Luận văn Đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU 3

1.1. Tình hình sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam trong thời gian qua (từ năm 2000 đến nay) 3

1.1.1. Khái quát về mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam 3

1.1.1.1. Giới thiệu đôi nét về thủ công mỹ nghệ 3

1.1.1.2. Đặc điểm của mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam 3

1.1.1.3. Một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam 5

1.1.2. Tình hình sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ 7

1.1.2.1. Nguồn nguyên liệu 7

1.1.2.2. Nguồn lao động cung cấp cho ngành thủ công mỹ nghệ 10

1.1.2.3. Trình độ công nghệ sản xuất 11

1.1.2.4. Hoạt động nghiên cứu phát triển mẫu mã 13

1.1.2.5. Quy mô sản xuất 14

1.2. Thị trường thủ công mỹ nghệ EU và một số lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường này 14

1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế EU và quan hệ thương mại Việt Nam – EU. 14

1.2.1.1. Tổng quan về tình hính phát triển kinh tế của EU 14

1.2.1.2. Quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam 16

1.2.2. Quan niệm và thị hiếu tiêu dùng của EU 17

1.2.3. Những quy định của EU với mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhập khẩu 18

1.2.4. Một số lưu ý khi xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU 19

1.3. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường EU những năm qua 20

1.3.1. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam 20

1.3.2. Thị trường xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam 22

1.3.3. Thị trường EU về xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ 23

1.3.3.1. Kim ngạch xuất khẩu 23

1.3.3.2. Cơ cấu xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang EU 25

1.3.3.3. Chất lượng, giá cả và mẫu mã sản phẩm mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU 27

1.3.3.4. Thương hiệu của mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường EU 28

1.4. Kinh nghiệm xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của một số quốc gia trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam. 29

1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 29

1.4.2. Kinh nghiệm của các nước ASEAN 30

1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 31

1.5. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU 32

1.5.1. Thành công của xuất TCMN sang EU 32

1.5.2. Những tồn tại trong xuất khẩu TCMN của Việt Nam sang EU 32

1.5.3. Nguyên nhân 33

1.5.3.1. Nguyên nhân khách quan 34

1.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan 34

CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI 37

2.1. Một số khó khăn và thuận lợi của ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam 37

2.1.1. Thuận lợi 37

2.1.2. Khó khăn 38

2.2. Dự báo tăng trưởng của mặt hàng TCMN 39

2.2.1. Nhu cầu thị trường 40

2.2.2. Cung về mặt hàng TCMN 41

2.3. Định hướng cho ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam 42

2.4. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường EU 43

2.4.1. Giải pháp về tổ chức chỉ đạo, quản lý Nhà nước, đầu tư, tài chính và tín dụng. 43

2.4.2. Nhóm giải pháp về thị trường 44

2.4.3. Giải pháp về khoa học kĩ thuật công nghệ 46

2.4.4. Nhóm giải pháp về nguồn lực: 47

KẾT LUẬN 49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5775 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiện dụng, hình thức đẹp, màu sắc hài hoà, đa dạng, kết hợp tinh xảo các loại vật liệu với nhau. Ngoài ra, theo đúng như tên của mặt hàng là TCMN, sản phẩm phải phản ánh được yếu tố văn hoá, tinh thần của dân tộc, và chủ yếu là được làm bằng đôi tay của người thợ thủ công. Các sản phẩm phải đồng đều bền lâu và không chịu ảnh hưởng của thời tiết. Giá cả của sản phẩm TCMN trên thị trường EU thường cao hơn so với thị trường cộng đồng các quốc gia độc lập, nhưng lại thường thấp hơn giá cả trên thị trường Nhật Bản và Bắc Mỹ. Hiện nay, giá sản phẩm của TCMN Việt Nam đắt hơn so với các sản phẩm cùng loại đến từ Trung Quốc và các nước ASEAN, làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường. * Lưu ý đến sự canh tranh của các quốc gia khác: Cạnh tranh với TCMN Việt Nam trên thị trường EU có các sản phẩm đến từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN... Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý đến tính cạnh tranh của sản phẩm như giá cả, chất lượng, mẫu mã, tính độc đáo của sản phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu nên chú ý dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng như vận chuyển, bảo hiểm, thông quan hàng hoá và các dịch vụ khác khi hàng đến kho nhà nhập khẩu. Khâu chăm sóc khách hàng sau bán hàng được các nước cạnh tranh quan tâm và thực hiện tương đối chu đáo * Quan tâm đến trách nhiệm xã hội trong sản xuất và bảo vệ môi trường sống: Làng nghề TCMN Việt Nam hiện nay vẫn còn sử dụng lao động trẻ em chưa đến độ tuổi lao động, Điều kiện an toàn trong lao động của làng nghề chưa đảm bảo. Tai nạn lao động thường xuyên xảy ra, tỷ lệ mắc các bệnh kinh niên ở người lao động hay tỉ lệ dị tật của các trẻ em các làng nghề cao hơn các nơi khác. Điều này ảnh hưởng tới xuất khẩu sang thị trường EU, một thị trường đòi hỏi phải đảm bảo quy định SA 8000. Tình hình bảo vệ môi trường của các làng nghề sản xuất hiện nay cũng cần được lưu tâm, môi trường sống ô nhiễm nặng nề, các nguyên liệu như gỗ được khai thác chủ yếu ở rừng tự nhiên, hoặc không rõ xuất xứ vi phạm quy định bảo vệ rừng. Nếu các doanh nghiệp nhập khẩu TCMN của EU sang kiểm tra cơ sở sản xuất các làng nghề hiện nay thì TCMN của Việt Nam khó có thể trực tiếp thâm nhập vào thị trường EU. * Lưu ý khác: Ngoài những lưu ý trên các doanh nghiệp cần phải chú ý đến mùa tiêu thụ của EU, có kế hoạch sản xuất và xuất khẩu sang EU để đáp ứng kịp nhu cầu tiêu thụ vào mùa mua sắm của EU như những dịp lễ tết, Noel hay tết Dương lịch hàng năm. 1.3. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường EU những năm qua Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng qua các năm không ổn định do tình hình kinh tế và chính trị thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam chủ yếu là những sản phẩm chứa nhiều yếu tố lao động bao gồm khoáng sản, nguyên liệu, nông sản, giày da, thuỷ hải sản… được xuất sang các thị trường truyền thống và tiềm năng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Autraylia… Những năm gần đây Việt Nam đang chuyển hướng sang cả thị trường của các nước châu Phi. Một trong mười mặt chủ đạo xuất khẩu đó là mặt hàng TCMN. 1.3.1. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam Mặt hàng TCMN là mặt hàng truyền thống của Việt Nam và được xuất khẩu từ rất sớm. Thời kỳ hoàng kim của TCMN vào giai đoạn trước đổi mới (1970 -1986), tỷ trọng kim ngạch trung bình đạt 40%, có năm lên tới 53,4%. Những năm gần đây, TCMN vẫn được coi là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Tuy tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu không cao (trung bình 1.65% kim ngạch xuất khẩu) nhưng lại là mặt hàng có thực thu về khá lớn do nguyên liệu có sẵn ở trong nước, giá nguyên liệu đầu vào thấp, vốn bỏ ra không nhiều, giá trị sản phẩm cao. Theo con số thống kê của Bộ công thương, kim ngạch xuất khẩu TCMN của Việt Nam tăng liên tục và khá nhanh. Trong vòng 10 năm kim ngạch xuất khẩu TCMN tăng gấp 4,25 lần từ năm 2000 (235 triệu USD) tới năm 2009 (khoảng 1,1 tỷ USD). Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao là 17,87%/năm. Cao nhất là 2002 với tốc độ tăng trưởng là 40,8%, tuy nhiên so với giá trị tương đối thấp (năm 2001: 235 triệu USD). Đáng chú ý nhất là giai năm 2008 với mức tăng 33,3% đưa giá kim ngạch xuất khẩu TCMN lên gần 1tỷ USD. Năm 2009 theo ước tính, giá trị kim ngạch xuất khẩu TCMN đạt trên 1,1 tỷ USD. Ước tính vào năm 2010, kim ngạch xuất khẩu TCMN đạt 1,5 tỷ USD. Nguồn: Bộ Công thương 2010*:ước tính Hình 1.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu TCMN của Việt Nam Mặc dù nền kinh tế thế giới hiện nay đang chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng trong năm 2008-2009 giá trị kim ngạch xuất khẩu của TCMN vẫn đạt trên 1 tỷ USD. Trong 4 tháng đầu năm 2009, giá trị kim ngạch của mặt hàng này đạt 58,30 triệu USD, tuy có giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2008 nhưng lại tăng 23,3% so với kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó, doanh nghiệp TCMN nước ta đang đứng trước khó khăn, thiếu đơn đặt hàng. Theo phản ánh từ phía các doanh nghiệp, số đơn đặt hàng năm nay giảm chỉ bằng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị các đơn đặt hàng cũng giảm đi đáng kể. Nếu tiếp tục tình trạng này, sẽ có số lượng lớn các doanh nghiệp TCMN đứng trên bờ vực phá sản. Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ do cuộc khủng hoảng thế giới hiện nay, mà còn do sản phẩm TCMN của nước ta cạnh tranh kém hơn so với sản phẩm các nước khác trên thế giới. Điều này đòi hỏi ngành TCMN phải đầu tư trang thiết bị máy móc, cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao tay nghề thợ thủ công, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm giá thành. Trong 2 tháng đầu năm 2010 các sản phẩm gỗ xuất khẩu đã tăng 29,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ cấu xuất khẩu của mặt hàng TCMN cũng khá đa dạng với nhiều mẫu mã. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu vẫn là những sản phẩm truyền thống như gốm sứ, gỗ mỹ nghệ, thêu, mây tre đan… Mặc dù các sản phẩm có nhiều mẫu mã khác nhau nhưng TCMN Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của các quốc gia trên thế giới. Mẫu mã của mặt hàng thủ công còn chưa có sức sáng tạo, sản phẩm không đồng đều, chưa đạt độ tinh xảo cao. 1.3.2. Thị trường xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam Trước những năm 1990, thị trường xuất khẩu chủ yếu của TCMN nước ta là các nước Đông Âu và Liên Xô. Do những biến động chính trị, thị trường này đã suy giảm đáng kể. Hiện nay, mặt hàng TCMN của nước ta đã bao phủ hầu hết các quốc gia trên thế giới, khoảng 163 quốc gia. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là các nước Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Nga, các nước trong khu vực ASEAN. Ba thị trường mục tiêu của TCMN Việt Nam là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hoa Kỳ được coi là một thị trường đầy tiềm năng. Hàng năm, nước ta xuất khẩu sang Mỹ khoảng 70 – 80 triệu USD, chiếm 1,5% thị trường này. Đối với thị trường Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu TCMN sang thị trường này đạt 30 triệu USD/ năm chiếm khoảng 1,9% thị phần nhập khẩu vào Nhật Bản. Đặc biệt, người tiêu dùng Nhật rất thích đồ gỗ. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn mạnh dạn đưa sản phẩm TCMN sang thị trường Nam Phi, đây là thị trường mới nhưng cũng hứa hẹn nhiều tiềm năng đối với Việt Nam trong quan hệ thương mại. Nhìn chung, ba thị trường chủ yếu của TCMN Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản và EU, tuy nhiên, chúng ta vẫn chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ bé đối trong kim ngạch nhập khẩu TCMN của ba thị trường này. Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu TCMN của Việt Nam sang các thị trường thế giới Đơn vị:(Triệu USD) Nước 2007 2008 2009 Giá trị xuất khẩu Tỷ Lệ (%) Giá trị xuất khẩu Tỷ Lệ (%) Tốc độ tăng trưởng (%) Giá trị xuất khẩu Tỷ Lệ (%) Tốc độ tăng trưởng (%) Nhật bản 142,50 19,00 229,95 21,00 60,00 276,00 24,00 20,00 Mỹ 90,00 12,00 153,30 14,00 70,00 207,00 18,00 35,29 EU 378,11 50,43 384,20 35,10 1,60 371,54 32,30 -0,03 Các nước khác 139,39 18,57 327,55 29,90 1,35 295,46 25,70 -0,09 Tổng 750,00 100,00 1095,00 100,00 1150,00 100,00 Nguồn: Tổng cục thống kê 1.3.3. Thị trường EU về xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ 1.3.3.1. Kim ngạch xuất khẩu Mặt hàng TCMN của Việt Nam hiện nay có mặt trên 163 quốc gia trên thế giới với các thị trường truyền thống như Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản… và EU được coi là một thị trường lớn đối với mặt hàng TCMN của Việt Nam. Theo phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam, EU có nhu cầu lớn về mặt hàng TCMN. Trong những năm qua, EU nhập khối lượng lớn mặt hàng này với giá trị khoảng 7 tỷ USD/ năm. Việt Nam chỉ chiếm phần nhỏ tại thị trường EU, năm 2005 chiếm 5,4% kim ngạch nhập khẩu TCMN của EU. Việt Nam phấn đấu vào năm 2010 này, đạt 6,4% (giá trị trên 0,6 tỷ USD) kim ngạch nhập khẩu TCMN của EU. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng TCMN sang thị trường EU ngày càng tăng. Nhìn vào biểu đồ hình 2.2… ta thấy từ năm 2001 đến 2009, trong vòng 9 năm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang EU tăng từ 124,64 triệu USD đến 371,54 triệu USD tức là gấp 3 lần. Giai đoạn năm 2005- 2006 , Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia và khu vực trên thế giới nhận được nhiều ưu đãi, và mặt hàng TCMN sang EU cũng không ngoại lệ. Giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu tăng vọt 1,32 lần từ 250,57 triệu USD lên 331,2 triệu USD. Nguồn : Bộ Công thương Hình 1.3: Kim ngạch xuất khẩu TCMN của Việt Nam sang EU Việt Nam và một số nước ASEAN đang đàm phán hiệp định thương mại tự do với EU, nếu hiệp định này được kí kết thì sẽ tạo điều kiện rất nhiều cho hàng hoá nước ta thâm nhập vào EU trong đó có mặt hàng TCMN. Đặc biệt trong năm 2007 giá trị kim ngạch xuất khẩu TCMN sang EU đạt 378,11 triệu USD, chiếm 50% giá trị xuất khẩu của cả nước về TCMN (750 triệu USD). Năm 2008, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường EU cũng không nằm ngoài sự suy giảm tiêu dùng của thế giới. Thời điểm này, kim ngạch xuất khẩu TCMN sang EU có tăng nhưng không đáng kể. Ta có thể thấy rõ thị trường EU có vai trò rất quan trọng đối với kim ngạch xuất khẩu Việt Nam, nhưng Việt Nam lại chiếm một thị phần khá nhỏ bé trên thị trường EU. Theo thống kê của Bộ công thương, qua hình 2.3 ta có thể thấy EU là thị trường xuất khẩu chính và tiềm năng của TCMN nước ta. Trung bình các năm, thị trường EU chiếm 43,9% giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Trong năm 2005, có 15 quốc gia được coi là thị trường xuất khẩu quan trọng thì EU có tới 7 nước, chiếm 42% gấp 4 lần giá trị xuất khẩu sang Mỹ hay Nhật Bản. Tuy nhiên, đối với EU thì TCMN Việt Nam đang chiếm một thị phần tương đối nhỏ (5,4%), thể hiện EU là một thị trường tiềm năng đối với TCMN Việt Nam. Trong EU, thị trường mà TCMN nước ta xuất sang nhiều nhất có các nước như Đức, Pháp, Hà Lan, Anh, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, sau đó mới đến các nước khác như Bồ Đào Nha, Phần Lan… Nguồn: Bộ Công thương Hình 1.4: Giá trị XK TCMN sang EU và tổng giá trị XK TCMN Đây là một điều đáng lưu ý đối với xuất khẩu Việt Nam không chỉ riêng mặt hàng TCMN. Trên thị trường EU, Việt Nam phải chia sẻ thị phần cho các nước cạnh tranh như Trung Quốc và các nước ASEAN. Hai đối thủ này có sức cạnh tranh tốt hơn nhiều so với TCMN của Việt Nam. Họ có nguồn nguyên liệu đảm bảo, hàng hoá chất lượng đồng đều, mặt hàng đa dạng, mẫu mã phong phú, giá cả lại tương đối thấp so với mặt hàng TCMN. 1.3.3.2. Cơ cấu xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang EU Mặt hàng TCMN nước ta tương đối đa dạng, các mặt hàng xuất chủ lực có giá trị cao như: gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, mây tre đa, thêu thùa... * Hàng gốm sứ: Mặt hàng gốm sứ của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm làm bằng tay rất được ưa chuộng trên thị trường EU. Đây là một thị trường được coi là khó tính nên các sản phẩm gốm sứ tồn tại trên thị trường này đều phải được đảm bảo về chất lượng. Chất lượng của các sản phẩm này không thua kém các sản phẩm đến từ Trung Quốc, Malaysia hay Italia. Các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam cũng rất đa dạng về nguyên liệu, chủng loại cũng như hình dáng, cho phép người mua có thể lựa chọn. Người mua có thể lựa chọn loại men, không men hoặc đất đỏ…, hình dáng các kiểu như oval, tròn, chữ nhật, vuông hay các hình thù khác. Các nguyên liệu sản xuất gốm sứ một phần được nhập khẩu, còn đâu phần lớn là nguyên liệu địa phương. Bảng 1.2: Giá trị xuất khẩu các mặt hàng trọng điểm của TCMN Việt Nam Đơn vị: Triệu USD Nguồn: Tổng cục thống kê Mặt hàng 2007 2008 2009 Giá trị XK Tỷ Lệ (%) Giá trị XK Tỷ Lệ (%) Tốc độ tăng trưởng Giá trị XK Tỷ Lệ (%) Tốc độ tăng trưởng Hàng Gốm sứ 109,4 28,9 103,5 27 -0,05 97,8 26,3 -0,05 Hàng mây tre đan 114,36 30,25 87,68 22,8 -0,23 86,78 23,35 -0,01 Hàng sơn mài mỹ nghệ 89,78 23,75 101,75 26,4 0,14 94,27 25,4 -0,07 Thêu 43,7 11,56 48,67 12,7 1,11 35,54 9,56 -0,28 Mặt hàng khác 20,87 5,54 42,6 11,1 1,04 57,15 15,39 0,34 Tổng 378,11 100 384,2 100 0,016 371,54 100 -0,03 Trong năm 2008, giá trị xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ của Việt Nam vào thị trường EU đạt 116,5 triệu USD, tăng 1,6% so với năm 2007 và chiếm 60,1% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này (193,6 triệu USD). Giá trị xuất khẩu gốm sứ sang EU 6 tháng đầu năm 2009 đạt 40,859 triệu USD, giảm so với cùng kỳ năm 2008 là 34,61%. Tuy 6 tháng cuối năm 2009 đã có xu hướng tăng, nhưng tổng giá trị xuất khẩu gốm sứ năm 2009 chỉ đạt 97,8 triệu USD. Các mặt hàng gốm sứ chủ yếu xuất sang trường EU trong năm 2009 là: đồ chơi bằng gốm sứ, tượng người và các con vật bằng gốm, đồ gia dụng bằng gốm sứ, bình gốm, chậu trồng hoa bằng gốm sứ. * Hàng mây tre đan: Việt Nam là nước xuất khẩu đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu mây tre đan. Mặt hàng này có tính chất nhỏ, đẹp, dễ thay đổi kiểu, bền và rẻ hơn đồ gỗ. Sản phẩm này của Việt Nam phát triển từ xa xưa, tuy nhiên lại chậm đổi mới. Những năm gần đây, nước ta đã có thêm nhiều kiểu dáng theo mẫu nước ngoài. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất còn kết hợp mây tre đan với các nguyên liệu khác như gốm, kim loại, gỗ… để tạo những kiểu dáng đặc biệt. Năm 2009, giá trị kim ngạch xuất khẩu mây tre đan có giảm đi so vơi 2008. Vào tháng 5 năm 2009 giá trị xuất khẩu mây tre đan lá thảm và sơn mài xuất đat 13 triệu USD, trong 5 tháng đầu năm 2009 đạt 70 triệu USD giảm 25% so với cùng kì năm ngoái. Thị trường EU cũng năm trong xu thế giảm chung, 6 tháng đầu năm 2009, giá trị xuất khẩu TCMN sang EU đạt 35,302 triệu USD giảm 33,18% so với cùng kỳ năm ngoái. *Hàng gỗ mỹ nghệ: Đất nước ta có truyền thống sản xuất gỗ từ lâu đời nay. Xuất khẩu hàng gỗ mỹ nghệ cũng đã phát triển từ rất lâu. Trong những năm gần đây, hàng gỗ mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu đã duy trì được tốc độ tăng cao. Hàng gỗ mỹ nghệ gồm có tranh gỗ, tượng gỗ, hàng sơn mài… đang chiếm một tỷ trọng rất cao trong giá trị xuất khẩu TCMN. Gỗ xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU đang được hưởng mức thuế GSP với mức thuế suất 0%, một số mặt hàng chịu mức thuế suất 2,1%. Cũng như các mặt hàng khác, năm 2008 -2009 vừa qua được coi là khó khăn với gỗ mỹ nghệ, 6 tháng năm 2009 giá trị gỗ mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU đạt 267,439 giảm 37,09% so với 6 tháng đầu năm 2008. Tuy nhiên, cuối năm 2009, đầu năm 2010 xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ đã có xu hướng tăng lên. 1.3.3.3. Chất lượng, giá cả và mẫu mã sản phẩm mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU Ngày nay, khi mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng thì quyết định tiêu dùng không chỉ dựa vào giá cả mà chất lượng, mẫu mã hàng hoá đóng vai trò rất quan trọng. Trên thị trường thế giới, mặt hàng TCMN của Việt Nam được đón nhận và đánh giá khá cao. Nhìn chung, các sản phẩm TCMN nước ta có thể đáp ứng được yêu cầu cũng như tiêu chuẩn của các thị trường lớn và được coi là khó tính trên thế giới như Mỹ, EU hay Nhật Bản. Các sản phẩm mây tre đan của ta ít bị thay đổi dưới tác động của thời tiết, ít cong vênh. Ngày nay các doanh nghiệp xuất khẩu có hệ thống từ khâu xử lý nguyên liệu, sản xuất, rồi xuất khẩu nên có thể đảm bảo được chất lượng nguyên vật liệu được xử lý kĩ, kiểu dáng đã bắt đầu quan tâm đến thị hiếu người tiêu dùng hơn. Đặc biệt nguyên liệu sản xuất của Việt Nam được đánh giá là đẹp hơn so với các đối thủ như Trung Quốc hay Malaysia. Tuy nhiên, nguyên liệu của nước ta vẫn có trường hợp chưa được xử lý tốt. Đối với đồ gốm sứ thì Trung Quốc có thế mạnh hơn hẳn về chất lượng cũng như men tráng với những thương hiệu lâu đời nổi tiếng trên toàn thế giới như gốm sứ Giang Tây, gốm thời Minh… Các sản phẩm TCMN của nước ta chưa có tính đồng đều về mặt chất lượng. TCMN là mặt hàng có tính nghệ thuật, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi đòi hỏi mặt hàng này phải thay đổi liên tục về mẫu mã và kiểu dáng. Đặc biệt đối với người tiêu dùng EU, sản phẩm ngoài chất lượng, giá cả hợp lý, thì mẫu mã phải bắt mắt, có tính đặc trưng riêng. Những sản phẩm đại trà trên thị trường EU đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Trên thực tế, các sản phẩm TCMN của nước ta có kiểu dáng và mẫu mã chưa đa dạng. Các sản phẩm của chúng ta đôi khi còn lạc hậu, chưa bắt kịp với sự thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng EU. Một điều khó khăn nữa hiện nay đó là tình trạng sao chép mẫu mã và vi phạm bản quyền. Không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam sao chép lẫn nhau làm hạn chế sự phát triển mà các doanh nghiệp nước ngoài (ví dụ như Trung Quốc) thường sao chép và sản xuất hàng loạt với giá rẻ làm ảnh hưởng lớn tới thị trường tiêu thụ của Việt Nam. Không những sản phẩm TCMN của Việt Nam có mẫu mã không phong phú, chất lượng không đều và ổn định mà giá cả sản phẩm của nước ta trên thị trường EU còn cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Nguyên nhân hạn chế của chất lượng, mẫu mã, giá cả là do doanh nghiệp sản xuất TCMN của Việt Nam còn nhỏ lẻ. Điều này rất khó để tập trung vốn, cải thiện hệ thống từ khâu thu mua nguyên liệu, cải tiến mẫu mã, tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra, việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ vào trong sản xuất TCMN còn hạn chế. Hiện nay, Hiệp hội TCMN Việt Nam đã hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách cung cấp thông tin các thị trường, mở khoá đào tạo thiết kế, mẫu mã, nhằm thúc đẩy xuất khẩu TCMN ra thị trường thế giới trong đó có thị trường EU. 1.3.3.4. Thương hiệu của mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường EU TCMN Việt Nam xuất hiện trên thị trường EU với thương hiệu gắn liền với tên tuổi truyền thống như gốm Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ... Tuy nhiên, thương hiệu của TCMN của Việt Nam tương đối mờ nhạt, hoặc có thì cũng khó cạnh tranh với những thương hiệu khác đến từ Trung Quốc, các nước Asean... Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp TCMN chưa chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu TCMN Việt Nam, mà nguyên nhân sâu xa là do sự sản xuất manh mún, quy mô nhỏ, không có sự hiệp tác giữa các doanh nghiệp. Hàng TCMN Việt Nam thường xuất khẩu qua trung gian, khả năng sáng tạo mẫu mã phù hợp với gu thẩm mĩ của thị trường EU còn kém nên thay vì sản xuất các mặt hàng, mẫu mã mang văn hóa Việt Nam, các doanh nghiệp thường gia công lại các mẫu mã của nước ngoài. Điều này làm cho hàng TCMN Việt Nam giảm sức cạnh tranh từ đó khó có thể xây dựng được thương hiệu mạnh. Những năm gần đây, một số doanh nghiệp sản xuất TCMN Việt Nam chạy theo xu hướng công nghiệp hóa ngành TCMN mà không chú ý đến những nét văn hóa, giá trị lao động thủ công kết tinh trong sản phẩm. Điều này cũng tác động không nhỏ đến thương hiệu của TCMN Việt Nam, đặc biệt với thị trường khó tính như EU. Tóm lại, nếu các doanh nghiệp Việt Nam đã chưa tạo ra thương hiệu riêng cho chính mình, cho TCMN Việt Nam thì thị trường EU tiềm năng mãi chỉ là tiềm năng. 1.4. Kinh nghiệm xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của một số quốc gia trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam. Trên thị trường thế giới hiện nay, các mặt hàng TCMN của Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN đang có lợi thế so sánh hơn mặt hàng TCMN của Việt Nam. Các yếu tố như hoạt động tổ chức tiêu thụ đến dịch vụ hỗ trợ của họ đều tốt hơn Việt Nam. Mặt hàng TCMN của họ có chất lượng tốt và đồng đều, cơ cấu mặt hàng đa dạng, mẫu mã phong phú, độc đáo, số lượng và thời gian giao hàng đảm bảo, có điều kiện lao động và môi trường đảm bảo tiêu chuẩn của EU và quốc tế. Câu hỏi đặt ra là các nước đó có điều kiện tự nhiên để phát triển TCMN tương đồng vởi Việt Nam, tại sao ngành TCMN của họ lại phát triển hơn. Đó chính là kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu chúng ta cần học tập. 1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc Bài học đầu tiên phải nhắc đến đó là chính sách thành lập và phát triển xí nghiệp hương trấn một loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển tại các vùng nông thôn Trung Quốc, hoạt động một cách rất năng động. Đồng thời cũng đưa ra các điều luật để quản lý hoạt động của khu vực kinh tế này. Thứ hai, doanh nghiệp sản xuất TCMN Trung Quốc coi trọng sản phẩm mới, khai thác kỹ thuật mới, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng mẫu mã sản phẩm. TCMN Trung Quốc có truyền thống lâu đời. Các sản phẩm của Trung Quốc một mặt đáp ứng nhu cầu sử dụng và thẩm mỹ của người tiêu dùng, một mặt vẫn giữ được những nét truyền thống dân tộc. Trung Quốc là một quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời, mỗi người dân Trung Quốc đều mang trong mình niềm tự hào về truyền thống dân tộc. Điều đó tạo nên tính đặc sắc văn hóa trong mỗi sản phẩm của TCMN Trung Quốc. Trung Quốc giao hàng rất đúng hẹn, đảm bảo về số lượng và chất lượng. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng sau bán hàng như bảo hành, tư vấn khách hàng được thực hiện rất tốt. Chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và xuất khẩu TCMN. Các xí nghiệp hương trấn sản xuất TCMN có quan niệm về hàng hóa vững vàng. Theo đó, bản thân mỗi người lao động, mỗi người thợ thủ công đều ý thức hoàn thiện sản phẩm có chất lượng tốt, sáng tạo thay đổi mẫu mã bắt kịp với nhu cầu thế giới, nâng cao năng suất hạ giá thành, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm TCMN Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Kinh nghiệm của các nước ASEAN Các nước trong khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam có điều kiện tự nhiên khá giống nhau, nên sản phẩm của các quốc gia này có tính tương đồng, cạnh tranh nhau. Mặt hàng TCMN xuất khẩu của Việt Nam có khả năng cạnh tranh kém trong khu vực vì bản thân chất lượng mặt hàng này của chúng ta so với khu vực còn kém. Để đẩy mạnh xuất khẩu, các nước ASEAN đã có những biện pháp cụ thể và thống nhất từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm: Trước tiên, là khâu sản xuất: Quan tâm đến khâu tích trữ nguyên liệu, đăc biệt là nguyên liệu tự nhiên khan hiếm và cung cấp cho các nghệ nhân ở mức giá vừa phải. Tạo điều kiện cạnh tranh công bằng trong thị trường cung cấp nguyên liệu, phá vỡ thế độc quyền. Chú trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng như nhà xưởng, đường sá, phương tiện chuyên chở cũng như phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại, Internet… Ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư vốn vào sản xuất mặt hàng TCMN như giảm bớt thủ tục trong việc thành lập doanh nghiệp. Bảo lãnh vay vốn với lãi suất thấp để mua nguyên liệu thô, sử dụng đơn hàng để chấp nhận tài sản thế chấp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thiết kế giỏi, sáng tạo tiếp xúc với TCMN. Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của mỗi nước, lưu trữ các mẫu thiết kế. Hỗ trợ các nghệ nhân như đào tạo kiến thức hội hoạ, hỗ trợ kĩ thuật, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế. Trong khâu tiêu thụ và xuất khẩu: Tiếp cận thị trường thông qua việc thành lập và củng cố ban xúc tiến xuất khẩu. Cung cấp thông tin về xu hướng và thị hiếu tiêu dùng của thị trường thế giới cho các doanh nghiệp. Tổ chức các hội chợ triển lãm về TCMN. Đưa ra các báo cáo để giới thiệu các cơ hội cụ thể, phân tích về thị trường giá cả… Đơn giản hoá các thủ tục xuất khẩu đối với hàng TCMN, giảm phí chuyên chở, thuế xuất khẩu… Không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì để đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới. Kết hợp các cơ quan xúc tiến thương mại và cơ quan xúc tiến du lịch. Nâng cao niềm tự hào trong giới trẻ về sản phầm TCMN truyền thống. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Từ kinh nghiệm từ các quốc gia có ngành sản xuất và xuất khẩu TCMN phát triển như Trung Quốc và các nước ASEAN các doanh nghiệp Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng TCMN của Việt Nam sang EU như sau: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm đầu tư và xây dựng hệ thống đường sá tại khu vực doanh nghiệp sản xuất TCMN, đặc biệt là vùng nông thôn, nơi có các làng nghề TCMN. Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà xưởng, nâng cấp hệ thống kĩ thuật, đầu tư cho nghiên cứu công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm làm từ máy. Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, mở các lớp đào tạo nghề, dạy nghề… Đầu tư nâng cấp quy trình xử lý nguyên liệu để đạt tiêu chuẩn kĩ thuật của thị trường EU. Đầu tư nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu người tiên dùng EU, cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Hình thành hệ thống phân phối, tiêu thụ ở thị trường EU. Khuyến khích đầu tư xuất khẩu, hỗ trợ xuất khẩu mặt hàng TCMN sang thị trường EU. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng hình ảnh, thương hiệu mặt hàng TCMN trên thị trường EU. Tổ chức các buổi hội chợ, triển lãm trưng bày sản phẩm, tạp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110873.doc
Tài liệu liên quan