Luận văn Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - Xã hội huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN.i

DANH MỤC BẢNG BIỂU.vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. vii

PHẦN MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ

HỘI CẤP HUYỆN .4

1.1 T ng quan lý luận về phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện.4

1.1.1 Một số khái niệm.4

1.1.2 Nội dung về phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện .6

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp huyện .24

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý phát triển kinh tế cấp huyện

.25

1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về công tác phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện.26

1.2.1 Kinh nghiệm tại một số địa phương.26

1.2.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác phát triển kinh tế - xã hội

huyện Võ Nhai .30

1.3 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .32

Kết luận chương 1 .33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ

HỘI Ở HUYỆN VÕ NHAI .34

2.1 Giới thiệu khái quát về huyện Võ Nhai.34

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên .34

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội, môi trường.37

2.2 Thực trạng quản lý phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện .43

2.2.1 Công tác thực thi các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội:

.43

2.2.2 Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch cho phát triển.47

2.2.3 Tình hình đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội.52

2.2.4 Công tác xác định và dịch chuyển cơ cấu phát triển kinh tế.54

pdf112 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - Xã hội huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựng nông thôn mới. Đến nay, huyện Võ Nhai đã bê tông hóa được 44 250km/572,417km đường trực xóm, liên xóm, ngõ xóm, xây dựng được 14/14 xã có nhà văn hóa bảo đảm tiêu chu n quy định, 130/167 xóm có nhà văn hóa; 100% trạm y tế đạt chu n; 42/65 đơn vị trường đạt chu n quốc gia, đạt 64,6%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 25,86% so với năm 2017. Đời sống nhân dân được nâng lên về cả vật chất lẫn tinh thần, môi trường nông thôn được cải thiện. Qua rà soát, hiện nay xã Phú Thượng đăng ký xã nông thôn mới kiểu mẫu đạt 12/19 tiêu chí. Có 3 xã đạt từ 15-18 tiêu chí là La Hiên, Lâu Thượng và Tràng Xá; 10 xã còn lại đạt 10 tiêu chí trở lên. Trong năm 2018, huyện Võ Nhai đặt ra mục tiêu phấn đấu có 2 xã đạt xã nông thôn mới (Tràng Xá và Dân Tiến); 02 xóm (thuộc xã Phú Thượng) đạt chu n xóm nông thôn mới kiểu mẫu và không có xã nào đạt dưới 10 tiêu chí NTM. Cơ bản các tiêu chí khó thực hiện đối với tình hình thực tế của huyện như: Tiêu chí về giao thông, thu nhập, hộ nghèo, môi trường và an toàn thực ph m. Bảng 2.4 Tình hình thực hiện 19 tiêu chí trong Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Võ Nhai giai đoạn năm 2015 - 2018 Kết quả th c hiện 19 tiêu chí Năm 201 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số xã đạt 19 tiêu chí 1 2 2 3 Số xã đạt trên 15 tiêu chí 0 2 3 4 Số xã đạt từ 10 đến 15 tiêu chí 4 4 5 8 Số xã đạt dưới 10 tiêu chí 9 6 4 0 (Nguồn: Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Võ Nhai) Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đó là: công tác tuyên truyền vận 45 động của một số xã, xóm thực hiện chưa thường xuyên nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình; Việc rà soát, điều chỉnh, b sung quy hoạch xã NTM tại các xã còn gặp khó khăn và phải thực hiện điều chỉnh nhiều . Năm 2016 xã Tràng Xá xin điều chỉnh quy hoạch về bãi rác thải và khu thể thao của xã (chuyển từ xóm Đồng Ruộng về xóm Làng Đèn); năm 2017 các xã xin điều chỉnh quy hoạch về khu dân cư (xã Cúc Đường, xã Phương Giao); năm 2018 xã Dân Tiến xin điều chỉnh quy hoạch về bãi rác thải và khu dân cư của xã. Việc vận động nhân dân hiến đất làm lề đường, điểm tránh xe, rãnh thoát nước đạt chu n theo quy định, giải phóng mặt b ng để xây dựng nghĩa trang nhân dân theo quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới của các xã còn khó khăn; Một số xã đã có vùng sản xuất tập trung tuy nhiên chưa có sự liên kết bền vững với các đơn vị bao tiêu sản ph m Bảng 2.5 Tình hình về điều chỉnh quy hoạch chung huyện Võ Nhai giai đoạn năm 2015 - 2018 Nội dung Năm 201 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số xã điều chỉnh quy hoạch 0 1 2 1 (Nguồn: Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Võ Nhai) Để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2018, Ban chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới huyện Võ Nhai yêu cầu các các cơ quan, đơn vị, các xã, tiếp tục đ y mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp ( tiền, hiện vật, hiến đất) để xây dựng NTM. Đ y mạnh phong trào thi đua “Võ Nhai chung sức xây dựng nông thôn mới” và “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các xã thực hiện chương trình theo kế hoạch. 2.2.1.2 Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn ba) Chương trình 135 là cơ hội lớn để giải quyết những nhu cầu bức thiết đang đặt ra ở vùng dân tộc và miền núi, nhất là địa bàn đặc biệt khó khăn. Cùng với xây dựng nông thôn mới Chương trình 135 đã làm thay đ i diện mạo vùng miền núi, dân tộc đặc biệt 46 khó khăn; đời sống của nhân dân huyện Võ Nhai từng bước được cải thiện; tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh (bình quân 3,6%/năm); trình độ dân trí và năng lực quản lý, điều hành của hệ thống chính trị các cấp, nhất là chính quyền cấp xã được nâng lên, dần đáp ứng công tác quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn; tập quán và kỹ thuật sản xuất của đồng bào dân tộc có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá; tỷ lệ thôn, bản có điện, đường, lớp học, nhà văn hoá, y tế thôn, công trình thuỷ lợi tăng lên; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tính đến hết năm 2018 huyện Võ Nhai còn có 11 xã và 03 xóm đặc biệt khó khăn thuộc khu vực II thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Đối với tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất : nguồn vốn cho hỗ trợ phát triển sản xuất 3.336 triệu đồng với số hộ hưởng lợi là 1.442 hộ (hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, máy móc thiết bị, mô hình giảm nghèo...) Đối với tiểu dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng: vốn phân b là 13.300 triệu đồng cho 21 công trình xây dựng (công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, nhà văn hóa...) 2.2.1.3 Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo Hàng năm huyện Võ Nhai được ngân sách nhà nước bố trí nguồn kinh phí để thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và đặc biệt là đối với vùng đặc biệt khó khăn. Huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan hỗ trợ trong công tác giảm nghèo. Trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018: đã bố trí được 628,186 triệu đồng để thực hiện các chương trình giảm nghèo; có 1.894 lao động được tạo việc làm tăng thêm, lao động nông thôn được đào tạo nghề là 720 người; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 160.903 lượt người; thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho 35.502 lượt học sinh, sinh viên; đầu tư cơ sở hạ tầng điện với số tiền là 84.529,5 triệu đồng; hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 33/QĐ-TTg cho 215 hộ nghèo; số hộ nghèo được hỗ trợ nước sinh hoạt là 225 hộ với kinh phí 481,8 triệu đồng. Việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tại huyện đã phù hợp với 47 điều kiện thực tế tại huyện. Tuy nhiện, huyện vẫn chưa hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo. Đến cuối năm 2018, số hộ nghèo của huyện đã giảm còn 4.441 hộ chiếm 25,86%, số hộ cận nghèo là 2.205 hộ chiếm 14,58%. 2.2.2 Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch cho phát triển Thực hiện Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27 tháng 2 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch t ng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và các văn bản hướng dẫn. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 đã được huyện lập và trình UBND tỉnh phê duyệt. Các điều chỉnh được thực hiện theo đúng quy định. Mục đích điều chỉnh nh m phù hợp với điều kiện thực tế để phát triển kinh tế một các đồng bộ, hiệu quả. Hàng năm huyện ban hành các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, có các kế hoạch cho từng giai đoạn như kế hoạch 3 năm, 5 năm (2016-2020) và trình các cấp có th m quyền phê duyệt theo quy định. Kế hoạch kinh tế - xã hội và đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 cũng đã được huyện chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cùng với các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan tham mưu xây dựng và ban hành thực hiện. Theo Luật xây dựng năm 2014 Quy hoạch xây dựng là việc t chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; t chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh th , bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đ i khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh. Quy hoạch xây dựng được phân thành bốn loại: Quy hoạch vùng, Quy hoạch đô thị (bao gồm quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu đô thị và quy hoạch chi tiết đô thị), Quy hoạch các khu chức năng đặc thù, Quy hoạch nông thôn. Về phạm vi, quy hoạch xây dựng không chỉ liên quan đến không gian trên mặt đất mà còn liên quan đến không gian ngầm, gồm phần ngầm của các công trình xây dựng, các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, giao thông ngầm đô thị, các công trình công cộng ngầm. Quy hoạch xây dựng có vai trò rất quan trọng trong đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch xây dựng t chức, sắp xếp không gian lãnh th , là cơ sở khai 48 thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đất nước trong từng giai đoạn phát triển. Quy hoạch xây dựng là cơ sở tạo lập môi trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân; bảo vệ môi trường, di sản văn hóa, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Quy hoạch xây dựng là căn cứ quan trọng cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng; quản lý khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị, điểm dân cư nông thôn. Đối với huyện Võ Nhai, công tác quy hoạch đã được quan tâm chỉ đạo, việc lập và thực hiện các bước theo quy định đã được thực hiện. Kết quả là đã đem lại cho huyện sự phát triển kinh tế - xã hội tích cực như, quy hoạch được đô thị, khu dân cư, thực hiện phát triển được một số dự án trọng điểm trên địa bàn. Công tác lập Công tác lập quy hoạch xây tại huyện Võ Nhai triển khai còn chậm, chất lượng đồ án quy hoạch xây dựng chưa đồng đều, có nguy cơ suy thái chất lượng môi trường, cảnh quan, các quy hoạch còn phải điều chỉnh nhiều. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân b và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đ i khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định. Nhà nước đặt vấn đề quy hoạch sử dụng đất vì các mục đích cơ bản sau: sử dụng đất có hiệu quả cao nhất, bảo đảm đất được sử dụng tiết kiệm, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Việc quy hoạch sử dụng đất tránh được các trường hợp diện tích đất chưa được sử dụng; phân khu chức năng giải quyết các vấn đề giao thông và thực hiện các chính sách đầu tư, xây dựng sản xuất theo ý đồ của Nhà nước. Thực tế là các quy hoạch sử dụng đất ở nước ta thường bị điều chỉnh nhiều lần. Hiện trạng trên bắt nguồn từ sự thay đ i các điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ khác 49 nhau, sự biến động về chính sách phát triển, sự yếu kém trong công tác quy hoạch dẫn đến các quy hoạch khi thực hiện không hiệu quả và phải điều chỉnh. Một số địa phương phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2015 cấp huyện chậm so với quy định, dẫn đến việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch bị ảnh hưởng. Công tác lập, th m định, phê duyệt quy hoạch chưa phù hợp về thời gian, nội dung với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Chất lượng của nhiều quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ trong sử dụng đất cũng như chưa đầy đủ căn cứ pháp lý thể hiện ở việc các quy hoạch phải điều chỉnh, b sung nhiều lần; thiếu tính khả thi, không đảm bảo nguồn lực đất đai để thực hiện. Việc không đồng nhất các chỉ tiêu thống kê các loại đất dẫn đến việc đánh giá các chỉ tiêu thực hiện quy hoạch không đầy đủ, chính xác. Chỉ tiêu phê duyệt chưa đảm bảo diện tích đất tối thiểu so với quy chu n xây dựng về giao thông, y tế, giáo dục Nhiều địa phương còn gặp khó khăn, bị động khi giải quyết đối với trường hợp biến động các chỉ tiêu sử dụng đất trong quá trình thực hiện so với các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch được duyệt, phát sinh các dự án, công trình chưa có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. Từ khi Luật Đất đai năm 2013, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả nh m khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đ i khí hậu và nước biển dâng theo đúng quan điểm, mục tiêu sử dụng đất đã được nêu trong Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đ i khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Do vậy, cần thiết phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành có trách nhiệm rà soát, xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các công trình, dự án có sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 của ngành, lĩnh vực theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên 50 và Môi trường trước ngày 30/5/2015 để cân đối lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia. Căn cứ Điều 7 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP huyện đã phối hợp với tinh trong việc thực hiện lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định. Tuy nhiên việc quy hoạch sử dụng đất tại huyện Võ Nhai cũng còn phải b sung, điều chỉnh nhiều để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Năm 2015 xã Bình Long đăng ký xin điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, thị trấn Đình Cả xin điều chỉnh quy hoạch chung; năm 2016 xã Phương Giao xin điều chỉnh khu dân cư, xã La Hiên xin điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn La Hiên, xã Thần Sa xin điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; năm 2017 xã Lâu Thượng xin điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; năm 2018 xã Cúc Đường xin điều chỉnh quy hoạch khu dân cư, xã Tràng Xá xin điều chỉnh, b sung quy hoạch sử dụng đất. Bảng 2.6 Tình hình về điều chỉnh quy hoạch Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Võ Nhai giai đoạn năm 2015 – 2018 ĐVT: Đơn vị hành chính Nội dung Năm 201 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Xin điều chỉnh quy hoạch khu dân cư 0 1 0 1 Xin điều chỉnh quy hoạch chung 1 1 0 0 Xin điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 1 1 1 1 T ng cộng 2 3 1 2 (Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Võ Nhai) Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trong những năm qua, huyện Võ Nhai đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, phần nào đã thay đ i bộ mặt nông thôn của huyện. Đến năm 2018, huyện Võ Nhai đã bê tông hóa được 250km/572,417km đường trực xóm, liên xóm, ngõ xóm, xây dựng được 14/14 xã có 51 nhà văn hóa bảo đảm tiêu chu n quy định, 130/167 xóm có nhà văn hóa; 100% trạm y tế đạt chu n; 42/65 đơn vị trường đạt chu n quốc gia, đạt 64,6%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 25,86% so với năm 2017. Đời sống nhân dân được nâng lên về cả vật chất lẫn tinh thần, môi trường nông thôn được cải thiện. Qua rà soát, xã Phú Thượng đăng ký xã nông thôn mới kiểu mẫu đạt 12/19 tiêu chí. Ba xã đạt từ 15-18 tiêu chí là La Hiên, Lâu Thượng và Tràng Xá; 10 xã còn lại đạt 10 tiêu chí. Bên cạnh những kết quả đạt được, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đó là: công tác tuyên truyền vận động của một số xã, xóm thực hiện chưa thường xuyên nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình; Việc rà soát, điều chỉnh, b sung quy hoạch xã nông thôn mới tại các xã còn gặp khó khăn; Việc vận động nhân dân hiến đất làm lề đường, điểm tránh xe, rãnh thoát nước đạt chu n theo quy định, giải phóng mặt b ng để xây dựng nghĩa trang nhân dân theo quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới của các xã còn khó khăn; Một số xã đã có vùng sản xuất tập trung tuy nhiên chưa có sự liên kết bền vững với các đơn vị bao tiêu sản ph m Về Đề án tái cơ cấu nông nghiệp: Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Võ Nhai năm 2018 nh m phát huy và sử dụng mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả, các tiềm năng, lợi thế của huyện để phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. Với các mục tiêu t ng quát như sau: Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đ y mạnh tăng trưởng ngành; phát triển sản xuất các sản ph m nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả và sức cạnh tranh; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020. Đề án tái cơ cấu nông nghiệp rất phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Với sự hỗ trợ cụ thể, thiết thực của đề án, bà con địa phương và đồng bào các dân tộc trong xã có điều kiện đ y mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước giảm nghèo bền vững. Về phát triển du lịch trước năm 2015 huyện chưa có đề án phát triển du lịch do phát triển du lịch huyện còn chưa được khai thác. Với các khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như: Rừng Khuân Mánh, Hang Phượng Hoàng - Suối Mỏ Gà, Khu di tích 52 khảo c Mái Đá Ngườm, xã Thần Sa... chưa được quản lý khai thác và thu hút đầu tư một cách hiệu quả nhất. 2.2.3 Tình hình đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội Võ Nhai là một huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, khái niệm thu hút đầu tư tại địa phương cònít được nhắc đến. Tuy nhiên, thực tế huyện Võ Nhai cũng có không ít tiềm năng để phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ và những tiềm năng này đang dần được khai thác. Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh, Võ Nhai khó có thể so sánh với các địa phương khác trong tỉnh Thái Nguyên về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cũng như thu hút đầu tư. Nhưng ngược lại, Võ Nhai sở hữu những tiềm năng, lợi thế nhất định mà không phải địa phương nào cũng có. Đó là nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và có trữ lượng khá lớn, với nhiều chủng loại quan trọng như: chì, kẽm, vàng sa khoáng, sắt. Ngoài ra là tài nguyên đá vôi có trữ lượng lên tới khoảng 200 triệu tấn, cùng nhiều loại đất sét, đất hiếm. Điều này tạo cho Võ Nhai có lợi thế so sánh lớn để phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, huyện còn có tiềm năng lớn về đất đai, đặc biệt là đất lâm nghiệp (hiện có khoảng 60.000ha đất có rừng) để phát triển mạnh ngành nghề chế biến, kinh doanh lâm sản. Nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến nông sản cũng khá phong phú như: ngô, mía, chè, thuốc lá, đậu tương. Một tiềm năng, lợi thế rất đáng kể nữa của huyện là tài nguyên du lịch sinh thái và gắn với các địa danh lịch sử. Phong cảnh sơn thủy hữu tình với những dãy núi đá vôi hùng vĩ, thung lũng, nhiều sông, suối nhỏ, thác nước, hang đá được thiên nhiên ban tặng. Trên địa bàn còn có khá nhiều di tích lịch sử văn hóa, như: Di chỉ khảo c học Mái Đá Ngườm tại xã Thần Sa, rừng Khuôn Mánh lịch sử, hoặc những địa điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng ở và làm việc. Đó là tiềm năng rất lớn để huyện thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái, lịch sử, du lịch cộng đồng, qua đó tạo việc làm tại chỗ cho lao động địa phương, thúc đ y sự phát triển kinh tế - xã hội. Những tiềm năng, lợi thế này đã và đang được huyện khai thác, phát huy b ng nội lực cũng như quan tâm tạo điều kiện để thu hút đầu tư. Trên địa bàn huyện có Cụm công nghiệp Trúc Mai, xã Lâu Thượng đi vào hoạt động từ năm 2006, đến nay đã thu hút 53 được 5 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp (chủ yếu là chế biến khoáng sản, lâm sản), với t ng số vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng, diện tích đất đã giao cho các nhà đầu tư là trên 12ha (hiện có 3 đơn vị thuê đất đã đầu tư sản xuất). Lý do thu hút đầu tư vào Cụm công nghiệp Trúc Mai là địa điểm có vị trí khá thuận lợi về giao thông (cạnh Quốc lộ 1B), tương đối gần nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất gang. Lãnh đạo huyện cũng như cơ quan chuyên môn luân quan tâm tới các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn và có thái độ thân thiện với nhà đầu tư, công tác giải phóng mặt b ng được quan tâm chỉ đạo thực hiện kịp thời. Về khai thác khoáng sản, trên địa bàn huyện Võ Nhai đã có khá nhiều nhà đầu tư được cấp phép, trong đó có những đơn vị đang triển khai hiệu quả các dự án, qua đó đóng góp tích cực cho ngân sách, thúc đ y phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và góp phần đ y lùi tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, như: Công ty C phần Đầu tư xây dựng và Khai thác khoáng sản Thăng Long, Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công, Doanh nghiệp tư nhân Việt Cường và một số đơn vị khai thác đá, đất sét. T ng thể tình hình đầu tư cho các công trình dự án trên địa bàn huyện với t ng mức đầu tư cho hàng năm trên 200 tỷ đồng mỗi năm b ng các nguồn ngân sách từ trung ương đến địa địa phương cho các công trình giao thông, thủy lợi, cầu treo, trường học... Cũng từ những tiềm năng sẵn có và sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền, cơ quan chức năng mà những năm gần đây, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai luôn tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương tăng trưởng gần 30%/năm - năm 2012 đạt 43 tỷ đồng, tăng 32 tỷ đồng so với năm 2006, phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 90 tỷ đồng. Trên địa bàn huyện hiện có 55 doanh nghiệp, hợp tác xã, trong khi năm 2006 chỉ có 2 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh Có thể nói, những kết quả ở thời điểm hiện tại chưa phản ánh đúng tiềm năng, lợi thế của huyện Võ Nhai, nhất là trong thu hút đầu tư phát triển du lịch (hầu hết các thắng cảnh trên địa bàn vẫn ở dạng tiềm năng chưa được “đánh thức”, trong khi đây là một trong những lĩnh vực ưu tiên của huyện). Huyện sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, ưu tiên phát triển các cụm, điểm công nghiệp nông thôn; khuyến khích 54 đầu tư khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản và du lịch sinh thái, đi kèm với phát triển hệ thống thương mại. Huyện cũng sẽ huy động, lồng ghép các nguồn vốn để đ y mạnh hoạt động khuyến công, giải phóng mặt b ng và xây dựng hạ tầng các cụm, điểm công nghiệp. Đồng thời cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch, cam kết đảm bảo cho các nhà đầu tư thực hiện dự án theo đúng kế hoạch, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Bảng 2.7 Tình hình kinh phí và thực hiện đầu tư các công trình dự án trên địa bàn huyện Võ Nhai giai đoạn 2015 – 2018 ĐVT: Triệu đồng STT Giai đ ạn 2015 - 2016 Giai đ ạn 2016 - 2017 So sánh giữa giai đ ạn 2017 với 201 - 2016 (giảm %) Giai đ ạn 2017 - 2018 So sánh giữa giai đ ạn 2018 với 201 - 2016 (giảm %) T ng mức đầu tư 247.319,160 149.417,127 1,65% 223.612,111 1,11% Số vốn được giải ngân 247.319,160 148.915,325 1,66% 201.745,995 1,23% Số công trình, dự án 148 107 1,38% 140 1,06% Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Võ Nhai 2.2.4 Công tác xác định và dịch chuyển cơ cấu phát triển kinh tế Nhiệm kỳ 2010 - 2015 huyện đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ là mũi nhọn. Tuy nhiên sau nhiệm kỳ, Ban Chấp hành đảng bộ huyện t chức t ng kết đánh giá và cho thấy huyện Võ Nhai n định và thu nhập chính của người dân là từ ngành nông nghiệp. Từ năm 2016 huyện đã chuyển sang thực hiện “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao”; xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, khai thác các tiềm năng và sử dụng có hiệu quả lao động nông thôn, đồng thời gìn giữ và bảo vệ môi trường, phục hồi những cảnh quan truyền thống của tự nhiên. Chuyển dịch cơ cấu 55 kinh tế nông nghiệp theo hướng: Tăng tỷ trọng giá trị sản ph m cây trồng, vật nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp, nông thôn. Gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp trong nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến bảo quản sản ph m sau thu hoạch. Phát triển mạnh hình thức kinh tế trang trại, các mô hình hợp tác liên kết, liên doanh, phát huy thế tự chủ của kinh tế hộ gia đình, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển. Gắn phát triển nông nghiệp với ngành nghề ở nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập. Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tạo ra nhiều sản ph m có giá trị kinh tế cao; phù hợp với hệ sinh thái trên những vùng địa hình khác nhau. Xây dựng, công nhận các làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện. Nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, ưu tiên bố trí các công trình đầu tư lớn từ ngoài tỉnh để tạo bước phát triển đột phá. Phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện tạo sức hấp dẫn trong thu hút

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_de_xuat_mot_so_giai_phap_nham_day_manh_phat_trien_k.pdf
Tài liệu liên quan