MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Mở đầu . 1
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. . 6
1.1.Khái niệm,vai trò và sự cần thiết khách quan đẩy nhanh CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn . 6
1.1.1. Một số khái niệm . 6
1.1.2. Vai trò đẩy nhanh CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn . 9
1.1.3. Sự cần thiết khách quan đẩy nhanh CNH, HĐHnông nghiệp, nông thônTây Ninh. 11
1.2. Những quan điểm cơ bản của các nhà kinh tế học, chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn . 12
1.2.1. Quan điểm của các nh à kinh tế học. . . 12
1.2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin. 14
1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh . 17
1.2.4. Quan điểm của Đảng ta. 18
1.3. Các nhân t ốcơ bản ảnh h ưởng đến quá trình đẩy nhanh CNH, HĐHnông
nghiệp, nông thôn. . . . 23
1.3. 1. Nguồnvốn . . . . 23
1.3. 2. Nguồn nhân lực. 24
1.3. 3. Khoa học –công nghệ. 25
1.3. 4. Thị trường nông nghiệp, nông thôn . 26
1.4. Kinh nghiệm đẩy nhanhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn và bài học rút ra cho Tây Ninh . 27
1.4. 1. Kinh nghiệm đẩy nhanh CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn. 27
1.4. 2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Tây Ninh trong quá trình đẩy nhanh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 35
Chương 2: Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Tây Ninh . . 37
2.1. Đặc điểm tự nhiên -kinh tế –xã hội tỉnh Tây Ninh . 37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 37
2.1.2. Nguồn lực kinh tế -xã hội . 39
2.2.Thực trạng quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn giai đoạn2001 -2010 . 42
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,nông thôn . 42
2.2.2. Ứng dụng tiến bộ khoa học -công nghệvào nông nghiệp, nông thôn . 49
2.2.3. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn . 51
2.2.4. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp . 53
2.2.5. Nguồn nhân lực . . 56
2.2.6. Giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe . 57
2.2.7. Xây dựng đời sống văn hóa -xã hội . 58
2.2.8. Đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân thành tựu, hạn chế . 59
2.2.9. Bài học kinh nghiệm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn Tây Ninh. 65
2.2.10. Những vấn đề đặt ra trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn . 66
Chương 3: Quan điểm, phương hướng, giải pháp đẩy nhanh CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn Tây Ninh đến năm 2020 . 68
3.1. Quan điểm . 68
3.2. Phương hư ớng . 69
3.2.1. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả kinh tế nông
nghiệp, nông thôn . . 69
3.2.2. Đẩy nhanh đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội . 74
3.2.3. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa . 74
3.2.4. Nâng cao hiệu quả của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp
phát triển kinh tế-xã hội . 75
3.2.5. Quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường bền vững . 76
3.2.6. Chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo và đào tạo lại, giải quyết việc
làm, xóa đói giảm nghèo. . 76
3.2.7. Phát triển mạnh sự nghiệp văn hóa, y tế, nâng cao chất lượng chăm
sóc sức khỏe nhân dân . 77
3.3. Các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn .78
3.3.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, phát triển nhanh kết cấu
hạ tầng KT-XH và xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại . 78
3.3.2. Đẩy nhanh phát triển công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp phù hợp ở
từng vùng để hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn phát triển . 82
3.3.3. Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của
quá trình phát triển nhanh và bền vững . 83
3.3.4. Đẩy nhanh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. . 85
3.3.5. Huy động, sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực đầu tư phát triển . 86
3.3.6. Phát triển thương mại –dịch vụ . 87
3.3.7. Thực hiện tốt các chính sách kinh tế -xã hội . 88
3.4. Kiến nghị. 90
Kết luận. . 91
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3000 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn tỉnh Tây Ninh (giai đoạn 2011 - 2020), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều này cần quan tâm hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt là
chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao đáp ứng yêu cần của
thị trường lao động khi Tây Ninh tham gia hội nhập kinh tế và phát triển
công nghiệp.
2.2. Thực trạng quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001-2010
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tuy
nhiên, nhìn bảng cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) dưới đây ta thấy tốc
độ chuyển dịch này còn chậm.
Bảng 2: Cơ cấu GDP theo ngành (tính theo tỷ lệ %)
Năm
Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
N/nghiệp 47,20 46,88 42,33 40,45 38,25 35,12 32,19 30,30 28,75 26,80
C/nghiệp 20,50 21,02 25,56 25,06 25,14 25,62 26,33 25,40 27,09 28,97
Dịch vụ 32,30 32,10 32,11 34,49 36,61 39,26 41,48 44,30 44,16 44,23
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009, 2010 - Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh
43
Tổng sản phẩm toàn tỉnh (GDP) tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là
14%/năm, tăng cao hơn so với mức tăng bình quân của giai đoạn 1996 – 2000
(13,5%) và cao hơn so với mức tăng GDP bình quân của cả nước giai đoạn
2006 – 2010 (7%).
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm: giai đoạn 2001
– 2005 tăng 9,16%, giai đoạn 2006 – 2010 tăng 7%.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm: giai đoạn 2001
– 2005 tăng 17,85%, giai đoạn 2006 – 2010 tăng 16,8%.
+ Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm: giai đoạn
2001 – 2005 tăng 17,88%, giai đoạn 2006 – 2010 tăng 21,5%.
Cơ cấu kinh tế theo thành phần đang chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại
và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
2.2.1.1. Ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Sự tăng
trưởng và phát triển ổn định của ngành nông nghiệp là cơ sở cho sự ổn định
xã hội và đẩy nhanh tốc độ phát triển cũng như tăng trưởng nhanh của ngành
công nghiệp và dịch vụ.
Sản xuất nông nghiệp liên tục tăng trưởng ở mức cao, tốc độ phát triển
bình quân giai đoạn 2001-2010, giá trị sản xuất nông nghiệp (giá chuyển đổi
năm 1994) tăng bình quân hàng năm 7,71%. Trong đó, nông nghiệp tăng
7,71%, lâm nghiệp tăng 5,69%, thủy sản tăng 12,57%/năm. Năm 2010, giá trị
sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản đạt 5.806.012 triệu đồng, trong đó nông
nghiệp 5.541.102 triệu đồng chiếm 95,44%, lâm nghiệp 153.912 triệu đồng
chiếm 2,65%, thủy sản 110.998 triệu đồng chiếm 1,91%. (Phụ lục 2, 3)
Trong toàn bộ giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản thì ngành trồng
trọt chiếm tỷ trọng cao. Về thành phần kinh tế trong nông nghiệp thì kinh tế
ngoài quốc doanh đóng vai trò quan trọng và chiếm tới 91,1% trong tổng giá
trị sản xuất nông nghiệp. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn chưa đáng kể.
44
2.2.1.1.1. Ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính trong ngành nông nghiệp;
với hình thức đa canh, thâm canh, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm
6,08% chiếm tỷ trọng lớn 79,68% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Ngành chăn nuôi, dịch vụ trong nông nghiệp có xu hướng tăng dần nhưng còn
thấp.
Bảng 3: Cơ cấu GDP theo ngành nông nghiệp (tính theo tỷ lệ %)
Năm Nông
nghiệp 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Trồng
trọt
91.60 91.70 90.40 90.23 87.76 87.85 86.37 82.90 82.36 79.68
Chăn
nuôi
7.56 7.48 8.62 8.71 10.37 10.13 11.24 14.09 13.61 15.80
Dịch
vụ
0.85 0.82 0.98 1.06 1.87 2.02 2.40 3.00 4.03 4.52
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009, 2010 - Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh
+ Cây lúa là cây trồng chính, năm 2010 với diện tích 154.510 ha chiếm
44,44% tổng diện tích đất nông nghiệp, sản lượng đạt 739.000 tấn. Do ứng
dụng tiến bộ KH-KT, mặt dù diện tích đất giảm bình quân hàng năm
0,77%/năm , nhưng sản lượng lúa tăng bình quân hàng năm 3,51%. Sản lượng
lúa bình quân đầu người năm 2001 đạt 540,06 kg/người/năm, năm 2005 đạt
564 kg/người/năm, năm 2010 đạt 687,22 kg/người/năm. (Phụ lục 4, 5, 6).
Mô hình liên kết 4 nhà, thâm canh lúa hiệu quả, bền vững theo hướng
VietGAP trong vụ lúa đông xuân 2010-2011 trên địa bàn 11 xã, thuộc 6
huyện, với 920,75 ha và 653 hộ nông dân tham gia. Tổng lợi nhuận trên 01 ha
của nông dân trong mô hình là 17,9 triệu đồng, tăng hơn 3,4 triệu đồng so với
các hộ nông dân ngoài mô hình.
+ Cây mì (sắn) có tốc độ tăng nhanh về diện tích, năm 2005 diện tích
43.279 ha đạt sản lượng 1.071 nghìn tấn, năm 2010 diện tích trồng mì là
45.713 ha đạt sản lượng 1.150 nghìn tấn. Diện tích trồng mì năm 2010 tăng
45
1,8 lần so năm 2001, chiếm 18,26% diện tích cây hàng năm. Diện tích trồng
mì tăng là do giá cả, điều kiện thuận lợi và ít đầu tư về vốn. Điều này cũng
ảnh hưởng chung đến quy hoạch đất nông nghiệp.
+ Cây mía là cây có lợi thế so sánh của tỉnh đối với cả nước. Diện tích
trồng mía năm 2010 là 25.478 ha, sản lượng 1.828.441 tấn, năng suất bình
quân 71,77 tấn/ha. Do áp dụng giống mới, kỹ thuật thâm canh, áp dụng cơ
giới hóa… để tăng năng suất và chất lượng mía. Cây Mía trồng tập trung ở
các huyện: Tân Châu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Tân Biên.
Mô hình đưa mía xuống vùng đất thấp với giống K88-65, K88-92, K95-
156… năng suất đạt 80 - 100 tấn/ ha, trong khi sản xuất mía trên cao năng
suất bình quân chỉ đạt 45 – 55 tấn/ha; Đây là mô hình chuyển dịch cơ cấu cây
trồng đạt hiệu quả kinh tế cao.
+ Cây cao su, diện tích năm 2001 là 28.957 ha, năm 2010 là 76.213 ha,
năng suất 116.530 tấn. Diện tích tăng bình quân hàng năm 11,32%, chiếm
77,46% diện tích cây công nghiệp lâu năm. Cây cao su trồng với diện tích lớn
ở huyện Tân Biên, Tân Châu.
+ Cây ăn quả, diện tích năm 2001 là 15.185 ha, năm 2010 tăng lên
18.650 ha. Cây ăn quả chủ yếu là nhãn, xoài, mãng cầu và chuối…
+ Cây điều, đậu phộng diện tích đều giảm do biến động mạnh về thị
trường và giá cả làm ảnh hưởng đến lợi ích người sản xuất. Cây điều, đậu
phộng là những cây có thế mạnh của vùng đất Tây Ninh tuy nhiên sự đầu tư,
định hướng chưa phù hợp nên người nông dân phải chuyển đổi cây trồng.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực, các loại cây
như: lúa, mía, mì... phát huy lợi thế cạnh tranh. Góp phần đảm bảo an toàn
lương thực trên địa bàn, đang hình thành vùng nguyên liệu mía, mì, đậu
phộng và cao su tập trung lớn của tỉnh và cả nước. Việc ứng dụng tốt tiến bộ
khoa học trong chọn giống, gieo trồng thích hợp và trong canh tác đã làm tăng
năng suất, sản lượng. Tuy nhiên, việc phát triển một số cây trồng biến động
thất thường làm ảnh hưởng đến sản xuất chế biến và gây ảnh hưởng không
nhỏ đến thu nhập, đời sống người dân. Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp
46
có xu hướng giảm do quá trình đô thị hóa và xây dựng các khu, cụm công
nghiệp (Năm 2010 giảm so với năm 2001: 22.211 ha).
2.2.1.1.2. Ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi có bước phát triển, hình thành các mô hình chăn nuôi
trang trại. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2001 (giá so sánh 1994) đạt
205,2 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên đạt 418,2 tỷ đồng, năm 2010 đạt 894 tỷ
đồng chiếm 15,8% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp và đạt tốc độ tăng
bình quân hàng năm 16,3%. (Phụ lục 2, Phụ lục 7).
Tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng qua các năm, nhất là bò sind hướng
thịt, heo hướng nạc phát huy được lợi thế cạnh tranh. Các dự án thuộc
Chương trình giống của tỉnh: “Phát triển chăn nuôi bò sữa”, “Lai cải tạo đàn
bò hướng Zêbu và hướng thịt”, “Phát triển chăn nuôi heo hướng nạc”… nuôi
theo trang trại ghép (kết hợp nuôi heo, trồng trọt hoặc nuôi cá) được triển khai
đã góp phần nâng cao chất lương con giống, tăng sản lượng sữa, thịt, trứng
góp phần nâng cao chất lượng con giống và đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn
nuôi trong tỉnh. Giai đoạn 2001-2010: Đàn bò tăng bình quân 10,31%/năm;
Đàn trâu giảm 5,20%/năm; Đàn lợn tăng 7,04%/năm; Đàn gia cầm tăng
4,5%/năm.
Nhìn chung, dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao song tỷ trọng giá trị sản
xuất của lĩnh vực chăn nuôi trong ngành nông nghiệp chưa cao, sự phát triển
của ngành chưa bền vững do yếu tố dịch bệnh gia súc, gia cầm.
2.2.1.1.3. Ngành dịch vụ nông nghiệp
Trong những năm qua, cuộc sống người dân đã từng bước được cải
thiện, nhu cầu của nông dân ngày càng cao nên các loại hình dịch vụ nông
nghiệp từng bước phát triển. Các loại hình dịch vụ như: cung cấp giống mới,
phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y… góp phần thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp phát triển. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm 4,52%
trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển thị trường dịch
vụ nông nghiệp, nông thôn còn chậm, những hình thức kinh doanh thương
mại hiện đại, văn minh vẫn còn phát triển chậm.
47
2.2.1.2. Ngành thủy sản
Nuôi trồng thủy sản đang có chiều hướng phát triển tập trung chủ yếu ở
các huyện Trảng Bàng, Dương Minh Châu, Châu Thành; diện tích mặt nước
nuôi trồng thủy sản tăng bình quân hàng năm 5,29%. Năm 2010 diện tích mặt
nước nuôi trồng thủy sản đạt 1.620,69 ha, gấp 2 lần so với năm 2005. Bên
cạnh các mô hình thủy sản truyền thống (cá mè, cá chép, cá rô phi), các mô
hình thủy sản có giá trị cao như: cá rô đồng, cá bống tượng, cá điêu hồng…có
chiều hướng phát triển; hiện nay, đang có một số doanh nghiệp đầu tư nuôi cá
tra thâm canh qui mô lớn phục vụ công nghiệp chế biến cá. Nhà máy chế biến
cá tra xuất khẩu tại huyện Trảng Bàng được xây dựng hoàn thành và đưa vào
hoạt động từ tháng 8/2010.
Giá trị sản xuất ngành thủy sản: năm 2001 đạt 37 tỷ đồng, năm 2005 đạt
67 tỷ đồng và năm 2010 đạt 110 tỷ đồng, tăng bình quân 8,45%/năm. Sản
lượng thủy sản nuôi trồng tăng bình quân 10,6%/năm. Mặt dù vậy, ngành
thủy sản vẫn đóng góp rất thấp trong tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm
nghiệp và thủy sản, đạt khoảng 1,9%.
Mô hình nuôi cá Sặc rằn và cá Rô đồng đã được phát triển mạnh trong
tỉnh. Nông dân được tập huấn kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống cá Sặc rằn và
cá Rô đồng do Trung Tâm Khuyến ngư Quốc gia chuyển giao; hiện nay nông
dân đã tự sản xuất giống đáp ứng nhu cầu giống tại địa phương.
Ngành thủy sản bước đầu đã hình thành các mô hình trang trại nuôi thủy
sản quy mô vừa và nhỏ có giá trị cao như cá rô đồng, cá bống tượng, cá điêu
hồng, cá sấu,… và có xu hướng phát triển mạnh. Các cơ sở sản xuất và cung
ứng giống cũng tăng nhanh về số lượng con giống, chất lượng con giống cũng
bảo đảm. Bên cạnh đó vẫn còn bọc lộ hạn chế như nuôi nhỏ lẻ, sản phẩm giá
trị thấp như cá mè, cá chép, cá rô phi… vì đầu tư nuôi các loại thủy sản có giá
trị kinh tế cao đòi hỏi nhu cầu vốn lớn.
2.2.1.3. Ngành lâm nghiệp
Ngành lâm nghiệp đã có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào
bảo vệ và phát triển rừng như trồng và nuôi rừng, khai thác gỗ, dịch vụ lâm
48
sản. Giá trị sản xuất lâm nghiệp (theo giá so sánh 1994) tăng đều qua các năm
(phụ lục 2), năm 2001 là 95.091 triệu đồng, năm 2010 là 153.912 triệu đồng
(Năm 2010 so với năm 2001 tăng 61,86%).
Diện tích rừng trồng mới giai đoạn 2006 - 2010 bình quân 560 ha/năm.
Đến năm 2010 diện tích đất có rừng 45.282 ha (chưa kể diện tích khoanh nuôi
rừng tái sinh 10.354 ha), nâng tỷ lệ độ che phủ tự nhiên đạt 40,5%, trong đó
độ che phủ rừng (không tính cây cao su) là 11%.
Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu là: trồng rừng tập trung, phân tán, chăm
sóc rừng, khai thác gỗ tròn, củi, tre nứa… Mức độ tăng bình quân của ngành
là 5,7% năm cao hơn so với tăng bình quân của cả nước (1,3%) là thành quả
đáng khích lệ của ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, do hầu hết rừng ở Tây Ninh
là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng còn rừng kinh tế (rừng sản xuất) chiếm tỷ
lệ nhỏ nên mức độ đóng góp của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế rất thấp
chỉ đạt 2,65% tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trên
địa bàn tỉnh.
2.2.1.4. Ngành công nghiệp chế biến trong nông nghiệp, nông thôn:
Đây là ngành sản xuất có thế mạnh hàng đầu của tỉnh Tây Ninh với
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, thông qua việc sử dụng nguồn nguyên
liệu tại chỗ và có tác động thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển; giá trị
sản xuất công nghiệp chế biến nông – lâm – sản luôn chiếm tỷ trọng cao (trên
50% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp). Những ngành có công suất chế
biến lớn như: Công nghiệp chế mía đường, hiện có 3 nhà máy chế biến, tổng
công suất là 12.500 tấn/ngày; công nghiệp chế biến mì, hiện có 8 nhà máy chế
biến, công suất chế biến từ 100 – 200 tấn tinh bột/ngày, tuy nhiên vấn đề xử
lý môi trường chưa tốt; công nghiệp chế biến cao su, hiện có 4 đơn vị quốc
doanh và 22 cơ sở tư nhân đang hoạt động chế biến, tổng công suất chế biến
cao su trên địa bàn tỉnh gần 150.000 tấn/năm…
Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp là kết
quả thực hiện chủ trương đầu tư kết cấu hạ tầng; thực hiện các chương trình,
chính sách đổi mới phát triển nông nghiệp, nông thôn; ứng dụng những tiến
49
bộ về khoa học công nghệ vào sản xuất; gắn sản xuất với chế biến và thị
trường, giải quyết tốt đầu ra nông sản.
2.2.1.5. Ngành nghề tiểu - thủ công nghiệp truyền thống ở nông
thôn:
Hiện có khoản 30 ngành nghề nông thôn, tạo việc làm cho 3% lao động
trong tỉnh. Các ngành nghề truyền thống như: bánh tráng, sản phẩm từ mây
tre, đồ mộc gia dụng, se nhang… có tốc độ tăng trưởng khá cao, đóng góp
vào tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh gần 2%.
Từ năm 2005 – 2010, đầu tư trên 12,67 tỷ đồng từ quỹ đầu tư phát triển
cho 7 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn như: dự án sản
xuất Mây tre xuất khẩu, chế biến gỗ, chế biến nhựa tái sinh…
Bằng nhiều dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh đã hỗ trợ
sản xuất và phát triển ngành nghề nông thôn đạt nhiều kết quả. Hỗ trợ 61 hộ
phát triển ngành nghề làm bánh tráng xuất khẩu ở ấp Láng, xã Chà Là, huyện
Dương Minh Châu. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm và phát triển sản xuất
ngành nghề mây tre xuất khẩu huyện Hoà Thành và Bến Cầu. Ổn định, phát
triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm thuộc
chương trình 135, dự án hướng dẫn người nghèo làm khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư…
Ngành nghề tiểu – thủ công nghiệp truyền thống ở nông thôn Tây Ninh
đã có từ lâu đời đây là thế mạnh của tỉnh cần được khai thác, kết hợp đẩy
nhanh phát triển ngành công nghiệp du lịch tổng hợp. Tuy nhiên, ngành nghề
tiểu – thủ công nghiệp truyền thống đang bị mai một do thiếu quy hoạch vùng
nguyên liệu, thiếu công nghệ tiên tiến chủ yếu làm thủ công, nhất là sự hỗ trợ
của nhà nước về vốn, về tìm kiếm thị trường xuất khẩu…
2.2.2. Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn
Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật được
đầu tư vào phát triển sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân, bảo vệ môi
trường… với hơn 117 đề tài, dự án được triển khai thực hiện.
50
Trong lĩnh vực nông nghiệp đã triển khai 10 đề tài, dự án có liên quan
đến nông nghiệp, nông thôn như thiết kế chế tạo cày bừa sâu được Công ty
mía đường Tây Ninh và các hộ nông dân trồng mía ứng dụng. Quy hoạch
nghiên cứu phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và ngành nghề nông thôn đến
năm 2010 là cơ sở để UBND tỉnh ban hành “Chương trình phát triển cơ giới
hóa nông nghiệp và nông thôn tỉnh Tây Ninh đến năm 2010”. Các đề tài
nghiên cứu ứng dụng giống lúa, giống khoai mì, giống mía thực hiện có hiệu
quả cao, được bổ sung vào cơ cấu bộ giống của tỉnh và được nông dân sử
dụng rộng rãi. Ngoài ra còn có dự án áp dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp
nhằm góp phần ổn định nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc như dự án
xây dựng mô hình sơ chế bảo quản nông sản, xây dựng mô hình sản xuất
nấm. Đề án tin học hóa quản lý nhà nước được triển khai, website thông tin
của tỉnh được đưa lên mạng Internet bước đầu góp phần quảng bá nông
nghiệp, ngành nghề nông thôn Tây Ninh.
Việc áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp: hiện nay đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về cơ giới hóa, trên Đậu phộng, trên mía… và một số loại
cây trồng khác, tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp đạt 50%. Cơ bản đã giải
quyết được phần nào nhân công lao động đang khan hiếm và tranh thủ kịp
thời vụ. Cụ thể trên Đậu phộng, mía, các khâu từ khi làm đất đến gieo trồng,
bón phân gần như đã áp dụng cơ giới hóa toàn bộ (Cày, xới, cày âm không
lật, rạch hàng, bón phân, gieo trồng…), tuy nhiên ở khâu thu hoạch còn nhiều
khó khăn, chưa giải quyết được, mặc dù các nhà khoa học đã có nhiều công
trình nghiên cứu, nhưng chưa thành công và đạt hiệu quả như mong muốn do
đó chưa khuyến cáo.
Riêng đối với cây lúa hiện đã áp dụng cơ giới hóa rất thành công từ khâu
làm đất đến thu hoạch, giảm tối thiểu thất thoát nông sản khi thu hoạch. Trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh, từ khi thực hiện chương trình Khuyến công, nguồn
vốn do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đầu tư từ năm 2007 đến nay, tổng
số máy đã đầu tư là 19 máy (Máy có nguồn gốc sản xuất trong nước, máy
Trung Quốc và máy Nhật). Hiệu quả mang lại rất thiết thực, bình quân mỗi
51
ngày 1 máy thu hoạch từ 3 - 4 ha, khả năng nhân rộng mô hình rất cao. Toàn
Tỉnh hiện nay có trên 100 máy, chưa kể máy phóng thường và máy cắt xếp
dãy).
Với mục tiêu là đẩy nhanh phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông
nghiệp, nâng cao hiệu quả trong sản xuất và hàng hóa đủ sức cạnh tranh trên
thị trường thì việc áp dụng cơ giới hóa là một hướng đi đúng và kịp thời.
2.2.3. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn
- Hệ thống giao thông nông thôn: Với phương châm Nhà nước và nhân
dân cùng tham gia khôi phục phát triển giao thông nông thôn, giao thông
phường khu phố đã được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tỉnh Tây Ninh đã tập
trung đầu tư nâng cấp và làm mới được hơn 3.500 km đường giao thông các
loại. Những tuyết đường huyết mạch của tỉnh Tây Ninh phải kể đến như:
Quốc lộ 22B, các tuyến nối thị xã với các huyện Châu Thành, Dương Minh
Châu. Ngoài ra tỉnh cũng đã tham gia phối hợp triển khai xây dựng đường Hồ
Chí Minh, một tuyến đường đi qua các vùng sâu, vùng xa, góp phần nối liền
các địa phương còn cách trở về địa lý với các trung tâm kinh tế, văn hóa,
thương mại lại gần nhau hơn. Đường giao thông nông thôn từng bước được
nâng cấp và làm mới, đến nay 95/95 xã có đường ôtô được nhựa hóa đến
trung tâm xã, đường giao thông liên ấp đã được nhân dân tích cực tham gia
cùng Nhà nước nâng cấp mở rộng.
Nhìn chung, hệ thống giao thông hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu phát triển kinh tế, quốc phòng của tỉnh, các tuyến đường chỉ có một số ít
là đường cấp phối hay trải nhựa, còn lại chủ yếu là đường đất chưa đạt tiêu
chuẩn đường giao thông nông thôn theo quy định.
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt, môi trường: Chương trình nước sạch vệ
sinh môi trường nông thôn, xử lý chất thải, phát triển cây xanh được quan tâm
đầu tư. Hoàn thành xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ở khu công
nghiệp, khu chế xuất Linh Trung 3, giai đoạn 1 dự án chôn lấp rác Tân Hưng.
Triển khai xây dựng Đài hỏa táng, nghĩa địa xanh. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ
hộ dân nông thôn dùng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 85%, 100% khu công
52
nghiệp, khu chế xuất đi vào hoạt động đều có hệ thống xử lý nước thải tập
trung theo đúng quy định; 50% chất thải rắn, 50% chất thải y tế được thu gom
xử lý.
- Hệ thống điện: được quan tâm đầu tư và phát triển nhanh chóng. Xây
dựng trên 2.254 km đường dây điện trung thế và 3.922 km dây hạ thế, tính
đến nay có 100% số xã, ấp có điện lưới quốc gia hơn 99% hộ dân sử dụng
điện. Ngoài ra, Tây Ninh cũng có nhà máy thủy điện nhỏ công suất 1,5MW,
vận hành từ năm 2007, điện năng huy động trung bình là 2.794 MWh/năm.
- Việc hiện đại hóa hệ thống thủy lợi được đẩy mạnh góp phần cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Công tác duy
tu bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thủy lợi và quản lý điều tiết nước tưới từng
bước được cải tiến, nên mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn kéo dài
nhưng đã phục vụ tưới an toàn cho sản xuất nông nghiệp. Hàng năm tỉnh đều
cấp kinh phí cải tạo, nạo vét và xây mới hệ thống kênh tưới tiêu trên địa bàn
một cách đồng bộ. Tỉnh đã đầu tư hơn 357 tỷ đồng để xây dựng hoàn chỉnh hệ
thống kênh tưới Tân Hưng và hệ thống tưới tự chảy vùng nguyên liệu mía
Tân Châu và bê tông hoá hơn 421,3 km kênh mương trọng yếu, đã xây dựng
thêm được 3 trạm bơm là Hoà Thạnh, Bến Đình và Long Hưng. Năm 2010,
cơ bản hoàn thành dự án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi hồ Dầu Tiếng, tưới
tiêu 97.450 ha và cung cấp nước phục vụ chế biến cho các nhà máy công
nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi mới tập trung chủ yếu ở hạ lưu hồ Dầu
Tiếng, nhiều khu vực còn chưa phát triển, số lượng kênh cấp 3, 4 chỉ đáp ứng
khoảng 20% so với yêu cầu; tiến độ kiên cố hóa kênh mương còn chậm, gây
tổn thất và rất lãng phí nguồn nước.
- Bưu chính viễn thông: Bưu chính viễn thông ở nông thôn cũng phát
triển mạnh. Mạng lưới bưu chính viễn thông hiện nay đã phủ khắp các địa
phương trong tỉnh. Dịch vụ bưu chính, viễn thông có tốc độ tăng trưởng
nhanh, mật độ điện thoại 132 máy/ 100 dân (năm 2006: 20,1 máy/ 100 dân),
mật độ thuê bao internet đạt 3,3 thuê bao/ 100 dân, tỷ lệ người sử dụng
internet 21% (năm 2006: 4,7%), số thuê bao điện thoại di động năm 2010 là
53
1.095.097. Các nhà cung cấp mạng viễn thông và bưu chính lớn trong nước
đều có mặt ở Tây Ninh. Chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn đã phủ khấp
đến các xã trong tỉnh.
- Thương mại dịch vụ: Các ngành dịch vụ có bước phát triển khá, tăng
bình quân hàng năm 17,3%, ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản
xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống dân cư và góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Hoạt động tài chính, tín dụng có bước phát triển quan trọng.
Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân hàng năm 14,9%.
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu chuyển biến tích cực. Tổng kim ngạch
xuất khẩu từ 2006 đến 2010 đạt 2.939 triệu USD (năm 2010: 897 triệu USD,
năm 2005: 261 triệu USD), tăng bình quân hàng năm 21,8%. Mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu là cao su, tinh bột mì, hạt điều nhân… Tổng kim ngạch nhập
khẩu từ 2006 đến 2010 đạt 1.758 triệu USD (năm 2010: 535 triệu USD, năm
2005: 182 triệu USD), trong đó, năm 2010 nhập khẩu máy móc thiết bị rất
thấp 3,4%. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU,
Campuchia và các nước khác. Song, lĩnh vực nông nghiệp lại chưa thu hút
được dòng vốn đầu tư do các chính sách ưu đãi chưa đủ sức hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư. Hệ quả là ngành nông nghiệp không có đủ vốn để đầu tư phát
triển theo chiều sâu nên nông sản nước ta vẫn chủ yếu xuất khẩu dưới dạng
thô, sức cạnh tranh thấp.
Toàn tỉnh có 108 chợ/95 xã, phường, thị trấn (trong đó có 83 chợ nội
địa, 16 chợ biên giới, 03 chợ liên xã, 05 cửa khẩu và 01 chợ trong khu kinh tế
cửa khẩu), 9 siêu thị và 3 trung tâm thương mại đã đáp ứng nhu cầu giao lưu
hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã
hội đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về địa điểm kinh doanh của các thành
phần kinh tế và góp phần mở rộng thị trường nông thôn.
2.2.4. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp
Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn kinh tế hộ nông
dân sản xuất với quy mô ngày càng lớn, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh
vực.
54
Những năm gần đây cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có
sự dịch chuyển ngày càng hợp lý.
Bảng 4: Cơ cấu GTSX công nghiệp
TT Thành phần kinh tế Tỷ trọng năm
2001 (%)
Tỷ trọng năm
2005 (%)
Tỷ trọng năm
2010 (%)
1 Nhà nước 27,5 24,3 19,8
2 Ngoài quốc doanh 24,5 31,9 37,4
3 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 48,0 43,8 42,8
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh 2010, Văn kiện Đại hội Đảng
bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 – 2015)
- Khu vực kinh tế Nhà nước được sắp xếp tổ chức lại, đổi mới cơ chế
quản lý, thực hiện nguyên tắc tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh. Cơ bản đã hoàn thành công tác đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp:
trong đó cổ phần hóa 42 doanh nghiệp (DN) và bộ phận doanh nghiệp,
chuyển 05 DN Nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
giải thể 02 DN. Với vốn đa sở hữu, các công ty cổ phần thay đổi phương thức
quản lý, khai thác tốt hơn nguồn lực tại doanh nghiệp; một số doanh nghiệp
đã đầu tư thêm máy móc, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh đa
ngành nghề; sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, nâng cao được sức cạnh
tranh của doanh nghiệp. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển khu vực nhà nước
chiếm 31%.
- Hợp tác phát triển được mở rộng, môi trường đầu tư được cải thiện
ngày càng thông thoáng hơn. Huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư
phát triển, nhất là nguồn vốn đầu tư từ khu vực dân doanh chiếm 37,4% và
khu vực đầu tư nước ngoài 42,8%. Cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 222
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- day_nhanh_cong_nghiep_hoa_hien_dai_hoa_nong_nghiep_nong_thon_tinh_tay_ninh.pdf