Luận văn Dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp 11 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh

MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU Trang

1. Lí do chọn đề tài .

2. Lịch sử vấn đề .

3. Mục đích nghiên cứu

4. Đối tượng nghiên cứu.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu .

6. Phương pháp nghiên cứu .

7. Kết cấu của luận văn

II. PHẦN NỘI DUNG .

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

1.1. Một số tiền đề lý luận về tính tích cực .

1.1.1.Khái niệm .

1.1.1.1.Tính tích cực .

1.1.1.2.Tính tích cực học tập .

1.1.1.3. Tích cực hoá hoạt động học tập .

1.1.2. Sự hình thành tính tích cực học tập .

1.1.2.1. Động cơ học tập .

1.1.2.2. Hứng thú học tập .

1.1.3. Các mức độ và biểu hiện của tính tích cực học tập .

1.1.3.1. Mức độ .

1.1.3.2.Biểu hiện của tính tích cực .

1.2. Dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại

1.2.1 Khái niệm .

1.2.1.1 Khái niệm văn học trung đại Việt Nam .

1.2.1.2. Khái niệm thơ trữ tình .

1.2.1.3. Khái niệm thơ trữ tình trung đại Việt Nam .

1.2.2.Vấn đề thể loại trong văn học Việt Nam thời trung đại và đặc trưng thi

pháp của thơ trữ tình trung đại Việt Nam. .

1.2.2.1 Vấn đề thể loại trong văn học Việt Nam thời trung đại

1.2.2.2. Đặc trưng thi pháp của thể loại trữ tình trung đại Việt Nam .

1.3. Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong dạy, học thơ trữ

tình trung đại Việt Nam .

1.3.1.Quan niệm về việc phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy, học

thơ trữ tình trung đại Việt Nam .

1.3.2.Vấn đề tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong dạy, học thơ

trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp 11 .

Chương 2 : Thực trạng dạy, học thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp

11 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

2.1. Thực trạng của giáo viên với việc dạy thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp 11 .

2.1.1. Những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi dạy thơ trữ tình trung đại Việt Nam

2.1.2. Những cố gắng của giáo viên trong dạy học thơ trữ tình trung đại Việt

Nam ở lớp 11 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh

2.1.3. Những mong muốn của giáo viên trong dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam

2.2. Thực trạng của học sinh lớp 11 với việc học thơ trữ tình trung đại Việt Nam .

2.2.1. Tâm lý của học sinh đối với việc học thơ trữ tình trung đại Việt Nam

2.2.2. Những khó khăn khi tiếp nhận thơ trữ tình trung đại Việt Nam của học sinh lớp 11 .

2.3. Những nguyên nhân, hạn chế trong việc tiếp cận thơ trữ tình trung

đại Việt Nam của học sinh lớp 11

2.4. Kết luận về thực trạng dạy và học thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở

lớp 11 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh .

2.5. Tính cấp thiết của phương pháp tích cực và vấn đề tích cực hóa hoạt

động học tập của học sinh

2.5.1. Phương pháp tích cực trong dạy thơ trữ tình trung đại

2.5.1.1. Phương pháp tích cực trong dạy học thơ trữ tình trung đại nhằm nâng

cao chất lượng giảng dạy

2.5.1.2. Phương pháp tích cực trong dạy học thơ trữ tình trung đại nhằm đáp ứng yêu cầu thời đại .

2.5.2. Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh lớp 11 trong giờ học thơ

trữ tình trung đại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả học tập

2.5.3. Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh lớp 11 trong giờ học thơ

trữ tình trung đại Việt Nam là yêu cầu của thời đại .

Chương 3: Những biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học

sinh trong dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam và thiết kế thể nghiệm .

1. Những biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong

dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp 11 THPT

1.1. Hướng dẫn học sinh biết cách tự làm việc với sách giáo khoa .

1.1.1. Làm việc với sách giáo khoa trước giờ lên lớp

1.1.2. Làm việc với sách giáo khoa trong giờ học .

1.1.3. Làm việc với sách giáo khoa sau giờ học

1.2. Xây dựng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo trong dạy học thơ trữ

tình trung đại Việt Nam .

1.3. Hoạt động thảo luận nhóm .

1.4. Tăng cường các bài tập mở rộng đi sâu vào văn bản thơ trữ tình trung đại Việt Nam

2. Thiết kế thể nghiệm giáo án dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam

theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh .

2.1. Yêu cầu về thể nghiệm

2.2. Mục đích thể nghiệm: .

2.3. Nội dung thể nghiệm:

2.4. Nơi thể nghiệm: .

2.5. Thiết kế thể nghiệm: .

3. Tổ chức dạy thực nghiệm

3.1. Chọn lớp thực nghiệm và thời gian thực nghiệm

3.2. Kết quả thực nghiệm: .

3.3. Đánh giá: .

III. PHẦN KẾT LUẬN

pdf95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7618 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp 11 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp, cốt tạo hiệu quả lạ hóa về cảm thụ và nhạc điệu siêu ngữ điệu. Ngôn ngữ cá thể với dấu hiệu ngữ pháp rõ ràng thường xuất hiện ở liên đầu và liên kết. Ví dụ: Một đèo, một đèo, lại một đèo, Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo. Cửa son đỏ loét tùm hum nóc, Hòn đá xanh rì lúm xuống rêu. Lời thơ miêu tả, tự sự, không mang ngữ điệu lời nói, chỉ mang cái nhìn. Nhìn chung thơ trung đại không phát triển năng lực giao tiếp trực tiếp của lời thơ, nó không hướng tới việc trò chuyện với người đọc, mà giao tiếp gián tiếp. Nó không nói với ai, mà nói với đất trời, với chính mình bằng năng lực cảm nhận nghe nhìn, suy cảm, và bằng cách đó nó phát huy năng lực cảm giác tưởng tượng, liên tưởng hết sức sắc bén, tinh tế. Nhưng như vậy nó chỉ đóng khung giao tiếp trong phạm vi những người tri thức, có học thức. Yếu tố mô tả, hình dáng trong thơ trung đại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là phần gợi cảm nhất thường được thể hiện qua câu đối, tổ chức theo nguyên tắc không gian, thời gian, tạo thành những “ý tượng” (hình ảnh mang ý) giàu ý nghĩa tiêu biểu, tượng trưng, mức độ cụ thể thấp để tạo khả năng khái quát cao. Những “ cảnh”, những “ sự” có vai trò gợi ra hoàn cảnh, tình huống thực tế đã dấy lên cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ. * Về nguyên tắc cảm nhận toàn vẹn của người trung đại: thơ văn trung đại dù ngắn chỉ hai dòng hay dài hàng trăm dòng vẫn có đặc điểm chung là không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 chia khổ, chia đoạn. Cả bài thơ là một chuỗi bộc lộ liên tục, liền mạch. Hiện tượng này cũng giống như thơ Trung Quốc. Nếu một bài không nói hết ý thơ thì họ làm tiếp bài khác theo lối chùm thơ liên hoàn, như bài Tùng (gồm ba bài)… * Về quan niệm con người trong thơ. - Giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV: Con người trong thơ đã thể hiện con người thời đại. Đáng chú ý nhất là sự xuất hiện con người sử thi trong một số thơ của Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Đặng Dung… Những con người này không chỉ mang đầy chiến công mà còn mang lương tâm của dân tộc, biết hận, biết thẹn, day dứt khi nghĩa vụ chưa thành. Một dạng khác của con người sử thi bộc lộ trong thơ bang giao. Họ làm thơ chủ yếu bộc lộ tình cảm của người đại diện đất nước, làm tăng quốc thể. Đây là tư tưởng, là ý thức dân tộc của người Việt Nam. Cùng với con người sử thi là con người khí tiết, giữ mình trong sạch. Những con người này tuy có trí quy ẩn nhưng vẫn nặng lòng lo cho đất nước. Đây là hình bóng con người kẻ sĩ, cao sĩ, biết thời thế, biết ưu hoạn, có khí tiết, một kiểu con người mới trong thơ. - Giai đoạn từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII: Thơ văn có thay đổi lớn, thành phần văn học Nôm đã tạo thành tác phẩm. Tác giả là Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Trong thơ Nguyễn Trãi có nhiều bài bộc lộ cảm thức trực giác; thơ Lê Thánh Tông, Hội Tao đàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, tính chất duy lý và giáo huấn ngày càng đậm. Nguyễn Trãi trong biểu hiện là một con người đau khổ, day dứt trước sự lựa chọn đầy mâu thuẫn trong xã hội. Ông đã có quan niệm sâu sắc về cuộc đời - có tài lớn thì phải dùng vào việc lớn, và có ích cho dân, cho con người. Lê Thánh Tông là người hùng theo mẫu hình nho quân: Lòng vì thiên hạ những sơ âu. Thay việc trời dám trễ đâu… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 (Tự thuật- Hồng Đức Quốc Âm thi tập) Nguyễn Bỉnh Khiêm đem đến một con người lí trí, nghị luận trong thơ. Thơ ông thể hiện một con người lịch lãm, khôn ngoan. Ông kêu gọi người ta yên phận, nhẫn nhục, không tranh hơn. - Giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX: Nét đặc trưng về quan niệm con người trong thơ trữ tình giai đoạn này là nhu cầu tự nhiên của con người được khẳng định: chữ thân , chữ tài, chữ tình trở thành khái niệm để con người tự ý thức về chính mình. Giai đoạn văn học này là giai đoạn văn học phát triển rực rỡ nhất trong văn học trung đại Việt Nam. Riêng với lĩnh vực thơ trữ tình, con người đã được thể hiện qua những phương diện mới: + Khác với giai đoạn trước, giờ đây con người trần tục, nhục cảm đã xuất hiện trong thơ để khẳng định nhu cầu sống tự nhiên của con người. + Cùng với ý thức về quyền sống, ý thức về số phận con người được nêu cao. Những nỗi buồn, nỗi oan, nỗi hận trong các số phận oan trái trở thành niềm day dứt thổn thức của nhà thơ. + Ý thức cá nhân, cá tính, tài năng cũng được khẳng định trong thơ trung đại. Thơ Hồ Xuân Hương và thơ Nguyễn Công Trứ cho ta ý niệm về kích thước của con người cá nhân trong thơ trung đại Việt Nam. Khuynh hướng phi nho hóa ngày càng phát triển và càng tỏ ra thị dân trong thơ Tú Xương và Nguyễn Khuyến. * Thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ - Thời gian nghệ thuật trong thơ Mô hình chung của thời gian trong thơ ca trung đại: Thời gian, không gian là hình thức tồn tại của thế giới, của cuộc sống con người. Không gì có thể tồn tại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 ngoài không gian và thời gian. Do vậy mọi cảm nhận về tồn tại của con người đều gắn liền với cảm nhận không gian và thời gian. Cảm nhận thời gian con người ngắn ngủi, chóng tàn với thời gian vũ trụ tĩnh tại, bất biến là hai chủ đề thời gian tiêu biểu trong thi ca Trung Quốc. Khó có thể nói thời gian, không gian trong thơ Việt Nam trung đại mà không nói tới mô hình tư duy ấy. Thời gian vũ trụ bất biến trong thơ: + Về thời gian trong thơ thiền: Thơ thiền thường có hai thế giới đối sánh là thế giới trần tục với lẽ sinh diệt, đau khổ và thế giới niết bàn tịch diệt vĩnh hằng. Ở đây có thời gian luân hồi của hoa rụng rồi nở, có thời gian đời người một đi không trở lại. Đối lập với thời gian ấy là chân, như ngoài thời gian: Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một nhành mai. (Mãn Giác) Một cành mai ở đây tượng trưng cho tiền tâm bất hoại, cho mùa xuân vĩnh viễn. Thời gian thiền là loại vô thời gian là bất biến. + Thời gian bất biến, tĩnh tại trong thơ nhà nho: quan niệm thời gian tĩnh tại khiến các nhà nho ít khi miêu tả tính liên tục, mà thường miêu tả thời điểm. Trong bài thơ có thể nói đến các thời điểm khác nhau, bởi đã là thời gian tĩnh thì chọn một hay nhiều thời điểm đều như nhau (thể hiên rõ trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến và cách dùng cặp từ sóng đôi trong thơ Nguyễn Trãi: ngày…đêm, ngày…tối, còn thủa đông…suốt mùa hè…). + Thời gian lịch sử trong thơ tương quan với thời gian vũ trụ: đặc điểm nổi bật của thời gian lịch sử trong thi ca văn học trung đại là thời gian không gian hóa, tích bất biến của lịch sử hóa thân vào dấu tích. Trong thơ, các dấu tích lịch sử được cảm nhận như cùng tồn tại trong hiện tại, trong không gian. Phạm Ngũ Lão trong bài Thuật Hoài nhắc đến Vũ Hầu như Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 là người cùng thời (Luống thẹn tai nghe nói Vũ Hầu), Đặng Dung nhắc tới Đồ điếu mà không thấy xa xưa. Thời gian lịch sử vừa có tính chất không gian hóa vừa trôi qua vô tình. Cảm giác về sự trôi chảy của thời gian, sự mai một của những thời đại ra đi không trở lại thể hiên rõ trong thơ Nguyễn Du (Cổ kim vị kiến thiên niên quốc) và nhất là trong thơ Bà Huyện Thanh Quan (Thăng Long thành hoài cổ, Qua chùa Trấn Quốc…). + Thời gian con người trong thơ ca: Trong thơ ca trung đại Việt Nam, ở thơ thiền đời Lý thời gian cá thể được cảm nhận bằng cách phủ nhận, vượt qua. Đời Trần vang lên mô típ tiếc đời qua mau (Quốc thù chưa trả đầu bạc trước). Nguyễn Trãi tiếc thời gian, tuổi trẻ: Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm Những lệ xuân qua tuổi tác thêm. Có lẽ Nguyễn Trãi là nhà thơ đầu tiên tính thời gian bằng ngày: Ba xuân thì được chín mươi ngày. Nguyễn Du cảm nhận được sự nhỏ nhoi của con người trước thời gian: Gió thu xế bóng lòng quá rộn Nước chảy mây bay nghiệp bá mờ. (Trông vời nước Sở) Nhưng bao trùm hết thảy là một cảm thức thời gian tàn tạ, phôi pha…Những cảm quan thời gian trong thi ca thế kỷ XIX đã có nhiều thay đổi. Nguyễn Công Trứ chỉ coi trọng thời gian hiện tại, tranh thủ hưởng thụ: Bóng quang âm chơi lấy kẻo già Trăm năm trong cõi người ta Xóc sổ tính ngày chơi đà được mấy. (Trong trần mấy mặt làng chơi) Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy Nếu không chơi thiệt lấy ai bù. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 (Chơi xuân kẻo hết xuân đi) Hồ Xuân Hương cũng cố níu hiện tại một cách bất lực: Tài tử văn nhân ai đó tá Thân này đâu đã chịu già tom! Trong thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương nổi lên một thời gian kéo dài, không có viễn cảnh tương lai. Thời gian trong Chinh Phụ Ngâm là một thời gian hiện tại, mong nhớ kéo dài vô tận. Trong Cung oán ngâm khúc người cung nữ tiếc quá khứ và cảm thấy cuộc đời hư huyễn, vô nghĩa. * Không gian nghệ thuật trong thơ: - Những đặc điểm chung về cảm thụ không gian trong thơ trung đại: Trong cảm thụ không gian thời trung đại, không gian vũ trụ chiếm vị trí ưu thế. Không gian được hình dung theo các cách: Con người cảm thụ là trung tâm (cúi, ngẩng, nhìn bốn phía); theo thứ bậc trên dưới (thượng giới, trần gian, địa phủ); ý thức về vị trí của mình trong thế giới, tương quan với môi trường xung quanh. Quy mô không gian có ý nghĩa đặc biệt để biểu hiện sức mạnh tâm hồn. Không phải ngẫu nhiên mà trong thơ ca cổ điển có các động tác: dăng cao, vọng viễn, ngoái đầu, tứ vong… Không gian trong thơ là không gian mộng tưởng. Nó hiện ra trong trạng thái nửa thức, nửa ngủ, nửa thực, nửa hư… - Không gian nhàn tản thoát tục: Không gian vũ trụ là đặc trưng cảm nhận thế giới của người trung đại. Nhưng trong thơ, không gian gắn với thế giới thoát tục. Trong thơ thiền ta bắt gặp những ước mơ lên cao (Có lúc đỉnh núi trèo lên thẳng, Một tiếng kêu vang lạnh cả trời). Còn trong thơ tả cảnh đời Trần thì lại là một thế giới ấm áp, gần gũi với sinh hoạt con người, gần con thuyền, lời ca… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Trong thơ Nguyễn Trãi, không gian siêu thoát và không gian thế tục ở trong thế lựa chọn (thể hiện trong các bài Mộ xuân tức sự; Trại đầu xuân độ; Côn sơn ca). - Không gian hoang dại, tiêu điều, biến dịch: Cùng với sự sa sút của xã hội phong kiến, cảm xúc không gian của các nhà thơ đã thay đổi. Trong thơ nhiều tác giả xuất hiện không gian hoang dã, tang thương: Lép nhép vài hàng tỏi Lơ thơ mấy bụi khương Vẻ chi tèo teo cảnh Thế mà cũng tang thương. (Nguyễn Gia Thiều) - Không gian luân lạc trong thơ Nguyễn Du và các tác giả khác: Tiêu biểu nhất cho không gian luân lạc là thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Ta thường bắt gặp ở đây các độ không gian to lớn mênh mông: vạn dặm, nghìn dặm, trăm dặm… Không gian trong bài Thăng Long thành hoài cổ và Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan rất khác với các bài hoài cổ đời Trần, Lê (cửa bể Bạch Đằng) trong đó các dấu tích lich sử hiện lên rõ ràng, còn ở đây tất cả đều đã phôi pha, dãi dầu hoặc đã biến mất. - Không gian trần tục hóa trong thơ Hồ Xuân Hương: Không kể những bài như Tự tình I, Dệt cửi gợi ra chốn buồng khuê, mà những bài như Thiếu nữ ngủ ngày, Tranh tố nữ, Giếng nước, Đá ông chồng bà chồng và cả những phong cảnh đèo, hang, động…đều gợi lên không gian buồng khuê tự nhiên, khổng lồ: Từng trên tuyết điểm phơ đầu bạc Thớt dưới sương pha đượm má hồng… (Đá ông chồng bà chồng) Nhà thơ đã trần tục hóa các hang, động, tranh, cảnh bằng một cái nhìn bản năng và gợi ra cảm giác về cơ thể con người với những bộ phận, động tác: Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom Người qua kẻ Phật chen chân xọc Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm. - Không gian thế tục hóa: Trong thơ Nguyễn Khuyến có những nét theo mô hình không gian nghệ thuật truyền thống, nhưng đồng thời đã xuất hiện những đường nét không gian mới gần gũi, thân thuộc của làng quê…Trong ba bài thơ thu của ông, không gian nghệ thuật truyền thống đã mất đi tính tinh khiết truyền thống. Trong thơ Tú Xương, không gian nghệ thuật hầu như hoàn toàn thoát khỏi không gian nghệ thuật truyền thống. Thơ ông không còn sơn, thủy, tùng, cúc…mà là phố xá, cao lâu, nơi chợ búa, buôn bán… Thơ Tú Xương đánh dấu sự phai nhạt của không gian nghệ thuật truyền thống mở ra không gian sinh hoạt đời thường, đô thị. Những ý kiến trên của GS. Trần Đình Sử giúp cho những người dạy văn hiểu rõ hơn đặc trưng thi pháp của thơ trung đại Việt Nam, để từ đó có hướng dạy phù hợp với đặc trưng thể loại. 1.3. Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong dạy, học thơ trữ tình trung đại Việt Nam. 1.3.1.Quan niệm về việc phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy, học thơ trữ tình trung đại Việt Nam. Học văn thơ nói chung và thơ trữ tình trung đại Việt nam nói riêng của học sinh là một hoạt động nhận thức. Vậy nên, phát huy tính tích cực trong việc học thơ trữ tình trung đại Việt Nam chính là phát huy tính cực nhận thức của học sinh đối với thể loại này. Hay nói một cách khác là phát huy tính chủ thể của học sinh trong việc học thơ trữ tình trung đại Việt Nam mà theo như I.F.Kharlamôp thì “tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức” [51]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 Giáo sư Phan Trọng Luận cũng chỉ ra thực chất của vấn đề phát huy chủ thể học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương là: “ Thực chất của vấn đề phát huy tính chủ thể học sinh trong giảng văn là khêu gợi, kích thích và nuôi dưỡng, phát triển ở học sinh nhu cầu đồng cảm và khát vọng nhận thức cái mới qua các hình tượng… và qua đó, việc học tác phẩm văn chương thực sự trở thành một hành động cá thể hoá sâu sắc đi từ nhận thức khách quan hình tượng đến chỗ tự nhận thức, do đó có khát vọng sống và hành động theo lý tưởng” [25]. Tác giả Giang Khắc Bình trong bài: “ tổ chức hoạt động tiếp nhận tác phẩm thơ từ đặc trưng loại thể” cũng xuất phát từ quan điểm dạy học tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh đã chỉ rõ: “Đây là quan điểm chỉ đạo có tính thống nhất. Xuất phát từ thực tiễn dạy và học văn ngày nay cũng như yêu cầu phải tạo ra một thế hệ trẻ năng động sáng tạo, có khả năng làm chủ tri thức, làm chủ khoa học kỹ thuật trong tương lai. Cần phải tạo ra một cuộc cách mạng thật sự trong giảng dạy và học tập, nhất là đối với bộ môn văn. Cuộc cách mạng ấy phải xuất phát từ lý thuyết tiếp nhận, từ tâm lý học tiếp nhận nghệ thuật và nhất là phải xuất phát từ chính đặc trưng bộ môn văn nói chung và các tác phẩm thơ nói riêng. Dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh là bằng cách nào đó kích thích được hứng thú và năng lực cảm thụ nghệ thuật của học sinh. Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh có nghĩa là biến học sinh thành chủ thể tích cực của quá trình tiếp nhận. Ta có thể hiểu nội dung phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong việc học thơ trữ tình trung đại Việt Nam như các tác giả trên. 1.3.2.Vấn đề tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong dạy, học thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp 11. Vấn đề cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học văn ở Phổ thông là đề cao vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong hoạt động nhận thức, cảm thụ, ứng dụng các kiến thức văn học. Giáo viên là người hướng dẫn tổ chức học sinh chủ động tìm ra cái hay cái đẹp trong mỗi tác phẩm và biết bộc lộ những nhận thức, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 cảm xúc của mình bằng ngôn ngữ nói hoặc viết qua các hình thức trao đổi, thảo luận, trình bày bằng văn bản. Dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học là biết sử bụng những phương pháp gợi mở, nêu vấn đề…để qua đó hướng dẫn học sinh tiếp cận và chiếm lĩnh tác phẩm. Thơ văn trung đại nói chung và thơ trữ tình trung đại nói riêng sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng, nhiều điển tích điển cố, nhiều từ cổ, nhiều từ Hán Việt… cho nên khi tiếp cận, tìm hiểu học sinh phải nắm vững được bối cảnh lịch sử, tác giả, tác phẩm, hiểu được đầy đủ hệ thống từ vựng điển cố và có các phương pháp tiếp cận thích hợp. Có thể nói, bản thân các tác phẩm thơ trữ tình trung đại với những đặc trưng riêng, với phương thức diễn đạt “ ý tại ngôn ngoại”, là điều kiện, là động lực thúc đẩy tính tích cực học tập của học sinh. Nó kích thích sự tìm tòi, ham học hỏi, tìm hiểu ở học sinh. Hơn nữa, nhờ sự phát triển về trí tuệ, cùng với thái độ tự ý thức về nhân cách, sự phong phú hơn của vốn sống cá nhân, học sinh lớp 11 THPT có khả năng lĩnh hội các hình thức nghệ thuật ước lệ đa dạng, các xung đột tâm lý xã hội phức tạp của thơ trữ tình trung đại. Sự phát triển vốn văn học của học sinh được nâng lên ở một cấp độ mới các em đã sẵn sàng để tự mình đọc các tác phẩm phức tạp. Với những đặc điểm như trên, nếu các em được tích cực tham gia một cách tự giác, và có ý thức vào quá trình dạy học, nếu người thầy mạnh dạn hướng dẫn, chỉ đạo các em học tập theo những phương pháp thích hợp, biết huy động, tổ chức và điều khiển bằng nhiều hình thức để học sinh chủ động, tích cực, hứng thú tham gia vào quá trình dạy học văn thì chắc chắn kết quả của việc giảng dạy văn học nói chung và các tác phẩm thơ trữ tình trung đại nói riêng sẽ sâu sắc và có hiệu quả. Trên đây là cơ sở lý luận làm tiền đề cho chúng tôi giải quyết các vấn đề của đề tài đặt ra. Đề tài dựa trên cơ sở lý luận về các vấn đề tích cực hóa hoạt động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 học tập của học sinh dựa trên tinh thần cơ bản của phương pháp dạy học văn, dựa vào bản chất chất của các tác phẩm thơ trữ tình trung đại… Từ đó, chúng tôi đi vào khảo sát, tìm hiểu thực trạng dạy, học các tác phẩm thơ trữ tình trung đại của học sinh lớp 11 THPT, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy, học thơ trữ tình trung đại Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY, HỌC THƠ TRỮ TÌNH TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Ở LỚP 11 THEO HƢỚNG TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH. 2.1. Thực trạng của giáo viên với việc dạy thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp 11. Trước tiên ta cần tìm hiểu thực trạng của giáo viên dạy văn ở nhà trường trung học hiện nay. Nguyễn Kỳ có nói tới một trong các điều kiện quan trọng để áp dụng phương pháp dạy học tích cực là: “Giáo viên phải được đào tạo chu đáo để thích ứng với nhiệm vụ đa dạng, vừa có tri thức liên môn sâu rộng, vừa có trình độ sư phạm lành nghề, biết sử dụng các biện pháp nghe nhìn, có thể định hướng sự phát triển của học sinh nhưng cũng đảm bảo chủ động của học sinh trong hoạt động học tập”[22]. Ô Kôn viết: “nếu không có đội ngũ giáo viên vững vàng, thông minh, sáng tạo thì không thể nào đào tạo được những học sinh thông minh và sáng tạo”[54,tr.12]. Trên thực tế, trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên chỉ chú tâm vào khám phá các tác phẩm văn chương, tìm ra các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc rồi truyền đạt lại cho học sinh mà không chú ý đến nhu cầu khát vọng, đặc điểm tâm lý khát vọng của học trò. Vì thế học trò bị biến thành “thính giả” người “ ngoài cuộc”. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng nặng nề của phương pháp dạy học văn truyền thống lâu nay vẫn quan niệm dạy học là quá trình truyền thụ và lĩnh hội tri thức. Do đó quan niệm này không những hạn chế khả năng sáng tạo của thầy mà còn gây trở ngại cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 người nghĩ rằng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh có nghĩa là học sinh làm việc nhiều hơn trước và giáo viên làm việc ít đi. Giáo sư Phan Trọng Luận đ· nêu lên thực trạng dạy học ở nhà trường phổ thông: Chúng ta không thể không thừa nhận một bước tụt hậu khá dài về nhận thức cũng như thực hành sư phạm so với bước đi của một số nước tiên tiến, nhất là so với yêu cầu chiến lược của thời đại. Tình trạng đó hình như càng nặng nề hơn trong giảng dạy văn học. Lập luận văn học có đặc thù riêng, văn chương là lĩnh vực cảm thụ thẩm mỹ của sáng tạo cá nhân, nhiều khi đã tạo ra một ảo giác bao che cho sự chậm trễ cũ kỹ về phương pháp…Đã từ lâu vẫn đang diễn ra tình hình dạy văn chỉ cần biết đến văn bản văn chương, chỉ quan tâm đến nghệ thuật và tài năng khám phá cho sâu, chỗ độc đáo của tác phẩm văn chương để rồi tìm ra những thủ pháp những hình thức lôi cuốn học sinh cảm thông, đồng điệu với những gì giáo viên đã tìm tòi phát hiện được. Tác giả khẳng định: một quan niệm về dạy văn như vậy đã quá ư lỗi thời và cần thực sự có một đổi mới triệt để về chiến lược dạy học văn trong nhà trường nhằm hướng vào học sinh giúp học sinh tham gia khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm để họ thực sự tự phát triển. Để đến được với những áng văn của cha ông, nhất là những tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, cần vượt qua rào cản của ngôn ngữ. Đây không chỉ là thách thức của trò mà còn là của thầy. Vốn Hán học, Nôm học quá mỏng, khiến cho những tác phẩm văn chương tuyệt đỉnh khi dạy học trên lớp chỉ còn là việc định nghĩa không đầy đủ. Khoảng cách văn hoá, thời đại đã khiến cho những người dạy và người học chưa tiếp cận được đích giá trị của tác phẩm. Từ thực tế trên, dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp 11 theo hướng tích cực hoá hoạt đọng học tập của học sinh cũng gặp nhiều khó khăn. 2.1.1. Những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi dạy thơ trữ tình trung đại Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Hiện nay, sự bùng nổ của các phương tiện thông tin và nhu cầu đa dạng hóa ngày càng cao của lứa tuổi thanh thiếu niên về hình thức học tập, để có thể phát triển toàn diện và hoàn thiện nhân cách. Do xu thế trên, nên hoạt động của giáo viên trên lớp hiện nay với các yêu cầu: làm cách nào để tiết học trở nên sinh động, nhẹ nhàng và hiệu quả đối với tất cả các đối tượng học sinh, có thể huy động được cả những học sinh “ ham chơi hơn ham học” tham gia tích cực vào hoạt động học tập bộ môn văn, đặc biệt giờ học thơ trữ tình trung đại là một bài toán khó cho mỗi giáo viên ngữ văn. Việc phát huy tác dụng của phương pháp mới (PPTC) trong quá trình giảng dạy bộ môn gặp phải một số khó khăn như sau: + Muốn áp dụng thành công phương pháp dạy học mới vào thực tiễn, thì ngoài việc nắm vững cơ sở lý luận, còn đòi hỏi người giáo viên phải bỏ rất nhiều thời gian và công sức để có thể thiết kế được một giáo án đạt yêu cầu, thể hiện được tính tích cực và sáng tạo của học sinh. + Việc tổ chức dẫn dắt cho học sinh tự chiếm lĩnh được tiếng nói tư tưởng, tình cảm của nhà thơ đã gửi gắm trong các bài thơ là việc làm không mấy dễ dàng. Đây là khó khăn mà hầu hết giáo viên gặp phải. Việc cảm thụ, phát hiện cho hết cái hay cái đẹp của bài thơ nói chung đã là khó, hơn nữa lại là thơ trung đại lại càng khó hơn. Có khi chỉ một từ, một hình ảnh, một câu thơ nhưng cũng gây những trở ngại trong việc khai thác. + Thói quen dạy của một số giáo viên và thói quen học của một số học sinh theo phương pháp cũ cũng là một trở ngại không nhỏ đối với việc đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Qua phiếu điều tra chúng tôi thấy, nhiều giáo viên băn khoăn, dạy như thế nào để cho học sinh thấy được cái hay cái đẹp trong những bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam đã là khó, hơn nữa, theo tinh thần phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh là một vấn đề không đơn giản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 + Có một thực tế, người giáo viên phổ thông phải cáng đáng một khối lượng công việc rất lớn. Hãy xem các vấn đề ngữ văn liên quan đến công việc giảng dạy của mỗi giáo viên: phần Tiếng Việt bao gồm mọi cấp độ (những vấn đề chung về ngôn ngữ và Tiếng Việt, từ ngữ, ngữ pháp, các biện pháp tu từ, các phong cách chức năng); phần văn có văn học Việt Nam ( từ văn học dân gian và văn học viết ở mọi thời kì), văn học nước ngoài ( gồm cả văn học Trung Quốc, Hy Lạp, Nga , Anh, Pháp, Đức, Mỹ…); phần làm văn có dạng lý thuyết và thực hành các kiểu nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Với một công việc bộn bề như vậy, khó mà đòi hỏi người giáo viên có thể suy nghĩ kĩ càng trên những văn bản cụ thể trong chương trình để đưa ra phương án giảng dạy riêng. + Có một yêu cầu đặt ra: muốn học sinh đọc hiểu thì người giáo viên không chỉ phải hiểu văn bản, mà còn hình dung những con đường tiếp cận văn bản. Nhưng đó đâu phải là chuyện đơn giản. Hãy thử hình dung khi đối diện với một văn bản trữ tình trung đại Việt Nam, giáo viên sẽ thiết kế bài dạy như thế nào? Bƣớc 1: Nhớ lại những định hướng được tiếp thu qua các chuyên đề thay sách. Bƣớc 2: Đọc, nghiền ngẫm văn bản, xem hệ thống câu hỏi hướng dẫn ở cuối bài. Bƣớc 3: Tìm đọc các tài liệu có liên quan (SGV, sách thiết kế bài dạy ngữ văn, các bài phân tích trong các tài liệu tham khảo…). Khi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc5.pdf
Tài liệu liên quan