên hình ảnh “hoa khói”, cũng có thể là vào tháng ba mùa xuân hoa nở nhiều, tầng tầng lớp lớp như là sương, là khói. Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên là hai người bạn tri âm, tính tình đều rất phóng khoáng, thích ngao du sơn thuỷ. Với tâm hồn nghệ sĩ ấy, lầu Hoàng Hạc giữa mùa xuân là khung cảnh gợi bao thi hứng, đó là nơi lí tưởng để họ đàm đạo thi ca và nhân tình thế thái. Đó cũng là những giây phút mà cả hai đều thú vị nhưng họ lại phải chia tay nhau. Và đương nhiên, mỗi người đều mang trong mình một nỗi niềm tâm sự. Qua đó ta thấy được sự thống nhất và tương phản trong mối quan hệ của ba yếu tố: không gian- thời gian và con người trong buổi chia tay: không gian đẹp, thời gian đẹp, tình bạn lại càng đẹp, vậy mà họ lại sắp phải xa nhau. Vì thế, cảnh càng đẹp thì lòng người lại càng buồn, càng thấm thía nỗi xa cách, chia ly bấy nhiêu. Bên cạnh đó, giáo viên có thể giúp học sinh tiếp cận thi đề của tác phẩm sâu hơn thông qua việc liên hệ bài thơ được học với những bài thơ khác cùng đề tài. Với bài “Khuê oán” (Vương Xương Linh), giáo viên liên hệ với “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn. Với bài “Tĩnh dạ tứ” (Lí Bạch), giáo viên hướng dẫn học sinh tìm những bài thơ, những câu thơ cùng chủ đề “Vọng nguyệt hoài hương”- một chủ đề phổ biến trong thơ cổ, không chỉ thơ Trung Quốc mà cả Việt Nam, hoặc các bài thơ của các tác giả nước ngoài khác: Lộ tòng kim bạch dạ Nguyệt thị cố hương minh (Sương từ đêm nay trắng xóa Trăng là ánh sáng của quê nhà) (Đỗ Phủ) Cộng khan minh nguyệt ưng thùy lệ Nhất phiến hương tâm ngũ xứ đồng. 78 (Xem trăng có lẽ cùng rơi lệ Một mảnh tình quê, năm anh em ở năm nơi đều giống nhau) (Bạch Cư Dị) Hay mở tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, ta bắt gặp ngay bài “Quỳnh Hải nguyên tiêu” (Đêm rằm tháng giêng ở Quỳnh Hải), tác giả thấy “trăng sáng đầy trời”(nguyệt mãn thiên) lại lập tức nhớ tới cảnh “ở Hồng Lĩnh không có nhà, anh em tan tác” (Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán) Hoặc khi dạy bài “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương, giáo viên giúp học sinh cảm nhận bài thơ sâu sắc hơn thông qua sự đồng cảm, đồng điệu, đồng tình giữa bài thơ này với một bài thơ khác của Chế Lan Viên: Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai Nền nhà nay dựng cơ quan mới Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người. (Trở lại An Nhơn) Tuy nhiên, không phải bất cứ bài thơ nào ta cũng có thể khám phá thi đề qua việc tìm hiểu nhan đề hoặc liên hệ với các bài thơ có cùng chủ đề. Chẳng hạn như với nhan đề “Hoàng Hạc lâu” trong bài thơ cùng tên của Thôi Hiệu, ta chỉ có thể nhận ra một địa danh- một khung cảnh thần tiên gắn với huyền thoại đầy chất thơ được nói đến trong bài mà không thể thấy được những cái sâu xa hơn. Đó là con người chỉ là một sinh-vật bé nhỏ, hữu hạn, bị bao trùm trong cái vô hạn của không gian vũ trụ vô chung vô thủy. Nỗi sầu từ sự ý thức giữa cái vô cùng của tạo vật và cái hữu hạn của kiếp người, giữa cái còn và cái mất tạo thành mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ. Chính vì thế, giáo viên cần giúp học sinh nhận ra thi đề của bài thơ thông qua thi tứ và thi ý. 2.3.2.2. Gợi mở, khám phá thi tứ: Tứ thơ Đường thường được tạo bởi thứ ngôn ngữ khái quát, nghệ thuật miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá, vì vậy mà lượng thông tin nghệ thuật trong từng câu 79 chữ luôn lớn hơn rất nhiều dung lượng của nó. Cách cấu tạo của tứ thơ thường được thể hiện qua nghệ thuật đồng nhất, nghệ thuật đối lập và nhất là qua các phạm trù: lấy cái “tối” để tả cái “sáng”, lấy cái “động” tả cái “tĩnh”, lấy “không” để nói “có”, lấy không gian tả thời gian,... Trong bài thơ “Thu hứng”, để diễn tả cảm xúc của mình, nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật đồng nhất trong cảnh và tình, hiện tại và quá khứ, con người và sự vật. Năm 765, Đỗ Phủ cùng gia đình rời Thành Đô đến Vân An rồi đến Quỳ Châu. Nhà thơ đã rời Thành Đô hai năm- hai năm là hai mùa hoa cúc nở, hai mùa thu xa quê hương. Mùa thu trước, Đỗ Phủ ở Vân An, mùa thu này, ông ở Quỳ Châu. Hai mùa thu trôi qua, hai lần nhìn hoa cúc nở, cả hai lần đều rơi nước mắt: “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ”. Ở đây, Đỗ Phủ đã đồng nhất cảnh với tình, hiện tại với quá khứ: cúc nở hoa như nhỏ lệ, diễn tả nỗi đau đến rơi lệ trong lòng người. Lệ của hoa, lệ của người, cả hai đều chung nước mắt. Khóm cúc nở hoa hai lần, đã hai mùa thu trôi qua, hai lần nhìn hoa cúc nở, hai lần đều rơi nước mắt. Cúc hai lần nở hoa cũng chính là hai lần tác giả rơi lệ ở hai miền quê khác nhau- giọt lệ hiện tại cũng là giọt lệ của quá khứ năm xưa. Cùng với nghệ thuật đồng nhất cảnh và tình, hiện tại và quá khứ, nhà thơ cũng đồng nhất sự vật với con người: “Cô chu nhất hệ cố viên tâm”. “Cô chu” là con thuyền đơn độc trên sông. Đây là hình ảnh thơ vừa có ý nghĩa tả thực, vừa là một biểu tượng nghệ thuật. Khi chạy loạn, cả gia đình Đỗ Phủ đã phải sống trên một con thuyền thả trôi trên sông Trường Giang. Mặt khác, hình ảnh con thuyền còn mang một ý nghĩa khái quát, nó đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật của văn học, dùng để chỉ thân phận lênh đênh của con người. Nếu Lí Bạch từng dùng hình ảnh “cô phàm” để thể hiện tâm sự cô đơn thì Đỗ Phủ dùng “cô chu” thể hiện cảnh ngộ và tâm trạng của mình. Vì chiến tranh loạn lạc, ông không thể trở về quê hương, tấm lòng thương nhớ quê nhà đành buộc chặt nơi con thuyền nhỏ ấy: “Cô chu nhất hệ cố viên tâm”- dây buộc con thuyền lẻ loi với vườn cũ cũng chính là dây buộc lòng người với cố hương. 80 Giáo viên đặt câu hỏi: Ở hai câu luận, tác giả tả sự vật gì? Tác giả đồng nhất hóa những gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào? Ở câu hỏi này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khám phá hình ảnh ẩn dụ tượng trưng: hoa cúc, con thuyền. Hoa cúc tượng trưng cho mùa thu; con thuyền tượng trưng cho cuộc đời nổi trôi lưu lạc, mang chở tâm tình con người. Và ở đây, tác giả đã khéo léo sử dụng nghệ thuật đồng nhất: đồng nhất giữa cảnh và tình: cúc nở hoa như nhỏ lệ, diễn tả nỗi đau đến rơi lệ; đồng nhất hiện tại và quá khứ: cúc hai lần nở hoa cũng là hai lần tác giả rơi lệ ở hai miền quê khác nhau- giọt lệ hiện tại cũng là giọt lệ của quá khứ năm xưa; và cuối cùng là đồng nhất con người với sự vật: dây buộc con thuyền lẻ loi với vườn cũ chính là dây buộc lòng người với cố hương. Tiếp cận với bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương, ta lại thấy cấu tứ của bài được thể hiện rất rõ qua nghệ thuật đối. Ba câu thơ đầu được tạo dựng bởi phép tiểu đối (đối trong nội bộ câu) với hình thức hai ngữ đoạn đối xứng. Phép tiểu đối cũng là một thủ pháp đặc trưng trong thơ chữ Hán Đường luật, đặc biệt ở thể tuyệt cú. Câu thơ mở đầu bằng một lời tự sự: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Ngay trong một câu thơ bảy chữ nhưng đã tạo dựng được hai sự đối lập. Đối lập giữa hành động xa nhà- trở về nhà (li gia- hồi), giữa tuổi trẻ và tuổi già (thiếu tiểu- lão đại). Cấu trúc đối ở đây đã khái quát cả một cuộc đời con người. Con người ấy lúc trẻ tuổi đã nặng nợ công danh để lúc về già ngậm ngùi niềm cố thổ. Có thể nói cảnh huống này là cảnh huống của rất nhiều người trai trong xã hội phong kiến bởi chí làm trai phải lập công danh, phải thoả chí "tang bồng hồ thỉ”. Tuy nhiên, cái đáng quý của nhân vật trữ tình ở đây là sau bao nhiêu năm tháng xa quê hương mà "Hương âm vô cải / mấn mao tồi”. Với câu thơ này, một lần nữa cấu trúc đối lại được sử dụng để làm nổi bật sự đối lập đầy nghiệt ngã, đối lập giữa ước muốn của con người và quy luật thời gian. Giọng nói của quê hương không thay đổi minh chứng cho tâm tình quê hương sâu nặng của một vị quan một 81 thời hiển vinh nay đã “cáo lão hồi hương”. Thế nhưng, vị quan ấy không thể níu kéo được thời gian, cưỡng lại quy luật vần xoay của Tạo hoá để giờ đây mái tóc mai ngày nào đã rụng và thay vào đó là mái đầu đã bạc phơ. Và chính điều này đã đẩy thi nhân vào cảnh huống: Nhi đồng tương kiến / bất tương thức. Vẫn cái cấu trúc tiểu đối ấy, chữ bất hiện hữu như một bức tường kiên cố vô hình ngăn trở lối về với quê hương của thi nhân. Hình ảnh "nhi đồng” xuất hiện như một điểm nhấn độc đáo. Đây là lớp chủ nhân mới của quê hương, chúng biểu trưng cho khoảng cách thế hệ. Do vậy, dù có gặp nhau "tương kiến” nhưng sẽ không thể nào biết nhau "bất tương thức” để rồi những cảm xúc dồn nén dâng trào ở câu thơ cuối: Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai. Câu hỏi hồn nhiên của con trẻ làm lòng người tha hương xiết bao ngậm ngùi: ta đã trở thành người khách lạ chính trên quê hương của mình. Bài thơ đặc biệt không chỉ ở việc phép đối được tạo lập trên từng đơn vị câu thơ mà được tạo dựng trên cả cấu trúc của cả bài thơ. Có thể nói, cả bài thơ trên là một sự đối lập. Đối lập giữa sự mong đợi của người trở về và thực tại đang hiện hữu. Người trở về đang háo hức trong nỗi nhớ da diết, mong quê hương đón mình trong niềm vui của ngày sum họp nhưng thực tế đã hoàn toàn khác. Lũ trẻ, với sự hồn nhiên ngây thơ đã vô tình khiến người tha hương ngộ ra một điều xót xa: người xa quê đã trở thành khách lạ trên chính quê hương của mình. Khi dạy bài thơ này, giáo viên cần gợi mở để học sinh khám phá biện pháp nghệ thuật đối, đặc biệt là phép đối ở hai câu thơ đầu. Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy phân tích các vế đối ở hai câu thơ đầu? Theo em, phép đối trong hai câu thơ ấy có tác dụng gì? Học sinh cần làm rõ được hai vế đối ở từng câu thơ: “Thiếu tiểu li gia/ lão đại hồi Hương âm vô cải/ mấn mao tồi” Hai câu thơ trên, mỗi câu có hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh: 82  Thiếu tiểu/ lão; li gia/đại hồi  Hương âm /mấn mao, vô cải/tồi Nhà thơ đã lấy cái thay đổi là cái cụ thể: “mấn mao” (tóc mai) để làm nổi bật cái không thay đổi là cái tượng trưng “hương âm” (giọng quê). Qua đó, ta thấy được tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương. Với bài thơ “Điểu minh giản” của Vương Duy, tứ thơ Đường lại được thể hiện qua phạm trù đối lập: lấy cái “tối” để tả cái “sáng”, lấy cái “động” tả cái “tĩnh”. Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh cảnh và người thật hoà hợp, người thì nhàn nhã, cảnh thì thanh tao, những bông hoa quế li ti nhẹ rơi càng làm tăng thêm vẻ tĩnh mịch. Đêm đã yên tĩnh, đêm trên núi vắng vào mùa xuân lại càng tĩnh lặng hơn. Một chữ “tĩnh” và một chữ “không” cộng hưởng để làm bật lên sự tịch mịch của đêm trên núi vắng. Cảnh vật ở hai câu đầu thiên về vẻ tĩnh và tối của một đêm mùa xuân yên tĩnh và thanh tao. Nhưng đến hai câu sau, không gian đột ngột có sự thay đổi. Đó là sự xuất hiện của âm thanh và ánh sáng. Ánh sáng của trăng xuân đã lên và âm thanh của tiếng chim núi giật mình. Tưởng như cảnh sáng hơn và động hơn, nhưng thực ra ánh sáng và âm thanh chỉ đủ sức làm nổi bật hơn sự tĩnh lặng của đêm trên núi vắng. Trăng làm tăng vẻ huyền ảo, tiếng chim “thỉnh thoảng cất tiếng kêu trong khe suối” càng làm rõ hơn cái tĩnh của đêm. Trăng lên và tiếng chim kêu được miêu tả thật sinh động, giàu sức gợi. Nhà thơ đã dùng ánh sáng để miêu tả đêm tối, dùng âm thanh để miêu tả cái tĩnh lặng. Đây là một trong những thủ pháp nghệ thuật rất quen thuộc của thơ ca đời Đường. Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để giúp các em khám phá ra điều này: - Cây quế cành lá sum suê nhưng hoa lại rất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận được âm thanh hoa quế rơi. Chi tiết đó cho thấy điều gì về cảnh đêm xuân và tâm hồn thi sĩ? - Ở câu thơ 3 và 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào? Hình ảnh, chi tiết nào thể hiện điều đó? Ở đây, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Học sinh cần nêu được những nét chính: Ở hai câu thơ đầu: “Nhân nhàn quế hoa lạc/ Dạ tĩnh xuân sơn không” cho thấy hoàn cảnh của tác giả: nhàn- rỗi rãi, thư 83 thái. Tuy hoa quế rất nhỏ, âm thanh hoa quế rụng khẽ khàng, mơ hồ nhưng nhà thơ vẫn cảm nhận được âm thanh hoa quế rụng. Qua đó ta thấy sự tinh tế, nhạy cảm, tập trung của tác giả và sự yên tĩnh của cảnh đêm nơi rừng núi. Ở câu 3 và 4: “Nguyệt xuất kinh sơn điểu/ Thời minh xuân giản trung”, cảnh có sự thay đổi đột ngột với sự xuất hiện của ánh sáng và âm thanh: ánh sáng của ánh trăng lên và âm thanh của chim núi giật mình kêu vang. Ở đây, tác giả đã lấy hình gợi âm, lấy động tả tĩnh để đặc tả sự yên tĩnh dường như tuyệt đối của đêm. Hoặc với bài “Phong Kiều dạ bạc”, Trương Kế đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên vào một đêm khuya vắng vẻ- có đường nét, màu sắc và âm thanh: Trăng lặn, bất chợt có tiếng quạ kêu, ngoài trời sương giăng đầy. Qua làn sương phủ ấy, thi nhân cảm nhận được phía ngoài con thuyền là khoảng không bao la, vắng lặng. Tiếng quạ kêu càng khắc sâu hơn sự vắng lặng và tĩnh mịch của đêm. Đó chính là thủ pháp quen thuộc của Đường thi: lấy động tả tĩnh. Bên cạnh đó, khi tìm hiểu thơ này, giáo viên cũng cần lưu ý học sinh ở bản dịch thơ: Ở hai câu thơ sau, bản dịch thơ của Tản Đà đã phần nào làm nhòa sự ngân vang của tiếng chuông trong đêm yên tĩnh. Bản dịch thơ chưa diễn đạt được vai trò chủ thể của tiếng chuông chùa Hàn San, cụ thể là Tản Đà đã biến chủ thể vốn là tiếng chuông thành chủ thể là chiếc thuyền của lữ khách. Do đó, chưa thể hiện rõ được hai thủ pháp nghệ thuật truyền thống của thơ Đường được sử dụng kết hợp trong bài thơ là lấy động để tả tĩnh và mượn âm thanh để truyền hình ảnh. Tương tự như các bài thơ trên, tứ thơ của bài “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” cũng được thể hiện một phần qua phạm trù đối lập: lấy cái “có” để nói cái “không”. Giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi nâng cao dành cho học sinh khá, giỏi: Thơ Đường thường lấy cái “có” (hữu) để nói cái “không” (vô) hoặc ngược lại. Qua bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”, em hãy chứng minh điều đó. Ở câu hỏi này, học sinh cần nêu được một số điểm chính: Cái “có” được gợi ra từ không gian, thời gian cụ thể. Có tháng 3 tiết mùa xuân hoa nở, có dòng sông Trường Giang trong xanh bao la, có bầu trời xanh biếc ngút tầm mắt, có thành 84 Dương Châu gợi bao vẻ đẹp của chốn phồn hoa Tất cả để làm rõ cái “không có”. Đó là cánh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_29_6310798297_3844_1869364.pdf
Tài liệu liên quan