Luận văn Dạy học tương tác thông quan blog dạy học chương Halogen - Hóa học lớp 10 nâng cao

Bài: KHÁI QUÁT VỀNHÓM HALOGEN

 Mục đích – Yêu cầu:

o Giúp học sinh biết:

- Nhóm halogen gồm những nguyên tốnào. Vịtrí của chúng trong bảng HTTH.

- Đặc điểm chung vềcấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học trong các phân tửhalogen.

- Tính chất hoá học đặc trưng của các halogen là tính oxi hoá mạnh.

- Một sốqui luật biến đổi tính chất vật lí, tính chất hoá học của các halogen trong

nhóm.

o Giúp học sinh hiểu:

- Vì sao tính chất hoá học của các halogen biến đổi có quy luật.

- Nguyên nhân sựbiến đổi tính chất phi kim của các halogen là do sựbiến đổi về

cấu tạo nguyên tử, độâm điện,

- Các halogen có sốoxi hoá -1; trừflo, các halogen khác có thểcó các sốoxi hoá

+1, +3, +5, +7 là do độâm điện và cấu tạo lớp ngoài cùng của chúng.

pdf156 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy học tương tác thông quan blog dạy học chương Halogen - Hóa học lớp 10 nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ống nghiệm có đựng cồn iốt, và dùng đèn cồn để đun nóng ở phần đáy ống nghiệm. Đợi cho xuất hiện luồng khí màu tím bốc từ ống nghiệm, bạn sẽ thấy trên phần giấy trắng ngón tay (mà bình thường không nhận ra dấu vết gì) dần dần hiện lên dấy vân tay màu nâu, rõ đến từng nét em o hiểu là tại sao cuối cùng thì phần dấu vân tay lại dần dần có màu nâu , hôm trước cô có noi là Iot tan trong các dm có chứa oxi ( rượu, ete,…) thì I2 cho dd màu nâu. Vậy không lẽ trong vết dấu vân tay lại có chất gì mà có chứa oxi hay sao mà sau đó dấu vân tay lại có màu nâu hả cô ? em o hiểu thanks cô Phan Vinh, on January 17th, 2008 at 12:06 pm Said: Edit Comment Em suy luận đúng rồi! Sở dĩ, xuất hiện dấu vân tay có màu nâu là do: trên đầu ngón tay chúng ta có dầu béo, dầu khoáng, mồ hôi là các dung môi hữu cơ có chứa oxi nên iot thăng hoa tan vào chúng. hien, on January 17th, 2008 at 12:20 pm Said: Edit Comment cảm ơn cô em cũg vừa tìm thấy tài liệu giải thích về điều này . à cô ơi ngày mai cô có lên lớp không cô bọn em muốn gửi cô USP về bài báo cáo để cô đưa lên máy nhà trường thử và nhờ cô cài giúp bọn em 2 cái clip điều chế , bon em o biết làm khi nào cô rảnh cô chỉ bọn em cách lấy và đưa clip vào cô nhé em cảm ơn Phan Vinh, on January 17th, 2008 at 12:26 pm Said: Edit Comment uh, mai cô tranh thủ lên trường, còn nhắc các bạn nộp đề cương thi kể chuyện nữa. hien, on January 18th, 2008 at 12:45 pm Said: Edit Comment co oi cho em hoi : co phai la iot thang hoa : chuyen tu trang thai ran samg khi ma khong qua long la do iot o dang tinh the phan tu thi luc tuong tac giua cac phan tu rat yeu nen no de bay hoi phai khong Phan Vinh, on January 18th, 2008 at 1:03 pm Said: Edit Comment em đã nói đúng rồi. Ah, bài báo cáo của em nhờ cô chèn phim gì? hien, on January 18th, 2008 at 1:51 pm Said: Edit Comment như hôm trước đã nói, tổ bọn em không biết cóp và chèn 2 cái clip điều chế ( có trong bài giảng của cô ) nên bọn em muốn nhờ cô chèn giúp nếu cô rảnh . và cô ơi ngày mai tổ em lên thử máy lúc nào được hả cô, em cũng ngu tin lắm nên bọn em muốn lên sớm sớm một chút để thử, em sợ có trục trặc lại không xử lí đuợc, cô sắp xếp dùm em cô nhé . em cảm ơn My Ngan, on February 9th, 2008 at 12:50 pm Said: Edit Comment Cho em xin hỏi là dùng chất gì tác dụng với iot để tạo sản phẩm là kali iotua. Em rất cám ơn ! Phan Vinh, on February 15th, 2008 at 3:46 am Said: Edit Comment Iot td được với kim loại mà, vậy từ iot tạo kali iotua thì dùng kim loại Kali 2K + I2 -> 2KI phuong thao, on March 3rd, 2008 at 9:10 am Said: Edit Comment co oi, co giup em voi.hien gio em co tinh the iot nhung em muon dung dung dich iot.vay em phai pha nhu the nao.cam on co nhieu lam Phan Vinh, on March 7th, 2008 at 12:46 am Said: Edit Comment em pha dd iot để làm gì; có thể dùng cồn để pha I2 hoặc pha I2 với ít nước có thêm 1 ít dd KI.  Bài: AXIT SUNFURIC  Mục đích – Yêu cầu: Học sinh biết: - Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của axit sunfuric - Các giai đoạn sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp - Tính chất hoá học của axit sunfuric  Xây dựng bài giảng Nội dung bài giảng - Học sinh quan sát hình ảnh cho biết trạng thái, màu sắc? AXIT SUNFURIC Posted on March 20, 2008 by Phan Vinh | Edit 1. CẤU TẠO PHÂN TỬ - CTPT: H2SO4 - CTCT: Trong hợp chất H2SO4, nguyến tố S có số oxi hoá cực đại là +6. 2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ - Là chất lỏng, không màu, sánh như dầu, không bay hơi - H2SO4 98% có D= 1,84 g/cm3; nặng gần gấp 2 lần nước. - H2SO4 đặc rất hút ẩm  dùng làm khô khí ẩm. - H2SO4 đặc tan vô hạn trong nước và toả nhiều nhiệt. - Từ phim thí nghiệm, học sinh rút ra kiến thức - Câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức tìm câu trả lời Giải thích hiện tượng thí nghiệm? Từ đó rút ra cách pha loãng axit sunfuric đặc? - Khi pha loãng axit sunfuric đặc thì rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ; không làm ngược lại (nguy hiểm) (Tại sao?) - Axit sunfuric đặc gây bỏng rất nặng  cẩn thận khi làm thí nghiệm với axit sunfuric đặc cô gái bị bỏng axit 3. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC a. Tính chất của axit sunfuric loãng - Tính axit mạnh. Axit tác dụng được với chất nào? + Làm quì tím hoá đỏ - Câu hỏi củng cố kiến thức cũ - Câu hỏi nêu vấn đề - Từ phim thí + Tác dụng với muối (điều kiện: sản phẩm kết tủa hoặc bay hơi) + Tác dụng với oxit bazơ hoặc bazơ  muối + H2O + Tác dụng kim loại trước hiđro  muối hoá trị thấp của kim loại + H2 b. Tính chất của axit sunfuric đặc Cu + H2SO4 loãng  không phản ứng Cu + H2SO4 đặc  Có phản ứng không? Nhận xét hiện tượng? Ngoài tính axit mạnh như axit sunfuric loãng thì axit sunfuric đặc còn có tính chất gì? - Ngoài tính axit mạnh như axit sunfuric loãng thì axit sunfuric đặc còn có tính chất đặc trưng sau: b.1. Tính oxi hoá mạnh + Tác dụng với kim loại (hầu hết kim loại trừ Au, Pt) nghiệm, học sinh giải quyết vấn đề + Tác dụng với phi kim (C, S, P) + Tác dụng với hợp chất có tính khử (HI, KI, KBr, FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, FeCO3, H2S, …) - Từ hình ảnh, học sinh phát hiện kiến thức Nhỏ axit sunfuric đặc vào giấy Nhận xét hiện tượng? Suy ra axit sunfuric đặc còn có tính chất gì? b.2. Tính háo nước - Axit H2SO4 đặc chiếm nước kết tinh của nhiều muối hiđrat (muối ngậm nước) hoặc chiếm các nguyên tố H và O (thành phần của nước) trong nhiều hợp chất + Hợp chất cacbohiđrat (Cn(H2O)m) + CuSO4.5H2O - Củng cố kiến thức bằng phim thí nghiệm, câu hỏi yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức trả lời Tạo đường liên kết đến trang web khác xem mô phỏng động để rút ra các giai đoạn sản xuất Phim thí nghiệm tính háo nước Nhận xét hiện tượng? Giải thích hiện tượng? 4. ỨNG DỤNG - Hàng năm, thế giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn H2SO4. Axit sunfuric là hoá chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất như: phẩm nhuộm, luyện kim, chất dẻo, chất tẩy rửa, giấy sợi, sơn, phân bón, … 5. SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC Click vào đây xem mô phỏng qui trình sản xuất - Phương pháp tiếp xúc, gồm 3 công đoạn chính a) Sản xuất SO2 - Từ quặng pirit sắt (FeS2) - Từ lưu huỳnh b) Sản xuất SO3 c) Sản xuất H2SO4 Dùng H2SO4 98% hấp thụ SO3 được oleum H2SO4.nSO3 - Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để củng cố kiến thức Dùng lượng nước thích hợp để pha loãng oleum, được H2SO4 đặc CỦNG CỐ CÁC BẠN HÃY TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU NHÉ! 1. Số oxi hoá của S trong các chất: SO2, SO3, S, H2S, H2SO4, Na2SO4 lần lượt là A. +4, +4, 0, -2, +6, +6. B. +4, +6, 0, -2, +6, +4. C. +4, +6, 0, -2, +6, +6. D. +4, +6, 0, -2, +4, +6. 2. Khí oxi có lẫn hơi nước. Chất nào sau đây là tốt nhất để tách hơi nước ra khỏi khí oxi? A. nhôm oxit. B. axit sunfuric đặc. C. nước vôi trong. D. dung dịch natri hiđroxit. 3. Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khan (làm khô) tất cả các khí trong dãy nào? A. CO2, NH3, H2, N2. B. NH3, H2, N2, O2. C. CO2, N2, SO2, O2. D. CO2, H2S, N2, O2. 4. Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào dưới đây? A. cho từ từ nước vào axit và khuấy đều. B. cho từ từ axit vào nước và khuấy đều. C. cho nhanh nước vào axit và khuấy đều. D. cho nhanh axit vào nước và khuấy đều. 5. Phản ứng nào sau đây là sai? A. 2FeO + 4H2SO4 đặc  Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O. B. Fe2O3 + 4H2SO4 đặc  Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O. C. FeO + H2SO4 loãng  FeSO4 + H2O. D. Fe2O3 + 3H2SO4 loãng  Fe2(SO4)3 + 3H2O. 6. H2SO4 đặc nguội không thể tác dụng với nhóm kim loại nào sau đây? A. Fe, Zn. B. Fe, Al. C. Al, Zn. D. Al, Mg. 7. Trong sản xuất H2SO4 trong công nghiệp người ta cho khí SO3 hấp thụ vào A. H2O. B. dung dịch H2SO4 loãng. C. H2SO4 đặc để tạo oleum. D. H2O2. 8. Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư. Sản phẩm khí thu được là: A. CO2 và SO2 B. H2S và CO2. C. SO2. D. CO2. Filed under: Bài giảng, Nhóm oxi - Học sinh tưong tác với giáo viên bằng các câu hỏi (comment). Sau đây là một số comment của học sinh trong bài AXIT SUNFURIC: thong, on March 28th, 2008 at 6:46 am Said: Edit Comment tai sao khi cho sat du vao axit sunfuric dac lai cho 2 muoi HôXê, on March 28th, 2008 at 7:20 am Said: Edit Comment may cau hoi cua co rat hay ANH DUNG, on March 28th, 2008 at 8:39 am Said: Edit Comment co oi lam the nao de nho het cac ptpu day Van Tân, on March 28th, 2008 at 8:42 am Said: Edit Comment Phan ba`i giang na`y cua co^ la`m ra^’t hay va` dac sa’c……em ra^’t thi’ch. Phan Vinh, on March 29th, 2008 at 2:52 pm Said: Edit Comment Cho Fe dư tác dụng với H2SO4 đặc thì cho không phải là 2 muối mà chỉ một muối FeSO4 thôi em ạ. vì Fe + H2SO4 đ, nóng -> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Fe dư tác dụng tiếp với Fe2(SO4)3: Fe + Fe2(SO4)3 -> 3FeSO4 vì Fe dư nên Muối sắt (III) chuyển hết thành muối sắt (II) Phan Vinh, on March 29th, 2008 at 2:59 pm Said: Edit Comment Để nhận dạng bài tập hoặc nhớ được hết các phương trình phản ứng thì mình phải chịu khó làm nhiều bài tập em à. 2.5. Dạy học tương tác qua các bài tập Vận dụng linh hoạt và phối hợp với các nguyên tắc trên, chúng tôi xây dựng các bài viết về phương pháp giải các bài toán hoá học vô cơ, bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm khách quan. 2.5.1. Phương pháp giải các bài toán hoá học vô cơ Sau đây là một số bài viết minh hoạ (có thể xem thêm trong blog)  Các phương pháp giải nhanh một số bài toán trong chương halogen - GV đưa ra bài giải mẫu Các phương pháp giải nhanh một số bài toán trong chương halogen Posted on January 2, 2008 by Phan Vinh | Edit Dựa theo công thức tính khối lượng muối tổng quát : Ví dụ: Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch axit HCl dư; sau phản ứng thu được 11,2 lit khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? Cách giải thông thường: Giải nhanh: Các em hãy áp dụng cách giải nhanh trên để giải các bài toán sau, rồi thử gửi kết quả cho Cô nhé! Bài 1: Cho 17,7 gam hỗn hợp kẽm và magiê tác dụng hết với dung dịch axit HCl 0.1M thu được 0,6 gam khí và dung dịch X. a) Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? b) Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng? Bài 2: Cho 29 gam hỗn hợp gồm Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy sinh ra V lit khí H2 (đktc). - Các bài giải tương tự để học sinh vận dụng - Đặt vấn đề, khuyến khích học sinh suy nghĩ rèn luyện tư duy Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 86,6 gam muối khan. Tính V? Bài 3: Hoà tan hoàn toàn 17,5 gam hỗn hợp gồm Mg, Cu, Zn vào 400 ml dung dịch HCl 1M ( vừa đủ) thu được dung dịch A. Cho dần xút vào để thu được kết tủa tối đa, lọc kết tủa rồi nung ( không có không khí) đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tính m? Bài 4: Cho 3,2 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO tác dụng vừa đủ với 1lit dung dịch HCl 0.1M. Khối lượng muối clorua tạo ra là bao nhiêu? Bài 5: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp gồm 1 muối cacbonat của kim loại hoá trị I và 1 muối cacbonat của kim loại hoá trị II trong axit HCl thì tạo thành 0,2 mol khí. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan? Dựa vào sự bằng nhau của nguyên tử khối hoặc phân tử khối Các bạn thử trổ tài giải nhanh bài toán sau: Để tác dụng vừa đủ với 5,6 gam sắt cần dùng V ml dung dịch HCl. Nếu cũng dùng V ml dung dịch HCl trên thì khối lượng CaO cần lấy để tác dụng vừa đủ với lượng axit trên là bao nhiêu? Các bạn hãy suy nghĩ và gửi ngay đáp số bài toán này nhé! Nhớ kèm cách suy luận để ra nhanh kết quả. Cô sẽ tiếp tục giới thiệu khi có bạn đưa ra đáp án của bài này! Filed under: Bài tập, Halogen, Phương pháp giải toán hóa học vô cơ, Tự luận | Tagged: Bài tập, trắc nghiệm, Tự luận - Học sinh tương tác trực tiếp với giáo viên bằng các câu hỏi (comment). Sau đây là một số comment trong bài: thuy tien_10B9, on January 9th, 2008 at 1:50 pm Said: Edit Comment dap an’ cua bai` : Để tác dụng vừa đủ với 5,6 gam sắt cần dùng V ml dung dịch HCl. Nếu cũng dùng V ml dung dịch HCl trên thì khối lượng CaO cần lấy để tác dụng vừa đủ với với lượng axit trên là bao nhiêu? theo em tinh’ la` khoi’ luong cua CaO la` 5,2g thuy tien_10B9, on January 9th, 2008 at 1:51 pm Said: Edit Comment em ko hieu tu` co^ can la` j` co co’ the giai thich dum` em. phan vinh, on January 9th, 2008 at 2:35 pm Said: Edit Comment đáp án bài em vừa gửi không phải 5,2. mà là 5,6. Chắc em nhầm! Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2 CaO + 2HCl -> CaCl2 + H2O Cả 2 pt đều có hệ số giống nhau. số mol Fe cần pư với V ml HCl bằng với sô mol CaO cần pư cũng với lượng V ml HCl trên mà M (Fe) = 56 ; M (CaO)=56 nên khối lượng Fe =5,6 => khối lượng của CaO = 5,6 g Còn cô cạn có nghĩa là làm cho nước (hoặc một số chất dễ bay hơi) bay hơi hết, để chỉ thu được chất rắn khan (không còn nước) thuy tien_10B9, on January 10th, 2008 at 3:51 am Said: Edit Comment o` cam’ on co nhiu` em hieu oi` thuy tien_10B9, on January 10th, 2008 at 4:16 am Said: Edit Comment bai` 1 co’ fai khoi’ luong muoi’ khan = 39g, V HCl=0,6 l fai ko co^ phan vinh, on January 10th, 2008 at 4:47 am Said: Edit Comment Đúng rồi. em làm tốt lắm. em giải tiếp các bài 2,3,4,5 đi! thuy tien_10B9, on January 10th, 2008 at 12:53 pm Said: Edit Comment bai` 2 V H2 la` 1.2 l dung’ ko co thuy tien_10B9, on January 10th, 2008 at 12:57 pm Said: Edit Comment bai` 3 m chat’ ran’ la` 31.7g thuy tien_10B9, on January 10th, 2008 at 12:59 pm Said: Edit Comment bai` 4 m cua muoi’ clorua la` 6.75g Phan Vinh, on January 10th, 2008 at 1:01 pm Said: Edit Comment Sai rồi! đáp số là 13,44 l m(SO4) = 86,6 - 29 = 57,6 (g) n (SO4) = 57,6 /96=0,6 (mol) H2SO4 -> H2 n(H2) = n (SO4) = 0,6 (mol) V (H2) = 0,6x 22,4 = 13,44 (l) Phan Vinh, on January 10th, 2008 at 1:05 pm Said: Edit Comment BÀI 3: đáp số là: 20,7 (g). Em nhầm chỗ nào rồi, em thử giải lại đi! Cô chờ! Phan Vinh, on January 10th, 2008 at 1:12 pm Said: Edit Comment Bài 4: đáp số là 5,95. em hơi bị ẩu đấy! hihi. Kiểm tra lại xem. Cô chờ! thuy tien_10B9, on January 10th, 2008 at 1:57 pm Said: Edit Comment co^ oi goi y’ bai` 3 chut’ y co^ thuy tien_10B9, on January 10th, 2008 at 1:58 pm Said: Edit Comment coâ oi goi y’ bai` 3 chut’ y co^ Phan Vinh, on January 10th, 2008 at 2:03 pm Said: Edit Comment chất rắn gồm : MgO, ZnO và Cu. Cô rất vui vì em rất tích cực. TDN1992, on April 2nd, 2008 at 2:14 pm Said: Edit Comment Sao em làm ra Bài 4 đáp số là 5,95 (g) m muối clorua = 3,2 + 0,1 * 35.5 - 0,05*16 = 5,95 Cô dạy ở trường nào vậy ?? em là học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Trãi Hà Nội TDN1992, on April 2nd, 2008 at 2:19 pm Said: Edit Comment đáp số bai` 5 là 26 g đúng ko cô Phan Vinh, on April 2nd, 2008 at 3:27 pm Said: Edit Comment Trả lời TDN: đáp số bài 4 và bài 5 của em đúng rồi! Sau khi học sinh đã giải, gửi đáp án; chúng tôi mới viết tiếp bài: Các phương pháp giải nhanh một số bài toán trong chương Halogen (tiếp theo) (có thể xem trong blog)  Phương pháp giải toán hoá học. Các bài toán Hoá học trong chương Halogen Phương pháp giải toán hoá học. Các bài toán Hoá học trong chương Halogen Posted on January 11, 2008 by Phan Vinh | Edit * Phương pháp đặt ẩn, giải hệ Bước 1: Qui đổi các số liệu bài toán cho như khối lượng, thể tích khí,… về số mol (nếu có) Bước 2: Viết các phương trình phản ứng Bước 3: Gọi x, y,… là số mol chất cần tìm Bước 4: Dựa vào dữ liệu  lập hệ phương trình , giải hệ phương trình Bước 5: Từ số mol (x, y,…)  tính các giá trị đề bài yêu cầu Ví dụ: Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Mg và Al trong dung dịch HCl 10%. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 7 g. a) Tính khối lượng và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu? b) Lượng axit còn dư trong dung dịch sau phản ứng được trung hoà vừa đủ bởi 100 ml dung dịch KOH 0,02M. Tính khối lượng dung dịch axit đã dùng? Các bạn làm tương tự đối với các bài toán sau: Bài 1: Hoà tan 23,6 gam hỗn hợp KBr và NaCl vào nước rồi cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 0,5M thấy tạo ra 47,5 gam hỗn hợp kết tủa. a) Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu? b) Tính thể tích dung dịch AgNO3 cần dùng? Bài 2: Cho 9,14 gam hợp kim gồm Cu, Mg, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 4M dư thì thu được 1 khí A, 1 dung dịch B và 1 phần không tan C có khối lượng 2,84 gam a) Xác định A, B, C? b) Xác định % mỗi kim loại có trong hợp kim, biết rằng khối lượng Al gấp 5 lần khối lượng Mg ? c) Tính khối lượng dung dịch HCl 2M cần dùng biết dung dịch HCl có d=1,2 g/ml? Bài 3: Cho 16,5 gam hỗn hợp muối Na2S và Na2SO3 tác dụng với 100 ml dung dịch HCl đun nóng ta được hỗn hợp khí có tỉ khối đối với hiđro là 27. Lượng axit dư trung hoà vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH 1M. a) Tìm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp? b) Tìm nồng độ mol của dung dịch HCl? * Phương pháp tăng giảm khối lượng Bước 1: Viết phương trình phản ứng Bước 2: Dựa vào phương trình, tính độ tăng (hoặc giảm) khối lượng của muối (chất rắn) Bước 3: Từ dữ liệu của bài toán, xác định độ tăng (hoặc giảm) khối lượng của muối (chất rắn) rồi dùng qui tắc tam suất (nhân chéo chia ngang) để suy ra giá trị đề bài yêu cầu tính. Ví dụ: Cho khí clo dư tác dụng hết với NaI. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thấy khối lượng muối thu đựơc nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 9,15 gam. Tính khối lượng NaI ban đầu? Làm tương tự các bài sau: Bài 1: Cho Br2 dư tác dụng hết với dung dịch NaI, sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thấy khối lượng muối thu được nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 2,82 gam. Tính khối lượng Br2 đã phản ứng? Bài 2: Cho 5 gam Br2 có lẫn tạp chất là clo vào 1 lit dung dịch chứa 1,6 gam KBr. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thu được 1,155 gam chất rắn khan. Xác định % khối lượng của clo trong 5 gam brom đem phản ứng? * Phương pháp dùng mốc so sánh Bước 1: Viết các phương trình phản ứng Bước 2: Giả sử các phản ứng xảy ra theo tuần tự (1) và (2). Xác định số liệu cho trong đề ra nằm ở giai đoạn nào: - Chưa xong phản ứng (1) - Xong phản ứng (1) bắt đầu qua phản ứng (2)  mốc 1 - Đã xong 2 phản ứng (1) và (2)  mốc 2 Bước 3: So sánh số liệu trong đề với 2 mốc  xác định phản ứng xảy ra đến giai đoạn nào Bước 4: Xác định giá trị cần tìm Ví dụ: Cho 200 ml dung dịch X chứa NaCl 0,2M và NaBr 0,1 M. Thêm dung dịch AgNO3 0,1M vào dung dịch X. Tính thể tích dung dịch AgNO3 đã thêm vào với khối lượng kết tủa lần lượt bằng: a) 1,88 gam b) 6,63 gam (Chấp nhận rằng AgCl chỉ kết tủa sau khi AgBr kết tủa hết) Filed under: * BÀI TẬP, BThalogen, Tự luận | Tagged: bài tập, halogen, Tự luận - Học sinh tương tác với giáo viên bằng các câu hỏi (comment) (xem trong blog) 2.5.2. Bài tập tự luận Các mảng bài tập tự luận trong blog gồm: - Chuỗi phản ứng - Điều chế - Giải thích hiện tượng - Nhận biết - Một số bài toán về: hiệu suất phản ứng, pha trộn dung dịch tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm, xác định nguyên tố,… Sau đây là bài viết minh hoạ (có thể xem thêm trong blog)  Chuỗi phản ứng halogen Sau khi học sinh đưa ra bài giải và đáp án, giáo viên mới bổ sung bài giải Chuỗi phản ứng halogen Posted on December 27, 2007 by Phan Vinh | Edit Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hoá sau: Giải chuỗi a: Giải chuỗi c: Giải chuỗi g Giải chuỗi h: Filed under: * BÀI TẬP, BThalogen, Tự luận - Học sinh tương tác với giáo viên qua các câu hỏi (comment) sau: xuân trang, on January 12th, 2008 at 2:24 pm Said: Edit Comment 2NaCl + H2SO4 = Na2SO4 + 2HCl HCl + KClO3 = KCl + 3Cl2 + 3H2O Cl2 +2NaBr =2NaCl +Br2 MnO2 +4HCl = MnCl2 + 2H2O + Cl2 Cl2 +KOH(đặc,nóng) = KCl + KClO3 +H2O KClO3 +6HCl = KCl +Cl2 + 3H2O 2KCl +H2SO4 = K2SO4 + 2HCl Fe + 2HCl = FeCl2 + H2 Fe + Cl2 = FeCl3 2NaCl + 2H2O = 2NaOH + Cl2 + H2 2NaOH +Cl2 = NaCl + NaClO + H2O cô sửa bài giúp em với lại còn một số phương trình em chưa viết đc cô giúp em nhé thank kìu very nhìu!!!! Phan Vinh, on January 12th, 2008 at 4:00 pm Said: Edit Comment em còn thiếu điệu kiện và chưa cân bằng phương trình phản ứng. Khi làm bài dù nháp mình cũng nên hoàn chỉnh vì nó sẽ thành thói quen! khi thi cũng quên thì bị trừ nhều điểm lắm! Những phản ứng này mình đã học hết rồi, Xuân Trang cố tình quên hay quên thiệt đó! hihi… tuan tu, on May 4th, 2008 at 3:31 pm Said: Edit Comment co^ o*i KCl ta’c du.ng vo*’i ca’i gi` thj` ra Cl ha? co^ Phan Vinh, on May 5th, 2008 at 4:14 pm Said: Edit Comment điện phân nóng chảy KCl đpnc 2KCl ——> 2K + Cl2 hoặc điện phân dung dịch KCl( phương trình giống điện phân dung dịch NaCl). đpdd(có màng ngăn) 2KCl + 2H2O ——> 2KOH + Cl2 + H2  Phối hợp bài tập tự luận với bài tập trắc nghiệm khách quan Nội dung bài viết - Hướng dẫn học sinh giải các bài tập tự luận XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT VÔ CƠ Posted on March 29, 2008 by Phan Vinh | Edit 1. Dựa vào phương trình phản ứng và quan hệ giữa số mol các chất Bài 1: Hoà tan 33,8 gam oleum H2SO4. nSO3 vào nước, sau đó cho tác dụng với lượng dư BaCl2 thấy có 93,2 gam kết tủa. Xác định công thức đúng của oleum ? giải: H2SO4.nSO3 + nH2O → (n+1)H2SO4 (1) 0,4/(n+1) ←—————0,4(mol) H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl (2) 0,4 (mol) ←——0,4(mol) Số mol BaSO4: 93,2/233 = 0,4 ( mol) Từ pt(2) => số mol H2SO4 = số mol BaSO4 =0,4 (mol) - Chuyển bài tập tự luận dạng tương tự thành bài tập trắc nghiệm khách quan. - Bài tập tương tự để học sinh vận dụng giải. Từ pt (1) => số mol H2SO4.nSO3 = 0,4/(n+1) Ta có: số mol H2SO4. nSO3 = 0,4/(n+1) = 33,8/(98+80n) giải phương trình => n=3 Vậy công thức của oleum là: H2SO4.3SO3 Bài 2: Nung 25 gam tinh thể CuSO4. xH2O ( màu xanh) tới khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn màu trắng CuSO4 khan. Xác định giá trị của x? Giải: CuSO4.xH2O → CuSO4 + xH2O 0,1(mol) → 0,1x (mol) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: khối lượng H2O = khối lượng CuSO4.xH2O – khối lượng CuSO4 = 25-16 = 9 (gam) Số mol H2O = 9/18 = 0,5 (mol) Số mol CuSO4 = 16/160 = 0,1 (mol) Ta có: 0,1x=0,5 => x=5 Bài 3: Cho dung dịch HCl đặc dư tác dụng với 100 ml dung dịch muối KClOx 0,2M thu được 1,344 lit khí Cl2 (đkc). Công thức phân tử của muối là A. KClO. B. KClO2. C. KClO3. D. KClO4. Giải: KClOx + 2xHCl → KCl + xCl2 + xH2O (1) Số mol KClOx = 0,1*0,2 = 0,02 (mol) Số mol Cl2 = 1,344/22,4 = 0,06 (mol) Theo phương trình (1) => 0,02 x = 0,06 => x=3 Vậy công thức phân tử của muối là KClO3. Chọn đáp án C. Bài 4: Hoà tan 9,2 (g) hợp chất MX2 vào nước được dung dịch Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau, thêm một lượng dư dung dịch AgNO3 vào phần 1 được 9,4(g) kết tủa. Thêm dung dịch Na2CO3 dư vào phần 2 được 2,1(g) kết tủa . MX2 là A. ZnCl2. B. ZnBr2. C. MgBr2. D. FeCl2. 2. Dựa vào khối lượng hoặc % khối lượng của từng nguyên tố Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hợp chất A thu được 2,24 lit khí SO2 (đkc) và 1,8 gam H2O. Xác định công thức phân tử của hợp chất A? Giải: Đốt cháy A thu được SO2 và H2O => A có chứa nguyên tố S, H; có hoặc không có Oxi Ta có: Số mol SO2 = 2,24/22,4 = 0,1 (mol) => Số mol S = Số mol SO2 = 0,1 (mol) => Khối lượng S = 0,1*32 = 3,2 (g) Số mol H2O = 1,8/18 = 0,1 (mol) => Số mol H = 2 số mol H2O = 0,2 (mol) => Khối lượng H = 0,2*1 = 0,2 (g) Ta có: mS + mH = 3,2 + 0,2 = 3,4 (g) = mA Vậy A không có chứa Oxi Gọi công thức A là: HxSy x : y = nH : nS = 0,2 : 0,1 = 2: 1 Vậy công thức A là H2S Bài 2: Cho hàm lượng của Fe trong oxit sắt là 70%. Xác định công thức oxit sắt? giải: %O = 100 - % Fe = 30 % Gọi công thức oxit sắt là: FexOy Vậy công thức oxit sắt là: Fe2O3 Bài 3: Đốt cháy 16,8 gam bột sắt dùng hết 4,48 lit O2 (đkc) tạo thành 1 oxit sắt. Xác định công thức của oxit sắt? Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 2,04 gam hợp chất A thu được 1,08 gam H2O và 1,344 lit SO2 (đkc). Xác định công thức phân tử của hợp chất A? Bài 5: Khử hoàn toàn 8 gam FexOy bằng H2 (t0) thu được 2,7 gam nước. Công thức của oxit sắt là A. FeO. B. Fe2O4. C. Fe2O3. D. Fe3O4. Bài 6: Hoà tan hoàn toàn m (g) FexOy bằng dd H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lit SO2 (đktc). Phần dung dịch chứa 120(g) một loại muối sắt duy nhất. Công thức oxit sắt và khối lượng m là: A. Fe3O4; 23,2(g). B. Fe2O3, m= 32(g). C. FeO; 7,2(g). D. Fe3O4; m= 46,4(g). Bài 7: Một hợp chất có thành phần theo khối lượng: 35,97% S; 62,92% O; 1,13% H. Hợp chất này có công thức hoá học là A. H2SO3. B. H2SO4. C. H2S2O7. D. H2S2O8. Filed under: Bài tập, Oxi - Lưu huỳnh, Tự luận 2.5.3. Bài tập trắc nghiệm: Sau đây là một số bài viết: (xem thêm trong blog)  Trắc nghiệm Clo – Hiđroclorua – Axit clohiđric - Tạo đường liên kết dẫn đến trang www.bachkim.vn để học sinh làm bài trắc nghiệm trực tuyến, tự kiểm tra kết quả và đánh giá. Trắc nghiệm Clo-HCl Posted on December 28, 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVHHPPDH001.pdf