Luận văn Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần SaPa – Geleximco

Công ty cổ phần SaPa – Geleximco là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về mặt tài chính, được mở tài khoản tại ngân hàng, sử dụng con dấu riêng, có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý của Nhà nước về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua Bộ Thương Mại. Hoạt động kinh doanh theo quy định của Nhà nước và trực tiếp điều chỉnh bởi luật doanh nghiệp.

Lúc đầu là chi nhánh của Công ty GELEXIMCO có trụ sở tại 64 Nguyễn Lương Bằng – Hà Nội. Công ty cổ phần SaPa – Geleximco được thành lập cùng với công ty mẹ theo quyết định số: 84QĐ – UB ngày 09/01/1993 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số: 2053023 ngày 09/02/1993 và chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 040684 ngày 18/09/1995. Đến ngày 23/03/2003 theo đề nghị của ban lãnh đạo công ty mẹ quyết định đưa chi nhánh lên thành Công ty TNHH xuất nhập khẩu tổng hợp Hưng Yên. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư cấp theo số: 1387/Q§UB ngµy 23/03/2003.

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần SaPa – Geleximco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vẫn là năm làm ăn phát đạt của nhiều DN lắp ráp ôtô trong nước với sản lượng chung tăng tới xấp xỉ 30.000 xe so với năm 2007. Đóng góp lớn vào sự tăng trưởng này là do sức tiêu thụ ôtô tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2008. Theo số liệu của VAMA thì trong 6 tháng đầu năm 2008 lượng xe bán ra của các DN thành viên là 68.609 xe, bằng hơn 85% tổng doanh số năm 2007. Các DN thực sự chỉ gặp khó khăn trong 2 tháng 10 và 11 năm 2008 khi lượng xe tiêu thụ giảm mạnh. Ngoài xe sản xuất lắp ráp trong nước tiêu thụ tăng thì xe nhập khẩu trong năm 2008 cũng tăng rất mạnh về số lượng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2008 các DN đã nhập về 50.400 xe ôtô các loại với trị giá trên 1 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2007 là 22.400 xe. Trong năm 2008 mặc dù thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc  đã  tăng 2 lần liên tiếp  vào tháng 3 và tháng 4, từ mức 60% lên 83%, nhưng lượng xe nhập khẩu tăng vọt. Lý giải dễ hiểu nhất chính là trong khi thị trường vẫn đang sôi động, các nhà nhập khẩu đã tiến hành nhập khẩu ồ ạt để tránh các mức thuế mới trong khi người tiêu dùng cũng tranh thủ mua để tránh mức giá mới được dự báo là sẽ tăng mạnh theo thuế. Cho đến nay số ôtô nguyên chiếc nhập khẩu về tồn đọng chưa bán được theo ước tính còn  khoảng 15.000 xe. Trừ đi con số này thì thị trường ôtô Việt Nam 2008 cũng đã vượt ngưỡng 140.000 xe và  đây là năm có lượng xe ôtô tiêu thụ cao nhất từ trước đến nay. c. Kinh nghiệm tiêu thụ nông sản hàng hóa qua hợp đồng ở An Giang An Giang thực hiện chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa (NSHH) thông qua hợp đồng theo từng bước khá bài bản, đem lại hiệu quả thiết thực. Bước một, UBND tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNN) chủ động phối hợp các ngành, các cấp tổ chức nhiều hội thảo với lãnh đạo các doanh nghiệp (DN) nhà nước trong và ngoài tỉnh để bàn và thống nhất các đối tượng, phương thức và những loại sản phẩm hàng hóa (SPHH) cần tiêu thụ thông qua hợp đồng. Bước hai, xây dựng kế hoạch tiêu thụ SPHH đối với từng vụ sản xuất. Bước ba, quy hoạch vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, với quy mô phù hợp lợi thế về đất đai, khí hậu, tập quán canh tác từng nơi; đồng thời bố trí các tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ nông dân, xã viên, các trang trại sản xuất theo đơn đặt hàng của DN. Dựa trên nội dung hợp đồng nêu trên, từ năm 2002 đến nay, tỉnh An Giang đã thực hiện đồng bộ sáu phương thức hợp đồng (PTHÐ) tiêu thụ SPHH cho nông dân. Mỗi phương thức có hợp đồng riêng, quy định rõ các điều kiện để ràng buộc quyền và nghĩa vụ gắn với lợi ích giữa các đối tượng tham gia. Trong thực tế, chúng tôi thấy có hai PTHÐ được thực hiện phổ biến. Thứ nhất, PTHÐ tiêu thụ SPHH với giá sàn tối thiểu và có điều chỉnh theo sự biến động giá cả trên thị trường theo hướng có lợi cho nông dân. Cụ thể là tại thời điểm thu mua, giá sản phẩm thị trường cao hơn giá sàn, DN mua theo giá thỏa thuận. Ngược lại, nếu thấp hơn thì mua theo giá sàn. Thứ hai, PTHÐ đầu tư ứng trước vốn, vật tư, kỹ thuật cho sản xuất và bao tiêu sản phẩm với giá cố định theo nguyên tắc được cùng ăn, thua cùng chịu. DN sau khi thu gom sản phẩm đưa đi tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu với giá cao hoặc thấp hơn so giá quy định, phần chênh lệch lãi hai bên cùng hưởng; lỗ cùng chia sẻ rủi ro. Nhìn chung PTHÐ này thường được áp dụng, thu được kết quả tốt đối với những sản phẩm có tính "đặc thù", có thị trường tiêu thụ ổn định, giá ít biến động. Chẳng hạn như lúa gạo Jasmine của Nhật Bản, bắp trái non, bắp lai làm giống, mè trắng V6, khoai mì công nghiệp,... Trước đây, hình thức thu gom nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến hoặc xuất khẩu, số đông các DN đều hợp đồng với lực lượng thương lái. Làm như thế, cả DN và người sản xuất phải phụ thuộc thương lái, rất bị động và thường thua thiệt do bị ép cấp, ép giá. Khắc phục tình trạng này, những năm gần đây, An Giang tiến hành tổ chức lại khâu tiêu thụ bằng việc DN hỗ trợ HTX về vốn, cung ứng giống cây, giống con, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, thâm canh và mua lại SPHH theo hợp đồng. Trên cơ sở đó, HTX làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ quá trình sản xuất của từng hộ thành viên tham gia hợp đồng. Cách làm này đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý, nhất là chi phí trong khâu giao dịch ký hợp đồng, DN có điều kiện chủ động xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, đi vào thâm canh, tăng năng suất, chất lượng nguyên liệu. Có thể nói, việc sản xuất, tiêu thụ SPHH thông qua hợp đồng đã góp phần giúp cho An Giang chuyển dịch nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tham gia bình ổn giá cả trên thị trường, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và củng cố, phát triển quan hệ sản xuất mới; hình thành mối liên kết "bốn nhà", góp phần thúc đẩy nền kinh tế chung của tỉnh phát triển. d. Kinh nghiệm tiêu thụ tivi LCD, Plasma Theo thống kê của các doanh nghiệp (DN), sức tiêu thụ tivi LCD, Plasma thời gian này tăng từ 4-6 lần so với cùng thời điểm năm 2007 vì giá các mặt hàng này giảm mạnh. Từ đầu tháng 12/2008 đến nay sức mua với mặt hàng LCD, Plasma tại các trung tâm điện máy ở Hà Nội và TPHCM đã tăng mạnh. Cụ thể hai trung tâm điện máy của Công ty cổ phần Pico tại Hà Nội có ngày đã tiêu thụ tới 600 chiếc tivi LCD các loại. Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim Tràng Thi (Hà Nội) mỗi ngày bán được trên 200 chiếc LCD, Plasma. Vậy sức tiêu thụ tivi LCD, Plasma tăng mạnh như vậy là do các doanh nghiệp đã đẩy mạnh khuyến mại và giá tivi LCD, Plasma đã giảm rất mạnh và chiến lược khuyến mại năm nay khác các năm trước, sau khi thăm dò ý kiến khách hàng, con số tổng hợp được cho thấy 40% số người được hỏi muốn chuyển các chi phí khuyến mại vào giá để sản phẩm có giá bán rẻ, 30% muốn các chương trình khuyến mại có quà tặng trả ngay và chỉ 15% thích bốc thăm trúng thưởng. Vì thế xu thế bán hàng cuối năm nay các chương trình như bốc thăm trúng thưởng rất ít mà thay vào đó là giảm giá sản phẩm và có quà tặng kèm theo. Các năm trước nhiều trung tâm, siêu thị còn đưa ra chương trình như mua hàng trúng ôtô, đi du lịch nước ngoài... thì nay giảm hẳn, thay vào đó các chi phí khuyến mại được đưa thẳng vào giá làm cho nhiều sản phẩm giá giảm mạnh, bên cạnh đó là mua hàng được tặng quà ngay tại chỗ, chính vì vậy đã thu hút được rất nhiều khách hàng đến mua sắm. Hiện nay giá tivi Plasma, LCD 32 inch giảm khá mạnh. Mẫu LA 32A330 của Samsung còn 6.490.000 đồng... Mẫu 32LG10 của LG tại TP.HCM có trung tâm bán ra chỉ còn 5,3 triệu đồng/chiếc. Mẫu 32LG30 của LG giá hạ chỉ còn 6.790.000 đồng. Tivi Plasma cũng vậy, mẫu Viera TX32LE8 của Panasonic có giá bán 6.990.000 đồng/chiếc, TX32LX80 còn 7.890.000 đồng/chiếc, đặc biệt mẫu Plasma 32PC5 của LG chỉ còn 5,9 đồng/chiếc. Giá bán các mặt hàng này đã giảm thêm từ 5-10% so với cách đây hơn 1 tháng khi tivi LCD, Plasma đã có 1 đợt "xả hàng", đại hạ giá với mức giá giảm tới 20%. Một số trung tâm điện máy cho biết lượng khách mua hàng tăng mạnh với các mẫu tivi LCD, Plasma giá từ 5-7 triệu đồng, khiến cho nhiều sản phẩm bắt đầu thiếu hàng. Công ty PiCo cho biết các sản phẩm tivi giá từ 7 triệu đồng trở xuống nhiều mẫu đã không còn hàng để bán. Hầu hết các mẫu tivi giá từ 7 triệu đồng trở xuống là sản phẩm tồn kho, các DN không còn sản xuất nữa vì vậy không có thêm hàng để cung cấp. Tại Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim tất cả các mẫu tivi LCD giá rẻ vẫn còn và không có chuyện thiếu hàng. Thiếu hàng có thể còn do kế hoạch, chiến lược kinh doanh của từng DN. Một số trung tâm chuẩn bị ít hàng trong khi sức mua tăng mạnh thì tất yếu sẽ thiếu. Do Nguyễn Kim đã chuẩn bị trước 1 lượng lớn hàng cho dịp cuối năm nên chưa có mẫu nào bị thiếu. Theo dự báo của các nhà chuyên gia thì lượng khách mua hàng được dự báo sẽ còn tăng mạnh vào tháng 1/2009. Nhiều khách hàng đang chờ đợi thời điểm sau 1/1/2009 khi thị trường bán lẻ Việt Nam mở cửa với hy vọng giá tivi LCD, Plasma sẽ còn giảm và hàng nhập khẩu tràn vào họ có thêm nhiều lựa chọn, cộng với thời điểm này cán bộ nhân viên được thưởng Tết, nhu cầu mua sắm nói chung đều tăng. Tuy nhiên, hiện một số DN đã nhập khẩu những lô hàng tivi LCD, Plasma giá rẻ từ các nước trong khu vực về và tung ra thị trường với giá rất thấp. Chẳng hạn tivi Plasma, LCD 32 inch của Daewoo, LG giá bán ra chỉ từ 4,5 triệu đồng/chiếc đến 5,9 triệu đồng/chiếc. Sau 1/1/2009 những sản phẩm này sẽ còn được đẩy mạnh nhập khẩu và trên thị trường sẽ còn xuất hiện nhiều loại tivi LCD, Plasma giá siêu rẻ, nhưng đó là những sản phẩm lỗi mốt có các chỉ số kỹ thuật thấp và không tiêu thụ được tại các nước này. PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty cổ phần SaPa – Geleximco là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về mặt tài chính, được mở tài khoản tại ngân hàng, sử dụng con dấu riêng, có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý của Nhà nước về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua Bộ Thương Mại. Hoạt động kinh doanh theo quy định của Nhà nước và trực tiếp điều chỉnh bởi luật doanh nghiệp. Lúc đầu là chi nhánh của Công ty GELEXIMCO có trụ sở tại 64 Nguyễn Lương Bằng – Hà Nội. Công ty cổ phần SaPa – Geleximco được thành lập cùng với công ty mẹ theo quyết định số: 84QĐ – UB ngày 09/01/1993 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số: 2053023 ngày 09/02/1993 và chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 040684 ngày 18/09/1995. Đến ngày 23/03/2003 theo đề nghị của ban lãnh đạo công ty mẹ quyết định đưa chi nhánh lên thành Công ty TNHH xuất nhập khẩu tổng hợp Hưng Yên. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư cấp theo số: 1387/Q§UB ngµy 23/03/2003. Tên Công ty: Công ty TNHH xuất nhập khẩu tổng hợp Hưng Yên Tên giao dịch: Hưng Yên General Export Import Company Limited Tên viết tắt: GELEXIMCO Hưng Yên Co.,Ltd Vốn điều lệ: 10.500.000.000 đ Trụ sở: Đình Dù – Văn Lâm – Hưng Yên Điện thoại: 03213.986529 Fax: 03213.986569 Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn và phù hợp với nền kinh tế hiện nay, Ban lãnh đạo Công ty quyết định đổi tên Công ty thành Công ty SaPa – Geleximco Hưng Yên vào ngày 11/06/2008 theo quyết định số 902/Q§UB. Cùng với sự phát triển của Công ty mẹ tại Hà Nội, Công ty cổ phần SaPa – Geleximco là một trong những Công ty đầu tiên được xuất nhập khẩu trực tiếp, chính trong những thuận lợi này Công ty đã có những bước phát triển cao. Là Công ty con của Công ty GELEXIMCO – Hà Nội nhưng Công ty có chế độ hạch toán độc lập và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của Công ty 3.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu, máy móc…Tổ chức thực hiện việc sản xuất bao bì PP phục vụ cho ngành đóng gói vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc. 3.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động của Công ty Về hoạt động xuất khẩu Hàng xuất khẩu chủ yếu là bao bì PP. Thị trường chủ yếu là Nhật, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á… Về hoạt động nhập khẩu Hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là nguyên liệu, máy móc thiết bị, dây truyền phục vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp. Thị trường chủ yếu là các nước có công nghệ cao như Nhật, Mỹ, Nga, Đức… Tự sản xuất Sản xuất bao bì PP phục vụ cho ngành vật tư nông nghiệp và thức ăn gia súc. Các hoạt động kinh doanh sản xuất bao bì là sản xuất theo đơn đặt hàng của các chủ hàng và sản xuất để phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi do công ty cũng buôn bán những loại sản phẩm này. 3.1.3 Bộ máy tổ chức của Công ty Để kinh doanh có hiệu quả và phát huy được năng lực chuyên môn của từng bộ phận, từng phòng thì việc sắp xếp bộ máy tổ chức phải phù hợp với tổ chức mạng lưới của Công ty, phân xưởng và thuận lợi cho việc mua, bán xuất, nhập hàng hoá. Nhận thức được điều này nên Công ty rất quan tâm đến việc công tác tổ chức quản lý. Bộ máy quản lý của Công ty gồm các phòng ban chuyên trách giúp Giám đốc trong việc lập kế hoạch và quản lý điều hành công việc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ và nội dung công việc được giao. Điều này được thể hiện qua sơ đồ sau: Phòng kế hoạch kinh doanh Xưởng 2 Xưởng 3 Xưởng 1 Phòng kế toán tài chính Phòng kỹ thuật Văn phòng xưởng Phòng tổ chức hành chính Ban giám đốc Sơ đồ 3: Bộ máy tổ chức của Công ty Ban giám đốc: điều hành mọi hoạt động của Công ty, ra quyết định quản trị, thống nhất hoạch định chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược phát triển của Công ty. Ban giám đốc Công ty bao gồm một giám đốc và một phó giám đốc. Giám đốc Công ty là người nắm toàn bộ quyền hành, chỉ đạo chung toàn Công ty, là chủ tài khoản và quyết định mọi vấn đề của Công ty. Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trước phát luật và trước cơ quan cấp trên về việc tổ chức mọi hoạt động của công ty cũng như nhiệm vụ do cấp trên giao. Giám đốc Công ty thực hiện chức trách của người chỉ huy, chịu trách nhiệm chỉ đạo và điều hành chung mọi hoạt động công tác thuộc lĩnh vực của Công ty theo quy định của cấp trên, quy định chức năng quyền hạn, mối quan hệ , cơ cấu tổ chức của Công ty và trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: + Quy hoạch và kế hoạch chung về xây dựng phát triển Công ty. + Công tác tổ chức lực lượng và cùng các phòng ban chức năng có liên quan xem xét về công tác đào tạo, sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ, công nhân viên. + Công tác đầu tư phát triển, tài chính, vật tư, kinh doanh, giá thành sản phẩm. + Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Phó giám đốc: là người trực tiếp chỉ đạo các hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước cấp trên của mình là Giám Đốc. Phòng tổ chức hành chính: + Bộ phận tổ chức cán bộ và chế độ: là bộ phận chịu trách nhiệm trong việc đăng ký kinh doanh, tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. Hướng dẫn, kiểm tra các xí nghiệp, các phòng ban thực hiện tốt các chính sách và quy định của Nhà nước, quy định của Công ty. Trực tiếp quản lý và giải quyết khâu lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm… + Bộ phận hành chính quản trị: là bộ phận phụ trách công tác hành chính, pháp chế trong Công ty, quản lý nội bộ, khu làm việc, các thiết bị, máy móc… Phòng kế toán tài chính: Tổ chức hạch toán các hoạt động kinh doanh, thanh toán tiền lương, thưởng cho công nhân viên, hạch toán số tiền phải trả cho Nhà nước như các loại thuế, các bảo hiểm theo nghĩa vụ, giải quyết các vấn đề liên quan tới tài chính. Phòng kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ giúp ban Giám đốc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, điều độ sản xuất kinh doanh bảo đảm cho sản xuất ổn định, giao hàng kịp thời không có sai sót, quản lý thành phẩm sản xuất ra. Đồng thời phụ trách mảng xuất nhập khẩu hàng hóa. Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý công nghệ, thiết bị, đôn đốc theo dõi các phân xưởng thực hiện quy trình công nghệ trong sản xuất. Tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến công nghệ trang thiết bị sao cho hạ gia thành sản phẩm và kết hợp cùng với các phân xưởng tổ chức triển khai thực hiện đúng tiến độ mà Công ty đề ra. Văn phòng xưởng: Trong Công ty gồm có 3 phân xưởng sản xuất với các nhiệm vụ sản xuất khác nhau. Trong các phân xưởng đều có một Quản đốc, một Phó quản đốc, một thống kê xưởng, một thủ kho và các tổ trưởng sản xuất. Quản đốc và Phó quản đốc sẽ trực tiếp điều hành sản xuất chung ở trong phân xưởng của mình, các kế toán thống kê có nhiệm vụ ghi chép số sản phẩm, số công của công nhân trong từng ngày, từng tháng và hàng năm. Thủ kho có nhiệm vụ bảo quản và theo dõi cũng như xuất nhập vật tư đầu vào cho sản xuất và thành phẩm sản xuất ra. Các tổ trưởng trong phân xưởng trợ giúp Quản đốc trong việc quản lý công nhân trong tổ mình và đốc thúc sản xuất. Các tổ chức khác trong Công ty: Tổ chức Đảng, phụ nữ, công đoàn, thanh niên. 3.1.4 Tình hình lao động của công ty Lao động là yếu tố quan trọng của quá trình SXKD. Bởi vậy vấn đề quản trị nguồn nhân lực luôn được các nhà quản lý quan tâm. Chất lượng lao động, cơ cấu lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động cũng như kết quả và hiệu quả SXKD. Bảng 1: Tình hình lao động của Công ty Stt Chỉ tiêu Năm So sánh(%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ 1 Tổng số lao động 259 280 320 108,108 114,286 111,197 2 Phân theo trình độ Trên ĐH 2 3 3 150 100 125 ĐH 9 10 12 111,111 120 115,5555 CĐ, trung cấp 30 35 36 116,667 102,857 109,762 Lao động phổ thông 218 232 269 106,422 115,948 111,185 3 Phân theo chuyên môn Cán bộ quản lý 28 28 30 100 107,142 103,571 Cán bộ kỹ thuật 16 17 17 106,25 100 103,125 Công nhân sản xuất 215 235 273 109,302 116,17 112,736 4 Phân theo giới tính Nam 97 104 115 107,216 110,576 108,896 Nữ 162 176 205 108,652 116,478 112,56 5 Phân theo các phòng ban Phòng kế hoạch KD 12 12 13 100 108,333 104,167 Phòng kế toán tài chính 9 9 10 100 111,111 105,555 Phòng tổ chức hành chính 7 7 7 100 100 100 Phòng kỹ thuật 13 14 14 107,692 100 103,846 Xưởng 1 80 93 106 116,25 113,978 115,114 Xưởng 2 56 60 63 107,143 105 106,072 Xưởng 3 82 85 104 103,659 112,353 108,006 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Qua bảng 1 cho thấy lực lượng lao động của Công ty được bố trí hợp lý, tổng số lao động hiện nay là 320 người. Tổng số lao động của Công ty liên tục tăng trong 3 năm (2006 - 2008), bình quân tăng 11,19%. Trong đó, năm 2007 tăng 8,108% so với năm 2006, năm 2008 tăng 14,286% so với năm 2007. Sở dĩ tổng số lao động năm 2008 tăng mạnh là do Công ty lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất. Do đặc tính công việc nên số lao động nữ trong Công ty chiếm nhiều hơn số lao động nam. Lao động nữ chủ yếu thuộc phân xưởng may và dệt. Về trình độ lao động, Công ty không ngừng tạo điều kiện nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Số lao động có trình độ chiếm tỷ lệ tương đối. Do mở rộng sản xuất nên số lượng lao động phổ thông cũng tăng lên cả về số lượng và cơ cấu. Đặc điểm hoạt động của Công ty là SXKD nên chủ yếu là lao động trực tiếp. Số này chiếm khoảng 84,17% trong tổng số. Theo hình thức sử dụng lao động, trong Công ty chủ yếu là lao động biên chế và lao động hợp đồng ngắn hạn. Hiện nay Công ty đang có xu thế phát triển loại hợp đồng dài hạn (3 năm hoặc không xác định thời hạn). Lao động hợp đồng ngắn hạn (1 năm) sẽ được dần chuyển sang lao động hợp đồng dài hạn do hình thức sử dụng lao động hợp đồng ngắn hạn không được Nhà nước khuyến khích. Có thể nói, quy mô về lao động của Công ty liên tục tăng qua 3 năm. Công ty đang có những thay đổi về cơ cấu lao động nhằm tổ chức lại bộ máy sản xuất, nâng cao trình độ lao động, nâng cao năng suất lao động. 3.1.5 Tình hình về vốn và tài sản a. Vốn và nguồn vốn của Công ty Bảng 2: Tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty Đơn vị tính: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm So sánh(%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ 1 Tổng số vốn 31 32,5 35 104,839 107,691 106,265 VLĐ 13 14 15 107,692 107,142 107,417 VCĐ 18 18,5 20 102,777 108,109 105,443 2 Nguồn vốn 31 32,5 35 104,839 107,691 106,265 Nợ phải trả - Nợ dài hạn - Nợ ngắn hạn 12,5 7 5,5 13 8 5,5 15 9 6 104 114,286 100 115,385 112,5 109,09 109,693 113,393 104,545 Nguồn vốn CSH 18,5 19,5 20 105,405 102,564 103,985 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Kết quả phân tích số liệu ở bảng 2 cho thấy, nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn cơ bản và chiếm 57,413 trong tổng số nguồn vốn. Bình quân 3 năm nguồn vốn chủ sở hữu tăng 3,985%. Cụ thể năm 2007 so với năm 2006 tăng tuyệt đối khoảng 1 tỷ đồng, với số tương đối tăng 102,564%. Nợ phải trả của Công ty tăng nhưng với tốc độ chậm. Cụ thể: Bình quân 3 năm nợ phải trả tăng 9,693%. Cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng nhưng không đáng kể: Tốc độ tăng bình quân của nợ ngắn hạn là 104,545%, nợ dài hạn là 113,393%. Tổng số vốn của Công ty tăng đều qua các năm cụ thể năm 2007 so với năm 2006 tăng 104,839%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 107,691, bình quân 3 năm tăng 106,265% trong đó vốn lưu động tăng mạnh hơn vốn cố định. Tóm lại, trên cơ sở phân tích khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty, thể hiện bằng việc phân tích tình hình biến động, tình hình phân bổ vốn, nguồn vốn, cho phép chúng tôi rút ra những kết luận sơ bộ như sau: - Quy mô tài sản của Công ty tăng, cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty được tăng cường, việc phân bổ vốn tương đối hợp lý - Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng lên một cách đáng kể. Tỷ trọng các khoản nợ phải trả giảm. Đây là một điều đáng phấn khởi cho Công ty. Tình hình tài sản của Công ty qua 3 năm (2006 - 2008) Bảng 3: Tình hình tài sản của Công ty Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ I. Tài sản ngắn hạn 10 10,5 12,5 105 119,048 112,024 1. Tiền 4,6 4,2 5,1 91,304 121,428 106,366 2. Các khoản phải thu 3,7 3,5 3,5 94,595 100 97,2975 3. Hàng tồn kho 1,2 1,5 1,9 125 126,667 125,833 4. Tài sản ngắn hạn khác 0,5 1,3 2 260 153,846 206,923 II. Tài sản dài hạn 21 22 22,5 104,762 102,273 103,518 1.Các khoản phải thu dài hạn 3 3,5 3 116,667 85,714 101,191 2. TSCĐ 18 18,5 19,5 102,778 105,406 104,092 a. TSCĐ hữu hình 15 15,5 16,5 103,333 106,452 104,893 b. Chi phí XDCB dở dang 3 3 3 100 100 100 Tổng tài sản 31 32,5 35 104,839 107,692 106,265 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Tài sản cố định của Công ty tăng tương đối chậm. Điển hình là năm 2007 so với năm 2006 tăng tuyệt đối là 0,5 tỷ đồng, năm 2008 so với năm 2007 tăng tuyệt đối là 1 tỷ đồng, bình quân 3 năm tăng 4,092%. Điều đó thể hiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của Công ty chưa được phát huy tốt, quy mô về năng lực sản xuất kinh doanh phát triển thấp do giá cả nguyên vật liệu biến động thất thường. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm tỷ trọng nhỏ và không thay đổi qua các năm vì công trình xây dựng thêm xưởng sản xuất bao bì Carton chưa hoàn thành và đang bị ngưng trệ. Tài sản ngắn hạn cũng như các khoản thu, tiền, cơ sở vật chất tăng đều. Đó là điều kiện thuận lợi cho Công ty phát triển. Trong năm tới sẽ xây thêm xưởng nên có nhiều cơ hội để phát triển, có điieù kiện đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tăng thu nhập. Qua bảng 3 cho thấy nhìn chung tình hình tài sản của Công ty đều tăng, đó là diều kiện cho Công ty đẩy mạnh phát triển, dự báo trong những năm tới sẽ có nhiều thành công và phát triển vượt bậc. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Chọn điểm nghiên cứu Công ty cổ phần SaPa – Geleximco nằm tại xã Đình Dù - huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên, trên trục quốc lộ 5 Hà Nội đi Hải Phòng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 20 km. Với những yếu tố trên làm cho Công ty có thế mạnh về hệ thống giao thông đường bộ. Đây là điều kiện rất cần thiết bởi đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là luôn giao lưu hàng hóa với các đối tác bên ngoài. Với diện tích mặt bằng khoảng 33 419 m2, Công ty nằm tại khu công nghiệp Như Quỳnh của tỉnh Hưng Yên nên có nhiều thuận lợi trong giao thông cũng như được chính quyền địa phương tạo điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, ở đây cũng tồn tại nhiều tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc…Đây là những thuận lợi cũng như những khó khăn nói chung cho Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các khách hàng chính của Công ty là các công ty sản xuất thức ăn gia súc, lương thực thực phẩm, phân bón như Công ty Pro Con cò, Công ty CJ vi na, Công ty anfew, Công ty ANT… Tuy nhiên Công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì như Công ty Việt Đức (Việt Trì – Phú Thọ), Công ty bao bì vận tải (Thanh Trì – Hà Nội), Công ty Kỹ Nghệ Thái Dương (Đông Anh – Hà Nội), …đó là những khó khăn, thách thức đối với Công ty. Nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài: Nguồn tài liệu thức cấp: Thu thập tài liệu từ các phòng ban chuyên môn của Công ty: Phòng kế hoạch kinh doanh, phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài chính Các thông tin từ mạng Internet, bằng cách sao chép, trích dẫn, tổng hợp Các báo cáo kết quả kinh doanh định kỳ Các đề tài nghiên cứu liên quan Nguồn tài liệu sơ cấp: Nguồn tài liệu này thu thập bằng cách chọn mẫu điều tra, phỏng vấn tại các cửa hàng, các doanh nghiệp là khách hàng của Công ty. Điều tra, phỏng vấn các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực Tiến hành phỏng vấn và trao đổi với cán bộ công nhân viên của Công ty. Xử lý số liệu: là phương pháp quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng đề tài. Các nguồn số liệu, thông tin mà chúng ta thu thập được còn ở dạng thô, một vài số liệu có thể dùng được ngay nhưng hầu hết số liệu đó phải thông qua xử lý mới có thể dùng được tuỳ thuộc vào địa điểm, thời gian nghiên cứu, … mà xử lý các nguồn thông tin đó đúng, phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của phân tích. Chúng tôi đã xử lý nguồn số liệu bằng nhiều cách khác nhau để phân tích làm rõ vấn đề nghiên cứu. Xử lý bằng phần mềm Excel Phương pháp phân tích số liệu: là phương pháp dùng lý luận và dẫn chứng cụ thể dựa vào các số liệu đã được xử lý. Sau đó tiến hành phân tích chiều hướng biến động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc56. HUONG.doc
Tài liệu liên quan