Có lẽai cũng nhận thấy hiếu đểvới cha mẹlà một truyền thống tốt đẹp của dân ta từxưa đến
nay. Chữhiếu luôn ởvịtrí hàng đầu trong nền luân lý của người Việt “Hiếu giảbách hạnh chi tiên”.
Con cái phải biết kính trọng thương mến cha mẹ, biết vâng lời cha mẹ, biết phụng dưỡng cha mẹ. Các nhà văn Tựlực văn đoàn không phủnhận truyền thống này. Viết vềthái độphản kháng của Dũng đối với ông bà Tuần, họchỉmuốn cho mọi người đều thấy rằng chế độ đại gia đình đã xác định quyền lực tuyệt đối của người làm cha làm mẹ, cho họlà bậc có toàn quyền “Chú thím thì có oai quyền đâu bằng cha mẹ” [50, tr. 65] và “dễmấy lúc mà con kiện được cha mẹ”. Và hậu quảcủa cách nghĩnày là không ít người làm cha làm mẹquên mất con mình đã trưởng thành. Từng lời ăn, tiếng nói, từng cửchỉhành động của con, họ đều cho rằng họcó quyền định tất cả. Họbuộc con họkhông được làm bạn với người này, quan hệvới người kia. Lâu ngày, hậu quảcủa cách hành xửnày là con cái họtuy lớn nhưng chưa khôn. Có đầu óc nhưng không tựquyết được bất cứviệc lớn việc nhỏnào. Thân trong Đoạn tuyệtlà một nhân vật có thểminh chứng rõ nhất cho hiện trạng xã hội trên.
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đề tài Phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m vợ Thân, Loan bắt đầu sống cuộc sống khổ nhục của kiếp làm dâu. Ông bà Hai trong
lúc ép gả Loan cho Thân có biết đâu rằng ông bà đã làm một cuộc mua bán: “Trước kia, cha mẹ giao
ước cho nàng làm vợ Thân là đã làm một việc bán linh hồn của con đi, nay cha mẹ bắt nàng làm vợ
Thân là đã bán xác thịt của nàng, bán nàng vì một số tiền ba nghìn bạc” [101, tr. 59]. Loan là đứa con
dâu trừ nợ, nàng tránh sao khỏi bị bà phán Lợi bắt làm trăm công nghìn việc trong nhà: “Rồi Loan nhớ
lại bao nỗi vất vả trong mấy tháng về làm dâu. Bao nhiêu việc khó nhọc là về phần nàng cả. Mấy hôm
đầu, chính Thân cũng ngỏ ý rằng chàng cưới Loan về để hầu hạ mẹ. Phải, người ta cưới nàng về để
hầu chứ không phải làm một người vợ. Việc này là việc phụ. Vì vậy, đầu tiên, người ta dạy bảo Loan
như người ta dạy bảo một con ở (…) Nhà chồng nàng giầu có, lắm việc đầy tớ có thể làm được, nhưng
mẹ chồng nàng muốn cho nàng phải đảm đang một là để dạy nàng cho quen, hai là xưa kia bà về làm
dâu bà đã chịu khổ sở, nên bà không muốn con dâu bà hơn bà” [101, tr. 55]. Nhưng dường như vẫn
chưa vừa lòng, gia đình bà phán Lợi còn muốn Loan ý thức rõ phận nàng là phận của đứa con dâu gạt
nợ: “cũng luôn luôn nhắc để cho em (Loan, P.T.M.T) khỏi quên rằng người ta mất bao nhiêu tiền mới
mua được em về” [101, tr. 64].
Có thể nói quan niệm “áo mặc sao qua khỏi đầu” tồn tại trong suốt một thời kì dài ở Việt Nam
đã không cho phép con cái có bất cứ một quyền gì. Mọi việc trong gia đình từ nhỏ đến lớn phải đều do
cha mẹ quyết định. Loan tuy là lớp người trẻ, có nhiều hành động táo bạo: “Đáng lẽ bước qua cái hỏa
lò để ở cửa, nàng đứng dừng lại cúi nhìn cẩn thận rồi vờ như vô ý lấy chân hắt đổ cái hỏa lò, mấy viên
than hồng lăn lộn cả ra mặt đất. Nàng còn nhớ vẻ mặt ngơ ngác của bà phán Lợi vừa cười gượng vừa
sai người nhà quét thu mấy viên than hồng vào góc cửa. Lại còn khi lễ tơ hồng, người ta đặt nàng ngồi
sau lưng Thân, nàng sắp lễ, thản nhiên đứng lên ngồi ngang hàng với Thân” [101, tr. 51] vậy song
nàng cũng không dám vượt qua quyền của cha mẹ. Để an ủi cho sự tan nát của cõi lòng mình, nàng
phải xem việc lấy chồng của nàng như một sự hy sinh hòng mang lại niềm vui cho cha mẹ. Loan chấp
nhận lấy Thân, Loan mong thay đổi được chồng, cùng chồng xây dựng một gia đình hạnh phúc. Nhưng
tất cả mãi mãi chỉ là mong muốn! Cuộc hôn nhân gượng ép không bao giờ mang lại kết quả tốt đẹp.
Đau khổ, tủi nhục phải chịu đựng hàng ngày trong gia đình chồng không những khiến Loan nhận ra:
“Cái cớ hy sinh để được vừa lòng mẹ trước kia bây giờ không đủ sức mạnh để dìu dắt nàng nữa. Nàng
chỉ nhận thấy bấy lâu nàng đã hèn nhát sống theo tục lệ, không có cái can đảm phá tan những tục lệ
mà cái học của nàng đã cho nàng biết được rằng đáng bỏ, đáng phá” [101, tr. 98] mà còn tiếp cho cái
ý định chống đối lại cổ tục trước kia trong nàng càng thêm quả quyết hơn.
Thật ra bà phán Lợi không ghét bỏ con dâu và Thân cũng thương vợ. Nhưng cách sống cổ hủ
của họ là nguyên nhân gây ra những rạn nứt, đổ vỡ trong gia đình. Nào bổn phận của một người con
dâu đối với mẹ chồng, rồi những người trong gia đình chồng, và chồng làm cho Loan cảm thấy cuộc
sống trong gia đình này sao quá ngột ngạt: “Mấy tháng, nàng luôn luôn phải sống trong một gia đình
mà người nào cũng muốn làm cho nàng khổ, mà không lúc nào nàng không nghĩ đến bổn phận, cái bổn
phận cay nghiệt của nàng đối với mọi người trong nhà. Bổn phận đó, trong thâm tâm nàng, nàng
không cho là bổn phận, chỉ là sự bó buộc gây nên bởi tập quán nó làm cho mọi người quanh quẩn
quấy rầy nhau mà không có kết quả gì tốt” [101, tr. 53]. Tư tưởng mới mẻ tiến bộ Loan vừa tiếp thu
được ở nhà trường với những suy nghĩ cổ hủ của bà phán Lợi đã không thể dung hòa lẫn nhau. Nhất
Linh qua tiểu thuyết Đoạn tuyệt đã cho hay trong buổi giao thời của xã hội, khi cái cũ chưa chịu cáo
chung, cái mới thì chưa đủ sức để khẳng định mình thì bi kịch giữa con dâu, mẹ chồng và những người
trong gia đình chồng không thể không xảy ra. Loan thật đáng thương, một cô gái trẻ tuổi, xinh đẹp, có
học thức nhưng chính là người phải hứng chịu nhiều hủ tục nhất. Nàng vừa là nạn nhân của tục ép
duyên vừa là nạn nhân của lối sống cổ hủ gia trưởng trong gia đình chồng.
Cuộc đời Loan trong Đoạn tuyệt đã đáng thương như thế, sang đọc Chồng con của Trần Tiêu,
lòng ta càng xót xa hơn gấp bội phần: “Hĩm đầu tóc rối bù, quần áo lốc thốc, nằm lăn lộn trên giường,
gào thét như một con điên: “Con cắn cỏ con lạy thầy bu, thầy bu đừng ép con. Con không bằng lòng
lấy người ta đâu” [103, tr. 817]. “Hĩm trẻ, Hĩm đẹp, Hĩm là một cô gái có tình yêu tha thiết như mẹ
Hĩm ngày còn xuân, như hết thảy các cô gái mới dậy thì” vậy mà cha Hĩm ép gả Hĩm cho một ông lão
đáng tuổi cha tuổi chú. Hĩm chỉ biết khóc lóc van xin chứ không thể cãi lại quyết định của ông bác và
cha. Phong tục đã cho cha mẹ cái quyền định đoạt chuyện nhân duyên cho con cái: “Việc dựng vợ gã
chồng là quyền ở bố mẹ chứ việc gì phải hỏi đến nó” [103, tr. 814]. Việt Nam văn hóa sử cương của
Đào Duy Anh cũng có đoạn viết: “Về việc hôn nhân của con cái thì cha mẹ có quyền độc đoán. Nếu
con cái không bằng lòng người vợ hay chồng của cha mẹ lấy cho mình thì chỉ có một cách đối phó là
bỏ nhà mà đi. Song người con bất hiếu như thế thì gia đình từ bỏ” [4, tr. 125]. Tất cả đều đã rõ ràng,
hôn nhân Hĩm đã được cụ lý định cả rồi. Hĩm không làm sao có thể thay đổi được. Hĩm nghĩ đến cảnh
“Ngày xưa con gái thứ hai cụ chê chồng, bị cụ bắt trói bỏ võng khênh đến nhà giai” [103, tr. 818],
Hĩm sợ, Hĩm đành phải chấp nhận. Người ta chờ đợi ngày cưới bao nhiêu Hĩm sợ cái ngày ấy bấy
nhiêu. Trong Chồng con, Trần Tiêu viết: đó là “một ngày đầy nước mắt, một ngày ủ dột, lạnh lẽo như
một ngày tang”, “Nhiều người chạy lại đứng vây ngoài cửa buồng. Một vài người rơm rớm nước mắt
nhìn cảnh tượng đau đớn. Hai thím cầm hai tay Hĩm co kéo. Hĩm, nước mắt chứa chan cố sức kéo giựt
lại, như con bò non biết trước người ta đem đi đâu, cố cưỡng lại chốc lát” [103, tr. 820].
Không biết đây có đúng là đoạn tả cảnh ngày cô gái về nhà chồng? Sao đau thương và tang tóc
vô cùng. Trong khi Hĩm như con bò non đang trên đường đi đến cõi chết thì ông lý, cha cô “sung
sướng tưởng đến anh con rể mà ông cho là một kho tàng để ông bòn rút” [103, tr. 817]. Ông dửng
dưng nhìn con gái ông vừa kêu gào vừa khóc lóc van xin ngất lên ngất xuống: “Ông Lý chạy ra nhận
lễ. Ông sung sướng nhìn xuống gói giấy đỏ đề ngoài hai chữ “nhất bạch” đặt trên cái đĩa. Ông cho thế
là đủ rồi còn ông rể nghị có mặt hay không có mặt cũng chẳng quan hệ” [103, tr. 818]. Người đọc cảm
thấy đau đớn, tàn nhẫn và phũ phàng hơn cho Hĩm khi nhà văn vạch trần suy nghĩ sẽ được nhờ vả con
rể của cha Hĩm: “sau này nhỡ có thua thì ông đến mượn thẳng ông con rể dăm bẩy chục” [103, tr.
817]. Thật không thể tưởng tượng, ngày xưa ai đã đặt nên cái tục ép duyên vô lí thế kia? Chỉ biết rằng
cha mẹ sinh ra con rồi được quyền gả bán con là chuyện diễn ra thường ngày. Người con gái trong nhà
lúc này được xem “như con lợn nuôi, đã định trước ngày bán”. Tục ép duyên như thế đã làm cho
không ít người con chỉ biết ngậm đắng nuốt cay chấp nhận cuộc hôn nhân do cha mẹ định đoạt. “Phụ
mẫu chi mệnh”, khi cha mẹ đã quyết, dù không bằng lòng, dù đúng dù sai phận làm con là không được
cãi:
Tuy chuyện xảy ra từ hồi Loan mới mười ba tuổi mà nàng còn nhớ rõ: cô cả năm mười sáu
tuổi bị cha mẹ ép gả cho con một ông chánh tổng giầu có ở quê nhà. Chồng cô ta là một người không
ra hồn người nhưng cha mẹ cô cần gì sự đó, miễn nhà giầu là được còn cô ta thì thơ ngây chưa hiểu ra
sao. Khi về nhà chồng, mấy lần bị mẹ chồng đánh chửi thậm tệ, mấy lần bỏ trốn về nhà bố mẹ đẻ.
Nhưng lần nào bố mẹ cô cũng đuổi cô về nhà chồng. Nhưng bây giờ thì cô cả Đạm đã thuần thục vào
khuôn vào phép được tiếng là dâu thảo, nhưng nhẫn nhục đau khổ ngấm ngầm, chịu phí cả bao năm
thanh xuân quý nhất trong đời [101, tr. 39].
Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn viết nhiều về phong tục gia đình. Có phong tục được phản ánh cụ
thể, có phong tục thấp thoáng đâu đó. Nhưng trong những tiểu thuyết của họ, tất cả đều có một sức
mạnh đủ để trói buộc con người. Điển hình nhất là tiểu thuyết Lạnh lùng. Ngay những trang mở đầu
Lạnh lùng, Nhất Linh đã giới thiệu để người đọc làm quen với ngôi nhà bà án. Gian buồng khách nhà
bà án có treo bức hoành phi “Tiết hạnh khả phong”. Trong tác phẩm, hàng chữ này lại hai lần nữa xuất
hiện – lần ở giữa (trang 85) và lần ở cuối (trang 204). Toàn bộ phần còn lại của tiểu thuyết, Nhất Linh
đi vào miêu tả về cuộc sống, về tâm trạng của Nhung và những người xung quanh nàng. Thế nhưng
bốn chữ Tiết hạnh khả phong thì không lúc nào không là một nỗi ám ảnh với nhân vật, với người đọc.
Nhung về làm dâu nhà bà án khi nàng vừa mười tám. Được hai năm thì ông Tú chồng nàng qua
đời. Lúc Nhung lấy ông Tú, nàng đã không hề tưởng đến ý nghĩa của ái tình nên lúc ông Tú mất đi,
“nàng vẫn sống theo khuôn đời cũ. Nàng vẫn ao ước được yên ổn mãi mãi với nhà chồng, được luôn
luôn sống gần gũi bố mẹ đẻ và nuôi con cho thành người” [65, tr. 22]. Ba năm. Mọi người xung quanh
chỉ nghĩ đến tiếng thơm. Họ đâu kể đến cảm giác quạnh hiu, lạnh lẽo mà một cô gái vừa độ hai mươi
phải chịu đựng trong những đêm dài: “Mẹ thương con góa bụa, nhưng nghĩ rằng bấy lâu con biết
đường ăn ở, trong họ ngoài làng ai ai đều kính nể, nên mẹ cũng được chút thơm lây và vui vẻ lúc tuổi
già” [65, tr. 34]. Vì thế, dù đã hết thời hạn để tang chồng nhưng đối với cả hai bên gia đình nàng và gia
đình chồng, với mọi người xung quanh, nàng vẫn phải sống như một phụ nữ đang chịu tang chồng:
“nàng không được tự do trong các việc hành động cỏn con của mình; việc nàng mặc chiếc áo màu
không phải là một việc nhỏ, chỉ có liên cang đến một mình nàng mà thôi” [65, tr. 81]. Chỉ cần Nhung
trang điểm, ăn mặc khác ngày thường thôi, bà án đã lên tiếng nhắc nàng nhớ đến bổn phận thờ chồng:
“Mợ phải biết mợ khác mà các chị em bạn của mợ khác. Mợ phải nghĩ đến thân mình, một người đàn
bà góa không thể đua đòi chị em, đi chơi nay chỗ này, mai chỗ khác như họ được” [65, tr. 171].
Còn nhà văn Nhất Linh, ông cho rằng Nhung còn quá trẻ để sống đời góa bụa nuôi con. Tình
yêu đến với nàng là một lẽ tự nhiên. Chỉ có điều đáng nói là nàng đang sống giữa những người nặng tư
tưởng phong kiến: “Mọi người đã muốn cho nàng là một người đàn bà góa ở vậy thờ chồng, thì nàng
phải ở vậy thờ chồng. Nàng thoáng thấy hiện ra trước mắt bức hoành phi treo ở buồng khách nhà
nàng và mấy chữ “tiết hạnh khả phong” cái phần thưởng cuối cùng của những người biết ăn ở phải
đạo như nàng” [65, tr. 85]. Nhưng nhà văn giải thoát cho nhân vật nữ của mình bằng cách nào? Ông
đã để Nhung gặp gỡ Nghĩa, để nàng yêu Nghĩa và sau đó tạo ra một cuộc dằn co dữ dội. Một bên là sự
câu nệ của tục lệ thờ chồng, một bên là khát vọng yêu đương của bản thân. Nhung hối hận khi sống trái
ý cha mẹ nhưng cũng đau đớn không kém khi phải từ bỏ tình yêu nhiệt thành giữa nàng và Nghĩa:
“Nàng thấy nàng là một người hư hỏng và đời nàng là một đời bỏ đi, tan tác, rã rời như những cây ướt
mưa bị gió đập hai bên đường. Nàng không ngờ đâu có ngày nàng lại sa xuống thấp đến như thế này
được. Nàng rưng rưng muốn khóc. Nhưng cùng với hai giọt lệ ứa ra ở khóe mắt. Nhung thấy một nỗi
sung sướng man mác nảy ra ở trong lòng, với những điều ước vọng mơ màng về một cuộc đời mới mẻ,
đáng sống và tốt đẹp hơn cái đời nhơ nhuốc của nàng hiện giờ” [65, tr. 155]. Bao lần Nhung buộc
mình phải dứt khoát chọn một trong hai con đường. Tuy nhiên, việc này không dễ: “Nhưng anh nghĩ
xem, dẫu yêu anh đến bực nào em cũng không thể bỏ cha mẹ, anh em, làng nước một cách thản nhiên.
Me em đã đau lòng nhiều lắm về em Phương rồi. Nếu lại em nữa, thì me em buồn đến chết mất, chết vì
không thể chịu được hai lần hai cô con gái làm nhơ nhuốc đến thanh danh cả nhà, cả họ” [65, tr. 99].
Một bên là tập tục dù đã lỗi thời nhưng lại ăn sâu vào máu thịt và trở thành giáo lý sống, một bên là
những đòi hỏi chính đáng của một Con người. Nhân vật Nhung của Nhất Linh không thể giải quyết
được. Kết thúc tác phẩm, Nhung phải sống một cuộc đời đầy giả dối để rồi có lúc nàng xót xa tự dằn
vặt bản thân vì đã không đủ can đảm đối diện với sự thật.
Rõ ràng nếu trước kia việc người vợ thủ tiết thờ chồng được xem là đạo lý thì khi đọc Lạnh lùng
có lẽ ai trong chúng ta rồi cũng sẽ nhìn nhận lại. Nhung còn quá trẻ, tại sao vì bốn chữ “tiết hạnh khả
phong” mà bắt nàng phải sống đời còn lại một mình đơn độc? Nếu sống như vậy, phần thưởng cuối
đời nàng sẽ nhận được là gì? Dĩ nhiên sẽ là bức hoành phi“TIẾT HẠNH KHẢ PHONG - Cùng với hai
hàm răng long, mái tóc bạc”. Tiểu thuyết Lạnh lùng theo chúng tôi không nhằm “chủ trương tự do
phát triển xác thịt” như suy nghĩ của nhiều người. Vấn đề nổi lên từ đầu đến cuối tác phẩm là vấn đề
con người trong mối quan hệ với tục lệ truyền thống. Nhất Linh đã phân tích khá kỹ những đau khổ
dằn vặt mà nhân vật nữ của ông phải trải qua cùng những ước muốn thầm kín nhưng hết sức chính
đáng của một người con gái trẻ. Tất cả việc làm này của nhà văn theo chúng tôi chẳng qua chỉ nhằm
hướng đến một thông điệp duy nhất. Đó là phản ánh lại thật chi tiết một hiện trạng tâm lí xã hội qua đó
giúp mọi người nhận ra có những tục lệ tuy rất tốt đẹp nhưng không phải lúc nào và trong trường hợp
nào cũng có thể buộc con người phải tuân thủ. Một người phụ nữ góa chồng trẻ như Nhung sao có thể
vì truyền thống “thủ tiết thờ chồng” để buộc nàng sống một mình một bóng suốt quãng đời còn lại.
Những bồi hồi thổn thức rồi giật mình tỉnh giấc trong đêm là điều dĩ nhiên không thể tránh. Không thể
lên án mối tình giữa Nhung và Nghĩa đã đành mà hơn thế nữa đọc Lạnh lùng ta vô cùng hồi hộp, và có
cả một chút lo lắng nữa. Ta mong Nhung đủ can đảm vượt qua hủ tục để đàng hoàng hưởng hạnh phúc
cùng Nghĩa trong quãng đời còn lại của hai người!
Trong cuộc sống vợ chồng, đứa con là gạch nối hạnh phúc. Tuy nhiên, thời phong kiến, do chịu
ảnh hưởng của Nho giáo, có người đã quan trọng hóa vấn đề này. Nhà nào dù nghèo nhưng có con đàn
cháu đống vẫn được xem là có phúc lớn. Với tâm lí này thì người đàn ông nếu lấy vợ mà không có con
trai để nối dõi là xem như đã mang tội bất hiếu với dòng họ. Ngược lại, người phụ nữ nào không sinh
được con sẽ bị hàng xóm chê cười. Suy nghĩ này phổ biến đến độ nó khiến cho bất cứ cha mẹ nào hễ
cưới vợ cho con xong cũng đều mong mau có cháu để được ẵm bồng. Nửa chừng xuân (Khái Hưng),
Đoạn tuyệt (Nhất Linh), Chồng con (Trần Tiêu) … đã phê phán mạnh mẽ lối suy nghĩ cổ hủ này.
Bà khán Tịn (Chồng con) chỉ có mỗi một đứa con trai. Bà cưới vợ cho con đến nay đã bảy tám
năm. Phần muốn có cháu ẵm bồng, phần phải nghe lời bàn ra tán vào của những người xung quanh, bà
đâm ra lo lắng. Đôi lúc dù không muốn nhưng cái tục kia nó cứ ám ảnh. Nó khiến bà trở nên gắt gỏng
với con dâu: “Mẹ hắn có ý bực bội vì nỗi ngoài năm mươi tuổi đầu vẫn chưa có cháu nội (…) Cháu
ngoại tuy cũng là cháu, nhưng không thể so sánh với cháu nội được” [103, tr. 746]. Trong tác phẩm,
thật nực cười cho cảnh bà khán chỉ an lòng ra đi khi bà được tận mắt nhìn đứa cháu trai: “Bà cụ nghe
thấy tiếng “cháu giai” ngồi nhổm ngay dậy, cặp mắt gần tỉnh táo hẳn như mắt người thường. Cụ nói
rất khẽ nhưng rõ ràng: “Cháu tôi đâu? Bế vào đây cho xem nào!” (…) Cụ nhìn chòng chọc vào đứa bé
mồm lẩm bẩm: “Nam – vô – a – di – đà – phật!” [103, tr. 801].
Cái tục “nối dõi tông đường” không chỉ làm lòng bà khán nôn nóng không thôi. Tai hại nó mang
lại lớn hơn thế rất nhiều. Vì nó nên bà phán Lợi trong Đoạn tuyệt dù không yêu Loan nhưng yêu được
con của nàng: “Ghét mẹ mà yêu quý được con, chỉ vì coi người mẹ là người ngoài không kể đến, mà
đứa con kia mới là máu mủ, là dòng dõi nhà mình. Từ xưa đến giờ, đời tất cả các nàng dâu khác, cũng
như đời Loan chỉ là những đời người ta đem hy sinh đi để gây dòng dõi cho các gia tộc. Bọn này
không bao giờ có quyền sống một đời riêng, bao giờ cũng chỉ là một phần tử nhỏ mọn, yếu hèn, đáng
thương của những gia đình khác” [103, tr. 74]. Tệ hại hơn thế, đến khi đứa cháu ấy mất đi, để có đứa
cháu khác, bà sẵn sàng đối xử tệ bạc ngay với con dâu: “Nàng nhận ra rằng sở dĩ có việc này là vì
nàng không sinh đẻ nữa, mà Thân thì không bao giờ chịu suốt đời không có con, còn bà phán sở dĩ
bằng lòng ngay chỉ vì Tuất nay mai sẽ cho bà một đứa cháu, - biết đâu là cháu trai – để nối dõi” [103,
tr. 88].
Điều đáng nói hơn nữa là chỗ nhân vật bà Hai – mẹ đẻ của Loan. Bà phán Lợi là mẹ chồng. Bà
không thương con dâu. Bà tạo cảnh chồng một vợ hai để có cháu đã đành. Đằng này, bà Hai sao không
thương con gái? Bà lại cũng đồng tình với việc làm trên của bà phán Lợi: “Bà Hai không những không
có lời an ủi nàng, lại còn cho việc làm của Thân là đúng lý. Bà khuyên Loan không nên ngăn cản, vì
nàng đã không sinh đẻ được nữa, thì nên để chồng lấy vợ lẽ kiếm đứa con nuôi nối dõi” [101, tr. 90].
Phải chăng sức ép của phong tục đã quá lớn. Con người chỉ biết tuân theo phong tục. Nếu thật như vậy,
lâu dần, con người sẽ sống như một cái máy, cạn nghĩa cạn tình. Chính điều này làm cho một nhà văn
đã không thể không lên tiếng cảnh báo: “Tình yêu là thứ xa lạ. Hôn nhân là sự phải có của kiếp làm
người để sinh con đẻ cái nối dõi giòng giống tổ tông mà thôi” [78, tr. 44].
“Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Vào thời phong kiến, đúng là chẳng may cho những ai sinh ra làm thân con gái. Lúc nhỏ, cha mẹ
chẳng coi ra gì “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Khi đủ tuổi lấy chồng, họ “xuất gia tòng phu”. Ai
tốt số lắm được vào những gia đình tử tế tấm thân có thể đỡ vất vả đôi chút. Bằng không họ chỉ được
xem “là những người bị người ta mua về, hì hục lạy người ta để nhận làm cái máy đẻ, làm con sen hầu
hạ không công” [101, tr. 89]. Thậm chí, nhiều gia đình ở nông thôn, người phụ nữ còn phải sống cảnh
chồng chung. Trong những gia đình người Việt lúc này vì vậy rất thường nảy sinh ra thảm họa vợ lớn –
vợ bé, thảm họa dì ghẻ - con chồng.
Vợ lão nghị (trong Con trâu) đã lớn tuổi nhưng chỉ có mỗi hai cô con gái. Nghe theo lời thầy
bói, bà đi cưới vợ lẽ cho chồng. Tai họa vậy là ập đến với Hĩm. Một cô gái mười sáu tuổi trẻ đẹp được
bà cưới về làm lẽ một ông già xấp xỉ tuổi cha tuổi chú. Quãng thời gian về làm vợ lẽ nhà ông Nghị,
Hĩm sống thật không khác gì đời nô lệ. Lòng ghen tuông ích kỷ của bà cả và hai đứa con gái bà đã
không cho Hĩm có được một giây phút yên thân. Họ thẳng tay đánh đập, hành hạ nàng đủ kiểu: “Nàng
hầu đấy chứ có phải vợ lẽ đâu (…) Bà không biết chứ con mẹ nghị ấy ăn thịt người không biết tanh
đấy. Nó hành hạ chị ta đến khổ. Thật tôi tớ còn sướng hơn (…) Lại hai cô con gái nhà bà ta mới gớm
chứ. Thật hai con nặc nô. Chúng nó xúm vào hành hạ (…) có lần nó túm tóc chị ta xuống rồi cứ đũa cả
đánh túi bụi cả vào đầu óc” [103, tr. 827]. Nếu như đọc Nửa chừng xuân ta thấy người vợ ba của ông
Hàn “được ông Hàn yêu thương là chỉ vì sinh hạ người nối dõi tông đường cho ông đó mà thôi” [51,
tr. 68] thì ở tác phẩm này việc Hĩm sinh được một đứa con trai lại trở thành nguyên nhân để Hĩm phải
hứng chịu thêm nhiều trận đòn roi: “vì đứa con giai ấy, con lại bị bà ta và hai cô hành hạ thêm. Hình
như họ muốn tống con đi để cướp lấy thằng bé” [103, tr. 834]. Đời làm lẽ của Hĩm chẳng khác gì đời
sống của một con vật. Ngày sang ngày Hĩm chỉ biết cắn răng nghe những lời chửi mắng và chịu những
trận đòn roi oan nghiệt. Mang tiếng là vợ một ông nghị giàu có vào bậc nhất nhì huyện nhưng ngày
Hĩm trốn được trở về nhà mẹ đẻ, bà lý Bổng không còn nhận được ra đứa con gái của bà ngày nào:
“Hĩm trông gầy lắm. Hai má hóp, đôi mắt to và sáng trong vành mắt thâm quầng. Và tiều tụy. Chiếc
khăn sa tanh đã đổi ra chiếc khăn nâu bã, áo vá nhiều mảnh, hai khuỷu tay rách để lộ hai miếng tròn
trắng bằng đồng bạc ở chiếc áo cánh mặc trong. Chiếc quần thâm, có lẽ vẫn chiếc mẹ may cho ngày
cưới, rầu rầu tơi ra từng chỗ vá có những lỗ như gián nhấm” [103, tr. 833].
Cùng phản ánh tình trạng vợ lớn – vợ bé như trên nhưng Thoát ly của Khái Hưng đi vào cảnh
đời ngược lại. Lúc ông phán Trinh lấy vợ lẽ là lúc gia đình ông bắt đầu một tấn bi kịch. Người vợ cả vì
vừa bị chồng tình phụ vừa bị vợ lẽ của chồng lấn át đã sinh ra ốm đau rồi chết: “Ông ấy lấy cô ta về
được ít lâu thì ông coi rẻ hẳn bà. Bà buồn quá sinh bệnh ốm đau rồi chết, buồn một phần vì bị ông tình
phụ, một phần vì bị cô kia lấn át. Nhất là từ khi cô ta sinh con trai đầu lòng, thì cô ta lại lăng loàn lắm,
đến nỗi một lần cô ta dám thụi vào ngực bà” [102, tr. 678]. Hai đứa con của bà - Hảo và Hồng - cũng
không chịu nỗi sự thâm độc của người mẹ kế. Gia đình ông phán vậy là từ ngày có thêm bà vợ hai
không lúc nào được êm ấm. Bà phán Trinh cưng chìu những đứa con mình bao nhiêu bà lại ghét hai
đứa con chồng bấy nhiêu. Đến khi Hảo lớn theo chồng, tất cả sự cay nghiệt bà trút cả xuống đầu Hồng.
Bà không muốn tốn tiền và quan trọng hơn là không muốn Hồng ăn học thành tài nên đã lấy cớ phải
“dạy làm ăn cho Hồng” để bắt nàng bỏ học năm cuối ở trường sư phạm. Không những thế, trước mặt
ông phán và mọi người xung quanh bà lộ ra vẻ yêu thương, bảo ban Hồng như con đẻ. Nhưng khi chỉ
có bà với Hồng, bà không tiếc lời đay nghiến, hành hạ. Cha ruột đối xử lạnh nhạt, dì ghẻ ác độc, giả
dối khiến Hồng phải chọn cách như chị Hảo. Hồng lấy chồng để thoát ly gia đình. Nhưng cả hai lần,
hôn nhân của Hồng đều không thành – một lần do người chồng sắp cưới bệnh rồi qua đời, một lần do
âm mưu chia rẽ của bà phán. Đau đớn, tủi nhục ê chề, Hồng nghĩ đến cái chết. Hồng dứt khoát ra đi.
Tuy vậy, khi ở giữa ranh giới của sự sống – cái chết, nàng đã không đủ can đảm. Nàng trở về, chuỗi
ngày còn lại của nàng vì thế càng phải chịu thêm nhiều đớn đau, tủi nhục. Người đọc thật khó tưởng
tượng được người nào tàn nhẫn hơn bà phán Trinh. Mặc cho Hồng bệnh từ ngày này qua ngày khác, bà
cũng không một lần quan tâm, thuốc thang. Cuối cùng, cái chết đã đến như một sự giải thoát cho kiếp
sống thừa của đứa con ghẻ trong chính gia đình mình. Nếu như ở các sáng tác Gia đình, Thừa tự, Nửa
chừng xuân, … vấn nạn dì ghẻ con chồng chỉ được nhắc qua thì khi viết Thoát ly, bao nhiêu tâm huyết
Khái Hưng đều dồn cả vào đây. Tác phẩm như một bản cáo trạng. Thoát ly đã tập trung được tất cả nỗi
khổ đau về thể xác lẫn tinh thần của những đứa con chỉ một cha nhưng lại có nhiều mẹ.
Đến đây có thể nói tục đa thê là một biểu hiện cho lối sống thiếu văn minh, tiến bộ. Thực tế
cuộc sống từ xưa đến nay đều cho thấy tình trạng hôn nhân chồng một vợ hai nếu không gây đau khổ
cho người này thì cũng gây khổ đau cho người kia: “Các bà vợ lẽ bao giờ cũng chỉ có hai đường: Một
là họ bị áp chế. Lúc đó, họ như bọn nô lệ hèn hạ. Hai là họ bị áp chế, lấn át cả quyền vợ cả, lúc đó thì
họ trở nên hạng Đắc Kỷ, Bao Tự” [102, tr. 302]. Những gia đình theo chế độ hôn nhân đa thê hiếm có
mấy nhà được hạnh phúc sum vầy: “Một năm vài lần Hạc vâng lời mẹ đến thăm cha. Mấy ngày ở
trong cái gia đình mà chàng vẫn cố yêu mến, chàng chỉ nhận thấy sự giả dối, sự ngấm ngầm ghen ghét
lẫn nhau, sự ganh tị, chia rẽ kéo bè kéo cánh. Trong tình anh em thì em gái cùng mẹ với Hạc về một
bên, ba đứa con trai của người vợ lẽ về một bên, luôn luôn cãi nhau, đánh nhau, thù oán nhau. Cố
nhiên người vợ lẽ bênh vực con. Còn người cha thì hết sức che chở đứa con vắng mẹ. Vì thế gia đình
mất hẳn hòa hợp và trật tự” [102, tr. 190 -191]. Dù vậy nhưng vào những năm 1930 – 1945 việc “trai
năm thê bảy thiếp” vẫn được nhiều người – đặc biệt là người nhà quê, công nhận. Và tục lệ này tồn tại
mãi cho đến khi đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, thế kỉ XXI, tục đa thê mới hoàn toàn bị xem là một
hủ tục cần phải xóa bỏ. Như vậy thật vô cùng đáng quý khi cách đây hơn nữa thế kỷ Khái Hưng đã để
một nhân vật nữ của ông kịch liệt phản đối tục đa thê: “Nhà con không có mả đi lấy lẽ” [51, tr. 169].
Bởi điều đó chứng tỏ được rằng nhà văn này sớm đã có một quan niệm nhân sinh mới mẻ, đậm tính
nhân văn.
Không chỉ phản ánh tục ép duyên, tục đa thê, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn còn phản ánh được cả
một tục lệ có phần thuộc về thế giới tâm tưởng – tục thừa tự. Người Việt tin rằng có sự tồn tại của hai
thế giới. Việc cúng giỗ những người đã khuất trong gia đình là phải có và do người đồng khí huyết với
người đã khuất khấn vái vì như vậy hương hồn người khuất mới có thể phối hưởng được. Thông
thường, người con trai trưởng sẽ gánh trọng trách này. Đối với những gia đình chỉ sinh toàn con gái,
người ta xem như là một sự không may cho cha mẹ: “Tôi chỉ thương hại anh chị tôi không người thừa
tự. Để tôi đem bát hương về thờ vậy” [101, tr. 119] và phải lập thừa tự. Việc lập thừa tự này ở nước ta
được dựa theo thứ tự “chiêu mục”, nghĩa là người dưới được thừa tự cho người trên. Cháu được thừa tự
cho chú bác, em thừa tự cho anh. Người được lập thừa tự được x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHLLVH006.pdf