MỤC LỤC
Phần mở đầu. .3
1. Lí do chọn đề tài.3
2. Lịch sử vấn đề. .5
2.1. Tự học trong nhà trường nói chung.5
2.2. Tự học trong môn Ngữ văn.7
2.3. Tự học đối với bài học văn học sử.8
3. Mục đích nghiên cứu.9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. .10
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 10
6. Phương pháp nghiên cứu. 10
7. Bố cục luận văn. 11
Phần nội dung. .12
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành năng lực tự học
cho HS trong giảng dạy văn học sử ở THPT.1 2
1.1. Cơ sở lí luận. .12
1.1.1. Khái niệm tự học. .12
1.1.2. Khái niệm năng lực tự học. .14
1.1.2.1. Đặc điểm và bản chất của hoạt động tự học . 18
1.1.2.2. Điều kiện để tự học có hiệu quả.22
1.1.3. Tự học đối với các bài học về văn học sử trong SGK. .26
1.1.3.1. Mục tiêu của bài học văn học sử.26
1.1.3.2. Nội dung của bài học văn học sử. .26
1.1.3.3. Hình thức của bài học văn học sử. .26
1.1.3.4. Hình thành năng lực tự học cho HS theo các kiểu bài văn học sử.26
1.2. Cơ sở thực tiễn.2 8
1.2.1. Tình hình tự học các bài học về văn học sử của HS THPT.28
1.2.1.1. Về tinh thần tự học các bài học văn học sử của HS THPT.28
1.2.1.2. Về hoạt động tự học bài học văn học sử của HS THPT. .29
1.2.2. Thực trạng về dạy học văn học sử theo hướng hình thành năng lực tự học cho HS. .30
1.2.2.1. Đối với GV. .30
1.2.2.2. Đối với HS. .31
Chương II: Những biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự học qua
các bài học văn học sử.3 2
2.1. Biện pháp 1: Hình thành năng lực nhận diện các loại văn bản trong SGK Ngữ văn 10. 33
2.2. Biện pháp 2: Hình thành kĩ năng phát hiện ghi nhớ các nhận định của SGK về lịch sử văn học.3 7
2.3. Biện pháp 3: Hình thành kĩ năng làm các bài tập nâng cao về văn học sử trong SGK Ngữ văn 10. . 43
2.4. Biện pháp 4: Đổi mới giờ học văn học sử theo hướng tổ chức HS trình bày kết quả tự học. . 51
Chương III: Một số thiết kế bài học văn học sử theo hướng dạy cách tự học.5 8
3.1.Thiết kế bài học “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”.58
3.2. Thiết kế bài học “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”.6 2
3.3. Thiết kế bài học “Nguyễn Du”.7 3
Phần Kết luận. .78
Tài liệu tham khảo. .8
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2988 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Day học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng lực tự học ở học sinh lớp 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a HS thực sự còn yếu. HS có thể khái
quát được một vài luận điểm cơ bản nhưng diễn đạt còn bộc lộ nhiều yếu kém.
Nhiều trường hợp nhầm lẫn đưa luận điểm lớn thành ý nhỏ và ý nhỏ lại
trở thành luận điểm lớn. Bên cạnh đó, khả năng lập dàn ý của HS còn yếu.
Nhiều em không biết cách sắp xếp thành hệ thống chặt chẽ.
Chương II
Những biện pháp hình thành và phát triển
năng lực tự học qua các bài học văn học sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
“Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” (Từ điển
tiếng Việt, tr.78). Vậy cần có những cách làm, cách giải quyết nào cho vấn đề
hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS lớp 10 qua các bài dạy văn
học sử?
HS lớp 10 là lớp HS vừa bước từ bậc THCS vào bậc THPT. Có thể, ở
cấp THCS, thầy cô giáo đã làm hình thành ở HS lứa tuổi 14, 15 năng lực tự
học. Song, điều chắc chắn là năng lực ở từng HS chưa đồng đều. Bởi vậy các
thầy cô giáo ở bậc THPT lại vẫn phải tiếp tục chú trọng củng cố những gì các
em đã có được ở cấp dưới, tiếp tục hình thành năng lực tự học, làm phát triển
năng lực đó lên một tầm cao hơn ở HS vừa chân ướt chân ráo bước vào bậc
THPT.
“Lời nói đầu” của SGK Ngữ văn 10 – tập 1 (bộ chuẩn) có viết: “Một
điểm quan trọng là SGK nhằm giúp HS tự học. Tự học là chiến lược của xã hội
học tập ngày nay. Phần “Hướng dẫn học bài” sau mỗi văn bản là những gợi ý
dẫn dắt anh (chị) tự mình chiếm lĩnh tác phẩm văn chương hay một bài học cụ
thể... Mục “Kết quả cần đạt” ở đầu bài và phần “Ghi nhớ” ở cuối bài là những
tiêu chí để anh chị định hướng trong quá trình học tập cũng như tự đánh giá.
Phần “Luyện tập” giúp người học vận dụng kiến thức để thông hiểu lí luận và
hình thành kĩ năng thực hành...”. Đó là một thuận lợi rất lớn cho việc hình
thành năng lực tự học cho HS lớp 10 trong môn Ngữ văn.
Riêng các bài học về văn học sử trong SGK Ngữ văn ở bậc THPT cũng
được biên soạn theo hướng trên nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình
thành năng lực tự học về văn học sử cho HS.
Những văn bản về văn học sử trong SGK Ngữ văn lại có nét đặc thù: đó
là những văn bản nghị luận mà nội dung kiến thức được trình bày rõ ràng, khúc
chiết. Nhưng đó lại là những kiến thức khái quát, có phần trừu tượng nên không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
phải dễ dàng nắm bắt khi HS tự học. Điều đó đòi hỏi người dạy phải có những
biện pháp cụ thể mới giúp HS vừa nắm được kiến thức lại vừa có được năng
lực tự học.
Dựa vào những cơ sở lí luận và thực tiễn đã được trình bày ở chương I,
luận văn đề xuất một số biện pháp sau đây để hình thành và phát triển năng lực
tự học về lịch sử văn học ở lớp 10.
2.1. Biện pháp 1: Hình thành năng lực nhận diện các loại văn bản trong
SGK Ngữ văn 10.
2.1.1. Năng lực tự học Ngữ văn ở HS trước hết biểu hiện ở năng lực tự
mình đọc SGK và phân loại các loại văn bản thuộc về văn học ở trong đó. Điều
này, bề ngoài tưởng chừng đơn giản, nhưng bên trong là nhằm hình thành năng
lực suy nghĩ để nhận biết các loại văn bản. Đây cũng là hoạt động vận dụng lí
thuyết về văn bản được học ngay từ đầu lớp 10 vào thực tiễn (tích hợp). Hoạt
động tự đọc SGK để nhận biết các loại văn bản là hoạt động thường xuyên, ở
nhà, ở trường, trong giờ học, ngoài giờ học.
2.1.2. Để cho hoạt động này của HS có định hướng thầy giáo có thể đặt
ra trước HS những câu hỏi, những lời gợi dẫn để HS tự tìm câu trả lời.
Gợi dẫn 1: Trong SGK Ngữ văn, về phần văn học, có những loại văn bản
nào? Hãy xếp một số văn bản cụ thể vào từng loại?
Để trả lời được câu hỏi trên, HS phải tự mình đọc kĩ SGK Ngữ văn, dùng
kiến thức vừa được trang bị trong hai bài học về lí thuyết “Văn bản” (ở tuần 1
và tuần 3) để phân biệt từng loại văn bản.
Trong SGK Ngữ văn, về phần văn học có hai loại văn bản: văn bản văn
học và văn bản khoa học.
* Văn bản văn học (văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương):
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
- Theo nghĩa rộng là tất cả các văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ
thuật: thơ, truyện, kí, kịch và hịch, cáo, chiếu, biểu, sử, kí... của thời trung đại,
các tác phẩm nghị luận thời hiện đại.
- Theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các sáng tác văn học có hình tượng nghệ
thuật được xây dựng bằng hư cấu: thơ, truyện, kí, kịch (ca dao, thơ, phú; các tác
phẩm truyện dân gian; truyện ngắn; tiểu thuyết...)
* Văn bản khoa học: trong SGK Ngữ văn ở bậc THPT, văn bản khoa học
là những bài viết nhằm đem đến cho HS những tri thức khoa học về văn học.
Văn bản khoa học gồm 2 loại:
- Những bài viết về lịch sử văn học: Tổng quan nền văn học Việt Nam,
Khái quát văn học dân gian Việt Nam, Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X
đến hết thế kỉ XIX, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...
- Những bài viết về lí luận văn học: văn bản, văn bản văn học, đặc điểm
của văn bản nói và văn bản viết...
Gợi dẫn 2: Trong SGK Ngữ văn 10 (bộ chuẩn và bộ nâng cao) những
văn bản viết về lịch sử văn học, xét về nội dung có mấy loại? Cấu trúc của từng
loại?
* Có 4 loại:
- Bài khái quát cả một nền văn học: “Tổng quan văn học Việt Nam” (bộ
chuẩn), “Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử” (bộ nâng
cao).
- Bài khái quát về một bộ phận văn học: “Khái quát văn học dân gian
Việt Nam” (bộ chuẩn và bộ nâng cao).
- Bài khái quát về một thời kì văn học: “Khái quát văn học Việt Nam từ
thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX” (bộ chuẩn và bộ nâng cao).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
- Bài khái quát về một tác gia văn học: “Nguyễn Trãi” (bộ nâng cao),
phần một “Tác giả” của bài “Bình Ngô đại cáo” (bộ chuẩn); “Nguyễn Du” (bộ
nâng cao), phần một “Tác giả” của bài “Truyện Kiều” (bộ chuẩn).
* Cấu trúc của từng loại văn bản đó như sau:
- Bài “Tổng quan văn học Việt Nam” (bộ chuẩn) gồm các phần sau:
I – Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
1. Văn học dân gian.
2. Văn học viết.
II – Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
1. Văn học trung đại (văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX).
2. Văn học hiện đại (văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX).
III – Con người Việt Nam qua văn học
1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc.
3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội.
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân.
- Bài “Tổng quan văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử” (bộ nâng
cao) có cấu trúc như sau:
I – Các bộ phận, thành phần của văn học Việt Nam
1. Văn học dân gian.
2. Văn học viết (văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm).
II – Các thời kì phát triển của nền văn học.
1. Thời kì từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX.
2. Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năn 1945.
3. Thời kì từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.
III – Một số nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam
1. Lịch sử văn học dân tộc là lịch sử tâm hồn của dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
2. Về thể loại, thơ ca có truyền thống lâu đời.
3. Văn học Việt Nam tiếp thu mọi luồng văn hóa Đông Tây kim cổ.
4. Nền văn học Việt Nam có một sức sống dẻo dai, mãnh liệt.
- Bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” có cấu trúc khác nhau ở
hai bộ sách:
Sách “Ngữ văn 10” (bộ chuẩn) gồm có các mục:
I - Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
II - Hệ thống thể loại của văn học dân gian.
III – Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.
Sách “Ngữ văn 10” (bộ nâng cao) gồm các mục:
I – Văn học dân gian trong tiến trình văn học dân tộc.
II – Một số đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.
III – Những thể loại chính của văn học dân gian Việt Nam.
- Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”
Sách “Ngữ văn 10” (bộ chuẩn) gồm các mục sau:
I – Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
II – Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
III – Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến hết thế
kỉ XIX
IV – Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỉ X đến hết
thế kỉ XIX.
Sách “Ngữ văn 10” (bộ nâng cao) gồm các mục sau:
I – Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam.
II – Một số đặc điểm cơ bản của văn học trung đại Việt Nam.
- Bài “Nguyễn Trãi” và “Nguyễn Du”:
Sách “Ngữ văn 10” (bộ chuẩn) gồm các mục:
I – Cuộc đời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
II – Sự nghiệp thơ văn
III – Kết luận
Sách “Ngữ văn 10” (bộ nâng cao) gồm các mục:
I – Cuộc đời
II – Sự nghiệp văn học
III – Kết luận
Như vậy, HS đã nắm được hình thù, diện mạo của các loại văn bản có
trong SGK Ngữ văn, đặc biệt là có được cái nhìn tổng quát về các loại văn bản
thuộc về văn học sử. Song cái quan trọng không phải là có được kiến thức khái
quát đó, mà là qua hoạt động tự tìm hiểu, phân loại văn bản trong SGK Ngữ
văn, HS có được phương pháp đọc SGK, kĩ năng tự học văn học sử từ một cái
nhìn tổng quát ở từng bài trước khi tìm hiểu kĩ lưỡng từng phần của nội dung
bài học.
Đây là bước đi đầu tiên trong việc hình thành năng lực tự học cho HS
qua các văn bản về văn học sử.
2.2. Biện pháp 2: Hình thành kĩ năng phát hiện và ghi nhớ các nhận định
của SGK về lịch sử văn học.
2.2.1. Sau khi đã nhận rõ hình thù, diện mạo các loại văn bản trong SGK
và hướng sự chú ý vào các loại văn bản văn học sử từ một cái nhìn tổng quát,
người tự học sẽ đi sâu thêm một bước nữa vào nội dung và hình thức của văn
bản để:
- Phát hiện ra những nhận định khái quát của SGK.
- Sắp xếp những nhận định ấy thành một hệ thống luận điểm.
- Lặng lẽ ngồi nhập vào “bộ nhớ” hệ thống luận điểm đó.
2.2.2. Hoạt động này đòi hỏi sự nỗ lực về trí tuệ của người tự học. Cách
thức thực hiện là đọc kĩ SGK, gạch chân những nhận định, chép lại ra vở, sắp
xếp thành một hệ thống luận điểm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Chẳng hạn, ở bài “Tổng quan văn học Việt Nam” trong “Ngữ văn 10”
(bộ chuẩn) đã có những nhận định tổng quát sau đây:
2.2.2.1. “I – Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam”
- Luận điểm 1: “Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác ngôn từ với hai
bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết”.
- Luận điểm 2: “Văn học dân gian là các sáng tác tập thể và truyền miệng
của nhân dân lao động”.
- Luận điểm 3: “Văn học viết là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng
chữ viết, tác phẩm văn học viết mang đậm dấu ấn tác giả”
Ở SGK Ngữ văn 10 (bộ nâng cao) được trình bày như sau:
- Luận điểm 1: “Nhìn một cách tổng quát, nền văn học nước ta gồm hai
bộ phận phát triển song song và luôn có ảnh hưởng qua lại sâu sắc: văn học dân
gian và văn học viết ”.
- Luận điểm 2: “Văn học dân gian nằm trong tổng thể văn hóa dân gian
ra đời từ xa xưa và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay. Bộ phận văn học này...
do người bình dân sáng tác và phổ biến theo lối truyền miệng”.
- Luận điểm 3: “Văn học viết do tầng lớp trí thức sáng tạo nên, chính
thức ra đời từ khoảng thế kỉ thứ X như một bước nhảy vọt của tiến trình lịch sử
văn học dân tộc”
Tóm lại:
- Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận hợp thành: văn học dân gian và
văn học viết.
- Văn học viết có hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
2.2.2.2. “II – Quá trình phát triển của văn học Việt Nam”
SGK Ngữ văn 10 (bộ chuẩn) có các nhận định tổng quát sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
- Luận điểm 1: “Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với
lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Nhìn tổng quát, văn học viết
Việt Nam trải qua ba thời kì lớn:
+ Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
+ Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.
+ Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX”
- Luận điểm 2: “Văn học trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và
chữ Nôm” (văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX được gọi là văn học trung
đại).
- Luận điểm 3: “Văn học hiện đại Việt Nam (từ đầu thế kỉ XX đến hết
thế kỉ XX) đã có mầm mống ở cuối thế kỉ XIX. Trải qua một giai đoạn giao
thời ngắn từ đầu thế kỉ XX đến những năm 30, văn học Việt Nam đã bước vào
quỹ đạo của văn học hiện đại... là nền văn học tiếng Việt chủ yếu được viết
bằng chữ quốc ngữ”.
SGK Ngữ văn 10 (bộ nâng cao) cũng phân định các thời kì phát triển của
văn học viết Việt Nam giống như ở SGK Ngữ văn 10 (bộ cơ bản). Song có lưu
ý một số điểm sau:
- Luận điểm 1: “Lịch sử văn học gắn chặt với lịch sử xã hội, lịch sử chính
trị của đất nước. Tuy nhiên không nên đồng nhất lịch sử văn học với lịch sử
chính trị, xã hội”.
SGK giải thích: “Chỗ phân biệt ở đây là đối tượng khác nhau của mỗi bộ
môn lịch sử: đối tượng của lịch sử chính trị, xã hội là những sự kiện chính trị,
xã hội; còn đối tượng của lịch sử văn học là các sự kiện văn học, tức là những
nhà văn, những áng văn, những trào lưu, trường phái văn học và bao trùm lớn
cả là lí tưởng thẩm mĩ chi phối hệ thống thi pháp chung của cả một thời kì văn
học” (thi pháp của một thời kì văn học là tập hợp những yếu tố hình thức nghệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
thuật tương đối bền vững của văn học một thời đại, phản ánh tư tưởng mĩ học
của thời đại ấy như thể loại, phương thức biểu hiện ngôn từ...).
Ở chỗ này, SGK Ngữ văn 10 (bộ nâng cao) chưa giải thích đầy đủ để HS
có thể hiểu được bằng tự học. Thầy cô giáo cần giải thích thêm: do đối tượng
khác nhau giữa lịch sử văn học và lịch sử chính trị, xã hội nên có những mốc
của lịch sử chính trị, xã hội không phải là mốc của lịch sử văn học – mốc 1858,
thực dân Pháp xâm lược nước ta là một mốc lịch sử chính trị, xã hội chứ không
phải là mốc của lịch sử văn học, bởi vì sau các mốc đó, ông cha ta vẫn sáng tác
văn học theo thi pháp của văn học trung đại. Còn mốc lịch sử, chính trị, xã hội
Cách mạng tháng Tám 1945, cũng là mốc lịch sử văn học vì nó mở đầu cho
một nền văn học mới.
- Luận điểm 2: “Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, nền văn học Việt Nam
phát triển dưới các triều đại phong kiến. Nó bao gồm hai bộ phận phát triển
song song: văn học dân gian và văn học viết; bộ phận văn học viết gồm hai
thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm”.
- Luận điểm 3: “Thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945,
tuy chỉ diễn ra gần nửa thế kỉ, nhưng có nhiều chuyển biến lớn, phản ánh những
đổi thay sâu sắc trên đất nước ta về mặt xã hội và ý thức”.
- Luận điểm 4: “Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX,
nền văn học mới trên đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, trở nên
thống nhất về tư tưởng và hướng hẳn về đại chúng nhân dân”.
Có thể tóm lược lại để ghi nhớ như sau: văn học Việt Nam phát triển qua
ba thời kì lớn:
- Thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại)
- Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 (văn học giao
thời đến hiện đại).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
- Thời kì từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX (nền văn học
mới Việt Nam).
2.2.2.3. “III – Con người Việt Nam qua văn học”
Đây là phần thứ ba của bài “Tổng quan văn học Việt Nam” ở SGK Ngữ
văn 10 (bộ chuẩn). Còn ở SGK Ngữ văn 10 (bộ nâng cao) thì phần thứ ba này
có đề mục là: “Một số nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam”.
Những nhận định khái quát ở mục “Con người Việt Nam qua văn học” như sau:
- Luận điểm tổng quát: “Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng tình cảm,
quan niệm chính trị, văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam trong
nhiều mối quan hệ đa dạng”
- Luận điểm về con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên:
“Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của văn học Việt Nam”. Các
luận cứ:
+ Văn học dân gian đã kể lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo,
chinh phục thế giới tự nhiên.
+ Thơ ca trung đại có hình tượng thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức
thẩm mĩ.
+ Trong văn học hiện đại, hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê
hương, đất nước, yêu cuộc sống, tình yêu lứa đôi.
- Luận điểm về con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc:
“Có một dòng văn học yêu nước phong phú và mang giá trị nhân văn sâu
sắc xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam”. Các luận cứ:
+ Tinh thần yêu nước trong văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình
yêu làng xóm, quê cha đất tổ...
+ Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại thể hiện chủ yếu qua ý
thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
+ Chủ nghĩa yêu nước trong văn học Cách mạng gắn liền với sự nghiệp
đấu tranh giai cấp và lí tưởng xã hội chủ nghĩa.
- Luận điểm về con người Việt Nam trong quan hệ xã hội: “Nhiều tác
phẩm văn học thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp”. Các luận cứ:
+ Văn học dân gian có hình ảnh ông tiên, ông Bụt toàn năng...
+ Văn học trung đại và hiện đại tố cáo, phê phán các thế lực chuyên
quyền và bày tỏ lòng cảm thông với những người bị áp bức.
+ Văn học sau 1975 đã và đang phản ánh công cuộc xây dựng cuộc sống
mới...
- Luận điểm về con người Việt Nam và ý thức bản thân: “Văn học Việt
Nam đã ghi lại quá trình tìm kiếm, lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lí làm
người của dân tộc Việt Nam”. Các luận cứ:
+ Trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, con người Việt Nam thường
đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân.
+ Trong những hoàn cảnh khác, con người cá nhân lại được đề cao.
+ Đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam: nhân ái, thuỷ chung, tình
nghĩa, vị tha, đức hy sinh...
2.2.2.4. Một số nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam:
Đây là phần thứ ba của bài “Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các
thời kì lịch sử” của SGK Ngữ văn 10 (bộ nâng cao). SGK trình bày 4 nét đặc
sắc của văn học Việt Nam với 4 luận điểm sau đây:
- Luận điểm 1: “Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn
của dân tộc ấy. Nền văn học Việt Nam là lịch sử của tâm hồn Việt Nam”.
+ Trước hết, đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
+ Ở người Việt Nam, lòng yêu nước gắn liền với lòng nhân ái.
+ Người Việt Nam gắn bó tha thiết với thiên nhiên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
+ Người Việt Nam luôn yêu đời, vui sống, luôn tin tưởng ở lẽ tất thắng
của điều thiện, của chính nghĩa.
- Luận điểm 2: “Về mặt thể loại, ở nước ta, thơ có truyền thống lâu đời,
văn xuôi tiếng Việt ra đời muộn hơn, nhưng tốc độ phát triển và trưởng thành
hết sức nhanh chóng”
- Luận điểm 3:”Người Việt Nam sẵn sàng tiếp thu mọi luồng văn hoá
Đông Tây kim cổ”.
- Luận điểm 4: “Nền văn học Việt Nam có một sức sống dẻo dai mãnh
liệt”.
2.2.3. Trên đây là cách thức hình thành năng lực tự phát hiện và ghi nhớ
những nhận định về văn học sử trong một bài cụ thể, cũng là cách thức tự học
để chính mình tự trang bị kiến thức văn học sử cho mình. Với các bài học khác,
HS cũng có thể tự học theo cách thức như vậy.
2.3. Biện pháp 3: Hình thành kĩ năng làm các bài tập nâng cao về văn học
sử trong SGK Ngữ văn 10.
Trong SGK Ngữ văn 10 (bộ nâng cao), sau mỗi văn bản văn học sử đều
có một bài tập nâng cao. Thầy cô giáo hướng dẫn HS cách làm, để HS tự tìm
kiếm tư liệu, tự suy nghĩ, tự giải quyết vấn đề được nêu ra ở bài tập. Biện pháp
này sẽ góp phần rất tích cực vào việc hình thành và phát triển năng lực tự học
cho thế hệ trẻ.
2.3.1. Bài tập nâng cao trong SGK Ngữ văn 10 (bộ nâng cao) gồm có:
- Bài 1: Văn học dân gian có tác động quan trọng đối với văn học viết.
Để chứng minh phần nào cho tác động ấy, anh (chị) hãy tìm và phân tích ba
trường hợp trong “Truyện Kiều” mà Nguyễn Du đã vận dụng thành ngữ một
cách tài tình. (tập 1 – trang 14).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
- Bài 2: Tại sao trong tiến trình văn học Việt Nam, bộ phận văn học dân
gian ra đời sớm hơn bộ phận văn học viết và sau đó vẫn tiếp tục tồn tại, phát
triển cho tới ngày nay? (tập 1 – trang 27).
- Bài 3: Trình bày mối quan hệ giữa lịch sử xã hội với lịch sử văn học
trung đại Việt Nam? (tập 1 – trang 151).
- Bài 4: Qua các bài đã học về “Truyện Kiều” và tác giả Nguyễn Du,
hãy nêu những đặc điểm về chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ? (tập 2 – trang
159).
2.3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập 1:
* Yêu cầu của bài tập:
- Tìm ba câu thành ngữ trong “Truyện Kiều”
- Phân tích rõ sự tài tình của Nguyễn Du trong việc sử dụng thành ngữ.
- Từ đó thấy được văn học dân gian có tác động quan trọng đến văn học viết.
* Để đạt được ba yêu cầu trên, HS cần phải:
- Tìm kiếm tư liệu để hiểu rõ khái niệm thành ngữ.
- Đọc “Truyện Kiều” để tìm ra những câu thơ có sử dụng thành ngữ.
- Phân tích rõ tài tình của Nguyễn Du khi sử dụng thành ngữ.
* Kết quả cần đạt được:
- Khái niệm thành ngữ: “Thành ngữ là một cụm từ trơn tru, quen thuộc,
được dùng trong câu nói thông thường cũng như được dùng trong tục ngữ, ca
dao, dân ca. Thí dụ: “áo rách, quần manh”, “Ăn trắng, mặc trơn”, “Ăn trên,
ngồi trốc”, “Dốt đặc cán mai”, “Cá bể, chim ngàn”, “Bụng đói, cật rét”...”
[44,39]
“Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, dùng để
gọi tên sự vật hoặc để chỉ tính chất, hành động. Thí dụ: “Hai sương một nắng”,
“Cơm hàng cháo chợ”, “Cày sâu cuốc bẫm”...” [16, 47]
- Nguyễn Du sử dụng thành ngữ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Trong cuốn “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ XIX”,
nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Lộc viết: “Nguyễn Du sử dụng rất nhiều tục
ngữ và thành ngữ... kết cấu của tục ngữ, thành ngữ “chặt chẽ như nắm đấm”,
điều đó quy định cách sử dụng nó trong tác phẩm, thường là dùng liền một
khối. Trong “Truyện Kiều” có trường hợp Nguyễn Du cũng dùng như vậy mà
câu thơ văn vẫn uyển chuyển:
Ra tuồng mèo mả gà đồng
Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào
Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao.
Ở đây tai vách mạch rừng
Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi.
Nhưng nhiều trường hợp, nhà thơ thường tách tục ngữ, thành ngữ ra từng
bộ phận và xen vào những yếu tố phụ, hoặc để nhấn mạnh nghĩa của thành ngữ,
tục ngữ, hoặc để cho nó phù hợp với vần điệu của câu thơ:
Nàng rằng non nước ra khơi
Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm
(Thành ngữ được sử dụng ở đây là “trong ấm, ngoài êm”)
Một nhà sum họp trúc mai
Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông
(Thành ngữ được sử dụng là “tình sông, nghĩa bể”)
Vẻ vui bởi tại lòng này
Hay là khổ tận đến ngày cam lai
(Thành ngữ được sử dụng là “Khổ tận cam lai”)
Nghĩ là bưng kín miệng bình
Nào ai có khảo mà mình lại xưng
(Thành ngữ được sử dụng là “Ai khảo mà xưng”)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Những là e ấp dùng dằng
Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi
(Thành ngữ được sử dụng ở đây là “Rút dây động rừng”)
[26, 430]
*Ví dụ trên cho ta thấy rõ tác động quan trọng của văn học dân gian đến
văn học viết.
2.3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập 2:
*Yêu cầu của bài tập: giải thích vì sao trong tiến trình văn học Việt Nam,
bộ phận văn học dân gian ra đời sớm hơn bộ phận văn học viết và sau đó vẫn
tiếp tục tồn tại, phát triển cho đến ngày nay.
Như vậy, yêu cầu của bài tập này là đòi hỏi HS phải động não suy nghĩ
để lí giải vấn đề. Phải suy nghĩ từ đặc trưng của văn học dân gian đến nhu cầu
biểu hiện và nhu cầu thưởng thức của tầng lớp bình dân.
* Kết quả cần đạt là sự lí giải đúng đắn về hai khía cạnh lớn của vấn đề
được nêu ra:
- Tại sao trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc, bộ phận văn học dân
gian có trước bộ phận văn học viết?
- Tại sao sau đó, khi đã có văn học viết, văn học dân gian vẫn tồn tại và
phát triển song song với văn học viết?
Văn học dân gian là những sáng tác của quần chúng lao động, ra đời từ
rất xưa. Lúc bấy giờ chưa hề có chữ viết, người bình dân muốn giãi bày tâm
trạng, tình cảm, tư tưởng của mình nên họ sáng tác ra thần thoại, truyền thuyết,
ca dao, tục ngữ... Tất cả đều được lưu truyền bằng miệng.
Đến khi xã hội phân hóa thành giai cấp, mặc dù chữ viết đã ra đời, người
bình dân lại càng có nhu cầu bày tỏ nỗi niềm hoặc chống lại cái xấu, cái ác nên
văn học dân gian vẫn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay. Đó chính là nguyên
nhân xã hội khiến cho văn học dân gian ra đời rất sớm so với văn học viết và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
đến khi văn học viết có rồi, văn học dân gian vẫn tồn tại và phát triển. Đó chính
là nhu cầu biểu hiện ý thức cộng đồng, nhu cầu sáng tạo tập thể của quần chúng
nhân dân lao động.
Trong cuộc sống hàng ngày đầy những khó khăn nhọc nhằn nhưng người
lao động vẫn vui sống, họ có nhu cầu sáng tác và thưởng thức văn học bằng
phương thức truyền miệng vì truyền miệng thì lan truyền dễ dàng phổ biến và
rộng rãi hơn là văn học viết. Đây chính là nguyên nhân văn hóa – nghệ thuật
của hiện tượng văn học dân gian ra đời sớm hơn văn học viết và khi có vă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc229.pdf