Luận văn Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tại Tổng công ty Bao bì Việt Nam

MỤC LỤC

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY BAO BÌ VIỆT NAM 4

1.1. Khái niệm, hình thức và vai trò nhập khẩu 4

1.1.1. Khái niệm 4

1.1.2. Các hình thức nhập khẩu chủ yếu 5

1.1.2.1. Nhập khẩu trực tiếp 5

1.1.2.2. Nhập khẩu uỷ thác 6

1.1.2.3. Nhập khẩu liên doanh 6

1.1.2.4. Nhập khẩu hàng đổi hàng 7

1.1.2.5. Nhập khẩu tái xuất 8

1.1.3. Vai trò của nhập khẩu 8

1.2. Nội dung của hoạt động nhập khẩu 9

1.2.1. Nghiên cứu, lựa chọn thị trường, đối tác 9

1.2.2. Lựa chọn phương thức giao dịch nhập khẩu 10

1.2.3. Đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu 12

1.2.3.1. Đàm phán trong kinh doanh quốc tế 12

1.2.3.2. Ký kết hợp đồng nhập khẩu 13

1.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 14

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu 18

1.3.1. Nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh 18

1.3.2. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp 19

1.4. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu để phát triển sản xuất kinh doanh ở Tổng công ty Bao bì Việt Nam (VPC) 19

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY BAO BÌ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 22

2.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của Tổng công ty Bao bì Việt Nam 22

2.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Tổng công ty 22

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 23

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty 23

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 25

2.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 32

2.1.3.1. Đặc điểm về nhân lực 32

2.1.3.2. Đặc điểm về vốn 33

2.1.3.3. Đặc điểm về sản phẩm 33

2.1.3.4. Đặc điểm về thị trường 34

2.1.4. Lĩnh vực kinh doanh, phạm vi hoạt động và mục tiêu của Tổng công ty 35

2.1.4.1. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty 35

2.1.4.2. Phạm vi kinh doanh và hoạt động của Công ty 36

2.1.4.3. Mục tiêu hoạt động của Công ty 36

2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty trong thời gian qua 37

2.2.1. Về kim ngạch nhập khẩu 37

2.2.2. Về hình thức nhập khẩu của Tổng công ty 40

2.2.3. Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 41

2.2.4. Về bạn hàng nhập khẩu 49

2.3. Đánh giá hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty giai đoạn 2004 - 2007 52

2.3.1. Kết quả đạt được 52

2.3.2. Những mặt hạn chế 53

2.3.3. Những nguyên nhân của hạn chế 56

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 56

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan 58

CHƯƠNG 3 - TRIỂN VỌNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ĐỂ ĐẨY MẠNH KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY BAO BÌ VIỆT NAM 60

3.1. Phương hướng của Tổng công ty trong những năm tới 60

3.2. Triển vọng kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu của Tổng công ty 62

3.3. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Bao bì Việt Nam 64

3.3.1. Giải pháp từ phía Tổng công ty 64

3.3.1.1. Giải pháp hoàn thiện hoạt động nghiên cứu nhu cầu đối với hàng nhập khẩu 64

3.3.1.2. Giải pháp hoàn thiện nghiên cứu thị trường nhập khẩu 67

3.3.1.3. Thực hiện công tác giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng 68

3.3.1.4. Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thực hiện hợp đồng nhập khẩu 69

3.3.1.5. Nâng cao nhận thức và khả năng vận dụng Marketing thương mại quốc tế vào hoạt động nhập khẩu 71

3.3.1.6. Giải pháp để có chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút và tận dụng nguồn nhân lực trẻ dồi dào có chất lượng 73

3.3.1.7. Giải pháp đa dạng hoá hình thức nhập khẩu 74

3.1.2.8. Giải pháp để tăng cường hoạt động huy động nguồn vốn 75

3.1.2.9. Tổng Công ty cần chú trọng để phát hiện những khách hàng tiềm năng trong nước 75

3.3.2. Giải pháp từ phía Nhà nước 77

KẾT LUẬN 79

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1919 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tại Tổng công ty Bao bì Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấu trúc của nó gồm có hai phần: phần vật chất ( phần cứng) và phần phi vật chất ( phần mềm). Phần vật chất là phần thực thể vật chất có tồn tại hình dạng, kích thước nhất định được chế tạo từ các vật liệu thích hợp để phù hợp với hoạt động sản xuất, vận động và tiêu thụ hàng hóa. Trong phần cứng gồm hai phần: vật liệu chế tạo và hình dáng kích thước, kết cấu bao bì. Phần phi vật chất là thành phần trừu tượng trong cấu trúc bao bì. Đó chính là kiểu dáng mẫu mã, những hình tượng chi tiết được in trên bao bì nhằm thông tin tới khách hàng, giúp khách hàng phân biệt giữa các loại hàng hóa khác nhau trên thị trường. Dù là phần vật chất hay phi vật chất thì cũng cần đảm bảo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật về kích thước, kiểu dáng, kết cấu, nguyên liệu để chế tạo, độ bền phù hợp với đặc điểm, tính chất hàng hóa và yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm là một cách để khai thác những khách hàng mới, thị trường mới. 2.1.3.4. Đặc điểm về thị trường Thị trường Miền Bắc là thị trường chủ yếu của Công ty. Doanh thu tại khu vực này liên tục tăng lên, ổn định qua từng năm. Ở khu vực này, Công ty xây dựng cho mình thị trường trọng điểm đó là Hà Nội và Hải Phòng. Đây là hai khu vực phát triển nhất miền Bắc về kinh tế và ở đây tập trung nhiều nhà máy sản xuất sản phẩm của Công ty. Tại khu vực này, công ty xây dựng được vị thế nhất định nhờ vào những lợi thế riêng vốn là một doanh nghiệp kinh doanh khá lâu nên có nhiều kinh nghiệm hơn trong ngành. Tuy nhiên, hiện nay, với xu thế phát triển nhanh chóng thì ngàng càng có nhiều cơ sở bao bì mọc lên ở khu vực này với quy mô khác nhau và sự đa dạng trong chủng loại sản phẩm như: Công ty TNHH Bao bì Việt Thắng, Công ty TNHH TS - ARI ở Vĩnh Phúc... Điều này có nguy cơ làm mất dần thị trường của Công ty. Thị trường thứ hai của Công ty là các tỉnh miền Trung trong đó tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng và Nghệ An. Công ty đã đặt một xí nghiệp và chi nhánh ở khu vực này để tiện giao dịch với khách hàng. Tuy nhiên, mức đầu tư cho khai thác kinh doanh tại khu vực này là chưa lớn, công suất hoạt động của nhà máy sản xuất chưa cao nên doanh thu trên thị trường này chưa đáng kể. Trong những năm qua hoạt động của công ty tại thị trường này cũng chưa phát triển ổn định. Hiện nay, Công ty đang có kế hoạch đầu tư phát triển để mở rộng thị trường này. Thị trường miền Nam là thị trường có tiềm năng lớn nhưng do khoảng cách địa lý đã hạn chế khâu vận chuyển cũng như việc nghiên cứu thâm nhập vào thị trường. Hơn nữa, khu vực này có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như: Công ty Sản xuất và Nhập khẩu dịch vụ Bao bì ( Pakexim), Công ty Bao bì Thành phố Hồ Chí Minh,... Có thể nói rằng tại thị trường này Công ty vẫn chưa tạo dựng được một vị thế vững chắc để có thể đương đầu với các đối thủ cạnh tranh, xâm nhập và thị trường lớn này. 2.1.4. Lĩnh vực kinh doanh, phạm vi hoạt động và mục tiêu của Tổng công ty 2.1.4.1. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Kinh doanh, xuất nhập khẩu, sản xuất, gia công các loại vật tư nguyên liệu, sản phẩm phụ kiện bao bì; trực tiếp đầu tư kinh doanh trong trong lĩnh vực xây dựng cơ bản như:nhà ở, văn phòng làm việc và văn phòng cho thuê, nhà xưởng, kho tàng, siêu thị, trung tâm thương mại...; kinh doanh các ngành hàng và dịch vụ khác phù hợp với quy định của pháp luật - cụ thể là: Xuất nhập khẩu trực tiếp và nhận ủy thác xuất nhập khẩu các loại vật tư nguyên liệu, thiết bị máy móc thiết bị và các loại hàng hóa khác. Sản xuất và gia công các loại bao bì hộp phẳng, các loại bao bì carton sóng, bao bì chất dẻo, in trên bao bì và các ấn phẩm khác, sản xuất các loại bao bì khác khi khách hàng có yêu cầu. Lập và thực hiện các loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản như: nhà xưởng, kho tàng, nhà ở, văn phòng làm việc và cho thuê, trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp... Kinh doanh bất động sản, văn phòng, nhà ở, siêu thị, dịch vụ thương mại tổng hợp phù hợp với quy định của pháp luật. Tận dụng cơ sở vật chất hiện có để phát triển các hoạt động dịch vụ. Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ phù hợp với các quy định của pháp luật. 2.1.4.2. Phạm vi kinh doanh và hoạt động của Công ty Công ty được quyền tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh như Quy định trong giấy chứng nhận đăng ký Kinh doanh và Bản điều lệ của Công ty, phù hợp với quy dịnh của pháp luật và thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu của công ty. Công ty được quyền tiến hành những hoạt động kinh doanh khác mà pháp luật cho phép, nếu được Hội đồng quản trị xem xét thông qua. 2.1.4.3. Mục tiêu hoạt động của Công ty Mục tiêu hoạt động của Công ty là không ngừng phát triển các hoạt động, sản xuất, thương mại, dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty và các lĩnh vực khác pháp luật không cấm, nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông, cả thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập chho người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh, bền vững. 2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty trong thời gian qua 2.2.1. Về kim ngạch nhập khẩu Từ sau khi mở cửa nền kinh tế, các doanh nghiệp đã phải từ bỏ cách làm ăn thụ động với sự bao cấp của nhà nước từ đầu vào đến đầu ra. Thay vào đó, doanh nghiệp phải tự tính toán đến lợi nhuận, chi phí, phải tự tìm đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, tự tìm cho mình những bạn hàng trong và ngoài nước. Chính điều này đã làm sụp đổ những doanh nghiệp không thích nghi được với sự cạnh tranh khốc liệt của thương trường Nhưng cũng chính vì lẽ đó, ta mới có thể thấy rằng đâu là những doanh nghiệp thực sự. Cho dù gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng vẫn có một số những doanh nghiệp vẫn vững vàng tiến lên, họ dám đương đầu, không lùi bước trước những khó khăn trở ngại đó để góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam ngày một vững mạnh. Tổng công ty Bao Bì Việt Nam (VPC) với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ là một trong những số đó. Với sự quyết tâm, nỗ lực, tin tưởng vào tương lai của ngành Thương mại Việt Nam, họ đã cùng nhau đưa Tổng công ty Bao Bì Việt Nam (VPC) trở thành một trong những doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước. Đặc biệt là trong lĩnh vực nhập khẩu, có thể nói Tổng công ty Bao Bì Việt Nam (VPC) là một trong những doanh nghiệp nhập khẩu lớn mà chủ yếu là các mặt hàng phục vụ cho sản xuất như giấy, hạt nhựa,… Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua những kết quả mà Tổng công ty đã đạt được trong thời gian gần đây. Bảng 2.1 - Kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty qua các năm 2004 - 2007 Đơn vị: USD Chỉ tiêu Năm Tổng kim ngạch XNK So với năm trước(%) Tỷ lệ nhập khẩu (%) Tỷ lệ tăng hàng năm (%) 2004 6 711 445 100 94.71 100 2005 5 886 693 87.71 91.29 84.55 2006 6 687 431 113.60 95.63 119.01 2007 12 303 965 183.99 97.68 187.92 (Nguồn: Bảng tổng hợp thực hiện kế hoạch qua các năm - Phòng kế hoạch Tổng Công ty Bao bì Việt Nam) Qua bảng 2.1, ta có thể thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty luôn tăng nhanh qua các năm, cụ thể là theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thì năm 2005 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty là 5 886 693 USD (trong đó nhập khẩu chiếm 91.29 % ), đến năm 2006, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên 6 687 431 USD (trong đó nhập khẩu chiếm95.63%), tăng hơn so với năm 2005 và đến năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty tăng mạnh 12 303 965 USD ( trong đó nhập khẩu chiếm 97.68%). Đây là một tin hiệu hết sức đáng khích lệ cho hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty trong thời kỳ cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. Biểu đồ 2. 1 - Kim ngạch nhập khẩu của Tổng Công ty qua các năm 2000 - 2007 (Nguồn: Bảng tổng hợp thực hiện kế hoạch qua các năm - Phòng kế hoạch Tổng Công ty Bao bì Việt Nam) Nhìn chung, có thể thấy rằng kim ngạch nhập khẩu của Tổng Công ty đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, năm 2001 do chưa lường được sự biến động về giá cả nhập khẩu trên thị trường quốc tế và khu vực nên một số lô hàng khi nhập thì giá cao, khi hàng về thì giá thị trường quốc tế giảm dẫn đến ứ đọng, chậm tiêu thụ và gây ra lỗ. Năm 2005, kim ngạch Nhập khẩu cũng giảm sút là do Tổng Công ty vừa thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, do còn nhiều mới mẻ và bỡ ngỡ nên kim ngạch nhập khẩu cũng giảm khá nhiều. Tuy vậy, Tổng công ty cũng đã cố gắng khắc phục và gia tăng tỷ lệ nhập khẩu vào năm 2006. Năm 2007 có thể nói là năm nhập khẩu kỷ lục của Tổng công ty với hơn 12 tỷ USD, với kết quả này có thể nói rằng Tổng công ty đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng trong nước. 2.2.2. Về hình thức nhập khẩu của Tổng công ty Hai hình thức nhập khẩu chủ yếu mà Tổng Công ty Bao bì Việt Nam (VPC) sử dụng là nhập khẩu ủy thác và nhập khẩu trực tiếp. Bảng 2.2 - Hình thức nhập khẩu của Tổng công ty Đơn vị: USD Chỉ tiêu Năm Doanh số nhập khẩu (USD) Nhập khẩu trực tiếp Nhập khẩu uỷ thác Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Năm 2000 3 234 908 96.53 116 194 3.47 Năm 2001 3 036 348 100 0 0 Năm 2002 3 438 437 88.93 427 927 11.07 Năm 2003 4 289 862 99.41 25 575 0.59 Năm 2004 6 356 185 100 0 0 Năm 2005 5 355 303 99.65 18 650 0.35 Năm 2006 6 299 580 98.50 95 810 1.5 Năm 2007 12 018 509 100 0 0 (Nguồn: Bảng tổng hợp thực hiện kế hoạch qua các năm - Phòng kế hoạch Tổng Công ty Bao bì Việt Nam) Thời gian trước đây, do hạn chế về vốn và kĩ thuật nên Tổng công ty còn phải sử dụng hình thức nhập khẩu uỷ thác. Chính vì vậy, lợi nhuận Tổng công ty thu được không được cao mà lại phải phụ thuộc nhiều vào những đơn vị khác. Trong giai đoạn này, việc kinh doanh của Tổng công ty tương đối trì trệ, không có sự linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức nhập khẩu. Nhưng đến nay, nhập khẩu uỷ thác chỉ còn chiếm một phần rất nhỏ, không đáng kể so với hình thức nhập khẩu trực tiếp. Tổng công ty đã lựa chọn hình thức nhập khẩu trực tiếp để có thể trực tiếp đến với bạn hàng bằng danh nghĩa của chính mình, có thể thu lợi nhuận cao hơn nhờ việc rút ngắn được một khâu trung gian. Điều này thể hiện sự nỗ lực không ngừng của toàn Tổng công ty để tiếp cận trực tiếp với bạn hàng nước ngoài, từ đó có thể giảm bớt chi phí trong hoạt động nhập khẩu, mang lại lợi nhuận lớn hơn cho Tổng công ty. Có thể nói, đây là một bước tiến đáng kể trong hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty Bao Bì Việt Nam (VPC). Qua bảng 2.2, ta có thể thấy doanh số hàng nhập khẩu trực tiếp của Tổng công ty tăng qua các năm, trong khi doanh số hàng nhập khẩu ủy thác lại giảm mạnh. Từ năm 2000 đến năm 2007 giá trị hàng hóa nhập khẩu trực tiếp đã tăng 3.7 lần trong khi giá trị hàng hóa nhập khẩu ủy thác thì ngày một giảm và có xu hướng không nhập khẩu thông qua ủy thác nữa. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy Tổng Công ty Bao bì đã trưởng thành và vững mạnh qua từng năm, đã tự tìm cho mình một lối đi riêng mà không phụ thuộc vào bất cứ nhân tố nào. 2.2.3. Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Qua nhiều năm, mặt hàng nhập khẩu của Tổng công ty ngày càng phong phú về chủng loại, mẫu mã, nhưng chủ yếu vẫn là nguyên liệu dùng cho ngành sản xuất bao bì. Các mặt hàng nhập khẩu của Tổng công ty có thể chia thành bốn nhóm chủ yếu. Thứ nhất là chất dẻo gồm có hạt nhựa và màng; thứ hai là mặt hàng giấy các loại; nhóm thứ ba là hoá chất và vật tư làm mút; nhóm cuối cùng là các hàng hoá khác như: bếp ga Nhật, keo dán, máy điều hòa,ti vi, tủ lạnh, ván sàn … Bảng 2.3 - Các mặt hàng nhập khẩu trực tiếp qua các năm 2004 - 2007 Đơn vị: USD Năm Mặt hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Thực hiện % so với năm trước Thực hiện % so với năm trước Thực hiện % so với năm trước Thực hiện % so với năm trước Hạt nhựa các loại 4410728 205.2 3534744 80.14 2 641201 74.72 6129333 232.07 Giấy các loại 537696 55.73 635479 118.19 701347 110.37 806872 115.05 Hoá chất và vật tư làm mút 1251955 162.69 817464 65.29 1836319 224.64 2971400 161.81 Hàng hoá khác 155806 44.2 367616 235.94 1120713 304.86 2110904 188.35 Tổng số 6356185 5355303 6299580 12018509 (Nguồn: Bảng tổng hợp thực hiện kế hoạch qua các năm - Phòng kế hoạch Tổng Công ty Bao bì Việt Nam) Qua bảng 2.3 ta có thể thấy, các mặt hàng nhập khẩu của Tổng công ty luôn có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt là 2 mặt hàng Hạt nhựa và Hóa chất chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn khoảng 80 %. Con số này cho thấy nhu cầu về 2 mặt hàng này trong nước là vô cùng cao, tuy nhiên, các hàng hóa khác là thiết bị gia dụng cũng đang có xu hướng tăng rất nhanh, đến năm 2007 cũng đã nhập khẩu tới hơn 2 triệu USD ( chiếm 17.56 %) gấp 13.5 lần so với năm 2004. Bên cạnh đó, mặt hàng giấy lại có chiều hướng tăng chậm, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các mặt hàng giấy các loại cũng đã đáp ứng được đầy đủ hơn với nhu cầu, hơn nữa các nhà máy sản xuất giấy cũng đang được đầu tư để đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cũng như thị hiếu ngày càng cao hiện nay. Bảng 2.4 - Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu trực tiếp qua các năm 2004 - 2007 Đơn vị: Phần trăm (%) Năm Mặt hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Hạt nhựa các loại 69.39 66.00 41.93 51.00 Giấy các loại 8.46 11.87 11.13 6.71 Hoá chất và vật tư làm mút 19.70 15.26 29.15 24.72 Hàng hoá khác 2.45 6.86 17.79 17.56 (Nguồn: Bảng tổng hợp thực hiện kế hoạch qua các năm - Phòng kế hoạch Tổng Công ty Bao bì Việt Nam) Bảng 2.4 trên thể hiện tỷ trọng của từng mặt hàng hay nhóm mặt hàng trên tổng số để phản ánh xu hướng thay đổi cơ cấu và vị trí của từng mặt hàng này trong hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty. Cụ thể là, nhóm mặt hàng hàng nhựa các loại luôn chiếm vị trí quan trọng nhất trong hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty, tuy tỷ trọng nhóm hàng này có giảm từ năm 2004 đến 2007 nhưng lượng hàng nhập khẩu lại tăng lên đáng kể từ 4 410 728 USD (năm 2004) lên đến 6 129 333 USD (năm 2007). Một nhóm hàng nữa cũng khá quan trọng trong hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty, đó chính là hóa chất và vật tư làm mút. Nhóm hàng này không chỉ có xu hướng tăng cả lượng mà tỷ trọng nhóm hàng này cũng tăng đáng kể trong tổng số các mặt hàng nhập khẩu của Tổng công ty. Nếu như tỷ trọng nhập khẩu nhóm các hàng hóa khác của Tổng công ty có xu hướng tăng mạnh qua các năm thì tỷ trọng mặt hàng giấy các loại lại đang có xu hướng giảm nhẹ từ năm 2004 đến năm 2007. Số lượng nhập khẩu của Tổng công ty phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách cộng với nhu cầu sản xuất của Tổng công ty. Tổng công ty chủ yếu dựa vào những đơn hàng trong nước, từ đó lên kế hoạch nhập khẩu từng loại mặt hàng (theo hãng và theo chủng loại) cũng như giá bán đối với từng loại hàng đó trên thị trường nội địa. Biểu đồ 2.2 - Cơ cấu hàng nhập khẩu năm 2006 (Nguồn: Bảng tổng hợp thực hiện kế hoạch qua các năm - Phòng kế hoạch Tổng Công ty Bao bì Việt Nam) Biểu đồ 2.3 - Cơ cấu hàng nhập khẩu năm 2007 (Nguồn: Bảng tổng hợp thực hiện kế hoạch qua các năm - Phòng kế hoạch Tổng Công ty Bao bì Việt Nam) Thông qua hai biểu đồ 2.2 và 2.3, ta có thể thấy rằng cơ cấu hàng nhập khẩu của Tổng công ty năm 2006 và 2007 có sự thay đổi. Tuy nhiên, thứ tự các mặt hàng nhập khẩu vẫn không có biến chuyển nhiều. Mặt hàng mà Tổng công ty nhập khẩu nhiều nhất vẫn là các loại hạt nhựa, tiếp theo là hóa chất và vật tư làm mút, các hàng hóa khác xếp thứ bà và vị trí cuối cùng là các loại giấy. Nhìn vào biểu đồ 2.3 ta có thể thấy hạt nhựa các loại chiếm 50% trong số các mặt hàng nhập khẩu của Tổng công ty, là mặt hàng được Tổng công ty nhập khẩu nhiều nhất. Tiếp đến là hóa chất và vật tư làm mút chiếm 25%, thứ ba là các hàng hóa khác chiếm 18% và cuối cùng là giấy các loại chỉ chiếm có 7%. Với bốn nhóm mặt hàng cơ bản này, Tổng công ty đang tiếp tục gia tăng lượng nhập khẩu trong các năm tới để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao hiện nay, đồng thời tổng công ty cũng đang vạch ra kế hoạch cũng như chỉ tiêu để có thể nhập khẩu được những mặt hàng khác đa dạng và phong phú về chủng loại hơn nữa. Đối với từng mặt hàng, Tổng công ty lại nhập khẩu nhiều chủng loại khác nhau. Có thế thấy rõ điều này thông qua một số biểu đồ sau: Biểu đồ 2.4 - Cơ cấu nhập khẩu mặt hàng hạt nhựa các loại năm 2007 (Nguồn: Bảng tổng hợp thực hiện kế hoạch qua các năm - Phòng kế hoạch Tổng Công ty Bao bì Việt Nam) Tổng công ty Bao Bì Việt Nam (VPC) là công ty có chức năng sản xuất và kinh doanh bao bì nên có thể hiểu được lý do Tổng công ty nhập khẩu một lượng lớn giá trị hạt nhựa các loại. Hạt nhựa đóng vai trò rất lớn, là nguyên liệu chủ yếu trong quá trình sản xuất các loại bao bì, các loại nhựa. Như biểu đồ 2.3, ta đã biết hạt nhựa các loại là mặt hàng mà Tổng công ty nhập khẩu với lượng lớn nhất, chiếm 50% giá trị nhập khẩu của Tổng công ty. Đây là mặt hàng rất phong phú về chủng loại, có thể thấy rõ điều điều đó qua biểu đồ 2.4. Trong số các loại hạt nhựa mà Tổng công ty nhập khẩu thì hạt PP có giá trị nhập khẩu lớn nhất là 2 390 105 USD (chiếm 38%), màng và keo các loại có giá trị nhập khẩu lớn thứ hai là 1 510 718 USD (chiếm 25%), hai loại keo có giá trị nhập khẩu lớn thứ ba là hạt PE (giá trị nhập khẩu là 834 970 USD - chiếm 14%) và hạt EPS (giá trị nhập khẩu là 908 310 USD - chiếm 15%). Hai mặt hàng có giá trị nhập khẩu thấp nhất là hạt ABS và hạt PET (mỗi loại chiếm 4%). Tổng công ty đã nắm được nhu cầu về hạt nhựa là rất lớn nên đã nhập khẩu một lượng lớn giá trị các loại hạt nhựa này để kinh doanh và đã đạt được những kết quả khả quan. Biểu đồ 2.5 - Cơ cấu nhập khẩu mặt hàng hóa chất và vật tư làm mút năm 2007 (Nguồn: Bảng tổng hợp thực hiện kế hoạch qua các năm - Phòng kế hoạch Tổng Công ty Bao bì Việt Nam) Mặt hàng hóa chất và vật tư làm mút đa phần đều được nhập khẩu từ các đối tác ở Singapor bởi chất lượng hàng ở đây rất tốt, ngoài ra các bên đều đã hợp tác với nhau được một thời gian khá dài nên lượng hàng này nhập khẩu đều tăng lên hàng năm, cụ thể là giá trị nhập khẩu mặt hàng này năm 2007 tăng 61.81% so với năm 2006. Hóa chất và vật tư làm mút là mặt hàng nhập khẩu chủ lực thứ hai của Tổng công ty. Trong đó, Tổng công ty chú trọng nhất là vào hóa chất TDI, giá trị nhập khẩu năm 2007 là 2 398 360 USD chiếm tới 82%. Tiếp đến là hóa chất POP chiếm 11%, nhựa nguyên sinh chiếm 4%, hóa chất PPG chiếm 2% và cuối cùng là methylen chỉ chiếm có 1%. Biểu đồ 2.6 - Cơ cấu nhập khẩu mặt hàng giấy các loại năm 2007 (Nguồn: Bảng tổng hợp thực hiện kế hoạch qua các năm - Phòng kế hoạch Tổng Công ty Bao bì Việt Nam) Mặt hàng giấy tuy có chiều hướng tăng chậm trong thời gian vừa qua nhưng giá trị nhập khẩu mặt hàng này của Tổng Công ty vẫn rất lớn, đạt 806 872 USD. Qua biểu đồ 2.5, có thể thấy rõ giấy láng là mặt hàng chiếm thị phần lớn nhất trong hoạt động nhập khẩu giấy của Tổng công ty (chiếm 75%). Đây là loại giấy dùng trong in ấn các loại tạp chí, các loại sách... Chính vì lý do này nên số lượng cũng như giá trị nhập khẩu của giấy láng luôn cao hơn hẳn các loại giấy khác. Carton duplex cũng là một loại giấy dùng để in ấn, làm bao bì, tuy nhiên do nhu cầu mặt hàng này giảm nên chỉ chiếm 24% giá trị nhập khẩu giấy của Tổng công ty. Cuối cùng là giấy bền ẩm chỉ chiếm 1% giá trị nhập khẩu giấy của Tổng công ty. Mặt hàng giấy là mặt hàng có nhiều nhà phân phối trên thị trường Thế giới và Tổng công ty cũng đã nhập khẩu từ những nước có công nghệ sản xuất giấy tiên tiến như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc... 2.2.4. Về bạn hàng nhập khẩu Có thể nói rằng, trong những năm qua, tổng công ty đã nhập khẩu từ rất nhiều các bạn hàng từ các nước khác nhau để bảo đảm nhu cầu ở trong nước. Con số các nước bạn hàng nhập khẩu của Tổng công ty đã tăng lên từ 10 bạn hàng (năm 2004) lên 16 (2007). Trong số các nước đó, nổi lên là các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapor, Trung Quốc và Thái Lan. Biểu đồ 2.7 - Các bạn hàng nhập khẩu của Tổng công ty năm 2007 (Nguồn: Bảng tổng hợp thực hiện kế hoạch qua các năm - Phòng kế hoạch Tổng Công ty Bao bì Việt Nam) Thông qua biểu đồ 2.7 và biểu đồ 2.8, có thể thấy rằng bạn hàng lớn nhất của Tổng công ty bao bì là các đối tác đến từ Hàn Quốc. Riêng trong năm 2007, lượng nhập khẩu từ Hàn Quốc của Tổng công ty đạt 4 726 389 USD (chiếm 39.33 %), tăng 121.6% so với năm 2006 (theo số liệu phòng kế hoạch - Tổng Công ty Bao Bì Việt Nam). Các mặt hàng chính mà Tổng công ty nhập khẩu từ các đối tác Hàn Quốc là hạt nhựa và giấy và ở cả 2 mặt hàng này thì Hàn Quốc đều là quốc gia dẫn đầu mà Tổng công ty nhập khẩu lượng hàng hóa. Chất lượng hàng hóa mà các đối tác Hàn Quốc sản xuất đều rất đảm bảo và ổn định, hơn nữa, đây cũng là những bạn hàng lâu năm của Tổng công ty, có uy tín trên thị trường quốc tế nên lượng hàng nhập khẩu từ quốc gia này luôn gia tăng hàng năm. Biểu đồ 2.8 - Cơ cấu các bạn hàng nhập khẩu của Tổng công ty năm 2007 (Nguồn: Bảng tổng hợp thực hiện kế hoạch qua các năm - Phòng kế hoạch Tổng Công ty Bao bì Việt Nam) Đứng ở vị trí thứ hai trong số các quốc gia mà Tổng công ty nhập khẩu hàng hóa, đó chính là Nhật Bản. Giá trị nhập khẩu hàng hóa năm 2007 vừa qua của Tổng công ty từ Nhật Bản là 2 396 127 USD (chiếm 19.94%), tăng 12.3% so với năm 2006 (theo số liệu phòng kế hoạch - Tổng Công ty Bao Bì Việt Nam). Tổng công ty nhập khẩu giấy, đồ điện tử ( nhóm hàng hóa khác) từ Nhật Bản và Nhật Bản cũng là quốc gia đứng thứ hai mà Tổng công ty nhập khẩu giấy. Từ trước tới nay, Nhật Bản biết đến là một quốc gia đứng đầu thế giới về đồ điện tử bởi chất lượng cũng như kiểu dáng, nắm bắt được những nhu cầu trong nước về thị hiếu đồ điện, Tổng công ty Bao bì cũng đã nhập khẩu một lượng hàng rất lớn đồ điện tử như ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa, máy in... Các quốc gia lớn khác mà Tổng công ty cũng đã nhập khẩu một lượng hàng hóa không hề nhỏ trong thời gian vừa qua là Singapo, Trung Quốc và Thái Lan. Trong số đó, Singapo là nước dẫn đầu về mặt hàng hóa chất và vật tư làm mút, giá trị nhập khẩu mặt hàng này từ Singapor năm 2007 đạt 2 013 694 USD (chiếm 16.75%). Trung Quốc là quốc gia mà Tổng công ty nhập khẩu một lượng hàng rất lớn mặt hàng đồ gia dụng và các loại giấy láng, giá trị nhập khẩu hai mặt hàng này từ Trung Quốc năm 2007 đạt 1 665 129 USD (chiếm 13.85%). Tiếp đó là Thái Lan, đây cũng là một quốc gia mà Tổng Công ty nhập khẩu một lượng hàng hóa lớn, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hạt nhựa, giấy và các loại đồ gia dụng, đồ điện tử. Giá trị nhập khẩu các mặt hàng này từ Thái Lan năm 2007 đạt 920 136 USD (chiếm 7.66%). Ngoài ra, Tổng ty còn nhập khẩu từ các quốc gia khác như Đài Loan, Philippin, Malaysia,... Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia này đạt 297 034 USD (chiếm 2.47%). Có thể nói rằng, các hàng hóa mà Tổng công ty nhập khẩu rất đa dạng về chủng loại cũng như mẫu mã và xuất xứ từ các quốc giá. Điều đó khẳng định rằng, Tổng công ty ngày càng có uy tín trên thị trường quốc tế, là một đối tác nhập khẩu lớn của các nước trong khu vực và trên thế giới. 2.3. Đánh giá hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty giai đoạn 2004 - 2007 2.3.1. Kết quả đạt được Hiện nay Tổng Công ty Bao Bì Việt Nam (VPC) trở thành một công ty nhập khẩu lớn đặc biệt là trong lĩnh vực bao bì. Tổng công ty chuyên nhập những nguyên vật liệu dùng cho sản xuất bao bì như giấy, màng, hạt nhựa … với chất lượng rất cao, đáp ứng một cách tương đối đầy đủ cho nhu cầu sản xuất của thị trường cũng như nhu cầu kinh doanh của Tổng công ty. Việt Nam là một nước đang phát triển với nhu cầu sản xuất cũng như tiêu dùng rất lớn. Hàng hoá ngày càng nhiều, chủng loại ngày càng phong phú đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải thay đổi sản phẩm về mẫu mã cũng như chất lượng một cách liên tục. Điều này đã làm cho nhu cầu về nguyên liệu sản xuất bao bì cũng tăng theo nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, mảng thị trường về nguyên vật liệu sản xuất bao bì ở Việt Nam là một mảng thị trường rất rộng lớn, một mảng thị trường vô cùng tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu như Tổng Công ty Bao Bì Việt Nam (VPC). Việc đáp ứng được một cách đầy đủ nhu cầu của thị trường trong nước về nguyên liệu này là một việc làm tương đối khó khăn, chỉ có những doanh nghiệp lớn như Tổng Công ty Bao Bì Việt Nam (VPC) mới đủ tiềm lực về vốn cũng như con người để thực hiện tốt điều này. Có thể nói rằng, kết quả mà Tổng công ty có được như ngày hôm nay chính là sự nỗ lực không ngừng của tất cả cán bộ công nhân viên toàn Tổng công ty. Tổng công ty có số lượng khách hàng khá lớn và được duy trì tương đối ổn định so với các doanh nghiệp khác kinh doanh trên thị trường vật tư sản xuất bao bì. Điều này đã giúp Tổng công ty có được doanh số bán cũng như lợi nhuận tương đối cao trong nhiều năm liền. Khách hàng của Tổng công ty trong lĩnh vực kinh doanh bao bì đều là những khách hàng lớn đối với thị trường trong nước. Điều đó khẳng định uy tín của Tổng Công ty Bao bì Việt Nam mà không phải công ty nào trong lĩnh vực này cũng có được. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên kinh doanh của Tổng công ty đều có kinh nghiệm, có năng lực trong công việc. Chính vì lẽ đó, hoạt động nhập khẩu cũng như kinh doanh của Tổng công ty lu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tại Tổng công ty Bao bì Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan