MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử vấn đề . 3
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu. 5
4. Phương pháp nghiên cứu. 6
5. Cấu trúc luận văn . 7
CHƢƠNG 1. VĂN CHƢƠNG VIẾT VỀ HÀ NỘI VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA ĐỖ PHẤN, NGUYỄN VIỆT HÀ, NGUYỄN NGỌC
TIẾN, NGUYỄN TRƢƠNG QUÝ. 8
1.1. Truyền thống văn chương viết về Hà Nội. 8
1.1.1. Từ trong truyền thống . 8
1.1.2. Trong văn học trước 1945. 17
1.1.3. Trong văn học kháng chiến. 23
1.2. Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tiến và Nguyễn Trương Quý
trong góc nhìn văn chương viết về Hà Nội thời kỳ đổi mới . 26
CHƢƠNG 2. BỨC TRANH ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ TRONG TẢN VĂN
VIẾT VỀ HÀ NỘI. 31
2.1. Ký ức về vẻ đẹp ngàn năm của Hà Nội xưa. 31
2.2. Vẻ đẹp của đời sống đô thị thời kỳ đổi mới. 37
2.3. Nguy cơ đánh mất bản sắc . 46
2.4. Sự xuống cấp về văn hóa và lối sống. 49
2.5. Đô thị hiện đại và sự cô đơn của con người. 52
CHƢƠNG 3. ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN . 56
3.1. Ngôi kể và điểm nhìn . 56
3.1.1. Ngôi kể. 56
3.1.2. Điểm nhìn. 60
3.2. Ngôn ngữ giọng điệu. 64
3.2.1. Giọng hoài niệm trữ tình. 653.2.2. Giọng suy tư, triết lý. 69
3.2.3. Giọng trào lộng. 73
3.2.4. Giọng tự nhiên, dí dỏm. 76
3.3. Không gian, thời gian nghệ thuật. 79
3.3.1. Không gian nghệ thuật. 79
3.3.2. Thời gian nghệ thuật . 85
KẾT LUẬN . 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 93
99 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội (Qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đõ Phấn, Nguyễn Trương Quý..), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp), để rồi những tính cách bất thường này tiếp tục tồn tại
trong thời kinh tế thị trường với sự phát triển vượt bậc về qui mô dẫn đến
tình trạng gần như vượt ra khỏi tầm kiểm soát về mặt văn hóa - xã hội” [50;
109]. Những tính cách bất thường này nảy sinh cùng hoàn cảnh mà đôi khi
con người ngộ nhận là nét văn hóa mới. Những tính cách “bất thường” nếu
có thời gian và môi trường có nguy cơ trở thành tính cách “bình thường”. Nó
chính là nguyên nhân gây ra ảnh hưởng, gia tăng nguy cơ đánh mất bản sắc
của bộ mặt Hà Nội.
Các tác giả viết về Hà Nội tiếp xúc với sự biến đổi không ngừng nghỉ
của Thủ đô. Nó diễn ra ở cả không gian đô thị và hệ tính cách của con người
sống trong môi trường ấy.
Trước hết, không gian đô thị có sự biến đổi mạnh mẽ. Sự biến đổi có
một phần nhỏ thiếu tính quy hoạch, không thống nhất mà có sự pha trộn, lai
căng gây ra những sắc màu không đồng đều của bộ mặt đô thị: “Không chỉ di
tích lịch sử - văn hóa mà không gian phố cổ dường như bị xóa sổ bởi các tòa
nhà cao tầng xây dựng không giấy phép, quá phép. Năm 1997, khi dự án liên
doanh với một công ty của Hồng Kông xây Khách sạn Vàng (nay là tòa nhà
Bảo Việt) ở phố Lê Thái Tổ cao tới 23 mét có thể biến hồ Gươm thành cái ao
nên giới kiến trúc, sử học cùng các nhà báo đồng loạt lên tiếng nên dự án bị
đình lại. Nhưng nay thì nó vẫn ngất ngưởng bên công trình kiến trúc Thủy Tạ
xinh xắn. Rồi tòa nhà „hàm cá mập‟ (nay là trung tâm thương mại đầu phố
Lê Ngọc Hà Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 47
Đinh Tiên Hoàng) không chỉ xấu về kiến trúc mà còn trở thành bức tường
ngăn không gian phố cổ với hồ Gươm. Không chỉ có vậy, trong 76 tuyến phố,
các hộ dân cải tạo, cơi nới với đủ loại vật liệu từ khung nhôm kính, nhựa đến
các vật liệu truyền thống như cót ép, mành... lẫn với mớ dây điện, viễn thông,
cáp truyền hình làm cho không gian phố chắp vá và nhem nhuốc” [44].
Hà Nội ngổn ngang những màu sắc, luộm thuộm và trở nên lộn xộn
trong không gian đô thị mới. Trong mắt các nhà văn, những người đã sống
chết với Hà Nội thanh lịch và gọn gàng, những biến đổi ấy trở nên ngớ ngẩn
và lộn xộn. Không gian đô thị có sự chồng lấn giữa văn hóa truyền thống và
sự pha tạp của văn hóa ngoại lai, việc xây dựng lấn chiếm không gian cộng
đồng ngày càng phổ biến, và việc các di tích lịch sử của Hà Nội bị biến dạng
cũng là lẽ đương nhiên: “Không quá khó để thấy những cảnh tượng đáng
buồn về một Hà Nội hiện đại nhưng xuống cấp, do quá đông dân và chật trội
nên vẫn có nhiều công trình văn hóa vẫn bị chiếm dụng không gian, gây mất
mỹ quan. Chùa Vĩnh Trù ở số 59 Hàng Lược được Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch xếp hạng di tích, cổng chùa có tấm biển “Di tích đã được xếp hạng,
cấm được xâm hại”, nhưng không gian chùa đã bị biến thành quán cơm, quán
nước. Chùa Huyền Thiên (54 phố Hàng Khoai) được cho là xây dựng vào thế
kỷ XIV, xưa là một trong tứ quán của Kinh thành Thăng Long, gồm có: Trấn
Vũ (Quán Thánh), Huyền Thiên, Đồng Thiên (đền Kim Cổ) và Đế Thích
(chùa Vua) có kiến trúc đẹp và vừa thờ Phật vừa thờ Mẫu nên Huyền Thiên là
di tích độc đáo của Hà Nội, nhưng nay cổng tam quan bị người dân biến thành
nơi kinh doanh đồ sứ, nên khó mà nhận ra từ xa” [44].
Nguyên nhân đánh mất bản sắc trong quá trình đô thị hóa của Hà Nội
được Đỗ Hương Thảo nhận diện từ các nguyên nhân: “Thứ nhất là lối tư duy
manh mún. Lối tư duy manh mún đang thấy rõ trong cách quản lý đô thị, xây
dựng cơ sở vật chất mang tính chắp vá, lẻ tẻ, hiệu quả thấp, quản lý hành
chính không chuyên nghiệp; thứ hai là tác phong tùy tiện, tính kỉ luật kém.
Đối với cư dân làm nông nghiệp, chỉ cày cấy trên những mảnh ruộng của
Lê Ngọc Hà Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 48
mình, ít bị ràng buộc bởi những yếu tố yêu cầu đòi hỏi sự chính xác cao như
trong công nghiệp đã tạo nên thói quen tùy tiện, thiếu tính kỉ luật cao; thứ ba
là tư tưởng bình quân chủ nghĩa; thứ tư là tính thụ động, cầu may” [8; 331].
Như vậy, quá trình đánh mất bản sắc trong không gian đô thị có nguyên
nhân trực tiếp sâu xa từ ý thức của con người. Hệ tính cách của con người gây
ra những biến đổi khi có xung đột trong tiếp nhận văn hóa mới.
Nguyễn Trương Quý đã vạch ra tính cách không phù hợp với con người
Hà Nội: “Phở không ngon vì 100 lý do: cuộc sống phong trần hơn, ăn sướng
mồm hơn, Hà Nội đã bớt hữu tình hơn nhưng có ai nghĩ là chúng ta đã để
phở xuống giá thê thảm, để chất lượng bát phở đuểnh đoảng đến phát ngán và
món phở, đã không còn là thức trân như thời của những “thương nhớ mười
hai”. Hình như từ món phở này, cách sống với những giá trị của chúng ta soi
từ đấy thấy cũng nông nông, tùy tiện” [39; 153].
Ở góc độ khác, con người đô thị mới có sự cạnh tranh, đố kị đi ngược
với truyền thống đoàn kết của dân tộc. Nó là dấu hiệu của việc đánh mất bản
sắc vốn có của dân tộc, phát sinh từ những mưu toan, cạnh tranh không lành
mạnh của kinh tế thị trường. Nguyễn Trương Quý đã chỉ rõ rằng: “Trong cuộc
sống đầy tính cạnh tranh, ngay chốn văn phòng bề ngoài lờ đờ vô hại nhưng
cũng dễ là nơi có mầm độc của thói ganh ghét và đố kỵ. Chúng ta chỉ muốn
dứt điểm công việc nhưng lại gặp những ách tắc từ vị kế toán không chịu giải
ngân, hay một anh giám sát kĩ thuật nhận định chưa đạt khiến sếp bắt cả đám
làm lại” [39; 122].
Trong con mắt của người Hà Nội, thức quà hàng rong xưa là nét đẹp
của tuổi thơ được gói nhẹ nhàng trong ký ức. Người bán hàng rong là những
người hiền lành, chịu khó và chăm chỉ lao động. Nhưng người bán hàng rong
thời kỳ hội nhập thì đủ loại, tốt có, xấu cũng không ít. Đỗ Phấn đã đau khổ
chỉ ra rằng: “Ở khu phố cổ có đến chín phần là hàng rong giả mạo. Khách của
họ là những ông tây bà đầm trong trắng yêu thiên nhiên con người đường phố.
Lê Ngọc Hà Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 49
Yêu nhầm cả cái sự nồng nhiệt hiếu khách của đám hàng rong gian manh
ngoại tỉnh kéo về. Có khi phải trả mấy trăm nghìn cho một miếng dứa chấm
muối ớt. Và cũng ngần ấy khi người bán hàng nhiệt tình đặt lên vai khách đôi
quang gánh cho bạn bè chụp ảnh” [33; 193].
Không nằm ngoài những thay đổi, Tết Hà Nội cũng đang mất dần nét
đặc trưng riêng: “Khoảng hơn chục năm lại đây, Tết Nguyên Đán ở Hà Nội đã
nuối tiếc bớt đi quá nhiều những màu đáng kể nhất là hoa đào. Không những
cánh của nó bị mỏng lớp mà sắc thắm cũng bị kém hơn nhiều nếu phải so với
đào cũ Nhật Tân, hồi vườn ở đây còn mênh mông trùng điệp gốc đào chưa bị
đám bê tông cốt thép của khu biệt thự liền kề hay chung cư cao cấp hung bạo
lấn. Màu đào không còn nồng nàn thắm thì đương nhiên má của mấy thiếu nữ
đứng bán hoa đào dọc hai bên đường đê Yên Phụ cũng tai tái vắng sắc hồng”
[12]. Quà Tết là thứ con người tri ân đến nhau, không nặng nhẹ giá trị vật
chất. Nhưng trong sự biến đổi mạnh mẽ của kinh tế thị trường, người Hà Nội
nói riêng, người Việt Nam nói chung tự chạy theo những giá trị không có thật,
đánh mất bản sắc của mình. Tất cả đuổi theo những khúc quanh mà Nguyễn
Trương Quý chỉ rõ: “Có khi nhìn món quà đắt giá, người nhận đã nghĩ ngay
đến việc dùng nó dành cho đối tượng xứng đáng hơn chứ chưa chắc đã dám
khui chai rượu bạc triệu ra uống. Quà biếu cuối cùng chỉ còn là một loại gậy
tiếp sức điền kinh, nó chỉ dừng lại khi giao thừa đã điểm” [39; 70].
Nguy cơ đánh mất bản sắc là sự thật đang tồn tại trong từng góc phố Hà
Nội. Hà Nội đang tịnh tiến nhưng cũng có thể đánh mất những giá trị từng là
hồn cốt của Kinh kỳ. Chính nguy cơ đánh mất bản sắc kéo theo vết trượt dài
của văn hóa, lối sống.
2.4. Sự xuống cấp về văn hóa và lối sống
Nhắc đến bản sắc tính cách của người Hà Nội, không thể không trích
dẫn câu thơ của Nguyễn Công Trứ: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu
không thanh lịch cũng người Tràng An”. Bản sắc tính cách thanh lịch của
người Tràng An - Hà Nội là mẫu tính cách chung được khẳng định. Đó là một
Lê Ngọc Hà Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 50
phần của văn hóa và lối sống quy chuẩn được tồn tại lâu dài trong tiến trình
lịch sử. Nhưng nguy cơ bản sắc bị đánh mất đã kéo theo sự xuống cấp về văn
hóa và lối sống. Trần Chiến từng khẳng định: “Người Hà Nội hằng tự hào về
truyền thống thanh lịch, hội tụ, kết tinh, lan tỏa của mình. Điều đó là có thật.
Nhưng còn một sự thật khác, là tứ xứ đổ về đây khai thác, tận dụng, bòn rút
thành phố. Xin không cắt nghĩa nguyên nhân (nông thôn đang trống toang), chỉ
nói rằng nó làm thành phố luộm thuộm, tự phát, nhem nhếch hơn” [7; 277].
Các nhà văn viết về Hà Nội đã thẳng thắn nhìn nhận một thực trạng
không nhỏ đang diễn ra trên đô thị đang phát triển nhưng văn hóa và lối sống
thì ngập ngừng tịnh tiến: “Thôi thì chửi bới, văng tục, đấm đạp để rồi qua
được là xông vào bốc cái này, xem cái kia, cố mà mua cho bằng hết các thứ
để mang về bán lại giá cao. Chỉ có nhà đầu tư là cười sung sướng vì đã bõ
công quảng cáo tuyên truyền rầm rĩ cả hai tháng trời khắp hang cùng ngõ
hẻm, không chỉ Hà Nội mà các vùng lân cận” [39; 107]. Hà Nội xô bồ và ồn
ào. Một Hà Nội thật khác trong những trang văn của Nguyễn Trương Quý. Có
một sự thật là người Hà Nội đang có sự bão hòa về văn hóa và lối sống.
Những hành động chửi bới, văng tục diễn ra ngay giữa trung tâm lớn của một
đô thị hiện đại trong thời kỳ đổi mới.
Con người có thể thay đổi cách nhìn về những giá trị đạo đức.
Nguyễn Việt Hà hoảng hốt khi con người phản bội nhau mà không cần suy
nghĩ đến việc dằn vặt lương tâm: “Ở cuộc sống nhàn nhạt bình thường hôm
nay, những đồng tiền bán bạn không còn tanh mùi máu như thời của thằng
Giu - đa khốn nạn, nên đám đàn ông phản bội thường thanh thản yên tâm
không cần tự thấy là phải đi treo cổ. Khi chân thành sám hối, bọn họ thường
tặc lưỡi, “người chết đã chết rồi nhắc làm gì chuyện cũ. Mắt lim dim đao phủ
ngồi Thiền”, rồi nghẹn ngào mở ví, rút một nắm bạc dày ra sức đút vào những
hòm công đức” [12; 66].
Lê Ngọc Hà Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 51
Văn hóa, lối sống xưa của người Hà Nội là nét cá tính riêng biệt của
mảnh đất Kinh kỳ. Nó là tiêu chuẩn, mẫu số chung khi nhắc đến giá trị, “lực
hút tâm” của mảnh đất ngàn năm văn vật. Nhưng trong thời kỳ mở cửa những
giá trị đang có nguy cơ mai một, xuống cấp trong từng hành động, cách ứng
xử của con người: “Xã hội văn minh tươi đẹp hôm nay, kinh tế thị trường vũ
bão phát triển. Để y phục xứng kỳ đức, nó không thích những đàn ông biết
quỳ mà chỉ thích những chủ nhân ông tự tin biết bay biết nhảy, biết đoán
trước giá vàng, biết chạy thành quan chức” [12; 70].
Quan niệm về văn hóa, nghệ thuật cũng bị đem ra làm trò đùa trước
những cám dỗ, ma lực của kinh tế thị trường. Thị hiếu của người thưởng thức
bị đem ra thử nghiệm cho những nghệ sĩ tài năng chưa thấy nhưng tâm và đức
đã xuống cấp trầm trọng: “Thậm chí với điện ảnh, vô số đạo diễn tài năng ở ta
luôn coi việc các nữ diễn viên thể hiện cảnh bị nhìn trộm những lúc “hơn cả
tắm” chính là một chi tiết nghệ thuật không thể chối bỏ. Nó hồi hộp quyến rũ
y hệt như việc ghi được bàn thắng ở những trận chung kết bóng đá đỉnh cao.
Tuy nhiên tất cả chẳng là cái đinh gì nếu phải so với truyền thông báo chí. Sự
“hớ hênh hóa” được quảng bá một cách đậm đà vĩ mô trên nhan nhản các
trang báo mạng lẫn báo viết” [12; 143].
Như khẳng định của Phạm Thị Trâm trong Nhận thức và thực tiễn văn
hóa Hà Nội: “Quả thực, văn hóa hiện nay là vấn đề của chung cả nước, nhưng
Hà Nội, với đặc thù của mình là nơi mà sự suy thoái đang diễn ra báo động
nhất. Với sự gia tăng dân số quá nhanh (theo dự báo với tốc độ như hiện nay
đến năm 2020 Thủ đô sẽ có khoảng 13,14 triệu dân trong khi đó theo chiến
lược được Chính phủ phê duyệt đến năm 2020 dự kiến Thủ đô có 9 triệu dân),
đất chật, người đông, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ khác đều không đáp ứng
kịp đã làm con người Thủ đô xấu đi thấy rõ, chưa xứng đáng với vị thế là
nơi tập trung tinh hoa, là bộ mặt văn hóa của cả một đất nước” [50; 113].
Hà Nội cần giữ cho mình hướng đi đúng, là bộ mặt văn hóa của cả một
đất nước. Sự xuống cấp về văn hóa và lối sống tồn tại ngay trong đời sống đô
Lê Ngọc Hà Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 52
thị được các nhà văn phản ánh rõ nét trong những tác phẩm của mình. Đó là
cái nhìn thẳng vào sự thật đang tồn tại và không ai khác, chính những người
đang sống tại Thủ đô cần ý thức được hành động của bản thân để xây dựng
Hà Nội là bộ mặt văn hóa của cả nước.
2.5. Đô thị hiện đại và sự cô đơn của con ngƣời
Hà Nội không ngừng biến đổi, sự giao thoa giữa ý thức hệ gây ra
những xung đột âm thầm. Những người có thể dung hòa những xung đột tự
chấp nhận sự tồn tại này như quy luật của cuộc sống. Cũng có những người tự
tách ra khỏi quá trình giao thoa. Họ tìm kiếm chính bản thân mình, cô đơn
giữa Hà Nội thay đổi.
Các tác giả viết về Hà Nội có cách nhìn đặc biệt về sự cô đơn của con
người. Các tác giả đã vạch ra hai đối tượng thể hiện nổi bật sự cô đơn của con
người giữa đô thị hiện đại: những người hoài cổ và những người trẻ chịu áp
lực từ cuộc sống.
Nhóm đối tượng đầu tiên - những người hoài cổ, họ tự tách mình ra
khỏi cuộc sống hiện đại. Cuộc sống của họ là quá khứ, tôn thờ những giá trị
đã mất, không thể quay trở lại. Nguyễn Việt Hà nhận diện họ là những người:
“Thong thả ăn, tinh tế mặc, chầm chậm sống. Có bọn họ, Hà Nội hôm nay
mới có nổi dăm bảy hàng phở ngon, vài ba quán cà phê thị dân sâu lắng. Bọn
họ chẳng chịu là gì, sống bạc nhược nghệ sĩ nửa mùa, rồi trả ơn Hà Nội bằng
cách quyết liệt tự nuôi cho mình những thói quen bao đời Hà Nội” [12; 27].
Họ tách biệt khỏi cuộc sống vội vã, và lạc giữa chính nơi mình sinh
ra: “Loanh quanh gần một giờ đồng hồ, hai anh em đi vào một con đường
cụt ngổn ngang gò đống phế thải xây dựng. Lại quay đầu ra. Ngoài năm
mươi tuổi, đi trên thành phố mình sinh ra và lớn lên, lần đầu tiên tôi bị lạc”
[33; 161]. Những người hoài cổ cô đơn vì không tìm thấy tâm hồn đồng điệu
giữa cuộc sống mới. Họ hoàn toàn bị tách biệt, tự đứng sau rào cản để tiếp
xúc với thế giới đô thị hiện đại.
Lê Ngọc Hà Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 53
Nhóm đối tượng thứ hai - những người trẻ chịu áp lực từ cuộc sống, họ
là những người đại diện cho thế hệ mới. Cuộc sống mới đối diện với những áp
lực khác nhau, hoàn cảnh khiến con người cô đơn giữa thế giới thực tại. Các
tác giả viết về Hà Nội nhắc về họ với sự đồng cảm. Áp lực từ đời sống đô thị
hiện đại tạo nên sức ép quá lớn lên thế hệ trẻ. Con người bị vây bọc bởi bức
tường tâm lý đè nặng.
Con người tự khép kín mình, tách biệt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_de_tai_do_thi_hien_dai_trong_tan_van_cua_cac_nha_va.pdf