Luận văn Dạy học văn học dân gian lớp 7 theo phương pháp tích cực

Thơca trữtình dân gian được sáng tác, nuôi dưỡng và lưu truyền bởi tập thểnhân dân lao

động. Nhân vật trữtình trong thơca dân gian là những con người bình dịcủa những làng quê Việt

Nam. Qua con mắt nhìn và cách suy nghĩcủa họmà cuộc sống được phản ánh một cách chân thực

và đa dạng vô cùng vì đó là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng. Nằm trong dòng

chảy của văn học dân gian, ca dao dân ca nhưdòng suối đậm đà hồn thiêng dân tộc, ngọt ngào

hương sắc đồng quê. Xuân Diệu trong lời bạt cho sách “Dân ca miền Nam Trung Bộ” có viết: “

những câu ca dao từNam chí Bắc nhưcó đất, nhưcó nước, nhưcó cát, nhưcó biển, nhưcó mồ

hôi người, chúng ta sẽthấy dần tụlại nơi khoé mắt một giọt ước sáng ngời. Đó là một giọt tinh tuý

chắt ra từruột già của non sông.”

pdf78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3551 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy học văn học dân gian lớp 7 theo phương pháp tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng pháp tích cực đã đưa đến nhiều phát hiện mới về vai trò chủ thể cảm thụ của người học. Đứng trước một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn chương, chủ thể muốn am hiểu tường tận, muốn tìm kiếm những lời giải đáp thoã đáng cho chính mình thì đòi hỏi chủ thể phải tích cực hoạt động trí tuệ . Chẳng hạn, khi kết thúc truyện cổ tích “Cô bé bán diêm”, thật tội nghiệp khi cô bé chết trong cái rét, cái đói của mùa đông nhưng nếu em được đặt ra một kết thúc khác cho truyện em sẽ…? Lúc này, học sinh được tự do bộc lộ quan điểm riêng một cách thoải mái. Từng em sẽ có những quan điểm riêng để giải quyết vấn đề. Như vậy, từ chỗ đây là tiếng lòng của nhà văn đã trở thành nhu cầu ,nỗi niềm của học sinh thôi thúc học sinh khám phá. Chủ thể đã phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình để tiếp nhận và giải quyết vấn đề mang dấu ấn chủ quan rõ rệt. Rõ ràng, với tâm lí học chuyên nghành, phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm có khả năng khơi gợi hứng thú cũng như khả năng tư duy độc lập, phát huy tính tích cực trong học tập của người học. Học sinh làm việc một cách chủ động, chúng muốn làm những gì mà chúng muốn. Theo Deway và Claparet thì lao động cưỡng bức là một dị thường phản tâm lí vì mọi hành động đều cần phải có hứng thú, “đừng đòi hỏi các đứa trẻ có những cố gắng quá lớn lao hoặc làm chúng kiệt sức bằng cách đòi hỏi chúng một sự phong phú quá sớm và vô ích” (Discours, tr 21).Vì vậy mọi phương pháp mới về giáo dục cần phải quan tâm đến hứng thú trong học tập. Có như vậy những phương pháp này mới thật sự đưa lại kết quả cao. Hoạt động dạy học cũng như mọi hoạt động khác, con người luôn luôn hướng tới một đối tượng nào đó. Phạm Văn Đồng từng nói “ Người dạy phải coi người học là trung tâm, là đối tượng”.( 12, tr8). Các nhà văn luôn đặt tác phẩm của mình trong hệ qui chiếu của nhiều đối tượng bạn đọc và như vậy tác phẩm mới có cuộc sống đích thực. Hoạt động có đối tượng là quan niệm tiến bộ của khoa tâm lí học hiện đại. Giữa chủ thể và đối tượng hoạt động có mối quan hệ mật thiết và được các nhà tâm lí học hoạt động và tâm lí học nhận thức nghiên cứu một cách sâu sắc . “ Phân tích tâm lí theo cấu trúc của hoạt động có đối tượng” của Phạm Minh Hạc là công trình góp phần tạo nên thành công trong việc giảng dạy theo hướng tích cực ở trường phổ thông. Hướng vào chủ thể người học tất yếu phải nghiên cúư đặc điểm, qui luật tâm lí cảm thụ của học sinh như là một vấn đề then chốt về phương pháp luận nghiên cứu và giảng dạy văn học. Vấn đề chủ thể học sinh nếu không được làm sáng tỏ từ góc nhìn của tâm lí học thì sẽ thiếu cơ sở khoa học, không có sức thuyết phục. Một số công trình đáng chú ý đề cập đến những vấn đề này như: “Cơ cấu chuyển vào trong” và “tư duy đồng tại” trong dạy học tác phẩm văn chương của Nguyễn Thanh Hùng; “Tâm lí học cảm thụ văn học” của O.I. Nhikiforova; “Đặc điểm cảm thụ ở từng lứa tuổi học sinh” của N. A. Stanchek…vv. Quá trình hình thành tư duy là quá trình trải qua nhiều giai đoạn để “chuyển vào trong” dần hình thành “ý nghĩ, ý thức, tâm lí”.(Hồ Ngọc Đại- Tâm lí học dạy học). Như vậy, vấn đề chuyển vào trong, vấn đề tính hoạt động của trẻ em thực chất là mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng. Tác giả Nguyễn Thanh Hùng xem vấn đề tiếp nhận là quá trình chủ quan hoá cái khách quan và quá trình khách quan hoá cái chủ quan. Giáo sư Phan Trọng Luận cho rằng “điểm xuất phát không phải là ở chủ thể, không phải là ở đối tượng khách thể mà là mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, đó là đối tượng thẫm mĩ và các thuộc tính của nó được phát hiện ra”(28,tr64). Vì vậy, hai nhân tố chủ quan và khách quan tác động qua lại, chuyển hoá, thâm nhập vào nhau một cách hữu cơ biện chứng. Như vậy, quan niệm về chủ thể và khách thể là vấn đề cơ bản của triết học. Các nhà tâm lí học hoạt động và tâm lí học nhận thức thường chú ý tới mối liên hệ giữa chủ thể và khách thể, tức đối tượng và hoạt động để nhấn mạnh tới vai trò của tính hoạt động, hành vi của học sinh trong quá trình nhận thức. 1.1.4 .Phương pháp dạy học tích cực với việc đổi mới quá trình dạy - học Văn Phương pháp dạy học Văn với tư cách là một môn khoa học ở nước ta còn rất non trẻ so với các nước có nền giáo dục tiên tiến. Nó mới xuất hiện và phát triển như một khoa học độc lập được vài thập kỉ nay. Tại các nước như Liên Xô, Pháp, CHDC Đức đã có lịch sử trên vài trăm năm. Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng nghành phương pháp dạy học văn đã và đang phát triển từng bước vững vàng trên cơ sở vận dụng phương pháp luận Mac-LêNin và kinh nghiệm dạy học văn trong nước. Từ đó, ta có thể thấy, phương pháp giáo dục tích cực phù hợp với đặc trưng và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của môn văn. Theo Rez, khi phân tích tác phẩm văn chương trong nhà trường chủ yếu dựa vào phương hướng nghiên cứu bản chất nghệ thuật của tác phẩm kết hợp với các biện pháp thúc đẩy tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng sáng tạo của học sinh. Khoa học về phương pháp dạy học văn là những chỉ dẫn sư phạm có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả giáo dục thẫm mĩ góp phần hình thành cuộc sống văn hoá cho học sinh. Tác phẩm văn chương là sự sáng tạo tinh thần độc đáo của người nghệ sĩ. Văn chương là hiện tượng nghệ thuật ngôn từ “phản ánh và biểu hiện phẩm chất thẩm mỹ của hiện thực một cách tập trung, toàn vẹn hàm xúc và cô đọng trong một hình thức mang tính nghệ thuật, cho nên là một công cụ sắc bén và có hiệu lực để hình thành quan hệ thẩm mỹ của con người với cuộc sống” (N. A. Gulaep- Lí luận văn học, tr.106). Nhờ sử dụng ngôn ngữ, nghệ sĩ đã tạo nên hình tượng nghệ thuật qua thể nghiệm, trực giác, hư cấu, đó là hình thức đặc thù để nhận thức hiện thực. Đặc trưng của nó là ở chỗ ngoài sự cụ thể hoá đời sống còn bao hàm một cách hữu cơ sự đánh giá thẫm mỹ về đời sống phản ánh từng hiện tượng một trong quan hệ của nó với con người. Đây là phương thức phản ánh đặc thù của văn học nghệ thuật. Việc dạy học văn chương trong nhà trường chịu sự chi phối của phương thức phản ánh bằng hình tượng ngôn ngữ được thể hiện qua sự sáng tạo của nhà văn. Tiếp cận và chiếm lĩnh tác phẩm văn học còn chịu ảnh hưởng của các qui luật tác phẩm văn chương. Hiện nay, cách tiếp cận khái niệm văn chương dạy học trong nhà trường có sự điều chỉnh, cách hiểu về văn bản tác phẩm và thể loại tác phẩm được mở rộng hơn. Văn bản văn học trong nhà trường bao gồm cả văn bản tác phẩm hư cấu và không hư cấu. Đó là những văn bản viết bằng nhiều thể loại khác nhau theo mỗi giai đoạn. Tuỳ theo từng loại thể mà giáo viên nên lựa chọn phương pháp khai thác cho phù hợp, tức là vận dụng phương pháp dạy học tích cực trên cơ sở quan điểm dạy học theo loại thể. Dựa trên những đặc trưng loại thể để đặt ra những vấn đề cho học sinh giải quyết. Chẳng hạn khi ta tìm hiểu truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”, ta nên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm theo loại thể truyện ngắn lãng mạn: tìm hiểu ý nghĩa tên truyện, tình huống truyện và cả tên nhân vật chính nữa. Chính những chi tiết ấy là dấu hiệu nghệ thuật đầy thú vị cho học sinh khám phá. Hay khi học về ca dao dân ca, học sinh cần am hiểu về môi sinh, nắm bắt nghệ thuật đặc sắc đuợc người xưa sử dụng, hiểu rõ hoàn cảnh ra đời hay những tâm tư tình cảm của dân gian gởi gắm trong từng câu chữ. Dạy văn không chỉ nhằm gây rung động cảm xúc. “Muốn cho học sinh phát huy được vai trò chủ thể thầy phải cho xuất hiện tình huống và nhu cầu. Vấn đề đầu tiên với ngành nhgệ thuật là phải có cảm xúc. Không có cảm xúc thì không bao giờ con người có khát vọng đi tìm chân lí. Chính cảm xúc khơi gợi các em, kích thích việc tìm hiểu hay đòi thoã mãn những cái đẹp trong nghệ thuật” (50, tr20). Rung động là con đường đảm bảo hiệu quả dạy học nhưng không phải là mục đích duy nhất của môn văn trong nhà trường. Dạy văn là phải dạy cho học sinh nhận ra trong tác phẩm văn chương nguồn tri thức vô cùng đa dạng, phong phú, hấp dẫn và bổ ích giúp cho tâm hồn, tình cảm con người tinh tế hơn. Là môn học nghệ thuật, văn chương có sức mạnh lay động thức tỉnh con người bằng những khám phá, phát hiện những khát vọng về cuộc sống bằng sự khái quát hoá nghệ thuật độc đáo. Tìm hiểu “Chí Phèo” ta thấy tận sâu trong tâm hồn nhân vật là khát vọng sống, khát vọng đuợc làm nguời luơng thiện cháy bỏng. Hay đến với thơ Hồ Xuân Hương, ta thấy bên trong lớp ngôn từ đầy gai góc kia là một khát vọng sống mãnh liệt vô cùng. Nhu cầu hiểu biết, cảm xúc có thôi thúc, lôi cuốn người học vào quá trình tiếp nhận thì mới làm nảy nở, nuôi dưỡng năng lực tìm tòi phát hiện, đánh giá cái hay, cái đẹp tiềm ẩn trong nó. Vì thế, vấn đề tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh rất cần được chú ý. Làm sao bằng hành động học của chính mình, học sinh có điều kiện thuận lợi bộc lộ năng lực tự tiếp nhận, tự lĩnh hội, tự khám phá tri thức theo quy luật “chuyển vào trong”. Tác phẩm văn chương chỉ thực sự phát huy được sức mạnh khi khơi gợi được sức sáng tạo ẩn chứa bên trong tâm lý người tiếp nhận vì văn chương chính là nghệ thuật gợi trí tuởng tuởng trong mỗi chủ thể tiếp nhận. Chính vì vậy, dạy văn là phải biết tạo ra những giọng điệu thích hợp, đa dạng để định hướng, hình thành cảm hứng nghệ thuật nhằm in sâu vào cảm nhận học sinh và phát huy tiềm lực văn chương. M.B.Khrapcheneo từng khẳng định đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhất định. Trong cuốn “Văn học và học văn”, để góp phần đổi mới quan niệm và phương pháp dạy học văn, tác giả phê phán cách dạy văn cứ “bám lấy từ” ở các trường PT. Có nghĩa là giáo viên chỉ dựa vào một số từ ngữ trong văn bản mà vội kết luận cho nội dung cả văn bản hay đoạn trích. Có trường hợp giáo viên nói sơ qua các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng một cách sơ sài. Điều đó khiến tác phẩm trở nên manh mún, vụn vặt đi, làm hạn chế sự cảm thụ, rung động của chủ thể mà tác giả cuốn sách gọi đây là “ tai hoạ trong dạy học văn ở trường phổ thông”. Câu thơ có hồn, có hình ảnh chính là câu thơ mang trong mình những giọng điệu hay: Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi. Xuân Diệu. Đọc hai câu thơ ta cảm thấy lòng mình cũng đang chơi vơi trong không gian và thời gian huyền diệu kia. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh thật độc đáo trong thơ ca mà Chính Hữu đã tạc vào vườn thơ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Thực dân Pháp. Dạy “Đồng Chí” giáo viên không thể bỏ qua yếu tố đa giọng điệu của bài thơ lúc da diết, lúc rắn rỏi nhưng có lúc hài hước yêu đời của ngưới lính trong cuộc kháng chiến ấy. Phương pháp dạy học truyền thống đã tồn tại lâu dài nhưng hiện nay, trước bước chuyển biến của giáo dục nó đã bộc lộ nhiều hạn chế trong hiệu quả đào tạo vì chưa chú ý đúng mức đến vai trò của chủ thể học sinh trong giờ học. Vì thế với quan niệm mới: cá thể hoá hoạt động học tập, học sinh sẽ chủ động lĩnh hội kiến thức để hình thành những phẩm chất cần thiết của con người năng động và sáng tạo trong cuộc sống xã hội. Lí thuyết tiếp nhận quan niệm rằng tác phẩm văn chương nếu không có người đọc thì nó vẫn là những kí hiệu chết lặng, nó như là lá thư “không có người nhận”. Từ khi nảy sinh ý đồ và tồn tại trong thế giới tinh thần riêng của tác giả đến lúc được thể hiện vào một phương tiện nhất định, trở thành tác phẩm để đọc và học rồi được chuyển nội dung vào yếu tố ý thức văn học, tác phẩm văn chương trải qua một hành trình lâu dài nhưng nếu nó chưa được tiếp nhận, chưa được đọc bằng những cá thể thì cuộc sống ấy chưa trọn vẹn. Dạy học tác phẩm văn chương có cái khó ở chỗ đối tượng không hiện ra một cách tường minh. Tác phẩm văn chương là sản phẩm linh diệu của tâm hồn, là tấc lòng của nhà văn gởi đến bạn đọc, do đó, dạy học văn cần có sự rung động, cảm xúc. Tác phẩm văn chương là sinh mệnh cực kỳ độc đáo, với mỗi cá nhân học sinh là mỗi thế giới đầy sắc màu đa dạng. Là một kết cấu nghệ thuật tinh tế, có sự kết hợp giữa khách quan phản ánh và chủ quan biểu hiện của tác giả nên tác phẩm văn chương có khả năng tái hiện một cách sinh động, gợi cảm, cụ thể hiện thực khách quan . Mọi công thức khuôn sáo, máy móc trong giảng dạy tác phẩm văn chương đều không thích hợp với bản chất đa dạng của việc phân tích và tiếp nhận văn bản nghệ thuật. Học sinh có thể tái hiện rất sinh động và rõ nét một Đôn-ki-hô-tê buồn cười nhưng thật đáng thương, hoặc thấm thía nỗi buồn của Thuý Kiều khi ngồi trước lầu Ngưng Bích, hay tự hoạ chân dung một Chí Phèo với những lằn ngang, dọc trên khuôn mặt kia. Học văn không chỉ hiểu những gì trên bề mặt câu chữ mà còn phải nắm được những ý tưởng sâu xa nằm ngoài ngôn từ tác phẩm. Ví dụ, qua Truyện Kiều, chúng ta không chỉ biết được cuộc đời đau khổ của Thuý Kiều mà còn tìm hiểu tác phẩm để thấy những đặc sắc về thi pháp nghệ thuật và tài năng của Nguyễn Du trong khi xây dựng tình huống truyện, tính cách từng nhân vật cũng như ý nghĩa xã hội và nhân văn của tác phẩm. Chính vì thế, vai trò chủ thể cảm thụ của người đọc - học sinh là vấn đề cốt lõi của việc dạy học văn. Tiến trình dạy học một tác phẩm văn chương trên lớp là tiến trình thầy trò từng bước khám phá, giải mã tác phẩm, là tiến trình diễn ra trên cơ sở nhiều mối quan hệ qua lại một cách hữu cơ biện chứng giữa nhà văn- nhà giáo- học sinh. Vì văn chương là sự kết tinh của ngôn từ chứa nhiều tầng nghĩa nên một câu thơ, câu văn cho phép mỗi bạn đọc được cảm thụ theo từng cách riêng của mình. Có thể là do hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu hay do phương thức chuyển nghĩa của từ mà ra. Muốn khai thác hết các tầng nghĩa, người cảm thụ phải lật dở từng lớp một, phát hiện, nhận ra giọng điệu, các biện pháp nghệ thuật của nó bằng cách huy động những hiểu biết của mình và kinh nghiệm sống bản thân. Trong lĩnh vực phương pháp dạy văn, tinh thần xem học sinh là chủ thể cảm thụ nằm ngay trong hàm nghĩa khái niệm “bạn đọc- học sinh”. “ Coi học sinh là bạn đọc, là người đồng sáng tạo với tác giả khi tiếp nhận văn học thì cơ chế dạy văn mới đã được xác lập một cách cân đối, toàn diện giữa mối quan hệ giữa ba chủ thể. Đó là cơ chế tối ưu của quá trình dạy học một tác phẩm văn chương trong nhà trường.” (28, tr240 ). Cơ chế này đòi hỏi nhất thiết phải chuyển đổi hệ phương pháp thông tin tiếp thụ, tác động một chiều từ giáo viên sang hệ phương pháp tích cực sáng tạo, tổ chức hoạt động tìm tòi sáng tạo của chủ thể học sinh trong quá trình giảng dạy văn vì bạn đọc sẽ tiếp nhận tác phẩm văn chương ở từng cá thể một, từng người một theo cá tính riêng. Bạn đọc sẽ chiếm lĩnh tác phẩm sâu sắc, cụ thể ở nhiều bình diện, nhiều mối tương quan hơn. Mỗi người đọc là một tâm hồn, một thế giới riêng nhiều màu sắc. Điều ấy đảm bảo một chân trời tự do cho sự tiếp nhận và phát triển nhân cách người đọc. Ở nhà trường học sinh chính là bạn đọc. Cần cư xử với các em như một người đọc thật thụ vì học sinh cũng có những ý nghĩ, cần tôn trọng những thái độ ứng xử rất riêng. Đó là “ý” của mỗi bạn đọc, mỗi cá thể trò. Chỉ có như vậy ta mới khám phá ra cá tính, mỗi người học sinh trong quá trình tiếp nhận để bồi dưỡng, phát triển nhân cách theo hướng tích cực của nhà trường hiện đại. Cá thể hoá hoạt động tiếp nhận của bạn đọc học sinh là phải biết tôn trọng tính đa dạng muôn màu muôn vẻ về những triết lí về thẩm mĩ mà họ phát hiện. Điều đó có nghĩa là vai trò sáng tạo của bạn đọc học sinh là ở chỗ nó mở rộng được giới hạn nghĩa cho tác phẩm văn học, là một cách phát hiện nghĩa mới cho tác phẩm văn học. Mỗi bạn đọc học sinh thật sự là một chủ thể sáng tạo trong giờ học văn chương ở nhà trường hiện đại. Một tác phẩm văn chương chỉ có thể tiếp thu trong sự kết hợp hài hoà giữa cảm xúc thẫm mỹ và tư duy khái quát. Cho nên thực chất của việc phát huy chủ thể học sinh là phát triển một cách cân đối hài hoà về tư duy hình tượng và tư duy logic nhằm khơi dậy và phát triển năng lực tâm lí cảm thụ và từng bước hình thành nhân cách học sinh. Học sinh luôn là một thực thể trực tiếp ảnh hưởng tới nhiệm vụ và phương pháp dạy học của giáo viên. Khi học sinh là chủ thể của nhận thức, chủ thể cảm thụ trong quá trình dạy văn là xác định rõ tính ý thức, tự giác của học sinh. CHƯƠNG 2 DẠY HỌC CA DAO DÂN CA THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC 2.1-Khái niệm Ca dao dân ca là những khái niệm tương đương chỉ các thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần hoặc kết hợp với lời thơ và giai điệu nhạc để diễn tả đời sống nội tâm của con người. Thật khó tìm được một định nghĩa đầy đủ và thoả đáng về ca dao dân ca. Người Đức gọi ca dao là volksied- bài ca của nhân dân. Người Pháp sử dụng 2 nhóm từ: chanson populaire- bài ca phổ cập trong quần chúng, hay chanson folklorique- bài ca mang tính nhân dân. Người Anh gọi dân ca là folk song. Người Ý cuối thề kỷ XX lại dùng từ etnofonia có nghĩa là bài ca mang tính dân tộc hay sắc tộc để gọi dân ca. Dân ca là những bài hát và câu hát dân gian trong đó cả phần lời và phần giai điệu đều có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng hình tượng hoàn chỉnh của tác phẩm. Mối quan hệ hữu cơ giữa lời ca và giai điệu là một trong những đặc điểm tạo nên tính chất phong phú về thể loại của dân ca. Song nói đến dân ca Việt Nam không phải chỉ nói đến những bài, những câu hát nhất định mà còn nói đến mà còn nói đến những hình thức sinh hoạt dân ca. Những bài hát như hát Ghẹo, hát Ví, hát trống quân hay quan họ Bắc Ninh vào hội Lim… đã và đang trở thành nét đẹp văn hoá nước ta, là di sản của nhân loại. Vì vậy, khi chúng ta nghiên cứu ca dao dân ca Việt Nam chính là chúng ta tìm hiểu cái nền của mỗi tác phẩm, tìm hiểu cách thức sinh hoạt ca hát của quần chúng nhân dân ta. Còn ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt. Ca dao lại là lời thơ của dân ca. Ca dao bao gồm những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca. Ca dao còn dùng để chỉ một thể thơ dân gian- thể ca dao.( Rất nhiều nhà thơ tên tuổi của nền thơ hiện đại Việt Nam sáng tác theo thể thơ này như Tố Hữu, Nguyễn Bính, Bảo Định Giang, Ngô Văn Phú, Nguyễn Duy…vv) Ca dao là lời của các bài hát dân ca đã được tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy, là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca. Giữa ca dao và dân ca không có ranh giới rõ rệt. Sự phân biệt của chúng chỉ là ở chỗ khi nói đến ca dao người ta nghĩ đến những lời thơ dân gian, nói đến dân ca người ta nghĩ đến làn điệu, những thể hát nhất định. Ca dao là một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian. Ca dao có thể là thơ tự sự nhưng đại bộ phận là thơ trữ tình. Tất cả đều tập trung phản ánh một cái tôi trữ tình tập thể: tâm hồn nhân dân lao động Việt Nam. 2.2. Nội dung của ca dao, dân ca 2.2.1-Ca dao dân ca là “cuốn bách khoa toàn thư” của cuộc sống Thơ ca trữ tình dân gian được sáng tác, nuôi dưỡng và lưu truyền bởi tập thể nhân dân lao động. Nhân vật trữ tình trong thơ ca dân gian là những con người bình dị của những làng quê Việt Nam. Qua con mắt nhìn và cách suy nghĩ của họ mà cuộc sống được phản ánh một cách chân thực và đa dạng vô cùng vì đó là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng. Nằm trong dòng chảy của văn học dân gian, ca dao dân ca như dòng suối đậm đà hồn thiêng dân tộc, ngọt ngào hương sắc đồng quê. Xuân Diệu trong lời bạt cho sách “Dân ca miền Nam Trung Bộ” có viết: “ những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có đất, như có nước, như có cát, như có biển, như có mồ hôi người, chúng ta sẽ thấy dần tụ lại nơi khoé mắt một giọt ước sáng ngời. Đó là một giọt tinh tuý chắt ra từ ruột già của non sông.” ( Dân ca miền Nam Trung Bộ- tr 3). Những bài ca dao là dòng sữa ngọt lành nuôi dưỡng tâm hồn và bồi đắp năng khiếu thẫm mĩ cho các thế hệ học sinh. Là sáng tác của quần chúng nhân dân, những bài ca dao có tác dụng giáo dưỡng to lớn đối với con người. Ca dao đem đến cho chúng ta những hiểu biết đa dạng, phong phú về cuộc sống nhân dân qua các thời đại. Ca dao cũng chính là nơi thể hiện các cung bậc tình cảm, tràn đầy lòng nhân ái và lấp lánh ánh sáng của trí tụê. Là những bài hát đã đi vào nghệ thuật dân gian bằng con đường truyền khẩu trong nhân dân, ca dao luôn được biến đổi không ngừng và không thuộc bản quyền của một tác giả nào cả. Vì vậy, chúng có rất nhiều dị bản, được bổ sung một cách sáng tạo mang tính địa phương, địa danh và có nhiều cung bậc đặc trưng. Ca dao dân ca không những là tiếng nói chứa đựng tâm tư tình cảm của người dân lao động mà còn là kho tàng kinh nghiệm sống quí báu muôn đời, là kho tài liệu phong phú về phong tục tập quán của xã hội ta ngày xưa. Là tiếng nói trực tiếp của chủ thể trữ tình nên nguồn cảm xúc trong ca dao dân ca luôn dạt dào, tươi mới. Người lao động cảm nhận trực tiếp cuộc sống với những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, khổ đau và tất cả đều được cất lên thành lời ca tiếng hát và gắn bó máu thịt với tâm hồn họ . Mỗi câu hát là một nét tâm trạng vẽ nên những bức tranh nhiều màu sắc với những hình khối đa dạng . Ta cảm nhận rằng đằng sau lớp ngôn từ xù xì, thô nhám nhưng ngồn ngộn chất sống ấy là những mảnh hồn đầy xúc cảm, những nỗi niềm rất thực. Chính tình cảm ấy giúp ca dao dân ca trữ tình không đi vào lối diễn đạt cũ kĩ, sáo mòn, đầy sáng tạo. Trước hết ca dao dân ca phản ánh lịch sử Việt Nam, phản ánh những nhân vật và sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc. Thương chồng nên phải gắng công Nào ai xương sắt da đồng chi đây? Đây là câu hát về người phụ nữ lao động Việt Nam nhưng cũng là hình ảnh bà Trưng Vương vì chồng báo thù, đánh đuổi Tô Định. Thực là gan vàng dạ sắt. Ở một xứ sở mà người dân phải chống giặc ngoại xâm trong suốt một thời gian dài thì những nhân vật anh hùng trở nên gần gũi biết bao với người bình dân, ngay trong từng lời ru con, ru cháu: Ru con con ngủ cho lành Mẹ đi gánh nước rửa bành con voi Muốn coi lên núi mà coi Coi bà Triệu tướng cỡi voi đánh cồng. Qua ca dao dân ca, chúng ta như hiểu biết về một thời quá khứ xa xưa, về những nếp sinh hoạt vật chất và cả về sinh hoạt tinh thần của nhân dân lao động. Đó là cảnh làm ăn cực nhọc lam lũ, chịu thương chịu khó: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Hay Người ta đi cấy lấy công Còn tôi đi cấy còn trông nhiều bề… Đó còn là tiếng hát của con tim, tiếng hát của người phụ nữ đau khổ nhưng giàu sự hy sinh dũng cảm, là tiếng lòng của người nông dân, người lính và người vợ lính trong cuộc sống lao động và đấu tranh xã hội Ba năm trấn thủ lưu đồn Ngày thì canh điếm tối dồn việc quan, Chém tre đẵn gỗ trên ngàn, Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai! Những bài ca về người lính thời xưa phản ánh tâm trạng buồn khổ và cuộc sống gian nan cơ cực của những người nông dân làm trận mạc. Họ ý thức được việc làm của mình không hề gắn với một mục đích, một lí tưởng chính đáng nào mà chỉ phục vụ cho quyền lợi của giai cấp thống trị mà thôi. Mở từng trang ca dao chúng ta thấy hịên lên cuộc sống của người xưa trong sương mờ quá khứ. Tìm hiểu về ca dao dân ca, chúng ta càng cảm phục cha ông, càng thấm thía giá trị những lời dạy bảo của người xưa trong sự nghiệp xây dựng con người mới. Chính vì vậy, nó đã đi vào đời sống của nhân dân rất tự nhiên và là sản phẩm tinh thần rất cần thiết đối với mỗi con người. Ca dao dân ca mang đậm chất trữ tình vì đó là tiếng hát yêu thương của quần chúng nhân dân lao động. Đặc điểm của các sáng tác thuộc loại trữ tình là phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của con người. Các đối tượng, vấn đề của thực tại khách quan được phản ánh, thể hiện trong các sáng tác đều thông qua lăng kính tâm trạng. Mỗi câu hát là một bức tranh tâm trạng với những đường nét tinh tế. Hai ta là bạn thong dong Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng Bởi chưng thày mẹ nói ngang Cho nên đũa ngọc mâm vàng xa nhau. Đọc bài ca dao ta như đang được nhân vật trữ tình thủ thỉ, tâm sự vậy. Ai gặp một chuyện tình dang dở, có kết cục không đẹp như vậy thấy chuyện của người như của mình, như nhân vật trong bài đang nói hộ lòng mình đấy mà. Ta cảm nhận được đằng sau lớp ngôn từ kia là những tâm hồn đầy cảm xúc và rất chân thực. Chủ thể trữ tình ( tác giả) và nhân vật trữ tình ( nhân vật được diễn tả trong bài ca dao) thống nhất với nhau làm một và luôn biểu hiện cho tiếng nói chung của tập thể nên trong đó không có dấu ấn cá nhân người sáng tạo. Trong sinh hoạt ca dao, người hát như hát về mình, người nghe cũng như nghe về mình. Tất cả mọi người đều chung cảnh ngộ, chung tâm trạng đều có thể dùng chung câu hát, coi đó như tâm sự từ trái tim mình. Có thể nói tình cảm tập thể đã ngấm vào từng cá nhân, cái tôi riêng kết hợp hài hoà với cái ta chung, tiếng nói tâm tình của nhân vật trong một bài ca trở thành tiếng lòng chung của rất nhiều con người, hình tượng nhân vật vì thế có tính ứng dụng chung cao. Vì vậy, ca dao được coi là tấm gương soi của tâm hồn và khí sắc dân tộc. “Tình cảm trong ca dao dân ca được cá thể hoá đến mức linh hoạt có thể làm thoả mãn tác giả nhưng đồng thời nó cũng khái quát hoá đến tập thể có thể đồng cảm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH020.pdf